Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Hiệu quả cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 153 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
--------------NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG

ĐỀ TÀI: HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng
Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HCM, tháng 12/2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
--------------NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG

ĐỀ TÀI: HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng
Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ MINH CHÂU

TP.HCM, tháng 12/2015




TÓM TẮT LUẬN VĂN
Bến Tre, một tỉnh thuần nông. Hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay hộ nghèo
đã góp phần không nhỏ cho công cuộc xoá đói giảm nghèo. Trong đó Ngân hàng
CSXH là một tổ chức tín dụng chính thống có vai trò quan trọng đặc biệt trong toàn bộ
hệ thống tín dụng vi mô cho hoạt động xoá đói giảm nghèo.
Luận văn đã chọn phương pháp nghiên cứu định tính, tổng hợp, thống kê số liệu,
phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát khoa học, phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi để tham khảo. Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả cho vay hộ nghèo của
NHCSXH tỉnh Bến Tre, phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu vào cho vay hộ
nghèo tại NHCSXH tỉnh Bến Tre từ năm 2012 đến 2014, với mục tiêu nghiên cứu
chung phân tích thực trạng và đáng giá hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh
Bến Tre. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Bến Tre góp phần hoàn thiện việc cho vay
đối với hộ nghèo và nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo.

i


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới của sự phát triển, trên cơ sở
công nghệ thông tin và đi vào nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên tình trạng nghèo cũng
đang là thách thức của nhiều quốc gia, công tác giảm nghèo vẫn luôn là đề tài nóng
bỏng, là vấn đề mang tính toàn cầu thu hút nổ lực chung của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, xã
hội chưa phát triển đồng bộ, còn phân hóa giàu nghèo. Xóa hộ nghèo là vấn đề nan
giải của xã hội mà Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Trải qua 40 năm thống nhất
đất nước, với đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đất nước ta không ngừng đổi
mới phát triển toàn diện. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng về kinh tế,
khoa học kỹ thuật sánh vai cùng các nước trong khu vực. Một trong những thành tựu

góp phần phát triển đất nước đó là giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước. Ngân hàng Chính
sách xã hội là một đơn vị nhà nước, giữ vai trò chủ lực thực thi chính sách giảm nghèo
thông qua hình thức cho vay, hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo.
Bến Tre là một trong những tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, có tỷ lệ
hộ nghèo khá cao. Thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, tỉnh Bến Tre đã
sớm xuất hiện hoạt động NHCSXH từ hàng chục năm qua và phát triển rộng khắp trên
toàn tỉnh, được coi là nguồn bổ sung tài chính quan trọng bên cạnh nguồn chi từ ngân
sách cho mục tiêu giảm nghèo và phát triển cộng đồng dân cư. Công tác giảm nghèo
tỉnh nhà nhận được sự hỗ trợ lớn của NHCSXH đã và đang mang lại những hiệu quả
thiết thực, từ 8,59% với 31 ngàn hộ nghèo đầu năm 2014 giảm còn 6,48% với 24 ngàn
hộ nghèo cuối năm 2014, đây là một con số ấn tượng trong năm qua.
Thời gian qua, trong quá trình cho vay hộ nghèo nổi lên vấn đề là hiệu quả hoạt
động cho vay còn thấp, làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Vì vậy, làm thế nào để
các hộ nghèo nhận được vốn vay và sử dụng vốn có hiệu quả. Có như vậy thì hoạt
động cho vay mới đạt được chất lượng, nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của
nguồn vốn vay, đồng thời giúp các hộ nghèo thoát khỏi cảnh nghèo. Với những lý do

ii


nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Bến Tre” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Vấn đề giảm nghèo ở nước ta là vấn đề được Đảng, nhà nước, các ngành, các
cấp, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay đã có nhiều công trình khoa
học, đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề này:
Dương Thanh Tùng (2012), Đánh giá tác động việc sử dụng vốn vay từ nguồn
xóa đói giảm nghèo của ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn xã Yachim, Thành
phố Kontum, Luận văn thạc sĩ kinh tế. Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách
nghiêm túc các chính sách đã và đang thực hiện để tìm ra những điểm bất cập. Trên cơ

