Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI Xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và phương pháp đo đánh giá chất lượng thiết bị ADSL2 ADSL2+ dùng cho mạng nội hạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.82 KB, 23 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
Xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và phương pháp đo đánh giá chất lượng
thiết bị ADSL2/ ADSL2+ dùng cho mạng nội hạt
Mã số: 110-07-KHKT-TC

(GIÁM ĐỊNH CẤP BỘ)

Hà Nội - 2007
1


Mục lục
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG........................................................1
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG.............................1
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN..................................................1
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI..................................................................................1
Mục lục................................................................................................................2
1 Giới thiệu đề tài................................................................................................3
2 Giới thiệu thiết bị ADSL2/ ADSL2+...............................................................3
3 Khảo sát, đánh giá tình hình sử dụng thiết bị ADSL2/ ADSL2+ trên thế
giới ........................................................................................................................8
4 Khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng thiết bị ADSL2/ ADSL2+ ở Việt
Nam. ...................................................................................................................10
5 Thu thập các tài liệu quốc tế và quốc gia về thiết bị ADSL2/ ADSL2+.....12
6 Phân tích các tiêu chuẩn về thiết bị ADSL2/ADSL2+.................................13
7 Xây dựng bộ quy chuẩn kỹ thuật thiết bị ADSL2/ ADSL2+......................15
8 Những thay đổi sau lần hội thảo 1................................................................17


9 Những thay đổi sau lần hội thảo 2................................................................17
10 Những thay đổi sau giám định cấp Cơ sở..................................................17
11 Những thay đổi sau giám định cấp Bộ........................................................18
12 Kết luận.........................................................................................................18
PHỤ LỤC A - Yêu cầu về đường dây cung cấp ADSL.................................19

2


Giới thiệu đề tài

1

Tên đề tài.
Xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và phương pháp đo đánh giá chất
lượng thiết bị ADSL2/ADSL2+ dùng cho mạng nội hạt.
1.1

1.2

Mã số:
110-KHKT-TC.

1.3

Mục tiêu.
Phục vụ cho việc chứng nhận hợp chuẩn thiết bị ADSL2/ADSL2+.

2


Giới thiệu thiết bị ADSL2/ ADSL2+.
Giới thiệu thiết bị ADSL2.
NT

T-R

Mạng
gia đình

CPE
U-C2
HPF

Mạng
băng
hẹp

CPE

T/S
PHY

ATU-R

Mạng
băng
rộng

V-C


PHY

AN

ATU-C

2.1

LPF
GSTN

U-R2
DSL

HPF

U-C U-R

Bộ chia
C

Đường dây tín hiệu

Hệ thống
dây dẫn
gia đình

LPF
Bộ chia
R


Máy điện thoại
Modem băng thoại

Các dây dẫn cung cấp
dịch vụ POTS

Mặt cắt giao diện

Hình 1. Mô hình tham chiếu đối với trường hợp dùng bộ chia ở đầu xa.
V-C

NT

CPE

T/S
PHY

Mạng
gia đình

CPE
U-C2
HPF

Mạng
băng
hẹp


T-R

ATU-R

ATU-C

Mạng
băng
rộng

PHY

AN

LPF
GSTN

Đường dây tín hiệu

U-R
DSL

U-C U-R

Bộ chia
C

Hệ thống
dây dẫn
gia đình


LPF

Máy điện thoại
Modem băng thoại

Tuỳ chọn
Các dây dẫn cung cấp
dịch vụ POTS

Mặt cắt giao diện

Hình 2. Mô hình tham chiếu đối với trường hợp không dùng bộ chia ở đầu xa.
ADSL thế hệ 2 (ADSL2) dựa trên ADSL thế hệ một được làm rõ trong
khuyến nghị G.992.1 (Xem hình 1 và 2). Khuyến nghị G.992.1 đã được thông
3


qua tháng 6 năm 1999. Từ đó đến nay, một vài nâng cấp về khả năng trong các
mặt như tốc độ dữ liệu so với khoảng cách mạch vòng, phân tích mạch vòng,
triển khai tại tủ cáp, kiểm soát phổ tần số và khai thác bảo dưỡng.
ADSL thế hệ 2 (ADSL2) cung cấp các đặc tính bổ sung so với ADSL thế
hệ một được làm rõ trong khuyến nghị G.992.1. So với khuyến nghị. G.992.1,
các đặc tính liên quan đến ứng dụng được bổ sung là:

Truyền dẫn ADSL sử dụng chế độ hoàn toàn số có tính tương thích phổ
tần số tốt hơn với truyền dẫn ADSL kết hợp với thoại;

Chức năng TPS-TC gói bên cạnh các chức năng TPS-TC của ATM và
STM;


Hỗ trợ bắt buộc tốc độ 8 Mbit/s đối với hướng xuống và 800 kbit/s đối
với hướng lên đối với chức năng TPS-TC #0 và kênh tải tin #0;

Hỗ trợ IMA trong TPS-TC của ATM;

Khả năng cấu hình đối với mỗi TPS-TC theo trễ, tỷ lệ lỗi bit, tốc độ dữ
liệu nhỏ nhất, lớn nhất và tuỳ chọn.
So với khuyến nghị G.992.1, các đặc tính liên quan đến PMS-TC được bổ
sung là:

Việc tạo khung linh hoạt hơn, hỗ trợ lên tới 4 kênh tải tin và 4 tuyến trễ;

Các thông số cho phép cấu hình tốt hơn của kênh mào đầu;

Cấu trúc khung với các thông số mã hoá do thiết bị thu chọn lựa;

Cấu trúc khung bằng cách sử dụng tốt ưu hệ số khuyếch đại mã RS;

Cấu trúc khung với độ trễ và tỷ lệ lỗi bit có thể lập trình;

Giao thức OAM để thu được các thông tin giám sát chất lượng chi tiết
hơn;

Các khả năng cấu hình lại trực tuyến tốt hơn bao gồm phân chia lại tốc độ
động.
So với khuyến nghị G.992.1, các đặc tính liên quan PMD được bổ sung
là:

Các thủ tục phân tích đường dây mới đối với cả trường hợp khởi tạo

thành công và không thành công, các đặc tính mạch vòng và xử lý sự cố;

Các khả năng cấu hình lại trực tuyến tốt hơn bao gồm trao đổi bit và
tương thích tốc độ liên tục;

Quá trình khởi tạo ngắn tuỳ chọn để khắc phục các lỗi hay khôi phục hoạt
động nhanh;

Tương thích tốc độ liên tục tuỳ chọn với những thay đổi tốc độ đường
truyền trong qua trình showtime;

Hoạt động tốt hơn với các nhánh cầu với pilot tone do thiết bị thu xác
định;

Huấn luyện thiết bị thu phát tốt hơn bằng cách trao đổi các đặc tính chi
tiết của tín hiệu phát;
4





