BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Xx Xxxxx Xxxx
(Đề thi có 08 trang)
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011
Môn thi: SINH HỌC, khối B
Thời gian làm bài: 90 phút; khơng kể thời gian phát đề
Mã đề thi ***
Họ, tên thí sinh:.............................................................
Số báo danh: ..................................................................
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Đột biến gen có thể làm thay đổi khả năng thích nghi của một cơ thể sinh vật trong các
trường hợp sau đây, trừ trường hợp đột biến:
A. Xảy ra ở một mã mở đầu của một gen thiết yếu.
B. Thay thế nuclêôtit làm bộ ba mã hóa này chuyển thành một bộ ba mã hóa khác, nhưng cả
hai bộ ba đều cùng mã hóa cho một loại axit amin.
C. Thay thế nuclêôtit làm xuất hiện một bộ ba mã hóa mới, dẫn đến sự thay đổi một axit
amin trong phân tử prôtêin, nhưng không làm thay đổi hoạt tính và chức năng của prôtêin.
D. Xảy ra trong một vùng không mã hóa của gen.
Câu 2: Thể đột biến là:
A. Những biến đổi bất thường trong cấu trúc di truyền của tế bào.
B. Những cá thể mang đột biến được biểu hiện ở một phần cơ thể.
C. Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy
ra ở một điểm nào đó của phân tử ADN.
D. Những cá thể mang đột biến đã thể hiện trên kiểu hình của cơ thể.
Câu 3: Một gen dài 510 nm và có tổng 2 loại nuclêôtit bằng 40% số nuclêtôtit của gen. Gen sao
mã 4 lần, cần tất cả 2904 U và 1988 G do môi trường nội bào cung cấp. Số lượng nuclêôtit từng
loại của gen ban đầu là:
A. A = T = 300; G = X = 200.
B. A = T = 600; G = X = 900.
C. A = T = 900; G = X = 600.
D. A = T = 200; G = X = 300.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mã gốc có chiều 3’ – 5’.
B. Trong quá trình phiên mã, mạch ARN mới được tổng hợp theo chiều 5’ – 3’.
C. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã theo chiều 5’
– 3’.
D. Trong quá trình dòch mã tổng hợp prôtêin, mạch phiên mã là mARN được dòch mã theo
chiều 5’ – 3’.
Câu 5: Theo mô hình ôpêron Lac, gen điều hòa (R) có vai trò:
A. Tiếp xúc với enzim ARN polimêraza để xúc tác quá trình phiên mã.
B. Mang thông tin quy đònh cấu trúc prôtêin ức chế.
C. Kiểm soát và vận hành hoạt động của gen.
D. Tương tác với chất ức chế.
Câu 6: Cấu trúc siêu hiển vi có bề rộng 30 nm là:
A. Sợi nhiễm sắc.
B. Sợi cơ bản.
C. Vùng xếp cuộn.
D. Crômatit.
Trang 1/8 – Mã đề ***
Câu 7: Quá trình dòch mã kết thúc khi ribôxôm:
A. Tiếp xúc với một trong ba bộ ba mã hóa UAA, UGA, AGU.
B. Gắn axit amin cuối cùng vào chuỗi pôlipeptit.
C. Rời mARN và trở lại dạng tự do với 2 tiểu phần lớn và bé.
D. Tiếp xúc với một trong ba bộ ba mã hóa UAA, UAG, UGG.
Câu 8: Loài lúa mì (Triticum aestivum) là một loài có bộ NST đa bội nhưng vẫn có khả năng
sinh sản vì:
A. Bộ NST là đa bội chẵn.
B. Nó sinh sản bằng phương pháp vô tính.
C. Nó là cây tự thụ nên hiện tượng đa bội hóa không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
D. Mọi cơ thể đa bội đều có khả năng sinh sản.
Câu 9: Một nhà di truyền y học tư vấn cho một cặp vợ chồng cho biết khi sinh con, con của họ
có thể bò bệnh tạng với xác suất 25%. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Cả hai vợ chồng đều mắc bệnh bạch tạng.
