Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

PHÂN TÍCH HĐKD CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.32 KB, 33 trang )

PHÂN TÍCH HĐKD CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA
1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Năm 1969 - Nhà máy cà phê Corone là nhà máy chế biến cà phê hòa tan đầu tiên trong
toàn khu vực các nước Đông Dương
Năm 1975 - Nhà máy Cà phê Biên Hòa
Năm 1977 – Việt Nam sản xuất thành công cà phê hòa tan
Năm 1978 – Cà phê Việt Nam xuất ngoại
Năm 1983 – Thương hiệu Vinacafé ra đời
Năm 1990 – Vinacafé chính thức trở lại Việt Nam
Năm 1993 – Ra đời cà phê hòa tan 3 trong 1
Năm 1998 – Khởi công nhà máy thứ hai
Năm 2004 – Công ty CP Vinacafé Biên Hòa
Năm 2010 - Khởi công nhà máy thứ 3 tại Long Thành, Đồng Nai
Năm 2011 - Niêm yết tại HoSE ( Sàn Tp.HCM)
2. Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê, chè, thức uống nhanh và các sản phẩm thực
phẩm. Dòng sản phẩm và nhãn hiệu nổi tiếng gồm: Cà phê rang xay, Cà phê hòa tan, Ngũ
cốc dinh dưỡng


3. Sơ đồ tổ chức công ty:

Đại Hội Đồng CĐ
Ban Kiểm Soát
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc

Phó Tổng Giám Đốc

Phòng


Marketing

Phó Tổng Giám Đốc

Phòng
Kinh
Doanh

Phòng Kế
Toán Tài
Chính

Phòng
KCS

Phòng Kỹ
Thuật

Phân
Xưởng
Cà Phê
Hòa Tan

Phân
Xưởng
Cà Phê
Sữa HTP

Phòng Tổ
Chức

Hành
Chính

II. Phân tích môi trường ngành
1. Nhu cầu tiêu thụ cà phê:
Mỹ, Brazil, Đức là ba quốc gia tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới. Ước tính 3 nước này
tiêu thụ khoảng 37% sản lượng cà phê của thế giới.
Bảng 1: Lượng cà phê tiêu thụ bình quân đầu người năm 2007
Kg/người
Thế giới
1.3
Bắc Âu
10.0
Tây Âu
5.0
Brazil
5.3
Mỹ
4.2
Việt Nam
0.7
Indonesia
0.5
Nguồn: Viện Tài Nguyên Thế Giới
2. Sự phát triển ngành cà phê ở Việt Nam


a. Những thuận lợi cho việc phát triển ngành cà phê ở Việt Nam
Như đã phân tích, nhu cầu tiêu thụ cà phê cũng như tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu
thụ cà phê trong giai đoạn hiện nay tăng nhanh là một trong những thuận lợi cho việc

phát triển cà phê của Việt Nam.
-

-

-

Việc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở nhiều nước trồng cà phê đã tạo ra những
chuyển biến đối với nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới. Nhu cầu tiêu thụ cà phê
ở Mỹ La Tinh và Đông Nam Á chiếm 88% nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng thêm
trong năm 2010.
Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Với lợi thế giá cà phê
Robusta rẻ hơn so với Arabica nên cà phê Robusta được ưa chuộng hơn ở những
thị trường đang phát triển như Brazil, Indonesia
Ngoài ra, do nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa của 2 nước có lượng cà phê xuất khẩu
lớn là Brazil và Indonesia tăng nhanh nên các nước này phải tăng cường phục vụ
nhu cầu tiêu thụ trong nước khiến sản lượng cà phê dành cho xuất khẩu sẽ bị sụt
giảm. Điều này là một lợi thế không nhỏ đối với ngành cà phê của Việt Nam vì
hiện tại nước ta đang xuất khẩu khoảng 90% tổng sản lượng cà phê sản xuất.

b. Những khó khăn trong việc phát triển của ngành cà phê Việt Nam
Một trong những khó khăn của ngành cà phê Việt Nam đó là chất lượng sản phẩm
chưa cao. Việc cà phê của Việt Nam chủ yếu là Robusta với chất lượng không cao chỉ
chủ yếu dùng để sản xuất cà phê hòa tan làm cho sản phẩm cà phê Việt Nam không được
đa dạng hóa. Công nghệ thu hoạch, phơi, rang, sấy cà phê còn được thực hiện một cách
thủ công, chưa được trang bị những công nghệ hiện đại dẫn tới lượng tạp phẩm trong cà
phê còn nhiều làm giảm chất lượng và không đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng trên
thế giới như ISO 1047-2004… Ngoài ra, dù là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới
nhưng cà phê của Việt Nam vẫn chưa thực sự tạo dựng được cho mình những thương
hiệu cà phê xứng tầm quốc tế, từ đó làm cho uy tín và danh tiếng của cà phê Việt Nam

vẫn chưa tạo được dấu ấn trên thị trường tiêu thụ cà phê quốc tế đặc biệt là đối với những
thị trường khó tính, luôn đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao như thị trường Châu Âu, Mỹ,
Nhật.
III. Phân tích chuỗi giá trị của công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa
1. Khái niệm
- Chuỗi giá trị: cũng được biết đến như là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ
quản lý kinh doanh đầu tiên đã được mô tả và phổ cập bởi Michael Porter vào năm 1985
trong cuốn sách best-seller của ông có tựa đề: Competitive Advantage: Creating and


Sustaining Superior Performance (Tạm dịch: Lợi thế Cạnh tranh: Tạo và duy trì có hiệu
suất ở mức cao).
- Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các
chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi
các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng
của tất cả các hoạt động cộng lại. Điều quan trọng là không để pha trộn các khái niệm của
chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra trong suốt các hoạt động. Việc cắt kim cương có thể
được dùng làm ví dụ cho sự khác nhau này. Việc cắt có thể chỉ tốn một chi phí thấp,
nhưng việc đó thêm vào nhiều giá trị cho sản phẩm cuối cùng, vì một viên kim cương thô
thì rẻ hơn rất nhiều so với một viên kim cương đã được cắt.
Trong chuỗi giá trị categorizes chung chung giá trị tăng thêm các hoạt động của một tổ
chức. The "các hoạt động chính" bao gồm: Inbound hậu, hoạt động (sản xuất), các hậu,
tiếp thị và bán hàng (nhu cầu), và các dịch vụ (bảo trì). The "hỗ trợ các hoạt động" bao
gồm: quản lý hành chính, cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, và
mua.
2. Các thành phần của chuỗi cung ứng trong công ty cổ phần Vinacafe



Nhà cung cấp nguyên vật liệu.

