Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.11 KB, 77 trang )

Mục Lục
Phần mở đầu.
I. Đặt vấn đề
“ Quốc tế hoá đời sống kinh tế là xu hướng khách quan, là sự phát triển
tất yếu của nền sản xuất xã hội trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của lực
lượng sản xuất”
1
Theo đó, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) là
một trong những mục tiêu chiến lược của quốc gia trên thế giới, trong đó có
cả các nước đang phát triển tuân theo xu hướng chung của nền kinh tế hội
nhập nhằm phát triển nền sản xuất trong nước. Trong giai đoạn phát triển hiện
nay của các nền kinh tế trên thế giới đã rút ra bài học và khẳng định vai trò
tích cực, tính an toàn của nguồn vốn FDI, những ưu việt của nó so với vay nợ
và đầu tư ngắn hạn ( một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng
hoảng kinh tế tại các nước đang phát triển do tỷ lệ vay nợ ngắn hạn quá cao,
cụ thể năm 2003 ở Thái Lan là 85% trong khi vốn FDI chỉ chiếm 15%: Hàn
Quốc cũng trong tình trạng tương tự khi đưa ra chủ trương vay vốn để thành
lập các tập đoàn lớn, dẫn đến nợ chồng chất không trả được…)
Việt Nam với xuất phát điểm thấp hơn rất nhiều nước khác trên thế giới
trong quá trình hội nhập, đầu tư trực tiếp nước ngoài có một vai trò hết sức
quan trọng.Việc mở rộng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng theo đó trở
thành mục tiêu lâu dài và cơ bản không thể thiếu trong mục tiêu phát triển đất
nước. Ngày 29/12/1987 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài, đặt nền tảng pháp lý chính thức cho
1
Vũ Trường Sơn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trường ĐH
KHXH & NV, khoa Kinh tế, Nhà xuất bản Thống Kê, Năm 1997, tr 155
Chuyên đề tốt nghiệp
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta. Sau đó là bốn lần bổ sung,
sửa đổi và điều chỉnh một số Điều trong Luật Đầu tư nước ngoài vào ngày
30/06/1990, 23/12/1992, 12/11/1996 và năm 2000, 2003 nhằm phù hợp hơn


với những thay đổi trong quá trình hội nhập kinh tế đã nhận được sự ủng hộ
của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ FDI đầu tư vào Việt Nam có xu hướng
tăng cao và đóng góp lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận
khách quan về hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài không
phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả, các rủi ro xảy ra từ các nguyên nhân chủ
quan và cả nguyên nhân khách quan gây nên sự cản trở
cho các dự án FDI hoạt động và phát triển.
Theo những cách nhìn nhận khác nhau thì rủi ro là những sự kiện không
may và bất ngờ xảy ra gây nên những thiệt hại đến lợi ích của con người, nó
luôn tồn tại song song với cuộc sống và trong mọi hoạt động của con người,
hoạt động đầu tư vào các dự án cũng không phải là ngoại lệ. Theo đó thì việc
quản lý các rủi ro có thể xảy ra cho các dự án FDI là cần thiết để giảm thiểu
các thiệt hại do nó mang lại.
II. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế
những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế” với đối tượng là
những rủi ro của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Xuất
phát từ những dự án bị rút giấy phép đầu tư hoặc đang hoạt động trong tình
trạng thua lỗ. Từ đó đưa ra đánh giá về các nguyên nhân gây nên rủi ro của
các dự án.
Mục đích của việc nghiên cứu dự án này nhằm phát hiện ra những rủi ro
cơ bản mà các dự án FDI ở Việt Nam thường mắc phải, các nguyên nhân cơ

2
Chuyên đề tốt nghiệp
bản làm nảy sinh các rủi ro này và từ đó đưa ra một số giải pháp quản lý Nhà
Nước để hạn chế những rủi ro trong các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đưa ra quyết định

đầu tư và thu hút nhiều hơn các dự án đầu tư FDI về cả quy mô và chất lượng,
đóng góp vào nền kinh tế quốc dân trên mọi phương diện.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này không đưa ra hết tất cả các giải
pháp của mọi chủ thể liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam mà chỉ là một số giải pháp chủ yếu từ phía chủ thể là Nhà Nước,
giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý vĩ mô các hoạt động đầu tư nói
chung và đầu tư trực tiếp nói riêng nhằm phù hợp với tình hình đất nước trong
giai đoạn mới, hội nhập kinh tế quốc tế.


3
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Một Số Giải Pháp Quản Lý Của Nhà Nước
Nhằm Hạn Chế Những Rủi Ro Trong Hoạt Động Của Các Dự án Đầu Tư Trực
Tiếp Nước Ngoài ( FDI ) Vào Việt Nam Trong Thời kỳ Hội Nhập Kinh Tế
Quốc Tế” là do chính tôi viết. Tất cả những trích dẫn nguyên văn và không
nguyên văn đều đầy đủ và chính xác về nguồn gốc. Các số liệu, kết quả trong
chuyên đề này là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế tại Bộ Kế hoạch &
Đầu tư.

