Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tài liệu DỰ THẢO "XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA NƯỚC THẢI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN – YÊU CẦU KỸ THUẬT" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.79 KB, 16 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN 1
DỰ THẢO
XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC
GIA NƯỚC THẢI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY
SẢN – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Cơ quan chủ trì : Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1
Điện thoại : 04 – 8273072 Fax: 04 - 8273070
Địa chỉ : Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh
Chủ nhiệm nhiệm vụ : Ths Mai Văn Tài
Email : m
Thời gian thực hiện : Từ tháng 1/2008 – 12/2008
Tổng kinh phí : 125,000,000 đồng
Bắc ninh tháng
1/2009
DỰ THẢO
QCVN: NƯỚC THẢI NUÔI TRỒNG THỦY
SẢN – YÊU CẦU KỸ THUẬT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN … :
…/BKHCN
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
NƯỚC THẢI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN – YÊU CẦU KỸ THUẬT
National technical regulation
Wastewater in aquaculture – technical requirement
HÀ NỘI - 2008
Lời nói đầu
QCVN … /BKHCN do Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc Cảnh báo Môi
trường và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản khu vực miền Bắc – Viện


Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 biên soạn, được Vụ Khoa học Công
nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số
/2008/QĐ-BKHCN ngày tháng năm … của Bộ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ.
MỤC LỤC
MỤC LỤC 5
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
NƯỚC THẢI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN –YÊU CẦU KỸ THUẬT
National technical regulation
Wastewater in aquaculture – technical requirement
1. QUY ĐỊNH CHUNG
Qui định một số thông số, mức các thông số và phương pháp thử tương ứng
của nước thải nuôi trồng thủy sản bán thâm canh và thâm canh
1.1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy chuẩn này quy định giới hạn các thông số liên quan đến an toàn môi
trường, các phương pháp thử tương ứng và các yêu cầu cơ bản đối với quản lý nước
thải trong nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh và thâm canh.
1.2. Đối tượng áp dụng:
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến
nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh và thâm canh trong phạm vi cả nước.
1.3. Giải thích từ ngữ:
Trong quy chuẩn này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Cơ sở nuôi trồng thủy sản: bao gồm tất cả các cơ sở có hoạt động nuôi trồng
thủy sản ở các loại hình mặt nước ngọt lợ mặn trên quy mô bán thâm canh và thâm
canh.
Nước thải nuôi trồng thủy sản: là nguồn nước thải ra từ hoạt động nuôi trồng
thủy sản bán thâm canh và thâm canh.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của cơ sở
nuôi trồng thủy sản bán thâm canh và thâm canh

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của cơ sở nuôi trồng
thủy sản bán thâm canh và thâm canh khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải
không quá giá trị C
max
được tính toán như sau:
C
max
= C x Kq x Kf
Trong đó:
C
max
là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong nước thải của cơ sở nuôi trồng
thủy sản bán thâm canh và thâm canh thải ra các vực nước, tính bằng miligam trên lít
nước thải (mg/l).
C là giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm quy định tại mục 2.2.
Kq là hệ số theo lưu lượng / dung tích nguồn tiếp nhận nước thải. Được quy định tại
mục 2.3.
Kf là hệ số theo lưu lượng nguồn thải quy định theo mục 2.4.
Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho chỉ tiêu pH,
Coliform
2.2. Giá trị C của các thông số làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép
trong nước thải cơ sở nuôi trồng thủy sản bán thâm canh và thâm canh
Giá trị C của các yếu tố thủy lý, thủy hóa, vi sinh chủ yếu trong nước thải ở các cơ sở
nuôi trồng thủy sản trước khi thải ra môi trường được quy định tại bảng 1 đối với cơ sở
nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ và bảng 2 đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản nước
ngọt.
Quy chuẩn này không bao gồm thuốc, hóa chất và mầm bệnh.
Bảng 1 – Giới hạn lý hoá học và vi sinh cho phép đối với nước thải trong các cơ
sở nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị C