sở đó, phân tích đánh giá tỉnh Komtum sẽ xây dựng hệ thống các chính sách XĐGN,
xây dựng theo hướng khắc phục những điểm yếu, phát huy những tác động tích cực
trong mỗi chính sách, sửa đổi những chính sách không phù hợp, khắc phục những
chính sách còn yếu để chính sách XĐGN tác động tích cực đến người nghèo. Luận văn
này chỉ thiên hướng nghiên cứu về chính sách XĐGN nhưng những yếu tố tác động,
làm nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ gia đình rất nhiều, điều này làm hạn chế
của luận văn trên.
Nguyễn Anh Tuấn (2011), Cho vay hỗ trợ người nghèo tại tỉnh Tiền Giang thực
trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn đã nêu lên khái quát về tình hình nghèo đói của tỉnh Tiền Giang, phân tích
thực trạng các chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo tại Tiền Giang; đánh giá kết
quả XĐGN đạt được, nêu lên được những tồn tại và nguyên nhân trong 5 năm qua, từ
đó làm cơ sở đưa ra định hướng thực hiện. Trên cơ sở những định hướng đưa ra đề tài
đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chương trình cho vay
hỗ trợ người nghèo đối với công tác XĐGN tại Tiền Giang cho thời gian tới.
TS Đỗ Quế Lượng (2001), Thực trạng và giải pháp tín dụng Ngân hàng hỗ trợ
cho công cuộc xóa đói giảm nghèo(2001), đề tài khoa học ngành Ngân hàng, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội. Đề tài khoa học nghiên cứu về thực trạng công tác
tín dụng của các Ngân hàng Thương mại nhằm phục vụ cho công cuộc XĐGN của
iii


Đảng và Chính phủ. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả tín dụng
ngân hàng để hỗ trợ cho công tác xóa đói giảm nghèo.
PGS.TS Nguyễn Kim Anh (2011), Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam
– Kiểm định và so sánh, đề tài nghiên cứu khoa học. Kết quả được thể hiện trong đề tài
nghiên cứu này nhằm tập trung cung cấp thông tin về hoạt động tài chính vi mô Việt
Nam; tác động của tài chính vi mô đối với giảm nghèo ở Việt Nam thông qua kết quả
kiểm định và so sánh trên cơ sở đó đã đưa ra một số đánh giá và khuyến nghị khi nhìn
lại qua trình hình thành, phát triển và những đóng góp của tài chính vi mô Việt Nam

trong công cuộc xóa đói giảm nghèo; Những điểm hạn hế của đề tài là quy mô và
phạm vi mẫu nghiên cứu còn tương đối nhỏ. Chỉ thực hiện nghiên cứu tại hai tỉnh là
Tiền Giang và Hải Dương. Trong thực tế, việc mở rộng số tỉnh điều tra có hoạt động
của cả ba tổ chức sẽ giúp cho mẫu điều tra bao quát hơn hoạt động của cả ba tổ chức
này. Nghiên cứu này không chỉ tập trung vào các tổ chức tài chính vi mô phi chính
phủ, mà bao gồm cả ba nhóm tổ chức chính. Do vậy, mức độ chuyên sâu trong nghiên
cứu cho từng tổ chức ít hơn so với việc phân tích riêng rẽ cho từng tổ chức.
Đồng thời có nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác nghiên cứu vấn đề cho
vay của NHCSXH cho hộ nghèo ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể khẳng định vấn
đề này ở nước ta là rất phong phú, thành quả của công trình đã cung cấp những luận cứ
khoa học thực tiễn cho việc xây dựng và phát triển NHCSXH, những tác động đến
công tác giảm nghèo trên phạm vi toàn quốc nói chung và từng địa phương nói riêng.
Ở đây, đề tài luận văn của tác giả sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích tác động của
nguồn vốn ưu đãi và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay với hộ
nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre, góp phần đưa tỉnh nhà đạt được những thành tựu tích
cực vào công cuộc giảm nghèo.
3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu:
3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Luận giải cơ sở lý luận về nghèo, hộ nghèo, hoạt động và hiệu quả hoạt động cho
vay của NHCSXH; tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển hoạt động cho vay cho
người nghèo.
iv


Phân tích thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Bến Tre,
đồng thời đáng giá những mặt mạnh, mặt yếu và những nguyên nhân gây ra. Trên cơ
sở đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ
nghèo tại NHCSXH tỉnh Bến Tre.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu:
Thực trạng của cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Bến Tre như thế nào?

