Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Dự báo tác động môi trường của giai đoạn thi công dự án chuyển rừng nghèo kiệt đất trống sang trồng keo lai tại tiểu khu 309,313,315,316 nông lâm trường nghĩa trung huyện bù đăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------

LÊ THỊ THẮM

DỰ BÁO TÁC ðỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA GIAI ðOẠN THI
CÔNG DỰ ÁN CHUYỂN RỪNG NGHÈO KIỆT, ðẤT TRỐNG
SANG TRỒNG KEO LAI TẠI TIỂU KHU 309, 313, 315, 316 –
NÔNG LÂM TRƯỜNG NGHĨA TRUNG HUYỆN BÙ ðĂNG
TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------

LÊ THỊ THẮM

DỰ BÁO TÁC ðỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA GIAI ðOẠN THI
CÔNG DỰ ÁN CHUYỂN RỪNG NGHÈO KIỆT, ðẤT TRỐNG
SANG TRỒNG KEO LAI TẠI TIỂU KHU 309, 313, 315, 316 –
NÔNG LÂM TRƯỜNG NGHĨA TRUNG HUYỆN BÙ ðĂNG
TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHUYÊN NGÀNH


: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ

: 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN TRUNG QUÝ

HÀ NỘI – 2013


LỜI CAM ðOAN
ðể tiến hành nghiên cứu ñề tài “ Dự báo tác ñộng môi trường của giai
ñoạn thi công dự án chuyển rừng nghèo kiệt, ñất trống sang trồng Keo Lai
tại tiểu khu 309, 313, 315, 316 – Nông lâm trường Nghĩa Trung Huyện Bù
ðăng Tỉnh Bình Phước”, tôi ñã trực tiếp tham gia cùng nhóm chuyên gia của
thầy Phan Trung Quý tiến hành ñiều tra, khảo sát, lấy mẫu phân tích môi
trường nền ñể lập báo cáo ðTM cho dự án. Kết quả nghiên cứu trong báo cáo
này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Lê Thị Thắm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i



LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành ñược luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản
thân, tôi luôn nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình của Ban chủ nhiệm khoa, các
thầy cô trong khoa Tài nguyên & Môi trường – Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội, cùng sự ñộng viên khích lệ của gia ñình, bạn bè trong quá
trình học tập.
ðể có ñược kết quả ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm sâu sắc, giúp ñỡ tận
tình của thầy giáo TS. Phan Trung Quý. Xin trân trọng gửi tới thầy lòng biết
ơn và kính trọng.
Xin chân thành cảm ơn tập thể Công ty Cổ Phần Thiên Ấn, Công ty CP
CNMT Bách Khoa ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong thời gian thực tập và hoàn
thành ñề tài.
Xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo Viện ñào tạo Sau ñại
học, Khoa Tài nguyên & Môi trường ñã quan tâm chỉ bảo và tạo mọi ñiều kiện
tốt nhất ñể tôi có nhiều cơ hội nâng cao kiến thức về mọi mặt.
Tác giả luận văn

Lê Thị Thắm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i


Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii

Danh mục viết tắt

viii

ðẶT VẤN ðỀ

1

1

Tính cấp thiết của ñề tài

1


2

Mục ñích, yêu cầu của ñề tài

1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

1.1

Cơ sở lý luận của ñánh giá tác ñộng môi trường

2

1.1.1

Khái niệm ðánh giá tác ñộng môi trường

2

1.1.2

Sự cần thiết của việc ñánh giá tác ñộng môi trường của dự án

2

1.1.3


Vai trò và mục ñích ñánh giá tác ñộng môi trường

3

1.1.4

ðối tượng của ðTM

5

1.1.5

Ý nghĩa của ñánh giá tác ñộng môi trường

5

1.2

Thực trạng phát triển cây Keo Lai

6

1.2.1

Tổng quan về cây Keo Lai

6

1.2.2


Thực trạng phát triển cây Keo Lai ở một số ñịa phương

7

1.3

Tình hình thực hiện ðánh giá tác ñộng môi trường ở Việt Nam

9

1.4

ðánh giá tác ñộng môi trường của hoạt ñộng chuyển ñổi ñất rừng
nghèo kiệt

12

1.5

Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ðTM cho dự án

17

1.5.1

Các văn bản luật của Việt Nam ñể lập báo cáo ðTM

17


1.5.2

Những căn cứ pháp lý ñể xây dựng dự án

19

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii


Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

2.1

ðối tượng và phạm vi

20

2.2

Nội dung

20

2.2.1

Mô tả dự án chuyển rừng nghèo kiệt, ñất trống sang trồng rừng

Keo Lai tại tiểu khu 309, 313, 315, 316 – Nông lâm trường
Nghĩa Trung

20

2.2.2

ðiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường khu vực dự án

20

2.2.3

Dự báo tác ñộng môi trường

20

2.2.4

Biện pháp giảm thiểu tác ñộng xấu phòng ngừa và ứng phó sự cố
môi trường.

20

2.3

Phương pháp nghiên cứu

20


2.3.1

Phương pháp thu thập các số liệu, tài liệu

20

2.3.2

Phương pháp lấy mẫu

21

2.3.3

Phương pháp phân tích

22

2.3.4

Phương pháp so sánh:

23

2.3.5

Phương pháp ñánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO:

23


2.3.6

Phương pháp ma trận:

23

2.3.7

Phương pháp liệt kê mô tả và có ñánh giá mức tác ñộng:

23

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1

24

Mô tả dự án chuyển rừng nghèo kiệt, ñất trống sang trồng rừng
Keo Lai tại tiểu khu 309, 313, 315, 316 – Nông lâm trường
Nghĩa Trung

