Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Chính sách đổi mới công nghệ theo định hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐÀO TRƯỜNG GIANG

CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ THEO ĐỊNH HƯỚNG
THỊ TRƯỜNG KÉO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP GTEL, BỘ CÔNG AN)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60 34 72

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Hà

Hà Nội - 2013


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... 4
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU .......................................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 9
1. Lý do nghiên c ứu ...................................................................... 9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................ 11
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................. 13
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên c ứu .............................................. 14
5. Mẫu khảo sát ........................................................................... 15
6. Vấn đề nghiên cứu ................................................................... 15


7. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 15
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 16
9. Cấu trúc luận văn ..................................................................... 17
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
THEO HƢỚNG THỊ TRƢỜNG KÉO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG. ................................................ 19
1.1. Hệ khái niệm ........................................................................ 19
1.1.1 Đổi mới công nghệ ....................................................................................... 19
1.1.1.1 Khái niệm về công nghệ............................................................................. 19
1.1.1.2 Đổi mới công nghệ .................................................................................... 25
1.1.2 Chính sách .................................................................................................. 30
1.1.3 Chính sách đổi mới công nghệ .................................................................... 33
1.1.4 Thị trƣờng và thị trƣờng công nghệ ............................................................. 35
1.1.4.1 Thị trƣờng.................................................................................................. 35
1.1.4.2 Quy luật vận hành của thị trƣờng ............................................................... 35
1.1.4.3 Những dạng khiếm khuyết của thị trƣờng .................................................. 36
1.1.4.4 Đặc thù của thị trƣờng công nghệ.............................................................. 37
1


1.1.5 Năng lực cạnh tranh và mối quan hệ giữa năng lực đổi mới và năng lực cạnh
tranh... ................................................................................................................... 38
1.1.5.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh ................................................................... 38
1.1.5.2 Khái niệm năng lực công nghệ ................................................................... 41
1.1.6 Doanh nghiệp viễn thông ............................................................................ 43
1.2

Khái niệm thị trƣờng kéo ............................................................................ 45

1.2.1 Lý thuyết khoa học và công nghệ đẩy ........................................................... 45

1.2.2. Lý thuyết “thị trƣờng kéo” ........................................................................... 47
Đánh giá và kết luận chƣơng 1 .............................................................................. 49
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI GTEL
HIỆN NAY ........................................................................................................... 50
2.1. Tổng quan về GTEL ....................................................................................... 50
2.2 Một vài nét về thị trƣờng Viễn thông tại Việt Nam .......................................... 53
2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội ....................................................... 53
2.2.2 Đặc điểm thị trƣờng viễn thông di động tại Việt Nam.............. 53
2.3. Phân tích chính sách đổi mới công nghệ tại GTEL.......................................... 55
2.4 Hiện trạng chính sách công nghệ 2G và kinh doanh, thƣơng mại đối với mạng
và dịch vụ 2G ........................................................................................................ 61
2.4.1 Thời điểm chính th ức cung c ấp dịch vụ.................................. 61
2.4.2 Chiến lƣợc kinh doanh ......................................................... 61
Đánh giá và kết luận chƣơng 2 .............................................................................. 70
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ THEO ĐỊNH HƢỚNG THỊ TRƢỜNG KÉO NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA GTEL, BỘ CÔNG AN .................................. 71
3.1. Xây dựng mô hình chính sách ĐMCN theo định hƣớng thị trƣờng kéo trên cơ sở
sơ đồ điều khiển học của Wiener ........................................................................... 71
3.2. Thực tiễn thực hiện chính sách đổi mới công nghệ theo định hƣớng thị trƣờng
kéo tại Gtel, Bộ Công An. ..................................................................................... 75

2


3.3 . Đề xuất một số định hƣớng chính sách theo định hƣớng “thị trƣờng kéo” cho
các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam ................................................................. 98
Đánh giá và kết luận chƣơng 3 ............................................................................ 101
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 104

PHỤ LỤC............................................................................................................ 107

3


ĐMCN:
GTEL:
KH&CN:

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Đổi mới công nghệ
Global Telecommunications Corporation
Tổng công ty Viễn thông toàn cầu
Khoa học và công nghệ

6


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

Hình 1.1. Sơ đồ hóa khái niệm công nghệ .................................................... 25
Hình 1. 2. Quy trình đổi mới ........................................................................ 29
Hình 2.1. Dự kiến Thuê bao di động Việt Nam năm 2007-2024 .................. 54
Hình 2.2. Phân khúc thị trường 3G của GTEL Mobile ................................. 57
Hình 2.3. Tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến việc nâng cao năng
lực công nghệ của doanh nghiệp................................................................... 58
Hình 3.1. Mô hình căn bản để định hướng marketing của GTEL Mobile ..... 78
Hình 3.2. Khảo sát thị trường tại các thành phố chính ................................. 80
Hình 3.3. Thống kê người dùng dịch vụ ....................................................... 82
Hình 3.4. Thống kê thời gian sử dụng thiết bị đầu cuối ................................ 82