B. Một trong hai vợ chồng là bình thường, người kia mắc bệnh bạch tạng.
C. Cả hai người đều bình thường, nhưng mang gen ở trạng thái dò hợp.
D. Người chồng mang kiểu gen dò hợp, người vợ mắc bệnh bạch tạng.
Câu 10: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các gen trội là trội hoàn
toàn thì phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A–bbC–D– ở đời con là:
A. 3/256.
B. 1/16.
C. 81/256.
D. 27/256.
Câu 11: Ở một loài thực vật, người ta tiến hành đem lai hai dòng thuần chủng. Một dạng lá có
lông ở cả hai mặt, còn dạng kia không có lông. Tất cả con lai F1 đều có lông ở cả hai mặt. Nhưng
khi tiến hành lai phân tích F1 thì chỉ thu được 25% cây có lông ở hai mặt : 25% cây có lông ở mặt
lá trên : 25% cây có lông ở mặt dưới : 25% cây không có lông. Từ kết quả phép lai, tính trạng có
lông ở cả hai mặt lá trong trường hợp này là do:
A. Tương tác trội lặn không hoàn toàn giữa hai alen thuộc cùng một lôcut.
B. Tương tác cộng gộp giữa hai cặp gen không alen.
C. Tương tác bổ sung giữa hai cặp gen không alen.
D. Có sự tái tổ hợp di truyền giữa các gen.
Câu 12: Nhiễm sắc thể giới tính của châu chấu, bọ xít, bọ rệp là:
A. Con đực XY; con cái XX.
B. Con đực XO; con cái XX.
C. Con đực XX; con cái XY.
D. Con đực XX; con cái XO.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai:
A. Thường biến không thể di truyền được.
B. Thường biến là biến dò đồng loạt theo hướng không xác đònh, ít có ý nghóa trong chọn
giống và tiến hóa.
C. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường
khác nhau.
D. Sự mềm dẻo kiểu hình là sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của một kiểu gen
trước những môi trường khác nhau.
Câu 14: Ở một loài thực vật giao phấn, A quy đònh thân cao, a: thân thấp; B: hoa màu đỏ, b: hoa
màu trắng, D: hạt trơn, d: hạt nhăn. Hai cặp gen chi phối màu hoa và hình dạng hạt cùng nằm
trên một cặp NST tương đồng cách nhau 0,2cM. Người ta tiến hành lai hai cơ thể bố mẹ đều dò
hợp về 3 cặp gen có kiểu gen Aa BD/bd. Tỉ lệ tổ hợp có kiểu gen aa bb/dd là:
A. 16%.
B. 1%.
C. 4%.
D. 25%.
Trang 2/8 – Mã đề ***
Câu 15: Một cơ thể có tế bào chứa cặp NST giới tính XAXa. Trong quá trình giảm phân phát sinh
giao tử, ở một số tế bào, cặp NST này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có
thể được tạo ra là:
A. XAXa, XaXa, XA, Xa, O.
B. XAXA, XAXa, XA, Xa, O.
C. XAXA, XaXa, XA, Xa, O.
D. XAXa, O, Xa, XAXA.
Câu 16: Ký hiệu bộ NST khi di truyền ngoài nhân dạng di truyền ti thể là:
A. mtADN.
B. cpADN.
C. arADN.
D. rsADN.
Câu 17: Ý nghóa nào sau đây không phải của đònh luật Hacđi – Vanbec?
A. Giải thích vì sao trong tự nhiên có những quần thể duy trì ổn đònh trong thời gian dài.
B. Phản ánh trạng thái động và trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen trong quần thể.
C. Nếu biết tỉ lệ kiểu hình ta có thể suy ra được tần số kiểu gen và tần số alen trong quần
thể.
D. Giải thích sự tác động của chọn giống và cơ sở tiến hoá của sinh giới.
Câu 18: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là 0,45AA : 0,30Aa :
0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết, thì
cấu trúc di truyền ở F1 là:
A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.
B. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
C. 0,36AA : 0,240Aa : 0,40aa.
D. 0,70AA : 0,20Aa : 0,10aa.
Câu 19: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa, sau một thế hệ
ngẫu phối thì:
A. Đạt trạng thái cân bằng.
B. Phân li thành hai dòng thuần chủng.
C. Thể dò hợp chiếm phần lớn thành phần kiểu gen.
D. Tăng thêm tính đa hình về kiểu hình.
Câu 20: EMS có tác dụng:
A. Gây đột biến đa bội như consixin.
B. Gây sao chép nhầm lẫn hoặc làm biến đổi cấu trúc gen.
C. Gây đột biến số lượng NST trong tế bào.
D. Giúp tăng thêm chiều cao của cây.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Mô sẹo là một nhóm mô của một cơ quan trong cơ thể.
B. Mô sẹo là mô bò dò dạng.
C. Mô sẹo có khả năng sinh trưởng mạnh.
D. Mô sẹo là mô đã biệt hóa, đảm nhận một nhiệm vụ nào đó.
Câu 22: Khi nói về kó thuật ADN tái tổ hợp, điều nào sau đây không đúng?
A. ADN dùng trong kó thuật di truyển có thể được phân lập từ các cơ thể sống khác nhau.
B. ADN tái tổ hợp có thể được tạo ra do kết hợp các đoạn ADN từ các tế bào, các cơ thể,
các loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại.
C. Các loại enzim ligaza đều có khả năng nhận biết và cắt các phân tử ADN ở các vò trí đặc
hiệu.
D. Các enzim ligaza và restrictaza đều được sử dụng trong kó thuật ADN tái tổ hợp.
Câu 23: Nhờ phương pháp nghiên cứu di truyền nào sau đây, người ta đã có thể kết luận, bệnh
bạch tạng là do gen nằm ở NST thường quy đònh:
A. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
B. Nghiên cứu phả hệ.
C. Nghiên cứu tế bào học.
D. Nghiên cứu sinh học phân tử.
Trang 3/8 – Mã đề ***
Câu 24: Ở người, nếu mất 3 NST thứ 18 thì có thể mắc bệnh nào sau đây:
A. Ung thư máu.
B. Thiếu máu (hồng cầu hình liềm).
C. Êtuôt.
D. Patau.
Câu 25: Khi nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học đã rút ra: Cơ sở vật chất chủ yếu
của sự sống là:
A. Axit nuclêic, prôtêin.
B. ADN, ARN.
C. Nuclêôtit, prôtêin.
D. ADN, mARN.
Câu 26: Đột biến được coi là một nhân tố tiến hóa vì đột biến:
A. Là nguồn nguyên liệu duy nhất cho chọn lọc tự nhiên.
B. Là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể.
C. Làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
D. Có tính phổ biến ở tất cả các loài sinh vật.
Câu 27: Khẳng đònh nào sau đây đúng khi nói về tiến hóa nhỏ?
A. Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới.
B. Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình
thành loài mới.
C. Diễn ra trước tiến hóa lớn và có vai trò quan trọng nhất trong sự tiến hóa của sinh vật.
D. Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành.
Câu 28: Đóng góp quan trọng nhất của Lamac là:
A. Đề xuất khái niệm biến dò.
B. Chứng minh rằng toàn bộ sinh giới là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài từ giản
đơn đến phức tạp.
C. Nêu lên vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của sinh vật.
D. Quan niệm những biến đổi trên cơ thể sinh vật do tác động của ngoại cảnh hoặc do tập
quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ.
Câu 29: Theo Đacuyn thì tác động của chọn lọc tự nhiên:
A. Là sự phân hóa khả năng sinh sản và sống sót của các cá thể trong quần thể.
B. Là sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Là làm cho quần thể thích nghi với một hướng xác đònh.
D. Không có ý nghóa gì trong chọn giống và tiến hóa.
Câu 30: Thuyết tiến hóa hiện đại đã hoàn chỉnh hơn thuyết tiến hóa của Đacuyn về chọn lọc tự
nhiên ở chỗ:
A. Phân biệt được biến dò di truyền và biến dò không di truyền.
B. Đề cao vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới.
C. Làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dò và cơ chế di truyền biến dò.
D. Làm rõ mối tương tác giữa sự biểu hiện của các gen trong các điều kiện môi trường khác
nhau.
Câu 31: Dạng người nào sau đây biết dùng lửa đầu tiên?
