Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 99 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN VĂN HẢI

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CÔNG BẰNG XÃ HỘI: NGHIÊN CỨU
ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN VĂN HẢI

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CÔNG BẰNG XÃ HỘI: NGHIÊN CỨU
ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Chuyên ngành
Mã số



: Kinh tế chính trị
: 60310102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Văn Hải là học viên cao học khóa 23 chuyên ngành Kinh
tế chính trị của Trường Đại học Kinh tế TPHCM. Tôi xin cam đoan luận văn cao
học với đề tài: “PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VỚI THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TRÊN
ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và nguồn trích dẫn rõ ràng, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Luận
văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài.
Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN HẢI


4

MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU

1

Chương 1 Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

7

1.1 Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế.

7

1.1.1 Tăng trưởng kinh tế; Phát triển kinh tế; Chất lượng tăng trưởng kinh
tế.

7
1.1.2 Các chỉ tiêu đo tăng trưởng kinh tế.

8

1.1.2.1 Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product - GDP).

8

1.1.2.2 Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product - GNP).


8

1.1.2.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế.

8

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

9

1.1.4 Vai trò của tăng trưởng kinh tế.

10

1.2 Lý luận chung về công bằng xã hội.

12

1.2.1 Công bằng xã hội.

12

1.2.2 Các tiêu chí cơ bản đo lường công bằng xã hội.

13

1.2.2.1 Chỉ số phát triển con người – HDI.

13


1.2.2.2 Đường cong Lorenz.

14

1.2.2.3 Hệ số Gini.

15

1.2.2.4 Tiêu chuẩn “40” của Ngân hàng thế giới.

16

1.2.2.5 Hệ số giãn cách.

16

1.2.2.6 Chỉ số nghèo khổ.

16

1.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

17

1.3.1 Các quan điểm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội.

17



5

Quan điểm của Simon Kuznets (1901-1985).

17

Quan điểm của Athur Lewis (1915-1991).

18

Quan điểm của Ngân hàng thế giới.

18

Quan điểm của C. Mác (1818-1883).

19

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.

19

Quan điểm của Đảng bộ và Chính quyền TP Hồ Chí Minh.

20

1.3.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

21


1.3.2.1 Tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo.

21

1.3.2.2 Bất bình đẳng và nghèo đói trong tăng trưởng kinh tế.

24

1.3.2.3 Tăng trường kinh tế và thực hiện chính sách xã hội trong phát triển
bền vững.

26

1.4 Kinh nghiệm ở trong và ngoài nước về giải quyết mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

27

1.4.1 Kinh nghiệm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

27

1.4.2 Kinh nghiệm thành phố Cần Thơ.

28

1.4.3 Kinh nghiệm của Nhật Bản

29


1.4.4 Kinh nghiệm của Đài Loan

30

1.5 Bài học rút ra cho TP.HCM

31

Tóm tắt Chương 1

32

Chương 2 Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội ở TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2014.
2.1 Tăng trưởng kinh tế tại TP.HCM giai đoạn 2006-2014.

34
34

2.2 Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở TP.HCM
trong thời gian từ 2006-2014.

40

2.2.1 Lao động, việc làm, thu nhập và mức sống của người dân trong quá
trình tăng trưởng ở TPHCM.

40

2.2.1.1 Về lao động, việc làm.


40

2.2.1.2 Về thu nhập và mức sống người dân.

42

2.2.2 Tăng trưởng kinh tế và vấn đề phân hóa thu nhập.

45


6

2.2.3 Tăng trưởng kinh tế với việc nâng cao phúc lợi xã hội

50

2.2.3.1 Về giáo dục và đào tạo.

51

2.2.3.2 Về y tế.

52

2.2.3.3 Về công tác đền ơn đáp nghĩa.

53


2.2.3.4 Về phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

53

2.2.3.5 Về các lĩnh vực phúc lợi khác.

54

2.2.4 Tăng trưởng kinh tế và vấn đề xóa đói giảm nghèo

55

2.2.4.1 Thực trạng đói nghèo trên địa bàn Thành phố.

55

2.2.4.2 Nhận xét công tác xóa đói giảm nghèo Thành phố.

56

2.3 Đánh giá việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội.

57

2.3.1 Những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện công bằng xã
hội và tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM.

57


2.3.2 Những hạn chế trong thực hiện công bằng xã hội và tăng trưởng
kinh tế.

57

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện công
bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM.