Hình 3.5. Thống kê sử dụng thiết bị đầu cuối ............................................... 84
Hình 3.6. Khảo sát nhu cầu về thiết bị đầu cuối ............................................ 84
Hình 3.7. Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ nội dung............................................... 85
Hình 3.8. Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ nội dung............................................... 86
Hình 3.9. Khảo sát nhu cầu sử dụng máy điện thoại di động ....................... 86
Hình 3.10. Khảo sát thị trường và doanh thu từ thiết bị đầu cuối .................. 87
Hình 3.11. Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ ........................................................... 88
Hình 3.12. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ theo nhóm tuổi ......................................... 88
Hình 3.13. Tỷ lệ người dùng các dịch vụ ...................................................... 89
Hình 3.14. Dự báo tỷ lệ sử dụng các dịch vụ ................................................ 90
Hình 3.15. Xu hướng hội tụ giữa sản phẩm điện tử tiêu dùng và máy điện
thoại di động ................................................................................................ 91
Hình 3.16. Tỷ lệ sử dụng các thiết bị đầu cuối có thương hiệu ..................... 92
Hình 3.17. Hiệu quả sử dụng thiết bị đầu cuối .............................................. 93
Hình 3.18. Sử dụng thiết bị đầu cuối có thương hiệu .................................... 93
7


Hình 3.19. Thời gian sử dụng dịch vụ .......................................................... 94
Hình 3.20. Chất lượng mạng ........................................................................ 95
Hình 3.21. Tỷ lệ thay đổi nhà cung cấp dịch vụ ............................................ 95
Hình 3.22. So sánh giữa các tiêu chí ............................................................. 96
Hình 3.23. Tỷ lệ sử dụng và thay mới thiết bị đầu cuối ................................ 96
Hình 3.24. Đánh giá tầm quan trọng của thiết bị đầu cuối ............................ 97
Bảng 2.1. Giá kích hoạt bộ hòa mạng ........................................................... 68
Bảng 2.2. Doanh thu theo loại hình dịch vụ tại GTEL .................................. 68
Bảng 2.3. Tỷ trọng doanh thu của từng loại hình dịch vụ ............................. 69

8



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Từ những thập kỷ cuối thế kỷ 20 cho tới nay khoa học và công nghệ đã có
những bước phát triển kỳ diệu, đặc biệt là đã xuất hiện cách mạng thông tin, cách
mạng tri thức và sự bùng nổ công nghệ cao. Thành tựu nổi bật nhất là sự phát triển
cực kỳ nhanh chóng của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nanô;
đó là những công nghệ cao cơ bản, chúng đang hội tụ với nhau để tạo thành nền tảng
cho một hệ thống công nghệ mới của thế kỷ 21, công nghệ của nền kinh tế tri thức.
Hệ thống công nghệ mới ấy đang làm biến đổi sâu sắc các quá trình sản xuất, cách
thức sản xuất kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người.
Ở nước ta, với vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc, khoa học và công nghệ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú
trọng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã
khẳng định “Khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển
kinh tế, xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội”. Tại Đại hội Đảng lần IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định “Phát
triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu là nền tảng và là động lực đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Hiện nay, ngành viễn thông Việt Nam luôn được Đảng và nhà nước quan tâm
chú trọng phát triển, Viễn Thông Việt Nam được trang bị đồng bộ và hiện đại.
Trong tương quan so với các ngành khác, ngành viễn thông được xem là ngành đi
tiên phong. Tuy nhiên, do đặc điểm tốc độ tiến bộ công nghệ của ngành này rất cao,
cho nên nếu không có một chính sách công nghệ thích hợp thì nó sẽ rất nhanh chóng
xuống cấp, không thể phát triển bền vững, giữ được năng lực cạnh tranh trên thị
trường.
Theo Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm
2020 của Thủ tướng chính phủ ngày 27/7/2012 trong mục a phần 4 - Định hướng

