Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các trạm ven biển thuộc hệ thống GMDSS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.3 KB, 30 trang )

1. Tên đề tài....................................................................................................................................................................2
2. Đặc điểm, tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa trong và ngoài nước đối với thiết bị thu phát vô tuyến
VHF của các trạm ven biển thuộc hệ thống GMDSS..............................................................................................2

2.1 Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa trong nước...................................................................2
2.2 Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa quốc tế.........................................................................2
3 Trạm ven biển VHF thuộc hệ thống GMDSS........................................................................................................6

3.1 Khái niệm tổng quan về GMDSS..........................................................................................6
3.1.1 Chức năng thông tin của hệ thống GMDSS:..........................................................................................6
3.1.2 Phân chia vùng hoạt động của tàu biển theo hệ thống GMDSS.............................................................7

3.2 Khái niệm về trạm vô tuyến ven biển....................................................................................9
4 Khảo sát tình hình sử dụng và quản lý thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các trạm ven biển thuộc hệ
thống GMDSS ở Việt nam.........................................................................................................................................11

4.1 Tình hình sử dụng...............................................................................................................11
4.2 Giới thiệu về máy thu phát VHF hàng hải quốc tế JRV-500B (Japan Radio Company, Lt)
..................................................................................................................................................13
4.3 Hệ thống các trạm thông tin ven biển................................................................................17
4.4 Tình hình quản lý thiết bị....................................................................................................19
5 Lý do, mục đích xây dựng tiêu chuẩn...................................................................................................................19
6. Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn.....................................................................................................................................20

6.1 Yêu cầu cụ thể đối với Tiêu chuẩn Ngành về thiết bị vô tuyến...........................................20
6.2 Các sở cứ............................................................................................................................20
6.3 Phân tích tài liệu và lựa chọn sở cứ...................................................................................20
6.3.1 ETSI EN 301 929-1 (2002/01).............................................................................................................20
6.3.2 ETSI EN 929-2 (V1.1.1) (2002-01)......................................................................................................21
6.3.3 Lựa chọn sở cứ.....................................................................................................................................22
7 Hình thức xây dựng bản dự thảo tiêu chuẩn.......................................................................................................23


8 Các sửa đổi theo ý kiến của Hội thảo và Nghiệm thu các cấp...........................................................................23
9 Nội dung chính của bản dự thảo bộ tiêu chuẩn...................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................................27

1


THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các trạm
ven biển thuộc hệ thống GMDSS
1. Tên đề tài
“Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các trạm ven biển
thuộc hệ thống GMDSS”
Mã số: 72-05-KHKT-TC

2. Đặc điểm, tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa trong và ngoài nước đối với
thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các trạm ven biển thuộc hệ thống
GMDSS
2.1 Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa trong nước
 Bộ Bưu chính, viễn thông đã xây dựng và ban hành một số tiêu chuẩn kỹ thuật cho
thiết bị vô tuyến hoạt động trong nghiệp vụ hàng hải, trong thông tin an toàn, trong
công tác phối hợp tìm kiếm và cứu nạn trên biển, v.v như sau:
-

TCN 68-201:2001 (tiêu chuẩn thiết bị gọi chọn số (DSC));

-

TCN 68-202:2002 (tiêu chuẩn điện thoại vô tuyến MF và HF);


-

TCN 68-206:2001 (Thiết bị điện thoại vô tuyến UHF)

-

Năm 2004, Bộ Bưu chính, viễn thông đã soạn thảo bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho điện
thoại vô tuyến VHF loại lưu động dùng trên tàu cứu nạn.

 Tiêu chuẩn kỹ thuật cho thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các trạm ven biển
thuộc hệ thống GMDSS chưa được xây dựng.
2.2 Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa quốc tế
Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như ITU, ETSI, IMO và các tổ chức tiêu chuẩn của
một số quốc gia đã và đang nghiên cứu xây dựng một số khuyến nghị, quyết định và
tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết bị vô tuyến trong dải tần VHF như:

 Tổ chức ITU:
ITU-R Recommendation M.489-2 (1995): “Technical characteristics of VHF
radiotelephone equipment operating in the maritime mobile service in channels spaced
by 25 kHz”;
ITU-R Recommendation M.493-10 (2003): “Digital selective-calling system for use
in the maritime mobile service”;
2


ITU-R Recommendation M.586: “Automated VHF/UHF maritime mobile telephone
system”;
ITU-R Radio Regulations, M.1084: “Interim solutions for improved efficiency in the
use of the band 156-174 MHz by stations in the maritime mobile service”;
ITU-R Radio Regulations, M.1312: “A long-term solution for improved efficiency in

the use of the band 156-174 MHz by stations in the maritime mobile service”;
ITU-R Radio Regulations, Appendix 18: “Table of Transmitting Frequencies in the
VHF Maritime Mobile Band”;

Nhận xét: Các khuyến nghị của ITU không đưa ra các yêu cầu cụ thể cũng như
phương pháp đo kiểm cho thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các trạm ven biển
thuộc hệ thống GMDSS mà chỉ quy định các đặc tính kỹ thuật chung cho thiết bị
điện thoại radio VHF hoạt động trong nghiệp vụ lưu động hàng hải ở khoảng
cách kênh là 25 kHz.
 Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO):
IMO Resolution A.385 (X): “Operational Standards for VHF Radiotelephone
Installations”;
IMO Resolution A.524 (13): “Performance Standard for VHF Multiple Watch
facilities”;
IMO Resolution A.803 (19): “Performance Standards for Shipborne VHF Radio
Installations Capable of Voice communications and Digital Selective Calling (DSC)”;
IMO Resolution A.805 (19): “Performance Standards for Float-Free VHF Emergency
Position-Indicating Radio Beacons (EPIRBs)”;
IMO Resolution A.809 (19): “Performance Standards for Survival Craft Two-way
VHF Radiotelephone Apparatus”;
IMO MSC/Circ.862: “Clarifications of certain requirements in IMO Performance
Standards for GMDSS equipment”

Nhận xét: Các quyết định của IMO không đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cụ thể
cũng như phương pháp đo kiểm cho thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các
trạm ven biển thuộc hệ thống GMDSS
 Tổ chức ETSI:
ETSI EN 301 929-1 (V1.1.1)(2002-01): "Electromagnetic compatibility and Radio
Spectrum Matters (ERM); VHF transmitters and receivers as Coast Stations for
GMDSS and other applications in the maritime mobile service; Part 1: Technical


3


characteristics and methods of measurement".
ETSI EN 301 929-2 (V1.1.1)(2002-01): "Electromagnetic compatibility and Radio
Spectrum Matters (ERM); VHF transmitters and receivers as Coast Stations for
GMDSS and other applications in the maritime mobile service; Part 2: Harmonized
EN under article 3.2 of the R&TTE Directive ".
ETSI EN 300 162-1 (V1.4.1)(2005-05): “Electromagnetic compatibility and Radio
Spectrum Matters (ERM); Radiotelephone transmitters and receivers for the maritime
mobile service operating in VHF bands; Part 1: Technical characteristics and methods
of measurement”.
ETSI EN 300 162-2 V1.1.2 (2000-12): “Electromagnetic compatibility and Radio
spectrum Matters (ERM); Radiotelephone transmitters and receivers for the maritime
mobile service operating in VHF bands; Part 2: Harmonized EN covering essential
requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive”.
ETSI EN 300 162-3 V1.1.1 (2001-05) Electromagnetic compatibility and Radio
spectrum Matters (ERM); Radiotelephone transmitters and receivers for the maritime
mobile service operating in VHF bands; Part 3: Harmonized EN covering essential
requirements of article 3.3 (e) of the R&TTE Directive”.