A. Homo sapien.
B. Người vượn nguyên thủy.
C. Vượn người.
D. Homo erectus.
Câu 32: Dương xỉ phát triển mạnh, lưỡng cư ngự trò là những sự kiện nổi bật vào thời kỳ nào sau
đây trong quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất:
A. Kỷ Cacbon, đại Cổ sinh.
B. Kỷ Krêta, đại Trung sinh.
C. Kỷ Jura, đại Nguyên sinh.
D. Kỷ đệ tam, đại Tân sinh.
Trang 4/8 – Mã đề ***
Câu 33: Nhân tố môi trường nào sau đây ảnh hưởng chính đến sự phát triển của sinh vật đồng
thời chi phối các nhân tố khác?
A. Ánh sáng.
B. Nhiệt độ.
C. Độ ẩm.
D. Nước.
Câu 34: Các cá thể sống rời rạc, không có tính lãnh thổ, sống trong môi trường đồng nhất. Đặc
điểm vừa nêu là đặc điểm chính của dạng phân bố nào của quần thể?
A. Phân bố ngẫu nhiên.
B. Phân bố đều.
C. Phân bố theo nhóm.
D. Phân bố chéo.
Câu 35: Tập hợp những sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Đàn cá chép trong Hồ Hoàn Kiếm.
B. Những cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.
C. Những cây thông trên rừng thông trên Đà Lạt.
D. Những con cá đực và cá cái ở bể cá kiểng.
Câu 36: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tháp sinh thái?
A. Tháp số lượng là dạng tháp chuẩn nhất.
B. Tháp sinh khối là dạng tháp chuẩn nhất.
C. Tháp năng lượng thường không ổn đònh, đáy và đỉnh có lúc lớn, nhỏ thay đổi.
D. Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.
Câu 37: Trong quần xã, nhóm loài cho sản lượng sinh vật cao nhất là?
A. Động vật ăn thòt.
B. Động vật ăn cỏ.
C. Vi sinh vật.
D. Sinh vật tự dưỡng.
Câu 38: Hệ sinh thái nào sau đây có sức sản xuất nhiều nhất?
A. Hệ sinh thái vùng khơi đại dương.
B. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
C. Hệ sinh thái hệ cửa sông.
D. Hệ sinh thái rừng lá kim phương Bắc.
Câu 39: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dòng năng lượng trong một hệ sinh thái?
A. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bò
thất thoát dần ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B. Trong hệ sinh thái, năng lượng truyền theo vòng tuần hoàn từ sinh vật sản xuất qua các
bậc dinh dưỡng rồi lại trở về sinh vật sản xuất.
C. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các
bậc dinh dưỡng tới môi trường.
D. Phần lớn năng lượng truyền đi trong hệ sinh thái bò tiêu hao do hô hấp, tạo nhiệt, chất
thải,… chỉ có hơn 10% năng lượng truyền lên bậc cao hơn.
Câu 40: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã có ý nghóa:
A. Làm tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả tận dụng nguồn sống.
B. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
C. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
D. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
II. PHẦN RIÊNG [10 câu]
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B)
A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Ở người, gen quy đònh màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy đònh dạng tóc có 2 alen (B
và b), gen quy đònh nhóm máu có 3 alen (IA, IB, IO). Cho biết các gen nằm trên các cặp NST
Trang 5/8 – Mã đề ***
thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người
là:
A. 54.
B. 24.
C. 64.
D. 10.
Câu 42: Một sinh vật có kiểu gen Aa. Khi phát sinh giao tử, cặp NST mang kiểu gen này ở một
số tế bào không phân li trong giảm phân I, nhưng phân li bình thường ở giảm phân II. Các loại
giao tử có thể được hình thành từ các tế bào bất thường đó là:
A. Aa, O.
B. A, a, Aa, O.
C. A, a, Aa, aa.
D. Aa, aa, O.
Câu 43: Khi lai hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn với
nhau thu được F1 gồm toàn cây cho hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 giao phấn với nhau. Biết hai
cặp gen quy đònh hai cặp tính trạng trên cùng nằm trên một NST tương đồng và liên kết hoàn
toàn với nhau, ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là:
A. 1 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, không có tua cuốn.
B. 1 hạt trơn, không có tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn.
C. 9 hạt trơn, có tua cuốn : 3 hạt nhăn, có tua cuốn : 3 hạt trơn, không có tua cuốn : 1 hạt
nhăn, không có tua cuốn.