Hà Nội, ngày….tháng….năm 2008
Người cam đoan.
Hồ Thị Phương

4
Chuyên đề tốt nghiệp
Phần nội dung
Chương I
Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) và các rủi ro có

thể xảy ra trong hoạt động của các dự án FDI
I. Lý luận về FDI
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI )
- Đầu tư trực tiếp cùng với đầu tư gián tiếp và tín dụng thương mại là
ba bộ phận cơ bản của vốn đầu tư quốc tế với hình thức là đầu tư tư nhân.
- Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về FDI:
Theo khái niệm mà Quỹ tiền tệ thế giới IMF trong báo cáo cán cân
thanh toán hàng năm đưa ra
2
thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là là đầu tư có lợi
ích lâu dài của doanh nghiệp tại một nước khác (là nước nhận đầu tư- hosting
country), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động ( nước đi đầu
tư- source country) và với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh
nghiệp.
Uỷ ban thương mại và phát triển thế giới của Liên hợp quốc
(UNCTAD) trong Báo cáo về đầu tư thế giới năm 1996 lại đưa ra khái niệm
3
về đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ lợi ích và kiểm soát lâu
dài của một pháp nhân hoặc thể nhân ( là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc
2
Banlance of payments, fifth edition, Washington, DC IMF 1993, page 235
3
Xem: World Investment Report 1996, United Nations, 1996, page 219.

5
Chuyên đề tốt nghiệp
công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (với doanh
nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp).
Quan điểm về FDI ở Việt Nam được quy định trong khoản 1 Điều 2 Luật đầu

tư trực tiếp nước ngoài đươc sửa đổi bổ sung năm 2000: “ đầu tư trực tiếp
nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của
Luật này”
4
.
1.2. Dự án FDI
Dự án đầu tư về nội dung là tổng thể các hoạt động dự kiến với các
nguồn lực và chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch
sử thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối
tượng nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế- xã hội nhất định.
Theo sự đa dạng của các khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài thì
cũng có những các hiểu khác nhau về dự án FDI . Trong khuôn khổ của đề tài
nghiên cứu thì có thể hiểu, dự án FDI là những dự án đầu tư do các nhà đầu
tư nước ngài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến
hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2. Các đặc trưng cơ bản
Để hiểu rõ hơn về các dự án FDI để nhìn nhận một cách khách quan về
các vấn đề còn tồn tại, cần nắm được những đặc trưng cơ bản của các dự án
này.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một hình thức đầu tư nên các dự án
FDI cũng mang những đặc trưng cơ bản của các dự án đầu tư.
Thứ nhất, đây là hoạt động bỏ vốn của các nhà đầu tư và vì vậy các
quyết định đầu tư thông thường là quyết định về tài chính và mỗi quyết định
đưa ra đều phải cân nhắc giữ lợi ích trước mắt và các lợi ích lâu dài của dự án.
4
Khoản 1, Điều 2, Luật Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài sửa đổi bổ sung, Năm 2000

6
Chuyên đề tốt nghiệp

Thứ hai, các hoạt động của các dự án đầu tư luôn mang tính chất lâu
dài.Trước bất cứ một hoạt động nào đều cần có chi phí hoạt động và mang lại
một kết quả nhất định.
Thứ ba, cũng như những dự án đầu tư khác,rủi ro chính là một trong những
đặc trưng cơ bản của các dự án FDI.
Bên cạnh đó, các dự án FDI cũng có những đặc trưng riêng để phân
biệt với các dự án khác không có các yếu tố nước ngoài.Các dự án FDI có sự
tham gia của các bên có quốc tịch và ngôn ngữ khác nhau, và vì vậy các dự án
bị chi phối bởi nhiều hệ thống pháp luật, từ nước đầu tư, nước nhận đầu tư
đến hệ thống pháp luật quốc tế.
Các nhà đầu tư trực tiếp tham gia hoặc họ có thể tự quản lý và điều hành
các dự án và tất cả các đối tượng bỏ vốn.
Ngoài ra,đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức giao lưu giữa các nền
văn hoá, tạo ra nhiều hình thức kinh doanh mới với những pháp nhân có chứa
yếu tố nước ngoài.Quan trọng hơn nữa là góp phần chuyển giao công nghệ và
các phương thức quản lý mới giữa các bên.
Mục đích cuối cùng của các dự án FDI chính là các bên tham gia hoạt
động đầu tư cùng có lợi, hoạt động sẽ mang lại lợi ích chung cho mọi chủ thể
tham gia.
3. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế
3.1. Những ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế
5
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng
kinh tế,giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất.
5
Xem: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nguyễn Văn Tuấn,
Nhà xuất bản Tư Pháp, năm 2005, tr181-219

7
Chuyên đề tốt nghiệp

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh
tế.Có thể coi đó là một nhân tố hay cú huých lớn để phá vỡ vòng luẩn quẩn
của sự đói nghèo.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh chuyển giao công nghệ làm
khoảng cách công nghệ giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư bị thu hẹp.Bên
cạnh đó tạo phản ứng tích cực phổ biến công nghệ và hoạt động phát minh
công nghệ.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần nâng cao chất lượng lao
động,phát triển nguồn nhân lực.Hoạt động của các dự án FDI giúp trực tiếp
đào tạo lao động và gián tiếp nâng cao chất lượng lao động của nước tiếp
nhận đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần trong việc giải quyết các vấn đề
kinh tế- xã hội,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu
tư.Bên cạnh đó, còn giúp thúc đẩy xuất khẩu, xây dựng năng lực xuất khẩu và
mở rộng thị truờng xuất khẩu.
+Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có vai trò trong việc cải thiện cán cân
thanh toán và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
+Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần bảo vệ môi trường, khai thác có
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác
kinh tế quốc tế .
3.2. Những thách thức và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Vốn do hoạt động FDI cung cấp có chi phí vốn lớn hơn so với các
nguồn vốn khác từ nước ngoài.Trong truờng hợp được cung cấp với một số
lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của một quốc gia.
- Chuyển giá là một trong những vấn đề mà các nước tiếp nhận đầu tư lo
ngại, gây ra cạnh tranh không lành mạnh và dẫn đến hạn chế đối với nền kinh
tế.