24

3.1.1

Tên dự án

24

3.1.2


Chủ dự án

24

3.1.3

Vị trí ñịa lý của dự án

24

3.1.4

Nội dung chủ yếu của dự án

25

3.2

ðiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường khu vực dự án

31

3.2.1

ðiều kiện tự nhiên và môi trường

31

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv


3.2.2

ðiều kiện Kinh tế xã hội

36

3.2.3

Hiện trạng môi trường khu vực dự án

37

3.3

Dự báo tác ñộng môi trường

50

3.3.1

Nguồn gây tác ñộng

50

3.3.2


Dự báo tác ñộng

62

3.4

Biện pháp giảm thiểu tác ñộng xấu phòng ngừa và ứng phó sự cố
môi trường

71

3.4.1

Biện pháp quản lý chung

71

3.4.2

Giảm thiểu tác ñộng có liên quan tới chất thải

72

3.4.3

Giảm thiểu tác ñộng không liên quan tới chất thải

77

3.4.4


Giảm thiểu tác ñộng do sự cố, rủi ro

79

3.5

ðánh giá mức ñộ chi tiết và ñộ tin cậy của các kết quả dự báo

81

3.5.1

Mức ñộ chi tiết của các kết quả dự báo

81

3.5.2

ðộ tin cậy của các kết quả dự báo

81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

83

1

Kết luận


83

2

Kiến nghị

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

85

PHỤ LỤC

87

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1


Vị trí lấy mẫu ñất, nước, không khí tại tiểu khu 309, 313, 315, 316

21

3.1

Quy hoạch diện tích chuyển ñổi của dự án

27

3.2

Quy hoạch sử dụng ñất của dự án

27

3.3

Các hạng mục công trình dự án

30

3.4

Danh sách các máy móc, thiết bị chính dự kiến phục vụ cho dự án

30

3.5


Nhu cầu lao ñộng giai ñoạn thi công

31

3.6

Lượng mưa trung bình các tháng trong các năm tại Phước Long

34

3.7

Vị trí lấy mẫu chất lượng không khí

38

3.8

Chất lượng không khí tại khu vực dự án

38

3.9

Vị trí lấy mẫu nước mặt

39

3.10


Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án

39

3.11

Chất lượng nước ngầm khu vực dự án

41

3.12

Kết quả phân tích chất lượng ñất khu vực dự án

42

3.13

Các chỉ tiêu về cây gỗ ñặc trưng cho cấu trúc của các trạng thái rừng

43

3.14

Các chỉ tiêu của cây Lồ ô phân theo các trạng thái rừng

43

3.15


Mật ñộ tái sinh phân theo chiều cao

44

3.16

Phân tích tổng hợp trong ñiều kiện không có dự án

48

3.17

Phân tích tổng hợp tác ñộng trong giai ñoạn thi công

51

3.18

Máy thi công trên công trường

56

3.19

Tải lượng một số chất ô nhiễm do máy thi công sinh ra chính
trong công trường có thể xảy ra (dầu DO hàm lượng S = 0,5 %)

3.20
3.21


56

Mức ồn tối ña từ hoạt ñộng của các phương tiện vận chuyển và
thi công

57

Thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của dự án

58

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

3.1

Vị trí ñịa lý khu vực dự án

32


3.2

Sơ ñồ bể tự hoại cải tiến (BASTAF) loại 5 ngăn

75

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii


DANH MỤC VIẾT TẮT
ðTM

: ðánh giá tác ñộng môi trường

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

CTNH

: Chât thải nguy hại

NLT


: Nông Lâm Trường

BNN & PTNT

: Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND

: Ủy ban nhân dân

QLRPH

: Quản lý rừng phòng hộ

SX – XD – TM & NN

: Sản xuất-Xây dựng-Thương mại và Nông nghiệp

PCCCR

: Phòng cháy chữa cháy rừng

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

KT – XH

: Kinh tế - xã hội


BVR

: Bảo vệ rừng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii


ðẶT VẤN ðỀ

1. Tính cấp thiết của ñề tài
Công ty CP sản xuất – xây dựng – thương mại và nông nghiệp Hải
Vương qua quá trình khảo sát một số diện tích rừng nghèo kiệt và ñất trống,
ñất xâm canh có khả năng trồng ñược Keo Lai trên ñịa bàn huyện Bù ðăng
thuộc quản lý của Nông Lâm Trường Nghĩa Trung. Với mục tiêu khai thác
hiệu quả tiềm năng ñất ñai, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và ñời sống cho
người dân trong vùng, ñóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế của huyện, thực
hiện chuyển ñổi cơ cấu cây trồng trên ñịa bàn ñã lên kế hoạch thực hiện dự
án: Chuyển rừng nghèo kiệt, ñất trống sang trồng rừng Keo Lai tại tiểu khu
309, 313, 315, 316 – Nông lâm trường Nghĩa Trung.
Trong quá trình thi công dự án các hoạt ñộng chính tác ñộng ñến môi
trường diễn ra như: phát quang, san lấp mặt bằng; cải tạo ñường từ ñường
nhựa ñến khu vực dự án 2 km; chuẩn bị nền xây lán trại cho công nhân;
xây dựng các hạng mục công trình chính (nhà làm việc, nhà tập thể, nhà ăn,
kho…) và các công trình phụ trợ (hệ thống xử lý nước thải, khu chứa chất
thải rắn…). ðể ñánh giá tác ñộng ñến môi trường khi dự án triển khai, tôi
lựa chọn ñề tài: “Dự báo tác ñộng môi trường của giai ñoạn thi công dự
án chuyển rừng nghèo kiệt, ñất trống sang trồng Keo Lai tại tiểu khu