Đo tỷ số giữa tín hiệu và nhiễu tốt hơn trong quá trình phân tích kênh;
Cấm các sòng mang con để cho phép đo can nhiễu tần số vô tuyến trong
quá trình khởi tạo và SHOWTIME;

Hoạt động tốt hơn với việc sử dụng mã lưới là bắt buộc;

Hoạt động tốt hơn với các chum sao một-bit là bắt buộc;


Hoạt động tốt hơn với dữ liệu được điều chế trên pilot tone;

Hoạt động với can nhiễu tần số vô tuyến tốt hơn bằng cách lập trật tự
tone do thiết bị thu xác định;

Các khả năng giảm công suất phát tốt hơn tại cả đầu gần và đầu xa;

Khởi tạo tốt hơn với thời gian của các trạng thái khởi tạo do thiết bị thu
và thiết bị phát điều khiển;

Khởi tạo tốt hơn với các sóng mang để điều chế các bản tin do thiết bị thu
xác định;

Khả năng nhận dạng kênh tốt hơn với việc định dạng phổ tần trong quá
trình khôi phục kênh và huấn luyện thiết bị thu phát;

Giảm công suất phát để giảm thiểu số dư trong điều khiển lớp quản lý là
bắt buộc;

Đặc tính tiết kiệm năng lượng đối với khối ATU-C bằng trạng thái năng
lượng thấp L2 mới;

Đặc tính tiết kiệm năng lượng bằng trạng thái rỗi L3 mới;

Điều khiển phổ tần số bằng cách lập mặt nạ tone riêng trong quá trình
điều khiển của nhà khai thác thông qua CO-MIB;

Đo kiểm chất lượng tốt hơn bao gồm việc tăng các tốc độ dữ liệu đối với
nhiều phép đo hiện có.
Thông qua quá trình thương lượng trong quá trình khởi tạo, các khả năng

của thiết bị hỗ trợ G.992.3 và/hoặc G.992.1 được xác định. Vì các lý do liên
quan đến khả năng phối hợp hoạt động, thiết bị có thể lựa chọn để hỗ trợ cả hai
khuyến nghị này, sao cho việc tương thích với chế độ hoạt động do thiết bị đầu
xa hỗ trợ là cho phép.

5


3

25.875

60,375

138

103,5

254

276

552

ADSL2_A_C_chch

Phụ lục A

ADSL2_A_R_kchch ADSL2_A_C_kchch
ADSL2_I_C_chch

ADSL2_I_R_kchch

1104

Phụ lục I

ADSL2_I_C_kchch

ADSL2_M_C_chch
ADSL2_M_C_kchch

Phụ lục M

ADSL2_M_R_kchch
ADSL2_L_C_kchch
Phụ lục L

ADSL2_L_C_chch
ADSL2_L_R_kchch









Hinh 3. Phân chia dải tần số hướng lên và hướng xuống của ADSL2.
Trong các phụ lục riêng, khuyến nghị G.992.3 cũng:

làm rõ kỹ thuật truyền dẫn được sử dụng để hỗ trợ truyền tải đồng thời
các dịch vụ thoại và các kênh tải tin (ADSL kết hợp POTS, Phụ lục A)
trên một đôi dây;
làm rõ kỹ thuật truyền dẫn được sử dụng để hỗ trợ chỉ truyền tải các kênh
tải tin trên một đôi dây có tính tương thích phổ tần số tốt hơn với ADSL
kết hợp POTS trên đôi dây gần kề (Chế độ hoàn toàn số, Phụ lục I);
làm rõ kỹ thuật truyền dẫn được sử dụng để hỗ trợ truyền tải đồng thời
các dịch vụ băng thoại và các kênh tải tin dành cho hoạt động mở rộng
khoảng cách (READSL2 kết hợp POTS, Phụ lục L) trên một đôi dây;
làm rõ kỹ thuật truyền dẫn được sử dụng để hỗ trợ truyền tải đồng thời
các dịch vụ băng thoại và các kênh tải tin dành cho hoạt động có băng tần
hướng lên mở rộng (EUADSL2 kết hợp POTS, Phụ lục M) trên một đôi
dây.

Giới thiệu thiết bị ADSL2+.
Các thiết bị thu phát ADSL sử dụng băng tần mở rộng (ADSL2+) cung
cấp đường truyền dữ liệu tốc độ cao giữa thiết bị phía nhà khai thác mạng
(ATU-C) và thiết bị phía khách hàng (ATU-R) trên đôi dây kim loại xoắn được
làm rõ trong khuyến nghị G.992.5. Khuyến nghị G.992.5 được viết theo cách
nâng cấp từ khuyến nghị G.992.3. Khuyến nghị G.992.5 làm rõ một số đặc điểm
và khả năng tuỳ chọn:

truyền tải chế độ STM và/hoặc ATM và/hoặc gói;

truyền tải tín hiệu định thời chuẩn của mạng;
2.2

6









các tuyến đa trễ truyền dẫn;
các kênh truyền tải đa khung;
thủ tục khởi tại ngắn;
chia lại tốc độ động;
tương thích tốc độ liên tục.
Mục tiêu của khuyến nghị G.992.5 là cung cấp khả năng tương thích của
giao diện U và khả năng phối hợp hoạt động giữa các thiết bị thu phát tuân theo
khuyến nghị này và giữa các thiết bị thu phát có các chức năng tuỳ chọn khác
nhau thông qua thủ tục đàm phán trong quá trình khởi tạo tuyến truyền dẫn
ADSL.
So với ADSL2 được làm rõ trong khuyến nghị G.992.3, ADSL2+ sử dụng
băng tần hướng xuống có độ rộng lớn gấp đôi.
Một khối truyền dẫn ADSL2+ có thể truyền tất cả các kênh truyền tải sau:
một số kênh truyền tải hướng xuống, một số kênh truyền tải hướng lên, một
kênh song công băng gốc thoại và phần mào đầu đường dây ADSL để tạo khung
điều khiển lỗi, khai thác và bảo dưỡng. Các hệ thống hỗ trợ tốc độ dữ liệu net tối
thiểu 16 Mbit/s đối với hướng xuống và 800 kbit/s đối với hướng lên. Việc hỗ
trợ các tốc độ dữ liệu net trên 16 Mbit/s đối với hướng xuống và trên 800 kbit/s
đối với hướng lên là không bắt buộc.
Trong các phụ lục, khuyến nghị G.992.5 cũng:
• Làm rõ kỹ thuật truyền dẫn được sử dụng để truyền tải đồng thời các
dịch vụ băng thoại và các kênh tải tin trên một đôi dây (ADSL kết hợp
POTS, Phụ lục A);
• Làm rõ kỹ thuật truyền dẫn được sử dụng để hỗ trợ việc chỉ t phổ tần

số tốt hơn với ADSL kết hợp POTS hiện có trên đôi dây gần kề (Chế
độ hoàn toàn số, Phục lục I).
• Làm rõ kỹ thuật truyền dẫn được sử dụng để hỗ trợ việc truyền tải
đồng thời các dịch vụ băng thoại và các kênh tải tin khi sử dụng băng
tần hướng lên mở rộng trên đôi dây (EUADSL2plus kết hợp POTS,
Phục lục M).

