Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Nghiên cứu các hình thức dịch vụ điện thoại IP mới và đánh giá tác động đến thị trường viễn thông hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.99 KB, 40 trang )

BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
VỤ VIỄN THÔNG

BÁO CÁO ĐỀ TÀI

Nghiên cứu các hình thức dịch vụ điện thoại IP mới và đánh giá tác động đến
thị trường viễn thông hiện hành.

MÃ SỐ: 44-06-KHKT-RD
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: VỤ VIỄN THÔNG

Chủ trì đề tài
: Lê Thị Ngọc Mơ
Thành viên tham gia : Nguyễn Thành Chung


Hà Nội, tháng 12 năm 2006

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
Chương 1: Tổng quan về điện thoại IP..................................................................5
1.1. Giới thiệu điện thoại IP....................................................................................5
1.2. Phân loại:........................................................................................................6
1.3. Ảnh hưởng của điện thoại IP đến thị trường viễn thông .................................9
1.4. Chất lượng dịch vụ điện thoại IP...................................................................11
1.5. Kết nối và truy nhập.......................................................................................12
1.6. Nghĩa vụ công ích của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại IP...........14
1.7. An toàn, an ninh trong cung cấp dịch vụ.......................................................19
1.8. Cấp đầu số điện thoại IP................................................................................19
1.9. Cấp phép cung cấp dịch vụ điện thoại IP.......................................................23
Chương II: Hiện trạng triển khai và quản lý các loại hình dịch vụ điện thoại


IP ở Việt Nam. .......................................................................................................28
2.1. Hiện trạng triển khai và quản lý điện thoại IP tại Việt Nam.........................28
2.2. Nhu cầu triển khai các loại hình dịch vụ điện thoại IP mới...........................30
Chương III: Đề xuất chính sách phát triển và quản lý điện thoại IP tại Việt
Nam..........................................................................................................................32
3.1. Phân loại dịch vụ điện thoại IP......................................................................34
3.2. Cấp phép cung cấp dịch vụ điện thoại IP.......................................................36
3.3. Điều kiện cung cấp dịch vụ điện thoại IP......................................................37
3.4. Cấp đầu số cho điện thoại IP.........................................................................37
3.5. Nghĩa vụ kết nối của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại IP.......38
3.6. Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ
điện thoại IP..........................................................................................................38
3.7. Thời gian dự kiến cho phép cung cấp dịch vụ điện thoại IP mới. ................39
KẾT LUẬN.............................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................40

2


MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, khi dịch vụ Internet bùng nổ thì nó đã
kích thích sự ra đời hàng loạt các dịch vụ ứng dụng. Các dịch vụ trên nền băng rộng
bao gồm âm thanh, hình ảnh, và dữ liệu đều có thể tạo ra trên nền mạng sử dụng
giao thức Internet (mạng IP). Các mạng số này đòi hỏi đầu tư chi phí tài chính
không lớn và rẻ hơn nhiều so với việc đầu tư chi phí xây dựng và điều hành các
mạng chuyển mạch thông thường. Tuy vậy, nó lại tỏ ra thích hợp hơn trong việc cải
tiến, nâng cấp mới và sẵn sàng trong việc cung cấp các dịch vụ giá rẻ, tiết kiệm hơn
cho người sử dụng dưới mọi hình thức.
Có rất nhiều lợi ích từ mạng IP và đặc biệt là các ứng dụng trên mạng IP, đặc
biệt là dịch vụ Voice over IP (VoIP). Thứ nhất, mạng IP đòi hỏi chi phí triển khai

thấp hơn. Một trong những lợi ích vô cùng quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí
là có thể sử dụng cả hạ tầng mạng cáp và không dây.
Thứ hai, do kiến trúc đặc thù của mạng IP, các gói thông tin số được truyền
theo cách hiệu quả nhất (trái với cách truyền của mạch kênh end – to – end ) và tận
dụng hiệu quả hơn năng lực của mạng.
Thứ ba, với đặc điểm đa chức năng của mạng IP cho phép chi phí của mạng
được phân bổ rộng ra khi cùng một mạng có thể được sử dụng để cung cấp nhiều
loại dịch vụ khác nhau (âm thanh, hình ảnh, dữ liệu). Các nhà cung cấp mạng và
kinh doanh đã coi IP như một hình thức tiết kiệm và hiệu quả thực tế.
Mạng IP và các ứng dụng trên mạng IP đã và sẽ đem lại nhiều sự lựa chọn
cho người sử dụng dịch vụ. Chẳng hạn như, người sử dụng dịch vụ VoIP có thể lựa
chọn việc nhận tin nhắn bằng giấy hoặc bằng âm thanh hoặc bằng chính số điện
thoại khi họ đang đi du lịch. VoIP chỉ là một trong những ứng dụng trên mạng IP
có thể hỗ trợ nhiều dịch vụ ứng dụng khác nhau.
Do một công ty có thể cung cấp dịch vụ Điện thoại IP mà không nhất thiết
phải có hạ tầng mạng nên ngày càng xuất hiện nhiều công ty muốn cung cấp dịch
vụ này, tạo ra sự cạnh tranh lớn giúp cho người sử dụng dịch vụ có nhiều cơ hội lựa
chọn các dịch vụ với giá thấp hơn. Hơn nữa việc kết hợp hình ảnh và dữ liệu trên
cùng một mạng cũng tạo ra nhiều dịch vụ mới có sức hấp dẫn hơn.
Với việc mạng IP và các dịch vụ trên mạng IP đã mang lại nhiều thuận lợi
cho kinh doanh và người tiêu dùng thì một đất nước không năm được cơ hội đưa
mạng IP vào cuộc sống sẽ tự đánh mất đi những thuận lợi này. Các nước yêu cầu
việc chuyển thoại phải bằng mạng chuyển mạch kênh truyền thống và trì hoãn việc
sử dụng mạng IP chính là việc đang chấp nhận sử dụng các mạng đã cũ, lỗi thời và
chịu chi phí tốn kém hơn các nước khác. Các nước đi theo phương thức truyền
thống cũ đã tự lấy đi của người dân và doanh nghiệp cơ hội chia sẻ lợi nhuận và đổi
mới nhanh chóng, tăng sức cạnh tranh và giảm giá. Thực sự, mạng IP đã được sử
dụng rất rộng rãi cho môi trường truyền dẫn quốc tế trong đó một phần dùng cho
3



thoại. Tất cả các nước trên thế giới hiện nay đang tìm cách nắm lấy cơ hội sử dụng
công nghệ VoIP và các công nghệ khác dựa trên nền mạng IP. Nhiều nước đang nỗ
lực tạo ra môi trường pháp lý mềm dẻo tạo điều kiện cho việc đầu tư, cạnh tranh,
đổi mới và triển khai các mạng IP và các ứng dụng như VoIP.
Tuy nhiên, vẫn có một số nước đi theo định hướng khác, họ không quan tâm
đến lợi nhuận to lớn, thời cơ và tiết kiệm từ công nghệ này mà họ chỉ quan tâm đến
việc liệu các cuộc gọi VoIP có làm giảm lợi nhuận rất cao thu từ các cuộc gọi quốc
tế và rất khó khăn trong việc triển khai mạng IP do kiến trúc mạng của họ.
Báo cáo này tập trung vào việc nghiên cứu, đánh giá về công nghệ, lợi ích,
tình hình triển khai, bối cảnh trong nước và quốc tế, đồng thời đưa ra những đề
xuất về chính sách phát triển công nghệ mạng IP và các ứng dụng trên mạng IP, đặc
biệt là các chính sách cho các hình thức điện thoại IP mới hiện chưa được phép
cung cấp tại Việt Nam.

