Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Những nguyên lý Cơ Bản của Chủ Nghĩa Mác Lenin 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.23 KB, 14 trang )

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC LENIN
CÂU 1. BA QUY LUẬT
Quy luật: là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt,
các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau
Phân loại:
- Căn cứ vào mức độ của tính phổ biến:
+ Quy luật riêng
+ Quy luật chung
- Căn cứ vào lĩnh vực tác động:
+ Quy luật tự nhiên
+ Quy luật xã hội
+ Quy luật tư duy
BA QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Quy luật lượng-chất (vạch ra cách thức của sự vận động và phát triển)
a. Khái niệm chất, lượng
Chất: dùng để chỉ tính quy định khách quan
vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống
nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó,
phân biệt nó với sự vật, hiện tượng.

Lượng: dùng để chỉ tính khách quan vốn có
của sự vật, hiện tượng về các phương diện: số
lượng các yếu tố cấu thành; quy mô của tồn
tại; tốc độ nhịp điệu của q trình vận động
phát triển.

Đặc điểm:

Đặc điểm:


+ Mang tính khách quan
+ Gắn liền với sự vật, chất là chất của sự
vật
+ Sự vật khơng chỉ có một chất mà có vơ
vàng chất
+ Biểu hiện tính tồn vẹn, tính thống
nhất của sự vật
+ Dùng để phân biệt các sự vật với nhau
VD: Tính lỏng có nước là tính quy định về chất
của nước, phân biệt nước với trạng thái lỏng
(hơi nước) và trạng thái rắn (nước đá)

+ Mang tính khách quan
+ Sự vật khơng chỉ có một lượng mà có
vơ vàn lượng
+ Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng
chỉ mang tính tương đối. Trong mối
quan hệ này nó là lượng, trong mối
quan hệ khác nó lại là chất
VD: Nhiệt độ của nước có thể ở 10 oC, 20oC,
30oC, 100oC


b. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
- Sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó khơng tách rời nhau mà
tác động lẫn nhau.
- Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng
Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi, giới hạn này gọi là độ
Độ: tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng; là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay
đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng.

Khi lượng thay đổi đến 1 giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất, giới hạn này là
điểm nút
Sự thay đổi khi đạt tới điểm nút với những điều kiện nhất định sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới, đây
chính là bước nhảy.
Bước nhảy: sự chuyển hóa tất yếu trong qúa trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Các hình thức
bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác được quyết định bởi
mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật.
- Sự tác động trở lại của chất đối với lượng: Bước ngoặt của sự thay đổi về lượng đã dẫn đến sự thay
đổi về chất, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời nhưng chất mới ra đời lại đòi hỏi lượng mới. Chất mới
tác động tới lượng của sự vật trên nhiều phương diện như: kết cấu, qui mô, nhịp điệu vận động phát
triển của sự vật.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Cần coi trọng cả 2 mặt chất và lượng
- Cần chú ý khâu tích lũy về lượng để đến khi đủ điều kiện sẽ biến đổi về chất
- Cần chống lại bệnh chủ quan duy ý chí, biểu hiện ở chổ lượng chưa biến đổi vượt quá độ mà đã vội
vàng thực hiện bước nhảy
- Cần chống lại bệnh bảo thủ trì trệ, biểu hiện ở chổ lượng đã biến đổi vượt quá mặt độ mà k chịu
thực hiện bước nhảy
- Cần xác định bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy thực hiện


2. Quy luật chuyển hóa và đấu tranh giữa các mặt đối lập hay Quy luật mâu thuẫn
a. Vị trí, vai trò của quy luật mâu thuẫn
- Quy luật mâu thuẫn là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
- Theo Lênin: Quy luật mâu thuẫn là “hạt nhân” của phép biện chứng
- Quy luật mâu thuẫn vạch ra nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động,
phát triển
b. Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
Mâu thuẫn: là chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự
vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Mặt đối lập: dùng để chỉ những mặt, những

thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời là điều kiện, tiền đề tồn
tại của nhau để làm nên chỉnh thể một sự vật.
VD: đen- trắng, trước-sau, trên-dưới, dài-ngắn……
* Tính chất chung của mâu thuẫn
Tính khách quan
- Mâu thuẫn là cái vốn có của bản thân sự vật chứ không phải do sự áp đặt từ bên ngồi
- Bất kì một sự vật nào cũng đều chứa đựng mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn này mất đi thì mâu
thuẫn khác hình thành. Sự vật vừa là nó vừa là cái khác.
Tính phổ biến: Mâu thuẫn có trong mọi sự vật, mọi giai đoạn, mọi q trình, có cả trong tự nhiên,
trong xã hội, trong tư duy của con người
Tính đa dạng phong phú: Mỗi sự vật, hiện tượng, q trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn
khác nhau trong những điều kiện khác nhau. Đó là:
Mâu thuân bên trong – bên ngồi
Mâu thuẫn cơ bản – khơng cơ bản
+ Mâu thuẫn chủ yếu-thứ yếu
+ Mâu thuẫn đối kháng-không đối kháng
c. Quá trình vận động của mâu thuẫn
Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau
Sự thống nhất của các mặt đối lập
- Là sự ràng buộc, phụ thuộc, qui định lẫn nhau, địi hỏi có nhau, nương tựa vào nhau giữa các mặt
đối lập. Nếu khơng có mặt đối lập này sẽ khơng có mặt đối lập kia và ngược lại.
- Sự đồng nhất của các mặt đối lập: Các mặt đối lập cho dù có khác nhau nhưng bao giờ cũng có yếu
tố giống nhau, tương tự nhau
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
- Là khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập.
- Là quá trình bắt đầu hình thành mâu thuẫn, phát triển mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn.


Đồng nhất, đồng thời bao hàm sự khác nhau:
Giai đoạn hình thành mâu

Bề ngồi
thuẫn
Bản chất → mâu thuẫn được hình thành
Các mặt đối lập xung đột với nhau
Giai đoạn phát triển mâu
Các mặt đối lập xung đột gay gắt → Mâu thuẫn phát triển đến
thuẫn
đỉnh điểm
Giai đoạn giải quyết mâu Đưa ra phương án cụ thể giải quyết mâu thuẫn
thuẫn
- Sự chuyển hóa của các mặt đối lập diễn ra theo 2 cách:
+ Các mặt đối lặp chuyển hóa cho nhau
+ Cả hai đều trở thành chất mới
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập cũng có thể diễn ra theo 2 cách:
+ Các mặt đối lập ảnh hưởng lẫn nhau
+ Các mặt đối lập dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau
Mối quan hệ giữa sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập
- Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập gắn liền nhau: Nếu khơng có thống nhất sẽ khơng
có đấu tranh, thống nhất là tiền đề của đấu tranh, còn đấu tranh là nguồn gốc, động lực của sự phát
triển
- Sự khác biệt giữa chúng:
+ Sự thống nhất phản ánh trạng thái đứng im tương đối, sự đấu tranh phản ảnh trạng thái vận động
tuyệt đối của sự vật
+ Nhờ có thống nhất mà sự vật mới tồn tại, nhờ có đấu tranh mà sự vật mới phát triển
→ Theo Lênin: Thống nhất là tạm thời tương đối, còn đấu tranh là tuyệt đối: “Phát triển là một cuộc
“đấu tranh” giữa các mặt đối lập”
d. Ý nghĩa phương pháp luận
- Xác định mâu thuẫn, nghiên cứu mâu thuẫn, phân tích các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn
- Cần phải phân loại mâu thuẫn và tìm ra những biện pháp cụ thể để giải quyết mâu thuẫn một cách
phù hợp

- Giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quan điểm lịch sử cụ thể
- Nguyên tắc chung của giải quyết mâu thuẫn là sự đấu tranh của các mặt đối lập