Nhận xét: Các tiêu chuẩn của ETSI rất cụ thể đối với từng loại thiết bị sử dụng
cho từng mục đích hoạt động trong dải tần VHF. Các tiêu chuẩn của ETSI đều
tham chiếu đến các khuyến nghị, quy định và các tiêu chuẩn của các tổ chức
khác và có tính tương thích cao.
Cụ thể là:
 Bộ tiêu chuẩn ETSI EN 300 162 (gồm 3 phần) quy định các yêu cầu tối
thiếu cho các máy phát và các máy thu vô tuyến (ghép nối với các bộ nối
anten ngoài) được gắn và sử dụng trên tàu, có khả năng thoại và gọi chọn

số (DSC), hoạt động trong các băng tần VHF của nghiệp vụ lưu động hàng
hải từ 156 MHz - 174 MHz, sử dụng loại phát xạ G3E và G2B, khoảng cách
kênh là 25 kHz và 12,5 kHz.
 Bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 929 (gồm 2 phần) quy định các yêu cầu tối
thiếu cho các máy phát và các máy thu và các máy thu phát vô tuyến (ghép
nối với các bộ nối anten ngoài) được sử dụng làm các trạm thông tin ven
biển, có khả năng thoại và gọi chọn số (DSC), hoạt động trong các băng tần
VHF của nghiệp vụ lưu động hàng hải từ 156 MHz - 174 MHz, sử dụng loại
phát xạ G3E và G2B (DSC), khoảng cách kênh là 25 kHz.

4


 Tổ chức thông tin Vương quốc Anh (Ofcom-Office of Communications):
UK Interface Requirement 2021: “VHF Transmitters and Receivers for use at Coast
Stations in Maritime Mobile Service” (Publication date: Jul 2003; Version: 2.0;
98/34/EC Notification number: 2000/247/UK)

Nhận xét: Tổ chức Ofcom đã xây dựng các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho máy
thu, máy phát vô tuyến của các trạm ven biển hoạt động trong dải tần từ 156163 MHz của nghiệp vụ lưu động hàng hải, với công suất sóng mang cực đại
không được vượt quá 25 W; điều chế kênh: G3E, G2B (DSC), khoảng cách kênh
là 25 hoặc 12,5 kHz; UK Interface Requirement 2021 đã sử dụng tài liệu ETSI
EN 301 929 làm tài liệu tham chiếu chuẩn.
 Tổ chức viễn thông Hongkong (OFTA):
HKTA 1005, Issue 4, 02/2003: “Performance Specification for Angle Modulated
VHF Maritime Band Radio Equipment for Voluntary Fitting in Small Craft”.
HKTA 1263, Issue 1, 01/1999: “Performance Specification for VHF Radio
Installations Capable of Voice Communications and Digital Selective Calling”;
HKTA 1277, Issue 1, 03/1999: “Performance Specification for Survival Craft Twoway VHF Radiotelephone Apparatus”.


Nhận xét: Tổ chức OFTA không đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cũng như phương
pháp đo cụ thể cho thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các trạm ven biển thuộc
hệ thống GMDSS mà chỉ đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cho thiết bị vô tuyến VHF
được lắp đặt trên các tàu cứu nạn.
 Tổ chức phát triển thông tin Singapore (IDA):
Nhận xét: Tổ chức IDA không đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cũng như phương
pháp đo cụ thể cho thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các trạm ven biển thuộc
hệ thống GMDSS.
 Bộ công nghiệp Canada:
RSS-182 (Radio Standard Specification), Issue 4, September 2003: “Maritime
Radio Transmitter and Receivers in the band 156-162.5 MHz”

Nhận xét: Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho các máy phát và các máy thu vô
tuyến trên các tàu và các trạm ven biển hoạt động trên băng tần 156-162,5 MHz
của nghiệp vụ viễn thông hàng hải, khoảng cách kênh là 25 kHz (12,5 kHz cũng
được sử dụng), các loại điều chế: G3E/F3E cho thông tin thoại và G2B cho tín
hiệu DSC .
5


3 Trạm ven biển VHF thuộc hệ thống GMDSS
3.1 Khái niệm tổng quan về GMDSS
Năm 1979, IMO tổ chức hội nghị về tìm kiếm và cứu nạn trên biển và hội nghị này đã
thông qua công ước tìm kiếm và cứu nạn trên biển SAR-79 với mục tiêu tiên quyết là
thành lập một kế hoạch toàn cầu cho công tác tìm kiếm và cứu nạn trên biển. Hội nghị
cũng đã yêu cầu IMO phát triển Hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu với
những quy định bắt buộc về thông tin liên lạc để giúp cho công tác tìm kiếm cứu nạn
đạt hiệu quả cao nhất.
Năm 1988, Hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu đã được thông qua dưới
dạng bổ sung và sửa đổi cho công ước an toàn sinh mạng trên biển SOLAS-74. Những

bổ sung và sửa đổi này có hiệu lực kể từ 02/1992, theo đó hệ thống GMDSS sẽ đựơc
áp dụng từng phần, cho đến 02/1999 thì được áp dụng toàn bộ.
Hệ thống GMDSS là hệ thống thông tin liên lạc mới phục vụ cho mục đích an toàn và
cứu nạn hàng hải toàn cầu với sự ứng dụng kỹ thuật điện tử hiện đại và công nghệ
thông tin vệ tinh, được tổ chức IMO đề xướng và phát triển, với sự phối hợp của nhiều
tổ chức quốc tế khác như: Hiệp hội viễn thông quốc tế (ITU), tổ chức thông tin vệ tinh
di động quốc tế (INMARSAT), hệ thống thông tin tìm kiếm và cứu nạn COSPASSARSAT, tổ chức khí tượng thế giới (WMO)…
Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu GMDSS là một hệ thống
quốc tế sử dụng công nghệ vệ tinh và mặt đất cải tiến và hệ thống vô tuyến trên boong
tàu để bảo đảm báo động nhanh thông tin liên lạc cho các căn cứ ở bờ biển và các nhà
cứu hộ, ngoài ra các tàu trong vùng lân cận gần nhất, trong trường hợp có một tai họa
hàng hải.
3.1.1 Chức năng thông tin của hệ thống GMDSS:
-

Báo động cấp cứu: Tín hiệu báo động cứu nạn được thông tin khẩn cấp và tin cậy
tới một cơ sở có khả năng phối hợp cứu nạn, đó là một RCC (Trung tâm phối hợp
cứu nạn) hoặc các tàu hoạt động trong vùng lân cận. Khi một RCC nhận được tín
hiệu báo động cứu nạn, qua một trạm thông tin ven biển hoặc một trạm ven biển
mặt đất, RCC sẽ chuyển tiếp tới đơn vị tìm kiếm cứu nạn, và các tàu lân cận trong
vùng tàu bị nạn: tín hiệu báo động cứu nạn, tính chất tai nạn cùng các thông tin cần
thiết khác cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn.