4


Chương 1: Tổng quan về điện thoại IP
1.1. Giới thiệu điện thoại IP
1.1.1. Định nghĩa:
Điện thoại IP là một loại dịch vụ viễn thông truyền âm thanh, dữ liệu sử
dụng một phần hoặc toàn phần công nghệ IP (Internet Protocol). Quá trình cơ bản
nhất trong một cuộc gọi điện thoại IP là việc chuyển tín hiệu âm thanh tương tự
thành định dạng số và nén thành các gói IP và được truyền qua môi trường mạng
thuê riêng hay mạng Internet hoặc mạng kết hợp cả hai loại trên. Quá trình này
được duy trì đến khi cuộc gọi kết thúc.
1.1.2. Nguyên lý cơ bản của công nghệ Điện thoại IP:
Điện thoại IP là công nghệ đóng gói tín hiệu thoại, fax và modem tương tự
thành các gói (packets) theo thủ tục IP, sau đó các gói tin này được truyền tải trên

các mạng truyền số liệu. Trước khi đến điểm người dùng cuối, các gói tin này lại
được chuyển đổi thành dạng tín hiệu tương tự như ban đầu cho phù hợp với thiết bị
đầu cuối tiếp nhận. Các thuê bao sử dụng các máy điện thoại và fax thông thường
của họ và truy cập qua PSTN, những cuộc gọi có thể truyền lên mạng IP, ATM,
hoặc Frame Relay hay thậm chí là Internet công cộng.
1.1.3. Đặc điểm của công nghệ điện thoại IP:
Với khả năng chuyển đổi linh hoạt chuẩn nén và phương thức đóng gói, băng
thông trong công nghệ điện thoại IP được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Theo công nghệ truyền thống, việc kết nối thoại trên mạng PSTN đòi hỏi
phải thiết lập một đường kết nối riêng về mặt vật lý từ điểm gọi đến điểm được gọi
trong suốt thời gian diễn ra cuộc gọi. Điều này dẫn đến việc tiêu tốn một lượng
băng thông cố định cho mỗi cuộc gọi. Trong khi đó, công nghệ điện thoại IP không
đòi hỏi phải thiết lập một băng thông cố định để chuyển các gói tín hiệu từ điểm
này đến điểm kia mà băng thông có thể sử dụng chung cho tất cả các gói thông tin
của các dịch vụ khác.
Hơn nữa, trong công nghệ điện thoại IP, các gói số liệu chỉ được tạo ra khi
có tiếng nói thực. Do đó, băng thông sẽ không bị chiếm khi chuyển tải các giai
đoạn lặng của tín hiệu thoại (theo tính toán thực tế, giai đoạn lặng trong các cuộc
hội thoại có thể chiếm tới ½ băng thông). Vì vậy, công nghệ điện thoại IP được coi
là công nghệ loại bỏ tín hiệu lặng của cuộc gọi.
Mặt khác, tín hiệu thoại trong công nghệ điện thoại IP được nén với hệ số
nén rất cao (hệ số từ 8:1 trở lên) nên băng thông được sử dụng rất tiết kiệm và có
hiệu quả hơn nhiều so với công nghệ thoại trên PSTN.
Mạng điện thoại IP có khả năng tích hợp với các thiết bị truy nhập đầu cuối
khác nhau và có tính mở cao
Dựa vào công nghệ chuyển mạch gói, mạng điện thoại IP có khả năng tích
hợp với nhiều thiết bị truy nhập đầu cuối khác nhau như: điện thoại, máy tính,
5



video,… nhằm cung cấp dịch vụ mở rộng như: Internet, truyền thanh, tin nhắn, điện
thoại video, các dịch vụ dữ liệu, thoại, video theo yêu cầu; đồng thời là nền tảng
cho việc xây dựng mạng truyền thống đa phương tiện trong tương lai
Mặt khác, trong mạng điện thoại IP, các thiết bị đơn giản như Gateway, thiết
bị định tính Router, Gatekeeper thực hiện chức năng chuyển mạch và báo hiệu sẽ
được sử dụng thay thế cho các tổng đài toll với cấu trúc phức tạp.
1.1.4. Ưu điểm và nhược điểm của điện thoại IP
Về mặt kỹ thuật, điện thoại IP có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Thông tin thoại trước khi đưa lên mạng IP sẽ được nén xuống dung lượng
thấp (tuỳ theo kỹ thuật nén), vì vậy sẽ làm giảm được lưu lượng mạng.
- Trong trường hợp cuộc gọi ở mạng chuyển mạch kênh một kênh vật lí sẽ
được thiết lập và duy trì giữa hai bên cho đến khi một trong hai bên huỷ bỏ liên kết.
Như vậy, trong khoảng thời gian không có tiếng nói, tín hiệu thoại vẫn được lấy
mẫu, lượng tử hoá và truyền đi. Vì vậy, hiệu suất đường truyền sẽ không cao. Đối
với điện thoại Internet có các cơ chế để phát hiện khoảng lặng (khoảng thời gian
không có tiếng nói) nên sẽ làm tăng hiệu suất mạng.
Nhược điểm:
- Nhược điểm chính của điện thoại qua mạng IP chính là chất lượng dịch vụ.
Các mạng số liệu vốn dĩ không phải xây dựng với mục đích truyền thoại thời gian
thực, vì vậy khi truyền thoại qua mạng số liệu cho chất lượng cuộc gọi thấp và
không thể xác định trước được. Sở dĩ như vậy là vì gói tin truyền trong mạng có trễ
thay đổi trong phạm vi lớn, khả năng mất mát thông tin trong mạng hoàn toàn có
thể xảy ra. Một yếu tố làm giảm chất lượng thoại nữa là kỹ thuật nén để tiết kiệm
đường truyền. Nếu nén xuống dung lượng càng thấp thì kỹ thuật nén càng phức tạp,
cho chất lượng không cao và đặc biệt là thời gian xử lý sẽ lâu, gây trễ.
- Một nhược điểm khác của điện thoại IP là vấn đề tiếng vọng. Nếu như
trong mạng thoại, do trễ ít nên tiếng vọng không ảnh hưởng nhiều thì trong mạng
IP, do trễ lớn nên tiếng vọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thoại. Vì vậy, tiếng
vọng là một vấn đề cần phải giải quyết trong điện thoại IP.

1.2. Phân loại:
Việc dịch vụ viễn thông ngày càng hướng tới các dịch vụ viễn thông trên nền
IP là do sự thay đổi cơ bản trong mạng truyền thông trong mấy năm gần đây. Ngày
nay, công nghệ IP được coi như là cách mạng về dịch vụ thoại và các ứng dụng
khác. Cuộc cách mạng công nghệ này tạo ra rất nhiều các dịch vụ trên mạng
Internet mới trong đó có điện thoại IP.
6


Điện thoại IP được coi như là một ứng dụng. Rất nhiều các nhà cung cấp
dịch vụ điện thoại IP hiện nay chỉ cung cấp duy nhất một ứng dụng này, trong khi
đó có nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác lại cung cấp hạ tầng mạng. Do vậy, trong
công nghệ IP cũng cần phân biệt cung cấp hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ.
Lịch sử về điện thoại IP bắt đầu từ khá sớm với việc hội thoại giữa những
người sử dụng máy tính với nhau. Để hội thoai được với nhau, những người sử
dụng này cần có một tai nghe (handset) cắm vào máy tính và họ có thể hội thoại
trực tiếp với nhau hoặc gửi các tin nhắn cho nhau. Các hình thức điện thoại IP cũng
thay đổi nhanh chóng trong một vài năm gần đây, bao gồm các hình thức sau:
1. Từ PC to PC;
2. Từ PC to Phone;
3. Từ Phone to Phone thông qua môi trường truyền dẫn IP.
Ngày nay, các khái niệm “điện thoại IP”; “điện thoại Internet” và “VoIP”
đều được sử dụng, trong một số trường hợp chúng có thể sử dụng chung cho nhau
và một số trường hợp khác với các nghĩa khác nhau. Có rất nhiều cách định nghĩa
và hiểu về các khái niệm trên như sau:
“Điện thoại Internet” (theo định nghĩa trong từ điển Internet của Newton):
công nghệ Internet đơn giản được hiểu là công nghệ và phương pháp cho phép một
người có thể thực hiện được các cuộc gọi nội hạt, đường dài và quốc tế qua Internet
sử dụng máy tính của họ. Định nghĩa về điện thoại Interenet được thay đổi từng
ngày và sau này có bao gồm cả truyền thông (thoại, video, hình ảnh), và tất cả các

hình thức tin nhắn và sự biến đổi tốc độ từ thời gian thực sang thời gian trễ.
“Điện thoại IP” (theo định nghĩa của Microsoft): Điện thoại IP là một tập
hợp các công nghệ cho phép thoại, dữ liệu và video qua mạng IP sẵn có như mạng
LAN, WAN và Internet. Đặc biệt, điện thoại IP sử dụng các tiêu chuẩn mở của
IETF và ITU để thực hiện việc truyền thông qua bất kỳ một mạng nào sử dụng giao
thứ IP.
Voice over IP (VoIP): Là công nghệ được sử dụng để truyền các hội thoại
âm thanh qua mạng dữ liệu sử dụng giao thức IP (Internet Protocol). Các mạng dữ
liệu này có thể là mạng Internet, Intranet hoặc các mạng dùng riêng thông thường
được các nhà cung cấp dịch vụ thoại nộ hạt, đường dài sử dụng để cung cấp dịch vụ
VoIP.
Sau khi điện thoại IP ra đời thì xu thế trong cách phân loại dịch vụ điện thoại
đã dần thay đổi.