3. Quy luật phủ định của phủ định
a. Vị trí và vai trò
- Là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng cơ bản
- Là quy luật về khuynh hướng cơ bản phổ biến của mọi vận động phát triển diễn ra trong các lĩnh
vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
b. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng
- Khái niệm sự phủ định: sự vật, hiện tượng sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng
sự vật, hiện tượng khác; thay thế hình thức tồn tại này bằng hình thức, tồn tại khác của cùng một sự
vật, hiện tượng trong q trình vận động, phát triển của nó. Sự thay thế đó là sự phủ định.
- Khái niệm về sự phủ định biện chứng: Mọi quá trình vận động và phát triển trong các lĩnh vực tự
nhiên, xã hội hay tư duy đều diễn ra thông qua những sự phủ định, trong đó có những sự phủ định
chấm dứt sự phát triển, nhưng có những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát
triển. Những sự phủ định tạo điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng được
gọi là sự phủ định biện chứng
VD: Vòng đời của bướm: Trứng bướm-Sâu non-Nhộng-Bướm trường thành-Trứng bướm
c. Đặc điểm của phủ định biện chứng
* Tính khách quan
- Phủ định biện chứng là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong của bản thân sự vật
- Phủ định biện chứng là kết quả của q trình tích lũy dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
của sự vật
→ Phủ định biện chứng cũng chính là sự tự thân phủ định
* Tính kế thừa
- Cái mới ra đời chỉ gạt bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu, khơng cịn phù hợp cái cũ
- Giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ, còn phù hợp ở cái cũ dưới dạng cải tạo, lọc bỏ cho phù hợp
với điều kiện mới.
→ Phủ định biện chứng cũng chính là sự khẳng định

* Ý nghĩa của quan điểm phủ định biện chứng
- Quan điểm phủ định biện chứng chống lại quan điểm siêu hình về phủ định:
- Khi phủ định thì phủ định sạch trơn, xóa bỏ tồn bộ cái cũ để xây dựng lại toàn bộ cái mới.
- Khi kế thừa thì kế thừa ngun bản, lắp ráp rập khn tồn bộ cái cũ và cái mới
→ Kết quả của phủ định biện chứng là cái mới ra đời thay thế cho cái cũ, nhưng lại bị cái mới hơn phủ
định
d. Phủ định của phủ định
* Tính chu kì của sự phát triển:
- Chu kì của sự phát triển nghĩa là từ một điểm xuất phát trải qua một lần phủ định, sự vật dường như
quay trở lại điểm xuất phát nhưng trên cơ sở cao hơn


- Sự vật khác nhau thì chu kì vận động, phát triển cũng khác nhau
- Số lần phủ định đối với mỗi chu kỳ của từng sự vật, hiện tượng cụ thể là khác nhau. Có thể có 2 hay
nhiều lần phủ định nhưng khái qt thì chỉ có 2 lần phủ định cơ bản đối lập nhau:
+Lần 1: Làm cho sự vật trở thành cái đối lập với nó, tức là từ cái khẳng định chuyển sáng cái phủ định
+Lần 2: Sự vật mới ra đời, đối lập với cái đối lập, nên sự vật dường như quay lại cái cũ nhưng trên cơ
sở cao hơn. Đây là đặc điểm cơ bản của quy luật phủ định của phủ định
* Phương hướng phát triển
- Vận động, phát triển đi lên là xu hướng chung của thế giới nhưng k diễn ra theo đường thẳng mà
diễn ra theo đường “xoáy ốc”, do cái mới ra đời còn non nớt chưa đủ khả năng thắng cái cũ và bị cái
cũ tác động trở lại gây khó khăn, cản trở nên tạm thời thụt lùi.
- Vì phát triển theo hình thức “xốy ốc” nên phải kiên trì khơng nơn nóng vội vàng, phải chú trọng
ủng hộ cái mới, tin tưởng cái mới hợp quy luật nhất định thắng.
- Khi xem xét sự vật hiện tượng phải xem xét nó trong quan hệ đối lập, cái mới ra đời dựa trên cái cũ,
cái tiến bộ ra đời từ những cái lạc hậu, có thấy được mặt đối lập thì mới thấy được những nhân tố cần
kế thừa trong sự phát triển đi lên.
e. Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong nhận thức và thực tiễn cần tuân theo quan điểm của phủ định biện chứng, chống lại quan
điểm siêu hình về phủ định.

- Cần nắm bắt điều kiện khách quan thuận lợi, phát huy nhân tố chủ quan tích cực để tạo ra cái mới
phù hợp.