58

Tóm tắt Chương 2
59
Chương 3 Gợi ý các giải pháp cải thiện mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và công bằng xã hội ở TP.HCM – giai đoạn 2016-2025.

61

3.1 Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội trên địa bàn Thành phố.

61

3.1.1 Chỉ đạo của Đảng bộ Thành phố về quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội.

61

3.1.2 Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội trên địa bàn Thành phố.


62

3.2 Những định hướng và nhiệm vụ cơ bản để giải quyết mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên địa bàn Thành phố.
3.2.1 Những định hướng cơ bản.

65
65


7

3.2.2 Những nhiệm vụ chủ yếu.

65

3.3 Gợi ý một số giải pháp cơ bản nhằm cải thiện mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Thành phố - giai đoạn 2016-2025.

67

3.3.1 Nhóm giải pháp chung

67

3.3.2 Nhóm giải pháp cụ thể

68

3.3.2.1 Nhóm giải pháp về nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng

kinh tế.
- Về tăng trưởng kinh tế.

68

- Nâng cao hiệu quả đầu tư.

70

- Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

72

- Về phát triển đô thị bền vững, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ.

74

- Phát triển, ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ thật sự là động lực
phát triển kinh tế - xã hội.

75

- Xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả.

76

- Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí.

77


3.3.2.2 Nhóm giải pháp về thực hiện công bằng xã hội trong tăng trưởng
kinh tế.

77

- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tạo công ăn việc làm cho người lao
động.

77
- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với nâng cao phúc lợi xã hội; thực hiện

hiệu quả chính sách an sinh xã hội.

79

- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo.

82

Tóm tắt Chương 3

82

KẾT LUẬN

84

Danh mục tài liệu tham khảo.



8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

1

BHXH

bảo hiểm xã hội

2

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

3

KH-CN

khoa học công nghệ

4

LĐTB&XH


lao động thương binh và xã hội

5

NSNN

ngân sách nhà nước

6

SPXH

sản phẩm xã hội

7

TP.HCM, Thành phố

Thành phố Hồ Chí Minh

8

TNBQ

thu nhập bình quân

9

UNDP


Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

10

UBND

Ủy ban nhân dân

11

WB

World Bank – Ngân hàng Thế giới

12

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế TP giai đoạn 2006-2014.

34

Bảng 2.2 - Cơ cấu kinh tế TPHCM giai đoạn 2006-2014 (%)

36


Bảng 2.3 - Cơ cấu kinh tế TP.HCM trung bình - 2006-2014 (%)

36

Bảng 2.4 - Vốn đầu tư TP.HCM – 2006-2014

37

Bảng 2.5 - Vốn đầu tư cho KH-CN, GD-ĐT và Y tế - cứu trợ XH

38

Bảng 2.6 - Việc làm trong giai đoạn 2006-2014 tại TPHCM.

40

Bảng 2.7 - Lao động trong doanh nghiệp TP.HCM.

41

Bảng 2.8 - Tỷ lệ thất nghiệp ở TP.HCM giai đoạn 2006-2014.

42

Bảng 2.9 - GDP bình quân/người ở Thành phố trong - 2006-2014.

43

Bảng 2.10- Thu nhập bình quân đầu người/tháng – giá thực tế


43

Bảng 2.11 - Chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng theo giá
thực tế.

44


9

Bảng 2.12 - Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo nhóm thu
nhập - giá thực tế.
Bảng 2.13 - Hệ số Gini TP.HCM – 2006-2012

45
46

Bảng 2.14 - Thu nhập bình quân (TNBQ) đầu người một tháng chia theo
khu vực thành thị - nông thôn ở Thành phố giai đoạn 2006-2012.

47

Bảng 2.15 - Chi tiêu bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế
phân theo nhóm thu nhập.

48

Bảng 2.16 - Tích lũy bình quân tháng/người giai đoạn 2006-2014.

49


Bảng 2.17 - Thẻ BHXH cấp cho người nghèo.

53

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 - Tăng trưởng kinh tế TPHCM.

35

Biểu đồ 2.2 - Cơ cấu kinh tế Thành phố - 2006-2014.

36

Biểu đồ 2.3 - Cơ cấu kinh tế TPHCM giai đoạn 2006-2014 (tính trung bình) 37
Biểu đồ 2.4 - Vốn đầu tư trên địa bàn Thành phố.

37

Biểu đồ 2.5 - Vốn đầu tư cho khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo và y
tế-cứu trợ xã hội.

38

Biểu đồ 2.6 - Hệ số Gini của Thành phố giai đoạn 2006-2012.

