Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Những rào cản đối với chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐỖ THỊ BÍCH NGỌC

NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ QUA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2010


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. 3
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ ............................................................. 4
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 5
1. Lý do nghiên cứu ................................................................................................. 5
2. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................... 6
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 9
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 9
5. Mẫu khảo sát ...................................................................................................... 10
6. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 10
7. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 10
8. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 10
9. Cấu trúc của Luận văn ...................................................................................... 11


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN .............................................. 12
1.1. Các khái niệm cơ bản ..................................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ............................. 12
1.1.2. Khái niệm công nghệ .............................................................................. 13
1.1.3. Khái niệm CGCN .................................................................................... 15
1.2. CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam ............................................................. 21
1.2.2. Các luồng CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam .................................... 21
1.2.2. CGCN qua đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................. 28
1.3. Rào cản trong CGCN ..................................................................................... 28
1.3.1. Khái niệm rào cản ................................................................................... 28
1.3.2. Rào cản đối với CGCN qua các dự án FDI ........................................... 29
1.4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về CGCN ....................................... 31
Chƣơng 2. CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUA
DỰ ÁN FDI TẠI VIỆT NAM .............................................................. 34
2.1. Tác động tích cực của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam ............................................. 34
2.2. Những mặt hạn chế của FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001-2010 ................ 38
2.2.1. Về quy mô và tốc độ tăng của FDI tại Việt Nam ................................... 38
4


2.2.2. Về khả năng hấp thụ vốn FDI ................................................................ 39
2.2.3. Về sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ................................................... 40
2.2.4. Về địa bàn đầu tư ................................................................................... 41
2.2.5. Về đối tác đầu tư ..................................................................................... 42
2.2.6.Về hiệu quả sử dụng vốn của khu vực FDI ............................................ 43
2.2.7. Về năng suất lao động............................................................................. 44
2.3. Thực trạng rào cản đối với CGCN qua dự án FDI tại Việt Nam ............. 45
2.3.1. Rào cản đối với hoạt động CGCN qua dự án FDI tại Việt Nam
nhìn từ từ góc độ chính sách ................................................................. 45

2.3.2. Rào cản đối với hoạt động CGCN nhìn từ cơ chế phối hợp giữa các
cơ quan quản lý nhà nước ..................................................................... 59
2.3.3. Rào cản đối với CGCN nhìn từ góc độ doanh nghiệp ........................... 61
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP XOÁ BỎ RÀO CẢN ĐỐI VỚI CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ QUA DỰ ÁN FDI ........................................................ 68
3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô .................................................................................... 68
3.1.1. Giải pháp xoá bỏ các rào cản nhìn từ góc độ chính sách CGCN ......... 68
3.1.2. Xây dựng cơ chế phối hợp để quản lý hoạt động CGCN ...................... 72
3.2. Giải pháp xoá bỏ, hạn chế các rào cản trong hoạt động CGCN từ nội
bộ doanh nghiệp FDI..................................................................................... 73
3.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực ......................................................................... 73
3.2.2. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin công nghệ ............. 75
3.2.3. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài chính ............................... 76
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 77
KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 81
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. 84
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................. 85
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................. 85
PHỤ LỤC 4 ………………………………………………………………………… 86
PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................. 87
PHỤ LỤC 6 ................................................................................................................. 88
PHỤ LỤC 7 ................................................................................................................. 89
PHỤ LỤC 8 ................................................................................................................. 90
PHỤ LỤC 9 ................................................................................................................. 91

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Foreign Direct Investment)

KH&CN

Khoa học và công nghệ

CGCN

Chuyển giao công nghệ

CNH, HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

ESCAP

Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương (Economic and Social Commission
for Asia and the Pacific)

UNIDO


Tổ chức Phát triển của Liên hợp quốc
(United Nations Industrial Development
Organization)

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Orgnization Econimic Cooporation
Development)

KCX, KCN

Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp

3


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ

Hình 2.1. Tỷ trọng FDI về số lượng doanh nghiệp và đóng góp thuế thu nhập.. 35
Hình 2.2. Hệ số ICOR(lần) theo khu vực kinh tế thời kỳ 2001-2009..................43
Bảng 2.1. Quy mô, tỷ trọng và tốc độ tăng vốn FDI theo năm ............................ 39
Bảng 2.2.Tốc độ phát triển GDP của các thành phần kinh tế theo các giai
đoạn ...................................................................................................................... 40
Bảng 2.3.Cơ cấu dự án và vốn FDI theo ngành kinh tế ....................................... 40
Bảng 2.4.Cơ cấu, quy mô FDI chia theo vùng lãnh thổ từng năm ...................... 41
Bảng 2.5. Mười nền kinh tế có doanh nghiệp FDI lớn nhất vào VN ................... 43
Bảng 2.6. Năng suất lao động và tốc độ phát triển của FDI và khu vực trong
nước ...................................................................................................................... 44
Bảng 2.7. Hợp đồng CGCN đã được phê duyệt/đăng ký..................................... 46

Bảng 2.8. Hợp đồng CGCN đã được phê duyệt theo ngành, lĩnh vực kinh tế .... 48
Bảng 2.9.Danh sách Doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao ............................ 52
Bảng 2.10. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩn công nghệ cao ............................... 53
Bảng 2.11. Một số số liệu về lượng xe tiêu thụ của một số doanh nghiệp FDI
lắp ráp ô tô tại Việt Nam ...................................................................................... 55