7


3

25.875

138

254

276

ADSL2+_A_C_chch

2208
Phụ lục A

ADSL2+_A_R_kchch ADSL2+_A_C_kchch
ADSL2+_I_C_chch

Phụ lục I


ADSL2+_I_R_kchch ADSL2+_I_C_kchch
ADSL2+_M_C_chch
ADSL2+_M_C_kchch

Phụ lục M

ADSL2+_M_R_kchch

Hình 4. Phân chia dải tần số hướng lên và hướng xuống của ADSL2+.
3

Khảo sát, đánh giá tình hình sử dụng thiết bị ADSL2/ ADSL2+ trên thế
giới .

Số thuê bao băng rộng toàn cầu.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006, số lượng thuê bao băng rộng toàn
cầu đã tăng lên đến 281 triệu. Công nghệ DSL chiếm ưu thế với tỷ lệ thuê bao
đạt 65,70 % tổng số thuê bao băng rộng. Số thuê bao modem cáp chiếm 22,31%
và các công nghệ băng rộng khác (cáp quang, vệ tinh, truyền dữ liệu trên đường
điện lực và không dây băng rộng cố định) tăng lên 11,99%. Trung Quốc vươn
lên vị trí quốc gia sử dụng băng rộng lớn nhất với 44,75 triệu thuê bao, Mỹ trở
thành là quốc gia sử dụng băng rộng lớn thứ hai với trên 27,61 triệu thuê bao
(Theo
báo
cáo
trên
trang
/>3.1

Bảng 3-1. Thị trường công nghệ băng rộng tính đến ngày 31/12/2006.

Công nghệ

Số lượng thuê bao

Tỷ lệ, %.

DSL

184.934.032

65,70

Cáp

62.810.493

22,31

FTTx

29.749.662

10,57

Các công nghệ truy nhập khác

3.213.646

1,14


784.750

,28

Vệ tinh

8


Tổng cộng

281.492.583

100

Tài liệu: .
Bảng 3-2. 10 quốc gia có số thuê bao DSL dẫn đầu.
STT

Quốc gia

Số thuê bao DSL (tháng 6/ 2007)

1

Trung Quốc

44,757,000

2


Mỹ

27,615,996

3

Đức

16,893,700

5

Nhật Bản

13,788,000

4

Pháp

13,550,000

6

Anh

11,282,088

7


Ý

9,577,000

8

Tây Ban Nha

5,898,900

9

Hàn Quốc

4,878,857

10

Brazil

4,847,900
Tài liệu: .

Số lượng thuê bao băng rộng có thể đạt 422 triệu vào năm 2010.
Số lượng thuê bao băng rộng toàn cầu có thể đạt 422 triệu vào cuối năm
2010. Công nghệ DSL sẽ vẫn tiếp tục là công nghệ băng rộng nổi trội với số
thuê bao chiếm gần 70% tổng số thuê bao toàn cầu với tốc độ tăng trưởng hàng
năm là 19% nhưng số thuê bao FTTH sẽ có mức tăng mạnh với tốc độ tăng
trưởng hàng năm là 42%. Khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ có số thuê bao

băng rộng lớn nhất và tập trung là quốc gia đông dân nhất thế giới Trung Quốc
(theo báo cáo trên trang
/>3.2

Tình hình cung cấp thiết bị DSL.
Việc cung cấp thiết bị DSL đã đạt tới các mức kỷ lục mới trong quí 2 năm
2005 khi các nhà khai thác mạng thực hiện nâng cấp mạng để tăng tốc độ cũng
như hỗ trợ các dịch vụ mới như thoại thông qua đường truyền tốc độ cao và IPTV. Tốc độ cung cấp thiết bị/port DSL từng quí tăng 24 % trong quí 2 năm 2005
lên 19,2 triệu port. Vị trí 3 nhà cung cấp hàng đầu trên thị trường không thay
đổi. Alcatel tiếp tục giữ vai trò dẫn đầu với 30% thị trường. Huawei giữ vị trí
thứ hai với 16% trong khi Siemens và Lucent ở vị trí thứ ba.
3.3

9


ADSL và ADSL2/ ADSL2+ chiếm 92% số port được cung cấp, tiếp theo là
VDSL với 7%, SHDSL là 1%.(theo báo cáo trên trang
/>4

Khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng thiết bị ADSL2/ ADSL2+ ở Việt
Nam.

Khảo sát nhu cầu sử dụng thiết bị ADSL2/ ADSL2+ ở Việt Nam.
Theo thống kê sơ bộ, tính đến ngày 06/06/2005 VDC vẫn là nhà cung cấp
ADSL lớn nhất với hơn 40.000 thuê bao, FPT có trên 35.000, Viettel khoảng
14.000, Saigon Postel (SPT) và Netnam mỗi đơn vị chưa tới 5.000 thuê bao
(theo tin từ trang />ADSL của Việt Nam đã lên tới trên 227 nghìn thuê bao. Dịch vụ truy
nhập Internet tốc độ cao ADSL ở Việt Nam chính thức hoạt động vào giữa năm
2003, tại thời điểm đó mới chỉ có 3 ISP cung cấp với tổng số 183 thuê bao. Tính

đến tháng 01 năm 2006 đã có 5 ISP cung cấp dịch vụ và đạt trên 227 nghìn thuê
bao, tổng thuê bao Internet ADSL năm 2005 tăng so với năm 2004 gần 300%.
Thuê bao ADSL tăng nhanh, một phần do chính sách hỗ trợ phát triển Internet
của Nhà nước phù hợp, giá cả cạnh tranh, chất lượng đường truyền dịch vụ được
cải thiện đáng kể và cũng góp mặt nhiều loại hình dịch vụ gia tăng trên Internet.
Nhiều thuê bao gián tiếp dial up đã chuyển sang sử dụng thuê bao ADSL và đây
cũng là sự phát triển tất yếu của loại hình thuê bao Internet băng thông rộng.
Tại thời điểm này, dịch vụ băng thông rộng đã có tại hầu hết các tỉnh
thành trong cả nước. Trong đó VNPT là ISP có thị phần ADSL lớn nhất, cùng
với FPT và Viettel, 3 ISP này chiếm tới 98% thị trường. Còn lại 2% là thuê bao
do EVN Telecom, Netnam và SPT cung cấp. (theo tin từ trang
/>4.1

