Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài tập cá nhân tuần 2 môn luật thương mại – module

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.15 KB, 5 trang )

 Bài tập cá nhân tuần 2 môn luật thương mại – module 1

A.Mở đầu
Thời gian qua chúng ta thường nghe nhiều cuộc thảo luận về sự cần thiết của
mô hình xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh để có đủ lực cạnh tranh, phát triển đặc biệt
là khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Chính
vì vậy, nghiên cứu và phân tích các đặc điểm của tập đoàn kinh tế là một vấn đề hết
sức cần thiết.

B.Nội dung
1/Khái niệm về tập đoàn kinh tế
Trong lịch sử , mô hình tập đoàn kinh tế hình thành rõ nét nhất là ở Đức sau
chiến tranh thế giới thứ nhất với tập đoàn Stinnes Enterprises. Sau đó đến các tập
đoàn khác ở châu âu và ở Mỹ. Trong vòng hai thập niên, chúng ta cũng khá quen
thuộc với những cái tên như Mitsubishi, Sumitomo, Mitsui, Samsung, LG, Huyndai…
Hiện nay, khái niệm tập đoàn kinh tế được đề cập chính thức trong luật Doanh
Nghiệp 2005 như sau: “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn”(Điều 149
Luật Doanh Nghiệp) , giải thích cụ thể tại khoản 1 Điều 38 Nghị Định 102/2010/NĐCP như sau: “1. Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có quy mô lớn, có tư
cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu
tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó
lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh
khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức
công ty mẹ - công ty con”.
2/ Những đặc điểm pháp lí của tập đoàn kinh tế tại Việt Nam.
Từ việc tìm hiểu khái niệm tập đoàn kinh tế chúng ta rút ra được các đặc điểm
của tập đoàn kinh tế sau:
- Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập và có
quy mô lớn. được hình thành trên cơ sở tập hợp liên kết các thông qua đầu tư, góp
3

 Sinh viên : Đỗ Thị Bích Ngọc !




 Bài tập cá nhân tuần 2 môn luật thương mại – module 1

vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức lien kết khác ; gắn bó lâu dài
vơi nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ,thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo
thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty
mẹ công ty con.
- Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng kí kinh doanh theo
quy định của Luật Doanh Nghiệp. Việc tổ chức hoạt đọng của tập đoàn do cac công
ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định (tại khoản 2 Điều 38 Nghị định
102/2010/NĐ-CP). Các quy định về tư cách pháp nhân của tập đoàn kinh tế còn mâu
thuẫn. Đó là từ việc ban hành các quyết định phê duyệt các đề án chuyển đổi sang mô
hình tập đoàn kinh tế,… khiến nhiều người ngộ nhận rằng tập đoàn kinh tế có tư cách
pháp nhân.
- Trong tập đoàn kinh tế, công ty mẹ, công ty con được tổ chức dưới hình thức
CTCP hoặc công ty TNHH theo quyết định của luật Doanh ngiệp hoặc của pháp
cluật có liên quan . Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn
kinh tế có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức, quản lí hoạt động phù hợp với hình
thức tổ chức của Doanh Nghiệp theo quy định của luật Doanh nghiệp, pháp luật liên
quan và Điều lệ công ty.
- Cụm từ “tập đoàn” có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của
công ty mẹ, phù hợp với quy định từ điều 31đến điều 34 của Luật DN về đặt tên
Doanh Nghiệp.
3/Nhận xét
Việc tổ chức các tập đoàn kinh tế ngày nay không còn là điều mới mẻ tại Việt Nam.
Trong những năm qua chúng ta không thể phủ nhận những sự phát triển vượt bậc của
các tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có nhiều tập đòan kinh tế bộc lộ nhiều điểm yếu,
khiếm khuyết như:
- Được hình thành chủ yếu từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các Tổng công ty Nhà

nước theo quyết định của Chính phủ. Khác với sự hình thành của các tập đoàn kinh tế

3

 Sinh viên : Đỗ Thị Bích Ngọc !


 Bài tập cá nhân tuần 2 môn luật thương mại – module 1

tư bản nước ngoài (được hình thành trên cơ sở sáp nhập, mua bán, đầu tư vốn giữa các
DN)
- Quy mô và khả năng tích tụ vốn của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam còn hạn chế,
phạm vi hoạt động nhỏ hẹp.
- Hợp tác và liên kết kinh doanh giữa các đơn vị trong Tập đoàn kinh tế chưa cao,
chưa thể hiện được bản chất kinh tế của Tập đoàn kinh tế.
- Trình độ tổ chức quản lý - đặc biệt là quản lý tài chính còn hạn chế để đáp ứng yêu cầu
quản lý đối với tập đoàn kinh tế.
4/ Hướng hoàn thiện và xây dựng quy định của pháp luật về tập đoàn kinh tế.
Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về tập đoàn kinh tế là một vấn quan
trọng. Theo đó, cần xác định đúng đắn và thực hiện theo một số hướng sau:
- Thứ nhất: Pháp luật về tập đoàn kinh tế phải hướng tới mục tiêu phục vụ nhiệm vụ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lí
nền kinh tế quốc dân.
- Thứ hai: Cần thống nhất các quy định tránh sự chồng chéo, “đá nhau” giữa các văn
bản pháp luật.
- Thứ ba: Pháp luật về tập đoàn kinh tế phải phù hợp với xu hướng chung của các
nước trong khu vực và trên thế giới.
- Thứ tư: Pháp luật về tập đoàn kinh tế vừa phải tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp phát triển, vừa phải tạo cơ chế hữu hiệu cho việc quản lí của nhà nước
với các tập đoàn kinh tế.


C. Lời kết
Qua việc xây dựng mô hình tập đoàn kinh tế ở nước ta có thể thấy chủ trương
đúng đắn của Đảng và nhà nước ta trong việc phát triển kinh tế và tạo thế chủ động
trong hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong qúa trình ấy cũng cần liên tục nghiên cứu và
hoàn chỉnh để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và đảm bảo kinh tế phát triển bền vững.
3

 Sinh viên : Đỗ Thị Bích Ngọc !


 Bài tập cá nhân tuần 2 môn luật thương mại – module 1

Danh mục tài liệu tham khảo

1.

Luật doanh nghiệp năm 2005.

2.

Luật thương mại 2005.

3.

Bộ Luật dân sự năm 2005

4.

Nghị định của Chính phủ số 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010

hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật Doanh Nghiệp.

5.

Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại tập 1,2, Nxb.
CAND, Hà Nội,2006.

6.

Nguyễn Thị Dung ( chủ biên), Hỏi đáp luật thương mại. Nxb.Chính
trị - hành chính, 2011

3

 Sinh viên : Đỗ Thị Bích Ngọc !


 Bài tập cá nhân tuần 2 môn luật thương mại – module 1

3

 Sinh viên : Đỗ Thị Bích Ngọc !



×