46

Biểu đồ 2.7 - Tỷ lệ chênh lệch chi tiêu giữa thành thị và nông thôn.


48

Biểu đồ 2.8 - Tích lũy bình quân tháng/người phân theo thành thị nông thôn 49
Biểu đồ 2.9 - Tích lũy bình quân tháng/người phân theo nhóm thu nhập giai
đoạn 2006-2014

50


10

MỞ ĐẦU
1. Vấn đề nghiên cứu.
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đã và đang là vấn đề mà nhiều nhà
kinh tế trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Đối với nước ta, một quốc gia
đang trên con đường hội nhập quốc tế, có nhiều thời cơ cũng như thách thức trong
phát triển đất nước thì vấn đề giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội càng trở nên cấp thiết. Quan điểm nhất quán của
Đảng ta về việc gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội đã được
hoàn thiện qua các kỳ đại hội sau khi đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Đảng ta khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển
văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhân dân”1, và “…thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội trong từng
bước, từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm phát triển
nhanh, bền vững”.
Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội không
là vấn đề đơn giản. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội luôn có mối quan hệ
biện chứng, gắn bó chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề cho quá trình
thực hiện công bằng xã hội và một khi công bằng xã hội được thực hiện sẽ tạo điều
kiện cho tăng trưởng kinh tế. Thực tiễn ở một số nước cho thấy, nếu tuyệt đối hóa

về mặt tăng trưởng kinh tế, thực hiện tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà không
quan tâm giải quyết đến vấn đề công bằng xã hội sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề
và ngược lại nếu quá chú trọng về vấn đề công bằng xã hội mà không quan tâm
đến tăng trưởng kinh tế sẽ triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, từ đó làm cho xã
hội trì trệ, lệ thuộc, bất công tiếp tục xảy ra… Vì vậy, trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, tất yếu phải gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã
hội trong quá trình phát triển.
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu lần XI. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia.


11

Nước ta, trải qua gần 30 năm tiến hành đổi mới kinh tế, tốc độ tăng trưởng
kinh tế tương đối ổn định, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, đời sống
nhân dân càng được nâng cao và đất nước đang từng bước thoát nghèo, đó là thành
tựu to lớn không thể phủ nhận. Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), bên cạnh những cơ hội lớn thì cũng đặt ra nhiều thách thức, nguy cơ lớn
trong đó có vấn đề bất bình đẳng xã hội. Đây là một trong những vấn đề bức thiết
đòi hỏi phải được quan tâm giải quyết.
Thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố; TP.HCM), một trung tâm kinh tế, văn
hóa, khoa học, là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong cả nước,
đồng thời thực hiện khá tốt vấn đề công bằng xã hội, như giải quyết xóa đói giảm
nghèo, nâng cao mức sống người dân…. Song, trong thực tiễn vẫn còn phân hóa
giàu - nghèo giữa các nhóm dân cư, giữa thành thị và nông thôn; tăng trưởng nhanh
nhưng vẫn còn các khu vực chậm phát triển, đặc biệt những khu vực ngoại ô thành
phố có mức sống không ổn định, tỷ lệ người nghèo vẫn chưa giải quyết bền
vững…

Vì vậy, cần nghiên cứu, nắm vững cả mặt lý luận và thực tiễn vấn đề tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội, từ đó tìm ra giải pháp nhằm bảo đảm tăng
trưởng kinh tế song vẫn thực hiện được công bằng xã hội. Có như vậy mới đảm
bảo cho Thành phố phát triển bền vững.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Phân tích mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội: Nghiên cứu điển hình trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh” để làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Nghiên cứu khái quát cơ sở lý luận tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội;
nghiên cứu bài học kinh nghiệm của một số nước trong việc giải quyết mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội và bài học rút ra cho Thành phố.