-

Sự phối hợp thông tin trong GMDSS được thiết kế để cho phép thực hiện thông tin
báo động cấp cứu theo cả 3 chiều từ tàu đến bờ, từ tàu đến tàu và từ bờ đến tàu trên
tất cả các vùng biển.

-


Thông tin liên lạc phục vụ tìm kiếm cứu nạn: Đó là những thông tin cần thiết cho
sự phối hợp giữa các tàu và máy bay tham gia vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn tiếp
6


sau tín hiệu báo động cứu nạn, bao gồm thông tin giữa các RCC với người điều
hành hiện trường hoặc người điều phối tìm kiếm mặt biển trong vùng xảy ra tai
nạn.
-

Trong các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, các bức điện được thông tin theo cả 2
chiều, bằng phương thức telex hoặc thoại, khác với bức điện báo động cấp cứu chỉ
được phát 1 chiều.

-

Thông tin hiện trường: Đó là thông tin liên lạc có liên quan đến hoạt động tìm kiếm
cứu nạn bằng các phương thức vô tuyến điện thoại hay telex trên các tần số được
quy định riêng ở dải sóng MF và VHF.

-

Thu phát tín hiệu định vị: Chức năng thông tin này làm tăng khả năng cứu nạn. Nó
được sử dụng để nhanh chóng xác định vị trí tàu bị nạn. Tàu và máy bay cứu hộ có
thể nhận được những tín hiệu dễ nhận biết phát đi từ tàu bị nạn. Trong GMDSS,
chức năng này được thực hiện bởi thiết bị phát đáp rada (SART) hoạt động trên dải
tần 9 GHz trong hầu hết các EPIRB vệ tinh được sử dụng để thông tin trở về các cơ
sở tìm kiếm cứu nạn.


-

Thông tin an toàn hàng hải: Hệ thống GMDSS cung cấp nghiệp vụ phát đi những
thông báo hàng hải quan trọng, các bản tin khí tượng và dự báo thời tiết trên các
dải tần số khác nhau để đảm bảo tầm hoạt động là xa nhất.

-

Thông tin thông thường: Chức năng thông tin này được thiết kế để phục vụ cho
thông tin công cộng mang tính chất thương mại giữa tàu và bờ và các tàu khác. Đó
là các thông tin liên quan đến hoạt động của tàu, quản lý tàu, giao dịch giữa tàu với
cảng, đại lý, hoa tiêu, các cơ quan cung ứng tàu biển,…

-

Thông tin giữa các tàu với nhau: Đó là thông tin giữa các buồng lái của các tàu để
đảm bảo hành trình của tàu, thông thường bằng phương thức vô tuyến điện thoại
VHF.

3.1.2 Phân chia vùng hoạt động của tàu biển theo hệ thống GMDSS
Các hệ thống thông tin vô tuyến cấu thành trong hệ GMDSS có những hạn chế khác
nhau nếu như xét về tầm hoạt động địa lý và nghiệp vụ thông tin cung cấp bởi hệ
thống đó. Chính vì lý do này mà các yêu cầu về trang bị thông tin trên tàu sao cho phù
hợp với hệ thống GMDSS sẽ được quyết định bởi vùng hoạt động của tàu chứ không
phải theo kích cỡ của chúng. Hệ thống GMDSS chia biển và đại dương thành 4 vùng
như sau:
-

Vùng biển A1: Là vùng nằm trong tầm hoạt động của ít nhất một trạm VHF ven
biển có nghiệp vụ gọi chọn số DSC. Thông thường nằm trong phạm vi cách bờ từ

25 đến 30 hải lý.

7


-

Vùng biển A2: Là vùng ngoại trừ vùng A1, nằm trong tầm hoạt động của ít nhất
một trạm MF bờ biển có nghiệp vụ gọi chọn số DSC. Thông thường nằm trong
vùng cách bờ từ 150 đến 200 hải lý.

-

Vùng biển A3: Là vùng ngoại trừ vùng A1 và A2, nằm trong vùng thuê bao của
các vệ tinh địa tĩnh của tổ chức hàng hải quốc tế. Vùng bao phủ sóng của các vệ
tinh INMARSAT kéo dài từ vĩ độ 70 độ Bắc đến 70 độ Nam.

-

Vùng biển A4: Là các vùng biển con ngoại trừ vùng biển A1, A2 và A3. Về cơ bản
thì đó là các vùng gần địa cực.

Hình 1: Các vùng biển

Các quốc gia là thành viên của công ước SOLAS có trách nhiệm định nghĩa và tuyên
bố rõ phạm vi các vùng biển theo quy định của hệ thống GMDSS, dựa trên cơ sở về
tính sẵn có và khả năng về các trạm vô tuyến điện ven biển của mỗi nước.
Các hệ thống thông tin liên lạc GMDSS
GMDSS sử dụng cả hệ thống vệ tinh và cả hệ thống vô tuyến trên mặt đất (theo quy
ước).

Vùng biển A1 yêu cầu các nghiệp vụ vô tuyến tầm ngắn - VHF được sử dụng để cung
cấp báo động nguy cấp tự động và thoại qua nghiệp vụ Gọi chọn số (DSC).
Vùng biển A2 yêu cầu các nghiệp vụ tầm trung-Tần số trung gian (MF - 2 MHz) được
sử dụng cho thoại và DSC.
Các vùng biển A3 và A4 yêu cầu nghiệp vụ tầm xa - Các cao tần (HF - từ 3 đến 30
MHz) được sử dụng cho thoại, DSC và nghiệp vụ in trực tiếp băng hẹp NBDPNarrow Band Direct Printing).
Các yêu cầu đối với thiết bị thay đổi theo vùng biển mà tàu đang trao đổi mậu dịch
hoặc đi qua. Vì vậy, rất có thể là một tàu nhỏ chở hàng hóa 300 tấn có thể chuyên chở
cùng một lượng thiết bị truyền thông như một tàu chở dầu 300.000 tấn, nếu cả hai tàu
này đang hoạt động trong cùng một vùng biển… đây là một sự thay đổi rõ rệt so với
các hệ thống trước GMDSS.
8


Hình 2: Các hệ thống thông tin liên lạc GMDSS

Các thành phần của hệ thống GMDSS: Căn cứ vào sự giống nhau về việc sử dụng
cũng như tầm hoạt động và khả năng hoạt động, hệ thống GMDSS có thể chia thành
các nhóm sau đây:
-

Thông tin vô tuyến vệ tinh bao gồm các hệ thống INMARSAT, COSPASSARSAT, EPIRB

-

Liên lạc vô tuyến tầm xa trên làn sóng ngắn 4-30MHz bao gồm: hệ thống telex
NBDP và FEC, gọi chọn số DSC và vô tuyến điện thoại

-


Liên lạc vô tuyến tầm trung (băng sóng trung): Hệ thống gọi chọn số DSC và vô
tuyến điện thoại

-

Liên lạc vô tuyến tầm gần (tần số 156-174 MHz): vô tuyến điện thoại sóng cực
ngắn, hệ thống gọi chọn số DSC

-

Hệ thống phát thông tin an toàn hàng hải (MSI): MSI là thông tin về vị trí tàu,
thông báo hành trình của tàu, dự báo thời tiết… Hệ thống này bao gồm NAVTEX
hoạt động ở tần số 518 KHz, gọi nhóm tăng cường EGC (trong vùng phủ sóng của
vệ tinh), hệ thống thông báo hàng hải bằng sóng ngắn

-

Mạng liên lạc vô tuyến mặt đất phục vụ tìm kiếm và cứu nạn SAR.