Những mặt mạnh và tồn tại của việc cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Bến
Tre là gì ?
Những giải pháp và đề xuất nào để có thể nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại
NHCSXH tỉnh Bến Tre ?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Bến
Tre.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vào cho vay hộ nghèo
tại NHCSXH tỉnh Bến Tre từ năm 2012 đến 2014.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp định tính.
Thực hiện thu thập và phân tích dữ liệu: các báo cáo của NHCSXH Việt Nam;
của NHCSXH tỉnh Bến Tre; số liệu xóa giảm nghèo của tỉnh; thông tin kinh tế - xã hội
tỉnh Bến Tre qua các năm từ 2012 – 2014….
Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê số liệu, phương pháp phân
tích tài liệu, phương pháp quan sát khoa học, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để
tham khảo.
5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những đóng góp mới của đề tài:
5.1. Ý nghĩa khoa học: đây là một nghiên cứu mới về đề tài này tại Bến Tre,
trong công cuộc giảm nghèo tại tỉnh với sự trợ giúp của NHCSXH.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Đây là luận văn nghiên cứu hiệu quả cho vay hộ nghèo
của NHCSXH tại Bến Tre. Qua nghiên cứu những tác động của cho vay hỗ trợ trong
công tác giảm nghèo, đề tài phân tích những kết quả đạt được và đưa ra những kiến
v


nghị, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của NHCSXH trong công cuộc giảm nghèo tỉnh
nhà, mở rộng khả năng tiếp cận tài chính cho khu vực nông thôn. Đề tài có thể là cơ sở
để tham khảo trong quá trình thực hiện công cuộc giảm nghèo tại tỉnh.
5.3. Đóng góp và những điểm mới của đề tài: Đánh giá được thực trạng của

hiệu quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH, góp phần hỗ trợ người nghèo về nguồn vốn
vay và thực hiện thành công chương trình giảm nghèo tại địa phương.
6. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay hộ nghèo và hiệu quả hoạt động cho vay
của ngân hàng đối với hộ nghèo.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã
hội tỉnh Bến Tre.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre.
Sau đây là cụ thể từng chương:

vi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện. Các thông tin và số liệu được
sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Luận văn này chưa được sử dụng để
bảo vệ bất cứ học vị nào.

TPHCM, ngày 12 tháng 11 năm 2015
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Minh Phương


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học tài chính Maketing, bên cạnh sự
nổ lực của bản thân, em còn được sự chỉ dạy tận tình của Quý thầy cô. Đồng thời, Ban

giám Hiệu, Khoa sau đại học cũng đã tạo mọi điều kiện cần thiết để em có thể học tập,
nghiên cứu, phát huy khả năng của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô các khoa, khoa Sau đại học, đặc biệt là
thầy TS Ngô Minh Châu đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận
văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các anh chị trong phòng kế toán,
phòng tín dụng NHCSXH tỉnh Bến Tre, Sở Lao động thương binh & xã hội tỉnh Bến
Tre, Cục thống kê tỉnh Bến Tre, UBND tỉnh Bến Tre đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn,
cung cấp số liệu cho em trong thời gian làm luận văn.
Mặc dù có nhiều cố gắn nhưng do thời gian học và kiến thức còn hạn chế nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Quý thầy cô góp ý để luận văn em hoàn
thiện hơn.
Em xin kính chúc Quý thầy cô dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công
trong công việc và cuộc sống.
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Minh Phương