4


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu
Việt Nam là một quốc gia có điểm xuất phát thấp về KH&CN và đang
trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, việc nhập công nghệ từ các nước phát
triển để tận dụng ưu thế của nước đi sau, tiếp cận ngay được những công nghệ
tiên tiến để phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH đất nước là tất yếu. Một trong
những những kênh thu hút vốn và công nghệ quan trọng và hiệu quả nhất là thu
hút công nghệ thông qua các dự án FDI.
Năm 1988, Pháp lệnh về CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam được Hội
đồng Nhà nước ban hành, chúng ta đã kỳ vọng rất nhiều vào việc có thể thu hút
được công nghệ tiên tiến từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt qua kênh FDI
phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Mô hình này đã thành công tại một
số nước và dựa vào kinh nghiệm của những nước đi trước, Việt Nam đã xây
dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thu hút được
vốn, công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên, thực tế qua hơn 20 năm đổi mới, với tổng số dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài lên tới 12.000 dự án và với số vốn đăng ký lên tới gần 90 tỷ
USD nhưng công nghệ mà Việt Nam tiếp nhận chưa tương xứng với số dự án
đầu tư nêu trên cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra trong quá trình CNH,
HĐH đất nước. Từ năm 1987 đến năm 2010, số hợp đồng CGCN được Bộ Khoa

học và Công nghệ phê duyệt cũng như cấp đăng ký mới chỉ khoảng 750 hợp
đồng. Trình độ công nghệ của hầu hết các ngành sản xuất của Việt Nam mới đạt
mức trung bình của thế giới và của khu vực. Điều này cho thấy hoạt động CGCN
từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua các dự án FDI chưa đạt hiệu quả như
mong muốn.

5


Tại sao CGCN qua các dự án FDI lại không thành công như mong đợi? Có
rất nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân quan trọng là hoạt động CGCN
từ nước ngoài vào Việt Nam qua FDI đã vấp phải một loạt rào cản. Việc nhận
dạng rõ những rào cản làm hạn chế hiệu quả của CGCN từ nước ngoài vào Việt
Nam qua các dự án FDI để từ đó đề xuất các biện pháp hạn chế rào cản nhằm
nâng cao hiệu quả của CGCN trong các dự án FDI là cần thiết nhằm thực hiện
được mục tiêu CNH, HĐH đất nước. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn
vấn đề “Những rào cản đối với CGCN qua các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quản
lý KH&CN của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đối với các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, con đường nhanh
nhất và ngắn nhất để thu hẹp khoảng cách đối với các nước phát triển là thu hút
công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, trong đó kênh quan trọng nhất là qua các dự
án FDI. Tuy nhiên, trong quá trình du nhập công nghệ, mỗi quốc gia đều gặp
phải những khó khăn, cản trở nhất định, các nhà quản lý phải nghiên cứu để đưa
ra những chính sách cũng như biện pháp hữu hiệu nhất nhằm hạn chế tối đa
những cản trở trong quá trình tiếp nhận và làm chủ công nghệ. Trên thế giới,
cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc thu hút
công nghệ tiên tiến nói chung và thu hút công nghệ qua con đường FDI nói riêng
nhưng chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu chi tiết về rào cản đối với CGCN

qua FDI.
2.1. Quốc tế
Từ nhiều năm qua, Uỷ ban Kinh tế - Xã hội khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương đã có những nghiên cứu để giúp các nước đang phát triển thu hẹp khoảng
cách về công nghệ với các nước phát triển. Với nghiên cứu “Khoa học và Công
nghệ đối với việc phát triển các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”,
6


Trung tâm đã nghiên cứu tình hình phát triển khoa học và công nghệ cũng như
những nét đặc thù của khu vực này, từ đó đưa ra một số khuyến nghị trong việc
phát triển khoa học và công nghệ đối với các nước khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương.
Nhằm giúp các đối tượng có liên quan đến hoạt động CGCN có được
những kiến thức cơ bản về CGCN, ESCAP xuất bản cuốn “Cẩm nang CGCN”,
đây được coi như “sổ tay đào tạo” cung cấp những nguyên tắc chung nhất,
những khái niệm cơ bản nhất và kỹ thuật đàm phán trong CGCN. Tuy nhiên, đây
là ấn phẩm xuất bản phục vụ các nước đang phát triển nói chung, không phục vụ
cho một nước cụ thể. Thông qua các tình huống (case study) để minh họa cho
quá trình đàm phán, thương thảo hợp đồng CGCN, giúp các nước đang phát triển
thông qua từng trường hợp cụ thể có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong quá
trình tiếp nhận và làm chủ công nghệ được công nghệ chuyển giao.
Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đều có những tài liệu nghiên cứu về vai
trò và tác động của đầu tư nước ngoài đối với việc tiếp nhận công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này được đặt trong bối cảnh của từng giai đoạn
phát triển trước đây của từng nước, do vậy những rào cản đối với CGCN qua dự
án FDI trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá chưa được đề cập một cách đầy
đủ trong các nghiên cứu này.
2. Trong nước
Cuốn sách “CGCN ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp” (2004, Nhà xuất

bản chính trị quốc gia, Hà Nội) của tác giả Phan Xuân Dũng với những đánh giá
khái quát tình hình CGCN của một số nước, khu vực trên thế giới, thực trạng
CGCN ở Việt Nam thời kỳ đổi mới. Qua đó tác giả đã nêu quan điểm và một số
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả CGCN ở Việt Nam trong những năm
tới. Nhưng trong cuốn sách của mình, tác giả chưa đi sâu nghiên cứu những rào