Nhà máy sản xuất.



Nhà phân phối các cấp: nhà phân phối chính, nhà bán buôn, nhà bán lẻ…



Khách hàng.

3. Sự thành công trong chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa.
a. Các loại sản phẩm

Cà phê rang xay


Cà phê hòa tan

Ngũ cốc dinh dưỡng

Ngũ cốc dế mèn
b. Các thành phần trong chuỗi cung ứng của Vinacafe Biên Hòa
2.3.1 Nhà cung cấp các cấp.
Nhà cung cấp là mắt xích đầu tiên quan trọng trong chuỗi cung ứng của mỗi doanh
nghiệp, họ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, từ đó có ảnh hưởng
đến chất lượng, giá cả sản phẩm đầu ra.
Với Vinacafe Biên Hòa, duy trì các sản phẩm cà phê hòa tan là sản phẩm chính.
Vinacafe Biên Hòa chọn lọc từ 4 vùng nguyên liệu ngon nhất: hạt cà phê Robusta Buôn
Ma Thuột, hạt Arabica của Jamaica, cà phê từ quê hương nguyên gốc của cà phê
Ethiopia, Brazil. Với lợi thế nằm ngay trên thủ phủ cà phê của Việt Nam, Vinacafe Biên

Hòa có nhiều thuận lợi trong việc thu mua cà phê nguyên liệu. Công ty có 2 hình thức thu
mua, là thu mua qua các doanh nghiệp tư nhân, thương lái và thu mua trực tiếp từ nông
dân. Với hình thức thứ nhất, khi mà hiện nay các doanh nghiệp tư nhân hay đại lý thu
mua gặp nhiều khó khăn, rất nhiều đại lý vỡ nợ, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung
không đáp ứng đủ cả về số lượng lẫn chất lượng nên Vinacafe Biên Hòa hạn chế sử dụng
nhà cung cấp này. Thay vào đó công ty đã tìm một hướng mới cho nguồn nguyên liệu
đầu vào, đó là tự mình đầu tư và quản lý trực tiếp các nông trại cà phê của người nông


dân, biến các nông trại cà phê trở thành một bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó giúp công
ty chủ động trong nguồn nguyên liệu chiến lược, góp phần tăng cường mối quan hệ giữa
doanh nghiệp với nông dân trồng cà phê.
Công ty cổ phần cũng có các nhà cung cấp bao bì chất lượngvà hệ thống máy móc thiết
bị hiện đại.
2.3.2 Nhà máy sản xuất.
Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại nhất cùng những bí quyết huyền bí phương Đông là
những nét độc đáo chỉ có ở Vinacafe Biên Hòa.Vinacafe Biên Hòa được các tập đoàn
hàng đầu thế giới chuyển giao công nghệ, thân thiện với môi trường. Từ một cơ sở rang
xay cà phê nhỏ, giờ đây Vinacafe Biên Hòa đã phát triển trở thành một tập đoàn với hệ
thống cơ sở hạ tầng vững chắc.
2.3.3 Nhà phân phối
Với mặt hàng chính là cà phê hòa tan, Vinacafe Biên Hòa đã tận dụng cả những hình thức
phân phối truyền thống và hiện đại để đạt được kết quả lớn nhât.
Với hệ thống phân phối truyền thống, sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được phân phối
đến nhà phân phối, các siêu thị bán lẻ (BigC, FiviMart, Co.op Mart…) đến các cửa hàng
tạp hóa nhỏ và năm len lỏi giữa các con hẻm, nhà bán lẻ, rồi đến tay người tiêu dùng cuối
cùng. Vinacafe Biên Hòa đã phát triển một hệ thống phân phối rộng khắp, giúp các sản
phẩm của công ty luôn sẵn với khách hàng.
Với một hệ thống phân phối rộng khắp như vậy, Vinacafe Biên Hòa đã có mặt tại 63 tỉnh
thành và trên nhiều quốc gia trên thế giới và hứa hẹn sẽ tiếp tục vươn xa hơn nữa.

2.4. Sự thành công trong quản trị chuỗi cung ứng của Vinacafe Biên Hòa
2.4.1

Vinacafe Biên Hòa trong mối quan hệ với các nhà cung ứng.

Về thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất với ngành cà phê thì nhà cung ứng rất đa dạng do
các doanh nghiệp có thể mua từ các nước khác. Về nguyên liệu, ngành cà phê Việt Nam
có lợi thế là không phải nhập khẩu hạt cà phê từ nước khác mà sử dụng nguồn nguyên
liệu có sẵn từ các cơ sở trồng cà phê trong nước, điều này làm giảm áp lực về giá từ nhà
cung ứng cũng như các vấn để về vận chuyển.
Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của DN
đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô
lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
ngành.


Tuy nhiên, hiện nay, Vinacafe Biên Hoà có một hệ thống sản xuất hoạt động vô cùng
hiệu quả . Khi mà các nguồn nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất café hòa tan cũng
như các loại café khác, đều là bắt nguồn từ các nông trại trồng café do chính Vinacafe
Biên Hòa đầu tư và quản lí. Hay nói cách khác Vinacafe Biên Hòa chính là nhà cung cấp
nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất của mình.Vì vậy, áp lực cạnh tranh từ nhà cung
cấp là vấn đề mà Vinacafe Biên Hòa không phải đối mặt hiện nay.
Vì Vinacafe Biên Hòa có nguồn cung cấp đầu vào thuận lợi và vững chắcnên việc sản
xuất và phân phối có nhiều thuận lợi.
2.4.1.1 Chính sách đào tạo nhà cung cấp.
Vinacafe Biên Hòa mở các lớp đào tạo, tập huấn về kĩ thuật cho nông dân.Lớp tập huấn
đã thu hút được đông đảo người dân tham gia.
Đây là một trong những hoạt động chiến lược của Vinacafe Biên Hòa nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nguyên liệu để tạo nên những sản phẩm cà phê đặc biệt.Áp dụng tiêu
chuẩn UTZ cho các vùng nguyên liệu. Qua đó, Công ty Vinacafe Biên Hòa đảm bảo việc

truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường, tuân thủ các qui định về
thương mại và công ước lao động quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị
trường, đặc biệt là thị trường thế giới.
Trong chương trình tập huấn, Công ty Vinacafe Biên Hòa cung cấp kiến thức cho các hộ
nông dân hiểu về lợi ích và phương pháp triển khai, áp dụng các tiêu chuẩn UTZ trong
canh tác cà phê. Từ quy định về nước tưới, sử dụng phân bón, quy định sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật; quy định về thu hoạch, chế biến, bảo quản đến quy định về môi trường,
đa dạng sinh học, chống xói mòn đất và các qui định về bảo vệ quyền lợi người lao động
và trẻ em sẽ được trình bày và hướng dẫn trực tiếp đến các hộ nông dân qua buổi tập
huấn, tài liệu tập huấn và những buổi triển khai thực tế. Qua đó, các hộ nông dân tham
gia được nâng cao kiến thức, kỹ năng canh tác để đạt sản lượng cà phê cao nhất với chất
lượng tốt nhất, cũng như được đảm bảo nguồn thu mua ổn định và hưởng giá thu mua cao
so với thị trường.
2.4.1.2 Chính sách hỗ trợ kĩ thuật đầu tư đầu vào.
Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hòa mời báo giới tham quan mô hình sản xuất từ công
đoạn thu mua đầu qua máy móc thiết bị để có được sản phẩm café hòa tan chất lượng đáp
ứng nhu cầu thị trường.
Công ty Vinacafe Biên Hòa cũng cam kết tư vấn và hỗ trợ tối đa các hộ nông dân, đảm
bảo nguồn nguyên liệu tốt nhất và nâng cao lợi ích cho các hộ nông dân trồng cà phê,
cộng đồng và ngành cà phê Việt Nam.


2.4.1.3 Tăng cường các quan hệ với nhà cung cấp.
Tổng giám đốc của công ty CP vinacafe Biên Hòa có các chuyến công tác thường xuyên
tới các nhà cung cấp của mình để tăng cường mối quan hệ hữu nghị, lâu bền.
2.4.2 Vinacafe Biên Hòa đầu tư hệ thống các nhà máy.
Cùng việc phát triển nguồn nguyên liệu bền vững Cty Vinacafe Biên Hòa đã mở rộng đầu
tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê với công nghệ hiện đại nhất thế giới để tạo nên
những sản phẩm cà phê đặc biệt, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
“Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất có công nghệ hiện đại là nền tảng để TrVinacafe

Biên Hòa hội nhập, cạnh tranh với các thương hiệu cà phê khác trong khu vực và toàn
cầu. Ngoài ra, nhà máy sẽ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của DN và nâng cao giá trị thương
hiệu cà phê VN trên thị trường quốc tế”
2.4.3 Vinacafe Biên Hòa với các nhà phân phối.
ü

Vinacafe Biên Hòa đã có hững cải tổ mang tính đồng bộ.

Một loạt các quán với diện mạo mới của chuỗi quán nhượng quyền Vinacafe gắn liền với
tinh thần sáng tạo, văn hóa nghệ thuật như: Hội quán không gian sáng tạo, Cà phê thứ 7,
Hội quán sáng tạo thanh niên, Cà phê sách, góp phần mang đến hình ảnh mới chuyên
nghiệp hơn của chuỗi quán cà phê nhượng quyền Vinacafe
ü

Kích thích thành viên trong kênh phân phối:

Thành viên trong kênh nếu được khuyến khích và động viên liên tục thì họ sẽ hoàn thành
công việc với hiệu quả cao hơn.
Vinacafe Biên Hòa đã thực hiện chính sách chiết giá một cách nhất quán và đưa ra các
chế độ khen thưởng cụ thể đối với các nhà phân phối. Ví dụ: Tăng thêm hoa hồng, tăng
cường các đợt khuyến mại ngoài các dịp lễ, Tết…Ngoài ra còn tặng ô dù, quạt điện, tủ
trưng bày… có in hình logo của công ty, hỗ trợ trang trí cửa hàng trong hệ thống cửa
hàng nhượng quyền…
Tăng mức chiết khấu, phần quà cho các nhà phân phối thanh toán nhanh, thanh toán
ngay, đúng thời hạn.
Ngoài hình thức thưởng về vật chất, họ cũng cần sự động viên về tinh thần.Mỗi quý,
Vinacafe đã tổ chức Hội nghị khách hàng để các nhà phân phối có cơ hội tiếp xúc với
nhau.Qua đó tuyên dương các nhà phân phối hoạt động tốt.Không những thế, Vinacafe
còn tổ chức các chuyến tham quan, du lịch… có tác động rất tốt tới góc độ tâm lý mỗi cá
nhân.



Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các nhà phân phối:
Vinacafe Biên Hòa đã tiến hành xem xét kiểm tra để đánh giá thường xuyên hiệu quả
phân phối thông qua doanh số bán.Với các nhà phân phối hoạt động không hiệu quả
trong thời gian dài, thực hiện nhắc nhở hoặc cắt hợp đồng.Đây là biện pháp thân thiện và
cần thiết để công ty hoàn thành các mục tiêu phân phối.
2.4.4

Mối quan hệ với khách hàng trong chuỗi cung ứng của Vinacafe Biên Hòa

Khách hàng của Vinacafe Biên Hòa chủ yếu là các khách hàng cá nhân, những người
mua hàng tại những điểm bán lẻ hoặc là thưởng thức cà phê trong chuỗi cửa hàng của
Vinacafe.
Bên cạnh đó, đối với những khách hàng tổ chức, mua với số lượng lớn, sẽ nhận được
những mức giá chiết khấu của công ty và những ưu đãi khác cho khách hàng lâu dài.
2.4.5 Những thành công của chuỗi cung ứng Vinacafe trên thị trường
Chuỗi cung ứng của Vinacafe Biên Hòa được đánh giá là một chuỗi cung ứng thành
công, từ thu mua nguyên liệu một cách khoa học, đầu tư và kiểm soát hoạt động sản xuất
hiệu quả đến hoạt động phân phối rộng khắp tới tận tay khách hàng…
-Thị trường trong nước: Là một doanh nghiệp chế biến cà phê, Vinacafe Biên Hòa có thể
nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các sản phẩm nhằm hướng tới các khách
hàng cá nhân, yêu thích sản phẩm café hòa tan.
- Thị trường xuất khẩu: xuất khẩu là một trong những chiến lược của Vinacafe Biên Hòa
ngay từ ban đầu. Hiện Vinacafe Biên Hòa đã xuất khẩu cà phê đến nhiều nước trên thế
giới bao gồm cả Mỹ và Anh.