9



phát triển công nghệ: “Việc phát triển, ứng dụng công nghệ viễn thông phải phù hợp
với xu hướng chung trên thế giới và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Thời điểm triển khai đối với một công nghệ mới cần phải được xem xét trên cơ sở
hiệu quả đầu tư, nhu cầu của thị trường, lợi ích của xã hội và mức độ hoàn thiện
của công nghệ”. Như vậy, việc đổi mới công nghệ theo hướng “thị trường kéo” là
vấn đề cấp thiết và cần phải được đầu tư nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu (Tên gọi tắt Tổng công ty GTEL) thuộc Bộ
Công an là một Tổng công ty 90 nhà nước mới được thành lập năm 2008 hoạt động
trong lĩnh vực viễn thông, Tổng Công ty Gtel đang từng bước phát triển với những
định hướng mới, chuyên nghiệp hơn trong tổ chức và hoạt động kinh doanh. Trong
đó khoa học và công nghệ, đặc biệt là đổi mới công nghệ là vấn đề đang được Lóãnh
đạo các cấp quan tâm và đầu tư.
Bởi vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Chính sách đổi mới công nghệ
theo định hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp viễn thông (Nghiên cứu trường hợp Gtel, Bộ CA)” đang thực sự là
một vấn đề mang tính khoa học, cần được nghiên cứu.
Để nâng cao năng năng lực cạnh tranh thì Gtel và một số doanh nghiệp thường
sử dụng cách tiếp cận Top-down tức là đổi mới công nghệ theo ý muốn của người
lãnh đạo doanh nghiệp, hay từ phía đối tác chuyển giao công nghệ gợi ý mà không
quan tâm đến việc thị trường viễn thông VN có cần và quan tâm và đủ điều kiện
thích hợp với công nghệ đó hay không. Do vậy hiệu quả của đổi mới công nghệ
không cao đồng thời làm giảm hiệu quả đầu tư và lãi suất, hạ thấp năng lực cạnh
tranh
Từ tiếp cận chính sách đổi mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đề tài sẽ
đề xuất một số giải pháp có tính khả thi về xây dựng chính sách công nghệ theo
định hướng thị trường kéo của Tổng công ty Gtel.

10



Đề tài luận văn này nhằm nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề nêu trên qua khảo sát và
phân tích thực trạng đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp viễn thông khác và thực tế
tại Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu; đồng thời bước đầu đề xuất định hướng đổi
mới công nghệ theo hướng thị trường kéo, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho
Tổng công ty. Đây là một Đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, và
hy vọng sẽ có được những đóng góp thiết thực cho việc định hướng phát triển bền
vững ngành viễn thông Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đối với nước ta, về phát triển công nghệ, các nghiên cứu và theo đó là các
chính sách trong thời gian qua mới chỉ được tập trung vào những vấn đề liên quan
tới chuyển giao công nghệ (từ 1988) và đánh giá trình độ công nghệ (trong những
năm gần đây). Việc nghiên cứu về chính sách công nghệ, và theo đó là các chính
sách hỗ trợ quá trình xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ đổi mới và phát
triển công nghệ đối với các ngành và các doanh nghiệp tuy cũng đã được tiến hành
(ở một số ngành, một số cấp), nhưng nhìn chung, chưa có được sự quan tâm và tổ
chức thực hiện một cách hệ thống và hiệu quả.
Theo dự kiến, chương trình công tác trọng tâm hiện nay của Bộ Bưu chính
Viễn thông là tập trung cho việc tạo cơ sở pháp lý, hoàn thiện các văn bản pháp luật
nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong
ngành phát triển theo đà hội nhập quốc tế của đất nước. Cụ thể, ngành này sẽ tập
trung hoàn thiện việc xây dựng các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch giai
đoạn 5 năm 2006 - 2010, bao gồm Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin truyền thông các vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, Trung và Nam; Quy hoạch phát
triển công nghệ thông tin - truyền thông, Quy hoạch nguồn nhân lực công nghệ
thông tin; Quy hoạch truyền dẫn phát sóng, phát thanh truyền hình.
Ở Việt Nam, chủ đề về ĐMCN đã có nhiều đề tài nghiên cứu ở các giác độ
khác nhau về các vấn đề cơ sở lý luận, các vấn đề về thực tiễn chỉ ra hiện trạng nhu

11



cầu, những tác động cản trở tới hoạt động ĐMCN ở các DN và đưa ra các chính
sách khuyến khích, hỗ trợ DN thực hiện ĐMCN, cụ thể:
1. Nghiên cứu chính sách đổi mới và phương thức tác động của chính sách đổi
mới với sự phát triển KH&CN ngành công nghiệp (trường hợp ngành công nghiệp
dệt may Việt Nam) (năm 2007). Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Việt Hoà;
2. Nghiên cứu đánh giá những chính sách hỗ trợ về tài chính cho hoạt đông đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp theo Nghị định 119 (năm 2006). Chủ nhiệm đề tài
Ths. Cao Thu Anh;
3. Nghiên cứu cơ chế, chính sách KH&CN khuyến khích đổi mới công nghệ
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có vốn Nhà nước (năm 2003).
Chủ nhiệm đề tài Ths.Nguyễn Võ Hưng;
4. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách thúc đẩy
hoạt động đổi mới công nghệ và NC&TK trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam (năm
2000). Chủ nhiệm đề tài TS. Trần Ngọc Ca;
Ngoài ra còn một số luận văn thạc sĩ có nghiên cứu đến chính sách ĐMCN và
thị trường kéo:
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN: “Chính sách phát triển công
nghệ theo hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa (Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương)” của tác giả Vũ Ngọc Dương đã nghiên cứu về giải
pháp chính sách để các doanh nghiệp thấy từ động cơ thúc đẩy, quyền lợi và trách
nhiệm của họ trong việc phát triển công nghệ, đặc biệt là phát triển công nghệ theo
hướng thị trường kéo từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp
trong giai đoạn hiện nay.
Cùng nghiên cứu về ngành viễn thông , tác giả Đỗ Văn Quang đã nghiên cứu về:
“Chính sách công nghệ thị trường mở để phát triển bền vững ngành viễn thông Việt
Nam” đã khảo sát và đánh giá thực trạng chính sách công nghệ của ngành viễn