7


cản đối với CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là đối với CGCN qua
dự án FDI.
Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ đã
có Đề tài nghiên cứu “Đổi mới cơ chế nhập công nghệ trong bối cảnh mở rộng
quan hệ kinh tế quốc tế và tự do thương mại ở Việt Nam”. Nghiên cứu này chỉ ra
những mặt được và chưa được của cơ chế nhập khẩu công nghệ và đề xuất,
khuyến nghị đổi mới cơ chế nhập khẩu công nghệ trong bối cảnh mở rộng quan
hệ kinh tế quốc tế và tự do thương mại ở Việt Nam. Nhưng nghiên cứu này cũng
không đi sâu nghiên cứu luồng CGCN qua dự án FDI.
Tác giả Nguyễn Trọng Xuân với cuốn sách “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” (2002, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội, Hà Nội) đã nêu rõ thực trạng và vai trò của đầu tư trực tiếp
nước ngoài đối với CNH, HĐH và quan điểm, giải pháp chủ yếu để thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công cuộc CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên tác
giả mới chỉ đề cập đến vai trò của CGCN trong công cuộc CNH, HĐH, tác giả
không đi sâu nghiên cứu về CGCN qua dự án FDI.
Để tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách KH&CN “CGCN trong
chính sách khoa học và công nghệ” của học viên Nguyễn Thị Phương Mai được
thực hiện năm 2000 đã đề cập đến môi trường để thực hiện CGCN và giải pháp
thúc đẩy CGCN. Tuy nhiên, trong Luận văn này, tác giả mới đi sâu nghiên cứu
môi trường chính sách ảnh hưởng đến CGCN, chưa nghiên cứu tổng thể các rào

cản đối với CGCN.
Đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN “Chia sẻ rủi ro
với các nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả CGCN trong các dự án có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương” của học viên Phạm Thị Chinh
được thực hiện năm 2008. Trong Luận văn này, tác giả đã khảo sát những vướng
mắc trong việc CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua các dự án FDI,
8


trong đó nhấn mạnh đến giải pháp chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư nước ngoài
để nâng cao hiệu quả CGCN vào Việt Nam. Tuy nhiên, Luận văn chưa khảo sát
các rào cản trong việc CGCN đối với các dự án FDI.
Đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN “Giải pháp hạn
chế rào cản đối với các dự án đầu tư có yếu tố CGCN tại tỉnh Hải Dương” của
học viên Nguyễn Dương Thái được thực hiện năm 2007. Trong Luận văn này,
tác giả đã nêu hiện trạng những rào cản đối với những dự án đầu tư có yếu tố
CGCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đưa ra một số giải pháp hạn chế rào cản,
tuy nhiên, tác giả mới chỉ tập trung nghiên cứu những dự án đầu tư trên địa bàn
tỉnh chứ chưa nghiên cứu ở quy mô rộng hơn là rào cản đối với CGCN qua các
dự án FDI tại Việt Nam.
Qua việc điểm các nghiên cứu ở trên, có thể nói chưa có đề tài nào phân
tích các rào cản trong CGCN thông qua các dự án FDI trên lãnh thổ Việt Nam.
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đi trước, Luận văn tập trung phân tích
và làm rõ “khoảng trống” mà các nghiên cứu đi trước chưa đề cập, đó là phân
tích các rào cản đối với CGCN qua các dự án FDI trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhận dạng rõ những rào cản đối với CGCN qua các dự án FDI tại Việt
Nam.
- Đề xuất những giải pháp khắc phục rào cản đối với CGCN qua các dự án
FDI tại Việt Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nhận dạng rõ những rào cản đối với CGCN qua các
dự án FDI, qua đó đề xuất những giải pháp khắc phục rào cản đối với CGCN qua
các dự án FDI.
- Phạm vi không gian: Các Doanh nghiệp FDI.
9


- Phạm vi thời gian: Luận văn khai thác các số liệu có liên quan trong
khoảng thời gian 2006-2009.
5. Mẫu khảo sát
Luận văn tiến hành khảo sát 05 doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử và 05
doanh nghiệp trong lĩnh vực ôtô để thu thập thông tin phục vụ cho việc phân
tích, đánh giá.
Để đảm bảo tính đại diện, Luận văn chọn mẫu khảo sát trên địa bàn Hà
Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng
Nai - những địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp FDI.
6. Vấn đề nghiên cứu
- CGCN qua các dự án FDI đã vấp phải những rào cản nào ?
- Để khắc phục những rào cản đối với CGCN qua các dự án FDI tại Việt
Nam cần phải có những giải pháp nào?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Chính sách của nhà nước đối với hoạt động CGCN, cơ chế phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước và năng lực tiếp nhận công nghệ của các doanh nghiệp là
những rào cản đối với CGCN qua các dự án FDI tại Việt Nam.
- Để khắc phục những rào cản đối với CGCN qua các dự án FDI tại Việt
Nam, cần phải hoàn chỉnh chính sách đối với hoạt động CGCN cho đồng bộ,
nâng cao năng lực phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và nâng cao năng
lực tiếp nhận công nghệ được chuyển giao của các doanh nghiệp FDI trên các
mặt: nhân lực, tài chính, thông tin.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về CGCN.
10