Tại Nghệ An, Internet ADSL tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2007 đạt 3.081 thuê
bao, nâng tổng số thuê bao ADSL toàn tỉnh lên 5.161 thuê bao (vượt kế hoạch năm
2007 đề ra: Số thuê bao sử dụng Internet ADSL đạt 3.500 thuê bao) (theo tin từ trang
/>
Tính đến ngày 02/08/2007, tại Hà Nội, số thuê bao ADSL của Tổng công
ty Viễn thông Quân đội là 43.871 thuê bao, Công ty thông tin viễn thông Điện
lực

878
thuê
bao
(theo
tin
từ
trang
Trong năm 2007, FPT Telecom dự
kiến đạt 330.000 thuê bao ADSL. Tính đến ngày 13/09/2007, dịch vụ ADSL của

FPT Telecom đã được cung cấp tới người tiêu dùng với 10 gói cước gồm:
MegaNet, MegaOffice, MegaBiz, MegaPublic, MegaStyle, MegaYou,
MegaHome, MegaPlay, MegaStyle+ và MegaMe (theo tin từ trang
/>q=FPT_Telecom_10_ngay_lap_dat_mien_phi_ADSL)
Tổng số thuê bao ADSL, xDSL tại Cần Thơ tính đến ngày 15/10/2007 là
11.673 thuê bao (theo tin từ trang />ut/p/.cmd/cs/.ce/7_0_A/.s/7_0_KF/_s.7_0_A/7_0_KF).
10


Theo Trung tâm Internet Việt Nam, số thuê bao băng rộng tính đến tháng
9/2007 đạt 1.036.883 thuê bao (tổng số thuê bao Internet là 4.914.466) với tốc
độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước là 27,30% và tốc độ tăng trưởng so với
tháng
8

2,03%
(theo
tin
từ
trang
/>Bảng 4-3. Tình hình phát triển Internet tháng 9/2007.
-

Số lượng thuê bao qui đổi :
Số người sử dụng :
Tỉ lệ số dân sử dụng Internet :
Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam :
Tổng băng thông kênh kết nối trong nước:
(trong đó băng thông kết nối qua trạm trung chuyển VNIX:
Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển VNIX :

Tổng số tên miền .vn đã đăng ký:
Tổng số tên miền Tiếng Việt đã đăng ký:
Tổng số địa chỉ IP đã cấp :
Tổng thuê bao băng rộng :

4914466
17546488
20,85
12115
24412
20000
11521180
51754
3145
3799808
1036883

%
Mbps
Mbps
Mbps)
Gbytes

(Tài liệu: />Bảng 4-4. Tình hình phát triển thuê bao Internet theo thời gian năm 2007.
Thời
Tổng số
Tốc độ tăng trưởng (%)
gian
thuê bao Tăng so với tháng trước (%) So với cùng kỳ năm ngoái (%)
1/2007 4127552

1,67
36,87
2/2007 4184351
1,37
30,70
3/2007 4298906
2,73
28,13
4/2007 4379073
1,86
27,61
5/2007 4503333
2,83
27,17
6/2007 4603296
2,21
27,43
7/2007 4671049
1,47
26,63
8/2007 4816518
3,11
27,71
9/2007 4914466
2,03
27,30
(Tài liệu: />Đánh giá nhu cầu sử dụng thiết bị ADSL2/ ADSL2+ ở Việt Nam.
Với các ưu điểm về tính năng hơn hẳn thiết bị ADSL thế hệ thứ nhất, thiết
bị ADSL2 và đặc biệt là thiết bị ADSL2+ đã và đang được các nhà cung cấp
dịch vụ và khách hàng lựa chọn.

Hiện nay, phần lớn các thiết bị đầu cuối ADSL đều hỗ trợ các chuẩn
ADSL thế hệ 1, ADSL2 và ADSL2+. Do đó, về mặt chi phí đối với khách hàng
4.2

11


khi mua một thiết bị đầu cuối ADSL hỗ trợ các chuẩn ADSL thế hệ 1, ADSL2
và ADSL2+ của một nhà cung cấp thiết bị/ nhà sản xuất thiết sẽ như nhau.
Các nhà cung cấp dịch vụ cũng đã nâng cấp hệ thống DSLAM để hỗ trợ
các thiết bị đầu cuối ADSL2/ ADSL2+.
Về mặt kỹ thuật, các thiết bị ADSL2+ cho phép tương thích ngược với
ADSL thế hệ 1 và ADSL2. Vì vậy, thiết bị đầu cuối ADSL2/ ADSL2+ cũng có
thể kết nối với các hệ thống DSLAM hỗ trợ chuẩn ADSL thế hệ 1 hoặc ADSL2.
Các lý do trên cho thấy, lựa chọn sự dụng thiết bị ADSL sẽ chủ yếu tập
trung vào thiết bị ADSL2+.
5

Thu thập các tài liệu quốc tế và quốc gia về thiết bị ADSL2/ ADSL2+.

Các tài liệu quốc gia về thiết bị ADSL2/ ADSL2+.
[ 0 ] TCN 68-190: 2003 “Thiết bị đầu cuối viễn thông, Yêu cầu an toàn điện”.
[ 0 ] TCN 68-193: 2000 “Tương thích điện từ (EMC), Đặc tính nhiễu vô tuyến,
Phương pháp đo”.
[ 0 ] TCN 68-196: 2001 “Tương thích điện từ (EMC), Thiết bị đầu cuối viễn
thông, Yêu cầu miễn nhiễm điện từ”.
5.1

Các tài liệu quốc tế về thiết bị ADSL2/ ADSL2+.
[ 0 ] ITU-T Recommendation G.992.1 (1999), Asymmetric digital subscriber

line (ADSL) transceivers.
[ 0 ] ITU-T Recommendation G.992.3 (01/2005), Asymmetric digital
subscriber line transceivers 2 (ADSL2).
[ 0 ] ITU-T Recommendation G.992.3 (01/2005), Asymmetric digital
subscriber line transceivers 2 (ADSL2), Amendment 2 (03/2006).
[ 0 ] ITU-T Recommendation G.992.5 (01/2005), Asymmetric digital
subscriber line transceivers - Extended bandwidth ADSL2 (ADSL2+).
[ 0 ] ITU-T Recommendation G.992.5 (01/2005), Asymmetric digital
subscriber line transceivers - Extended bandwidth ADSL2 (ADSL2+),
Amendment 3 (12/2006).
[ 0 ] ITU-T Recommendation G.961 (1993), Digital transmission system on
metallic local lines for ISDN basic rate access.
[ 0 ] ETSI TS 101 952-1 V1.1.1 (2002), Specification of ADSL splitters for
European deployment.
[ 0 ] ETSI TS 101 388 V1.4.1 (2007), ADSL – European Specific
Requirements.
[ 0 ] ITU-T Recommendation ITU-T G.989.1
[ 0 ] ITU-T Recommendation ITU-T G.989.2
[ 0 ] ITU-T Recommendation L.19 (11/2003), Multi-pair copper network cable
supporting shared multiple services such as POTS, ISDN and xDSL.
[ 0 ] ITU-T Recommendation O.42 (1988), Equipment to measure non-linear
distortion using the 4-tone intermodulation method.
5.2

12


6

Phân tích các tiêu chuẩn về thiết bị ADSL2/ADSL2+.