8
Chuyên đề tốt nghiệp

- Tác động gây ô nhiễm môi trường thông qua hoạt động sản xuất của
các dự án.Các nước đi đầu tư cần nơi thải công nghệ lạc hậu nhằm đổi mới
công nghệ của mình và như vậy các nước nhận đầu tư, đặc biệt là các nước
kém và đang phát triển trở thành bãi rác công nghệ.
- Về lao động,người lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI thường đòi
hỏi phải có trình độ lao động cao nếu không đáp ứng sẽ bị sa thải.Bên cạnh
đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có tác động tiêu cực với cạnh tranh, cán
cân thanh toán và chính trị.
II. Rủi ro trong các dự án FDI.
1. Khái niệm và tính chất của các rủi ro trong các dự án FDI
1.1. Khái niệm về rủi ro.
Có rất nhiều khái niệm về rủi ro được nhắc đến trong các lĩnh vực khác
nhau của dời sống kinh tế xã hội
Rủi ro đề cập đến những sự kiện, vấn đề không may mắn, bất ngờ xảy ra
gây những thiệt hại cho lợi ích con người, tài sản, nguồn lợi và trách nhiệm.
6
1.2. Một số tính chất.
Rủi ro là một trạng thái tiềm ẩn gây nên những mối nguy hiểm với các
mức độ khác nhau gây tổn thất cho con người nhưng lại rất khó để có thể đo
lường trước nó. Từ những khái niệm khác nhau về rủi ro, có thể thấy rủi ro có
những tính chất cơ bản sau:
- Tính bất ngờ: rủi ro bao gồm những sự kiện mà con người không thể đo
lường nó một cách đầy đủ và chắc chắn.Tất cả các rủi ro đều bất ngờ với
những mức độ khác nhau dẫn đến việc con người có thể nhận diện rủi ro hay
không. Trong trường hợp con người không thể đoán trước được rủi ro và
không nhận dạng được thì nó sẽ xảy ra hoàn toàn bất ngờ với con người.
Cũng có những rủi ro mà con người nhận dạng được nhưng không thể đo
6
Một số giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong triển khai thực hiện các dự án FDI
tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Hà Nội 2001, Số 12, tr7-9


9
Chuyên đề tốt nghiệp
lường một cách chính xác những thiệt hại mà nó có thể mang lại.Tuy nhiên,
nếu con người có thể nhận dạng và tính được chính xác các rủi ro có thể đến
với mình thì rủi ro sẽ không còn nữa mà nó trở thành những sự kiện bất lợi
mà con người không mong muốn xảy ra như thiên tai, thời tiết,...
- Tính chất ngoài mong đợi: trong cuộc sống, con người ai cũng mong
muốn nhận được lợi ích cũng như những điều tốt đẹp may mắn trong mọi lĩnh
vực và hoạt động của cuộc sống.Tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúc
nào cũng được như vậy. Những điều, những sự kiện không may mắn, gây tổn
thất cho cuộc sống của con người luôn tồn tại và trở thành điều không mong
muốn trong cuộc sống hay nói cách khác đó là những sự kiện ngoài mong đợi
của con người.
- Tính sự cố gây ra tổn thất: những rủi ro xảy ra không thể đo lường
được hoặc đo lường một cách không chính xác dẫn đến những hậu quả cho
con người trong hoạt động họ tham ra có rủi ro. Trên thực tế, tổn thất mà mỗi
rủi ro mang lại là không giống nhau, có thể nhiều, ít hay đôi khi có thể coi là
không hề mang lại tổn thất gì.
Tổn thất mà các rủi ro mang lại tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau:
hữu hình (tài sản, vật chất...) hay vô hình (sức khoẻ, tinh thần, trách nhiệm,
đạo đức...).
Nói cách khác, dù được nhìn nhận dưới những góc độ hay hình thái khác
nhau thì rủi ro đều bao hàm trong nó sự bất ngờ, ngoài mong đợi của con
người và gây nên những tổn thất khác nhau đối với các hoạt động mà con
người tham gia.
2. Phân loại rủi ro
7
7
Xem: Khoa đầu tư, ĐH KTQD: Giáo trình quản lý dự án đầu tư, Võ Kim Sơn, Bùi Thế

Vĩnh, Trần Thế Nhuận, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội 1996 , tr 270-274.