12

- Phân tích và đánh giá thực trạng kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội trên địa bàn Thành phố - giai đoạn 2006-2014.
- Đề xuất gợi ý một số giải pháp cơ bản giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn 20162025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại
TP. Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2006-2025.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu khái quát những vấn đề lý
luận và thực tiễn về việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở
Thành phố.
4. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu.
Đề tài thực hiện trên cơ sở lý luận, phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, quan điểm của Đảng ta về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội và
các chính sách xã hội. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như

phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả.
Nguồn tài liệu: sách chuyên khảo, giáo trình kinh tế, các bài viết trên tạp chí
khoa học - xã hội, hội thảo… xoay quanh vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội. Số liệu trong niên giám thống kê tình hình kinh tế xã hội tại Thành phố; các
báo cáo về kinh tế xã hội của Cục Thống kê Thành phố, các Nghị quyết, báo cáo
của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh…
5. Tình hình nghiên cứu.
Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một trong những đề tài thu
hút quan tâm nghiên cứu của các nhà tư tưởng, nhà lý luận, nhà kinh tế học, như: Lê


13

Xuân Bá - Nguyễn Thị Tuệ Anh, Tăng trưởng kinh tế Việt Nam (15 năm - 19912005); TS. Vũ Thị Vinh, Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay;
PGS, TS. Phạm Thị Ngọc Trầm, Những vấn đề lý luận cơ bản về công bằng xã hội
trong điều kiện nước ta hiện nay; Vũ Thị Ngọc Phùng, Tăng trưởng kinh tế, công
bằng xã hội và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam; Hoàng Đức Thân, Quan điểm
và giải pháp bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở
nước ta; PGS. TS. Trần Nguyễn Tuyên, Gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công
bằng xã hội; Hoàng Đức Thân và Đinh Quang Tỵ, 2010. Tăng trưởng kinh tế và
tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
Ngoài ra, đã có các luận án, luận văn đề cập rất nhiều về vấn đề này, như luận
án tiến sĩ: Nguyễn Tấn Hùng, Phương pháp phân tích mâu thuẫn và sự vận dụng
nó trong nghiên cứu quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước
ta: Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
Viện Triết học, 1999; Nguyễn Xuân Phong, Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, luận văn thạc sĩ, Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003; Nguyễn Tuấn Anh, Quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2012.
Bên cạnh đó, có các bài báo thuộc nhóm nghiên cứu này được đăng tải trong
các tạp chí khoa học như: Bùi Quang Bình, 2014. Đổi mới mô hình tăng trưởng
kinh tế Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Những vấn đề Kinh tế
& Chính trị Thế giới. Số 2 tr.74-80. Đinh Sơn Hùng và Mã Văn Tuệ, 2011.Tăng
trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đôi điều lý luận và thực tiễn. Bản tin –
Kinh tế và Xã hội. Số: quý 3. tr. 2-4. TP.HCM: Viện Nghiên cứu và Phát triển
Thành phố Hồ Chí Minh. Hoàng Ngọc Hòa, 2006. Quá trình phát triển nhận thức
của Đảng về gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội. Lịch sử Đảng,
số 12. - tr.37-42. Lý Thị Huệ, 2014. Mai Ngọc Cường, 2013. Một số vấn đề xã hội


14

nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội ở nước ta: thực trạng và khuyến nghị. Kinh tế & Phát triển 2013, số
196 tr.22-27. Nguyễn Hữu Dũng, 2011. Bảo đảm gắn kết chặt chẽ tăng trưởng kinh
tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong chiến lược phát triển ở nước ta đến năm
2020. Kinh tế & Phát triển, số 163 tr.9-14. Nhìn một cách khái quát, hầu như các
công trình này đều tiếp tục làm rõ các khái niệm: Tăng trưởng kinh tế; tiến bộ, công
bằng xã hội và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội ở
Việt Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.
Tóm lại, phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội đã
có nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế quan tâm tiếp cận, nghiên cứu dưới nhiều giác độ
khác nhau. Tuy nhiên, theo tôi, giữa vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
ở một thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay, vẫn chưa có một
công trình nào được đề cập và nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống cả về lý
luận và thực tiễn. Kế thừa các công trình mà các tác giả trên đã nghiên cứu và đề
cập, tác giả đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề thực hiện tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh - lý luận và thực tiễn

thông qua đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
6. Ý nghĩa nghiên cứu.
- Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ vấn đề lý luận chung về tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội, đặc biệt là việc thực hiện vấn đề này ở Thành
phố.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thiết thực cho các cơ quan, ban
ngành trong việc giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
7. Kết cấu của nghiên cứu.
Gồm có: Mục lục, phần mở đầu, nội dung chính, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo. Nội dung chính của đề tài được chia làm ba chương. Chương 1, trình


15

bày cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; Chương 2, phân tích
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại Thành phố giai đoạn
2006-2014; Và Chương 3, đưa ra gợi ý một số giải pháp cơ bản giải quyết mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Thành phố trong giai đoạn 20162025.