Các tài liệu quốc gia về thiết bị ADSL2/ ADSL2+.
TCN 68-190: 2003 “Thiết bị đầu cuối viễn thông, Yêu cầu an toàn điện”
qui định các yêu cầu về an toàn điện cho các thiết bị nói chung trong đó có các
thiết bị ADSL2 và ADSL2+.
TCN 68-193: 2000 “Tương thích điện từ (EMC), Đặc tính nhiễu vô tuyến,
Phương pháp đo” và TCN 68-196: 2001 “Tương thích điện từ (EMC), Thiết bị
đầu cuối viễn thông, Yêu cầu miễn nhiễm điện từ” qui định các yêu cầu về
tương thích điện từ và phương pháp đo cho các thiết bị nói chung trong đó có
các thiết bị ADSL2 và ADSL2+.
Bộ Thông tin và Truyền thông (trước là Bộ Bưu chính Viễn thông) đã đưa
ra các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng khi đo kiểm hợp chuẩn các thiết bị này, bao
gồm 3 tiêu chuẩn được liệt kê trong mục 5.1 (xem Quyết định số 45/2006/QĐBBCVT ký ngày 03/11/2006 của Bộ Bưu chính Viễn thông). Do đó, nhóm thực
hiện đề tài đã tuân theo Quyết định trên và đã qui định áp dụng 3 tiêu chuẩn này
trong bản dự thảo quy chuẩn.
6.1

Các tài liệu quốc tế về thiết bị ADSL2/ ADSL2+.
Hiện nay, ngoài Liên minh viễn thông quốc tế đã đưa ra các khuyến nghị
cho các thiết bị ADSL2 và ADSL2+, chưa có quốc gia nào ban hành tiêu chuẩn
áp dụng cho các thiết bị này, xem mục 5.2.
Các khuyến nghị của ITU-T áp dụng cho các thiết bị ADSL2 (G.992.3) và
ADSL2+ (G.992.5) được ban hành năm 2005 và được sửa đổi gần đây vào năm
2006. Hai khuyến nghị này có nội dung rất phong phú đáp ứng cho nhiều mục
đích từ thiết kế, sản xuất đến khai thác, vận hành và đo kiểm. Với mục tiêu xây
dựng bản quy chuẩn để đo kiểm hợp chuẩn các thiết bị ADSL2/ADSL2+, nhóm
thực hiện đề tài đã phải loại bỏ rất nhiều các nội dung mang tính thông tin giải
thích, chỉ lựa chọn các chỉ tiêu thích hợp trong các phụ lục A, E và G.
Để đảm bảo tính tương thích phổ tần số giữa các thiết bị ADSL2 và
ADSL2+ với nhau và với ADSL theo khuyến nghị G.992.1, nhóm thực hiện đề

tài đã loại bỏ các loại ADSL2 theo phụ lục I, L và M, các loại ADSL2 hoạt động
sử dụng phổ chồng chất theo phụ lục A . Tương tự như đối với các loại ADSL2,
các loại ADSL2+ được loại bỏ bao gồm các loại ADSL2 theo phụ lục I, M, các
loại ADSL2 hoạt động sử dụng phổ chồng chất theo phụ lục A. Do đó, bản quy
chuẩn dự thảo áp dụng cho các thiết bị ADSL2 và ADSL2+ sau:

ADSL2 hỗ trợ truyền tải đồng thời các dịch vụ thoại và các kênh tải tin
(ADSL kết hợp POTS, mục 5) trên một đôi dây, ghép kênh phân chia
theo tần số (FDD) – loại ADSL2A_FDD;

ADSL2+ hỗ trợ truyền tải đồng thời các dịch vụ thoại và các kênh tải tin
(ADSL kết hợp POTS, mục 6) trên một đôi dây, ghép kênh phân chia
theo tần số (FDD) – loại ADSL2+A_FDD.
6.2

13


Khuyến nghị ITU-T L.19 (11/2003) qui định các yêu cầu đối với đường
dây cung cấp dịch vụ xDSL. Trong lĩnh vực này, chỉ duy nhất có ITU-T ban
hành. Khuyến nghị này là tài liệu hữu ích định hướng cho việc sử dụng các
mạng cáp kim loại để triển khai các dịch vụ xDSL nói chung trong đó có
ADSL2/ ADSL2+.

14


7

Xây dựng bộ quy chuẩn kỹ thuật thiết bị ADSL2/ ADSL2+.


Lý do xây dựng bộ quy chuẩn kỹ thuật thiết bị ADSL2/ ADSL2+.
Có nhiều thiết bị ADSL khác nhau sử dụng trên mạng, các thiết bị này
được nhập khẩu hoặc được sản xuất trong nước.
Có nhiều đề tài nghiên cứu về ADSL, chế tạo modem ADSL2+, xây dựng
tiêu chuẩn ADSL và quy trình đo kiểm các thiết bị ADSL. Tuy nhiên, các chi
tiêu cụ thể đối với thiết bị ADSL2/ ADSL2+ chưa được qui định đầy đủ và chi
tiết.
Các thiết bị ADSL2/ ADSL2+ được sử dụng nhiều trên mạng và đó là xu
hướng tất yếu. Do đó, việc xây dựng bộ quy chuẩn kỹ thuật thiết bị ADSL2/
ADSL2+ là rất cần thiết.
Phục vụ công tác quản lý, đo kiểm đánh giá chất lượng thiết bị ADSL2/
ADSL2+ được nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Với những lý do trên, kết quả của đề tài này phải là một văn bản có tính
bắt buộc áp dụng, nói cụ thể là bản quy chuẩn quốc gia.
7.1

Phương pháp xây dựng.
Căn cứ theo hướng dẫn thực hiện đề tài xây dựng tiêu chuẩn (áp dụng tạm
thời) của Vụ Khoa Học Công Nghệ – Bộ Thông tin và Truyền thông (tháng
8/2007).
7.2

Tài liệu viện dẫn chính.
[ 0] TCN 68-190: 2003 “Thiết bị đầu cuối viễn thông, Yêu cầu an toàn điện”.
[ 0] TCN 68-193: 2000 “Tương thích điện từ (EMC), Đặc tính nhiễu vô tuyến,
Phương pháp đo”.
[ 0] TCN 68-196: 2001 “Tương thích điện từ (EMC), Thiết bị đầu cuối viễn
thông, Yêu cầu miễn nhiễm điện từ”.
[ 0] ITU-T Recommendation G.992.3 (01/2005), Asymmetric digital

subscriber line transceivers 2 (ADSL2).
[ 0] ITU-T Recommendation G.992.3 (01/2005), Asymmetric digital
subscriber line transceivers 2 (ADSL2), Amendment 2 (03/2006).
[ 0] ITU-T Recommendation G.992.5 (01/2005), Asymmetric digital
subscriber line transceivers - Extended bandwidth ADSL2 (ADSL2+).
[ 0] ETSI TS 101 952-1 V1.1.1 (2002), Specification of ADSL splitters for
European deployment.
[ 0] ETSI TS 101 388 V1.4.1 (2007), ADSL – European Specific
Requirements.
[ 0] ITU-T Recommendation L.19 (11/2003), Multi-pair copper network cable
supporting shared multiple services such as POTS, ISDN and xDSL.
7.3

15


7.4

Nội dung bộ quy chuẩn kỹ thuật.
Nội dung bộ quy chuẩn kỹ thuật.