Phần 3: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của Vinacafe Biên Hòa
Những khó khăn trong quản trị chuỗi cung ứng của Vinacafe Biên Hòa
Với một chuỗi cung ứng mà các thành viên trong chuỗi hoạt động khá hiệu quả như vậy,

Vinacafe Biên Hòa đã phải chi ra một khoản chi phí không nhỏ từ việc đầu tư hỗ trợ nhà
cung ứng, tập huấn và hỗ trợ cho người trồng cà phê, đến việc đầu tư xây dựng các nhà
máy và xây dựng hệ thống các cửa hàng…
Ngoài ra, Vinacafe Biên Hòa cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát
chuỗi cửa hàng nhượng quyền khi mà nó phát triển quá nhanh.Đồng thời cũng gặp phải


sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường khi có rất nhiều sản phẩm café của các thương hiệu
khác có tên tuổi như Trung Nguyên được khách hàng ưa chuộng.
Có thể nói những giải pháp chủ yếu đã thực hiện như:




Một là, hợp lý hóa tối đa quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, những công
đoạn chưa phù hợp được thiết kế lại cho hợp lý nhất, đưa tự động hóa vào quá
trình sản xuất.
Hai là đồng bộ các cửa hàng trong chuỗi cửa hàng nhượng quyền của mình.



Ba là, liên kết với các nhà phân phối để đưa sản phẩm trực tiếp đến người tiêu
dùng, hạn chế các chi phí trung gian, tổ chức vận chuyển và phân phối hàng hóa
hợp lý để đảm bảo chất lượng của sản phẩm không bị thay đổi và hư hao trong quy
trình vận chuyển và phân phối.



Bốn là, tiết kiệm, tiết giảm những chi phí không cần thiết. Tiết kiệm và giảm chi
phí ở đây phải được hiểu là hợp lý hóa tối đa mà chất lượng không bị ảnh hưởng,

người tiêu dùng vẫn được thưởng thức sản phẩm tốt mà họ vẫn mong đợi, giữ
vững niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm.



Năm là, thận trọng trong việc mở rộng phạm vi sản xuất, tuyển dụng. Quan hệ tốt
với những đối tác, bạn hàng trước đây để thu được lợi ích nhiều lần hơn khi thời
điểm khó khăn qua đi. Bên cạnh đó, phát huy thế mạnh sẵn có là chất lượng sản
phẩm, đem quyền lợi đích thực đến với người tiêu dùng, hài hòa lợi ích giữa cổ
đông, người lao động, người tiêu dùng.

KẾT LUẬN
Hệ thống chuỗi cung ứng có vai trò đặc biệt trong bất kỳ doanh nghiệp nào, giúp cho sản
phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất đến được tận tay khách hàng. Việc hoàn thiện
trở thành một việc làm cần thiết của mỗi doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh như
hiện nay.Dù là doanh nghiệp có một chuỗi cung ứng thành công nhưng cũng không thể
thích nghi được ngay với những thay đổi nhanh chóng trên thị trường, vì vậy doanh
nghiệp phải luôn cập nhật và có những biện pháp để chuỗi cung ứng của mình hoạt động
hiệu quả nhất.
IV. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
VINACAFÉ BIÊN HÒA
1. Định hướng phát triển:
Công ty Vinacafé Biên Hòa đã đưa ra các chiến lược phát triển 10 năm từ năm 2004 đến
2014 với các vấn đề chủ yếu sau:


1.1 Về sản xuất:
• Tạo ra các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, có năng lực cạnh tranh
ở thị trường nước ngoài.
• Phát huy tối đa thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm sản xuất lâu năm

để đẩy mạnh sản xuất cà phê hòa tan.
• Tập trung vào hàng có nhãn hiệu
• Công nghệ sản xuất không ảnh hưởng đến môi trường
1.2 Về marketing:
• Thương hiệu số 1 và có thị phần lớn nhất tại Việt Nam về cà phê hòa tan.
• Xuất khẩu thành công các sản phẩm mang thương hiệu Vinacafé.
• Kênh phân phối hiệu quả cả trong và ngoài nước
• Hiểu rõ thị trường và người tiêu dùng bằng nghiên cứu có hệ thống.
1.3 Về quản trị và tổ chức:
• Đạt tới trình độ quản trị tiên tiến theo các thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt
nhất, đồng thời phù hợp với Luật doanh nghiệp
• Thu hút tốt nguồn vốn từ bên ngoài
• An toàn và hiệu quả trong đầu tư tài chính
1.4 Về nguồn nhân lực:
• Có nguồn nhân lực đủ mạnh
• Tạo động lực phấn đấu và phát triển cho nhân viên
Sứ mệnh của Vinacafé Biên Hòa: trở thành một công ty sở hữu các thương hiệu mạnh và
đáp ứng thế giới người tiêu dùng bằng các saen phẩm thực phẩm và đồ uống có chất
lượng cao và độc đáo trên cơ sở thấu hiểu nhu cầu của họ và tuân thủ các giá trị cốt lõi
của công ty.
2. Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
Về trung hạn, Vinacafé Biên Hòa phấn đấu nằm trong Top 10 công ty có giá trị vốn hóa
lớn nhất Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm niêm yết tại HoSE vào
năm 2015.
Trong dài hạn, ngoài việc duy trì sản phẩm cốt lõi là cà phê với sản phẩm đa dạng, Công
ty sẽ mở rộng phạm vi kinh doanh sang các sản phẩm khác trong ngành hàng thực phẩm
và đồ uống, phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và thế giới. Tất cả những sản phẩm đã
có và sẽ phát triển mới của Vinacafé Biên Hòa đều có chung một đặc điểm là chất lượng
cao và độc đáo khi so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dựa trên nền tảng
của việc nắm vững và làm chủ khoa học, công nghệ. Hình ảnh nổi bật của một công ty