12


thông hiện nay và đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp chính sách công nghệ thị
trường mở nhằm phát triển bền vững ngành viễn thông Việt Nam.
Các nghiên cứu đã có chủ yếu xem xét ở tầm vĩ mô hoặc ở một số khía cạnh liên
quan đến các chính sách ĐMCN trong DN nói chung. Các luận văn trên đã nghiên
cứu về hướng tiếp cận theo nhu cầu thị trường đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là
doanh nghiệp viễn thông. Tuy cùng tiếp cận chính sách đổi mới theo hướng thị
trường kéo nhưng các giải pháp chính sách mà các tác giả đưa ra chưa mang lại hiệu
quả cao và khách hàng cũng chưa phải là đối tượng được hưởng thụ chính từ những
chính sách đổi mới công nghệ theo định hướng thị trường này. Chưa có nhiều
nghiên cứu tổng hợp các nội dung về các chính sách thị trường kéo trong điều kiện
của Việt Nam và điều chỉnh chính sách thị trường kéo để kích thích nhu cầu ĐMCN
ở Tổng công ty Viễn thông Gtel phù hợp với đặc thù của ngành và Tổng công ty
Gtel cũng chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về vấn đề
này. Vì vậy luận văn định hướng nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về vấn đề
thực hành chính sách thị trường kéo nhằm kích thích nhu cầu ĐMCN theo hướng thị
trường kéo ở các doanh nghiệp viễn thông là cần thiết. Luận văn được thực hiện
nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh và thực trạng đổi mới công nghệ tại GTEL và từ
đó đưa ra những giải pháp chính sách theo định hướng thị trường kéo nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của GTEL trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Những giải
pháp về chính sách mà luận văn đưa ra sẽ có ý nghĩa lớn đối với các doanh nghiệp
viễn thông Việt Nam khi mà tư tưởng “Chỉ bán những thứ mà khách hàng cần, chứ
không phải bán cái doanh nghiệp có” đang đem lại sức cạnh tranh và thành công cho
các doanh nghiệp.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá, phân tích hiện trạng chính sách đổi mới công nghệ tại Gtel


13


- Đề xuất một số nội dụng cơ bản của chính sách đổi mới công nghệ theo định
hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp viễn
thông Gtel, Bộ CA
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu như đã nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài bao gồm:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
+ Làm rõ một số khái niệm, phạm trù, quy luật liên quan đến công nghệ và phát
triển, đổi mới công nghệ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Nghiên cứu quan điểm, kinh nghiệm về xây dựng chính sách công nghệ, rút ra
những bài học nhằm là tìm kiếm một giải pháp chính sách công nghệ định hướng
mục tiêu phát triển bền vững ngành viễn thông Việt Nam .
- Khảo sát và đánh giá thực trạng chính sách đổi mới công nghệ của Gtel hiện nay.
+ Phân tích và đánh giá chính sách đổi mới công nghệ của Gtel hiện nay theo một số
cách tiếp cận.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng các chiến lược, chính sách phát triển của Gtel
Việt Nam trong bối cảnh và xu hướng phát triển hiện nay
- Đề xuất các khuyến nghị về Chính sách đổi mới công nghệ theo định hướng thị
trường kéo để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông Gtel.
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Chính sách đổi mới công nghệ theo định hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp viễn thông.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Ban lãnh đạo của Gtel và những người có liên quan đến quá trình hoạch định chính
sách đổi mới công nghệ của Gtel

14



4.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Đề tài giới hạn và nghiên cứu một số nội dung sau: (i)
Cơ sở lý luận về công nghệ; đổi mới công nghệ; thị trường công nghệ; chính sách
đổi mới công nghệ theo định hướng thị trường kéo; (ii) Những tác động của chính
sách đổi mới công nghệ theo định hướng thị trường kéo đến năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp viễn thông. Do giới hạn về thời gian và điều kiện tiến hành nghiên
cứu nên việc thực nghiệm đánh giá tác động của chính sách trên thực tiễn chưa được
triển khai trong khuôn khổ phạm vi của đề tài.
- Phạm vi thời gian: từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 12 năm 2012
- Phạm vi không gian: Doanh nghiệp viễn thông Gtel, Bộ CA
5. Mẫu khảo sát:
Doanh nghiệp Viễn thông Gtel, Bộ Công An
6. Vấn đề nghiên cứu
- Cần phải sử dụng tiếp cận nào trong thiết kế chính sách đổi mới công nghệ trong
các doanh nghiệp Viễn thông để nâng cao năng lực cạnh tranh?
- Chính sách đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp viễn thông nên có những nội dung cơ bản nào?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Chính sách đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp chỉ nên áp dụng
một phần Công nghệ nhập khẩu dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường.
Giả thuyết 2: Những nội dung cơ bản của chính sách đổi mới công nghệ có thể được
thiết kế dựa trên sơ đồ điều khiển học của Wiener và chính sách phải theo triết lý:
“thị trƣờng điều tiết”. Theo đó, việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp viễn
thông phải căn cứ trên nhu cầu của thị trường, nhu cầu của khách hàng từ đó các nhà
hoạch định chính sách của doanh nghiệp thiết kế chính sách đổi mới công nghệ để