- Nghiên cứu các công trình khoa học, báo cáo đã công bố để kế thừa kết
quả nghiên cứu.
8.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Dựa vào số liệu có được của các doanh nghiệp FDI trên các mặt đầu tư,
trình độ công nghệ, thực trạng CGCN, tập hợp, phân tích, tổng hợp xử lý các số
liệu thu thập được.
8.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Để thu thập thông tin, phân tích, đánh giá thực trạng và nêu giải pháp cho
vấn đề nghiên cứu, tác giả luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu 02 nhà nghiên
cứu, 03 nhà quản lý có liên quan đến lĩnh vực CGCN. Cách thức tiến hành phỏng
vấn:
- Trao văn bản nội dung cần phỏng vấn trước khi phỏng vấn chính thức;
- Gặp trực tiếp người được phỏng vấn để nêu vấn đề cần phỏng vấn, nghe
trả lời phỏng vấn;
- Trao đổi để làm rõ hơn nội dung trả lời phỏng vấn.
Kết quả trả lời phỏng vấn được tác giả sử dụng như một kênh thông tin để
tham khảo trong việc khảo sát thực trạng và đề ra giải pháp cho vấn đề nghiên
cứu.
9. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của Luận văn bao gồm 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận của Luận văn
- Chương 2. Nhận dạng rào cản đối với CGCN qua các dự án FDI.
- Chương 3. Giải pháp khắc phục các rào cản đối với CGCN qua các dự án

FDI.

11


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Luật Đầu tư năm 2005 định nghĩa: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng
các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thanh tài sản tiến hành các hoạt
động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan”[14, tr.1].
Căn cứ vào khái niệm đầu tư nêu trên, người ta phân loại đầu tư theo các
tiêu chí khác nhau, trong đó có tiêu chí phân loại theo chức năng quản trị vốn.
Theo tiêu chí phân loại này, người ta chia ra làm hai loại:
- Đầu tư trực tiếp;
- Đầu tư gián tiếp.
Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một khoảng thời
gian xác định nhằm thu về lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội. Đầu tư trực tiếp
là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động
đầu tư. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ
phiếu, trái phiếu, các giấy tờ cố giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua
các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia
quản lý hoạt động đầu tư.
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham
gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại đầu tư mà các
nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý điều hành, tổ
chức sản xuất để thu lại lợi ích và hoàn toàn chịu trách nhiệm về đồng vốn cũng
như kết quả sản xuất kinh doanh của mình.

Đứng ở mỗi góc độ khác nhau, quan điểm về đầu tư sẽ khác nhau. Theo
quan điểm của chủ đầu tư (doanh nghiệp): Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh
12


doanh, để từ đó thu được số vốn lớn hơn số vốn đã bỏ ra, thông qua lợi nhuận.
Theo quan điểm của xã hội (quốc gia): Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, để
từ đó thu được các hiệu quả kinh tế - xã hội, vì mục tiêu phát triển quốc gia.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: doanh nghiệp do nhà
đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh
nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
Hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao
gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và quản lý dự án đầu tư.
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành
các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định (gồm
dự án đầu tư mới và dự án mở rộng quy mô).
Dự án là một thuật ngữ dùng để chỉ việc đầu tư tại một địa điểm nhất định;
Thuật ngữ này khác với đăng ký kinh doanh của một doanh nghiệp, được hoạt
động trong phạm vi toàn quốc. Việc quyết định về địa điểm là một quyết định có
tầm quan trọng chiến lược. Địa điểm tác động lâu dài đến hoạt động và lợi ích
của doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng lâu dài đến dân cư quanh vùng.
Dự án đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn và tham
gia quản lý hoạt động đầu tư (góp vốn vào Công ty TNHH, nhà đầu tư tham gia
Hội đồng thành viên và trở thành người quản lý công ty/hay góp cổ phẩn, nhà
đầu tư trở thành cổ đông và được trực tiếp tham gia Đại hội cổ đông - cơ quan
quản lý cao nhất của công ty cổ phần).
1.1.2. Khái niệm công nghệ
Hiện nay trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về công nghệ, chính
vì vậy có rất nhiều khái niệm công nghệ, có thể điểm qua một số khái niệm sau1:
Theo tác giả Vũ Cao Đàm: “Công nghệ là một trật tự nghiêm ngặt các

thao tác của quá trình chế biến vật chất/thông tin”[9, tr.3].
1

Xin tham khảo thêm Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN (2003), Công nghệ và Phát triển thị trường công
nghệ ở Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr.3, 4.