đứng đầu về công nghệ, thị trường trong lĩnh vực cà phê hòa tan sẽ được duy trì khi công
ty tham gia vào các ngành hàng mới.
3. Rủi ro kinh doanh:
Ngành cà phê chế biến có xu hướng tăng trưởng ổn định, tuy nhiên Vinacafé Biên Hòa có
thể đối mặt với một số rủi ro như: vấn đề về giá nguyên liệu, sự lớn mạnh của các đối thủ
cạnh tranh.
3.1 Rủi ro về giá nguyên liệu:
Chi phí sản xuất chiếm đến khoảng 80% doanh thu thuần của Vinacafé nên sự biến động
về giá cà phê nguyên liệu và giá đường sẽ có tác động lớn đến lợi nhuận của công ty.
3.2 Rủi ro cạnh tranh và thị trường tiêu thụ:
Giá nguyên liệu tăng cao buộc công ty Vinacafé Biên Hòa phải tăng giá bán trong điều
kiện người dân đang cắt giảm tiêu dùng cùng với sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ
cạnh tranh sẽ là một thách thức cho Vinacafé Biên Hòa trong việc tiêu thụ sản phẩm của
mình.

Ngoài ra, Vinacafé Biên Hòa còn phải đối mặt với sự xuất hiện của các dòng sản phẩm cà
phê mới có khả năng cạnh tranh cao như: cà phê lon Birdy (sản phẩm của Ajinomoto Việt
Nam), cà phê chai VIP (Tân Hiệp Phát). Trong khi, sản phẩm cà phê hòa tan là sản phẩm
chính của Vinacafé Biên Hòa thì hiện tại thị trường này đang có sự cạnh tranh rất quyết
liệt của các công ty đối thủ nhằm giành thị phần tiêu thụ của dòng sản phẩm này. Đây
chính là thách thức lớn đối với công ty Vinacafé Biên Hòa trong việc tiêu thụ sản phẩm
của mình.
3.3 Rủi ro về tỷ giá:
Việt Nam là nước có cán cân thương mại âm nên tỷ giá hối đoái có xu hướng gia tăng. Sự
gia tăng tỷ giá hối đoái là một thách thức đối với các công ty phải nhập khẩu nguyên liệu
nói chung và Vinacafé Biên Hòa nói riêng.
4. Lợi thế của công ty Vinacafé Biên Hòa:
Vinacafé Biên Hòa là một công ty có bề dày lịch sử với hơn 30 năm kinh nghiệm trong

ngành cà phê Việt Nam. Vinacafé Biên Hòa hiện là nhà sản xuất cà phê lớn nhất tại Việt
Nam với hơn 40% thị phần. Có các thương hiệu nổi tiếng trong nước, có nhiều khách


hàng trung thành và hệ thống phân phối rộng khắp 63 tỉnh thành với hơn 120 đại lý là lợi
thế nổi bật trong việc cạnh tranh hiện nay của công ty Vinacafé Biên Hòa.
Sản phẩm cà phê hòa tan đã quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam trong nhiều năm
nay cùng với hương vị cà phê đậm đà theo hương vị Việt Nam vì vậy, mặc dù phải cạnh
tranh với nhà sản xuất cà phê lâu đời nhất thế giới là Nestle hay đối thủ Trung Nguyên
nhưng Vinacafé Biên Hòa vẫn duy trì được vị trí thống trị trên thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động, đưa thương hiệu đến với thế giới đã
được Vinacafé Biên Hòa xúc tiến và được chấp nhận ở những thị trường khó tính như:
Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc… là tín hiệu tốt cho sự phát triển của Vinacafé Biên Hòa
trong tương lai.
V. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA
5.1. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN
a. Dòng tiền thô (đvt: triệu đồng)
2007
Dòng tiền thô

2008

217.582 220.652

2009

2010

Q1-2011


259.565

293.137

207.139

Nhìn vào biểu đồ ta thấy dòng tiền tho của doanh nghiệp tương đối cao, chứng tỏ doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh có tạo ra lợi nhuận, khấu hao lớn đem lại cho dòng
tiền thô lớn mặc dù trong năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng doanh nghiệp
nhờ có tài sản cố định được khấu hao lớn nên dòng tiền thô vẫn cao hơn năm 2007.
b. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.


(đvt : triệu đồng)
2007
Hoạt động kinh 71,539
doanh

2008

2009

2010

Q1- 2011

-16,175

155,513


105,105

-144,686

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh biến động lớn qua các thời kì.
Năm 2007 dòng tiền dương là do doanh thu từ bán hàng tăng, chi phí lãi vay giảm đáng
kể, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng công cụ nợ ít lại. Trong khi chi phí khác tăng không
đáng kể.
Năm 2008: Tuy dòng tiền từ thu nhập do bán hàng hóa tăng đáng kể nhưng chi phí cũng
tăng rất lớn làm cho thu từ bán hàng không bù đắp nổi. Chi phí chi trả cho người cung
cấp hàng hóa và dịch vụ và chi phí từ các hoạt động kinh doanh khác tăng gần gấp đôi,
làm cho dòng tiền kinh doanh âm.
Năm 2009: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng đột biến, nguyên nhân là do doanh
thu từ bán hàng tăng lên mạnh trong khi chi phí bán hàng tăng rất ít, trong khi doanh
nghiệp được ưu tiên vay tín dụng mạnh, điều đó được thấy ở chi phí lãi vay tăng lên hơn
1600 triệu. Doanh nghiệp gia tăng sản xuất nên hàng tồn kho tăng vọt. Chứng tỏ doanh
nghiệp mở rộng sản xuất


Năm 2010: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh giảm nhưng không đáng kể. Do doanh
nghiệp tăng cường mạnh hàng hóa tồn kho. Mục đích là để đối phó với lạm phát giá cả
tăng trong năm 2011,
c. Dòng tiền từ hoạt động kinh đầu tư.

