Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề thi và Đáp án môn Pháp luật đại cương ĐH SPKT TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.42 KB, 2 trang )

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐÁP ÁN MÔN: Pháp luật đại cương
Mã môn học : 1005020
Thời gian
: 60 phút.
Ngày thi: 20/6/2014

Câu I: (1 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau tại Việt Nam được đăng ký tại đâu?
UBND xã phường, thị trấn, nơi cư trú của một trong các bên đăng ký
2. Hình phạt cao nhất áp dụng cho người 15 tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng?
12 năm tù giam
3. Người bắt đầu có năng lực hành vi dân sự là bao nhiêu tuổi?
Đủ 6 tuổi trở lên
4. Nguyên thủ quốc gia của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là ai?
Chủ tịch nước: Trương Tấn Sang
Câu II: (3 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
1. Bản chất của Nhà nước không chỉ có tính giai cấp mà còn có tính xã hội.
Trả lời: đúng, bởi vì bản chất của nhà nước mang 2 thuộc tính, tính giai cấp và tính xã hội.
2. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân chỉ chấm dứt khi cá nhân đó chết.
Trả lời: sai, bởi vì, năng lực hành vi của cá nhân có thể bị mất đi khi cá nhân đó chưa chết, cụ
thể cá nhân bi mất năng lực hành vi dân sự.
3. Chỉ có cá nhân mới là chủ thể của vi phạm pháp luật.
Trả lời: sai, bởi vì, chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân và tổ chức.
4. Chủ thể của tội phạm là cá nhân và tổ chức.
Trả lời: sai, bởi vì, tổ chức không phải chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam.


5. Con dâu có quyền hưởng thừa kế của cha mẹ chồng ở hàng thừa kế thứ nhất.
Trả lời: sai, bởi vì, con dâu không được hưởng thừa kế theo pháp luật, do vậy không thê xét
theo hàng thừa kế thứ nhất.
6. Việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau được tiến hành tại UBND xã
phường, thị trấn nơi cư trú của một trong các bên.
Trả lời: sai, bởi vì, Việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau được tiến hành tại
UBND xã phường, thị trấn nơi cư trú của một trong các bên chỉ được áp dụng trong trường
hợp kết hôn tại Việt Nam, còn kết hôn tại nước ngoài thì đăng ký tại cơ quan đại diện ngoại
giao của Việt Nam tại nước đó.
Câu III: (2 điểm)
Cho một ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật hình sự và phân tích cấu thành tội phạm
trong ví dụ đã cho.
Trả lời: trong câu hỏi này Sinh viên có thể đưa ra một ví dụ về một vụ án hình sự bất
kỳ.
Trong nội dung phân tích cấu thành tội phạm thì sinh viên phải làm rõ được các ý sau:
- Mặt chủ thể của tội phạm
- Mặt chủ quan của tội phạm


-

Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách thể của tội phạm.

Câu IV: (2 điểm) Giải quyết tình huống sau
Ông A và bà B kết hôn năm 1993 và sinh được 3 người con là C sinh năm 1994, D sinh
năm 1999 và E sinh năm 2001 Bà B có một người con nuôi tên là M sinh năm 1990. Năm
2013 bà B bị bệnh,tháng 2 năm 2014 Bà B chết, biết rằng tài sản chung của A và B là 2 tỷ
đồng,
Anh (chị) hãy phân chia di sản thừa kế trong các trường hợp sau:

a
b

Bà B không để lại di chúc.
Bà B để lại di chúc có nội dung như sau: “Toàn bộ tài sản của B được chuyển cho
Q” (Q là anh ruột của B).

Trả lời:
a) Bà B không để lại di chúc thì được chia như sau:
Căn cứ điều 675, 676 bộ luật dân sự 2005, thì di sản thừa kế của B được chia như sau:
Thời điểm mở thừa kế của B: tháng 2 năm 2014.
Di sản thừa kế của B: 2 x ½ = 1tỷ đồng
Hàng thừa kế thứ nhất của B có: ông A, C, D, E và M.
1/5 = 200 triệu đồng.
Mỗi người ở hàng thừa kế thứ nhất của B được hưởng 200 triệu đồng.
b) Bà B để lại di chúc có nội dung như sau: “Toàn bộ tài sản của B được chuyển cho Q”
(Q là anh ruột của B).
Trong trường hợp này thì có di chúc tuy nhiên, có các đối tượng được hưởng theo điều
669. Do vậy, di sản thừa kế của B được chia như sau:
Tìm một suất thừa kế nếu di sản của B được chia theo pháp luật:
Hàng thừa kế thứ nhất của B có: ông A, C, D, E và M.
1/5 = 200 triệu đồng.
Những người được hưởng theo điều 669 bao gồm: ông A, D, E.
Mỗi người được nhận:
200 x 2/3 = 133,3 triệu
Theo di chúc thì Q được hưởng: 1 – (133,3 x3) = 466,7 triệu
Câu V: (2 điểm) Tham nhũng gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Bằng kiến thức đã học anh (chị ) hãy phân tích tác hại của tham nhũng.
Sinh viên phải phân tích được 3 tác hại của tham nhũng như sau :
-


Tác hại về chính trị.

-

Tác hại về kinh tế

-

Tác hại về xã hội
----------------------------- Hết ---------------------------



×