13


Theo tác giả F.R.Root: “Công nghệ là dạng kiến thức có thể áp dụng được
vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản phẩm mới”[4, tr.1].
Trong định nghĩa này, bản chất của công nghệ là dạng kiến thức và mục tiêu sử
dụng công nghệ là áp dụng vào sản xuất và tạo ra các sản phẩm mới.
Theo E.M.Graham (1988): Công nghệ là kiến thức không sờ mó được và
không phân chia được và có lợi về mặt kinh tế khi sử dụng để sản xuất ra các sản
phẩm và dịch vụ”[4, tr.2]. Với cách hiểu công nghệ của E.M.Graham thì công
nghệ là thứ hàng hoá vô hình, người có được công nghệ là người nắm được lợi
thế trong việc sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ nhờ áp dụng công nghệ có được.
Theo Ngân hàng thế giới (1985)[4]: Công nghệ là phương pháp chuyển
hoá các nguồn lực thành sản phẩm, gồm 3 yếu tố:
- Thông tin về phương pháp;
- Phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc chuyển
hoá;
- Sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao.
Ở đây, công nghệ được hiểu là những thông tin, bí quyết và phương pháp
được áp dụng trong việc chuyển hoá các nguồn lực thành sản phẩm.
Theo tác giả Sharif (1986): “Công nghệ bao gồm khả năng sáng tạo, đổi
mới và lựa chọn từ những kỹ thuật khác nhau và sử dụng chúng một cách tối ưu
vào tập hợp các yếu tố bao gồm một trường vật chất, xã hội và văn hoá’’[4, tr.3].
Công nghệ là một tập hợp của phần cứng và phần mềm, bao gồm 4 dạng

cơ bản:
- Thể hiện ở dạng vật thể (vật liệu, công cụ sản xuất, thiết bị và máy móc,
sản phẩm hoàn chỉnh,…)
- Thể hiện ở dạng con người (kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm)
- Thể hiện ở dạng ghi chép (bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ kiện
thích hợp…. được mô tả trong các ấn phẩm, tài liệu v.v…)

14


- Thể hiện ở dạng thiết chế tổ chức (dịch vụ, phương tiện truyền bá, công
ty tư vấn, cơ cấu quản lý, cơ sở luật pháp…).
Theo OECD: “Công nghệ được hiểu là một tập hợp các kỹ thuật, mà bản
thân chúng được định nghĩa là một tập hợp các hành động và quy tắc lựa chọn
chỉ dẫn việc ứng dụng có trình tự các kỹ thuật đó mà theo hiểu biết của con
người thì sẽ đạt được một kết quả định trước (và đôi khi được kỳ vọng) trong
hoàn cảnh cụ thể nhất định”[4, tr.4].
Theo UNIDO: “Công nghệ là việc áp dụng khoa học (kết quả) vào sản
xuất bằng cách sử dụng những kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ
thống và có phương pháp” [20, tr.5].
Theo ESCAP: “Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật
chế biến nguyên liệu và thông tin”[20, tr.5].
Để mở rộng và cụ thể hoá khái niệm công nghệ, ESCAP lại đưa ra định
nghĩa sau: “Công nghệ bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương
pháp sử dụng trong sản xuất hoặc trong dịch vụ (công nghiệp và quản lý)”.
Theo Luật CGCN (2006): “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ
thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực
thành sản phẩm”[13, tr.1].
Trong khuôn khổ của Luận văn, tác giả sử dụng khái niệm công nghệ
trong Luật CGCN năm 2006 mặc dù khái niệm này còn có thể chưa hoàn toàn

nhận được sự nhất trí của một số nhà nghiên cứu nhưng đây là khái niệm được
thể hiện xuyên suốt trong các văn bản pháp quy của Nhà nước về công nghệ và
CGCN.
1.1.3. Khái niệm CGCN
Có nhiều quan niệm khác nhau về CGCN. Tuỳ theo bản chất, mục đích và
đối tượng của chuyển giao mà có cách hiểu khác nhau về CGCN.

15


Theo tác giả Vũ Cao Đàm: “CGCN là quá trình trao tri thức công nghệ (có
thanh toán hoặc không thanh toán)”[9, tr.46]. Đây là cách nói tổng quát nhất về
CGCN.
Theo tác giả Trần Ngọc Ca “CGCN là một quá trình đưa công nghệ từ một
môi trường này sang một môi trường khác bằng mọi hình thức khác nhau để sản
xuất ra sản phẩm, thực hiện dịch vụ hoặc cho các mục đích khác. Như vậy
CGCN bao hàm cả chuyển giao mất tiền (mua - bán) và chuyển giao không mất
tiền”[4, tr.7].
Theo Luật CGCN, năm 2006: “CGCN là chuyển giao quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền CGCN sang
bên nhận công nghệ. CGCN có thể tại Việt Nam, từ nước ngoài vào Việt Nam
hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài”[ 15, tr.1].
Hoạt động CGCN bao gồm: CGCN và dịch vụ CGCN, trong đó dịch vụ
CGCN là hoạt động hỗ trợ quá trình tìm kiếm, giao kết và thực hiện hợp đồng
CGCN.
Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể là một phần hoặc toàn bộ
công nghệ, bao gồm: Các bí quyết kỹ thuật; Kiến thức kỹ thuật về công nghệ
được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải
pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình
máy tính, thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao; Giải pháp hợp lý hoá sản

xuất, đổi mới công nghệ. Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn
hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.
Các dòng chuyển dịch công nghệ tạo ra sự lưu thông công nghệ và thị
trường công nghệ. Thị trường công nghệ được hiểu là những thể chế đảm bảo
cho việc mua bán, CGCN được thuận lợi trên cơ sở lợi ích của các bên tham gia.
Xét về yếu tố thương mại: CGCN có thể là hoạt động có thanh toán
(thương mại), hoặc không thanh toán (phi thương mại).
16