309, 313, 315, 316 – Nông lâm trường Nghĩa Trung Huyện Bù ðăng
Tỉnh Bình Phước”
2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
- Dự báo tác ñộng môi trường trong quá trình thi công dự án.
- ðưa ra các biện pháp giảm thiểu tác ñộng xấu, phòng ngừa và ứng phó
với sự cố môi trường.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của ñánh giá tác ñộng môi trường
1.1.1. Khái niệm ðánh giá tác ñộng môi trường
ðánh giá tác ñộng môi trường (ðTM) ñã ñạt ñược những thành tựu nhất
ñịnh và ngày càng trở nên quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.
Nội dung cơ bản về khái niệm của ðTM: “ðTM là quá trình xác ñịnh,
ñánh giá và dự báo ảnh hưởng (cả mặt tích cực và tiêu cực) của hoạt ñộng dự
án ñến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe của người dân”.
Ngoài ra,
“ðTM là một quá trình nghiên cứu và nhận dạng, dự báo, phân tích
những tác ñộng ñến môi trường có ý nghĩa quan trọng của một dự án và cung
cấp thông tin cần thiết ñể nâng cao chất lượng của việc ra quyết ñịnh. ðTM
ñược sử dụng ñể phòng ngừa và làm giảm thiểu những tác ñộng tiêu cực và
phát huy các tác ñộng tích cực, ñồng thời hỗ trợ cho việc sử dụng hợp lý tiềm
năng tài nguyên. Qua ñó làm tăng tối ña lợi ích của các dự án phát triển KT –
XH góp phần vào phát triển bền vững một quốc gia”./ (Phạm Ngọc Hồ,
Hoàng Xuân Cơ, 2004)
Trong luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, ðTM ñược ñịnh nghĩa như

sau: “ðTM là quá trình phân tích, ñánh giá, dự báo ảnh hưởng ñến môi trường
của các dự án, quy hoạch phát triển KT – XH, của các cơ sở sản xuất kinh
doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh
quốc phòng và các công trình khác, ñề xuất các giải pháp thích hợp ñể bảo vệ
môi trường”./ (Luật BVMT, 2005)
1.1.2. Sự cần thiết của việc ñánh giá tác ñộng môi trường của dự án
Môi trường có tầm quan trọng ñặc biệt ñối với ñời sống của con người, sinh
vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của ñất nước, dân tộc và nhân loại.
Các hoạt ñộng ñánh giá tác ñộng môi trường ñóng vai trò quan trọng trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các
cấp, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, ñơn vị vũ trang
nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ
nhân dân, bảo ñảm quyền con người ñược sống trong môi trường trong lành,
phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của ñất nước, góp phần bảo vệ môi
trường khu vực và toàn cầu.
Do sự tăng nhanh dân số, sự phát triển quá nhanh của công nghệ và nền
công nghiệp, tốc ñộ ñô thị hoá và các kế hoạch phát triển không hợp lý do
không quan tâm ñến yếu tố phát triển bền vững, hiện tại các thay ñổi môi
trường và khí hậu ñang diễn biến mạnh và phức tạp. Các thay ñổi môi trường
này ñang là nguyên nhân gây nên sự huỷ hoại, tàn phá và suy thoái các tài
nguyên sinh học trong sinh quyển. Kết cục sẽ dẫn ñến sự mất cân bằng sinh
thái, các mối ñe doạ nguy hiểm ngày một tăng cao, và sự tuyệt chủng diễn ra
tốc ñộ ngày càng lớn.
ðể nhằm ñánh giá chính xác kịp thời thay ñổi môi trường gây nên bởi
con người, những hệ thống giám sát hiệu quả và tin cậy ñược xây dựng áp

dụng cho xác ñịnh, dự ñoán những tác ñộng thay ñổi và nguy hại, ñưa ra các
giải pháp kịp thời.
1.1.3.Vai trò và mục ñích ñánh giá tác ñộng môi trường
Alan Gilpin ñã chỉ ra vai trò và mục ñích của ðTM trong xã hội với các
ñiểm chính như sau:
+ ðTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác ñộng có hại
ñến môi trường của các chính sách, chương trình hoạt ñộng và của các dự án.
Nó góp phần loại trừ cách “ñóng cửa” ra quyết ñịnh như vẫn thường làm
trước ñây, không tính ñến ảnh hưởng môi trường trong các khu vực công
cộng và tư nhân.
+ ðTM tạo ra cơ hội ñể có thể trình bày với người ra quyết ñịnh về tính
phù hợp của chính sách, chương trình, hoạt ñộng dự án về mặt môi trường ñể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


ra quyết ñịnh có tiếp tục thực hiện hay không.
+ ðối với các chương trình, chính sách, hoạt ñộng, dự án ñược chấp
nhận thực hiện thì ðTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các ñiều kiện
có thể giảm nhẹ tác ñộng có hại tới môi trường.
+ ðTM tạo ra phương thức ñể cộng ñồng có thể ñóng góp cho quá trình
ra quyết ñịnh thông qua các ñề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến của người ra
quyết ñịnh. Công chúng có thể tham gia vào quá trình này trong các cuộc họp
công khai hoặc trong việc hòa giải giữa các bên (thường là bên gây tác ñộng
và bên chịu tác ñộng).
+ Với ðTM, toàn bộ quá trình phát triển ñược công khai ñể xem xét một
cách ñồng thời lợi ích của tất cả các bên: Bên ñề xuất dự án, Chính phủ và
cộng ñồng. ðiều ñó góp phần lựa chọn ñược dự án tốt hơn ñể thực hiện.
+ Những dự án mà về cơ bản không ñạt yêu cầu hoặc ñặt sai vị trí thì có

xu hướng tự loại trừ, không phải thực hiện ðTM và cũng không cần sự chất
vấn của công chúng.
+ Thông qua ðTM, nhiều dự án ñược chấp nhận nhưng phải thực hiện
những ñiều kiện nhất ñịnh, chẳng hạn chủ dự án phải ñảm bảo quá trình ño
ñạc, giám sát, lập báo cáo hàng năm hoặc phải có phân tích sau dự án và kiểm
toán ñộc lập.
+ Trong ðTM phải xem xét ñến các khả năng thay thế, chẳng hạn như
công nghệ, ñịa ñiểm ñặt dự án phải ñược xem xét hết sức cẩn thận.
+ ðTM ñược coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển
tốt hơn và trợ giúp cho tăng trưởng kinh tế.
+ Trong nhiều trường hợp chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải khí nhà
kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức ñộ nào ñó, chấp
nhận sự phát triển, tăng trưởng kinh tế. (Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ,
2004)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