CÂU 2. QUAN ĐIỂM CỦA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ VẬT CHẤT, Ý THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
I. Vật chất
1. Phạm trù vật chất
- Phạm trù: là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ
chung nhất của các sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định
- Quan niệm trước Mác về vật chất:
+ Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại: vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên là cơ sở sinh ra toàn
bộ thế giới (Nhược điểm của quan niệm này: nhìn thấy cái bộ phận cụ thể mà chưa nhìn thấy cái tổng
thể)
- Hồn cảnh lịch sử ra đời: Cuối XIX đầu XX với những phát minh mới của khoa học tự nhiên, con
người có những hiểu biết sâu sắc hơn về nguyên tử. Những phát minh đó đã làm ra cuộc khủng
hoảng về thế giới quan trong lĩnh vực nghiên cứu vật lí học. Trong cuộc khủng hoảng, chủ nghĩa duy
tâm xuyên tạc rằng vật chất bị tiêu tan chỉ còn ý thức, duy vật mất đi chỉ còn duy tâm. Triết học duy
vật lúc này cần phải đưa ra được một quan niệm đúng đắn, khoa học về phạm trù vật chất.
→ Định nghĩa vật chất của Lê-nin: vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan được đen lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
* Phân tích định nghĩa của Lê-nin:
- Thứ nhất: Phân biệt khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù triết học vì vật chất khơng tồn tại cảm
tính, nó khơng đồng nhất với các dạng tồn tại cụ thể được gọi là vật thể (nước, lửa, khơng khí). Vật
thể là cái có hạn, có sinh, có diệt; vật chất là cái vơ hạn, vơ sinh, vơ diệt.
- Thứ hai: Thuộc tính thực tại khách quan: là thuộc tính chung nhất của vật chất, nó tồn tại bên ngồi
và khơng lệ thuộc cảm giác.
- Thứ ba: Vật chất có trước quy định nội dung cảm giác nên nó đem lại cho con người trong cảm giác
và được cảm giác chép lại, chụp lại

* Ý nghĩa của định nghĩa:
- Khắc phục được hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ, hạn chế “duy tâm
trong quan niệm về xã hội” (quan niệm của Feuerbach cho rằng bản chất tồn tại của xã hội, con người
là tình u).
- Khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức. Khẳng định khả năng con người nhận
thức được thực tại khách quan
2. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
a. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
- Có 5 hình thức vận động: (được sắp xếp theo thứ tự từ trình độ thấp đến trình độ cao)
+ Vận động cơ học: sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian
+ Vận động vật lý: vận động của các phân tử, điện tử, các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện…


+ Vận động hóa học: sự biến đổi các chất vơ cơ, hữu cơ trong q trình hóa hợp, phân giải
+ Vận động sinh học: sự biến đổi của các cơ thể sống, biến thái cấu trúc gen…
+ Vận động xã hội: sự biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa… của đời sống
- Mối quan hệ giữa các hình thức vận động: Hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình
thức vận động thấp và bao hàm trong nó những hình thức vận động thấp hơn
- Vận động và đứng im (là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng và
đứng im là hiện tượng tượng đối, tạm thời):
+ Đứng im chỉ có tính chất tương đối tạm thời còn vận động là tuyệt đối, vĩnh cửu (Đứng im chỉ có
tính chất tương đối tạm thời vì chỉ tồn tại trong 1 thời gian nhất định, chỉ xét trong 1 hay 1 số quan
hệ nhất định)
+ Vận động là tuyệt đối vì vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất; khơng ở đâu, khơng lúc nào có
vật chất mà lại k có vận động.
b. Khơng gian, thời gian lả những hình thức tồn tại của vật chất
- Không gian: Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở 1 vị trí nhất định, có 1 quảng tính nhất định
(rộng, dài, cao) tồn tại trong những mối tương quan nhất định (trước, sau, trái, phải) với những dạng
vật chất khác nhau.
VD: Giảng đường 21: Rộng…, cao…., dài… và ở lầu…