1.
Phạm vi áp dụng
4
2.
Tài liệu viện dẫn. 4
3.
Thuật ngữ và chữ viết tắt 5
4.
Các yêu cầu chung. 8

4.1. Các yêu cầu chung đối với ADSL2.
8
4.2. Các yêu cầu chung đối với ADSL2+.
8
4.3. Yêu cầu về an toàn điện. 8
5.
Các yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với thiết bị phía khách hàng (ATU-R) – loại
ADSL2A_FDD.
9
5.1. Các đặc tính chức năng của ATU-R .
9
5.2. Bộ chia POTS
10
5.3. Các đặc tính điện. 11
5.4. Yêu cầu chất lượng đối với hệ thống ADSL hoạt động sử dụng phổ không
chồng chất kết hợp POTS 15
6.
Các yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với thiết bị phía khách hàng (ATU-R) – loại
ADSL2+A_FDD. 16
6.1. Các đặc tính chức năng của ATU-R .
16
6.2. Các đặc tính điện 18
Phụ lục A (Bắt buộc). Phương pháp đo. 19
Phụ lục B (Tham khảo). Yêu cầu về tương thích điện từ.
24
Phụ lục C (Tham khảo). Các thiết bị phía trung tâm (ATU-C) – loại ADSL2A_FDD và
ADSL2+A_FDD . 25
C.1. Các yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với thiết bị phía trung tâm (ATU-C) – loại
ADSL2A_FDD.
25

C.2. Các yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với thiết bị phía trung tâm (ATU-C) – loại
ADSL2+A_FDD. 27
Phụ lục D (Tham khảo). Các thiết bị phía trung tâm (ATU-C) và phía khách hàng
(ATU-R) – loại ADSL2I_FDD; ADSL2L_FDD; ADSL2M_FDD; ADSL2+I_FDD và
ADSL2+M_FDD. 30
D.1. Các yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với thiết bị phía trung tâm (ATU-C) và phía
khách hàng (ATU-R) – loại ADSL2I_FDD.
30
D.2. Các yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với thiết bị phía trung tâm (ATU-C) và phía
khách hàng (ATU-R) – loại ADSL2L_FDD.
32
D.3. Các yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với thiết bị phía trung tâm (ATU-C) và phía
khách hàng (ATU-R) – loại ADSL2M_FDD. 36
D.4. Các yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với thiết bị phía trung tâm (ATU-C) và phía
khách hàng (ATU-R) – loại ADSL2+I_FDD. 40
D.5. Các yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với thiết bị phía trung tâm (ATU-C) và phía
khách hàng (ATU-R) – loại ADSL2+M_FDD. 42
Phụ lục E(Bắt buộc). Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn
46

16


8
8.1

Những thay đổi sau lần hội thảo 1.
Thuyết minh đề tài.
Viết lại mục 3.1 với các thông tin cập nhật tới ngày 31/12/2006.
Bổ sung mục 6 – Phân tích các tiêu chuẩn về thiết bị ADSL2/ADSL2+.

Bổ sung mục 8 – Những thay đổi sau lần hội thảo 1 để tiện theo dõi.
Viết lại mục 9 – Kết luận.

8.2

Nội dung đề tài.
Mục 1 sửa lại nội dung vì đã loại bỏ các phụ lục I và II.
Mục 4 sửa lại nội dung vì đã loại bỏ các phụ lục I và II.
Mục 5.1.1.1, bổ sung bảng 1.
Mục 5.2.1.1, bổ sung bảng 2.
Mục 6.1.1.1, bổ sung bảng 4.
Mục 5.2.1.1, bổ sung bảng 5.
Loại bỏ các phụ lục I và II.
Bổ sung phụ lục A (Bắt buộc) – Phương pháp đo.
Thay phụ lục III bằng phụ lục B (Bắt buộc) và sửa lại nội dung vì đã loại bỏ
các phụ lục I và II.
Rà soát các lỗi chính tả và văn phong trong bản quy chuẩn.

9

Những thay đổi sau lần hội thảo 2.

9.1

9.2

Thuyết minh đề tài.
Bổ sung mục 9 – Những thay đổi sau lần hội thảo 2 để tiện theo dõi.
Nội dung đề tài.
Mục 1 bổ sung nội dung phạm vi áp dụng quy chuẩn.

Mục 3.1 sửa lại thứ tự nội dung theo trật tự abc.
Mục 3.2, bổ sung một số chữ viết tắt.
Mục 6, bổ sung nội dung tham chiếu các yêu cầu trong mục 5.
Rà soát các lỗi chính tả và văn phong trong bản quy chuẩn.

10 Những thay đổi sau giám định cấp Cơ sở.
10.1 Thuyết minh đề tài.

Bổ sung phụ lục A – Yêu cầu về đường dây cung cấp ADSL theo góp ý của
Hội đồng nghiệm thu.
Bổ sung mục 4.2 – Đánh giá nhu cầu sử dụng thiết bị ADSL2/ ADSL2+ ở
Việt Nam theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu.
Bổ sung mục 10 - Những thay đổi sau giám định cấp Cơ sở để tiện theo
dõi.
Bổ sung mục 7.1 - Lý do xây dựng bộ quy chuẩn kỹ thuật thiết bị ADSL2/
ADSL2+ theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu.
17


10.2 Nội dung đề tài.

Chuyển mục 7 - Yêu cầu về đường dây cung cấp ADSL sang bản Thuyết
minh đề tài theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu.
Bổ sung mục A.7 – Tốc độ truyền dẫn hướng lên (hoặc tốc độ truyền dẫn
hướng xuống)
Sửa đổi một số thuật ngữ trong mục 3.1.
Sửa đổi cách viết trong mục 4.
Sửa đổi cách trình bày và thể hiện nội dung QCKT theo hướng Nghị Định
127/2007/NĐ-CP và Thông Tư 55/2005/TTLT-BNV-VPCP.
11 Những thay đổi sau giám định cấp Bộ.

11.1 Thuyết minh đề tài.

Bổ sung mục 11 - Những thay đổi sau giám định cấp Bộ để tiện theo dõi.
11.2 Nội dung đề tài.