1.1.4. ðối tượng của ðTM
ðối tượng của ðTM thường gặp và có số lượng nhiều nhất là các dự án
phát triển cụ thể. Những ñối tượng ñó có thể là: Một số bệnh viện lớn, nhà
máy công nghiệp, công trình thủy lợi, thủy ñiện, công trình xây dựng ñường
xá, …Tất nhiên không phải tất cả các dự án ñều phải tiến hành ðTM như
nhau. Mỗi quốc gia căn cứ vào ñiều kiện cụ thể, loại dự án, quy mô dự án,
khả năng gây tác ñộng,…mà có quy ñịnh ñánh giá ñối với mỗi dự án cụ thể.
Các tổ chức quốc tế cũng phân loại dự án theo yêu cầu ðTM. Chẳng hạn,
Ngân hàng phát triển Châu Á chia các dự án thành 3 nhóm:
+ Nhóm A: Là những dự án nhất thiết phải tiến hành ðTM ñầy ñủ, nghĩa

là phải lập, duyệt báo cáo ðTM và kiểm soát sau khi dự án ñã ñi vào hoạt
ñộng. Thuộc vào nhóm này là những dự án có thể gây tác ñộng lớn làm thay
ñổi các thành phần môi trường, cả môi trường xã hội, vật lý và sinh học.
+ Nhóm B: Không cần tiến hành ðTM ñầy ñủ nhưng cần phải kiểm tra
các tác ñộng môi trường. Thường những dự án thuộc nhóm này là dự án có
quy mô nhỏ hơn các dự án thuộc nhóm A. Chẳng hạn, nhà máy nhiệt ñiện quy
mô lớn thuộc nhóm A, quy mô vừa và nhỏ thuộc nhóm B.
+ Nhóm C: Là nhóm các dự án không phải tiến hành ðTM. Thường thì
những dự án này không gây tác hại ñáng kể hoặc những tác ñộng có thể khắc
phục ñược. (Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ, 2004)
1.1.5. Ý nghĩa của ñánh giá tác ñộng môi trường
+ ðTM có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xét duyệt và quyết ñịnh
thực hiện một dự án phát triển, nhưng nó chỉ là một nhân tố bên cạnh những
nhân tố khác của sự quyết ñịnh như: nhân tố kỹ thuật, kinh tế, xã hội…
+ ðTM không có ý nghĩa phủ quyết ñối với quyết ñịnh chung. Người có
trách nhiệm quyết ñịnh cũng như người xây dựng báo cáo ðTM không nên
ñối lập vấn ñề bảo vệ môi trường với vấn ñề phát triển. Phương pháp làm việc
hợp lý nhất là hòa nhập ðTM với việc ñánh giá kinh tế - kỹ thuật – xã hội
trong tất cả các bước của dự án phát triển.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5


+ ðTM khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn. Việc xem xét kỹ
lưỡng dự án và những dự án có khả năng thay thế từ công tác ðTM sẽ giúp
cho dự án có hiệu quả hơn.
+ ðTM có thể tiết kiệm tiền và thời gian trong thời hạn phát triển dài. Qua
các nhân tố môi trường tổng hợp ñược xem xét ñến trong quá trình ra quyết ñịnh
ở giai ñoạn quy hoạch mà các cơ sở và Chính phủ tránh ñược những chi phí

không cần thiết và ñôi khi tránh ñược những hoạt ñộng sai lầm, phải khắc phục
trong tương lai.
+ ðTM giúp cho nhà nước, các cơ sở và cộng ñồng có mối liên hệ chặt chẽ
hơn. Các ñóng góp của cộng ñồng trước khi dự án ñầu tư, hoạt ñộng có thể
nâng cao mối liên hệ cộng ñồng và ñảm bảo hiệu quả ñầu tư. (Trịnh Quang
Huy, 2011)
1.2. Thực trạng phát triển cây Keo Lai
1.2.1. Tổng quan về cây Keo Lai
- ðặc ñiểm cây Keo Lai:
Cây Keo Lai có tên khoa học Acacia hybrid – là tên gọi tắt ñể chỉ giống
lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tram, ñược tuyển chọn từ những cây
ñầu dòng có năng suất cao. Cây Keo Lai có rễ có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn
cố ñịnh ñạm (rhizobium) nên có khả năng lớn về cải tạo ñất, tán lá Keo Lai
phát triển cân ñối, rễ phát triển sâu, cây cao ñến 30m, ñường kính lên ñến 6080 cm. Cây Keo Lai thích nghi tốt hầu hết ở các dạng ñất, có khả năng chịu
ñựng khô hạn, có tác dụng chống xói mòn, chống cháy rừng, cải thiện môi
trường sinh thái. Ở Việt Nam, Keo Lai ñược trồng rộng rãi trên toàn quốc,
nhưng chủ yếu là từ các tỉnh ở Quảng Bình trở vào. (Nguyễn Văn, 2012)
- Vai trò của cây Keo Lai trong phát triển kinh tế ñịa phương
Keo Lai ñược ñánh giá là một cây mang lại giá trị kinh tế cao. Gỗ Keo
làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất giấy, ván dăm, ván nhân tạo làm hàng
mỹ nghệ xuất khẩu và ñang ñược thị trường ưa chuộng. ðặc biệt với Keo Lai
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6


có ñộ tuổi từ 14 – 15 năm sẽ cho gỗ có giá trị cao trong làm mộc, xẻ
ván…Cây Keo Lai, ngoài nguồn lợi trực tiếp thu ñược từ sản phẩm gỗ, còn có
giá trị cải thiện môi trường sinh thái, cải tạo ñất – nhất là ñối với những vùng
ñất nhiễm phèn, chống xói mòn, rửa trôi ñất, hạn chế thiên tai, lũ lụt. Cây Keo