- Thời gian: Sự vật tồn tại cịn thể hiện ở q trình biến đổi (nhanh, chậm), sự kế tiếp và chuyển hóa
VD: Khi trời đang mưa: sau ánh chớp là tiếng sét
- Tính chất của khơng gian và thời gian:
+ Khách quan
+ Vĩnh cửu và vơ tận
+ Khơng gian có 3 chiều (dài, rộng, cao); thời gian có 1 chiều (quá khứ đến tương lai)
II. Ý thức
1. Nguồn gốc của ý thức
* Nguồn gốc tự nhiên: là bộ óc con người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan.
Trong đó thế giới khách quan tác động đến bộ óc người, từ đó tạo ra khả năng hình thành ý thức của
con người về thế giới khách quan (Nếu khơng có thế giới khách quan thì ý thức khơng hình thành vì
sẽ k có cái để tác động vào bộ óc).
- Bộ óc người: Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao, là bộ óc người, là chức
năng của bộ óc là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc.
- Mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan được phản ánh thông qua hoạt động của các
giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên ý thức.
- Phản ánh: là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình
tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.


Đặc điểm của phản ánh: Là thuộc tính vốn có ở mọi dạng vật chất vì phản ánh thể hiện dưới nhiều
hình thức tùy thuộc vào dạng vật chất. Kết quả phản ánh phụ thuộc vào cả 2 vật, vật tác động và vật
nhận tác động; vật tác động là cái được phản ánh và vật nhận tác động là cái phản ánh (VD: Cái phản
ánh: máy quay phim; Cái được phản ánh: hoa lá, cỏ cây – Kết quả: rõ nét hay mờ nhịe)
+ Các hình thức phản ánh:
Phản ánh vật lý, hóa học: Đặc trưng cho vật chất vô sinh, thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa
VD: Đứt, gãy, sét, mốc…..
Phản ánh sinh học: đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh, thể hiện qua tính kích thích
VD: Nghệ thuật ngụy trang của động vật
Phản ánh tâm lý: là phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương được thực hiện trên cơ sở

điều khiển của hệ thần kinh thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện
VD: Hàng ngày trước khi cho mèo ăn thường gõ đũa muỗng vào chén bát, nhiều lần như vậy tạo thành
thói quen, nghe tiếng gõ của đũa muỗng vào chén bát mèo lại chạy đến chờ cho ăn
Phản ánh năng động sáng tạo: là hình thức phản ánh cao nhất, được thực hiện ở dạng vật chất phát
triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Là dạng phản ánh có tính chủ động lựa chọn
thơng tin, xử lí thơng tin, để tạo những thông tin mới, phát hiện ý nghãi của thông tin. Sự phản ánh
này được gọi là ý thức
* Nguồn gốc xã hội: nhiều yếu tố cấu thành song cơ bản nhất và trực tiếp nhất là lao động và ngơn
ngữ
- Lao động: là q trình cong người sữ dụng công cụ lao động tác động vào thế giới tự nhiên nhằm
tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Là quá trình làm thay đổi cấu
trúc cơ thể người.
VD: Sau khi biết lao động lồi người đã có dáng đi thẳng, giải phóng được 2 tay…
- Ngơn ngữ: Là hệ thống tín hiệu VS chứa thông tin mang nội dung ý thức. Khơng có ngơn ngữ ý
thức khơng thể tồn tại và thể hiện.
→ Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính xã hội. Trong
q trình lao động, làm nảy sinh nhu cầu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư tưởng.
2. Bản chất và kết cấu của ý thức
a. Bản chất của ý thức
- Ý thức: là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người; là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan
- Tính năng động, sáng tạo của sự phản ánh thể hiện ở khả năng hoạt động tâm-sinh lý của con
người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin chọn lọc thơng tin và xử lí thơng tin. Và cịn được
thể hiện ở q trình con người tạo ra những ý tưởng, giả thuyết, huyền thoại…trong đời sống tinh
thần của mình
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: là hình ảnh k cịn y nguyên như thế giới khách
quan mà nó đã cải biến thơng qua lăng kính chủ quan (tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm,
tri thức, nhu cầu…) của con người