10
Chuyên đề tốt nghiệp
2.1. Phân loại theo tính chất của rủi ro.
- Rủi ro thuần tuý: loại rủi ro chỉ có thể dẫn đến những tổn thất về mặt kinh
tế hay khả năng kiếm lời của hoạt động.
Rủi ro thuần tuý thường đưa đến kết quả mất mát và tổn thất khi xảy ra.
Như rủi ro hoả hoạn,cháy nổ sẽ dẫn đến việc mất mát một số tài sản nhưng
nếu không xảy ra thì sẽ không gây thiệt hại gì.
Rủi ro thuần tuý liên quan đến việc phá huỷ tài sản,động đất gây phá huỷ
các toà nhà.
Theo đó,rủi ro này có nguyên nhận từ những đe doạ, nguy hiểm rình rập,
và vì vậy nên biện pháp để đối phó với nó chính là hình thức bảo hiểm.
- Rủi ro suy tính: đây là loại rủi ro xảy ra do ảnh hưởng của các nguyên
nhân khó có thể dự đoán và có phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn.
Rủi ro suy tính thường xảy ra trong thực tế như: rủi ro tình hình bất ổn
về chính trị, giá cả hay mức thuế xuất đối với đối tượng được đầu tư.
Đặc điểm cơ bản thường không được bảo hiểm nhưng lại có khả năng
đối phó bằng biện pháp rào chắn.
2.2. Theo khả năng dự đoán
- Rủi ro có thể tính được: loại rủi ro có tần số xuất hiện có thể đoán được ở
mức chính xác và độ tin cậy cao.
- Rủi ro không thể tính được: tần số xuất hiện của loại rủi ro này quá bất
thường và khó để có thể dự đoán.
2.3. Theo khả năng bảo hiểm rủi ro
- Rủi ro không thể bảo hiểm: gồm có rủi ro cờ bạc và suy tính.Các rủi ro
này không tồn tại trước đó trong khi bảo hiểm có tác dụng làm giảm rủi ro.
- Rủi ro có thể bảo hiểm được: những rủi ro nếu xảy ra có thể dẫn đến các
thiệt hại. Nó có khả năng gây thiệt hại của một tập hợp đơn vị tương tự nhau,

thiệt hại có tính ngẫu nhiên không phải do tự tạo ra hay do hiện tượng hao

11
Chuyên đề tốt nghiệp
mòn vật chất tự nhiên gây ra.Các thiệt hại này phải được định dạng, có thể đo
lường và đủ để tạo ra những khó khăn về kinh tế và có xác xuất thiệt hại thảm
hoạ thấp.
2.4. Theo nguồn gốc rủi ro.
- Rủi ro nội sinh: là những rủi ro do những nguyên nhân nội tại của dự án.
Những nhuyên nhân nội sinh thường nhắc đến như: quy mô, mức độ phức tạp,
tính mới lạ của dự án, các nhận tố ảnh hưởng đến tốc độ thiết kế và xây dựng,
hệ thống tổ chức quản lý dự án.
- Rủi ro ngoại sinh: là những rủi ro do những nguyên nhân bên ngoài gây
nên. Những nhân tố ngoại sinh thường gặp là lạm phát, biến đổi thị trường,
tính sẵn xó của lao động và nguyên liệu,độ bất định về chính trị,những ảnh
hưởng của thời tiết.
2.5. Theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro.
- Rủi ro cơ bản: là những rủi ro sinh ra từ những nguyên nhân ngoài tầm
kiểm soát của con người. Hậu quả mà nó mang lại thường rất nghiêm trọng,
khó lường, có ảnh hưởng đến cộng đồng và toàn xã hội.Thường thì hầu hết
các rủi ro này xuất phát từ các tác động tương hỗ thuộc về kinh tế, chính trị,
xã hội...
- Rủi ro riêng biệt: rủi ro xuất phát từ biến cố chủ quan và khách quan từ cá
nhân, tổ chức và ảnh hưởng tới lợi ích của từng cá nhân, tổ chức như sai lầm
trong lựa chọn chiến lược kinh doanh, đối tác hay mặt hàng kinh doanh trong
từng thời kì.
2.6. Phân loại rủi ro theo lĩnh vực.
Là cách phân loại rủi ro theo các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội.
Các rủi ro có thể phát sinh từ những lĩnh vực khác nhau của cuộc sống: về
chính trị (những thay đổi bất thường của thể chế chính trị), về kinh tế (lạm

phát, suy thoái,..) pháp lý (pháp luật, thủ tục hành chính, các hợp đồng kinh

12
Chuyên đề tốt nghiệp
tế), môi trường kinh doanh, văn hoá khác nhau giữa các nước, sự mất cân đối
về thông tin giữa các bên,…
Cụ thể của các nguyên nhân gây nên rủi ro này sẽ được nói rõ ràng hơn
khi tìm hiểu về một số rủi ro trong các hoạt động của dự án FDI ở mục tiếp
theo.
3. Một số rủi ro trong các hoạt động của dự án FDI
3.1. Rủi ro về chính trị.
Là sự thay đổi bất thường của các thể chế chính trị, chiếm đoạt, quốc
hữu hoá, sự phận biệt đối xử của chính quyền địa phương,...Ngoài ra, còn lại
là những tác động của chiến tranh,bạo lực,...của các thế lực thế giới.
Rủi ro về chính trị bao hàm những hành động của chính phủ từ quốc hữu
hoá tài sản đến sự thay đổi trong hệ thống thuế làm giới hạn cơ hội kinh
doanh của các nhà đầu tư và thường gây hậu quả nặng nề cho doanh nghiệp.
3.2. Rủi ro về kinh tế.
Thông thường do các nhân tố vĩ mô gây ra bất lợi cho doanh nghiệp.Bao
gồm những yếu tố như lạm phát, suy thoái kinh tế, khă năng thanh toán, dự
trữ ngoại tệ,...
3.3. Rủi ro về pháp lý.
Rủi ro về pháp lý có nguồn gốc từ sự thay đổi về luật pháp, sự mập mờ,
chồng chéo và không thống nhất của các văn bản pháp quy; sự thiếu thông tin
phổ biến pháp luật, thiếu chặt chẽ trong các hợp đồng kinh tế,...
Loại rủi ro này thường xuất hiện nhiều ở những nước chuyển đổi,những
nước mà nền kinh tế đang trong quá trình từng bước hội nhập,đặc biệt là đối
với Việt Nam. Hậu quả rủi ro pháp lý là những tranh chấp, kiện tụng giữa các
doanh nghiệp, tịch thu hàng hoá của chính quyền,...