15



nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường chứ không thể dựa
vào ý muốn chủ quan của các nhà quản lý doanh nghiệp.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, Đề tài đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
+ Phƣơng pháp phân tích tài liệu: Tác giả luận văn đã tiến hành nghiên cứu
và phân tích những tài liệu, số liệu về đổi mới công nghệ, chính sách đổi mới công
nghệ tại Gtel, Bộ Công An, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông..
+ Phƣơng pháp quan sát: Phương pháp quan sát tham dự và quan sát không
tham dự được sử dụng để thu thập thông tin cho đề tài. Do vị trí công tác và đặc thù
ngành công tác, tác giả có nhiều điều kiện để quan sát các đơn vị trong mẫu khảo
sát.
+ Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi:
Đề tài tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 350 người với 02 mẫu phiếu:
16


 Mẫu phiếu 1: dành cho cán bộ khoa học, cán bộ nghiên cứu và quản lý
tại một số doanh nghiệp viễn thông Việt Nam ( VNPT, Viettel, EVN
Telecom) với dung lượng phiếu là 200 phiếu. Dung lượng mẫu được xác định
trên cơ sở lựa chọn ngẫu nhiên.Nội dung bảng hỏi tập trung vào những vấn
đề:
- Đánh giá năng lực công nghệ của doanh nghiệp
- Đánh giá năng lực ĐMCN của doanh nghiệp
- Đánh giá hiệu quả chính sách ĐMCN theo định hướng thị trường kéo
của doanh nghiệp
 Mẫu phiếu 2: Dung lượng phiếu: 150 phiếu dành cho các cán bộ đang
làm việc tại GTEL. Đối tượng được phỏng vấn là ngẫu nhiên. Nội dung bảng

hỏi tập trung vào những vấn đề:
+ Thực trạng ĐMCN của GTEL
+ Đánh giá năng lực cạnh tranh của GTEL với chính sách ĐMCN hiện hành.
+ Đánh giá hiệu quả khá của chính sách ĐMCN hiện hành
+ Đánh giá tính khả thi của một số nội dung trong chính sách ĐMCN theo thị
trường kéo
+ Phƣơng pháp chuyên gia: Đề tài phỏng vấn sâu 05 chuyên gia là các nhà
quản lý, hoạch định chính sách đổi mới công nghệ của Gtel, để xin ý kiến kiểm
chứng cho tính khả thi của các giải pháp chính sách. Tác giả luận văn trực tiếp
phỏng vấn chuyên gia trên cơ sở bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục và tài liệu tham khảo, kết quả
nghiên cứu của Luận văn được trình bày trong 3 chương:

17


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chính sách đổi mới công nghệ theo định hƣớng thị
trƣờng kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Viễn
thông.
Chƣơng 2: Hiện trạng chính sách đổi mới công nghệ tại Gtel hiện nay
Chƣơng 3: Đề xuất một số nội dung cơ bản của chính sách đổi mới công nghệ
theo định hƣớng thị trƣờng kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Gtel,
Bộ Công An.

18


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
THEO HƢỚNG THỊ TRƢỜNG KÉO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG.
1.1. Hệ khái niệm
1.1.1 Đổi mới công nghệ
1.1.1.1 Khái niệm về công nghệ.
Thuật ngữ “công nghệ” là một thuật ngữ phổ biến và được nhiều người biết đến.
Nó được xuất hiện nhiều trong các cụm từ khoa học và công nghệ, khu công nghệ
cao, công nghệ chế tạo máy… Nhưng để thực sự hiểu nó thì không phải ai cũng hiều
được rõ ràng. Ngay trong khoa học cũng có nhiều trường phái và có nhiều khái
niệm, định nghĩa về công nghệ. Nhưng dù khái niệm nào cũng có tính chính xác và
đúng đắn của nó vì sự tiếp cận khái niệm này là các cách tiêp cận khác nhau giữa
các tác giả.
Khái niệm công nghệ (technology) được giáo sư người Đức tên là JOHAHN
BECKMANN nêu ra từ thế kỷ 18. Và từ đó một ngành khoa học mới được hình
thành đó là ngành Công nghệ. Về định nghĩa công nghệ có rất nhiều các định nghĩa
nhưng tổng kết lại thì định nghĩa này được tiếp cận theo hai hướng chính. Hai
hướng tiếp cận dựa vào trình độ phát triển kinh tế ở các nước. Và hai hướng chính là
hướng tiếp cận ở các nước có nền kinh tế đang phát triển và hướng tiếp cận ở các
nước có nền kinh tế phát triển.
a. Hướng tiếp cận khái niệm công nghệ ở các nước có nền kinh tế phát triển.
Ở các nước phát triển thì kèm theo cơ sở hạ tầng của họ rất phát triển. Hầu
hết các doanh nghiệp, các công ty đã được trang bị một cách hiện đại và hoàn chỉnh.
Chính vì sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng và nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế
công nghệ cao, nền kinh tế tri thức. Và việc quan niệm về công nghệ của họ có
nhiều điểm khác biệt so với các nước đang phát triển. Đã có nhiều nhà khoa học