Chuyển mục 4.4 – Yêu cầu về tương thích điện từ sang phụ lục B.
Chuyến nội dung các thiết bị phía trung tâm (ATU-C) – loại
ADSL2A_FDD và ADSL2+A_FDD sang phụ lục C.
Bổ sung nội dung phụ lục D “Các thiết bị phía trung tâm (ATU-C) và phía
khách hàng (ATU-R) – loại ADSL2I_FDD; ADSL2L_FDD; ADSL2M_FDD;
ADSL2+I_FDD và ADSL2+M_FDD ”.
12 Kết luận.

Nhóm thực hiện đề tài đã soạn thảo các yêu cầu tối thiểu áp dụng cho các
thiết bị thu phát đường dây thuê bao số không đối xứng 2 và 2+ (ADSL2/
ADSL2+).
Để đảm bảo tính tương thích phổ tần số giữa các thiết bị ADSL2 và
ADSL2+ với nhau và với ADSL theo khuyến nghị G.992.1, nhóm thực hiện đề
tài đã biên soạn các nội dung bắt buộc áp dụng cho các thiết bị ADSL2 và
ADSL2+ sau:

ADSL2 hỗ trợ truyền tải đồng thời các dịch vụ thoại và các kênh tải tin
(ADSL kết hợp POTS, mục 5) trên một đôi dây, ghép kênh phân chia
theo tần số (FDD) – loại ADSL2A_FDD;

ADSL2+ hỗ trợ truyền tải đồng thời các dịch vụ thoại và các kênh tải tin
(ADSL kết hợp POTS, mục 6) trên một đôi dây, ghép kênh phân chia
theo tần số (FDD) – loại ADSL2+A_FDD.
Các thiết bị các loại ADSL2 theo phụ lục I, L và M và các loại ADSL2+
theo phụ lục I, M được trình bày trong các phụ lục tham khảo.


18


PHỤ LỤC A - Yêu cầu về đường dây cung cấp ADSL.

A.1
Các yêu cầu tối thiểu đối với đường dây
Đường dây cung cấp ADSL phải thoả mãn các yêu cầu sau:
– không có các cuộn cảm;
– không có dây bị hở mạch;
– không có các đôi dây bị chẻ,
– số lượng các nhánh cầu nhỏ nhất.
A.2
Các đặc tính của đường dây
Một đường dây được tạo nên từ một hoặc nhiều đoạn cáp được nối với
nhau. Cáp chính hoặc cáp phối được tạo nên từ các đoạn cáp có đường
kính dây dẫn và độ dài khác nhau. Một hoặc nhiều nhánh cầu có thể tồn
tại trong các cáp chính, cáp phối và cáp thuê bao. Hình A.1 là mô hình
chung của một đường dây.

Cáp thuê bao

Cáp phối

Cáp chính

Cáp trong nhà

NT


LT

SDP
Các điểm nối là:
Điểm nối chéo (CCP)
Điểm phân phối thuê bao (SDP)
Khung phân phối chính (MDF)

CCP

MDF

Hình A.1 – Mô hình đường dây.
A.3
Các đặc tính truyền dẫn và điện quan trọng nhất đối với các dịch
vụ và hệ thống ADSL
A.3.1 Suy hao xen
Bảng A.1 qui định các giá trị suy hao xen lớn nhất có thể chấp nhận đối với các
dịch vụ và hệ thống ADSL.
Bảng A.1 – Suy hao xen lớn nhất có thể chấp nhận
ADSL
Tần số đo, kHz.
Suy hao xen lớn nhất, dB.
ADSL (1,5 Mbit/s)
300
60
ADSL (6 Mbit/s)
300
40

Chú ý – Đối với các hệ thống ADSL, môi trường nhiễu chỉ xét đến nhiễu
Gau-xơ trắng ngẫu nhiên (AWGN -Arbitrary White Gaussian Noise) với
mật độ phổ là –140 dBm/Hz. Khi có tồn tại các loại can nhiễu khác như
19


nhiễu xuyên âm, nhiễu do nhánh cầu, … thì giá trị suy hao xen lớn nhất
có thể chấp nhận sẽ bị giảm đi tương ứng.
Bảng A.2 qui định giá trị điện trở một chiều và suy hao xen của các đôi
dây đồng. Khoảnh cách cung cấp các dịch vụ ADSL được qui định trong
bảng A.3.
Bảng A.2 – Điện trở một chiều và suy hao xen của đôi dây
Đường kính
dẫn, mm.
0,4
0,5

dây Điện trở một chiều, Giá trị suy hao xen, dB/km.
Ω /km.
40
150
200
300
kHz
kHz
kHz
kHz
280
9,0
12,0

13,0
14,6
177
6,2
8,5
9,5
11,0

Bảng A.3 – Khoảng cách cung cấp các dịch vụ ADSL
Các dịch vụ ADSL Điện trở một chiều lớn nhất, Ω.
ADSL
(1,5
1150
Mbit/s)
ADSL (6 Mbit/s)
760

Khoảng cách, km.
0,4 mm 0,5 mm
4,1

5,4

2,7

3,6

A.3.2 Xuyên âm
Nhiều xuyên âm thường do suy hao ghép giữa các đôi dây trong cuộn cáp
có giá trị hữu hạn, đặc biệt là các đôi gần kề. Việc bó ghép các đôi dây

trong cuộn cáp gây ra can nhiễu của tín hiệu chạy trên một đường dây
(đường dây gây can nhiễu) sang đường dây gần kề (đường dây bị can
nhiễu). Can nhiễu này được gọi là nhiễu xuyên âm. Các loại xuyên âm
bao gồm xuyên âm đầu gần (NEXT) và xuyên âm đầu xa (FEXT).
Nhiễu từ một số đường dây được ghép sang một đường dây bị can nhiễu
được thể hiện dưới dạng nhiễu từ một đường dây gây can nhiễu tương
đương có suy hao ghép so với tần số là suy hao tổng công suất (Power
Sum Loss -PSL).
Các giá trị PSL đối với NEXT và ELFEXT của cáp xoắn đôi đối với cáp
truyền dữ liệu băng rộng phải thoả mãn các giá trị được qui định trong
bảng A.4.
Bảng A.4 – Các giá trị PSL nhỏ nhất của cáp xoắn đôi
Tần số, kHz. NEXT PSL nhỏ nhất, dB. ELFEXT PSL nhỏ nhất, dB.
150
56
54
300

52

48

1000

44

38
20



A.3.3 Cân bằng dọc
Cân bằng dọc tại giao diện U-R phải lớn hơn 40 dB trong dải tần số từ 30
kHz đến 1104 kHz.
Chỉ khi phần HPF của bộ chia POTS được tích hợp trong ATU, phép đo
cân bằng dọc trong dải tần được qui định phải được thực hiện theo hình A.2. Khi
cả phần LPF và HPF của bộ chia POTS được tích hợp trong ATU, phép đo cân
bằng dọc trong dải tần được qui định phải được thực hiện với các giao diện
POTS được kết cuối với trở kháng ZTR, như được vẽ trong hình A.3.