Lai còn góp phần tạo thêm môi trường xanh sạch, giảm thiểu tình trạng ô
nhiễm không khí do ngành công nghiệp gây ra, giảm thiểu nguy cơ cháy rừng
trong mùa khô. (Nguyễn Văn, 2012)
1.2.2. Thực trạng phát triển cây Keo Lai ở một số ñịa phương
- Huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi
Huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) có diện tích tự nhiên trên 75.000 ha,
trong ñó ñất lâm nghiệp là 52.691 ha, ñất rừng tự nhiên 18.225 ha, ñất rừng
28.049 ha và diện tích rừng trồng hơn 10.000 ha. Trước năm 2000, trên ñịa
bàn huyện ñã có dự án trồng cây Keo Lai của Ban ñịnh canh ñịnh cư, dự án
trồng rừng phòng hộ, dự án của Ban quản lý rừng và dự án của JBIC, thế
nhưng ñến năm 1999 thì cây Keo Lai mới thật sự phát triển mạnh ở ñịa bàn
huyện Sơn Hà. Nhận thấy cây Keo là loại cây nguyên liệu ñem lại lợi ích kinh
tế cao và cải thiện ñược ñời sống nên ña phần người dân trên ñịa bàn ñã chọn
cây Keo ñể trồng. ðối với loại cây này, nông dân có thể tự mua cây con hoặc
tự gieo ươm và ñưa vào trồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Keo ñơn giản
phù hợp với ñồng bào dân tộc Hre.
Toàn huyện Sơn Hà hiện có trên 10.000 ha Keo, sau khi ñủ năm khai
thác, người dân lại gieo ươm cây Keo con ñể trồng mới. Từ năm 2000 ñến
nay, bình quân mỗi năm trên ñịa bàn huyện Sơn Hà diện tích trồng cây Keo
tăng từ 100 - 150ha. Hiện nay, giá thu mua Keo nguyên liệu chưa ổn ñịnh,
nhưng vẫn dao ñộng từ 900.000 - 1.000.000 ñồng/tấn, bình quân 1 ha Keo từ
4 - 5 năm tuổi sẽ cho thu nhập từ 40 - 50 triệu ñồng. Huyện Sơn Hà có hơn
2000 hộ nông dân sản xuất-kinh doanh giỏi các cấp. Trong ñó, có hơn 90% số
hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giàu lên nhờ trồng keo. Cùng với việc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7


trồng Keo nâng cao hiệu quả kinh tế, người dân cũng ñã nâng cao ñược nhận

thức bảo vệ rừng, xóa bỏ cách làm du canh theo truyền thống.
Ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc phát triển trồng Keo
nguyên liệu còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn ñất,
giữ ñược nguồn nước cho cây trồng. Hiện nay vẫn còn nhiều hộ nông dân vì
lợi ích trước mắt ñã bán một phần diện tích Keo non từ 2 - 3 năm tuổi. ðể tình
trạng người dân không phải bán cây Keo con cần sự quan tâm của các cấp
chính quyền ở ñịa phương và các ngành liên quan quan tâm hỗ trợ về nguồn
vốn cho vay với lãi suất ưu ñãi cho ñồng bào dân tộc ít người ở huyện Sơn
Hà, ñể họ ñầu tư phát triển sản xuất và trồng cây nguyên liệu cung cấp cho
các nhà máy giấy và ñể cây Keo thật sự là cây chủ lực trong việc thoát nghèo
của bà con nông dân Sơn Hà. (Theo tập san thông tin KH & CN, 2013)
- Rừng U Minh hạ tỉnh Cà Mau
Vài năm gần ñây, việc ñưa cây Keo Lai trồng trên ñất rừng U Minh hạ
(Cà Mau) mang lại hiệu quả kinh tế cao ñã mở ra hướng làm giàu chính ñáng
cho người dân xứ này. Trước ñây, rừng trồng trên lâm phần U Minh hạ chủ
yếu là cây tràm bản ñịa. Qua các chu kỳ kinh doanh rừng thì cây tràm cho
năng suất không cao, giá trị kinh tế trên một ñơn vị diện tích so với một số
loài cây trồng khác thấp hơn. ðể bổ sung và từng bước ña dạng cây trồng,
nhiều ñơn vị lâm nghiệp ở tỉnh Cà Mau ñưa cây Keo Lai vào trồng trên ñất
rừng U Minh hạ, vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vừa cho hiệu quả kinh tế
cao, cải thiện môi trường
Hiện nay, tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp U Minh hạ,
diện tích ñã trồng Keo Lai gần 1.000 ha, từ cây mới trồng cho ñến 6 -7 tuổi
sắp cho thu hoạch. Công ty ñã tiến hành khai thác Keo Lai 6 năm tuổi, với trữ
lượng 300 m3/ha và giá bán cây ñứng trọn gói 60 -70 triệu ñồng/ha. Nếu so
với trồng cây tràm bản ñịa trên cùng 1 ha, cây Keo Lai rút ngắn gần ½ thời