19


nghiên cứu về công nghệ và có cách tiếp cận ở các nước phát triển như F.R. Rool,
R.Jones, J.Dunning... Và theo hướng tiếp cận này thì các nhà khoa học coi công

nghệ là “tri thức, kiến thức”.
Một số định nghĩa về công nghệ theo xu hướng này được một số nhà khoa học
nghiên cứu và đề cập tới như F.R. Root, R. Jones, J.R.Dunning.
Theo F.R. Root thì “công nghệ là dạng kiến thức có thể áp dụng được việc sản
xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản phẩm mới”. Theo tác giả thì công nghệ
là những kiến thức được áp dụng vào thực tế và phát tạo ra các sản phẩm mới.
Theo R. Jones thì tác giả cho rằng “Công nghệ là cách thức mà qua đó các
nguồn lực được chuyển thành hàng hóa” (Định nghĩa được đưa ra năm 1970). Theo
tác giả thì bản chất công nghệ là cách thức (cũng là kiến thức) và xét về mục tiêu,
công nghệ được dùng để chuyển hóa nguồn lực thành hàng hóa.
Còn theo J.R.Dunning thì “công nghệ là nguồn lực bao gồm kiến thức được áp
dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiếp thị cho những sản phẩm và dịch vụ đang
có và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới” (định nghĩa được đưa ra năm 1982).
Công nghệ là kiến thức không sờ mó được, không phân chia được và có lợi về mặt
kinh tế khi sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ.
Theo J.Baranson (định nghĩa được đưa ra vào năm 1776) thì “công nghệ là tập
hợp các kiến thức về một quy trình hoặc/và các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản
xuát ra các vật liệu cần thiết để sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và các sản phẩm
công nghiệp hoàn chỉnh”. Và theo định nghĩa này thì công nghệ là tập hợp các kiến
thức với mục tiêu là sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm.
Tiếp theo định nghĩa của tác giả E.M. Graham đưa ra năm 1988 thì “công nghệ
là kiến thức không sờ mó được và không phân chia được và có lợi về mặt kinh tế khi

20


sử dụng sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ”. Theo tác giả thì E.M. Graham thì công
nghệ có bản chất là kiến thức khoa học và được áp dụng vào công nghiệp.
Với tác giả P.strunk thì “Công nghệ là sự áp dụng khoa học vào công nghệ bằng
cách sử dụng những nghiên cứu và cách xử lý một cách có hệ thống và phương

pháp”. Định nghĩa này được tác giả đưa ra vào năm 1986 và theo định nghĩa này thì
công nghệ có bản chất là kiến thức khoa học và được áp dụng vào công nghiệp.
Sáu định nghĩa mà các tác giả này đưa ra đã nhấn mạnh bản chất của công nghệ
là “kiến thức”, coi công nghệ thuần túy là “phần mềm”, và chủ yếu phản ânhs thực
tiễn ở các nước phát triển, nơi mà các giao dịch về công nghệ dưới dạng mua bán
sáng chế, hợp đồng li xăng, sáng chế là phổ biến. Và đây là sáu định nghĩa điển hình
hướng công nghệ là tri thức được mua bán dưới dạng li xăng. Dù hình thức này
chưa được điển hình ở các nước đang phát triển nhưng đây sẽ trở thành một xu
hướng mà các nước đang phát triển hướng tới.
b. Hướng tiếp cận khái niệm công nghệ ở các nước đang phát triển.
Đa số các nước đang phát triển hiện nay có nền kinh tế đang chuyển từ nông
nghiệp sang công nghiệp nên đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở vật chất của
mình. Trang bị cho nền công nghiệp còn khá là thô sơ. Hiện nay việc thu nạp công
nghệ ở các nước chủ yếu là nhập các thiết bị máy móc và việc mua bán lixăng là
chưa nhiều. Theo hướng tiếp cận này các nhà khoa học tiếp cận khái niệm công
nghệ ở các nước đang phát triển, nơi mà nền kinh tế đang được trang bị để hoàn
thiện cơ sở hạ tầng.
Theo tổ chức PROTDEC (1982) thì “ công nghệ là mọi kỹ năng, kiến thức, thiết
bị và phương pháp được sử dụng trong sản xuất công nghiệp, chế biến và dịch vụ”.
Trong khái niệm này thì công nghệ là tất cả các yếu tố như kiến thức, kỹ năng, thiết
bị máy móc để phục vụ cho sản xuất.