7


Như vậy, dần dần dịch vụ thoại không phải là dịch vụ cơ bản nữa mà thay
thế vào đó là dịch vụ dữ liệu được coi là dịch vụ cơ bản và dịch vụ thoại là dịch vụ
gia tăng giá trị trên mạng viễn thông. Xu thế này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cách
quản lý của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo môi trường viễn thông cạnh
tranh bình đẳng.
Việc phân loại điện thoại IP cũng như cách định nghĩa điện thoại IP có ý
nghĩa rất lớn trong việc quyết định xem chính sách hiện tại cho điện thoại PSTN có
thể áp dụng cho điện thoại IP hay không.
Tại các nước khác nhau có cách phân loại dịch vụ điện thoại IP theo các cách
khác nhau với cách hiểu cũng như tên gọi khác nhau.
Theo định nghĩa của tổ chức viễn thông thế giới (ITU) thì
Điện thoại IP = VoIP + Điện thoại Internet
Trong đó:

- VoIP: sử dụng mạng truyền dẫn là mạng IP riêng;
- Điện thoại Internet: sử dụng mạng truyền dẫn là mạng Internet công cộng.
Tại Singapore:
- Năm 1998: chủ yếu là dịch vụ VoIP Phone-to-Phone;
- Năm 1999: PC-to-Phone phát triển;
- Năm 2002: PC to PC phát triển;
- Sau năm 2003: Wireless IP phone – to Wireless IP phone.
Tuy nhiên, đối với các cuộc gọi IP Phone – to IP Phone sẽ không còn các
khái niệm tính chi phí cuộc gọi dựa trên thời gian và khi triển khai sẽ không phân
biệt được khái niệm cuộc gọi nội hạt, đường dài hay cuộc gọi IDD.
Dựa vào quá trình phát triển của dịch vụ điện thoại được mô tả như trên, cơ
quan quản lý Singapor đã quyết định coi dịch vụ điện thoại IP là bất kỳ một dịch vụ
thoại IP nào có sử dụng đầu số theo chuẩn E.164 (số dùng cho điện thoại IP) được
cung cấp cho khách hàng tại Singapore và cho phép khách hàng có thể thực hiện và
8


nhận các cuộc thoại, thực hiện các cuộc gọi có tích hợp dữ liệu, video sử dụng cùng
một số điện thoại IP từ bất kỳ nơi nào trong nước hoặc nước ngoài có kết nối
Internet băng rộng. Cũng với lý do trên, tại Singapore cho phép cả doanh nghiệp có
hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đều được phép cung
cấp dịch vụ điện thoại IP.
Tại Trung Quốc:
Bộ Công nghiệp và thông tin đã quyết định xếp loại hình dịch vụ điện thoại
IP loại hình Phone -to-Phone và PC – to – Phone vào dịch vụ viễn thông cơ bản,
còn dịch vụ điện thoại PC-to-PC hiện nay chưa được phép cung cấp tại Trung
Quốc.
Tại Hồng Kông:
Cơ quan quản lý về viễn thông của Hồng Kông quyết định phân loại điện
thoại IP vào dịch vụ cơ bản lớp 1 và dịch vụ lớp 2 (Class1 Services và Class2

Services);
Tại Pháp:
Cơ quan quản lý về viễn thông chỉ phân biệt 2 loại hình dịch vụ điện thoại IP
đó là:
- Dịch vụ hay phần mềm VoIP không khởi đầu và kết cuối tới/từ mạng
PSTN và không cấp đầu số theo chuẩn E.164 cho khách hàng. Dịch vụ
này không được coi là dịch vụ cơ bản.
- Dịch vụ điện thoại khởi đầu hoặc kết cuối trên mạng PSTN và có hoặc
không cấp đầu số theo chuẩn E.164 cho khách hàng. Và các loại hình dịch
vụ này được coi như dịch vụ điện thoại truyền thống – cơ bản.
Tại Australia:
Cơ quan quản lý về viễn thông cũng chỉ phân biệt 2 loại hình dịch vụ điện
thoại IP đó là:
- Dịch vụ loại A: bao gồm các dịch vụ điện thoại IP có kết nối tới hoặc kết
nối từ mạng PSTN được xếp vào dịch vụ cơ bản (PATs);
- Dịch vụ loại B: là dịch vụ điện thoại, truyền thông giữa những người sử
dụng Internet với nhau và không kết nối tới mạng PSTN. Dịch vụ này
không được xếp vào loại dịch vụ cơ bản.
1.3. Ảnh hưởng của điện thoại IP đến thị trường viễn thông
Sự ra đời của điện thoại IP góp phần tăng sức cạnh tranh và kích thích sự
phát triển của thị trường viễn thông trong việc đa dạng hoá dịch vụ thoại. Việc có
thêm nhiều loại hình dịch vụ thoại góp phần làm giảm giá cước và chi phí trong
việc cung cấp dịch vụ viễn thông. Ngoài ra, điện thoại IP cũng góp phần định
hướng sự tăng trưởng và phát triển dịch vụ truy nhập Internet băng rộng.
9


Lợi ích mà điện thoại IP mang lại cho người sử dụng và nhà cung cấp vô
cùng to lớn, bao gồm việc làm tăng khả năng truy cập thông tin, thu hẹp giới hạn
khoảng cách địa lý, giảm giá với một chất lượng dịch vụ phù hợp và góp phần tăng

lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đặc biệt, trong việc đẩy mạnh khả năng truy cập
thông tin, điện thoại IP đã mang lại rất nhiều lợi ích như:
- Góp phần phát triển các dịch vụ cung cấp thông tin tới từng hộ gia đình
thông qua môi trường truyền dẫn là cáp, DSL hay các công nghệ truy cập
tích hợp khác.
- Là một phương tiện truyền thông độc lập;
- Thúc đẩy sự phát triển xã hội thông qua việc truy cập vào các mạng IP tích
hợp sẵn các dịch vụ họp tập trực tuyến, chữa bệnh từ xa, chính phủ điện tử

- Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thông qua việc thâm nhập các thị trường
mới.
Công nghệ điện thoại IP góp phần thu hẹp giới hạn khoảng cách với việc
giúp cho người sử dụng có điều kiện sử dụng nhiều thiết bị truyền thông hơn như
máy vi tính, điện thoại, PDA, điện thoại wireless và thậm chí là bộ tích hợp TV.
Hơn nữa, điện thoại IP kết hợp thoại trong các ứng dụng khác cũng góp phần giảm
giá hiệu quả khi điều hành mạng được tổ chức một cách hợp lý.
Ngoài ra, điện thoại IP góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các thiết bị không
dây và có dây và giúp cho việc kết nối dễ dàng hơn. Công nghệ Điện thoại IP cũng
có thể cho phép độc lập về mặt địa lý, tính di động, và khả năng truy cập thông qua
một số điện thoại ở bất kỳ đâu một cách thuận tiện.
Giảm giá thành cũng là một trong các tiêu chí khi triển khai công nghệ điện
thoại IP. Đối với việc truyền thông thoại, dữ liệu đã được nén và truyền đi trên
mạng máy tính dựa trên công nghệ IP, có nghĩa là điện thoại IP có thể tiết kiệm đến
90% băng thông so với các cuộc gọi trên mạng PSTN truyền thống. Chi phí xây
dựng một mạng chuyển mạch gói bằng 1/3 chi phí xây dựng một hệ thống chuyển
mạch vòng và có thể tiết kiệm từ 50% - 60% chi phí điều hành mạng.
Mạng IP có thể thiết kế đặc biệt cho việc cung cấp dịch vụ điện thoại IP đảm
bảo chất lượng. Các mạng IP riêng biệt hỗ trợ khả năng ưu tiên thoại và giúp cho
truyền thông nhanh chóng và đảm bảo mà không phải quan tâm đến việc nghẽn
mạng. Trong môi trường này người sử dụng không phân biệt được chất lượng giữa

cuộc gọi trên môi trường điện thoại IP thuê riêng với cuộc gọi trên môi trường
PSTN truyền thống.
Ngoài ra, điện thoại IP còn góp phần tăng lợi nhuận cho nhà cung cấp do
vịec mang lại những nguòn lợi nhuận mới từ các dịch vụ mới, thậm chí cả những
nơi mà lợi nhuận từ dịch vụ thoại truyền thống đang bị giảm. Lợi nhuận được gia
tăng bao gồm từ:
- Tăng lưu lượng truyền thông nội hạt bởi vì điện thoại IP làm tăng tổng
lưu lượng truyền thông qua mạng nội hạt.
10