- Ý thức là 1 hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội, chịu sự chi phối của các quy luật xã hội; được
quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội.
b. Kết cấu của ý thức
3 yếu tố cơ bản
- Tri thức: là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo
lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngơn ngữ.
- Tình cảm: là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ.
- Ý chí: là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con ngườinhằm vượt qua những cản trở trong q
trình thực hiện mục đích.
III. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1. Vai trò của vật chất đối với ý thức
- Vật chất là cái có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức
VD: Tình trạng phụ nữ Việt ngày nay thích lấy chồng ngoại
2. Vai trị của ý thức đối với vật chất
- Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo 2 hướng: tích cực (Nếu con người nhận
thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con
người phù hợp với các quy luật khách quan. Từ đó thế giới được cải tạo). Tiêu cực (Nếu ý thức của con
người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu
hướng hành động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác
động tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, với hiện thực khách quan.
CÂU 3. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI
TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
1. Sản xuất vật chất và vai trị của nó
Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất con người
- Sản xuất vật chất là q trình con người sử dụng cơng cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến
các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát
triển của con người
- Quá trình sản xuất vật chất là sự kết hợp của 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu
lao động (đối tượng và tư liệu lao động chính là tư liệu sản xuất)

- Sản xuất vật chất giữ vai trò: là nhân tố quyết định sự sinh tồn và phát triển của con người, xã hội;
là cơ sở của toàn bộ các mặt các mặt đời sống xã hội. Nó khơng chỉ cải biến tự nhiên, xã hội mà cịn
cải biến chính bản thân con người
VD: Các hoạt động kinh tế, chính trị, nghệ thuật, pháp luật tạo ra cái ăn, cái mặc,nơi ở đều phụ thuộc
vào sản xuất vật chất của nông-lâm-ngư, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ
2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
a. Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất


Phương thức sản xuất: là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai
đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.
VD: thời tiền sử là săn bắn, ngày nay là công-nông nghiệp
- Mỗi phương thức sản xuất có hai phương diện cơ bản:
+ Phương diện kỹ thuật: chỉ quá trình sản xuất được tiến hành bằng cách thức kỹ thuật, công nghệ
nào
VD: thủ cơng lạc hậu, máy móc hiện đại
+ Phương diện kinh tế: chỉ quá trình sản xuất được tiến hành với những cách thức tổ chức kinh tế nào
VD: tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa
→ Các thời đại kinh tế khác nhau căn bản không phải ở chổ nó sản xuất ra cái gì mà là ở chổ nó được
tiến hành bằng cách nào với cơng cụ gì.
→ Sự thay thế kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất trong lịch sử quyết định sự phát triển của
xã hội lồi người từ thấp đến cao (có sự kế thừa của cái trước)
→ Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan
hệ sản xuất tương ứng. (Phương thức sản xuất bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất)
→ Trình độ phát triển của phương thức sản xuất sẽ quyết định trình độ phát triển của nền sản xuất xã
hội và do đó quyết định trình độ phát triển của đời sống xã hội nói chung.
Lực lượng sản xuất: biểu hiện mối quan hệ của con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất
- Cấu trúc của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất: là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất).

Là hình thức xã hội của q trính sản xuất
- Kết cấu của quan hệ sản xuất:
+ Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất
+ Quan hệ tổ chức, quản lí sản xuất
+ Quan hệ phân phối sản phẩm
→ Trong các mặt trên thì quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đóng vai trị quyết định
b. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
tác động

Quan hệ sản xuất

Lực lượng sản xuất

quyết định


CÂU 4. TỒN TẠI XÃ HỘI, Ý THỨC XÃ HỘI
1. Khái niệm
- Tồn tại xã hội là toàn bộ điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội: địa lí tự nhiên, dân số, phương thức
sản xuất vật chất.
- Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinht hần của xã hội: quan điểm, tư tưởng, tình cảm, truyền
thống…
2. Quan điểm biện chứng giữa tồn tại XH và ý thức XH
 Chiều xuôi:
- Ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, ý thức XH phụ thuộc vào tồn tại xã hội (“người sống
trong lâu đài suy nghĩ khác với người sống trong túp lều tranh” – Feuerbach)
- Đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, đời sống
tinh thần ngày nay được cải thiện hơn trước.
 Chiều ngược:
- Ý thức xã hội thường lạc hậu & bảo thủ hơn so với tồn tại xã hội