16

Chương 1
Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế
và công bằng xã hội.
1.1 Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế.
1.1.1 Tăng trưởng kinh tế; Phát triển kinh tế; Chất lượng tăng trưởng
kinh tế.
Khái niệm tăng trưởng kinh tế được các tác giả đề cập với nhiều cách khác
nhau, theo quan điểm của kinh tế học, tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô

sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh
với thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. “Tăng trưởng kinh tế dưới dạng
khái quát, là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định (thường tính cho một năm)” (Bộ
GD&ĐT, 2002).
Phát triển kinh tế, hiểu một cách đầy đủ, thường bao hàm những thay đổi
toàn diện hơn liên quan đến những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, thể chế. Một
khái niệm khác thường được đề cập đến trong giai đoạn hiện nay đó là phát triển
bền vững. Phát triển bền vững là tăng trưởng được duy trì mà không làm giảm trữ
lượng của các nguồn lực hiệu quả (Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2013, trang 19).
Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Các chuyên gia của Ngân hàng thế giới cho rằng: Tăng trưởng chưa phải là
phát triển, song tăng trưởng lại là một cách cơ bản để có phát triển và không thể nói
phát triển kinh tế mà trong đó lại không có tăng trưởng kinh tế.
Chất lượng tăng trưởng kinh tế, hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất
về chất lượng tăng trưởng. Nhìn chung, khái niệm về chất lượng tăng trưởng được
hiểu như sau: Chất lượng tăng trưởng bao gồm tăng trưởng kinh tế, phát triển và
phát triển bền vững, liên quan đến ba thành tố: kinh tế, xã hội, và môi trường. Một


17

nền kinh tế có chất lượng tăng trưởng tốt khi có tăng trưởng kinh tế cao và ổn định,
chất lượng cuộc sống người dân nâng cao, và môi trường được bảo vệ bền vững
(Thomas và cộng sự (2000), trích trong Nguyễn Trọng Hoài, 2013, trang 58).
1.1.2 Các chỉ tiêu đo tăng trưởng kinh tế.
1.1.2.1 Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product - GDP).
Là chỉ tiêu phổ biến được dùng để phản ánh tình hình hoạt động của nền kinh
tế. GDP được định nghĩa là giá trị thị trường của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được tạo ra hay sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong khoảng

thời gian nhất định (thường là một năm).
Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta, tháng 5/2015
Chính phủ có quyết định phê duyệt đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng
sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Gọi tắt là GRDP)
nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu GDP giữa Trung ương và địa phương.
1.1.2.2 Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product - GNP).
Tổng sản phẩm quốc dân - GNP đo lường tổng thu nhập do công dân một
nước kiếm được bất kể dịch vụ yếu tố của họ được cung cấp ở nước nào. GNP bằng
GDP cộng với thu nhập ròng từ nước ngoài. Khi GNP thực tính theo đầu người tăng
lên, chúng ta có thể kỳ vọng phúc lợi của người dân tăng lên.
1.1.2.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng hàng năm và tốc độ tăng sản lượng bình quân đầu người
là các chỉ số đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nó cho thấy xu hướng của quy mô
sản lượng tăng lên hay giảm đi và nếu tăng thì tăng nhanh hay chậm qua các thời kỳ
khác nhau. Các chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Trong đó:
- g tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu X


18

- X có thể là GDP thực, GNP thực, GDP thực tế bình quân đầu người, hoặc
GNP thực tế bình quân đầu người.
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Muốn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục nền kinh tế phải
phát huy có hiệu quả những yếu tố cơ bản sau:
(1) Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng để mở rộng
quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại để phát triển
theo chiều sâu. Cần phải có chính sách thu hút vốn trong nhân dân, vốn từ nước

ngoài… để đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
(2) Tăng về số lượng và chất lượng lao động. Để phục vụ cho tăng trưởng
kinh tế phải tăng về số lượng và đặc biệt là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì
vậy, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng, thậm
chí là quyết định đối với tăng trưởng kinh tế.
(3) Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc
gia. Đây là yếu tố riêng của mỗi quốc gia và không phải nước nào cũng có trình độ
khai thác, sử dụng đúng đắn và có hiệu quả những yếu tố này. Do đó cần phải có
chính sách khai thác cho phù hợp nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
(4) Yếu tố dân số có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Dân số đông làm
cho tiêu dùng xã hội phục vụ đời sống nhân dân cao dẫn đến đầu tư cho sản xuất
làm tăng trưởng kinh tế giảm xuống. Ngược lại, nếu mức tăng dân số quá thấp làm
thiếu hụt nguồn nhân lực cũng ảnh hướng đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, tăng dân
số một cách hợp lý là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào tăng trưởng
kinh tế.
(5) Thể chế và tham nhũng. Thể chế được xem là nguyên nhân sâu xa, mang
tính cơ bản quyết định sự khác nhau về mức độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
giữa các quốc gia bên cạnh vốn nhân lực, vốn tự nhiên, vốn vật chất và công nghệ
(Nguyễn Trọng Hoài, 2013, trang 212). Theo nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế thể