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO.1
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGHÈO, HỘ NGHÈO .............................................. 1
1.1.1 Khái niệm nghèo: ...................................................................................... 1
1.1.2. Khái niệm hộ nghèo: ................................................................................ 2
1.1.3. Tiêu chí về nghèo:.................................................................................... 2
1.1.4. Nguyên nhân nghèo: ................................................................................ 3
1.1.5. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo: .................................... 5
1.2. CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO.......... 7
1.2.1. Khái niệm cho vay hộ nghèo: .................................................................. 7
1.2.2. Đặc điểm cho vay hộ nghèo: .................................................................. 8
1.2.3. Vai trò của cho vay hộ nghèo: ................................................................ 9
1.2.4. Hiệu quả cho vay hộ nghèo : .................................................................. 11


1.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO TRÊN THẾ GIỚI VÀ
NHCSXH TẠI VIỆT NAM, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NHCSXH TỈNH
BẾN TRE .................................................................................................................. 20
1.3.1. Một số mô hình trên thế giới ................................................................... 20
1.3.2. Một số mô hình NHCSXH Việt Nam ...................................................... 22
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho NHCSXH tỉnh Bến Tre ................................. 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ................................................................................ 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE ................................... 28
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGHÈO ĐÓI TỈNH BẾN TRE ................................ 28
2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Bến Tre: .......................................................... 28
2.1.2. Thực trạng nghèo đói tại Bến Tre: ........................................................... 33
2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHCSXH TỈNH BẾN TRE ....................... 37
2.2.1. Giới thiệu về NHCSXH tỉnh Bến Tre ...................................................... 37
2.2.2. Kết quả hoạt động cho vay của NHCSXH tỉnh Bến Tre: ........................ 40
2.3. THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH BẾN TRE . 42

2.3.1. Tình hình hoạt động cho vay ủy thác của NHCSXH tỉnh Bến Tre với các tổ
chức chính trị xã hội ................................................................................................... 42
2.3.2. Nguồn vốn và hiệu quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH Bến Tre: ...... 45
2.3.3. Cơ chế cho vay hộ nghèo của NHCSXH Bến Tre: ................................ 51
2.3.4. Thực trạng về hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Bến Tre: ......... 54
2.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT ....................................................... 65
2.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ
NGHÈO NHCSXH ................................................................................................... 68
2.6. TỒN TẠI CỦA CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH TỈNH BẾN
TRE ............................................................................................................................ 70


2.7. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC MẶT TỒN TẠI ....................................... 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................... 74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI
HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI BẾN TRE ............... 75
3.1. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO TỈNH BẾN TRE ĐẾN
NĂM 2020 .................................................................................................................. 75
3.1.1. Mục tiêu tổng quát: ................................................................................. 75
3.1.2. Mục tiêu cụ thể: ....................................................................................... 75
3.2. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA NHCSXH TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM
2020 ............................................................................................................................ 77
3.2.1. Mục tiêu tổng quát: .................................................................................. 77
3.2.2. Mục tiêu cụ thể: ....................................................................................... 77
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ
NGHÈO TẠI NHCSXH TỈNH BẾN TRE ............................................................. 78
3.3.1. Sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp: ........................... 78
3.3.2. Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền: ....................................... 79
3.3.3. Sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội: .......................... 79
3.3.4. Triển khai tốt công tác kiểm tra, giám sát: ............................................. 80

3.3.5. Phấn đấu, nổ lực của NHCSXH tỉnh: ..................................................... 83
3.3.6. Đẩy mạnh cho vay theo dự án, nâng suất đầu tư cho hộ nghèo lên mức đối
đa ................................................................................................................................ 83
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI
HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH TỈNH BẾN TRE ...................................................... 85
3.4.1. Đối với UBND tỉnh & các ban ngành tỉnh Bến Tre ................................ 85
3.4.2. Đối với NHCSXH trung ương ................................................................. 85
3.4.3. Đối với NHCSXH tỉnh ............................................................................ 87
3.4.4. Đối với hộ nghèo ..................................................................................... 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................ 89
KẾT LUẬN


TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐD. HĐQT: Ban đại diện Hội đồng quản trị
CARD: Ngân hàng trung ương Philippines
CEP: Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm
CIDSE: Cơ quan hợp tác quốc tế vì sự phát triển và đoàn kết
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
ĐTN: Đoàn thanh niên
ESCAP : Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương
GB: Ngân hàng Grameem
HCCB: Hội cựu chiến binh
HND: Hội nông dân
HPN: Hội phụ nữ
LĐTB & XH: Lao động thương binh & xã hội

NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội
NHTM: Ngân hàng thương mai
NGO: Tổ chức phi chính phủ
NS&VSMT: Nước sạch và vệ sinh môi trường
TCTCVM : Tổ chức tài chính vi mô
TK&VV: Tiết kiệm và vay vốn
UBND: Ủy ban nhân dân tỉnh
UNDP : Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam
UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc
UNFPA :Quỹ dân số của Liên Hợp Quốc.
XĐGN: Xóa đói giảm nghèo


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nguyên nhân nghèo của tỉnh Bến Tre, qua số liệu thực tế năm 2014.
...................................................................................................................................... 35
Bảng 2.2. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh
Bến Tre qua các năm 2012 – 2014 ............................................................................... 41
Bảng 2.3. Tình hình ủy thác qua các hội đoàn thể tại NHCSXH Bến Tre qua các
năm 2012 - 2014 ........................................................................................................... 43
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Bến Tre qua
các năm 2012- 2014 ...................................................................................................... 46
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu chủ yếu trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Bến
Tre giai đoạn 2012-2014 .............................................................................................. 49
Bảng 2.6. Số liệu hộ vay vốn, hộ thoát nghèo, chuyển sang cận nghèo qua các
năm 2012-2014 ............................................................................................................. 50
Bảng 2.7. Bảng phân tích nhóm chỉ tiêu về quy mô cho vay năm 2012 – 2014 .
...................................................................................................................................... 54
Bảng 2.8. Bảng tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo năm 2012-2014 .................. 57
Bảng 2.9: Bảng tỷ lệ sự dụng vốn sai mục đích cho vay hộ nghèo năm 2012 –

2014 .............................................................................................................................. 58
Bảng 2.10: Bảng tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản cho vay hộ nghèo năm 2012
– 2014 ........................................................................................................................... 59
Bảng 2.11. Bảng nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng xử lí nợ năm 2012 – 2014 ..
...................................................................................................................................... 60
Bảng 2.12. Bảng chỉ tiêu tự bền vững về mặt hoạt động năm 2012 – 2014........ 62
Bảng 2.13. Bảng tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn năm 2012-2014 ........................ 64


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nguyên nhân nghèo của tỉnh Bến Tre năm 2014 ............................ 36
Biểu đồ 2.2. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh
Bến Tre qua các năm 2012 – 2014 ............................................................................... 41
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu các chương trình cho vay tại NHCSXH tỉnh Bến Tre năm
2014 .............................................................................................................................. 42
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ ủy thác qua các hội đoàn thể tại NHCSXH tỉnh Bến Tre
năm 2012 – 2014 .......................................................................................................... 44
Biểu đồ 2.5. Nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Bến Tre các năm
2012 - 2014 ................................................................................................................... 47
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Bến Tre đến
hết ngày 31/12/2014 ..................................................................................................... 47
Biểu đồ 2.7. Doanh số cho vay, dư nợ cho vay các năm 2012 – 2014 ................ 50
Biểu đồ 2.8. Dư nợ cho vay hộ nghèo qua các năm 2011-2014 .......................... 55


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre .............................. 39
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cho vay hộ nghèo của NHCSXH ............................................. 53



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY HỘ
NGHÈO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
1.1 KHÁI NIỆM VỀ NGHÈO, HỘ NGHÈO:
1.1.1 Khái niệm nghèo:
Có rất nhiều khái niệm về nghèo đói, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu của chủ
thể nghiên cứu mà nghèo được định nghĩa theo nhiều quan niệm khác nhau.
Tại Hội nghị về chống nghèo ở khu vực Châu Á - Thái BìnhDương do ESCAP tổ
chức tháng 9-1993 tại Bangkok, Thái Lan đã đưa ra định nghĩa về nghèo như sau:
“Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản
của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát
triển kinh tế xã hội phong tục tập quán của địa phương”1.
Theo nhóm nghiên cứu của UNDP, UNFPA, UNICEF trong công trình “Xoá đói
giảm nghèo ở Việt Nam - 1995” đã đưa ra định nghĩa: “Nghèo là tình trạng thiếu khả
năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là tham gia vào lĩnh vực kinh tế”.
Còn theo Ngân hàng Thế Giới thì định nghĩa “nghèo là khốn cùng, là đói, không
có nhà cửa, ốm đau và không có người chăm sóc, mù chữ và không được đến
trường”.2
Hiện nay, nghèo được chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt đối và nghèo
tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu.3
+ Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả
mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa
nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương.
+ Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình
của cộng đồng & địa phương xem xét.
1
Hội nghị chống đói nghèo tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP (Economic and social commission for Asian and the
Pacific) tại Bangkok, Thái Lan tháng 9/1993
2
World bank , 2000