- Là một đường thoại thứ 2 (bên cạnh đường PSTN truyền thống) cung cấp
tới các hộ gia đình và từ đó góp phần gia tăng đường thuê bao.
- Gia tăng truyền thông trên đường trục backbone.
- Tăng số lượng các dịch vụ mới như dịch vụ trung chuyển cuộc gọi qua
các VoIP gateway, các dịch vụ tin nhắn hợp nhất, các mạng riêng ảo IP
cho việc kinh doanh, các dịch vụ hối đoái ngân hàng VoIP cho các ISP.
1.4. Chất lượng dịch vụ điện thoại IP
Khái niệm chất lượng dịch vụ được áp dụng cho điện thoại giữa hai người sử
dụng được công bằng trong một phạm vi lớn. Từ những tham số xuất phát từ bản
chất của mạng cho phép chúng ta có thể xác định được số lượng và chất lượng dịch
vụ cung cấp. Ngoài ra, các khía cạnh khác cũng cần được quan tâm khi xem xét
quan điểm của người dùng về việc đánh giá chất lượng dịch vụ như khách hàng
thân thiện, mức độ sẵn sàng dịch vụ, an toàn an ninh, tính thân thiện, dễ sử dụng
của dịch vụ.
Liên quan đến chính sách quản lý chất lượng dịch vụ điện thoại IP ở các
nước cũng có sự khác nhau. Một số nước quy định bắt buộc quản lý về chất lượng,
một số nước chỉ quản lý ở một số chỉ tiêu nhưng cũng có một số nước khác không
bắt buộc yêu cầu về đảm bảo chất lượng mà quy vào sự lựa chọn của khách hàng.
1. Kinh nghiệm của các nước EU

Chất lượng và giá cả là hai nhân tố đóng vai trò chính và quyết định trong
một thị trường viễn thông cạnh tranh. Các nhà cung cấp dịch vụ trong môi trường
cạnh tranh có thể mong muốn hoặc không mong muốn công bố các thông tin mang
tính so sánh phụ thuộc vào việc công bố này có đem lại những thuận lợi về tài
chính cho họ hay không.
Theo luật của Hoa Kỳ US Directive Art.11 và Art.22, cơ quan quản lý viễn
thông yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông điện tử phải công bố các
thông tin mang tính chất so sánh, đầy đủ và cập nhật vê chất lượng dịch vụ của họ
cho người sử dụng. Mục đích của việc làm này là để chắc chắn người sử dụng cuối
có thể hiểu rõ, so sánh được các thông tin hữu ích đối với họ.
a) Tính sẵn sàng của các thông tin về chất lượng dịch vụ VoIP
Hiện tại, ở một số các nước thành viên như: Cộng hoà Séc, Ireland, Thuỵ sĩ,
Estonia, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Na Uy không yêu cầu về tính sẵn sàng của các
thông tin về chất lượng dịch vụ VoIP. Việc cung cấp các thông tin này là tuỳ vào
công việc cung cấp dịch vụ VoIP của mỗi nhà cung cấp.
Tuy nhiên, ở một vài nước thành viên không yêu cầu toàn bộ hoặc một vài
nhà cung cấp dịch vụ VoIP phải cung cấp các thông tin về chất lượng dịch vụ. Đặc
biệt tại Hungary, Slovenia, Bungary, Italia, Thụy Điển và Hà Lan đều yêu cầu tất
cả các nhà cung cấp dịch vụ không kể đó là nhà cung cấp dịch vụ VoIP hay dịch vụ
11


điện thoại truyền thống đều phải ghi rõ các thông tin về chất lượng dịch vụ trong
bản hợp hợp ký kết với khách hàng. Cyprus còn áp dụng các nghĩa vụ về thông tin
chất lượng dịch vụ đặc biệt đối với các nhà cung cấp dịch vụ VoIP.
Một số nước thành viên khác lại yêu cầu các thông tin về chất lượng dịch vụ
chỉ bắt buộc phải công bố đối với các nhà cung cấp dịch vụ VoIP. Do đó, ở Đức và
Australia nghĩa vụ này chỉ là trách nhiệm trong cam kết của các nhà cung cấp dịch
vụ điện thoại công cộng và ở Malta va Lithuania là cam kết của các nàh cung cấp
dịch vụ phổ cập. (Universial Service Provider).

Tại Anh chỉ các nhà cung cấp dịch vụ thoại cố định phải đáp ứng các yêu cầu
công khai thông tin về chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, hầu hết các nhà cung cấp
dịch vụ VoIP đều bắt buộc phải thông tin cho khách hàng về mức độ tin tưởng chất
lượng dịch vụ.
b) Các tham số về chất lượng dịch vụ
Một số nước thành viên như: Lithuania, Slovenia, Australia, Thụy Sĩ và
Netherland không chỉ rõ các tham số về chất lượng dịch vụ cần phải đánh giá
nhưng chỉ yêu cầu các thông tin chung đối với chất lượng dịch vụ VoIP.
Một số nước thành viên khác yêu cầu các báo cáo về dịch vụ VoIP phải
2. Kinh nghiệm của Singapore:
- Không quy định bắt buộc về chất lượng dịch vụ đối với dịch vụ điện thoại IP
và cho phép thị trường tự điều tiết với giá cả đi đôi với chất lượng dịch vụ.
- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại IP phải thông báo cho khách
hàng của họ về việc họ không tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu
do IDA quy định đối với dịch vụ điện thoại di động và điện thoại cố định.
3. Kinh nghiệm của Hồng Kông
Cơ quan quản lý về viễn thông của Hồng Kông đưa ra các quy định khác
nhau đối với các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại IP loại 1 và loại 2.
- Dịch vụ điện thoại IP loại 1 phải đáp ứng được các yêu cầu chất lượng của
khách hàng như các nàh cung cấp dịch vụ mạng viễn thông cố đinh FTNS
hoặc FC và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng đặt ra
trong tương lại.
- Nhà cung cấp dịch vụ điện thoại IP loại 2 không phải tuân theo các yêu cầu
do người sử dụng đặt ra hoặc các yêu cầu và các tiêu chuẩn chất lượng tối
thiểu.
1.5. Kết nối và truy nhập.
Mặc dù Điện thoại IP đang phát triển với tốc độ rất nhanh, song về cơ bản
Điện thoại IP vẫn phải dựa trên các thuê bao sẵn có của mạng PSTN, và việc kết
thúc cuộc gọi Điện thoại IP vẫn phải thực hiện trên mạng PSTN. Gateway do đó
12



vẫn là thiết bị trung gian cần thiết để biến đổi và chuyển các cuộc gọi từ mạng IP
sang mạng PSTN và ngược lại, dựa trên các chuẩn về bắt đầu, truyền đưa, và kết
thúc cuộc gọi Điện thoại IP như H323 và một số chuẩn khác tương tự. Trong mô
hình cung cấp điện thoại IP PC-to-Phone, gateway thường nằm ở điểm gần nhất với
mạng PSTN nơi kết thúc cuộc gọi. Trong mô hình Phone-to-Phone cần có hai
gateway: một đặt ở nhà cung cấp dịch vụ điện thoại IP nơi bắt đầu cuộc gọi, và một
đặt ở điểm gần nhất với mạng PSTN nơi kết thúc cuộc gọi.
Hiện nay, các thành viên APEC đã có chính sách đáp ứng các nguyên tắc kết
nối do nhóm nghiên cứu về viễn thông của APEC đưa ra. Các nguyên tắc kết nối
này có một số nội dung chính như sau:
- Nhà cung cấp mạng lưới chủ đạo phải có nghĩa vụ cung cấp việc kết nối tại
bất cứ điểm nào trên mạng nếu điều kiện kỹ thuật cho phép.
- Nhà cung cấp mạng lưới chủ đạo phải có nghĩa vụ cung cấp kết nối tại các
điểm bên ngoài mạng của mình nếu như có nhiều doanh nghiệp khác yêu cầu
(các doanh nghiệp sẽ phải trả chi phí cho việc đầu tư thêm thiết bị cần thiết).
- Nhà cung cấp mạng lưới chủ đạo phải có nghĩa vụ cung cấp kết nối trên cơ
sở các điều khoản và điều kiện rõ ràng, minh bạch và bình đẳng đối với tất cả
các doanh nghiệp.
- Nhà cung cấp mạng lưới chủ đạo phải có nghĩa vụ cung cấp kết nối với giá
cả bình đẳng (với cùng chất lượng) giữa các doanh nghiệp khác và các doanh
nghiệp thành viên của mình.
- Trách nhiệm của nhà cung cấp chủ đạo trong việc đảm bảo thực hiện kết nối
khi có yêu cầu. Chế tài rõ ràng nếu nhà cung cấp chủ đạo gây khó khăn khi
thực hiện kết nối với nhà khai thác mới.
- Chi phí đảm bảo kết nối, cước kết nối được xác định trên cơ sở giá thành, các
điều kiện kỹ thuật hợp lý, không có chế độ bù chéo.
Mặc dầu vậy, đó là những nguyên tắc khi kết nối giữa hai mạng công cộng
với nhay, nhằm khai thác khách hàng của nhau. Trong trường hợp Điện thoại IP,

