1
Đề bài số 2: Nêu nhận xét về các khẳng định sau:
a. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ nên doanh nghiệp tư nhân
không có tư cách pháp nhân.
b. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân là quyền và nghĩa vụ của
chủ doanh nghiệp tư nhân.
Bài làm :
a. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ nên doanh nghiệp tư
nhân không có tư cách pháp nhân.
Khẳng định trên là sai, vì :
Điều 84 Bộ luật dân sự 2005 quy định :
« Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện
sau đây :
1. Được thành lập hợp pháp ;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản đó ;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc
lập. »
Theo đó, doanh nghiệp tư nhân không thỏa mãn điều kiện thứ ba để có tư
cách pháp nhân, đó là : « Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự
chịu trách nhiệm bằng tài sản đó ». Việc đầu tiên khi xét tính độc lập về tài
sản của một doanh nghiệp là xác định xem tài sản của doanh nghiệp đó có
độc lập với tài sản của chủ doanh nghiệp hay không. Chủ doanh nghiệp tư
nhân sẽ đưa vào kinh doanh một số vốn nhất định trong khối tài sản của cá
nhân mình, đây được coi là tài sản của doanh nghiệp tư nhân. Theo khoản 3
Điều 142 Luật doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp
tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, chỉ phải khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh
trong trường hợp giảm vốn xuống dưới mức đã đăng kí và trong mọi thời
điểm đều có thể thay đổi mức vốn kinh doanh. Như vậy, gần như không có
2
sự tách bạch trong khối tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân và tài sản
của doanh nghiệp tư nhân. Vì thế mà có thể nói rằng doanh nghiệp tư nhân
không thỏa mãn tiêu chuẩn về sự độc lập trong mối quan hệ vốn và tài sản
giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp nên nó không đủ điều kiện để có
tư cách pháp nhân.
Trước đây, Luật doanh nghiệp không quy định tư cách pháp nhân cho
doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh với lý do chủ yếu liên quan đến
quan hệ vốn và tài sản giữa chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên hợp
danh và doanh nghiệp. Công ty hợp danh cũng như doanh nghiệp tư nhân,
không có sự độc lập về tài sản. Tuy nhiên, hiện nay, Luật doanh nghiệp đã
quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, đây là một quy định mang
tính đặc thù của Luật doanh nghiệp Việt Nam.
Tóm lại, nguyên nhân chính dẫn đến việc doanh nghiệp tư nhân
không có tư cách pháp nhân là do không thỏa mãn điều kiện về độc lập tài
sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp, khẳng định : « Doanh nghiệp
tư nhân do một cá nhân làm chủ nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách
pháp nhân » là sai.
b. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân là quyền và nghĩa vụ của
chủ doanh nghiệp tư nhân.
Khẳng định trên sai, vì :
Khoản 1 Điều 141 Luật Doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp tư
nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Quyền và
nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp gắn liền với quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đó được ghi nhận tại Điều 8 và Điều 9 Luật doanh
nghiệp 2005. Doanh nghiệp tư nhân là một thực thể pháp lý độc lập ngay
từ khi nó được thành lập.
3
Trong khi đó, chủ doanh nghiệp tư nhân trước hết là một cá nhân
với những quyền và nghĩa vụ được nhà nước quy định trên rất nhiều lĩnh
vực khác nhau mà không chỉ riêng trong lĩnh vực kinh doanh.
Doanh nghiệp tư nhân không thể tự nó thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của mình thông qua chủ doanh nghiệp tư nhân. Nếu xét trên cơ sở là
“thực hiện mục đích kinh doanh” thì quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
tư nhân trùng với quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân. Tuy
nhiên, bên ngoài mục đích kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân còn có
thể bán hoặc cho thuê doạnh nghiệp của mình (được quy định trong các
điều 144 và 145 Luật doanh nghiệp).
Như vậy, khẳng định: “Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân
là quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân » là sai.
4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập
1), Nxb. CAND, Hà Nội, 2006.
2. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật kinh tế
(tập 1: Luật doanh nghiệp), Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2006.
3. Luật doanh nghiệp năm 2005.