3.2 Khái niệm về trạm vô tuyến ven biển
Trạm vô tuyến ven biển là một trạm vô tuyến hàng hải được đặt trên bờ biển để giám
sát các tần số vô tuyến cứu nạn và chuyển tiếp các thông tin liên lạc từ tàu tới tàu và từ
tàu tới đất liền.

 Mô hình trạm vô tuyến ven biển thuộc hệ thống GMDSS (của Izumi
Boeki)
 Các trạm vô tuyến ven biển GMDSS

9



Hệ thống vô tuyến VHF, được lắp đặt tại các trạm vô tuyến ven biển hoạt động trong
băng VHF trong các vùng biển A1 của hệ thống GMDSS và được phân định thực hiện
các chức năng sau đây:
• Theo dõi liên tục tự động trên các kênh VHF được ấn định cho các cuộc gọi liên
quan đến công tác an toàn và cứu nạn của ngành hàng hải. Đó là: kênh 70 (156,525
MHz) cho DSC và kênh 16 (156,8 MHz) cho điện thoại vô tuyến;
• Thông tin tai nạn và thông tin liên quan đến các hoạt động cứu nạn giữa các tàu và
Trung tâm phối hợp cứu nạn (RCC)
• Phát quảng bá thông tin an toàn cho các tàu định vị trong phạm vi vùng phủ sóng
của trạm vô tuyến ven biển;
• Thông tin điện thoại thường trình đơn công và song công 2 chiều giữa các tàu và
các nghiệp vụ ven biển, kể cả các thuê bao điện thoại trên đất liền.
 Thành phần hệ thống
Hệ thống vô tuyến gồm có các phần sau đây:
• Trạm gốc phát/thu (BS);
• Trung tâm điều hành
BS được phân định việc phát và thu các tín hiệu vô tuyến trên các kênh làm việc trong
băng VHF hàng hải và chuyển các tín hiệu thu được tới các trạm làm việc của nhà khai
thác trên các tuyến thông tin.
BS gồm có các phần sau đây:
• Thiết bị phát/thu, gồm có:
-

Máy thu phát JRV-500B đối với kênh 70

-

Máy thu phát JRV-500B đối với kênh 16


-

Các máy thu phát JRV-500B để làm việc ở các kênh song công. Số lượng máy thu
phát song công tùy thuộc vào số lượng các kênh song công được ấn định cho trạm
vô tuyến nhất định. Máy thu phát song công cũng được sử dụng như máy thu phát
dự trữ trên kênh 16 và 70. Vì vậy, nói chung có tối thiểu hai máy thu phát song
công. Tuy vậy, đôi lúc vẫn chấp nhận trường hợp chỉ có 1 máy thu phát song công.

• Hệ thống fiđơ anten, gồm có:
-

2 bộ lọc băng thông cho kênh 16 và kênh 70

-

Các bộ song công được điều khiển để hoạt động trên các kênh song công

-

Bộ chống sét

10


-

Fiđơ đồng trục

-


Các anten phát/thu

4 Khảo sát tình hình sử dụng và quản lý thiết bị thu phát vô tuyến VHF của
các trạm ven biển thuộc hệ thống GMDSS ở Việt nam
4.1 Tình hình sử dụng
• Việt Nam là quốc gia ven biển có vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích lục địa cùng
với các đội tàu biển, các đội tàu đánh bắt thuỷ sản và các phương tiện phục vụ cho
công tác thăm dò, khai thác dầu khí, tài nguyên biển. Do vậy, nhu cầu tăng cường
hoạt động tìm kiếm và cứu nạn phối hợp ở phạm vi trong nước, khu vực và quốc tế
là rất cấp thiết.
• Việt Nam đã tham gia nhiều công ước và các thoả thuận quốc tế như:
-

Ngày 18/12/1990, Công ước về Quy tắc Quốc tế về Phòng ngừa Va chạm trên
Biển, 1972 (COLREG-1972) có hiệu lực đối với Việt Nam

-

Ngày 18/3/1993 Công ước Quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển, 1974 (SOLAS1974) có hiệu lực đối với Việt Nam.

-

Tháng 5-1988, Công ước về Tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế, 1979 (IMARSAT 1979) có hiệu lực đối với Việt Nam

-

Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 (UNLOS -82),

-


Thoả thuận Châu Á-Thái Bình Dương về kiểm tra nhà nước có cảng biển

-

Thoả thuận giữa các nước ASEAN về an ninh hàng hải, chống cướp biển, tìm kiếm
và cứu nạn

• Hệ thống trạm thông tin ven biển dọc theo bờ biển Việt Nam đang được đầu tư
nâng cấp hoàn thiện với các trang thiết bị phù hợp đủ đáp ứng việc thu nhận và
truyền thông tin cứu nạn trên vùng biển Việt Nam tới các cơ quan chức năng, đồng
thời trực tiếp phục vụ công tác thông tin liên lạc cho hoạt động điều hành chỉ đạo
của Trung tâm cứu nạn các cấp.
• Mạng lưới viễn thông quốc gia đã và đang sử dụng rất nhiều loại thiết bị thu phát
vô tuyến có tần số nằm trong băng tần VHF với chủng loại thiết bị khá đa dạng,
được nhập từ nhiều nhà khai thác, nhà sản xuất trên thế giới và khu vực.
• Số liệu về thiết bị thu phát vô tuyến VHF của hệ thống các Đài thông tin duyên hải
Việt nam: Tính đến thời điểm này, hệ thống các Đài thông tin duyên hải Việt nam
có tổng số khoảng 95 thiết bị thu phát vô tuyến VHF (kể cả thiết bị VHF mới và
cũ). Các thiết bị thu phát vô tuyến VHF này hiện đang được triển khai đều khắp tại

11


tất cả các Đài thông tin duyên hải Việt nam. Trong kế hoạch, sẽ có thêm khoảng 5
thiết bị thu phát vô tuyến VHF mới nữa.
Ví dụ về một số loại thiết bị thu phát vô tuyến VHF:

Hình 3: Máy thu phát vô tuyến VHF cố định

12



Hình 4: Các máy thu phát vô tuyến VHF GMDSS lưu động điển hình

• Hiện nay, thiết bị thu phát vô tuyến của các trạm ven biển Việt nam chủ yếu là các
thiết bị thu phát vô tuyến hàng hải VHF JRV-500B, công suất 50 W, do công ty
JRC (Nhật bản) cung cấp.
4.2 Giới thiệu về máy thu phát VHF hàng hải quốc tế JRV-500B (Japan Radio
Company, Lt)