13
Chuyên đề tốt nghiệp
3.4. Rủi ro về thông tin
Xuất hiện khi những thông tin bị sai lệch, đến chậm hoặc do quá trình
phân tích, xử lý thông tin thường dẫn đến việc chủ đầu tư có sự chậm trễ
trong các quyết định và thất bại trong kinh doanh.
3.5. Rủi ro về cạnh tranh.
Loại rủi ro này là những áp lực bất ngờ không lường trước của chủ đầu
tư trước sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, sự tăng nhanh bất thường về
số lượng cũng như quy mô của các doanh nghiệp cùng ngành, sự xâm nhập
mạnh mẽ của doanh nghiệp nước ngoài khi Chính phủ mở cửa kinh tế,...Rủi
ro cạnh tranh có thể dẫn tới sự thu hẹp về thị trường, thậm chí dự án còn bị
thôn tính và bị loại ra khỏi thị trường.
3.6. Rủi ro về văn hoá.
Một trong những đặc trưng riêng cơ bản của các dự án FDI là nơi gặp
gỡ,làm quen giữa các nền văn hoá khác nhau.Vì vậy, sự khác nhau về văn hoá
đã và đang là nguyên nhân làm tăng cơ hội hiểu lầm đáng tiếc có thể dẫn công
ty mất thị phần mục tiêu. Rủi ro về văn hoá bắt nguồn từ sự không am hiểu về
phong tục, tập quán, lối sống, cách sống, ngôn ngữ sử dụng...
3.7. Rủi ro từ môi trường tự nhiên.
Các yếu tố trên được nhắc đến có tác động mạnh mẽ đến môi trường kinh
doanh nói chung và đến các hoạt động của doanh nghiệp FDI nói riêng. Bên
cạnh đó, còn có một số rủi ro từ việc ra quyết định ( xuất hiện do xác định sai
mục tiêu, sai định hướng chiến lược kinh doanh, sai lệch về thông tin thị
trường,... dẫn đến sự lực chọn về thời gian, địa điểm, phương thức, quy mô
đầu tư,...); rủi ro từ việc xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư ( vấn đề thi
công xây dựng các dự án đầu tư kéo dài,...); rủi ro từ những tác nghiệp sai
lầm, ý thức, tinh thần trách nhiệm của các nhà đầu tư, các nhà quản lý và của


14
Chuyên đề tốt nghiệp
các thành viên tổ chức,... cũng là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến quá
trình vận hành các doanh nghiệp.
Có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau do nhiều chủ thể mang lại
những rủi ro và gây thiệt hại cho các dự án.Với mỗi nguyên nhân khác nhau
cần đưa ra phương pháp quản lý phù hợp nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại
có thể có. Dưới đây là một số phương pháp quản lý rủi ro đã được biết đến và
sử dụng trong các hoạt động của dự án
III. Quản lý rủi ro.
1. Phương pháp mà các nhà đầu tư lựa chọn để quản lý rủi ro
Mỗi chủ thể tham gia vào hoạt động FDI đều có những phương thức
quản lý khác nhau cho mỗi dự án trong tững giai đoạn .Dưới đây là một số
phương pháp quản lý rủi ro mà các nhà đầu tư lực chọn để quản lý rủi ro trong
các dự án FDI
8
.
1.1. Né tránh rủi ro.
Phương pháp đầu tiên được nhắc đến trong các phương pháp quản lý rủi
ro là né tránh rủi ro. Theo đó với phương pháp này, nhà đầu tư không chấp
nhận các dự án có độ rủi ro quá lớn, loại bỏ khả năng gậy thiệt hại của dự án.
Trường hợp áp dụng: khi khả năng bị thiệt hại cao với mức độ lớn, gây tổn
hại quá cao đối với nhà đầu tư.
Phuơng pháp này có thể được sử dụng ngay trong giai đoạn đầu của dự án
đầu tư, khi đánh giá mức độ rủi ro quá cao thì loại bỏ ngay trong đầu chu kỳ
của dự án .
Tuy nhiên vẫn có những rủi ro không thể né tránh được,khi đó chỉ có thể
làm giảm thiệt hại của rủi ro chứ không thể loại trừ khả năng xảy ra.
8
Xem: Khoa đầu tư, ĐH KTQD: Giáo trình quản lý dự án đầu tư, Võ Kim Sơn, Bùi Thế

Vĩnh, Trần Thế Nhuận, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội 1996, tr 278-282