việc kết nối giữa nàh cung cấp điện thoại IP với nhà khai thác chủ đạo thực chất là
việc truy nhập của nhà cung cấp dịch vụ vào mạng nội hạt của nhà khai thác mạng
lưới để bán lại dịch vụ trên cơ sở thuê kênh nội hạt.
1. Kinh nghiệm của Singapore:
- Tại Luật cạnh tranh viễn thông, IDA quy định các doanh nghiệp FBO và
SBO phải sử dụng thiết bị chuyển mạch hoặc định tuyến để cung cấp dịch vụ
viễn thông cho công cộng để đáp ứng các yêu cầu kết nối tối thiểu có liên
quan chắc chắn hoạt động viễn thông là thông suốt trong Singapor. Những
yêu cầu này vẫn áp dụng đối với dịch vụ điện thoại IP.
- Về phương diện thương mại, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại
IP có thể tự quyết định việc thiết lập một mạng “người dùng thân thiện –
13


close user” và không yêu cầu bắt buộc phải kết nối với các mạng viễn thông
hiện tại.
- Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại IP muốn kết nối
với các mạng viễn thông hiện tại như PSTN hay các mạng di động, thì các
doanh nghiệp FBO và SBO phải tuân theo các yêu cầu về kết nối trong Luật
cạnh tranh viễn thông để cho phép kết nối. Ngược lại nếu các doanh nghiệp
FBO và SBO có yêu cầu kết nôí với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện
thoại IP thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại IP cũng phải tuân theo
các yêu cầu về kết nối quy định trong Luật cạnh tranh viễn thông.
2. Kinh nghiệm của Malaysia
- Đối với kết nối cuộc gọi giữa các mạng IP với nhau, việc kết nối phải được
thoả thuận giữa các nhà cung cấp dịch vụ.
- Đối với kết nối cuộc gọi giữa các dịch vụ mạng IP với dịch vụ mạng PSTN
và mạng tế bào công cộng, các nhà cung cấp dịch vụ phải tiến hành khảo sát
các lựa chọn kết nối sử dụng kết nối POI đơn hoặc đa kết nối POI.
3. Kinh nghiệm của Hồng Kông

- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại IP phải có nghĩa vụ kết nối
trực tiếp với một hoặc nhiều doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ
mạng viễn thông cố định (FTNS) hoặc Fixed Carrier (FC).
1.6. Nghĩa vụ công ích của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại IP
Nghĩa vụ phổ cập dịch vụ viễn thông được các nước đặc biệt coi trọng. Đối
với các dịch vụ Internet, hiện nay nhiều nước đã xác định là một trong các dịch vụ
giá trị gia tăng do vậy không đặt vấn đề về nghĩa vụ phổ cấp dịch vụ đối với dịch
vụ này. Điện thoại IP nếu cung cấp dưới hình thức PC-to-PC hay PC-to-Phone do
vậy sẽ không bị điều chỉnh bởi các quy định về nghĩa vụ phổ cập dịch vụ.
Đối với dịch vụ Điện thoại IP Phone-to-Phone, việc thực hiện nghĩa vụ phổ
cập dịch vụ là cần thiết. Tuy nhiên qui định về nghĩa vụ phổ cấp ở các nước, thậm
chí cùng là các nước phát triển cũng không giống nhau. Tại Mỹ, nếu coi đây là dịch
vụ viễn thông cơ bản thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ trả
hai khoản phí, một dùng để bù cho việc thiếu hụt truy cập nội hạt, khoản phí thứ
hai dùng để đóng góp vào quỹ dịch vụ viễn thông công ích.
Ngoài việc đóng góp vào việc thực hiện nghĩa vụ công ích, doanh nghiệp
viễn thông còn phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ các cuộc gọi khẩn cấp
(cấp cứu, cứu hoả …) và dịch vụ tra cứu thông tin, nơi gọi tuỳ theo quy định của
mỗi nước.
a) Kinh nghiệm của Malaysia:
- Khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại IP cung cấp các dịch vụ:
14


+ Các dịch vụ cuộc gọi khẩn cấp như : 999, 994 và 991;
+ Dịch vụ tra cứu danh bạ;
+ Dịch vụ hỗ trợ tổng đài.
b) Kinh nghiệm của Hồng Kông
Cơ quan quản lý về viễn thông tại Hồng Kông đã quyết định phân loại điện
thoại IP vào dịch vụ lớp 1 và dịch vụ lớp 2, do vậy quyền và nghĩa vụ của doanh

nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại IP cũng phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đó
được phép cung cấp dịch vụ lớp 1 hay dịch vụ lớp 2.
Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại IP lớp 1 có quyền và nghĩa
vụ sau:
- Phải đáp ứng các điều kiện cấp phép quy định liên quan áp dụng đối với nhà
cung cấp mạng cố định cung cấp các dịch vụ điện thoại thông thường tuân
theo các quy định cấp phép cung cấp dịch vụ mạng viễn thông cố định (Fixed
Telecommunications Network Services) hoặc Fixed Carrier (FC)
- Cả doanh nghịêp hạ tầng mạng FBOs và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
SBOs đều được phép cung cấp dịch vụ này.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại IP lớp 1 bắt buộc phải cung cấp
các dịch vụ khẩn cấp.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại IP cung cấp dịch vụ khẩn cấp phải
có nghĩa vụ cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc duy trì thông tin vị trí của khách
hàng mới nhất và cho phép khách hàng có thể sửa đổi được các thông tin
này.
- Phải cung cấp dịch vụ tra cứu danh bạ điện thoại, tra cứu thông tin miễn phí.
- Các doanh nghiệp FBOs và SBOs cung cấp dịch vụ này phải cung cấp khả
năng chuyển đổi số (number portalbility) đối với dịch vụ này.
- Phải thông tin chi tiết cho khách hàng về giới hạn và khả năng cung cấp dịch
vụ của mình trước khi ký kết hợp đồng.
Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại IP loại 2 có quyền và
nghĩa vụ sau:
- Phải tuân theo các điều kiện cấp phép tối thiểu để bảo vệ quyền lợi của
khách hàng và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng
- Các nhà cung cấp dịch vụ phải quảng cáo trên thị trường dịch vụ mình cung
cấp là dịch vụ điện thoại IP loại 2 và tuân theo các điều kiện cấp phép đối
với dịch vụ điện thoại loại 2.
- Cả doanh nghịêp hạ tầng mạng FBOs và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
SBOs đều được phép cung cấp dịch vụ này.

- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại IP lớp 2 bắt buộc phải cung cấp
các dịch vụ khẩn cấp nếu số thuê bao cấp cho khách hàng là số của Hồng
Kông.
15


- Khuyến khích doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tra cứu danh bạ, tra cứu thông
tin cho khách hàng.
- Không bắt buộc phải cung cấp khả năng chuyển đổi số (number portalbility)
đối với dịch vụ này. Tuy nhiên nếu cơ quan quản lý về viễn thông thấy cần
thiết thì sẽ quy định sau khi nhu cầu của khách hàng tăng lên.
- Phải thông báo rõ ràng cho khách hàng về loại hình dịch vụ mình sẽ cung
cấp (dịch vụ điện thoại IP loại 2) khi quảng cáo dịch vụ.
- Phải thông tin chi tiết cho khách hàng về giới hạn và khả năng cung cấp dịch
vụ của mình trước khi ký kết hợp đồng.
So sánh giữa hình thức điện thoại IP loại 1 và loại 2
STT
1

Nội dung
Điều kiện cấp phép

2
3

Number portability
Kết nối

Loại 1
Tất cả các điều kiện

cấp phép giống như áp
dụng đối với các doanh
nghiệp FTNS/FC ngoại
trừ các điều kiện về
thiết lập hạ tầng mạng.
Bắt buộc
Bắt buộc

4

Xác thực người gọi

Bắt buộc

5

Dịch vụ tra cứu danh bạ
điện thoại, dịch vụ tra cứu
thông tin
Dịch vụ gọi khẩn cấp và
cung cấp cơ sở dữ liệu cho
việc duy trì, cập nhật thông
tin mới nhất về khách hàng.

Bắt buộc

6

7


Loại 2
Áp dụng các điều
kiện cấp phép tối
thiểu.