1 pH
- 5 - 9
2
DO mg/l 4
3
BOD
5
mg/l 10
4 COD mg/l 50
5 TSS mg/l 100
6
NH
3
mg/l 1
7
N tổng mg/l 15
8
Photpho tổng số mg/l 5
9 H2S mg/l 0,05
10 Coliforms MPN/mL 5000
11
Dầu mỡ mg/l 0, 1
Bảng 2 – Giới hạn lý hoá học và vi sinh cho phép đối với nước thải trong các cơ
sở nuôi trồng thủy sản nước ngọt
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị C
1 pH
- 5-9
2
DO mg/l 4
3

BOD
5
mg/l 30
4 COD mg/l 60
5
TSS mg/l 70
6
NH
3
-N mg/l 1
7
N tổng mg/l 15
8
Photpho tổng số mg/l 5
9 H2S mg/l 0,05
10 Coliforms MPN/mL 5000
11
Dầu mỡ mg/l 0,1
Ngoài 11 thông số được quy định trong bảng 1 và bảng 2, tùy theo yêu cầu và mục
đích kiểm soát ô nhiễm Giá trị C của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định
tại cột B và C của bảng 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5945 – 2005: Chất lượng nước
thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải
2.3. Giá trị hệ số Kq
a) Giá trị hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải của cơ sở nuôi trồng thủy sản
bán thâm canh và thâm canh là sông, suối, kênh, mương, khe, rạch được quy định tại
bảng 3 dưới đây.
Bảng 3: Giá trị hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh,
mương, khe, rạch tiếp nhận nguồn nước thải.
Lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe,
rạch tiếp nhận nguồn nước thải (Q)

Đơn vị tính: mét khối/giây (m
3
/s)
Giá trị hệ số Kq
Q ≤ 50 0,9
50 < Q ≤ 200 1
Q > 200 1,1
Q là lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải. Giá trị Q được tính
theo giá trị trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của Trung
tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia). Trường hợp các kênh, rạch, suối nhỏ không có số
liệu về lưu lượng thì giá trị Kq = 0,9.
b) Giá trị hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải của cơ sở nuôi trồng thủy sản
bán thâm canh và thâm canh là hồ, ao, đầm được quy định tại bảng 4 dưới đây.
Bảng 4: Giá trị hệ số Kq ứng với dung tích hồ, ao, đầm tiếp nhận nguồn nước
thải.
Dung tích hồ, ao, đầm tiếp nhận nguồn nước thải (V)
Đơn vị tính: Triệu mét khối (10
6
m3)
Giá trị hệ số Kq
V ≤ 10 0,6
10 < V ≤ 100 0,8
V > 100 1,0
V là dung tích hồ tiếp nhận nguồn nước thải. Giá trị V được tính theo giá trị trung bình
03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của Trung tâm Khí tượng Thuỷ
văn Quốc gia)
c) Đối với nguồn tiếp nhận nước thải của cơ sở nuôi trồng thủy sản bán thâm canh và
thâm canh là vùng nước biển ven bờ thì giá trị hệ số Kq = 1,2.
2.4. Giá trị hệ số Kf
Giá trị hệ số Kf được quy định tại Bảng 5 dưới đây.

Bảng 5: Giá trị hệ số Kf ứng với lưu lượng nước thải.
Lưu lượng nước thải
Đơn vị tính: mét khối / ngày đêm (m
3
/24h)
Giá trị hệ số Kf
F ≤ 50 1,2
50 < F ≤ 500 1,1
500 < F ≤ 5000 1,0
F > 5000 0,9
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1 Tần suất lấy mẫu để đo nồng độ các thông số ô nhiễm được xác định theo yêu
cầu của cơ quan có thâmr quyền, đảm bảo giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải
của cơ sở nuôi trồng thủy sản bán thâm canh và thâm canh khi thải ra môi trường
không vượt quá các giá trị tối đa cho phép C
max
quy định trong quy chuẩn này.
3.2. Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải cơ sở nuôi
trồng thủy sản bán thâm canh và thâm canh thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia
sau đây:
TCVN 6492 : 1999 (ISO 10523 : 1994) Chất lượng nước – Xác định pH.
TCVN 7324 : 2004 (ISO 5813 : 1983) Chất lượng nước – Xác định oxy hòa tan –
phương pháp IOD.
TCVN 7325 : 2004 (ISO 5814: 1999) Chất lượng nước – Xác định Oxy hòa tan -
Phương pháp đầu đo điện hóa.
TCVN 6001 : 1995 (ISO 5815 : 1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy
sinh hóa sau 5 ngày (BOD
5
). Phương pháp cấy và pha loãng.
TCVN 6491 : 1999 (ISO6060 : 1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hóa