Đơn vị: triệu đồng
Hoạt động đầu tư
Thu lãi từ tiền gửi

2007
-45,365

11,282

2008
104,194
23,307

2009
7,802
12,030

2010
15,944
26,536

Dòng tiền hoạt động đầu tư biến đổi manh qua các năm, trong năm 2007 dòng tiền
đầu tư âm, do doanh nghiệp doanh nghiệp tăng cường mua tài sản cố định , và mua các
công cụ nợ từ các doanh nghiệp khác, chứng tỏ doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất và
đầu tư vào các doanh nghiệp khác. Qua năm 2008, doanh nghiệp đã thu lại các khoản nợ
để cho dòng tiền từ hoạt động đầu tư tăng vọt, trong khi tiền lãi từ hoạt động cho vay
cũng góp phần tăng cho dòng tiền từ hoạt động đầu tư. Hoạt động mở rộng sản xuất bị
giới hạn, tài sản cố định trong năm 2008 doanh nghiệp chỉ chi có hơn 13 triệu. Qua năm
2009 và 2010 thì dòng tiền đầu tư giảm mạnh và không tăng đáng kể do doanh nghiệp
duy trì một lượng tiền gửi và thu lãi để mua tài sản cố định mở rộng sản xuất. Điều này
chứng tỏ doanh nghiệp vẫn duy trì một lượng tiền gửi lớn mà không đem đầu tư sản xuất.


5.2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
a. Phân tích tỷ số thanh toán hiện hành:

Tỷ số


2008

2009

2010

Tỷ số thanh toán hiện hành

8.91

12.89

5.37

4.04

2.55

Tỷ số thanh toán hiện hành
3.35
trung bình ngành chế biến TP

Nhìn chung Vinacafé BH luôn đảm bảo một tỷ lệ thanh toán hợp lý và khá an toàn.
Trung bình 1 đồng nợ được bảo đảm bằng 9 đồng tài sản. Đây là con số khá cao so với
trung bình chung của ngành chế biến thực phẩm. Cho thấy chính sách tài trợ và cơ cấu
vốn của công ty khá hợp lý, giúp cho Vinacafé BH tránh được mọi rủi ro do đòn bấy tài
chính có thể mang lại.
b. Phân tích tỷ số thanh toán nhanh:
Tỷ số


2008

2009

2010

Tỷ số thanh toán nhanh

5.14

9.81

3.81

Tỷ số thanh toán nhanh
trung bình ngành chế biến TP
1.98

2.82

1.72

Với chỉ số thanh toán nhanh, tức loại bỏ đi hàng tồn kho trong tài sản lưu động,
Vinacafé BH vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán an toàn và luôn cao hơn so với
trung bình ngành.
5.4. PHÂN TÍCH SỰ TĂNG TRƯỞNG
a. Phân tích doanh thu:



Nguồn doanh thu của Vinacafé BH đến chủ yếu từ hoạt động kinh các sản phẩm cà
phê chủ lực với chất lượng và thương hiệu nổi tiếng , bao gồm:
Nhóm sản phẩm cà phê rang xay:
Nhóm sản phẩm cà phê hoà tan :
Nhóm sản phẩm cà phê hòa tan mix:
Nhóm sản phẩm Ngũ cốc dinh dưỡng
Dòng sản phẩm cà phê sữa hoà tan được xem là dòng sản phẩm chủ lực của Vinacafé
BH , chiếm 40% thị phần cà phê hoà tan nội địa, đóng góp từ 77%-78% trong tổng
doanh thu của công ty suốt giai đoạn 2008-2010. Tiếp đó là dòng sản phẩm bột ngũ
cốc dinh dưỡng đóng góp trên 19% doanh thu trong suốt 3 năm liền.
Thị phần cà phê hoà tan

Cơ cấu doanh thu 2008-2010

Riêng trong năm 2010, dòng sản phẩm cà phê sữa hoà tan và bột ngũ cốc mang lại doanh
thu cho Vinacafé BH lần lượt 1.035 tỷ đồng và 0.256 tỷ đồng chiếm 79.5% và 19.7% .
Chỉ tiêu

Giá trị

Tỷ lệ

Tổng doanh thu

1.301.664

100%

Cà phê sữa hoà tan


1,035,394

79.5%

Ngũ cốc

256,505

19.7%

Các sản phẩm khác

9,765

0.8%

(đvt: triệu đồng)


b. Tính bền vững về doanh thu:
Tăng trưởng doanh thu (đvt: triệu đồng)
Năm

2006

2007

2008

2009


2010

Doanh thu

454,980

619,369

863,037

1,020,693

1,301,664

Tốc độ tăng trưởng

-

36.1%

39.3%

18.3%

27.5%

Vinacafé BH đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng doanh thu cao từ năm 2006, tốc độ
tăng bình quân trong 5 năm qua đạt 30.3%/năm. Doanh thu tăng trưởng tốt là nhờ
khối lượng sản phẩm bán ra và giá bán đều tăng.

Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm thì năm 2009 tốc độ
tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại, chỉ đạt 18.3% và thấp hơn so với năm 2008.
Nguyên nhân là do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao cộng với thiên tai, dịch bệnh
xảy ra thường xuyên và trên diện rộng với mức độ thiệt hại rất nặng nề nhất là khu
vực miền Trung và Tây nguyên. Ngoài ra,tác động xấu của khủng hoảng tài kinh
tế toàn cầu nên thị trường xuất khẩu chủ lực của Vinacafé BH giảm sút khiến
cầu hàng hoá cả trong và ngoài nước đều sụt giảm nhất là 2 quý đầu năm 2009.
Những yếu tố nêu trên cũng là yếu tố bất lợi cho toàn ngành còn bản thân doanh
nghiệp vẫn hoạt động sản xuất tốt và tăng trưởng bền vững, do đó vấn đề trên
không thực sự đáng lo ngại. Bằng chứng là kết quả kinh doanh năm 2009 vẫn đạt
chỉ tiêu đề ra, và Vinacafé BH lại ghi nhận một sự tăng trưởng mạnh trong


doanh thu năm 2010 đạt 27.5%.