Không bắt buộc
Bắt buộc nếu khách
hàng sử dụng số thuê
bao nằm trong Quy
hoạch về số của
Hồng Kông.
Bắt buộc nếu khách
hàng sử dụng số thuê
bao nằm trong Quy
hoạch về số của
Hồng Kông.
Khuyến khích

Bắt buộc

Bắt buộc nếu khách
hàng sử dụng số thuê
bao nằm trong Quy
hoạch về số của
Hồng Kông.
Cung cấp nguồn điện dự Bắt buộc nếu khách
Khuyến khích
phòng cho các thiết bị hàng không tin tưởng
16



mạng
8

9

vào nguồn điện thiết bị
của khách hàng.
Cung cấp nguồn điện dự Bắt buộc nếu dịch vụ Bắt buộc nếu dịch vụ
phòng cho các thiết bị được cung cấp cho được cung cấp cho
mạng và thiết bị trong nhà khách hàng “life-lines” khách hàng “lifelines”
Đảm bảo chất lượng do yêu
Bắt buộc
Khuyến khích
cầu của khách hàng và đáp
ứng các tiêu chuẩn chất
lượng tối thiểu

c) Kinh nghiệm từ các nước Châu Mỹ và Châu Âu
Theo chỉ thị của liên bang Mỹ thì điều đặc biệt quan trọng mà bất kỳ một nhà
cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP đều phải cung cấp miễn phí cho người sử dụng
dịch vụ là dịch vụ 112. Tất cả các thành viên của liên bang đều phải đảm bảo chắc
chắn rằng tất cả các cuộc gọi đến số khẩn cấp này đều phải được trả lời và xử lý.
Thông tin về địa điểm cuộc gọi phải sẵn sàng được trong cuộc gọi khẩn cấp. Điều
này tăng mức độ bảo vệ và an ninh cho người sử dụng dịch vụ 112 và hỗ trợ cho
dịch vụ cuộc gọi khẩn cấp nằm trong khả năng kỹ thuật cho phép có thể thực hiện
được và đây cũng chính là nghĩa vụ của các nhà cung cấp dịch vụ.
Khả năng người sử dụng cuối dịch vụ điện thoại VoIP có thể sử dụng được
được dịch vụ cuộc gọi khẩn cấp 112 tuỳ thuộc vào các quy định bắt buộc đối với
nhà cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP. Điều này cũng là hạn chế về mặt kỹ thuật

lien quan đến đến việc truy cập hoặc thông tin vị trí cuộc gọi.
Các quốc gia khác nhau quy định về việc thực hiện cuộc gọi cũng rất khau
nhau kể cả về khía cạnh chính sách cũng như quan điểm về mặt kỹ thuật.
Trong khi một số nước chỉ quy định các cuộc gọi khẩn cấp tích hợp vào duy
nhất số 112 như Slovenia, Đan Mạch, Sweden, Hy Lạp, Tây Ban Nha và
Nertherland, thì một số nước khác như Cộng Hoà Séc, Hà Lan, Hungary, Malta,
Lithuania, Cyprus, Đức, Switzerland, Belgium, UK, Australia, Bồ Đào Nha và Na
Uy có các số gọi khẩn cấp cho các dịch vụ khẩn cấp là khác nhau bao gồm: cuộc gọ
cứu hoả, cảnh sát và cứu thương.
Số lượng các điểm truy cập an toàn công cộng (Public Safety Access Point)
ở các nước cũng khác nhau từ 1 điểm (Malta) đến vài trăm (Đức). Ở hầu hết các
nước đều có các tổ chức ở địa phương có nghĩa là PSAT chứa một vùng địa lý đặc
biệt. Trong trường hợp này lộ trình cuộc gọi dựa trên vị trí của người gọi. Tại Đức
số của cuộc gọi khẩn cấp được chuyển thành số thể hiện lộ trình đặc biệt của cuộc
gọi nhằm để xác định được lộ trình của cuộc gọi đó thông qua mạng liên quan xác
định đúng vị trí địa lý của PSAT đó. Hệ thống này đã được sử dụng ở rất nhiều
nước.
17


Liên quan đến giải pháp công nghệ để cung cấp thông tin về vị trí cuộc gọi,
tại Đức PAST sử dụng một đường dẫn số điện thoại đảo ngược trong trường hợp đó
là cuộc gọi khẩn cấp từ PSTN/ISDN hoặc liên hệ với tổng đài mạng GSM để có
được thông tin ID trong trường hợp cuộc gọi khẩn cấp từ trạm GSM (công nghệ
“pull”). Tại Lithuania thì PAST lớn nhất sẽ chứa thông tin cập nhật về người sử
dụng với nhà cung cấp đường dây cố định chính. Công nghệ “pull” nói trên cũng
được áp dụng đối với điện thoại di động.
Dữ liệu tại các nước cũng chỉ ra rằng giới hạn chủ yếu khi sử dụng dịch vụ
điện thoại VoIP để kết nối tới các dịch vụ khẩn cấp đó là giới hạn về việc sử dụng
dịch vụ ở một nơi khác, lộ trình cuộc gọi và hỏng hóc về nguồn điện.

Giới hạn về việc sử dụng dịch vụ ở một nơi khác khi sử dụng dịch vụ VoIP
là do công nghệ hiện nay rất khó có thể xác định được thông tin về vị trí cuộc gọi
nếu dịch vụ VoIP được sử dụng ở một nơi khác. Trong trường hợp này, nhà cung
cấp dịch vụ điện thoại VoIP sẽ không biết khách hàng sử dụng cuối đang ở đâu.
Một số nước cũng chỉ ra rằng lộ trình cuộc gọi tới Trung tâm ứng cứu khẩn
cấp là một giới hạn. Tại Đức, một số nhà cung cấp dịch vụ có thể làm việc này
nhưng một số khác thì không thể.
Tại Switzerland đã cài đặt hệ thống tại Trung tâm ứng cúu khẩn cấp có thể
chỉ ra được cuộc gọi đến là cuộc gọi thông qua VoIP hay không. Do vậy, một
người có thể sử dụng dịch vụ cuộc gọi khẩn cấp để tra cứu thông tin vị trí về đối
tượng gọi của mình.
Hư hỏng về nguồn điện cũng là một giới hạn của dịch vụ VoIP. Tuy nhiên,
đây không chỉ là giới hạn của dịch vụ VoIP mà còn là giới hạn của dịch vụ điện
thoại truyền thống PSTN/ISDN và hệ thống điện thoại di động.
Trong hầu hết các nước như: Cộng hoà Séc, Ireland, Hà Lan, Hungary,
Swithzerland, Slovenia, belgium, Tây ban nha và Na Uy, các nhà cung cấp dịch vụ
điện thoại IP phải có nghĩa vụ thông báo cho khách hàng biết về giới hạn dịch vụ
của mình. Đây là một nghĩa vụ riêng đối với nhà cung cấp dịch vụ VoIP phải thông
báo cho khách hàng về điều kiện sử dụng.
Tại Malta và Estonia không quy định nghĩa vụ này, nhưng khuyến khích phải
thông báo cho khách hàng về những hạn chế có thể có của dịch vụ. UK sẽ áp dụng
bắt buộc đối với nhà cung cấp dịch vụ phải thông báo cho khách hàng về tình trạng
không thể kết nối hoặc ít tin tưởng khi cung cấp dịch vụ vào năm tới. Tại Đức vấn
đề này cũng đang được xem xét kỹ lưỡng. Sweden cũng đang trong kế hoạch đưa
ra các tham số bắt buộc nhà cung cấp dịch vụ phải thông báo cho khách hàng. Tại
Đan mạch, nhà cung cấp dịch vu phải chắc chắn các cuộc gọi tới số 112 là luôn
luôn sẵn sàng. Tại Bồ Đào Nha và Italia, nhà cung cấp dịch vụ VoIP với đầu số
theo chuẩn E.164 đuợc sử dụng thông tin vị trí để đáp ứng cho cuộc gọi khẩn cấp
112. Nếu không cung cấp dịch vụ khẩn cấp thì phải thông báo cho khách hàng
trong hợp đồng và điều kiện cung cấp dịch vụ.

18


1.7. An toàn, an ninh trong cung cấp dịch vụ.
Cùng với sự bùng nổ phát triển của Internet cả về tốc độ truyền dữ liệu và số
lwonjg người sử dụng, các dịch vụ tiện ích Internet kèm theo ra đời và phát triển
mạnh mẽ. Điện thoại Internet là một trong số các dịch vụ đó, với sự tiện dụng, chi
phí hợp ký cho các cuộc gọi đường dài trong nước và quốc tế, hiện nay dịch uvj
này đã và đang được ứng dụng và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
Tuy nhiên do tính chất không biên giới của Internet nên việc kiểm soát và
giám thính các cuộc gọi từ một máy tính đến một máy điện thoại rất phức tạp và chi
phí cũng rất tốn kém.
Kinh nghiệm của Hồng Kông
Để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, cơ quan quản lý viễn thông của Hồng
Kông đưa ra các yêu cầu chung và riêng đối với từng nhà cung cấp dịch vụ điện
thoại IP loại 1 và loại 2, cụ thể như sau:
- Các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại IP loại 1 phải cung cấp nguồn điện dự
phòng theo quy định tại Luật Code of Practice như quy định đối với dịch vụ
điện thoại truyền thống.
- Các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại IP loại 1 và loại 2 không được chào bán
dịch vụ điện thoại “hỗ trợ tính mạng”(life-lines users) cho khách hàng trừ khi
có cung cấp dịch vụ dự phòng điện năng cho các thiết bị của khách hàng như
điện thoại IP, adaptor, modem … và thiết bị mạng.
1.8. Cấp đầu số điện thoại IP
Một trong những thuận lợi trong việc phân bổ đầu số cho điện thoại IP là tổ
chức viễn thông quốc tế đã thông qua quy hoạch đánh số cho điện thoại IP sử dụng
chuẩn E.164.
Quy hoạch đánh số này cho phép cung cấp các dịch vụ một cách phổ biến.
Bất kỳ thuê bao của mạng điện thoại nào cũng có thể kết nối tới thuê bao của mạng
điện thoại khác trên thế giới sử dụng cùng một chuẩn đầu số E.164 được cung cấp