+ Do sức mạnh của thói quen truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số
hình thái ý thức xã hội.
+ Ý thức xã hội ln gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất
định trong xã hội.
- Một bộ phận ý thức xã hội có khả năng vượt trước tồn tại xã hội, ý thức xã hội đi trước tồn tại xã hội
là sự vật, hiện tượng đó chưa xảy ra mà ta dự đốn được trước.
- Ý thức xã hội có tính kế thừa những tinh hoa & những giá trị tinh thần cao đẹp của truyền thống
dân tộc và nhân loại để làm phong phú đời sống tinh thần của con người hiện tại.
- Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội thông qua hoạt động của con người theo tác động tích
cực hoặc tiêu cực


CÂU 5. HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI
1. Khái niệm: dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất
đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiểu
kinh tế thị trượng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
2. Quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội: Sự vận động và phát
triển của xã hội khơng tn theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các quy luật khách quan,
trong đó cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất và quy luật kinh tế thị trường phù hợp với cơ sở hạ tầng.
- Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội: là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất (vì
phương thức sản xuất gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (Quan hệ sản xuất phải phù hợp
với lực lượng sản xuất), lực lượng sản xuất luôn luôn vận động phát triển do đó quan hệ sản xuất phải
cải biến để phù hợp đến một lúc nào đó thì hình thái xã hội mới ra đời)
- Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là quá trình thay thế tuần tự của các hình thái
kinh tế xã hội từ thấp đến cao (vì hình thái kinh tế - xã hội sau bao giờ cũng có trình độ cao hơn
trước)
- Các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử
Trình độ KT-XH: Cơng xã ngun thuỷ - Chiếm hữu nô lệ - Phong kiến – Tư bản chủ nghĩa – Xã hội
chủ nghĩa



CÂU 6. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG
TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
1. Con người và bản chất của con người
a. Khái niệm con người: là một thực thể tự nhiên mang bản tính xã hội có sự thống nhất giữa hai
phương diện tự nhiên và xã hội
Bản tính tự nhiên

Bản tính xã hội

- Là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của - Nguồn gốc hình thành và phát triển cịn có
giới tự nhiên
nguồn gốc xã hội, nhân tố lao động
- Là một bộ phận của giới tự nhiên bị các quy - Sự tồn tại của con người luôn được chi phối
luật sinh học chi phối có cấu trúc xã hội giống bới các quy luật xã hội, xã hội thay đổi làm con
nhau, mang bản năng tính
người thay đổi , mang bản chất xã hội
b. Bản chất của con người: Là tổng hòa các quan hệ xã hội (nghĩa là nói về mối quan hệ tác động
phụ thuộc lẫn nhau giữa các mối quan hệ: kinh tế chính trị, nhà trường, gia đình, bạn bè)
2. Quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân
a. Khái niệm quần chúng nhân dân:
- Là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản bao gồm những thành phần, những tầng lớp, những giai
cấp liên kết lại với nhau thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm
giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.
- Lực lượng cơ bản bao gồm:
+ Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các gía trị tinh thần
+ Những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị, áp bức, bóc lọt đối kháng với nhân dân
+ Những giai cấp tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội
b. Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò cá nhân trong lịch sử

- Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử (vì họ là lực lượng sản xuất cơ bản
của xã hội, là những người sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần, là động lực cơ bản của mọi
cuộc cách mạng xã hội).
- Vai trò của quần chúng nhân dân khơng bao giờ có thể tách rời vai trò cụ thể của từng cá nhân mà
đặc biệt là vai trò của các cá nhân ở vị trí lãnh tụ.
+ Lãnh tụ là những cá nhân kiệt xuất do phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân tạo nên,
gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân.
+ Vai trị tích cực của lạnh tụ là thúc đẩy tiến trình phát triển nhanh. Cịn tiêu cực là kiềm hãm tạm
thời tiến trình lịch sử. Vai trị của lãnh tụ phụ thuộc vào phẩm chất và khả năng thực hiện các nhiệm
vụ của lãnh tụ.



×