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8



gian từ khi trồng ñến khi khai thác thu hoạch và doanh thu gấp 3 lần. Công ty
ñang trồng mới khoảng 200 ha Keo Lai trong kế hoạch trồng rừng năm 2010.
Theo kỹ sư lâm sinh Nguyễn Văn Thông, cán bộ phụ trách kỹ thuật
trồng rừng Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp U Minh hạ thì Keo
Lai dễ trồng, thích hợp với ñiều kiện ñất ñai ở rừng U Minh hạ. Hiện nay, Cà
Mau ñã xây dựng Khu công nghiệp Khí -ðiện - ðạm Cà Mau ở U Minh và
quá trình ñô thị hóa ñang phát triển mạnh, trồng bổ sung thêm cây Keo Lai
cho rừng U Minh hạ là góp phần tạo thêm môi trường xanh sạch ở ñây, giảm
thiểu tình trạng ô nhiễm không khí do ngành công nghiệp gây ra. Việc trồng
cây Keo Lai là bước ñột phá tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao
ñời sống cho người làm nghề rừng, làm giàu thêm nguồn tài nguyên rừng U
Minh hạ vốn ñang bị suy kiệt nghiêm trọng. (TTXVN, Trồng cây Keo Lai
trên ñất Rừng U Minh Hạ, 2010)
1.3. Tình hình thực hiện ðánh giá tác ñộng môi trường ở Việt Nam
Chủ trương chuyển ñổi rừng nghèo sang trồng cao su diễn ra mạnh mẽ ở
Tây Nguyên và các tỉnh Bắc Trung Bộ, nhưng nó ñang bị lạm dụng ñể phá rừng,
khai thác gỗ. Ngoài ra, việc chuyển ñổi ồ ạt mà chưa có những nghiên cứu
nghiêm túc về hiệu quả kinh tế và các tác ñộng tới môi trường ñể lại nhiều hậu
quả trong tương lai.
Các nhà khoa học thuộc Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
ñã khuyên cáo nên cẩn trọng với chương trình phát triển cây cao su trên ñất
rừng khộp ở Tây Nguyên, loại rừng chủ yếu là cây họ ñậu. Lời cảnh báo này
ñược ñưa ra tại một cuộc hội thảo diễn ra ở thành phố Buôn Ma Thuột vào
trung tuần tháng 4 – 2009, và ñã ñược ña số ñại biểu tham dự ủng hộ.
Theo khảo sát của các nhà khoa học, ñất rừng khộp rất nghèo dinh dưỡng
và không thích hợp với cây cao su như những vùng ñất ñỏ bazan khác. Do vậy,
nếu trồng cao su cùng các loại cây công nghiệp khác, sẽ phải ñầu tư nhiều hơn
cho công tác tưới tiêu, phân bón, chăm sóc cũng như chi phí kiến thiết cơ bản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


ban ñầu, nhưng năng suất thu hoạch mủ chỉ có thể bằng 30-40% mức bình quân
so với trồng trên ñất ñỏ bazan, nên khó có hiệu quả kinh tế trong khi rủi ro ñối
với môi trường thì lại cao.
Hiện Chính phủ ñang có chương trình chuyển ñổi rừng nghèo, là rừng có
trữ lượng gỗ dưới 50 mét khối, sang trồng cây cao su, nhằm giúp ñỡ người
dân ở vùng sâu, vùng xa có cơ hội cải thiện kinh tế. Chương trình này ñang
ñược các tỉnh Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ hưởng ứng mạnh mẽ. Trong ñó,
riêng khu vực Tây Nguyên dự kiến sẽ có 100.000 ha rừng ñược chuyển thành
vườn cao su, ña số là rừng khộp.
Tuy nhiên, bước ñầu triển khai thực hiện ñã phát sinh nhiều bất cập, có
nguy cơ gây ra những tác hại lớn về môi trường, do công tác quy hoạch và
quản lý yếu kém của các ñịa phương.
Chủ trương chuyển ñổi rừng nghèo thành vườn cao su ñang bị lạm dụng
nghiêm trọng ở tỉnh Hà Tĩnh. Hàng trăm ha rừng có mật ñộ cây lớn ñã bị chặt
phá ñể lấy gỗ. ðây là hậu quả của công tác ñiều tra, quy hoạch ñể xác ñịnh
rừng nghèo, rừng không ñược khai phá. ðồng thời, việc ñốn hạ rừng lại ñược
giao khoán trắng cho các công ty mà không có sự kiểm tra, giám sát của chính
quyền ñịa phương.
Chủ trương chuyển ñổi rừng nghèo sang trồng cao su nhằm tạo sinh kế
cho người dân ở vùng khó khăn. Cho dù quá trình triển khai trong những năm
tới ñược giám sát chặt chẽ và không còn sai phạm, nhưng nhiều nhà khoa học
vẫn lo ngại việc chuyển ñổi một diện tích lớn ñất rừng sang trồng cây công
nghiệp có thể gây ra những tác hại lớn về môi trường.
Nếu chỉ nhìn vào mật ñộ che phủ, thì sẽ không có sự khác biệt giữa rừng
tự nhiên hay rừng trồng với vườn cao su, cà phê. Tuy nhiên, tác ñộng của nó

ñối với môi trường thì hoàn toàn khác hẳn. ðể bảo ñảm hiệu quả kinh tế, các
vườn cây công nghiệp không thể trồng với mật ñộ dày như rừng tự nhiên.
Thêm vào ñó, việc canh tác ñòi hỏi phải thường xuyên làm sạch cỏ và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10


cây tạp dưới tán lá, nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển.
Do vậy, khả năng giữ nước của vườn cây công nghiệp không thể bằng rừng tự
nhiên, thậm chí còn phải sử dụng nhiều nước hơn ñể tưới tiêu (ñiển hình là
cây cà phê).
Trong vài thập niên gần ñây, lũ quét liên tục xảy ra với các tỉnh miền
Trung. Nguyên nhân chính, theo các chuyên gia, là do tình trạng phá rừng ồ ạt
ở Tây Nguyên, ñể trồng cà phê, làm mất ñi khả năng giữ nước trong mùa
mưa. Với cây cao su, khả năng giữ nước có thể cũng không hơn gì cây cà phê,
nên việc chuyển ñổi rừng sang làm ñất canh tác có thể sẽ làm tăng hiểm họa
về môi trường.
ðáng lo ngại nhất là nguy cơ thoái hóa ñất. Các nhà khoa học trên thế
giới ñã chứng minh ñược rừng không chỉ có tác dụng giữ nước, ñiều hòa khí
hậu…mà còn có thể tự bồi dưỡng chất dinh dưỡng, làm màu mỡ ñất ñai.
Trong khi ñó, việc canh tác nông nghiệp lại không có khả năng này, trái lại nó
còn có thể làm cho ñất thoái hóa, nếu không ñược bổ sung dinh dưỡng bằng
phương thức nhân tạo. Khi ñất bị thoái hóa, những vùng ñất rừng cũ sẽ dần
biến thành ñồng cỏ tranh và theo thời gian cỏ cũng mất dần và chỉ còn lại
vùng ñất khô cằn bị sa mạc hóa.
Thực hiện Quyết ñịnh số 750/Qð-TTg ngày 3/6/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt quy hoạch cao su ñến năm 2015 và tầm nhìn ñến năm
2020: ðến năm 2010 cả nước ñạt 650 ngàn ha cao su, năm 2015 ñạt 800 ngàn
ha và năm 2020 ổn ñịnh 800 ngàn ha (Hoàng ðình Quang, 2011) vùng Tây