bởi nhà cung cấp của họ. Đầu số này là phổ biến và quan trọng nhất vì tính toàn
vẹn và duy nhất của nó được đảm bảo trên toàn cầu. Có thể khẳng định rằng: với
việc cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ bằng hợp đồng sẽ trở thành nét đặc trưng
tiêu biểu nhất trong quá trình giảm chi phí đường truyền.
Một trong những thách thức về công nghệ trong việc tích hợp giữa các mạng
chuyển mạch và chuyển gói là cách đánh địa chỉ các cuộc gọi đi từ mạng này tới
mạng khác. Nói chung, chúng ta đều mong muốn có một kế hoạch quản lý thuê bao
toàn cầu hợp nhất. Ví dụ như, một số điện thoại theo chuẩn ITU-E.164 có thể là của
một thuê bao sử dụng công nghệ IP hoặc PSTN.
Thông thường hiện nay việc khởi đầu một cuộc gọi từ các mạng IP tới các
mạng khác nhưng hiếm khi có một cuộc gọi từ các mạng khác kết thúc trên mạng
IP. Tuy nhiên, khi các cuộc gọi thông thường kết thúc trên mạng PSTN thì bên phía
đầu bị gọi chỉ có thể sử dụng một thiết bị đầu cuối kết nối đến các mạng này. Để
19


truy cập tới một thuê bao trong mạng IP từ mạng PSTN thì một số kiểu đánh số/
đánh địa chỉ từ mạng PSTN đến mạng IP cần được phát triển và thực hiện.
Sự khác nhau chủ yếu giữa đầu số phân bổ cho điện thoại IP với đầu số phân
bổ cho điện thoại cố định và điện thoại di động là việc sử dụng đầu số điện thoại IP
không bị giới hạn về địa lý ở trong nội địa (trong một nước) mà nó được sử được
trên toàn cầu. Một người sử dụng một số điện thoại IP có thể gọi và nhận cuộc gọi
ở bất kỳ đâu trên thế giới nếu nơi đó có thể truy cập được Internet băng rộng.
Việc cấp đầu số cho điện thoại IP có thể sẽ tạo ra nguy cơ thiếu hụt trầm
trọng đối với kho số quốc gia nếu có nhu cầu về đầu số cho điện thoại IP trên toàn
cầu.
a) Kinh nghiệm cấp đầu số tại Singapore:
IDA có đưa ra 4 lựa chọn cho việc cấp đầu số cho điện thoại IP ở Singapor,
đó là:
- Phương án 1: Tiếp tục sử dụng như số điện thoại cố định nội hạt gồm 8 số

nhưng bắt đầu bằng “6”, ví dụ như: +65.6xxx.xxxx
- Phương án 2: Khởi tạo một đầu số điện thoại gồm 8 số mới với mức bên trái
ngoài cùng có thể là 5 mức (2,3,4, và 7), ví dụ như: +65.3xxx.xxxx;
- Phương án 3: Khởi tạo số mới trong đó chứa mã quốc gia gọi đến (NDC), ví
dụ như: +65.3000.xxxx.xxxx; hoặc
- Phương án 4: Chọn phương án 2 nhưng nếu yêu cầu đảm bảo thì chuyển
phương án C.
Nhận xét:
- Nếu chọn phương án 1 sẽ tạo ra một sự nhập nhằng trong việc chọn đầu số
mức “6”, khi đó có thể đáp ứng được nhu cầu về dịch vụ gọi điện thoại cố
định nội hạt trong nước. Nhưng vấn đề sẽ trở lên phức tạp khi không thể
phân biệt được đâu là cuộc gọi PSTN và đâu là cuộc gọi điện thoại IP trong
khi đó việc cung cấp dịch vụ điện thoại IP với chất lượng, giá cước và các
tính năng không thể bằng được dịch vụ điện thoại IP truyền thống.
- Nếu chọn phương án 2 thì về mặt lý thuyết có thể cung cấp được 10 triệu số
thuê bao. Với một dãy đầu số mới này thì sẽ phân biệt được đâu là cuộc gọi
trên mạng truyền thống PSTN và đâu là cuộc gọi trên mạng IP. Tuy nhiên,
nếu có nhu cầu toàn cầu hoá về đầu số thì đòi hỏi về tài nguyên đầu số sẽ gia
tăng. Khi đó, 4 mức số còn lại không thể đương đầu với như cầu toàn cầu
hoá cao.
- Theo Phương án 3 thì cũng giống như việc áp dụng mã quốc gia cho các
quốc gia khác nhau, giống như Anh và Mỹ. Phương án này cũng được Nhật
Bản áp dụng với việc chọn 3 số mã là “050” cho điện thoại IP, trong khi đó
nước Anh là “056”. Lựa chọn này có thể cung cấp được 100 triệu số và có
thể đáp ứng được sự đòi hỏi về đầu số. Tuy nhiên, đối với các nhà cung cấp
hiện tại phải đương đầu với chi phí gia tăng do việc phải định tuyến cấu trúc
20


số mới và khác so với cấu trúc đầu số cũ và vấn đề này không chứng minh

được nhu cầu về đầu số cho điện thoại IP.
- Phương án 4 là cách tiếp cận bao trùm nhất cho nhu cầu về đấu số cho điện
thoại IP trong tương lai. Hạn chế của phương án này là các doanh nghiệp
cung cấp viễn thông phải gánh chịu chi phí mở đầu số mới cho điện thoại IP
2 lần. Một lần cho việc mở đầu số có độ dài là 8; một lần nữa cho việc mở
thêm đầu số chứa thêm 4 số cho mã quốc gia. Do đó, phương án này cũng
đòi hỏi việc cần phải thông báo lại cho khách hàng khi số điện thoại IP
chuyển từ độ dài 8 số sang độ dài 12 số. Tuy nhiên cách tiếp cận này sẽ kiểm
soát được sự phân bổ đầu số và tránh được việc phải đương đầu với đòi hỏi
về đầu số cho điện thoại IP hiện tại.
b) Kinh nghiệm cấp đầu số tại Malaysia:
Cấu trúc đầu số gán cho điện thoại IP có dạng như sau:

TELEPHONY SERVICE OVER IP NUMBER
Prefix

Seven Digit Service Number

0154

YYY XXXX

Trong đó:
0154 : Mã xác định mạng dịch vụ
YYY : Mã xác định nhà cung cấp dịch vụ
XXXX: Dành đánh số cho các thuê bao với X = 0…9
- Các số thuê bao này phải được bán cho các khách hàng đăng ký trong
Malaysia. Nó có thể được dùng trong bất kỳ trường hợp khách hàng dùng
Internet, mạng di động tế bào hay mạng cố định trong Malaysia.
- Uỷ ban truyền thông Malaysia sẽ khởi tạo các khối số một cách từ từ dựa

trên nhu cầu của các nhà cung cấp.
- Dịch vụ điện thoại được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ IP sẽ tận
dụng các đầu số này một cách hiệu quả.
c) Kinh nghiệm cấp đầu số tại Hồng Kông
- Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại IP lớp 1 thì số thuê
bao được sử dụng gồm 8 số như dịch vụ viễn thông thông thường;