21


Theo Ngân hàng thế giới đã đưa ra định nghĩa về công nghệ “ công nghệ là
phương pháp chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm. Nó bao gồm 3 yếu tố

-


Thông tin về phương pháp

-

Phương tiện công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc chuyển hóa

-

Sự hiểu biết về phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao.
Theo định nghĩa này thì công nghệ có bản chất là thông tin, công cụ, sự hiểu biết

và có mục tiêu chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành sản phẩm.
Còn theo Sharif thì ông cho rằng “ công nghệ bao gồm khả năng sáng tạo đổi
mới và lựa chọn những kỹ thuật khác nhau và sử dụng chúng một cách tối ưu vào
tập hớp các yếu tố bao gồm môi trường vật chất xã hội và văn hóa”. Theo định nghĩa
của ông thì thì công nghệ là việc tập hợp phần cứng và phần mềm bao gồm có 4
dạng chính.

- Dạng vật thể (vật liệu, công cụ sản xuất, thiết bị và máy móc, sản phẩm hoàn
chỉnh…)

- Dạng con người (kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm)
- Dạng ghi chép (bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ kiện thích hợp... được
ghi lại trong các tài liệu)

- Dạng thiết bị tổ chức (dịch vụ, phương tiện truyền bá, công ty tư vấn, cơ cấu
quản lý, hệ thống pháp luật…)
Theo định nghĩa này thì công nghệ có bản chất là vật thể (như thiết bị máy móc)
còn gọi là phần kỹ thuật : con người, phần con người, ghi chép thông tin, thiết chế tổ
chức, phần tổ chức, có mục tiêu, được sử dụng tối ưu, để tác động vào các yếu tố

môi trường vật chất, xã hội, văn hóa.

22


Theo UNCATAD đưa ra vào năm 1972 thì đưa ra “Công nghệ là một đầu vào
cần thiết cho sản xuất và như vậy nó đang được mua và bán trên thị trường như một
hàng hóa được thể hiện ở một trong những dạng sau.

-

Tư liệu sản xuất đôi khi là các sản phẩm trung gian, được mua và bán trên

thị trường đặc biệt là gắn với các quyết định đầu tư.

-

Nhân lực và thông thường là nhân lực có trình độ và đôi khi là nhân lực

có trình độ chuyên môn cao và chuyên sâu với khả năng sử dụng các thiết bị và kỹ
thuật và làm chủ được bộ máy và giải quyết vấn đề và sản xuất thông tin.

-

Thông tin, dù đó là thông tin kỹ thuật hay thông tin thương mại được đưa

ra trên thị trường hay được giữ bí mật như một phần của hoạt động độc quyền.
Định nghĩa này cho rằng về bản chất công nghệ là tư liệu sản xuất, nhân lực có
trình độ và thông tin và có mục tiêu làm đầu vào cần thiết cho sản phẩm.
Và theo Luật khoa học và công nghệ (2000) cho rằng “công nghệ là tập hợp các

phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cu, phương tiện, dùng để biến đổi
các nguồn lực thành sản phẩm”. Định nghĩa này nói rõ công nghệ bao gồm cả
phương tiện hay phần cứng.
Trên đây là các định nghĩa theo hướng tiếp cận ở các nước có nền kinh tế đang
phát triển. Ở đây các định nghĩa nhấn mạnh các dạng thức cụ thể của công nghệ và /
hoặc vật mang kiến thức công nghệ (như thiết bị máy móc, tài liệu…). Việc xem xét
khái niệm công nghệ này đã nói lên được nhiều ưu điểm của việc mua bán công
nghệ dưới hình thức là các dạng thức của công nghệ. Nó giúp cho các nước đang
phát triển mua công nghệ tránh việc phải nghiên cứu lại của các nước đi trước.
c. Kết luận chung về khái niệm công nghệ.
Từ các định nghĩa này ta có thể nhận thấy rằng việc tiếp cận khái niệm của các
tác giả này là ở các khía cạnh, các góc nhìn khác nhau và phục vụ cho các mục đích