Hình 5: JRV-500B

Máy thu phát VHF hàng hải quốc tế JRV-500B được thiết kế để lắp đặt trong các trạm
ven biển phục vụ thông tin liên lạc vô tuyến giữa bờ biển và tàu thuyền theo đúng các
Quy định vô tuyến do ITU khuyến nghị. Thiết bị hoạt động tối đa trên 57 kênh hàng
hải quốc tế cộng với 6 kênh riêng trong băng 150 MHz.
JRV-500B cung cấp công suất ra danh định là 50 W trong 24 giờ hoạt động liên tục và
phù hợp với hệ thống GMDSS sử dụng Gọi Chọn Số (DSC) trong các trạm ven biển
VHF.
 Tính năng của JRV-500B:
 Hoạt động 24 giờ liên tục tại công suất ra danh định là 50 W.
 Có thể thích ứng với liên kết tự động hóa dành cho thuê bao đất liền và tàu
 Bộ vi xử lý điều khiển tần số hoàn toàn kết hợp
 Thích hợp với GMDSS sử dụng DSC trong các trạm ven biển VHF

13


 Tự động chuyển từ nguồn điện xoay chiều (AC) sang nguồn điện một chiều (DC)
khi nguồn điện xoay chiều bị hỏng

 Khả dụng trong kiểu để bàn (JRV-500BD) hoặc khả dụng trong kiểu để đứng trên
sàn (JRV-500BP).
 JRV-500B có 3 kiểu điều khiển từ xa: Kiểu modem, kiểu RS-422 và kiểu song
song.
 NCU-245A có thể điều khiển tối đa 8 máy thu phát và NCU-272 có thể điều khiển
tối đa 3 máy thu phát khả dụng bằng cách sử dụng modem hoặc đường điều khiển
RS-422.

Hình 6: JRV-500BD -Bộ thu phát VHF dùng trong nghiệp vụ hàng hải quốc tế

Các thành phần chuẩn:
Thành phần
Máy thu phát VHF
Micro cầm tay
Phụ tùng

Kiểu
JRV-500B
UMED00023
JRV-500-ACC1

Số lượng
1
1
1

Phần điều khiển từ xa:
Máy thu phát VHF JRV-500 có thể được điều khiển từ xa bằng bộ điều khiển được lắp
đặt từ xa qua modem tuỳ chọn trên liên kết vô tuyến đa công riêng. Bộ điều khiển
VHF NCU-245A có thể kết nối tối đa với 8 máy thu phát VHF JRV-500 được khuyến

nghị cho hoạt động điều khiển từ xa.

14


Hình 7: NCU-245A - Bộ điều khiển từ xa

Đặc điểm kỹ thuật:
Dải tần số phát

Đặc điểm kỹ thuật chung
Từ 156,375 MHz đến 155,875 MHz (đơn công)
Từ 160,625 MHz đến 162,025 MHz (song công)
Từ 156,025 MHz đến 162,025 MHz
57 kênh trong Phụ lục 18, WRC-2000 và 6 kênh riêng
G3E (F3E ở mạch bù trước 6 dB/octave)
50 Ω (danh định), không cân bằng

Dải tần số thu
Các kênh nhớ
Loại phát xạ
Trở kháng anten
Phần điều khiển từ xa
• Giao diện song song
(Chuẩn)
Các phần điều khiển và giám sát Chọn kênh, núm bật/tắt nguồn, núm bật/tắt khử ồn

Phần giám sát
Tại chỗ/từ xa, báo động, đến, bật/tắt khử ồn
• Giao diện nối tiếp (phần

điều khiển từ xa)
Các phần điều khiển và giám sát Chọn kênh (chọn kênh nhớ), bật/tắt nguồn, bật/tắt khử ồn
Phần giám sát
Tại chỗ/từ xa, đến, các báo động (không khóa Tx PPL,
không khóa Rx PPL, công suất ra thấp, quá nóng)
Nhiệt độ xung quanh
Từ -10 oC đến +50 oC
Nhiệt độ kho xếp hàng
Từ -20 oC đến +60 oC
Nguồn điện
85-132 VAC/170-264 VAC, 50/60 Hz, 300 VA hoặc nhỏ
hơn (ở 100 V AC) và 13,6 VDC ±10%, 180W hoặc nhỏ
hơn hoặc 24V/48VDC ± 10% (chỉ hoạt động ở dòng điện
một chiều)
Máy phát
Công suất ra
50 W ± 10%/10W ± 10% (chế độ giảm công suất được chọn)
Hoạt động
Liên tục
Dao động tần số
Tần số PLL kết hợp
Dung sai tần số
Trong khoảng ±5 x 10-6
Độ rộng băng bị chiếm
16 kHz hoặc nhỏ hơn
Độ lệch tần số
Trong khoảng từ ±5 kHz
Giả và hoà âm
-80 dB hoặc thấp hơn sóng mang
Trở kháng vào micro

600 Ω (danh định), không cân bằng
Đặc tính tần số AF
Trong khoảng -10,5 + 1 dB và - 0,3 dB ở 0,3 kHz
15


Hệ số méo
Tỷ số tín hiệu trên tạp
Mức vào AF ngoài

Trở kháng vào AF ngoài
Hệ thống thu
Dao động tại chỗ
Độ nhạy thu
Độ nhạy khử ồn
Độ chọn lọc
Đáp ứng giả
Xuyên điều chế
Tỷ số tín hiệu trên tạp
Méo
Đầu ra AF ngoài
Trở kháng ra AF ngoài

Trong khoảng + 9,5 + 1 dB và - 3 dB ở 3 kHz để điều chế 60% ở
tần số điều chế 1 kHz
3% hoặc nhỏ hơn để điều chế 60% với tần số điều chế 1 kHz
45 dB hoặc lớn hơn
Trong khoảng -10 dBm ± 1 dB để điều chế 60% ở tần số điều chế
1 kHz
Từ 0 dBm đến -20 dBm có thể điều chỉnh được

600 Ω (danh định), cân bằng
Máy thu
Hai máy thu đổi tần
Tần số PLL kết hợp
-3 dBμ e.m.f hoặc nhỏ hơn đối với 12 dB SINAD của EIA*2
0 dBμ v.m.f hoặc nhỏ hơn đối với 20 dB làm lặng tạp*2
-5 dBμ e.m.f hoặc nhỏ hơn*2
12 kHz hoặc lớn hơn ở dưới 6 dB
25 kHz hoặc nhỏ hơn ở dưới 70 dB
90 dB hoặc lớn hơn*2
85 dB hoặc lớn hơn*2
45 dB hoặc lớn hơn ở đầu vào anten100 μV *1*2
5% hoặc nhỏ hơn ở đầu vào anten 100 μV (đầu vào tín hiệu điều
chế chuẩn) và ở đầu ra AF biểu kiến*1*2
-10 dBm ± 1 dB để điều chế 60% ở tần số điều chế 1 kHz;
Từ 0 dBm đến -20 dBm có thể điều chỉnh được
600 Ω (danh định), cân bằng