21


- Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại IP lớp 2 thì số được sử
dụng sẽ quyết định sau này dựa vào sự tư vấn của Uỷ ban tư vấn về số và sẽ
cấp cho dịch vụ điện thoại IP sau khi có quyết định;
- Các số điện thoại này sẽ được phân bổ cho các nhà cung cấp nội hạt để xác
định địa chỉ hoặc vị trí trên mạng nội hạt.
- Không ngăn cấm thuê bao của Hồng Kông sử dụng đầu số ở bên ngoài lãnh
thổ Hồng Kông.
d) Kinh nghiệm từ các nước EU
Khả năng giữ nguyên số là một nhân tố chính trong sự lựa chọn của khách
hàng và cạnh tranh có hiệu quả. Người sử dụng có thể có như cầu được giữ lại số
thuê bao của họ mà không phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên theo luật US Directive Art.30 thì chỉ các thuê bao của dich vụ viễn
thông công cộng mới có quyền giữ nguyên số khi chuyển mạng. Điều này có thể
dẫn đến các hạn chế đối với việc giữ nguyên số của dịch vụ VoIP vốn không được
coi là dịch vụ điện thoại công cộng.
*) Khả năng người sử dụng có thể lựa chọn kiểu số thuê bao (theo địa lý hoặc
không phụ thuộc địa lý) cho dịch vụ VoIP
Có 9 nước thành viên là Hà Lan, Lithuania, Đức, Anh, Ireland, Thụy Điển,
Hy Lạp, Tây Ban Nha và Slovenia cho phép nhà cung cấp dịch vụ VoIP có thể cung
cấp cả 2 loại số thuê bao (theo địa lý hoặc không theo địa lý) cho người sử dụng

liên quan đến việc dịch vụ VoIP có là dịch vụ điện thoại công cộng hay không và là
cố định hay di động.
6 nước thành viên khác giới hạn việc khả năng sử dụng số điện thoại địa lý
cho các loại dịch vụ VoIP và áp dụng số điện thoại không phụ thuộc địa lý đối với
các dịch vụ VoIP không thoả mãn các điều kiện đặc biệt. Tại Australia, Italia,
Hungary, Thuỵ Sĩ, Netherland, Bồ Đào Nha và Na Uy, các số thuê bao địa lý được
sử dụng cho dịch vụ VoIP cố định. Số thuê bao phi địa lý được sử dụng cho dịch vụ
VoIP di động.
Tại Cộng hoà Séc, số thuê bao địa lý được sử dụng cho dịch vụ điện thoại
công cộng và số thuê bao phi địa lý được sử dụng cho dịch vụ không phải là dịch
vụ điện thoại công cộng.
Tại Estonia, Malta và Đan Mạch chỉ có kế hoạch sử dụng số phi địa lý và nó
không được sử dụng cho dịch vụ này.
Ngược lại với các nước trên, tại Belgium chỉ phân bổ số thuê bao địa lý cho
các dịch vụ di động. Và tại Thuỵ sĩ thì chỉ số thuê bao địa lý được sử dụng cho dịch
vụ VoIP.
*) Các hạn chế trong khả năng giữ nguyên số đối với dịch vụ VoIP
Lithuania, Thụy Sĩ, Italia và Đức không hạn chế khả năng giữ nguyên số đối
với dịch vụ VoIP. Do đó, yêu cầu này được áp dụng cho tất cả các dịch vụ không
22


kể đó là dịch vụ điện thoại công cộng hay không.
Tuy nhiên, phần lớn các nước thành viên đều có các quy định hạn chế đối với
dịch vụ VoIP khi cung cấp khả năng giữ nguyên số. Các nước này đều giới hạn khả
năng giữ nguyên số đối với các lớp dịch vụ như dịch vụ điện thoại công cộng. Đó là
các nước Cộng hoà Séc, Hà Lan, Malta, UK, Belgium, Australia, Thuỵ Điển,
Estonia và Hungary. Riêng Hungary còn yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ không phải
là dịch vụ điện thoại công cộng phải cung cấp khả năng giữ nguyên số cho các dịch
vụ di động sử dụng số thuê bao phi địa lý.

Cũng giống như vậy, tại Na Uy, khả năng giữ nguyên số bị hạn chế đối với
các dịch vụ số thuê bao địa lý tại các vùng cố định.
Tại Ireland, khả năng giữ nguyên số chỉ yêu cầu đối với các nhà cung cấp
dịch vụ điện thoại công cộng. Tuy nhiên trong trường hợp này, các nhà cung cấp
dịch vụ không phải là dịch vụ điện thoại công cộng phải cung cấp khả năng giữ
nguyên số khi có yêu cầu từ nhà cung cấp dịch vụ điện thoại công cộng nhưng chỉ
khi nhà cung cấp dịch vụ điện thoại công cộng xác nhận rằng họ chuẩn bị cung cấp
khả năng giữ nguyên số cho nhà cung cấp dịch vụ không phải là dịch vụ điện thoại
công cộng.
Hy lạp và Tây Ban Nha chưa yêu cầu khả năng giữ nguyên số khi chuyển
mạng.
1.9. Cấp phép cung cấp dịch vụ điện thoại IP.
a) Kinh nghiệm của Singapore:
Cơ quan quản lý về viễn thông của Singapore IDA đã đưa ra chính sách cho
điện thoại IP vào tháng 5 năm 2005. Một điểm quan trọng nhất trong chính sách
này là “Cả doanh nghiệp có hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn
thông SBOs đều được cấp phép cung cấp dịch vụ điện thoại IP”.
Để khuyến khích sự phát triển dịch vụ điện thoại IP, IDA cho phép cả doanh
nghiệp FBO và SBO đều được cung cấp dịch vụ IP Telephone. Doanh nghiệp SBO
muốn được cung cấp dịch vụ phải thuê hạ tầng mạng của doanh nghiệp FBO.
Doanh nghiệp SBO muốn thuê dịch vụ truy nhập Internet để cung cấp dịch
vụ Internet Telephone thì không bắt buộc phải sử dụng số điện thoại theo chuẩn
E.164 1để cung cấp cho khách hàng và được cấp giấy phép SBO.
Không cần phải thử nghiệm; nếu có chỉ trong vòng 6 tháng (thử nghiệm về
mặt thị trường).
Bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ IP telephone nào muốn sử dụng đầu số theo
chuẩn E.164 phải có giấy phép SBO do IDA cấp;
Nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ IP Telephone muốn kết nối vào các
mạng di dộng khác thì phải tuân theo các điều kiện trong Luật cạnh tranh viễn
thông.

1

E.164 là tiêu chuẩn định dạng địa chỉ số điện thoại của ITU bao gồm 15 số là mã quốc gia, mã vùng và số nội hạt.

23


Không bắt buộc DN cung cấp dịch vụ IP Phone phải cung cấp dịch vụ cuộc
gọi khẩn cấp, nhưng nếu DN muốn cung cấp dịch vụ này thì phải cung cấp miễn
phí;
b) Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Trung quốc quy định dịch vụ điện thoại IP (Voice over Internet Protocol VoIP) là dịch vụ viễn thông cơ bản. Do đó, chỉ có các doanh nghiệp hạ tầng mạng
(FBOs) mới được cung cấp dịch vụ điện thoại này. Về mặt lý thuyết, chỉ có 6 nhà
cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ điện thoại
VoIP loại hình Phone-to-Phone. Cơ quan quản lý viễn thông của Trung Quốc, Bộ
Công nghiệp Thông tin (MII) không muốn quản lý dịch vụ điện thoại PC-to-PC vì
nó hoạt động độc lập với mạng nội hạt PSTN. Dịch vụ gây tranh luận nhiều nhất là
dịch vụ điện thoại PC-to-Phone hay WebPhone. Dịch vụ này được chia thành 4
nhóm như sau:
- Nhóm 1: ChinaTelecom và China Netcom được cấp giấy phép cung cấp dịch
vụ Webphone ở 4 thành phố;
- Nhóm 2: China Tietong được cấp phép cung cấp dịch vụ VoIP nhưng không
được cấp dịch vụ WebPhone.
- Nhóm 3: Các doanh nghiệp ISPs bao gồm cả các doanh nghiệp hợp tác với
nước ngoài.
- Nhóm 4: Các công ty công nghệ
c) Kinh nghiệm của Malaysia:
Các dịch vụ điện thoại IP được phép cung cấp tại Malaysia gồm có:
- Các cuộc gọi từ/đến thiết bị điện thoại IP đến/từ thiết bị điện thoại IP;
- Các cuộc gọi từ/đến thiết bị điện thoại IP đến/từ điện thoại PSTN;

- Các cuộc gọi từ/đến thiết bị điện thoại IP đến/từ điện thoại di động tế bào;
Các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại IP phải có giấy phép riêng.
d) Kinh nghiệm của Hồng Kông
Các hình thức cung cấp dịch vụ điện thoại IP tại Hồng Kông được cho phép
bao gồm 3 hình thức sau:
- Nhà cung cấp dịch vụ kết nối băng rộng (Broadband connection Providers)
cung cấp dịch vụ điện thoại IP;
- Nhà cung cấp dịch vụ điện thoại IP kết nối trực tiếp đến dịch vụ kết nối băng
rộng được cung cấp thông qua một hợp đồng thương mại và cung cấp dịch
vụ điện thoại IP;
- Nhà cung cấp dịch vụ điện thoại IP cung cấp dịch vụ điện thoại IP như một
ứng dụng trên mạng Internet mà không cần phải có một hợp đồng thương
mại nào với nhà cung cấp dịch vụ kết nối băng rộng.

24


Đối với hình thức cung cấp dịch vụ điện thoại IP thứ 3 được chấp nhận đối
với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Skype và Vonage và dường như đây
là một xu hướng tất yếu trong tương lai.

25


×