Nguyên ñược xác ñịnh là vùng trọng ñiểm trồng cao su thứ hai của cả nước
(sau vùng ðông Nam Bộ) ñến năm 2010 ñạt 180 ngàn ha (mở rộng 55 ngàn
ha), ñến năm 2015 và 2020 ñạt 280 ngàn ha (mở rộng 100 ngàn ha). Trong ñó
Ủy ban nhân dân tỉnh ðắc Lắc ñã cho phép các doanh nghiệp khảo sát, lập dự
án chuyển ñổi 69.557 ha rừng nghèo, trong ñó có 53.122 ha rừng khộp sang
trồng cao su; Còn tỉnh Gia lai ñã cho phép chuyển ñổi 20.000 ha rừng khộp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11


sang trồng cao su. (Quyết ñịnh số 750/Qð-TTg, 2009).
ðến nay, Cục Thẩm ñịnh và ðánh giá tác ñộng môi trường ñã thẩm ñịnh
và cấp Quyết ñịnh phê duyệt báo cáo ñánh giá tác ñộng môi trường cho hơn
70 dự án chuyển ñổi ñất rừng sang trồng cao su tại khu vực Tây Nguyên trong
ñó có 50 dự án chuyển ñổi rừng khộp. Ngoài ra còn có khoảng 150 dự án
chuyển ñổi ñất rừng sang trồng cao su ñược phê duyệt tại các tỉnh.
Việc chuyển ñổi ñất rừng khộp sang trồng cao su có thể mang lại hiệu
quả kinh tế nhất ñịnh nhưng cũng ñể lại những hậu quả môi trường lớn như:
- Trong các loại rừng nghèo kiệt chuyển ñổi sang trồng cao su có diện
tích lớn là rừng khộp, ñặc trưng cơ bản của rừng khộp là phát triển trên các
vùng ñất có tầng mỏng nghèo dinh dưỡng. Trước ñây chưa từng có việc trồng
cao su trên ñất có tầng mỏng nghèo dinh dưỡng vì vậy có rất nhiều lo ngại về
khả năng sinh trưởng và cho mủ của cây cao su trên ñất này.
- Rừng khộp là một kiểu rừng ñặc trưng với các cây thuộc họ Dầu lá
rộng. Không chỉ là nơi sinh sống của các loài ñộng vật quý hiếm, rừng khộp
còn có rất nhiều loài thực vật có giá trị. Hiện tại ở Tây Nguyên ñã ghi nhận
404 loài thực vật: gỗ quý như Giáng Hương, Cà Te, Gụ Mật…Vì vậy việc
chuyển ñổi rừng khộp sang trồng cao su tiềm ẩn nhiều tác ñộng bất lợi với
môi trường.

1.4. ðánh giá tác ñộng môi trường của hoạt ñộng chuyển ñổi ñất rừng
nghèo kiệt
Trong những năm gần ñây ñánh giá tác ñộng môi trường của các dự án
chuyển ñổi mục ñích sử dụng ñất sang trồng cây cao su ở Tây Nguyên:
- Chuyển ñổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cây cao su – diện tích
86 ha tại khoảnh 3,7 – tiểu khu 98, Ban QLRPH Lộc Ninh. ðánh giá tác ñộng
trong giai ñoạn tận thu lâm sản, khai hoang, chuẩn bị mặt bằng và xây dựng
cơ bản
Quá trình tận thu lâm sản, khai hoang, chuẩn bị mặt bằng, xây dựng cơ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12


bản gây ra những tác ñộng rõ ràng tới môi trường cũng như kinh tế xã hội
Các tác ñộng tới môi trường ñất:
+ Xói mòn chỉ tác ñộng mạnh vào nửa năm ñầu khai hoang, trồng mới
cao su của dự án và những năm ñầu của thời kỳ kiến thiết, khi cây cao su phát
triển thì khả năng xói mòn ñất trên khu vực là rất ít. Dự án lại có ñịa hình khá
bằng phẳng, xác suất xảy ra mưa lũ không nhiều nên những ảnh hưởng tới
môi trường ñất do nước mưa là không quá nghiêm trọng.
+ ðể hạn chế thấp nhất những tác ñộng kể trên dự án sẽ ñược triển khai
theo hình thức cuốn chiếu, khai hoang ñến ñâu trồng cây cao su ñến ñó.
+ Chất thải rắn và một số chất thải nguy hại phát sinh trong khi khai
hoang, xây dựng cũng có thể gây ô nhiễm môi trường ñất.
Các tác ñộng tới môi trường không khí: Sự phát tán bụi, khí thải phụ thuộc
nhiều vào ñiều kiện gió, khí tượng. Nồng ñộ bụi sẽ tăng cao trong những ngày
khô nắng. Lượng bụi, khí thải sinh ra tương ñối lớn nhưng do dự án triển khai
trên diện tích rộng, thông thoáng nên sẽ ñược pha loãng nhiều giúp giảm ñáng kể
nồng ñộ các chất nguy hại. Mặt khác khu vực dự án lại nằm cách xa khu dân cư