*1

Điều chế chuẩn nghĩa là điều chế 60% ở tần số điều chế 1 kHz

*2

Không sử dụng bộ lọc anten thu

16


Trọng lượng xấp xỉ 11 kg:


Hình8: JRV-500BD - Máy thu phát VHF sử dụng trong nghiệp vụ hàng hải quốc tế
(Kiểu để bàn)

Hình 9: JRV-500BP - Máy thu phát VHF sử dụng trong nghiệp vụ hàng hải quốc tế
(Kiểu để đứng trên sàn)

4.3 Hệ thống các trạm thông tin ven biển
Các trạm thông tin ven biển có nhiệm vụ cung cấp thông tin an toàn, thông tin khí
tượng biển, thông tin tìm kiếm cứu nạn, thông tin thuyền viên, thông tin phục vụ an
ninh quốc phòng, thông tin theo yêu cầu riêng của Chính phủ mỗi nước, theo thể lệ
Quốc tế. Các trạm thông tin ven biển là cơ quan phát ngôn chính thức trên biển của
các chính quyền ven biển về quản lý hành chính trên biển.
17


Hình 10: Bản đồ về một số đài thông tin duyên hải Việt Nam (Cục Hàng hải Việt Nam)


Các trạm thông tin ven biển Việt nam đã tham gia vào mạng lưới các trạm thông
tin ven biển quốc tế, được đăng ấn trong các trạm ven biển và danh bạ các trạm vô
tuyến xác định và các nghiệp vụ đặc biệt. Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải Việt
Nam (Vishipel) trong năm 2005 đã hoàn thiện việc xây dựng hệ thống các đài
Thông tin Duyên hải Việt Nam, góp phần hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ
cho mục đích an toàn, cứu nạn hàng hải. (Bảng tần số cấp cứu và làm việc của các
đài thông tin duyên hải Việt nam).
18


4.4 Tình hình quản lý thiết bị

 Hiện nay, Bộ Bưu chính, viễn thông chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật dành cho thiết bị
thu phát vô tuyến VHF của các trạm ven biển thuộc hệ thống GMDSS, vì vậy việc
chứng nhận hợp chuẩn cho loại thiết bị này gặp nhiều khó khăn và hiện tại phải căn
cứ vào các quy định tạm thời do Vụ KH-CN ban hành.
 Các thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các trạm ven biển thuộc hệ thống GMDSS
hoạt động trong băng tần quy định của ITU: từ 156 MHz đến 174 MHz, trong đó
có các đoạn băng tần đã được phân định cho nghiệp vụ hàng hải. Việt Nam tham
gia vào công ước SOLAS-1974 nên các thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các
trạm ven biển Việt Nam cũng phải hoạt động trong dải tần từ 156 MHz đến 174
MHz.
 Theo Quyết định 477/2001/QĐ-TCBĐ ngày 15/6/2001 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Bưu điện ban hành “Danh mục vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông bắt buộc
chứng nhận hợp chuẩn” thì các thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng
tần nằm trong khoảng từ 9 kHz đến 400 GHz, có công suất phát từ 60 mW trở lên
là loại thiết bị bắt buộc phải hợp chuẩn.
 Việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các trạm ven
biển thuộc hệ thống GMDSS là rất cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý và
chứng nhận hợp chuẩn chủng loại thiết bị này.

5 Lý do, mục đích xây dựng tiêu chuẩn
 Sự phát triển mạng viễn thông cũng như nhu cầu sử dụng của khách hàng đối với
thiết bị cũng như nghiệp vụ mới ngày càng tăng mạnh.
 Việt nam đã tham gia ký kết hiệp ước SOLAS (Safety Of Life At Sea), tuy nhiên
chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các trạm ven
biển thuộc hệ thống GMDSS.
 Việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các trạm
ven biển thuộc hệ thống GMDSS nhằm đảm bảo cho thiết bị sử dụng có hiệu quả
phổ tần vô tuyến và tránh nhiễu có hại giữa các hệ thống thông tin đặt trong vũ trụ
và mặt đất và các hệ thống kỹ thuật khác.
 Tiêu chuẩn này hỗ trợ cho công tác quản lý và khai thác mạng lưới. Tiêu chuẩn này

làm cơ sở phục vụ cho công tác chứng nhận hợp chuẩn thiết bị thu phát vô tuyến
VHF của các trạm ven biển thuộc hệ thống GMDSS.

19


6. Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn
6.1 Yêu cầu cụ thể đối với Tiêu chuẩn Ngành về thiết bị vô tuyến
-

Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho người sử dụng và cho
nhân viên của các nhà khai thác

-

Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng tương thích điện từ trường

-

Yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo vệ mạng lưới đối với các ảnh hưởng có hại

-

Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả phổ tần vô tuyến điện

-

Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng cùng hoạt động với mạng

-


Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo tính tương thích về mặt sử dụng trong các trường
hợp nghiệp vụ phổ cập (thoại cố định, thoại di động)

-

Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo một số mục tiêu quản lý đặc biệt.

6.2 Các sở cứ
Sau khi xem xét, nghiên cứu kỹ tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới đối với thiết bị
thu phát vô tuyến VHF của các trạm ven biển thuộc hệ thống GMDSS ở mục 2.2 nêu
trên, nhóm thực hiện đề tài nhận thấy chỉ có tiêu chuẩn ETSI EN 301 929 là sở cứ đầy
đủ, phù hợp nhất để xây dựng tiêu chuẩn Thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các trạm
ven biển thuộc hệ thống GMDSS hoạt động trong băng tần 156-174 MHz.
[1] ETSI EN 301 929-2 (V1.1.1)(2002-01): "Electromagnetic compatibility and Radio
Spectrum Matters (ERM); VHF transmitters and receivers as Coast Stations for
GMDSS and other applications in the maritime mobile service;
Part 2: Harmonized EN under article 3.2 of the R&TTE Directive ".
[2] ETSI EN 301 929-1 (V1.1.1) (2002-01): "Electromagnetic compatibility and
Radio Spectrum Matters (ERM); VHF transmitters and receivers as Coast Stations for
GMDSS and other applications in the maritime mobile service; Part 1: Technical
characteristics and methods of measurement".
6.3 Phân tích tài liệu và lựa chọn sở cứ
6.3.1 ETSI EN 301 929-1 (2002/01)
Tài liệu này là phần 1 của bộ tiêu chuẩn gồm 2 phần ETSI EN 301 929-x, chỉ định các
yêu cầu kỹ thuật cho các máy phát, các máy thu, các máy thu phát được ghép nối với
các bộ đấu nối anten ngoài được sử dụng làm các trạm ven biển, hoạt động trong băng
VHF của nghiệp vụ lưu động hàng hải. Khi thiết bị không được sử dụng để gọi chọn
số, chỉ có thể áp dụng các mục liên quan các phép đo không DSC.