học.
TCVN 6638: 2000 (ISO 10048 : 1991) Chất lượng nước – Xác định ni tơ. Vô cơ
hóa sau khi thử bằng hợp kim Devarda
TCVN 6625 : 2000 (ISO 11923 : 1997) Chất lượng nước – Xác định chất rắn lơ
lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh.
TCVN 6179 – 1 : 1996 (ISO 7105 – 1 : 1984) Chất lượng nước – Xác định Amoni.
Phần 1: Phương pháp trắc phổ thao tác bằng tay
TCVN 6179 – 2 : 1996 (ISO 7105 – 2 : 1984) Chất lượng nước – Xác định Amoni.
Phần 2: Phương pháp trắc phổ tự động.
TCVN 5988:1995. (APHA -4500) Chất lượng nước - Xác định Amoni. Phương
pháp chưng cất và chuẩn độ.
TCVN 6202 : 2008 Chất lượng nước - Xác định photpho. Phương pháp đo phổ
dùng amoni molipdat.
TCVN 6200 : 1996 Chất lượng nước – Xác định Sunfat. Phương pháp trọng lượng
sử dụng Bari clorua
TCVN 6187 – 1 : 1996 (ISO 9308 – 1 : 1999) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm
vi khuẩn Coliform, vi khuẩn Coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định. Phần 1:
Phương pháp màng lọc
TCVN 6187 – 2: 1996 (ISO 9308 – 2 : 1999) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm
vi khuẩn Coliform, vi khuẩn Coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định. Phần 2:
Phương pháp nhiều ống.
TCVN 5070 : 1995 . Chất lượng nước – Phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ
và sản phẩm dầu mỏ.
Trường hợp các TCVN được soát xét sửa đổi thì ưu tiên áp dụng TCVN mới công
bố. Khi cần kiểm soát các thông số ô nhiễm khác, phương pháp xác định theo các
TCVN hiện hành.
4. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
4.1. Chứng nhận hợp quy
4.1.1. Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện chứng nhận hợp quy về điều kiện
xả nước thải nuôi trồng thủy sản theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28

tháng 9 năm 2007 về “Quy định về hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp
quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy”.
4.1.2. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp được thành lập và hoạt động theo Nghị
định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 về “Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật” và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chỉ định tiến hành chứng nhận hợp quy cơ sở nuôi trồng thủy sản xả nước thải
không vượt quá các thông số cho phép.
4.1.3. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy cho cơ sở nuôi trồng thủy sản
có nước thải phù hợp với quy định được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
4.2. Công bố hợp quy
4.2.1 Cơ sở nuôi trồng thủy sản xả nước thải đúng theo quy định được chứng
nhận hợp quy phải thực hiện công bố hợp quy và gửi hồ sơ công bố hợp quy về cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ
định.
4.2.2. Việc công bố hợp quy thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số
127/2007/NĐ-CP.
4.3. Giám sát chế tài
4.3.1. Cơ sở nuôi trồng thủy sản và Tổ chức chứng nhận chịu sự thanh tra, kiểm
tra định kỳ hoặc đột xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương.
4.3.2. Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy
định của pháp luật hiện hành .
4.4. Tổ chức thực hiện
4.4.1. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản được quy định tại điều 1.2. của quy chuẩn
này có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo vệ
sinh môi trường.
4.4.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chỉ đạo các đơn vị chức
năng phổ biến, hướng dẫn và thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này.
4.4.3. Trong trường hợp các quy định tại quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung

hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định văn bản mới nhất do Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ký ban hành.

×