Xét về yếu tố pháp lý CGCN là một hoạt động nhằm chuyển nhượng
quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng một công nghệ từ chủ thể này
sang chủ thể khác, trên cơ sở hợp đồng CGCN đã được thỏa thuận, phù hợp với
các quy định của pháp luật. Bên chuyển giao có nhiệm vụ CGCN có kèm hoặc
không kèm máy móc, thiết bị, dịch vụ... cho bên nhận chuyển giao. Bên nhận
chuyển giao có nghĩa vụ thanh toán các khoản cho bên chuyển giao để tiếp thu,
sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều khoản đã được ghi trong hợp
đồng.
Xét về yếu tố nội tại của công nghệ được chuyển giao: công nghệ được
xem gồm hai phần: phần cứng (máy móc, thiết bị…) và phần mềm (quy trình,
công thức, bí quyết…). Phạm trù CGCN chủ yếu thuộc phần mềm của công
nghệ. Phần cứng của công nghệ được mua bán trên cơ sở các quan hệ thương
mại thông thường, vì nó có hiện vật cụ thể và giá cả ấn định. Tuy nhiên, vì
phần mềm của công nghệ thường được thể hiện trên những phương tiện, thiết
bị cụ thể, cho nên trong quá trình CGCN luôn phải giải quyết mối quan hệ với
phần cứng. Tuy nhiên, phần cứng chỉ được coi là đi kèm công nghệ được
chuyển giao lần đầu, còn các lần tiếp theo chỉ đơn thuần là máy móc, thiết
bị… bởi vậy giá cả phần cứng đi kèm công nghệ được chuyển giao rất khác
với giá cả phần cứng khi được chuyển giao độc lập.
Theo Luật CGCN, phương thức CGCN bao gồm:

- Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
- Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ theo
thời hạn quy định trong hợp đồng CGCN.
- Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa ra công nghệ
vào sản xuất với chất lượng công nghệ và chất lượng sản phẩm đạt các chỉ tiêu
và tiến độ quy định trong hợp đồng CGCN.

17


Về hình thức CGCN:
- CGCN theo chiều dọc: Chuyển giao từ khu vực nghiên cứu và triển khai
vào khu vực sản xuất. Chuyển giao dọc có ưu điểm là mang đến cho người sản
xuất một công nghệ hoàn toàn mới, nhưng phải chấp nhận một độ rủi ro nhất
định. Xác suất rủi ro thấp khi sự khảo nghiệm cho những kết quả chắc chắn. Mô
hình CGCN từ các doanh nghiệp khoa học và công nghệ có hoạt động nghiên
cứu và triển khai đến người nông dân là một trong những hình thức CGCN theo
chiều dọc. Giá cả CGCN trong trường hợp này thường rất khó xác định, bởi vì sự
thành công hay thất bại trong việc ứng dụng công nghệ được chuyển giao thường
chưa được kiểm định, bởi vậy để tránh rủi ro về mặt kinh tế cho cả bên chuyển
giao và bên nhận chuyển giao, trong trường hợp này nên thanh toán theo hình
thức kỳ vụ (Royalty).
- CGCN theo chiều ngang: Trường hợp này thường áp dụng đối với công
nghệ được chuyển giao là công nghệ đã được làm chủ và đứng vững trên thị trường
cạnh tranh. Chuyển giao ngang có ưu điểm là độ tin cậy cao, ít rủi ro, có thể cho kết
quả nhanh. CGCN qua dự án FDI là một hình thức CGCN theo chiều ngang.
Chuyển giao ngang là chuyển giao giữa các doanh nghiệp. Thực chất là
quá trình nhân rộng các công nghệ về mặt số lượng, không có những biến đổi về
trình độ và năng lực công nghệ [9].
Về tính khác biệt của CGCN so với chuyển giao các tài sản hữu hình,

người ta xét trên phương diện pháp lý, nội dung cơ bản của quyền sở hữu bao
gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt, nhưng do đặc điểm
vô hình của công nghệ (xét phần mềm công nghệ) việc chiếm hữu nó không có ý
nghĩa. Bởi vậy phát sinh một hệ quả pháp lý, đó là công nghệ đã được chuyển
cho bên nhận chuyển giao, nhưng nó vẫn do bên chuyển giao nắm giữ, trong
nhiều trường hợp bên chuyển giao có thể nắm ưu thế hơn so với bên được
chuyển giao.

18


Xét trên phương diện quyền sở hữu công nghệ, có 2 hình thức CGCN:
- Chuyển giao quyền sở hữu: Khi hợp đồng chuyển giao có hiệu lực pháp
lý, bên nhận chuyển giao có đầy đủ quyền sở hữu đối với công nghệ, tuy nhiên
cần phải lưu ý yếu tố chiếm hữu như đã phân tích trên. Trong nhiều tài liệu pháp
lý, người ta còn gọi hình thức này là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ.
- Chuyển giao quyền sử dụng: Khi hợp đồng chuyển giao có hiệu lực pháp
lý, bên nhận chuyển giao chỉ có quyền sử dụng công nghệ. Trong nhiều tài liệu
pháp lý, người ta còn gọi hình thức này là chuyển quyền sử dụng công nghệ, có
tài liệu gọi là license công nghệ. Điểm khác biệt cơ bản của trường hợp này so
với trường hợp chuyển giao quyền sở hữu công nghệ là, bên nhận chuyển giao
không được quyền định đoạt công nghệ.
Các cấp độ CGCN:
- Trao kiến thức: Việc chuyển giao chỉ dừng lại ở mức độ truyền đạt,
hướng dẫn, huấn luyện, tư vấn các kiến thức về công nghệ được chuyển giao.
- Chìa khóa trao tay (Turn-Key, Clé en main): Bên CGCN chỉ cam kết
CGCN vận hành được cho bên nhận chuyển giao sử dụng. Cấp độ này có thể gây
rủi ro cho bên nhận CGCN, bởi vì rất có thể công nghệ được chuyển giao chỉ vận
hành được khi có mặt bên chuyển giao, sau khi chìa khóa đã trao tay rồi thì công
nghệ đó lại không vận hành được.