19

chế có tác động đến vấn đề tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Thể chế của một
quốc gia là yếu tố quyết định trong vấn đề định hướng, điều hành phát triển kinh tế
của quốc gia đó. Ở các quốc gia đang phát triển, khung thể chế thiếu minh bạch và
không hoàn thiện tạo ra nhiều rào cản mang tính độc quyền hơn là cạnh tranh, hạn
chế cơ hội hơn là mở rộng chúng, đồng thời khiến cho có ít đầu tư vào giáo dục để
tăng năng suất, v.v... (Nguyễn Trọng Hoài, 2013, trang 215).
Tham nhũng là một trong những yếu tố được xem là thất bại của thể chế,

tham nhũng tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế bởi vì nó có khả năng bóp
méo thị trường và phân bố nguồn lực (Nguyễn Trọng Hoài, 2013, trang 225).
(6) Khoa học - công nghệ: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng tư liệu sản xuất
tiên tiến, hiện đại, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới, cải tiến quy trình sản xuất. Vai trò của khoa học - công nghệ ngày nay
hết sức to lớn để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, có tác động nhất định đến tốc
độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện mọi hoạt động của đời sống xã hội.
(7) Đóng góp của TFP (Total Factor Productivity) vào tăng trưởng. TFP là
chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn” trong một hoạt
động cụ thể hay cho cả nền kinh tế. TFP phản ánh sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật
và công nghệ, qua đó sự gia tăng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số
lượng của đầu vào mà còn tuỳ thuộc vào chất lượng các yếu tố đầu vào là lao động
và vốn. Tăng TFP giúp cho tăng trưởng bền vững, tăng trưởng có chất lượng cao.
(8) Quản trị nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế. Nhà nước có thể can thiệp
với tác động khác nhau lên các yếu tố duy trì nền tảng của tăng trưởng kinh tế. Nhà
nước thông qua chính sách kinh tế xã hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.1.4 Vai trò của tăng trưởng kinh tế.
Có tăng trưởng kinh tế mới khắc phục được tình trạng đói nghèo của quốc
gia, khắc phục được tình trạng lạc hậu, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của
người dân, xóa bỏ dần các phong tục tập quán lạc hậu.


20

Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như nâng
cao mức sống nhân dân, giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, cải thiện các mặt an
sinh xã hội,…
Tăng trưởng kinh tế cao tạo tiền đề vật chất cho việc củng cố an ninh, quốc
phòng, củng cố chính trị, ổn định xã hội.
Tăng trưởng kinh tế cũng có mặt trái của nó là làm phân hóa giàu nghèo

ngày càng tăng và có thể kéo theo vấn đề tội phạm. Nếu quá chú trọng đến tăng
trưởng kinh tế với tốc độ nhanh thì dễ dẫn đến không kiểm soát được nguồn tài
nguyên và môi trường, dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên và môi trường bị xâm hại
gây tổn thất lâu dài về sau.
Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc - UNDP (1996) đã nêu năm loại
tăng trưởng kinh tế xấu:
(1) Tăng trưởng kinh tế không lương tâm. Là tăng trưởng kinh tế mà thành
quả của nó chỉ đem lại lợi ích cho người giàu, còn người nghèo thì ít được hưởng,
khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Đây là loại tăng trưởng có tác động làm
gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập của dân cư.
(2) Tăng trưởng kinh tế không việc làm. Là tăng trưởng kinh tế nhưng không
mở rộng cơ hội có thêm việc làm, hoặc phải làm việc nhiều giờ và có thu nhập thấp
với những công việc có năng suất thấp, trong khu vực nông nghiệp và khu vực
không chính thức. Loại tăng trưởng này có tác động làm tăng bất bình đẳng do
người lao động không có việc làm và trở nên yếu thế trước các biến đổi xã hội.
(3) Tăng trưởng kinh tế không có tiếng nói. Tức là tăng trưởng kinh tế không
đi kèm với việc mở rộng nền dân chủ hay việc trao đổi thêm quyền lực cho dân, dập
tắt những đòi hỏi được tham gia nhiều hơn của cộng đồng vào các quyết sách liên
quan đến đời sống xã hội. Loại tăng trưởng này có tác động làm gia tăng bất bình
đẳng về vị trí xã hội.