15
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2. Chấp nhận rủi ro.
Đây là trường hợp các chủ đầu tư hoặc cán bộ dự án hoàn toàn có thể biết
trước về rủi ro và thiệt hại khi nó xảy ra.
Nhà đầu tư thường chỉ chấp nhận rủi ro khi thiệt hại không quá lớn và mức
độ thiệt hại nhỏ.
Ngoài ra, có những rủi ro mà đơn vị phải chấp nhận trong quá trình hoạt
động của dự án và buộc phải sử dụng phương pháp này.
1. 3.Tự bảo hiểm.
Là phương pháp quản lý rủi ro trong đó các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và
tự nguyện kết hợp với nhau thành nhóm bao gồm nhiều dự án có cùng những
rủi ro gần tương tự, đủ để dự đoán chính xác tần suất xảy ra cũng như mức độ
thiệt hại.Từ đó, họ có chuẩn bị trước nguồn quỹ để bù đắp cho những thiệt hại
khi nó xảy ra.
Đây cũng là một hình thức chấp nhận rủi ro. Thường là sự kết hợp giữa
các đơn vị trong cùng một công ty mẹ hoặc là cùng một ngành, thường có
cùng các rủi ro.
Lợi thế của phương pháp này là ngăn ngừa các thiệt hại,các thủ tục chi trả
bảo hiểm cũng có thể được tiến hành nhanh gọn, giúp nâng cao khả năng sinh
lời do có khả năng xoay vòng vốn.
Tuy nhiên, với phương pháp này, đơn vị phải chi trả cho việc vận hành
các chương trình bảo hiểm, phải mua và cung cấp nội bộ các dịch vụ nhằm
ngăn ngừa thiệt hại bà khi rủi ro xảy ra cần có người theo dõi và quản lý
chương trình tự bảo hiểm. Điều này dẫn đến việc chi phí bỏ ra khá lớn.Trên
thực tế do đaay cũng là hình thức chấp nhận rủi ro nên bản thân nó cũng
mang yếu tố rủi ro với mong đợi là rủi ro sẽ không xảy ra.
1.4. Ngăn ngừa thiệt hại.


16
Chuyên đề tốt nghiệp
Ngăn ngừa thiệt hại là phương pháp bao gồm những hoạt động nhằm giảm
tính thường xuyên của thiệt hại khi nó xuất hiện.
Để có thể thực hiện các hoạt động này đòi hỏi phải xác định đúng các
nguyên nhân gây nên chúng. ó có thể xuất phát từ các nhân tố của môi trường
đầu tư hoặc ngay từ những vấn đề bên trong của dự án.
Biện pháp mà các nhà đầu tư có thể áp dụng là phát triển các hệ thống an
toàn, đào tạo lại đội ngũ lao động hay thuê người bảo vệ…
1.5. Giảm bớt thiệt hại.
Chủ đầu tư và các bộ quản lý dự án sử dụng các biện pháp đo
lường,phân tích và đánh giálại các rủi ro một cách liên tục và xây dựng các kế
hoạch cụ thể để làm giảm mức độ thiệt hại khi nó xảy ra.
1.6. Chuyển dịch rủi ro.
Chuyển dịch rủi ro là biện pháp trong đó các bên liên kết với nhau để
cùng chịu rủi ro.
Nó giống với biện pháp bảo hiểm ở điểm là có sự chuyển dịch từ cá nhân
sang nhóm sự bất định của các rủi ro có thể xảy ra hay nói cách khác là cùng
có sự liên kết của nhiểu chủ thể nhằm quản lý rủi ro. Tuy nhiên, chuyển dịch
rủi ro chỉ là một bộ phận của bảo hiểm vì ngoài chuyển dịch rủi ro thì bảo
hiểm rủi ro còn giúp dự đoán thiệt hại bằng quy luật số lớn trước khi nó xuất
hiện, nhờ đó mà giảm được thiệt hại do rủi ro mang lại.
1.7. Bảo hiểm.
Với các quan điểm khác nhau thì bảo hiểm được hiểu khác nhau.Theo
quan điểm của các nhà quản lý bảo hiểm thì bảo hiểm là sự chuyển dịch rủi ro
theo hợp đồng. Còn theo quan điểm xã hội thì nó không chỉ là sự chuyển dịch
mà còn giúp giảm rủi ro vì nhóm người có những rủi ro tương tự tự nguyên
kết hợp với nhau dự đoán và từ đó giảm thiểu các thiệt hại mà rủi ro mang lại.


17
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảo hiểm là công cụ quản lý rủi ro phù hợp khi khả năng thiệt hại thấp
nhưng mức độ thiệt hại lại có thể rất cao .

2. Quản lý Nhà Nước đối với các dự án FDI
Theo Vũ Chí Lộc
9
thì hoạt động đầu tư nước ngoài không chỉ là bộ phận
của lĩnh vực kinh tế đối ngoại mà đó còn là bộ phận của nền kinh tế quốc dân
và vì vậy Nhà Nước là chủ thể quan trọng quản lý nguồn vốn FDI.
Quản lý của Nhà Nước đối với các dự án FDI là nhằm thực hiện một
cách tốt nhất định hướng của Luật đầu tư là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại vào công cuộc phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó còn nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà Nước là thu hút
vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các công ty nước ngoài, tạo việc
làm, khai thác các tiềm năng của đât nước và phục vụ cho công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Quản lý Nhà Nước đối với các dự án FDI còn nhằm đảm bảo hoạt động
đầu tư tuân thủ pháp luật Việt Nam, giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.
Ngoài ra còn tô trọng quyền của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,
đảm bảo tính công bằng, bình đẳng và cùng có lợi cho cả đôi bên.
2.2. Vai trò.
Quản lý Nhà Nước theo Vũ Chí Lộc là hoạt động chấp hành và điều
hành của Nhà Nước, được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi cơ quan hành
chính Nhà Nước có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, các
nghị quyết của cơ quan quyền lực Nhà Nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo thực
hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn
hoá, xã hội và chính trị nước ta.
9

Vũ Chí Lộc: Giáo trình đầu tư nước ngoài, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1997, tr 85-86.

