Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề kiểm tra học kỳ 2 môn sinh học lớp 10 đề số 48

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.28 KB, 4 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

ĐỀ SỐ 48

MÔN: SINH HỌC 10
Thời gian: 45 phút

I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Quá trình oxi hóa chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là oxi phân tử gọi
là:
A. Hô hấp hiếu khí.

B. Hô hấp kị khí. C. Hô hấp. D. Lên men.

Câu 2: Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các VSV còn lại:
A. Vi khuẩn lưu huỳnh.

B. Vi khuẩn sắt.

C. Tảo đơn bào.

D. Vi khuẩn nitrat hóa.

Câu 3: Bộ NST của loài được kí hiệu AaBbDd, kí hiệu bộ NST của loài ở kì đầu của
nguyên phân là:
A. AABBDD và aabbdd.

B. AaBbDd và AaBbDd.

C. AAaaBBbbDDdd.


D. AaBbDd.

Câu 4: Hình thức phân bào không có thoi phân bào ở sinh vật nhân sơ:
A. Nguyên phân. B. Giảm phân.

C. Phân đôi.

D. Phân cắt.

Câu 5: Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là:
A. Kì giữa.

B. Kì trung gian.

C. Kì cuối.

D. Kì đầu.

Câu 6: Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trãi qua trong khoảng thời gian giữa 2 lần
nguyên phân liên tiếp được gọi là:
A. Quá trình phân bào.

B. Phân chia tế bào.

C. Chu kì tế bào.

D. Phân cắt tế bào.


Câu 7: Phát biểu nào không đúng khi nói về virut?

A. Dạng sống không có cấu tạo tế bào.
B. Cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản là Prôtêin và axit nuclêic.
C. Là dạng sống đơn giản nhất.
D. Là dạng sống phức tạp, có cấu tạo tế bào.
Câu 8: Hình thức phân bào có thoi phân bào phổ biến ở các sinh vật nhân thực:
A. Nguyên phân.

B. Phân chia tế bào.

C. Giảm phân.

D. Nguyên phân và giảm phân.

Câu 9: Quá trình ST của VSV trong MT nuôi cấy liên tục biểu hiện mấy pha?
A. Nhiều pha.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 10: Để thu số lượng tế bào vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở:
A. Pha Lag và pha cân bằng.

B. Pha Lag.

C. Pha cân bằng.

D. Pha Log, Lag và cân bằng.


Câu 11: NST ở trạng thái kép tồn tại trong quá trình nguyên phân ở:
A. Kì trung gian đến hết kì cuối.

B. Kì trung gian đến hết kì giữa.

C. Kì trung gian đến hết kì sau.

D. Kì đầu, giữa và kì sau.

Câu 12: Virut có vỏ ngoài khác với virut trần ở đặc điểm:
A. Có vỏ ngoài là lớp kép lipit và prôtêin, các gai glicôprôtêin.
B. Có cấu trúc phức hệ Nuclêôcapsit.
C. Ngoài phức hệ Nuclêôcapsit có thêm lớp vỏ kép.
D. Lõi axit nuclêic( hệ gen ) và vỏ Prôtêin( Capsit ).
Câu 13: Cơ sở của sự nhân đôi NST là:


A. Sự tổng hợp Prôtêin trong tế bào.
B. Sự co xoắn và tháo xoắn mang tính chu kì của NST.
C. Sự phân li của các NST ở kì sau của phân bào.
D. Sự nhân đôi của ADN.
Câu 14: Virut truyền vật chất di truyền cho thế hệ sau qua cơ chế nào?
A. Qua tái tổ hợp di truyền.

B. Qua nguyên phân.

C. Qua giảm phân.

D. Qua phân cắt.


Câu 15: Nếu không có quá trình GP thì số lượng NST của mỗi loài sau mỗi thế hệ:
A. Bộ NST giảm đi một nửa.
B. Bộ NST tăng lên về số lượng sau mỗi lần thụ tinh.
C. Duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài.
D. Bộ NST tăng lên theo bội số n.
Câu 16: NST biến đổi hình thái có tính chu kì trong quá trình phân bào:
A. Tháo xoắn đóng xoắn.

B. Đóng xoắn  tháo xoắn.

C. Tháo xoắn đóng xoắn tháo xoắn.

D. Tháo xoắn nhân đôi tạo NST kép.

Câu 17: Là loại prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virut, tế
bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch gọi là:
A. Intefêron.

B. Hoocmon.

C. Enzim.

D. Chất kháng thể.

Câu 18: Sau GP số lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa vì:
A. Ở lần phân bào II không có sự tự nhân đôi của NST.
B. Có 2 lần phân bào liên tiếp.
C. Ở kì cuối phân bào I có 2 tế bào con mang n NST kép.



D. Ở lần phân bào I có sự tự nhân đôi của NST.
Câu 19: Số lượng tế bào con được sinh ra qua n lần nguyên phân từ 1 tế bào sinh dưỡng
và tế bào sinh dục sơ khai là:
A. 2(n).

B. 4n .

C. 2n .

D. 2n .

Câu 20: Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì đầu I của giảm phân I:
A. Làm thay đổi vị trí các gen trên cặp NST kép tương đồng biến dị tổ hợp.
B. Tạo giao tử đơn bội.
C. Tạo nên sự đa dạng của các giao tử.
D. Đảm bảo quá trình GP diễn ra bình thường.
II. Tự luận:
Câu 1: ( 2,0 điểm ) Nêu những tiêu chí cơ bản để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi
sinh vật. Vì sao, trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong
còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?
Câu 2: ( 2,0 điểm ) Trình bày nội dung chu trình sinh tan của virut ký sinh trên vi sinh
vật ? Tại sao nói: HIV là nguyên nhân gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở
người?
Câu 3: ( 1,0 điểm) Giải thích hiện tượng sau: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh
vật gây bệnh.




×