21

(4) Tăng trưởng kinh tế không gốc rễ. Là tăng trưởng kinh tế khiến cho nền
văn hóa, đời sống tinh thần của con người ngày càng khô héo. Tăng trưởng này có
tác động làm gia tăng bất bình đẳng về mặt xã hội.
(5) Tăng trưởng kinh tế không có tương lai. Tăng trưởng kinh tế trong đó thế
hệ hiện nay phung phí những nguồn lực mà các thế hệ trong tương lai cần đến. Tăng
trưởng có tác động làm gia tăng bất bình đẳng giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương

lai.
1.2 Lý luận chung về công bằng xã hội.
1.2.1 Công bằng xã hội.
Công bằng xã hội được xem xét trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hóa, đạo đức… Có nhiều ý kiến khác nhau về công bằng xã hội. Có thể nêu
ra vài ý kiến về công bằng xã hội như sau:
Theo các nhà kinh tế, công bằng xã hội được phân biệt thành công bằng
ngang và công bằng dọc: Công bằng ngang là đối xử như nhau với người có đóng
góp như nhau; Công bằng dọc là đối xử khác nhau với người có khác biệt bẩm sinh
hoặc có các điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác nhau: sự khác nhau về nghề
nghiệp; sự khác nhau về giáo dục đào tạo… Công bằng ngang được thực hiện bởi
cơ chế thị trường còn công bằng dọc cần có sự điều tiết của chính phủ nhằm thu hẹp
khoảng cách bất bình đẳng xã hội. Kết hợp tốt công bằng dọc và công bằng ngang
sẽ đảm bảo công bằng xã hội thực sự.
Theo quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen, muốn có công bằng xã hội
thực sự thì phải thực hiện được nguyên tắc phân phối theo lao động và điều đó chỉ
có trong chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, trong xã hội đó, chế độ công hữu mới được thiết
lập, cho nên mới có xuất phát điểm bình đẳng trong quan hệ phân phối đảm bảo
công bằng xã hội. Nguyên tắc phân phối theo lao động được thực hiện là: “Cùng
một lượng lao động mà anh ta đã cung cấp cho xã hội dưới một hình thức này thì
anh ta nhận trở lại của xã hội dưới hình thức khác” (C. Mác và Ăngghen, 1995,
trang 34), nghĩa là, mỗi một người sản xuất sẽ được nhận trở lại của xã hội một số


22

lượng vật phẩm tiêu dùng trị giá ngang với số lượng lao động mà anh ta đã cung cấp
cho xã hội. Như vậy, trong xã hội chủ nghĩa, sức lao động là cái duy nhất mà người
ta cung cấp cho xã hội và những vật phẩm tiêu dùng cá nhân là cái duy nhất mà
người ta có quyền sở hữu.

Công bằng xã hội hiểu theo nghĩa chung nhất là sự ngang bằng nhau trong
mối quan hệ giữa người và người dựa trên nguyên tắc thống nhất giữa nghĩa vụ và
quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ. Hay nói cách khác: Công bằng xã hội được
hiểu là sự bình đẳng trong việc tiếp cận và lựa chọn những cơ hội cho mọi người
trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
1.2.2 Các tiêu chí cơ bản đo lường công bằng xã hội.
1.2.2.1 Chỉ số phát triển con người – HDI.
Chỉ số HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người trên phương
diện sức khỏe, tri thức và thu nhập. Ba chỉ tiêu thành phần của HDI phản ánh các
khía cạnh khác nhau gồm:
- Một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, được đo bằng tuổi thọ trung bình từ
lúc sinh.
- Kiến thức, được đo bằng tỉ lệ người biết chữ và tỉ lệ đi học các cấp giáo
dục.
- Mức sống đo bằng GDP thực tế đầu người theo sức mua tương đương tính
bằng đôla Mỹ.
Trước khi tính HDI, cần tính từng chỉ số thành phần trên. Qui tắc chung để
tính các chỉ số thành phần này là sử dụng các giá trị tối thiểu và tối đa cho từng chỉ
số và áp dụng công thức sau:
Chỉ số các thành phần =


23

HDI là giá trị trung bình chung của 3 chỉ số thành phần về sức khỏe, tri thức
và thu nhập.
1.2.2.2 Đường cong Lorenz.
Đường Lorenz do nhà thống kê người Mỹ - Conrad Lorenz xây dựng năm
1905, là biểu đồ biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân số khác nhau và tỉ lệ thu
nhập nhận được khác nhau.