3
/>
1


+ Nghèo có nhu cầu tối thiểu: là tình trạng một bộ phận dân cư có những đảm
bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như: đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hằng
ngày nhưng ở mức tối thiểu.
Những quan niệm về nghèo nói trên phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người
nghèo là: có mức sống thấp hơn mức sống cộng đồng, không được thụ hưởng nhu cầu
cơ bản mức tối thiểu dành cho con người, thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình
phát triển của cộng đồng.
1.1.2. Khái niệm hộ nghèo:
Hộ nghèo là một số hộ gia đình chỉ thỏa mãn một phần nhu cầu tối thiểu của
cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi
phương diện.4
Trong ấn phẩm sáng kiến quản lí về giới và chính sách kinh tế ở Châu Á – Thái
Dương do trung tâm vùng Châu Á - Thái Bình Dương xuất bản, định nghĩa khác về
“hộ nghèo là hộ gia đình thiếu các nguồn lực để tạo ra những nguồn thu nhập có thể
duy trì mức tiêu dùng đủ đáp ứng các nhu cầu cho cuộc sống đầy đủ và sung túc”.5
1.1.3. Tiêu chí về nghèo:
Việc xác định một công cụ để lượng hoá tỷ lệ nghèo, số lượng người nghèo phần
nào còn mang tính chủ quan và có nhiều quan điểm khác nhau, ngay cả trong một quốc
gia cũng có nhiều tiêu chuẩn khác nhau, thậm chí giữa các vùng cũng có nhiều tiêu
chuẩn khác nhau.
Hiện nay trên thế giới người ta thường sử dụng nhiều thước đo cụ thể để lượng
hoá tỷ lệ nghèo.
- Chỉ tiêu chính: thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng (hoặc năm) được đo
lường bằng chỉ tiêu giá trị hoặc hiện vật quy đổi.
- Chỉ tiêu phụ: dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc và các điều kiện học tập chữa

bệnh, đi lại.

4
5

/>Ấn phẩm do Trung tâm Vùng Châu Á – Thái Bình Dương xuất bản Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc Bangkok Thái lan

2


Vì thế, trong quá trình nghiên cứu nghèo tuỳ theo đặc điểm của từng quốc gia,
của từng vùng mà nên sử dụng chuẩn nghèo của quốc gia đó, vùng đó là thích hợp
nhất.
Bảng chuẩn nghèo các nước năm 20006
1.1.4. Nguyên nhân nghèo:
Nguyên nhân của sự nghèo rất đa dạng, bao gồm các yếu tố khách quan và chủ
quan. Các nguyên nhân này thường thể hiện ra bên ngoài như là đặc điểm của hộ gia
đình và người ta dùng chúng để xác định một hộ hay một cá nhân là nghèo hay không.
Có thể chia các nguyên nhân này thành các nhóm yếu tố thuộc vùng địa lý, cộng đồng,
hộ gia đình và cá nhân.
Các nguyên nhân theo vùng địa lý
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: Mức độ nghèo đói thường có quan hệ mật thiết
với điều kiện địa lí tự nhiên. Ở các vùng địa lí cách biệt, có rất ít tài nguyên cơ bản
như đất, nước, ít mưa cùng với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt khác. Chẳng hạn,
Bangladesh với nền kinh tế tăng trưởng chậm vì đất nước phải chịu nhiều thiệt hại từ
những cơn lũ hàng năm. Ở Campuchia, sự cách biệt của các vùng nông thôn đã khiến
nhiều người càng nghèo hơn. Những vùng chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện địa lí,
thiên tai như vậy, mọi thứ đều thiếu thốn hoặc ở trong tình trạng rất tệ, từ các dịch vụ
công cộng thiết yếu như điện, nước, y tế. Tất cả những đặc điểm này đã phần nào gây
ra tình ra tình trạng nghèo khổ của người dân nông thôn.