nên những ảnh hưởng của bụi, khí thải là không ñáng kể.
Các tác ñộng ñến môi trường nước:
+ Tác ñộng của chất thải nguy hại: Dẫu mỡ thải tuy khối lượng phát sinh
rất ít nhưng là chất thải nguy hại nếu ñể rơi vãi hay lôi cuốn xuống nguồn
nước mặt thì tác ñộng của nó sẽ là rất lớn.
+ Tác ñộng của nước sinh hoạt: nước thải sinh ra từ hoạt ñộng của
công nhân, nếu ñược thu gom và xử lý tốt nồng ñộ các chất ô nhiễm trong
nước thải sinh hoạt sẽ giảm nhiều, nước thải sau xử lý không còn khả năng
gây ô nhiễm.
+ Tác ñộng của nước mưa chảy tràn: quá trình khai hoang và xây dựng
dự án nếu xảy ra mưa thì nước chảy trên bề mặt có thể cuốn theo ñất cát, rác
thải sinh hoạt và vật liệu xây dựng cùng các thành phần ô nhiễm khác từ ñất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13


vào nguồn nước mặt gây tác ñộng xấu tới nguồn tài nguyên nước.
Các tác ñộng tới tài nguyên sinh học:
+ ðối với hệ sinh thái trên cạn: Các ñặc tính của kiểu rừng cũ sẽ biến
mất, gây thay ñổi tức thời tới ñiều kiện vi khí hậu khu vực. Các loài ñộng vật
trên cạn, các loài côn trùng sẽ di chuyển sang các khu vực khác. Một trong số
ñó có thể chết hay bị thương khi diễn ra quá trình khai hoang.
+ ðối với các hệ sinh thái dưới nước: sự gia tăng hàm lượng các chất ô
nhiễm (COD, BOD, SS và các chất hữu cơ) sẽ làm suy thoái môi trường nước
mặt và tác ñộng tiêu cực tới các loại ñộng thực vật thủy sinh.
Tuy nhiên do bản chất là một dự án cải tạo rừng nghèo kiệt, phủ xanh ñất
trống, khu vực dự án lại nằm cách xa khu dân cư nên những tác ñộng sẽ
không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Hầu hết các tác ñộng kể trên chỉ xuất
hiện trong một khoảng thời gian nhất ñịnh (khoảng 6 tháng) và sẽ không còn

khi dự án chuyển sang giai ñoạn trồng mới cây cao su. Chủ dự án sẽ có những
biện pháp cụ thể ñể giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực. (Báo cáo ðánh giá tác
ñộng môi trường rừng phòng hộ Lộc Ninh, 2009)
- Báo cáo ñánh giá tác ñộng môi trường dự án ñầu tư trồng cao su, trồng
rừng và quản lý bảo vệ rừng ðồng Phú – ðăk Nông.
+ Tác ñộng trong giai ñoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao
su có liên quan ñến chất thải
Trong giai ñoạn này khí thải, bụi, tiếng ồn ảnh hưởng ñến môi trường
không khí: khí thải phát sinh chủ yếu từ phương tiện máy móc thi công, tải
lượng không lớn và môi trường xung quanh khu vực chủ yếu là thảm phủ rừng
nên ñánh giá tác ñộng ở mức nhẹ; Bụi còn ảnh hưởng ñến sức khỏe con người
như làm giảm hô hấp, các bệnh ngoài da, các bệnh về mắt…tác ñộng chủ yếu là
công nhân trực tiếp tham gia khai hoang, xây dựng dự án. Bên cạnh ñó dự án
tác ñộng ñến các hệ ñộng thực vật khu vực lân cận, làm suy giảm sự phát triển
của cây cối và ñộng vật di chuyển ñến khu vực yên tĩnh hơn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14


Tác ñộng của chất lỏng: nước thải sinh hoạt phát sinh do công nhân
làm việc tại ñây ước tính 1 ngày có khoảng 16m3 lượng nước thải, cần có
các biện pháp kỹ thuật xử lý chắc chắn. Nước mưa chảy tràn làm ảnh
hưởng ñến nguồn nước mặt khu vực dự án, cuốn theo ñất ñá, tàn dư thực
vật và các chất ô nhiễm xuống nguồn nước.
Tác ñộng của chất thải rắn: Tác ñộng chủ yếu là chất thải phát sinh khi
thi công dự án (vôi vữa và các vật liệu xây dựng như gỗ, kim loại, các ống
nhựa…). khi gặp trời mưa các chất thải rắn này sẽ ñược cuốn ñi theo dòng
nước làm ảnh hưởng xấu nguồn nước mặt khu vực.
Tác ñộng do chất thải nguy hại: dầu mỡ sinh ra trong quá trình thi

công làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng ñến hoạt ñộng sinh sống của
sinh vật thủy sinh khu vực. Tuy nhiên, tác ñộng này không lớn do thời
gian thi công ngắn.
+ Tác ñộng trong giai ñoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao
su không liên quan ñến chất thải
Tác ñộng ñến ñất:
* Tác ñộng ñến khả năng hao hụt dinh dưỡng của ñất: thực hiện dự án
làm mất tầng thảm mục rừng và mùn ñất nhưng chỉ diễn ra trong thời gian
ngắn và ñược bù ñắp lại các loại phân vô cơ, hữu cơ trong khi trồng và chăm
sóc cao su. ðánh giá mức ñộ tác ñộng của dự án ñến dinh dưỡng của ñất ở
mức ñộ yếu.
* Tác ñộng ñến khả năng nguy cơ xói mòn: Thực hiện phát quang, khai
hoang rừng sẽ phá hủy thảm thực vật, làm mất khả năng thấm nước và giữ
nước của ñất, tăng dòng chảy trên mặt, chính vì vậy làm tăng ñáng kể lượng
ñất bị xói mòn. Tuy nhiên, xói mòn chỉ tác ñộng vào 2 năm khai hoang, trồng
mới cao su của dự án và những năm ñầu của thời kỳ kiến thiết cơ bản, khi cây
cao su phát triển thì khả năng xói mòn ñất trên khu vực là rất ít.
Tác ñộng làm suy giảm tài nguyên nước: giai ñoạn ñầu của dự án phát
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15


×