So với năm 2009, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng
27,5%, chủ yếu do khối lượng hàng bán tăng trong đó khối lượng cà phê các loại
bán tăng 18,7% và khối lượng hàng bán bột ngũ cốc tăng 27,16%.
Trong tương lai gần, Vinacafé BH sẽ không có nhiều bước đột phá về doanh
thu và lợi nhuận vì các nhà máy hiện tại đã hoạt động gần hết công suất trong
nhiều năm.
c. Mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận ròng:
Trong năm 2010, tuy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng khá cao song lợi
Năm

2006

2007

2008


2009

2010

Doanh thu

454,980

619,369

863,037

1,020,693

1,301,664

Lợi nhuận thuần

59,987

108,343

105,193

136,005

161,561

Tốc độ tăng lợi nhuận

thuần

-

80.6%

-2.9%

29.3%

18.8%

Tỷ lệ % trên doanh thu

13%

17%

12%

13%

12%

nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng 18.8% do giá vốn hàng bán
tăng mạnh: 33,7%. Để đảm bảo lợi nhuận cho các cổ đông, công ty đã phải tiết giảm chi
phí hoạt động (chỉ tăng 7,9%), mà chủ yếu là tiết giảm chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng
2010 giảm 0,2% so với 2009.
Tổng chi phí sản xuất chiếm khoảng 80% giá bán, do vậy, bất kỳ thay đổi nào về giá cà
phê xanh và giá đường đều có thể tác động đáng kể đến lợi nhuận của công ty. Tuy

nhiên, Vinacafé BH có khả năng chuyển phần chi phí gia tăng cho khách hàng bằng cách
tăng giá bán. Trong năm 2008 và 2009, khi thị trường thiếu hụt cà phê và đường do thời
tiết không thuận lợi, cộng với công tác quản lý hàng tồn kho tốt, Vinacafé BH đã tăng giá
bán khoảng 5%/năm và vẫn bảo toàn biên lợi nhuận trên 20% mặc dù chi phí sản xuất
tăng cao.


Với những phân tích vừa nêu trên, có thể nói, Vinacafé BH có tiềm năng lớn trong tăng
trưởng bền vững doanh thu thuần. Trước mắt trong ngắn hạn, Vinacafé BH chưa thể có
bước đột phá về lợi nhuận vì các nhà máy hiện tại đã hoạt động gần hết công suất. Tốc
độ tăng trưởng doanh thu sẽ phụ thuộc nhiều vào doanh thu của dòng sản phẩm ngũ cốc
và việc tăng giá bán nếu có. Nhưng trong dài hạn, khi nhà máy chế biến cà phê mới đi
vào hoạt động năm 2012, và chí phí khấu hao nhà máy cũ hoàn tất vào năm 2011, thì
Vinacafé BH sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc trong doanh thu và lợi nhuận thuần.
5.5. PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ
a. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản:
Chỉ tiêu

2008

2009

2010

Vòng quay khoản phải thu

9.66

10.84


11.64

Vòng quay hàng tồn kho

6.06

9.66

6.62

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

2.21

2.07

1.78

Hiệu suất sử dụngvốn cổ phần

6.09

7.20

4.90


1.1 Vòng quay khoản phải thu:

Số vòng quay khoản phải thu có xu hướng tăng đều qua các năm, điều này cho thấy

công ty đang thắt chặt tín dụng đối với khách hàng, đồng nghĩa với việc công ty thực
hiện chính sách thu tiền nhanh hơn.
Chính sách này một mặt vừa bảo đảm cho công ty khỏi rủi ro về tín dụng, mặt khác
đảm bảo dòng tiền mặt được quay vòng nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản
xuất,nâng cao khả năng sinh lợi và hiệu quả đồng vốn. Bên cạnh đó tính thanh khoản
cũng được đảm bảo, tránh cho công ty khỏi rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt, hay khó
khăn về tài chính.
Tuy nhiên, chính sách này cũng mang lại tác động không tốt đó là sẽ làm giảm sức
cạnh tranh của sản phẩm của Vinacafé BH , các đại lý bán hàng và khách hàng truyền
thống sẽ dễ rời bỏ doanh nghiệp để chuyển sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh. Đây
là điều mà ban lãnh đạo công ty cần phải cân nhắc tới sao cho đảm bảo dung hoà được
cả hai mục tiêu trên.
1.2 Vòng quay hàng tồn kho:

Đối với hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho từ năm 2008 - 2010 có xu hướng tăng


sau đó giảm xuống. Cụ thể là trong năm 2008, do khủng kinh tế và lâm phát cao, giá
cả leo thang trong nước nên và thị trường xuất khẩu suy giảm nên cầu sản phẩm giảm
sút, và công ty đã mua một lượng lớn cà phê nguyên liệu để dự trữ cho hoạt động sản
xuất năm 2009 vì sợ rằng giá cả nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng nên sẽ ảnh hưởng lớn đến
sản xuất,do đó làm cho lượng hàng tồn kho năm 2008 tăng đến so với năm 2007, chủ
yếu là nguyên vật liệu và thành phẩm.
1.3 Vòng quay tổng tài sản:
Năm

2008

2009


2010

Vòng quay tổng tài sản (HSSD TS)

2.21

2.07

1.78

Vòng quay tổng TS TB ngành CBTP

1.08

0.67

0.57

Nhìn chung, vòng quay tổng tài sản của công ty luôn cao hơn và vượt trội so với chỉ số
trung bình của toàn ngành chế biến thực phẩm, qua số liệu cho thấy, với 1 đồng tài
sản, Vinacafé BH luôn tạo ra được trung bình khoảnh 2 đồng doanh thu, đây là điểm
mạnh của Vinacafé BH so với các đối thủ cạnh tranh, điều này cũng cho thấy
Vinacafé BH đã biết tận dụng và khai thác gần như tối đa công suất máy móc, thiết bị,
dây chuyền sản xuất phục cho việc gia tăng sản lượng đáp ứng tốt nhu cầu của thị
trường, nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản với hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên, xét trong cả giai đoạn thì chỉ số vòng quay tổng tài sản lại có xu hướng
giảm qua các năm. Điều này một phần là do xu hướng chung của toàn ngành, nhưng
một phần cũng là do bản thân doanh nghiệp đã chủ trương khai thác gần như tối đa
hiệu suất tài sản ngay thời kỳ ban đầu nhằm hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình

đối với tài sản. Mặc dù vậy, đây cũng là dấu hiệu cho thấy có sự giảm sút hiệu quả


trong quản lý và khai thác tài sản. Do đó, ban lãnh đạo Vinacafé BH cũng nên chú ý
tới điều này để đưa ra giải pháp nâng dần hiệu suất trên, điều đó cũng sẽ phần nào giúp
doanh nhiệp trụ vững trước xu thế ngày càng cạnh tranh gay gắt của đối thủ trong
ngành.
2. Phân tích tỉ suất sinh lời
2.1 Phân tích ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản):
Chỉ tiêu

2008

2009

2010

ROA

26.92%

27.65%

22.16%

ROA trung bình ngành CBTP

19%

14%


15%

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

12.19%

13.32%

12.41%

Hiệu suất sử dụng tài sản

2.21

2.07

1.78

Từ năm 2008-2009, ROA của Vinacafé BH có xu hướng tăng khá nhanh, từ 26.92%
lên 27.65%. Sau đó chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong ROA giai đoạn 2009-2010
xuống còn 22.16%. Nguyên nhân là do:
Trong giai đoạn 2008-2009, hiệu suất sử dụng tài sản tăng là lý do chính khiến cho
ROA của Vinacafé BH tăng. Lý giải cho việc này, ta nhận thấy rằng trong giai đoạn
này, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, vòng quay tài sản cố định
tăng cao, chúng là những nhân tố chính làm cho hiệu suất sử dụng tài sản tăng. Ngoài
ra, hiệu suất sử dụng tài sản tăng còn là vì giá bán mặt hàng cà phê tăng cao trong giai
đoạn này, nhất là trong năm 2008 đã làm cho doanh thu tăng lên đột biến. Tất cả
những điều đó đã giúp ROA tăng lên.



Tiếp đến giai đoạn 2009-2010, ROA của công ty Vinacafé BH giảm mạnh, và có giá
trị 22.16%. Nguyên nhân chính là do tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của công ty bị
giảm đột ngột.Lý giải cho việc này, ta có thể nêu những nguyên nhân sau đây:
• Giá mua cà phê nguyên liệu tăng cao, trong khi giá cà phê bán ra bình quân của năm
2010tăng chậm so với năm 2009
• Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đã làm chi phí lãi vay của công ty tăng đột
biến so với năm 2009.
Tuy nhiên, nhìn chung ROA của Vinacafé BH vẫn cao hơn ROA trung bình của toàn
ngành CBTP.
2.2 Phân tích tỷ xuất sinh lời của vốn chủ sở hữu - ROE
Năm

2008

2009

2010

ROE

82.45%

95.94%

60.79%

ROA

26.92%


27.65%

22.16%

Tài sản/VCP

3.06

3.47

2.74

ROE TB ngành CBTP

29.00%

25.00%

26.00%

Nhìn chung,trong giai đoạn 2008-2009, ROE của Vinacafé BH có sự tăng trưởng khá
cao và ổn định trong thời gian dài, tuy nhiên sang năm 2010, chỉ tiêu ROE có sự sụt giảm


mạnh từ 95.94% xuống còn 60.79%. Nguyên nhân là do sự sụt giảm mạnh trong cả ROA
và hệ số đòn bẩy tài chính. Cụ thể, ROA từ 27.65% năm 2009, giảm xuống còn 22.16%
và HS đòn bẩy TC giảm từ 3.47 lần xuống 2.74 lần.
Cho dù vậy, sự suy giảm đột ngột của ROE cũng là một dấu hiệu báo hiệu một thời kỳ
kinh doanh khó khăn, và nhiều thách thức đang ở phía trước, do đó đòi hỏi ban lãnh

đạo công ty không ngừng phải nghiên cứu để đề ra chiến lược kinh doanh hợp lý và
tìm hiểu mọi nguyên nhân gây kìm hãm sự phát triển của công ty để ngăn chặn kịp
thời ngay từ lúc nó vừa mới bắt đầu
VI. Phân tích chỉ tiêu Phi tài chính
1.Chất lượng dịch vụ
- Thời gian chờ đợi của khách hàng ít. Đối với các đại lý bán lẻ thường không phải chờ
đợi vì hàng luôn các sẵn trong kho để đáp ứng.
- Công ty ít khi nhận được lời phàn nàn nào của khách hàng về thời gian giao hàng của
Công ty.
- Luôn cung cấp hàng đúng hạn cho các nhà phân phối,.đại lý bán lẻ của công ty
2. Hiệu quả sản xuất
-

-

Thời gian chu kỳ sản xuất đối với lọai sản phẩm này thường ngắn để kịp thời đáp ứng các
đơn hang và cung cấp cho các nhà phân phối, đại lý bán lẻ.
Tỷ lệ sản phẩm hỏng của công ty giảm dần theo xu hướng tửng năm do áp dụng công
nghệ hiện đại, kinh nghiệm sản xuất lâu năm.
Sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng với hơn 14 sản phẩm của 3 danh mục sản phẩm
chủ yếu: café hòa tan, café rang xay và ngũ cốc dinh dưỡng; đã được đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa.
Sản xuất cà phê chất lượng cao, thuần chất và tinh khiết, không pha độn tạo nên hương vị
thơm ngon đặc biệt của cà phê Việt Nam.
Vinacafe Biên Hòa liên tiếp đạt Thương hiện Hàng Việt Nam chất lượng cao trong 17
năm
Vinacafé Biên Hòa là một trong số 25 thương hiệu được lựa chọn liên tiếp 3 lần vào
Chương trình Thương hiệu Quốc gia (Vietnam Value).
Ngoài ra, Vinacafé Biên Hòa còn được thăng hạng tại “50 công ty kinh doanh hiệu quả
nhất Việt Nam 2013

3. Hiệu quả Marketing


×