Khả năng quản lí của chính phủ và chính quyền địa phương: Một yếu tố quan
trọng nữa trong yếu tố vùng ảnh hưởng đến nghèo đói đó là khả năng quản lí của nhà
nước và chính quyền địa phương. Điều này tuỳ thuộc vào chính sách tăng trưởng kinh
tế, khả năng ổn định thị trường cũng như ổn định chính trị, hệ thống pháp luật công
bằng, hiệu quả, an ninh trong khu vực và toàn cầu. Các cải cách thị trường có thể thúc
đẩy tăng trưởng và trợ giúp người nghèo nhưng chúng cũng có thể gây ra những sai
lệch không mong đợi.

6

xem phục lục 1

3


Khả năng của chính phủ và chính quyền địa phương còn thể hiện ở khả năng
cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công. Cơ sở hạ tầng càng tốt thì người dân trong
vùng có nhiều cơ hội phát triển do điều kiện kinh doanh thuận lợi và tiếp cận thị
trường dễ dàng.
Các nguyên nhân từ cộng đồng
Định chế và các quan hệ xã hội: nhiều nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh tầm quan
trọng của mạng lưới xã hội và các định chế, cũng như nguồn vốn xã hội trong cộng
đồng. Cùng với việc dỡ bỏ các rào cản xã hội, những nổ lực giảm nghèo hiệu quả cần
những nổ lực bổ sung để hình thành và mở rộng các định chế xã hội cho người nghèo.
Đó là các mối quan hệ họ hàng, các tổ chức địa phương và mạng lưới của người
nghèo. Tất cả có thể xem như là một dạng của vốn xã hội.
Sự cách biệt với xã hội: Cách biệt với xã hội thể hiện ở hai mặt là quan hệ xã hội
và khoảng cách địa lí. Trong mối quan hệ xã hội, hộ nào có được mối quan hệ tốt hơn
với những người xung quanh thì có thể được giúp đỡ, hỗ trợ trong những thời điểm
khó khăn. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt với những hộ ở vùng sâu vùng xa, nơi

mà những hỗ trợ chính thức từ chính quyền thường đến rất chậm.
Cách biệt về địa lí làm cho các hộ hạn chế giao lưu với thế giới bên ngoài và hầu
như không có điều kiện để tiếp xúc những kĩ thuật, công nghệ hay thông tin mới.
Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc: sự bất bình đẳng giữa các dân tộc cũng là
nguyên nhân của nghèo. Đa phần các nhóm dân tộc thiểu số đều phải chấp nhận sự bất
công từ nơi sống cô lập, hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất. Ngoài ra họ
còn phải đối mặt với những khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ hay định kiến của các
nhóm dân tộc chiếm đa số. Tất cả những điều này dẫn đến cái nghèo trở nên nghiêm
trọng hơn.
Các nguyên nhân về mặt nhân khẩu học.
Tỷ lệ phụ thuộc: là tỷ số người không tham gia lao động trong hộ với số người có
tham gia lao động (kể cả người già hay trẻ). Tỷ lệ phụ thuộc càng cao đồng nghĩa với
việc có nhiều người ăn theo hơn nhưng lại có ít lao động hơn. Điều này khiến các
thành viên có lao động phải chịu gánh nặng ngân sách gia đình lớn hơn. Trong trường
4