18
Chuyên đề tốt nghiệp
Đây là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo theo từng đối tượng
chủ thể, địa điểm.. từ đó dưa ra các biện pháp cụ thể.
2.3. Các hoạt động cơ bản.
Theo luật Đầu tư
10
(2006), hoạt động quản lý của Nhà Nước đối với FDI
bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
các chính sách đầu tư phát triển.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến
đầu tư.
- Hướng dẫn hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư, giải quyết
những vướng mắc, yêu cầu của các nhà đầu tư.
- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
- Hướng dẫn, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt
động đầu tư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong
hoạt động đầu tư.
- Tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động đầu
tư.
- Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư.
2.4. Các phương pháp quản lý Nhà Nước.
Nhà nước sử dụng các công cụ là pháp luật, các kế hoạch, chính sách, tài
sản quốc gia,.. để quản lý nền kinh tế. FDI cũng như các bộ phận khác của
nền kinh tế, chịu sự quản lý của Nhà nước với những phương pháp quản lý
khác nhau.
Phương pháp quản lý của Nhà Nước về kinh tế bao gồm tổng thể các

cách thức tác động có chủ đích có thể có của Nhà Nước lên nền kinh tế quốc
dân góp phần tăng trưởng, ổn định kinh tế và bằng kinh tế.
10
Xem: Điều 80, Pháp luật mới về đầu tư kinh doanh, Hội Luật gia Hà Nội, Trung tâm thông
tin tư vấn pháp luật, NXB Lao động Xã hội, năm 2006

19
Chuyên đề tốt nghiệp
2.4.1. Phương pháp hành chính.
Phương pháp hành chính
11
là cách thức tác động trực tiếp của Nhà Nước
thông qua các quyết định dứt khoát có tính bắt buộc lên đối tượng quản lý
Nhà Nước về kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu của quản lý kinh tế vĩ mô
trong những tình huống nhất định.
Phương pháp này có tính bắt buộc những đối tượng chịu sự quản lý phải
tuân thủ các quy định của pháp luật và mang tính quyền lực theo đúng thẩm
quyền pháp luật. Từ đó góp phần xác lập trật tự kỷ cương, kết nối các phương
pháp khác, giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng.
Thực hiện quản lý theo phương pháp này là Nhà Nước tác động vào nền
kinh tế theo hai hướng:
Thứ nhất, là về mặt tổ chức. Xây dựng và không ngừng hoàn thiện khung
pháp luật áp dụng cho từng đối tượng chịu sự quản lý. Từ đó tạo hành lang
pháp lý ổn định, an toàn và phù hợp cho các đối tượng, tạo niểm tin cho người
dân. Bên cạnh đó là việc cụ thể hoá khung pháp luật và các kế hoạch thị
trường thông quan các công cụ khác nhau trong xét duyệt, kiểm định chất
lượng, giấy phép kinh doanh,.... Phương pháp này có hiệu lực nhanh, ngay
khi ban hành tuy nhiên lại có một nhược điểm rất lớn là có thể phát sinh hiện
tượng lạm dụng hành chính và phụ thuộc quá nhiều vào đội ngũ cán bộ hành
chính trong bộ máy Nhà Nước.

Thứ hai, phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm
của cấp ra quyết định. Điều này có vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế
nói chung và quản lý FDI noi riêng, phân định rõ ràng quyền hạn trách nhiệm
của các cấp quản lý.
2.4.2. Phương pháp kinh tế.
11
Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu: Giáo trình quản lý Nhà Nước về kinh tế, ĐH KTQD, Nhà
xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội 2005, tr 138.

20
Chuyên đề tốt nghiệp
Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu mà Nhà Nước sử dụng
tác động một cách gián tiếp dựa trên những lợi ích kinh tế. Với phương pháp
này, Nhà Nước hạn chế sự bắt buộc, cưỡng chế lên các đối tượng và chủ yếu
mang tính hướng dẫn nhằm làm cho các đối tượng quản lý quan tâm tới hiệu
quả cuối cùng của các hoạt động, chủ động hoàn thành tốt các nhiệm vụ được
giao.
Hướng vào lợi ích cuả các đối tượng, đưa ra các điều kiện khuyến khích
kinh tế và những phương tiện vật chất, phương pháp kinh tế được áp dụng tác
động nhạy bén, linh hoạt và phát huy được tính chủ độnh sáng tạo cuat người
lao động cũng như của các tổ chức.
Cũng như những phương pháp khác, phương pháp kinh tế tác động vào
nền kinh tế theo những hướng khác nhau
12
:
Trước tiên là định hướng chung cho sụ phát triển bằng các mục iêu và
nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của toàn bộ hệ thống. Cụ thể hoá bằng
các chỉ tiêu cho từng thời điểm, đối tượng cụ thể trong các tổ chức khác nhau.
Nhà Nước sử dụng các định mức kinh tế như thuế, lãi xuất ngân hang, và
các đòn bẩy kích thích kinh tế nhằm lôi cuốn, khuyến khích các tổ chức và cá

nhân hoạt động mang lại lợi ích thống nhất giữa cá nhân và tập thể, lợi ích
quốc gia.
Các chính sách ưu đãi cũng được Nhà Nước đưa ra để điều chỉnh hoạt
động chung của cả nước, không những chỉ có trong nước mà còn thu hút từ
các Kiều bào sống xa tổ quốc.
2.4.3. Phương pháp tâm lý giáo dục
13
12
Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu: Giáo trình quản lý Nhà Nước về kinh tế, ĐH KTQD, Nhà
xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội 2005, tr 143-144.