20


Các yêu cầu kỹ thuật này gồm 17 tham số đối với máy phát (Sai số tần số, Công
suất sóng mang, Độ lệch tần số, Đáp ứng âm tần, Méo hài âm tần của phát xạ,
Công suất kênh lân cận, Phát xạ giả dẫn truyền tới anten, Bức xạ vỏ máy phát và
các phát xạ giả dẫn khác ngoài các phát xạ giả dẫn truyền tới anten, Điều chế dư
của máy phát, Chỉ số điều chế của máy phát DSC, Giới hạn đầu vào audio của
DSC, Thời gian bắt đầu điều chế, Đáp ứng tần số quá độ của máy phát, Suy hao
xuyên điều chế, Đo kiểm chuỗi gọi được tạo ra, Tốc độ điều chế đối với DSC, Sai số
tần số (tín hiệu DSC được giải điều chế)) và 20 tham số đối với phần thu (Méo hài,
Đáp ứng âm tần, Đặc tính biên độ của máy thu, Độ nhạy khả dụng cực đại, Triệt
nhiễu đồng kênh, Độ chọn lọc kênh lân cận, Đáp ứng giả, Đáp ứng xuyên điều chế,
Nghẹt hoặc độ khử nhạy, Tạp nhiễu và mức ồn của máy thu, Các phát xạ giả, Các
phát xạ giử bức xạ, Đặc tính đầu ra audio của DSC, Độ nhạy khả dụng cực đại của
máy thu DSC, Triệt nhiễu đồng kênh của máy thu DSC, Độ chọn lọc kênh lân cận
của máy thu DSC, Dải động của máy thu DSC, Hoạt động song công, Kiểm tra việc
giải mã chính xác của nhiều loại cuộc gọi DSC, Miễn nghẹt và đáp ứng giả DSC,
Đáp ứng xuyền điều chế DSC). Mỗi tham số kỹ thuật đều có cấu trúc gồm định nghĩa,
chỉ tiêu giới hạn, tham chiếu đo kiểm hợp chuẩn.
6.3.2 ETSI EN 929-2 (V1.1.1) (2002-01)
Tài liệu này là phần 2 của bộ tiêu chuẩn gồm 2 phần ETSI EN 301 929-x, chỉ định các
yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho các máy phát, các máy thu và các máy thu phát được
ghép nối với các bộ đấu nối anten ngoài, được sử dụng làm các trạm ven biển, hoạt
động trong băng VHF của nghiệp vụ lưu động hàng hải như được xác định trong các
Quy định vô tuyến của ITU, phụ lục S18 và sử dụng loại phát xạ G3E, trong loại phát
xạ này, G2B là thích hợp cho báo hiệu DSC.
Tài liệu này là tiêu chuẩn châu Âu hài hòa tuân thủ theo các yêu cầu trong Điều 3.2
của Chỉ dẫn 1999/5/EC: thiết bị vô tuyến được thiết kế để sử dụng có hiệu quả phổ tần
số vô tuyến được phân chia cho thông tin mặt đất/vũ trụ và nguồn tài nguyên quỹ đạo

sao cho tránh khỏi sự can nhiễu có hại.
Các yêu cầu kỹ thuật này gồm 9 tham số đối với máy phát (Sai số tần số, Công suất
sóng mang, Độ lệch tần số,Công suất kênh lân cận, Phát xạ giả dẫn truyền tới
anten, Bức xạ vỏ máy phát và các phát xạ giả dẫn khác ngoài các phát xạ giả dẫn
truyền tới anten,Chỉ số điều chế của máy phát DSC, Đáp ứng tần số quá độ của
máy phát, Suy hao xuyên điều chế) và 12 tham số đối với phần thu (Độ nhạy khả
dụng cực đại, Triệt nhiễu đồng kênh, Độ chọn lọc kênh lân cận, Đáp ứng giả, Đáp
ứng xuyên điều chế, Nghẹt hoặc độ khử nhạy, Các phát xạ giả của máy thu tại
anten, Các phát xạ giả bức xạ của vỏ máy thu, Độ nhạy khả dụng cực đại của máy
thu DSC, Triệt nhiễu đồng kênh của máy thu DSC, Độ chọn lọc kênh lân cận của

21


máy thu DSC, Độ chọn lọc kênh lân cận của máy thu DSC, Độ khử nhạy của máy
thu với chế độ phát và thu đồng thời (Hoạt động song công)). Mỗi tham số kỹ thuật
đều có cấu trúc gồm định nghĩa, chỉ tiêu giới hạn, tham chiếu đo kiểm hợp chuẩn.
ETSI EN 301 929-2 được xây dựng theo cấu trúc môđun theo Chỉ dẫn Thiết bị
đầu cuối vô tuyến và viễn thông (Chỉ dẫn R&TTE) nhằm:
-

Giảm thiểu số tiêu chuẩn cần thiết

-

Quy định phạm vi cho các tiêu chuẩn cần được bổ sung

-

Đơn giản và dễ dàng sử dụng tiêu chuẩn hài hoà như một biện pháp xác đáng để

đánh giá tính tuân thủ của thiết bị.

6.3.3 Lựa chọn sở cứ
Qua việc phân tích tài liệu, nhóm thực hiện đề tài quyết định chọn bộ tài liệu ETSI 301
929 bao gồm 2 phần ETSI EN 301 929-2 và ETSI 301 929-1 làm sở cứ với lý do:
-

ETSI là Viện tiêu chuẩn châu Âu, là tổ chức tiêu chuẩn hóa nổi tiếng trên thế giới,
tuân theo các quy định, các Khuyến nghị của ITU, tuân theo các Chỉ dẫn EEC và
tham chiếu đến các tổ chức tiêu chuẩn khác...

-

Tên của tài liệu ETSI EN 301 929: “Electromagnetic compatibility and Radio
Spectrum Matters (ERM); VHF transmitters and receivers as Coast Stations for
GMDSS and other applications in the maritime mobile service; phù hợp với tên của
đề cương đăng ký 72-05-KHKT-TC mà Vụ KH-CN đề nghị: “Xây dựng tiêu chuẩn
thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các trạm ven biển thuộc hệ thống GMDSS”

-

ETSI EN 301 929-2 xây dựng cho các máy phát và máy thu VHF được sử dụng
làm các trạm ven biển dùng trong hệ thống GMDSS phù hợp với cấu trúc modul
theo Chỉ dẫn Thiết bị đầu cuối vô tuyến và viễn thông (R&TTE).

-

Nội dung của ETSI EN 301 929 cung cấp đầy đủ, chi tiết các chỉ tiêu kỹ thuật cũng
như các phương pháp đo đánh giá cho từng thiết bị thu phát vô tuyến VHF của
trạm ven biển thuộc hệ thống GMDSS. Các chỉ tiêu được chọn đều nhằm bảo đảm

một mức chất lượng nghiệp vụ được chấp nhận và làm tối thiểu can nhiễu có hại
đến các nghiệp vụ và thiết bị khác, đáp ứng được các yêu cầu cụ thể đối với Tiêu
chuẩn Ngành về thiết bị đầu cuối thuê bao và thiết bị vô tuyến, phục vụ cho công
tác quản lý và đo kiểm hợp chuẩn thiết bị.

-

Tới thời điểm này, ETSI EN 301 929 (V1.1.1) (2002-01) là phiên bản duy nhất.