Trục hoành thể hiện tỉ lệ % cộng dồn của dân số.
Trục tung thể hiện tỉ lệ % cộng dồn của thu nhập mà mỗi phần trăm dân số
nhận được.
Thu nhập cộng dồn (%)

D

100
80
Đường 450

A

60
B

40

Đường cong Lorenz
20
C

0
0

20

40

60


80

100

Dân
số
cộng
dồn
(%)

Đường 450 cho biết ở bất kỳ điểm nào trên đường này đều phản ánh tỉ lệ
phần trăm thu nhập được đúng bằng tỉ lệ phần trăm dân số.
Đường cong Lorenz cho thấy mối quan hệ giữa tỉ lệ phần trăm dân số và tỉ lệ
phần trăm trong tổng thu nhập nhận được trong một khoảng thời gian nhất định.
Khoảng cách giữa đường 450 và đường cong Lorenz cho biết mức độ bất
bình đẳng trong thu nhập.


24

Các trường hợp có thể xảy ra:
- Công bằng tuyệt đối khi đường cong Lorenz trùng với 450.
- Bất bình đẳng tuyệt đối trong phân phối thu nhập khi đường cong Lorenz ở
dạng OCD.
- Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập khi đường cong Lorenz ở dạng
hình vẽ và nằm trong khu vực giữa đường 450 và đường OCD.
- Khi đường cong Lorenz dịch chuyển về đường 450, tình trạng bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập có xu hướng giảm.
- Khi đường cong Lorenz dịch chuyển ra xa đường 450, tình trạng bất bình

đẳng trong phân phối thu nhập tăng.
1.2.2.3 Hệ số Gini
Hệ số Gini được phát triển bởi Corrado Gini (1884-1965), nhà thống kê học
người Ý. Hệ số Gini được tính từ đường cong Lorenz dùng để chỉ mức độ bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập.
Dựa vào đường cong Lorenz để xác định hệ số Gini:

Trong đó:
-

: hệ số Gini

-

: diện tích hình A (diện tích nằm ngang giữa đường 450 và đường

Lorenz).
-

: diện tích tam giác nằm dưới đường 450 trừ đi diện tích hình A.

Các trường hợp xảy ra đối với Hệ số Gini:
Hệ số Gini = 0: hoàn toàn bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Hệ số Gini = 1: hoàn toàn bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
0 < Hệ số Gini < 1: xuất hiện tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập.


25


Ngoài ra, hệ số Gini còn được tính bằng công thức sau:
Hệ số Gini =

Trong đó: n : tổng nhóm hộ dân cư
: thu nhập bình quân hộ dân cư
: thu nhập bình quân của các nhóm dân cư giảm dần
Giá trị của hệ số Gini đi từ 0 đến 1. Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới,
hệ số Gini tốt nhất thường xoay quanh 0,3.
1.2.2.4 Tiêu chuẩn “40” của Ngân hàng thế giới
Năm 2002, WB đề xuất chỉ tiêu đánh giá bất bình đẳng là tiêu chuẩn “40”.
Tiêu chuẩn này xác định tỉ lệ thu nhập trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số
có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội.
Nếu thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội:
- lớn hơn 17% tổng thu nhập của xã hội thì tình trạng bất bình đẳng thấp;
- nhỏ hơn 17% và lớn hơn 12% tổng thu nhập của xã hội thì tình trạng bất
bình đẳng tương đối;
- nhỏ hơn 12% tổng thu nhập của xã hội thì tình trạng bất bình đẳng cao.
1.2.2.5 Hệ số giãn cách.
Chỉ tiêu này xác định bởi mức chênh lệch thu nhập của 20% dân số có thu
nhập cao nhất với 20% dân số có thu nhập thấp nhất. Hệ số chênh lệch (giãn cách)
càng lớn thì tình hình bất bình đẳng càng cao.
1.2.2.6 Chỉ số nghèo khổ.
Là tỉ lệ phần trăm giữa số dân sống dưới mức tối thiểu với tổng dân số. Sự
nghèo khổ không chỉ là hậu quả của mức thu nhập thấp mà còn là hệ quả của phân
phối thu nhập không công bằng.


×