hợp thu nhập từ lao động không bù đắp được chi phí, các hộ gia đình có khả năng rơi
vào vòng đói nghèo. Do đó, người ta thường cho rằng tỷ lệ phụ thuộc trong một hộ tỷ
lệ thuận với khả năng và mức độ nghèo của chính hộ đó.
Giới tính: ở các nước đang phát triển, nơi mà những thành kiến xã hội về vai trò
của người phụ nữ vẫn còn khắt khe thì giới tính của người trụ cột trong gia đình cũng
có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng nghèo của hộ. Thực tế, nữ giới phải gặp nhiều
khó khăn và dễ rơi vào cảnh nghèo hơn so với một hộ có nam giới làm chủ hộ. Bởi vì
họ phải đóng vai trò là lực lượng sản xuất quan trọng trong gia đình và cả trong việc
quản lí tài chính gia đình nhưng họ phải đối mặt với sự phân biệt. Các nghiên cứu của
World Bank cho thấy, trung bình tiền lương của phụ nữ chỉ bằng 70-80% tiền lương
của nam giới. Đặc biệt phụ nữ phải gặp rất nhiều khó khăn trong những vấn đề mang
tính pháp lý như việc sang tên sử dụng đất, bị hạn chế tiếp cận các nguồn lực tín dụng.
1.1.5. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo:

Đối với một quốc gia, công tác giảm nghèo là đặc biệt quan trọng nhầm hạn chế
sự tác động tiêu cực của nó với nền kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đạt được
mục tiêu xây dựng một cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy
được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố lành mạnh và tiến bộ
của thời đại.
Nghèo làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia
Có thể nói rằng không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu giảm
nghèo thì sẽ không thể chủ động giải quyết được xu hướng gia tăng phân hoá giàu
nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hoá giai cấp với hậu quả là sự bần cùng hoá và do vậy
sẽ đe doạ tình hình ổn định chính trị và xã hội làm chệch hướng của sự phát triển kinh
tế - xã hội. Không giải quyết thành công các chương trình giảm nghèo sẽ không thể
thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói chung. Như thế, mục tiêu
phát triển và phát triển bền vững sẽ không thể thực hiện được. Không tập trung nỗ lực,
khả năng và điều kiện để thực hiện công tác giảm nghèo sẽ không thể tạo được tiền đề
để khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất

5


nước, đạt tới trình độ phát triển tương đương với quốc tế và khu vực, thoát khỏi nguy
cơ lạc hậu.
Công cuộc giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội hướng phát triển
con người, nhất là đối với nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghèo và lạc hậu bao giờ cũng đi đôi với gia
tăng dân số, suy giảm thể lực, trí lực… Vì vậy, giảm nghèo là một yêu cầu cấp thiết để
phát triển một xã hội bền vững.
Nghèo là nguyên nhân gây mất ổn định xã hội, phá hoại môi trường và cản trở
nâng cao dân trí
Hậu quả của cái nghèo là gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, nghiện
hút. Các nguồn tài nguyên xuống cấp và cạn kiệt, môi trường tự nhiên biển bị phá

hủy... Những mất mát đi kèm với việc các hộ nghèo buộc phải bán đất, di dân tự do ra
thành thị và ven đô, nơi họ sinh sống thiếu hoặc không có những dịch vụ cơ bản, một
bộ phận con cái họ dễ trở thành nạn nhân của tội phạm và sự xuống cấp của môi
trường xung quanh tăng ở mức ngoài tầm kiểm soát. Tại thành phố sự chênh lệch giàu
nghèo rõ nét, thiếu việc làm, không có đất để sản xuất dẫn đến một số người làm ăn
phi pháp, tệ nạn nghiện hút ở thanh niên ngày càng gia tăng…
Giảm nghèo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc tốt sức khoẻ nhân dân,
giúp họ có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, sớm hoà nhập vào cuộc sống cộng
đồng, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, giảm được khoảng trống
ngăn cách giữa người giàu với người nghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản
thân. Đồng thời hạn chế và xoá bỏ được các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi trường
sinh thái.
Công tác giảm nghèo bảo đảm cho quốc gia giàu mạnh và xã hội phát triển bền
vững
Giảm nghèo góp phần thực hiện công bằng xã hội thể hiện trên các mặt:
Mở rộng cơ hội lựa chọn cho cá nhân và nhóm người nghèo, nâng cao năng lực
cá nhân để thực hiện có hiệu quả sự lựa chọn của mình trong tạo việc làm, tăng thu
nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận
6


×