- Sản phẩm trao tay (Produit en main): Bên CGCN cam kết CGCN vận
hành được cho bên nhận chuyển giao sử dụng và đảm bảo rằng có loạt sản phẩm
được sản xuất bằng cách áp dụng công nghệ đó, cấp độ chuyển giao này có ít rủi
ro cho bên nhận chuyển giao hơn so với cấp độ chìa khóa trao tay, nhưng lưu ý
thuật ngữ “loạt sản phẩm” vừa nêu chưa phải là sản phẩm hàng hóa, rất có thể nó
không có thị trường để tiêu thụ, mà một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện
tượng này là yếu tố cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

19


- Thị trường trao tay (Marché en main): Bên CGCN cam kết CGCN vận
hành được cho bên nhận chuyển giao sử dụng và đảm bảo rằng có loạt sản phẩm
hàng hóa được sản xuất bằng cách áp dụng công nghệ đó, đồng thời đảm bảo có
thị trường tiêu thụ sản phẩm đó, cấp độ chuyển giao này ít có rủi ro cho bên nhận
chuyển giao. Trách nhiệm của bên chuyển giao như vừa nêu đã hạn chế khả năng
CGCN cho thêm một/những chủ thể khác ngoài chủ thể nhận CGCN ghi trong
hợp đồng chuyển giao, nhưng sẽ không có thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
do áp dụng công nghệ được chuyển giao, nếu bên nhận chuyển giao thực hiện
các hành vi như đã phân tích ở trên2.
Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận, bao
gồm:
- Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
- Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công
nghệ cho bên thứ ba;
- Lĩnh vực sử dụng công nghệ;
- Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công
nghệ;
- Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ
được chuyển giao tạo ra.

- Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra.
Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm CGCN nêu
trong Luật CGCN vì các quy định của nhà nước về CGCN từ nước ngoài vào
Việt Nam phải tuân thủ theo Luật CGCN.

2

Trần Văn Hải, Trần Điệp Thành, Một số điểm cần chú ý khi định giá tài sản trí tuệ của doanh nghiệp trong quá
trình cổ phần hóa. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO - Chuyển đổi
doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Hà Nội, 3.2006

20


1.2. CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam
1.2.1. Các luồng CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam
CGCN NƯỚC NGOÀI
VÀO VIỆT NAM

Luồng 1

Luồng 2

Luồng 3

Chuyển giao qua sự nhập
cƣ của chuyên gia

Chuyển giao qua đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài


CGCN thuần tuý

CGCN theo dự án đầu
tư 100% vốn nước ngoài

CGCN theo dự án
liên doanh

Luồng 1: CGCN qua nhập cư của chuyên gia
Cho đến nay CGCN qua nhập cư của chuyên gia hầu như chưa đáng kể.
Trên thực tế đã có một vài trường hợp thuộc loại này nhưng các dấu hiệu không
đặc trưng và kết quả thu được còn rất hạn chế. Trong các tài liệu chính thức,
chưa có một tài liệu nào nhắc đến một trường hợp cụ thể nào đã được thực hiện
qua luồng này.
Tuy thực trạng như vậy nhưng CGCN qua luồng này không phải là không
có tiềm năng. Theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ
Ngoại giao), hiện nay có khoảng trên 4 triệu Việt kiều sinh sống ở các nước trên
thế giới trong khi Việt Nam là một trong số ít nước đang phát triển có nhiều
kiều dân có trình độ cao, sống và làm việc ở nhiều nước phát triển, theo con số
thống kê, số lượng chuyên gia - kiều bào ở nước ngoài, số nước mà họ được đào
21


tạo và trình độ trung bình của kiều bào Việt Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới
(sau Trung Quốc và Israen).
Các cuộc thăm dò cho thấy một số lớn trong các chuyên gia được đào tạo
bài bản đó vì những lý do khác nhau, có xu hướng trở về sống và làm việc tại
quê hương khi có điều kiện thuận lợi.
Ưu điểm của luồng này:

Đây là hình thức chuyển giao vô hình. CGCN không qua hợp đồng nên
bên nhận thường không phải chịu những hạn chế (về bảo vệ những bí mật) mà
Bên giao hoặc Chính phủ của Bên giao đã đặt ra. Do đó qua luồng này Bên nhận
có thể nhận được những công nghệ mà khó có thể có được bằng con đường
CGCN qua hợp đồng.
Chuyển giao qua con đường nhập cư của chuyên gia tránh được những thủ
tục hành chính rườm rà nên quá trình chuyển giao thường được rút ngắn hơn
nhiều so với quá trình chuyển giao qua hợp đồng.
Giá chuyển giao thường khá rẻ do tiết kiệm được chi phí đào tạo và giảm
được nhiều khoản phụ phí khó tránh khỏi trong các cuộc CGCN qua hợp đồng.
Tuy nhiên, do những ưu điểm nổi trội của luồng này mà nhiều nước, kể cả
các nước phát triển đã áp dụng nhiều phương thức khác nhau, kể cả thủ đoạn
chính trị để thu hút các chuyên gia nhập cư. Ta có thể kể đến Trung Quốc là một
điển hình của trường hợp này. Qua sự hồi hương của các nhà khoa học và các
chuyên gia người Hoa, sự đóng góp của họ góp phần không nhỏ để nước này đã
đạt được nhiều thành tựu về công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ trong khoảng
thời gian ngắn và với chi phí rẻ hơn rất nhiều nếu nhập công nghệ qua con đường
khác.
Nhược điểm của luồng này:
Do CGCN không thông qua hợp đồng, không có chuyện “bảo đảm”, “bảo
hành” nên xác suất rủi ro thường là cao đối với Bên nhận.

22


Mỗi chuyên gia nhập cư thường chỉ nắm được một số yếu tố công nghệ
nhất định. Do đó, nếu Bên nhận không chuẩn bị kỹ và nếu không có được một
đội ngũ chuyên gia nhập cư đủ đồng bộ thì kết quả sẽ rất hạn chế.
Vốn của phần lớn chuyên gia - Việt kiều không lớn, trong khi đó các Công
ty trong nước đều thuộc loại quy mô vừa và nhỏ, tài chính còn hạn chế thì bằng

luồng này rất khó thực thi những công nghệ đòi hỏi cần rất nhiều vốn đầu tư.
Luồng 2: CGCN qua con đường đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Với luồng thứ hai này, công nghệ đưa vào Việt Nam cùng với hoạt động
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Phần lớn nhà đầu tư nước ngoài đồng thời là bên
CGCN. Công nghệ được sử dụng để thực hiện dự án liên doanh do nhà đầu tư
nước ngoài là bên chuyển giao. Còn đối với công nghệ trong dự án đầu tư 100%
vốn nước ngoài không phải chuyển từ công ty ở chính quốc mà được chuyển
giao từ một công ty khác.
Công nghệ được chuyển giao theo con đường đầu tư trực tiếp nước ngoài
sẽ là luồng chính và có số lượng lớn ở Việt Nam. Trong luồng này, phía nước
ngoài thường chuyển giao một cách đồng bộ từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết
kế, lắp đặt, công nghệ sản xuất đến quản lý sản xuất, kinh doanh…., do vậy,
chúng ta cần phải quan tâm trong việc đào tạo và bố trí đội ngũ cán bộ kỹ thuật
và công nhân để làm chủ các công nghệ nhập, trên cơ sở đó có bước cải tiến và
tiến tới làm ra được những công nghệ mới, độc lập.
Ưu điểm của luồng này:
Vốn để thực hiện các công nghệ được chuyển giao chủ yếu là vốn đầu tư
trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài. Do đó quy mô của luồng này tuỳ thuộc vào
cơ hội đầu tư và môi trường đầu tư ở Việt Nam hơn là phụ thuộc vào khả năng
tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam.

23


Thông qua FDI, cùng với vốn, công nghệ, năng lực quản lý, kinh doanh
được chuyển giao nên hiệu quả phát triển lớn hơn các hình thức chuyển giao
khác.
Bên chuyển giao có trách nhiệm chung đối với sự phát triển của doanh
nghiệp, tức là trách nhiệm của Bên giao công nghệ và Bên nhận công nghệ được
gắn liền với nhau.

Khả năng lan truyền công nghệ nhanh, góp phần tăng cường nội lực của
đất nước.
Nhược điểm của luồng này :
Việc CGCN trong luồng này chỉ là một phần của hệ thống các hoạt động
tạo thành dự án đầu tư nước ngoài và là một trong nhiều phương tiện để đạt được
mục tiêu của dự án đầu tư. Với nhà đầu tư nước ngoài, mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận trên cơ sở tận dụng các yếu tố như lao động rẻ, nguồn tài nguyên phong
phú thì vấn đề công nghệ chuyển giao không được coi là vấn đề trọng yếu khi
đầu tư, do vậy khó có được những công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Đối với dự án 100% vốn nước ngoài: Thực chất đây là chuyển dịch công
nghệ nội bộ của các Công ty đa quốc gia. Trên danh nghĩa thì Công ty bỏ vốn
hay còn gọi là “Công ty mẹ” và “Công ty con” là hai pháp nhân chịu sự điều
chỉnh của hai hệ thống pháp luật khác nhau nhưng trên thực tế, Công ty mẹ nắm
trọn quyền sở hữu, quyền kiểm soát, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với mọi
hoạt động, mọi khoản tài sản của Công ty con. Do đặc điểm chủ yếu của phân
luồng này là Công ty mẹ có khả năng bí mật về công nghệ (toàn bộ hay từng
phần với công ty con (trường hợp Coca-Cola từ hơn 100 năm nay vẫn giữ được
tuyệt đối bí mật về công thức pha chế với tất cả các chi nhánh trên khắp thế giới
là một ví dụ). Khả năng đó thường được sử dụng một cách tinh vi, linh hoạt để
thu lợi tối đa cho nhà đầu tư bằng nhiều cách:

24


×