D. 3 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, không có tua cuốn.
Câu 44: Trong một phép lai giữa hai cơ thể về hai cặp tính trạng phân li độc lập, người ta thu
được F1 có tỉ lệ kiểu hình của cặp tính trạng thứ nhất là 3 : 1, cặp tính trạng thứ hai là 1 : 2 : 1, thì
tỉ lệ phân li kiểu hình chung của F1 là:
A. 3 : 6 : 3 : 1.
B. 3 : 3 : 1 : 1.
C. 1 : 2 : 1.
D. 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1.
Câu 45: Cừu Đôly có kiểu gen giống hệt:
A. Cừu cho trứng.
B. Cừu cho tế bào tuyến vú.
C. Cừu mẹ mang thai.
D. Không giống cừu nào cả.
Câu 46: Ở người, phát biểu nào sau đây về sự di truyền của tính trạng lặn liên kết NST X là
không đúng?
A. Tính trạng này biểu hiện ở nam nhiều hơn nữ.
B. Tính trạng biểu hiện ở cả hai giới, nhưng con gái được sinh ra bò bệnh thì mẹ nhất thiết
phải biểu hiện tính trạng này.
C. Các con trai biểu hiện tính trạng này vẫn có thể được sinh ra từ các cặp bố mẹ không
biểu hiện tính trạng này.
D. Bố biểu hiện tính trạng này, còn mẹ thì không biểu hiện, con gái và con trai được sinh ra
vẫn có thể biểu hiện tính trạng này.
Câu 47: Để phân biệt các loại vi sinh vật, vi khuẩn, người ta thường dùng chỉ tiêu nào sau đây?
A. Hình thái.
B. Cách li di truyền.
C. Hóa sinh.
D. Sinh học phân tử.
Câu 48: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại?
A. Chọn lọc cá thể và chọn lọc quần thể diễn ra đồng thời.
B. Chọn lọc chỉ diễn ra ở cấp độ quần thể mà không diễn ra ở cấp độ cá thể.
C. Chọn lọc quần thể diễn ra trước, chọn lọc cá thể diễn ra sau.
D. Chọn lọc cá thể diễn ra trước, chọn lọc quần thể diễn ra sau.
Câu 49: Hiện tượng “thuỷ triều đỏ” gây ảnh hưởng đến sự sống của các loài cá, tôm. Đây là ví
dụ về mối quan hệ:
A. Cạnh tranh.
B. Vật chủ – vật kí sinh.
C. Kí sinh.
D. Ức chế – cảm nhiễm.
Trang 6/8 – Mã đề ***
Câu 50: Chu trình sinh đòa hóa nào sau đây gây thất thoát nhất?
A. Chu trình photpho.
B. Chu trình nước.
C. Chu trình nitơ.
D. Chu trình cacbon.
B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51: Trong một quần thể hoa cúc xuxi, người ta phát hiện thấy NST số 3 có các gen phân bố
theo trình tự khác nhau, kết quả của đột biến đảo đoạn NST, bao gồm:
(1) ABCDEFGHIJK
(2) ABCGHIDFEJK
(3) ABCDIHGFEJK
Nếu (1) là trình tự xuất phát, thì thứ tự xuất hiện các trình tự có khả năng hơn cả là:
A. 1 2 3.
B. 1 3 2.
C. 1 2 3.
D. 1 3 2
Câu 52: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến gen ở loài sinh sản hữu thụ?
A. Các đột biến có thể xảy ra ngẫu nhiên trong quá trình sao chép ADN.
B. Các đột biến trội gây chết có thể được truyền cho thế hệ sau qua các cá thể có kiểu gen
dò hợp tử.
C. Chỉ có các đột biến xuất hiện trong tế bào sinh tinh và sinh trứng mới được di truyền.
D. Đột biến làm tăng sự thích nghi, tăng sức sống và sức sinh sản của sinh vật có xu hướn g
được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
Câu 53: Ở cà chua, gen A quy đònh quả đỏ, trội hoàn toàn so với gen a quy đònh quả vàng. Cho
các cây tứ bội có kiểu gen Aaaa lai với Aaaa. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ con là
bao nhiêu, biết khi giảm phân đều cho giao tử bình thường 2n?