-

Tương thích với hoàn cảnh sử dụng thiết bị vô tuyến VHF ở Việt Nam

Kết luận: Từ các nhận xét trên đây, nhóm thực hiện đề tài quyết định lựa chọn tài
liệu ETSI EN 301 929-2 (V.1.1.1) và ETSI EN 301 929-1 (V.1.1.1) làm sở cứ cho

22


việc xây dựng đề tài 72-05-KHKT-TC: “Xây dựng tiêu chuẩn thiết bị thu phát vô
tuyến VHF của các trạm ven biển thuộc hệ thống GMDSS”. Việc lựa chọn này hoàn
toàn có cơ sở.

7 Hình thức xây dựng bản dự thảo tiêu chuẩn
Trên cơ sở nghiên cứu phân tích các tài liệu trên, nhóm thực hiện đề tài xây dựng tiêu
chuẩn theo phương pháp chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế. Nội dung của tiêu
chuẩn quốc tế được chuyển thành nội dung của tiêu chuẩn Ngành theo hình thức chấp
thuận hoàn toàn phù hợp với Quyết định 27/2001/QĐ - TCBĐ của Tổng cục Bưu điện.
Bố cục của bản dự thảo tiêu chuẩn này được xây dựng theo bố cục của ETSI EN 301
929-2.

Nội dung của bản dự thảo tiêu chuẩn bao gồm yêu cầu hợp chuẩn cho thiết bị thu phát
vô tuyến VHF của các trạm ven biển thuộc hệ thống GMDSS, bao gồm 9 yêu cầu kỹ
thuật cho máy phát và 12 yêu cầu kỹ thuật cho máy thu; các phép đo kiểm hợp chuẩn
tương ứng (ETSI EN 301 929-2) và 2 phụ lục quy định (ETSI EN 301 929-1), 1 phụ
lục quy định (ITU-R Radio Regulations, Appendix 18).

8 Các sửa đổi theo ý kiến của Hội thảo và Nghiệm thu các cấp
 Nhóm thực hiện đề tài đã soát xét giữa hai bản tiếng Anh - tiếng Việt và Việt hóa
các câu, chữ trong bản dự thảo tiêu chuẩn tiếng Việt
 Rà soát, sửa một số lỗi chính tả, cách thể hiện ở các bảng và cách thể hiện văn
phạm tiếng Việt trong tiêu chuẩn
 Bổ sung thêm vào Thuyết minh:
-

Khảo sát thiết bị thu phát VHF được sử dụng ở các trạm ven biển Việt nam, cụ thể
đã giới thiệu về máy thu phát VHF JRV-500B (Nhóm thực hiện đề tài đã xin ý kiến
của các chuyên gia trong ngành hàng hải)

-

Đưa vào dự thảo tiêu chuẩn dải tần hoạt động của thiết bị VHF vô tuyến đã được
ITU quy định (từ 156 MHz đến 174 MHz)

-

Bổ sung và soát lại các tài liệu tiêu chuẩn quốc tế và các nước trong khu vực có
liên quan đến thiết bị thu phát VHF vô tuyến

-


Bỏ các tiêu chuẩn không cần thiết của các nước trong khu vực trong mục 2.2

-

Phân tích rõ hơn việc lựa chọn sở cứ ETSI 301 929-2

-

Đã nghiên cứu nội dung ETSI EN 300-162 và thấy rằng phạm vi áp dụng của ETSI
EN 300-162 (là dành cho các máy thu, máy phát gắn và sử dụng trên tàu) không
phù hợp với phạm vi áp dụng của đề cương nghiên cứu.

23


-

Đã bổ sung thêm tình hình triển khai thiết bị thu phát vô tuyến VHF trong hệ thống
các Đài thông tin duyên hải Việt nam trong mục 4.1, cụ thể về: số lượng thiết bị
thu phát vô tuyến VHF và hiện trạng; số lượng thiết bị thu phát vô tuyến VHF có
kế hoạch bổ sung thêm trong tương lai gần.



Bổ sung thêm vào Dự thảo tiêu chuẩn:

-

Định nghĩa về trạm ven biển


-

Phụ lục C: Bảng các tần số phát trong nghiệp vụ lưu động hàng hải VHF

9 Nội dung chính của bản dự thảo bộ tiêu chuẩn
Bố cục và nội dung chính của bản dự thảo tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở chấp
thuận các chỉ tiêu kỹ thuật của ETSI EN 301 929-2. Nội dung tiêu chuẩn gồm 5 phần
chính và 3 phụ lục quy định:
Phần 1: Phạm vi áp dụng quy định cho loại thiết bị cần chứng nhận hợp chuẩn
Phần 2: Các tài liệu tham chiếu chuẩn
Phần 3: Định nghĩa và chữ viết tắt
Phần 4: Các yêu cầu kỹ thuật đối với máy phát và máy thu. Mỗi tham số kỹ thuật
đều có cấu trúc gồm định nghĩa, chỉ tiêu giới hạn, tham chiếu đo kiểm hợp chuẩn được
mô tả cụ thể trong Phần 5.
Các yêu cầu kỹ thuật đối với máy phát trong Phần 4:
4.2.1 Sai số tần số
4.2.2 Công suất sóng mang
4.2.3 Độ lệch tần số
4.2.4 Công suất kênh lân cận
4.2.5 Phát xạ giả dẫn của máy phát truyền tới anten
4.2.6 Bức xạ vỏ máy phát và các phát xạ giả dẫn khác với các phát xạ truyền tới anten
4.2.7 Chỉ số điều chế của máy phát DSC
4.2.8 Đáp ứng tần số quá độ của máy phát
4.2.9 Suy hao xuyên điều chế
Các yêu cầu kỹ thuật đối với máy thu trong Phần 4:
4.2.10 Độ nhạy khả dụng cực đại
4.2.11 Triệt nhiễu đồng kênh
4.2.12 Độ chọn lọc kênh lân cận
24



4.2.13 Đáp ứng giả
4.2.14 Đáp ứng xuyên điều chế
4.2.15 Nghẹt hoặc độ khử nhạy
4.2.16 Các phát xạ giả của máy thu tại anten
4.2.17 Các phát xạ giả bức xạ vở của máy thu
4.2.18 Độ nhạy khả dụng cực đại của máy thu DSC
4.2.19 Triệt nhiễu đồng kênh
4.2.20 Độ chọn lọc kênh lân cận của máy thu DSC
4.2.21 Độ khử nhạy của máy thu với chế độ phát và thu đồng thời
Phần 5: Phương pháp đo kiểm việc tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật:
5.1 Các điều kiện đo kiểm chung
5.2 Điều kiện đo kiểm, nguồn điện và nhiệt độ xung quanh
5.3 Đo kiểm các tham số thiết yếu cho máy phát
5.4 Đo kiểm các tham số thiết yếu cho máy thu
Phụ lục A (Quy định): Máy thu đo đối với phép đo công suất kênh lân cận
Phụ lục B (Quy định): Các phép đo bức xạ
Phụ lục C (Quy định): Bảng các tần số phát trong băng lưu động hàng hải VHF
Tài liệu tham khảo

25


×