Hình A.2 – Phương pháp đo cân bằng dọc trong dải tần lớn hơn 30 kHz
(chỉ HPF được tích hợp)

On hook = hở mạch
Off hook:

Hình A.3 – Phương pháp đo cân bằng dọc trong dải tần lớn hơn 30 kHz
(HPF và LPF được tích hợp)
Mức cân băng này phải được đo khi có và không có điện áp nền DC với thiết bị
cần đo được cấp nguồn, trong trạng thái hoạt động và trạng thái lặng. Trong một
số trường hợp, điện áp nền có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn một giá trị nào đó, tuy
nhiên, giá trị này phải đủ lớn để chỉ ra khi có những vấn đề cân băng liên quan
đến điện áp nền DC xuất hiện. Điện áp nền này phải được kết nối bằng các cuộn
cảm có phối hợp trở kháng tốt. Trở kháng của các cuộn cảm này phải ≥ 5000j Ω
trong dải tần số được qui định. Các điện trở 200 Ω được ghép vào vì các lý do
an toàn.
Các tụ điện được ghép trong sơ đồ đo để chặn dòng DC lớn đi tới các
điện trở 50 Ω. Trở kháng của các tụ điện phải ≤ | – 0,5j Ω | trong dải tần số được
21



qui định.
Các cuộn cảm và tụ điện được ghép trong sơ đồ đo cần được phối hợp trở
kháng sao cho không ảnh hưởng đến kết quả đo. Khi tỷ lệ giữa trở kháng của
cuộn cảm, tụ điện và điện trở 50 Ω được sử dụng là lớn thì việc phối hợp trở
kháng không yêu cầu cao. Việc phối hợp trở kháng của cuộn cảm thường đạt
được dễ dàng hơn khi sử dụng một cuộn dây hai sợi trên một lõi để tạo ra một
đôi dây phối hợp trở kháng. Cần phải đảm bảo không có cộng hưởng xảy ra
trong dải tần số đo kiểm. Có thể phải sử dụng hai cuộn cảm (có kích cỡ khác
nhau) mắc nối tiếp để đáp ứng yêu cầu này khi phép đo là phép đo trong dải
băng rộng. Trong các phép đo, cũng phải đảm bảo rằng không có hiện tượng bão
hoà xảy ra trong các cuộn cảm khi có dòng điện DC chạy qua. Cũng phải chú ý
rằng một số loại tụ điện có giá trị thay đổi theo điện áp thiết lập, nói chung loại
tụ điện thích hợp phải là loại nhựa có chất lượng cao.
Cân bằng dọc (LBal) được xác định bằng công thức:
LBal = 20 log

e1
dB
em

CT ( 0)

Trong đó:
e1 = điện áp dọc đo kiểm (so với đất của trạm hoặc đất của ATU)
em = điện áp đo được trên điện trở kết cuối
Mạch đo phải có mức cân bằng cao hơn mức cân bằng của thiết bị cần đo
là 20 dB (khi mức cân bằng thấp hơn, một sai số lớn sẽ xuất hiện trong phép đo).
Để đảm bảo điều này được thoả mãn, phải thay thế thiết bị cần đo bằng hai điện
trở 50 Ω và các tụ điện thích hợp như trong hình vẽ A.4. Mạch đo có mức cân
bằng thích hợp khi mức cân bằng lớn hơn mức yêu cầu 20 dB khi các điểm Tip

và Ring được kết nối trong từng hình (Tip với A và Ring với B, và Tip với B và
Ring với A) với trở kháng hiệu chuẩn. Việc không đạt được mức cân bằng sẽ chỉ
ra mức không cân bằng trong mạch đo hoặc trở kháng hiệu chuẩn. Cần bổ sung
một điện trở trong mạch hiệu chuẩn khi thiết bị cần đo có HPF và LPF tích hợp
như trong hình A.3. Điện trở này tạo ra một mạch điện dòng DC do đó các cuộn
cảm không bị bão hoà bởi các dòng điện DC chạy trong các điều kiện đo kiểm.
Zhiệu chuẩn
Chỉ áp dụng đối với mạch 2:

Cchặn

Cchặn

Hình A.4 – Mạch hiệu chuẩn

22


A.4 Sử dụng cáp nhiều đôi để cung cấp các dịch vụ ADSL.
Các dịch vụ từ một hay một vài nhà cung cấp dịch vụ có thể được cung
cấp thông qua một cuộn cáp đồng nhiều đôi. Sử dụng một hệ thống
truyền dẫn quang từ trung tâm đến một điểm đầu xa làm ngắn độ dài của
đường dây từ điểm kết cuối đường dây (LT) đến điểm kết cuối mạng
(NT) để khắc phục giới hạn khoảng cách và cung cấp các tốc độ cao hơn.
Do đó, nhiều hệ thống ADSL sẽ phải sử dụng chung toàn bộ hoặc một
phần cuộn cáp. Hình A.5 mô tả hai cấu hình đường dây nội hạt tiêu biểu.
Với các cấu hình đường dây nội hạt này, để sử dụng tối đa các đường dây
nội hạt mà không phải lựa chọn đôi dây thì phải có một quy trình hướng
dẫn lắp đặt phù hợp đối với công nghệ ADSL.
Trong cấu hình 1, các điểm kết cuối đường dây được đặt ở cùng một

điểm và suy hao truyền dẫn của đường dây đối với dịch vụ mong muốn
đáp ứng giá trị được qui định thì các hệ thống ADSL này có thể đồng
thời sử dụng chung một cuộn cáp nhiều đôi. Điều này có được là vì hệ
thống đã được thiết kế có tính đến can nhiễu xuyên âm do các hệ thống
mới và hiện có gây ra.
Trong cấu hình 2, các điểm kết cuối đường dây được đặt ở những điểm
khác nhau, các hệ thống có sử dụng dải tần số trùng nhau theo mỗi hướng
phát (hướng lên hay xuống) có thể phải chịu can nhiễu xuyên âm lớn do
sự chênh lệch công suất tín hiệu dọc đường dây. Do đó, việc sử dụng các
mạch vòng giữa các hệ thống được triển khai giống như cấu hình 2 là
không thích hợp. Khi việc triển khai theo cấu hình 2 là không thể tránh
khỏi thì phải chú ý đến việc duy trì cân bằng công suất giữa các điểm kết
cuối đường dây được đặt ở các điểm khác nhau.

Cấu hình 1
NT

Đường dây

Cấu hình 2
NT

LT

Cáp chung
Đường dây

LT

Cáp chung

Điểm đầu xa
LT

Điểm đầu xa: một điểm nào đó trên đường tới các thuê bao
Hình A.5 – Cấu hình đường dây nội hạt trong môi trường đa dịch vụ

23



×