A. 5AAAa : 1AAaa : 5Aaaa : 1aaaa; 11 đỏ : 1 vàng.
B. 1AAAa : 5AAaa : 5Aaaa : 1aaaa; 11 đỏ : 1 vàng.
C. 1AAAa : 4AAaa : 4Aaaa : 1aaaa; 9 đỏ : 1 vàng.
D. 5AAAa : 5AAaa : 1Aaaa : 1aaaa; 11 đỏ : 1 vàng.
Câu 54: Khả năng cảm nhận màu sắc ở người phụ thuộc vào một số lôcut gen, trong đó có 3 gen
trội thuộc các lôcut khác nhau gồm gen mã hóa prôtêin cảm nhận màu đỏ (gen A) và màu xanh
lục (gen B) nằm trên NST giới tính X, gen mã hóa prôtêin cảm nhận màu xanh lam (C) nằm trên
NST thường. Các đột biến lặn ở ba gen này (tương ứng là a, b, c) đều gây nên bệnh mù màu. Có
một cặp vợ chồng cả hai đều bò bệnh mù màu, nhưng sau khi xét nghiệm gen, bác só tư vấn di
truyền khẳng đònh rằng: “tất cả các con của họ dù gái hay trai đều chắc chắn không bò bệnh mù
màu”. Hãy cho biết kiểu gen của người bố đối với gen C là kiểu gen nào dưới đây?
A. Cc.
B. cc.
C. CC.
D. CC hoặc Cc.
Câu 55: Ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật bao gồm nhiều kó thuật, trừ
kó thuật:
A. Chọn dòng tế bào xô ma biến dò.
B. Dung hợp tế bào trần.
C. Nuối cấy hạt phấn.
D. Cấy truyền phôi.
Câu 56: Bệnh nào dưới đây do nhiều gen chi phối?
A. Thần kinh phân liệt.
B. Đái tháo đường.
B. Ung thư máu.
D. Tật dính ngón tay 2, 3.
Câu 57: Điều sau đây sai khi nói về thuyết tiến hóa của Kimura?
A. Bổ sung cho thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên, đào thải những đột biến
có hại.
B. Sự tiến hóa diễn ra bằng cách củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên
quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. Được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu về những biến đổi trong cấu trúc của các phân tử
prôtêin.
Trang 7/8 – Mã đề ***
D. Phủ nhận vai trò của chọn lọc tự nhiên, khẳng đònh sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến
trung tính là nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa.
Câu 58: Hình thành loài mới quá trình cải biến ..(a).. của quần thể ban đầu theo hướng thích
nghi, tạo ra ..(b).. mới, ..(c).. với quần thể gốc. (a), (b), (c) lần lượt là:
A. Vốn gen; cấu trúc di truyền; cách li sinh sản.
B. Thành phần kiểu gen; cấu trúc di truyền; cách li sinh sản.
C. Vốn gen; kiểu thích nghi; cách li sinh sản.
D. Thành phần kiểu gen; hệ gen; cách li sinh sản.
Câu 59: Điều nào đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Có đònh hướng.
B. Không dự báo được.
C. Diễn ra ngẫu nhiên.
D. Cách li sinh sản.
Câu 60: Một loài động vật có nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 5oC, thời gian một vòng đời
ở 30oC là 20 ngày. Một vùng có nhiệt độ trung bình là 25oC thì thời gian một vòng đời của loài
này tính theo lý thuyết là:
A. 25 ngày.
B. 30 ngày.
C. 20 ngày.
D. 15 ngày.
---------------HẾT---------------
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C
D
C
C
B
A
C
A
C
D
C
B
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
B
C
C
A
D
D
A
B
C
C
B
D
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
A
C
B
B
A
C
D
A
A
A
D
D
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
D
B
B
D
A
B
B
D
B
B
C
A
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
D
A
B
B
B
C
D
A
D
D
A
A
Trang 8/8 – Mã đề ***