23


của các tác giả. Các định nghĩa này đều thể hiện đúng đắn các tư tưởng khoa học của
tác giả, và các định nghĩa này phù hợp vào từng hoàn cảnh. Tùy vào từng hoàn cảnh,
mục đích mà chúng ta cần có cái nhìn và vận dụng các định nghĩa này một cách hợp
lý nhất.
Tuy các định nghĩa này có sự khác nhau nhưng nó đều có bản chất chung là nói
tới công nghệ với tư cách là tri thức cần có để biến đổi các nguồn lực thành sản
phẩm. Điểm khác nhau giữa các định nghĩa này nằm ở chỗ có coi những vật mang
công nghệ như máy móc thiết bị sản phẩm trung gian, lao động khoa học và công
nghệ nằm trong phạm trù công nghệ hay không?
Thực tiễn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì xem việc thu nạp
công nghệ qua hình thức mua bán lixăng là chưa nhiều và còn chiếm tỉ lệ thấp so với
việc nhập máy móc. Phần lớn các hợp đồng lixăng đều liên quan tới việc hình thành
và hoạt động của các công ty có vốn của nước ngoài. Nó như là một cơ sở pháp lý
để công ty mẹ chuyển giao công nghệ cho công ty con hoặc là với cách để các nhà

đầu tư giảm số thuế phải nộp.
Việc mua bán công nghệ thông qua việc thu nạp mua bán các loại máy móc, tư
liệu sản xuất và các tri thức vận hành máy móc là một loại hình tỏ ra có lợi cho các
nước đang phát triển. Việc mua bán máy móc (trong đó hàm chứa cả những thành
quả của việc nghiên cứu) sẽ giúp cho các nước nhập công nghệ tránh phải nghiên
cứu lại một nữa.
Từ những phân tích các khai niệm trên thì ta có một khái niệm tổng quát như
sau. Công nghệ có thể hiểu như mọi loại hình kiến thức, thông tin, bí quyết, phương
pháp ( gọi là phần mềm) được lưu giữ dưới các dạng khác nhau (con người, ghi
chép…) và mọi loại hình thiết bị công cụ tư liệu sản xuất ( được gọi là phần cứng)
và một số tiềm năng khác ( tổ chức, pháp chế, dịch vụ…) được áp dụng môi trường
thực tế để tạo ra các loại sản phẩm và dịch vụ.

24


Chúng ta có sơ đồ hóa về khái niệm công nghệ.

Đầu vào
(Điều kiện)

Quá trình
(Gia tăng giá trị)

Vật chất

Phần
cứng

Phần cứng


Tài
nguyên

Đầu ra
(Kết quả)

Sản
phẩm

Công nghệ

Trung
gian

Phần mềm

Trí tuệ
Thông
tin

Con
người

Phần
mềm

Dịch
vụ


Tổ
chức
SX

Hình 1.1. Sơ đồ hóa khái niệm công nghệ
1.1.1.2 Đổi mới công nghệ
Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế phần quan trọng hay toàn bộ công
nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác còn tiên tiến hơn, hiệu quả hơn.
Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thóng số
sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả... (còn gọi là Đổi mới quá trình) hoặc
có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường (còn gọi là Đổi
mới sản phẩm).
Đổi mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn
mới (ví dụ sáng chế công nghệ mới) chưa có trên thị trường công nghệ hoặc là mới

25


ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới (ví dụ đổi mới công
nghệ nhờ chuyển giao công nghệ theo chiều ngang).
Theo J.Schumpeter có 5 trường hợp đổi mới:

-

Đưa ra sản phẩm mới

-

Đưa ra phương pháp sản xuất và thương mại hóa mới


-

Chinh phục thị trường mới

-

Sử dụng nguồn nguyên liệu mới

-

Tổ chức mới đơn vị sản xuất.

Đổi mới công nghệ bao gồm đổi mới gián đoạn (discontinuous innovation) và
đổi mới liên tục (continuous innovation).

-

Đổi mới gián đoạn hay còn gọi là đổi mới căn bản (radical innovation),

thể hiện sự đột phá về sản phẩm và quá trình, tạo ra những ngành mới hoặc làm thay
đổi những ngành đã chín muồi. Đổi mới này tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp trên thị trường mới.

-

Đổi mới liên tục còn gọi là đổi mới tăng dần (incremental innovation),

nhằm cải tiến sản phẩm và quá trình để duy trì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường hiện có.
Đổi mới liên tục ở doanh nghiệp góp phần đáng kể cho sản xuất. Thí dụ như

trong ngành lọc dầu của Hoa Kỳ, đổi mới liên tục trong thời gian 30 năm đã cho
phép giảm đi 98% lao động, 80% vốn, tiết kiệm 50% năng lượng cho mỗi đơn vị sản
phẩm. Ở Argentina, tại nhà máy thép Acinda, các kỹ sư địa phương đã có thể tăng
sản lượng từ 66% đến 130% chủ yếu nhờ vào đổi mới liên tục, mặc dù công nghệ ở
đây đã lạc hậu.
 Đổi mới công nghệ theo sự áp dụng
Nếu xem công nghệ gồm công nghệ sản phẩm (product technology) và công
nghệ quá trình (process technology) thì đổi mới công nghệ bao gồm đổi mới sản
phẩm (gồm hàng hóa và dịch vụ) và đổi mới quá trình.

26


×