21
Chuyên đề tốt nghiệp
Nhà Nước tác động vào nhận rhức và tình cảm của con người thuộc đối
tượng quản lý Nhà Nước về kinh tế, từ đó nâng cao tinh thần tự giác, tích cự
và nhiệt tình của những người lao động trong việc thực hiện các nhiệm vụ
được giao.
Dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý, phương pháp giáo dục mang
tính thuyết phục, giáo dục con người những đường lối chủ trương của chính
phủ, ý thức lao động sáng tạo, có hiệu quả của người lao động. Bên cạnh đó,
Nhà Nước giáo dục nhằm xoá bỏ những lề lối cũ lạc hậu như tàn dư của
phong kiến, tư sản và hướng người lao động theo tác phong công nghiệp hiện
đại.
Phương tiện được Nhà Nước sử dụng là các phương tiện thông tin đại
chúng, các tổ chức đoàn thể, hội nghị tổng kết của các tổ chức đơn vị, các
phong trào thi đua, tấm gương của các doanh nghiệp Nhà Nước làm ăn có
hiệu quả.
Chương II
Tổng quan về các dự án FDI và phân tích các rủi ro trong các dự án
FDI tại Việt Nam từ năm 1987 đến nay

13
Xem: Bài giảng môn Quản lý tổ chức công II, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Năm học 2007-
2008

22
Chuyên đề tốt nghiệp
I. Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam
1. Các hình thức đầu tư cơ bản
- Doanh nghiệp liên doanh: Là doanh nghiệp được thành lập do các dự
án đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở
hợp đồng liên doanh.
- Doanh nghiệp 100% vốn FDI: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản
lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là hình
thức đầu tư trong đó các bên ký kết văn bản để tiến hành đầu tư, kinh doanh
tại Việt Nam. Trong đó, có quy định trách nhiệm và phân chia các kết quả
kinh doanh cho các bên mà không thành lập pháp nhân mới. Các doanh
nghiệp này được hợp tác với các cá nhân tổ chức nước ngoài để thực hiện các
hợp đồng hợp tác kinh doanh
14
- Các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT: là hình thức đầu tư có sự ký kết
văn bản giữa cơ quan Nhà Nước có them quyền của Việt Nam và Nhà Nước
đầu tư nước ngoài để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong một thời
hạn nhất định và khi kết thúc thời hạn này, nhà đầu tư nước ngoài chuyển
giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà Nước Việt Nam.

- Hình thức công ty mẹ-con: đây là hình thức được thực hiện rất ít ở Việt
Nam, khi các tập đoàn lớn mở thêm những công ty con ở nước nhận đầu tư và
mang các yếu tố nước ngoài.

2. Cơ cấu và khu vực phân bổ FDI
14
Võ Thanh Thu, Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Cương: Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước
ngoài, NXB Thống Kê, 05/2004, tr 114

23
Chuyên đề tốt nghiệp
Suốt giai đoạn 1988-2007, cơ cấu và khu vực phân bổ FDI đã trải
qua rất nhiều thăng trầm. Từ năm 1991 đến 1995, vốn thực hiện đạt 6,5 tỷ
USD và đã tăng gấp 2 lần trong giai đoạn 1996-2000. Cho đến giai đoạn
2001-2005, vốn thực hiện đạt 14,3% tỷ USD, tăng 7% so với giai đoạn trước
đó và tăng 30% so với mục tiêu định hướng đạt được là 11 tỷ USD.

Như vậy
vốn thực hiện có xu hướng nhưng tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số
dự án mới biến động.
0
5000000000
10000000000
15000000000
20000000000
25000000000
30000000000
1988-
1990
1991-
1995
1996-
2000
2001-

2005
2006-
2007
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
Vèn ®¨ng

Vèn thùc
hiÖn
Sè dù ¸n
Biểu đồ phân bổ nguồn vốn FDI theo năm giai đoạn 1988-2007
Hai năm gần đây, vốn thực hiện tăng 24,2 % năm 2006 so với năm
2005 và đạt 2,96 tỷ USD vào năm 2007. Có thể they số dự án tăng bình quân
trong các giai đoạn có nhiều biến động, 300 dự án trong giai đoạn 1991-1995
và 340 dự án vào năm 1996-2000, 616 dự án giai đoạn 2001-2005 và đến năm
2006, 2007 đạt con số kỷ lục 800 dự án mới cấp phép.

24
Chuyên đề tốt nghiệp
2.1. Về cơ cấu vốn đầu tư theo ngành:
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư
15
, trong giai đoạn 1988-2007,

tổng vốn đầu tư cung như đầu tư thực hiện tập trung chủ yếu trong các dự án
thuộc ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm khoảng 62% tổng vốn đầu tư và
chiếm tới 69% vốn thực hiện với 5,819 dự án đầu tư.Tiếp đến là ngành dịch
vụ với 21% tổng số dự án với hơn 29 tỷ USD tổng vốn
Cơ cấu đầu tư thực hiệ n theo ngàn h
C«ng
nghiÖp vµ
x©y dùng
N«ng l©m
nghiÖp
DÞch vô
đầu tư và hơn 7 tỷ USD đầu tư cho việc thực hiện dự án. Ngành nông lâm
nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các dự án FDI, có khoảng 929 dự
án với hơn 2 tỷ USD đầu tư thực hiện.
Nếu như trong giai đoạn 1990-2000, nguồn vốn FDI thường tập trung
vào những ngành công nghiệp khai khoáng và thay thế hàng nhập khẩu thì bắt
đầu từ năm 2000, các dự án FDI đã chuyển hướng sang các ngành như công
nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ (gần 5000 dự án cho cả hai ngành đến hết
năm 2007). Đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ cũng gia tăng qua các thời kỳ. Trong
5 năm 2001 -2005, lĩnh vực dịch vụ đã chiếm 21% tổng vốn ĐTNN đăng ký
và gần 13% vốn thực hiện.
15
Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết 31/12/2007.

25

×