Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích khái niệm pháp luật, các đặc trưng cơ bản của pháp luật theo quan điểm xã hội học pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.38 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
A. Đặt vấn đề.
B. Giải quyết vấn đề.
I, Khái niệm pháp luật trong xã hội học pháp luật.
1, Quan điểm thứ nhất.
2, Quan điểm thứ hai.
II, Các đặc trưng cơ bản của pháp luật.
1, Tính quy định xã hội của pháp luật.
2, Tính chuẩn mực của pháp luật.
3, Tính ý chí của pháp luật.
4, Tính cưỡng chế của pháp luật.
C. Kết luận.

Trang
1
2
2
2
4
6
6
8
9
12
15

A, ĐẶT VẤN ĐỀ.
Nhà nước và pháp luật đã xuất hiện từ rất lâu đời, luôn luôn song
hành với nhau, cùng nhau điều hòa các mối quan hệ của xã hội. Pháp luật
ra đời cùng với nhà nước, là công cụ hữu hiệu của nhà nước để thực hiện




những chức năng của mình. Vậy pháp luật là gì? Đặc trưng của pháp luật
là gì? Đây là câu hỏi mà xung quanh nó có rất nhiều luận điểm, quan
điểm khác nhau trong việc đưa ra khái niệm pháp luật. Và để hiểu rõ hơn
về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Phân tích khái niệm pháp luật, các
đặc trưng cơ bản của pháp luật theo quan điểm xã hội học pháp luật”.
Thực tế, bài làm của em vẫn còn những sai sót nhất định, em rất mong
nhận được sự đóng góp của Thầy các Cô để bài tiểu luận của em được
hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

B, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I, Khái niệm pháp luật trong xã hội học pháp luật.
Trong xã hội học pháp luật từ trước đến nay vẫn tồn tại hai quan
điểm với khái niệm pháp luật. Một mặt, pháp luật được nhìn nhận với tư


cách một công cụ mà yếu tố chính trị (giai cấp) nằm trong nó mang lại
cho pháp luật tính chất tự giác, có mục đích trong quá trình hình thành
cũng như trong khi áp dụng, được gắn với ý chí của nhà nước, do nhà
nước xây dựng, ban hành. Mặt khác, pháp luật được xem như một loại
chuẩn mực xã hội, là tổng số các quy tắc hành vi cấu tạo từ các mối liên
hệ tự nhiên của con người và xuất phát từ các nhu cầu, lợi ích xã hội.
Trong xã hội học pháp luật có hai xu hướng trái ngược nhau trong việc
xác định bản thân khái niệm pháp luật. Quan điểm thứ nhất gắn pháp
luật với ý chí của nhà nước, do nhà nước xây dựng, ban hành,( pháp luật
thực định). Quan điểm thứ hai coi pháp luật như một loại chuẩn mực xã
hội bên cạnh chuẩn mực xã hội khác, gắn với lợi ích xã hội, xuất phát từ
nhu cầu tự nhiên của con người (pháp luật tự nhiên). Cụ thể như sau:

1, Quan điểm thứ nhất.
Coi pháp luật là công cụ kiểm soát xã hội một cách có ý thức. Yếu
tố chính trị trong khái niệm pháp luật như một công cụ có trong quan
điểm kiểm soát xã hội của nhà xã hội học pháp luật Mỹ R.Pound. Theo
ông, trật tự pháp luật là hình thức rõ rệt và có hiệu lực nhất của sự kiểm
soát xã hội và chi phối các hình thức kiểm soát, quản lý khác. Pháp luật
chỉ bắt đầu giữ vị trí thực sự cùng với sự phát triển của tổ chức chính trị
của xã hội. Theo ông, các trật tự trong xã hội, đều cần có sự kiểm soát
chặt chẽ, đặc biệt mạnh mẽ nhất đó là sức mạnh cưỡng chế, trước hết với
mục đích kìm hãm con người không có các hành vi chống đối xã hội và
bắt buộc họ thực hiện các hành vi vì lợi ích của xã hội văn minh. Các
công cụ quan trọng nhất đó là đạo đức, tôn giáo và pháp luật mà đã từng


có thời kì chúng đan xen vào nhau. Tuy nhiên, trong sự phát triển của
thời đại, khi cái đạo đức dần bị phai nhạt và tôn giáo dần bị hòa lẫn với
không tôn giáo, sức ảnh hưởng của nó đã không còn là quá mạnh mẽ với
con người. Từ đó, pháp luật trở thành công cụ quan trọng nhất của sự
kiểm sóat xã hội và được đảm bảo bởi sức mạnh của một xã hội được tổ
chức về mặt chính trị; trong đó, nó quy định hành vi của con người bằng
con đường áp dụng cưỡng bức một cách có hệ thống.
Và từ đó, các nhà nghiên cứu xã hội học pháp luật đã ngày càng ý
thức được tính chất chính trị của pháp luật. Đặc biệt cho đến khi quan
điểm của macxit được đưa ra rằng: pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát
triển trong xã hội có giai cấp, nó là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống
trị được nâng lên thành luật, thành những quy tắc xử sự mang tính bắt
buộc thực hiện chung đối với toàn xã hội. Pháp luật là vũ khí chính trị
mà giai cấp thống trị sử dụng để chống lại các giai cấp khác và quản lý
xã hội theo ý muốn của giai cấp mình. Và giai cấp thống trị đã thể hiện ý
chí của mình thông qua nhà nước, được cụ thể hóa trong các văn bản

pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành, và đồng
thời đặt ra các biện pháp tác động nhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn
trọng và thực hiện trong thực tế.
Tuy nhiên, vì nhà nước là đại diện chính thức cho toàn xã hội, vì vậy
pháp luật được ban hành còn mang cả tính xã hội. Điều đó có nghĩa là, ở
mức độ nhiều hay ít, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở mỗi giai
đoạn phát triển mà pháp luật còn thể hiện ý chí của các giai cấp, tầng lớp
xã hội khác nhau. Như vâym pháp luật là hiện tượng vừa mang tính giai


cấp, và cũng mang cả tính xã hội. Từ đó, ta có thể định nghĩa pháp luật
như sau: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban
hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã
hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.”
2, Quan điểm thứ hai.
Ở đây, pháp luật đã bị kéo ra khỏi khuôn khổ của thực tiễn các tổ
chức nhà nước, và được gắn với sự ra đời và họat động của các chuẩn
mực xã hội được hình thành một cách tự phát trong xã hội. Pháp luật
được giải thích như một hiện tượng xã hội khách quan với dấu hiệu cấu
thành của nó là sự bình đẳng hình thức của các chủ thể giao tiếp pháp
luật. Như vậy, mục đích của pháp luật chính là sự công bằng. Công bằng
nằm ở lý tưởng thỏa mãn tối đa các nguyện vọng, nhu cầu và lợi ích của
con người.
Tiêu biểu của quan điểm này là J.J.Rousseau cho rằng pháp luật
hình thành từ ý chí chung và vì lợi ích chung của tất cả các thành viên
trong xã hội. Luật bao giờ cũng tổng quát chung cho mọi người, coi tất
cả thần dân là một cơ thể mà trừu tượng hoá các hành động. Từ đó có thể
hiểu rằng luật là của cộng đồng, do cộng đồng tạo ra và sẽ không có bất
cứ cá nhân nào tạo ra luật và được phép đứng trên pháp luật.
Ông phân chia luật thành:

• Luật chính trị: hay luật cơ bản, điều chỉnh mối quan hệ chung của
toàn xã hội.
• Luật dân sự: giải quyết những mối quan hệ chung của toàn xã hội.


• Luật hình sự: giải quyết quan hệ giữa con người với pháp luật, có
ý nghĩa là sự trừng phạt của mọi người đối với kẻ vi phạm luật.
• Dưa luận xã hội: là luật đặc biệt nhất và quan trọng nhất, chính là
những phong tục, tập quán.
Theo ông, các điều luật của Nhà nước cần phải phù hợp với ý chí và
nguyện vọng của nhân dân lao động. Quyền lực của Nhà nước phải được
thể hiện phù hợp với các phán xét của nhân dân.
Từ đó, có thể hiểu pháp luật là hình thức thực hiện các lợi ích xã
hội theo nguyên tăc bình đẳng hình thức
Sự tranh luận giữa hai quan niệm trên đã đặt ra vấn đề là quan
niệm nào sẽ được chấp nhận. Tuy nhiên cả hai quan niệm trên đều phản
ánh lợi ích xã hội ở các mức độ khác nhau. Và đối với tình hình xã hội
thực tế tại Việt Nam ngày nay, pháp luật như chúng ta đều thấy, nó mang
những đặc điểm đặc trưng của riêng mình đó là: là hệ thống các quy tắc
xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của nhà
nước, nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong đó đã chứa
cả những lợi ích giai cấp và lợi ích xã hội, nhằm đảm bảo sự vững mạnh
của đất nước. Từ đây, ta sẽ phân tích sâu thêm về các đặc trưng cơ bản
của nó.
II, Các đặc trưng cơ bản của pháp luật.
1, Tính quy định xã hội của pháp luật.
Dưới góc độ xã hội học pháp luật, pháp luật trước hết được xem
xét như một hiện tượng xã hội, nảy sinh từ các tiền đề có tính chất xã hội,



tức là những nhu cầu khách quan của thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh
các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của xã hội ở những giai
đoạn lịch sử nhất định, đặc biệt là quan hệ kinh tế. Trong mối quan hệ
kinh tế, chế độ kinh tế là cơ sở, nền tảng của pháp luật. Pháp luật thuộc
một trong những yếu tố của kiến trúc thượng tầng, còn kinh tế thì thuộc
về yếu tố của cơ sở hạ tầng. Pháp luật là sự phản ánh sự phát triển của
chế độ kinh tế, bị chế độ kinh tế qui định nội dung, hình thức, cơ cấu và
phát triển, vì vậy pháp luật sẽ không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ
phát triển của chế độ kinh tế. Một khi chế độ kinh tế thay đổi thì sớm hay
muộn cũng sẽ kéo theo sự thay đổi của pháp luật. Nhưng ngược lại, Pháp
luật cũng có những tác động trở lại đối với kinh tế: Pháp luật sinh ra từ
các điều kiện, tiền đề kinh tế, nhưng nếu pháp luậtđược xây dựng phù
hợp với các quy luật kinh tế - xã hội, là sự thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị tiến bộthì nó sẽ tác động tích cực đến sự phát triển và sự vận
hành của nền kinh tế. Còn nếu không phù hợp, pháp luật sẽ kìm hãm sự
phát triển của kinh tế hoặc làm triệt tiêu nền kinh tế.
Với mục đích nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tuy nhiên, với
sự phát triển ngày càng đa dạng, và khó nắm bắt trong thời kì xã hội con
người hiện đại, dẫn đến việc các nhà làm luật sẽ không thể dự báo được
hết tất cả các quan hệ xã hội để có thể điều chỉnh được chúng. Vì vậy
pháp luật chỉ có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, có tính phổ
biến, điển hình. Và thông qua đó tác đọng đến những quan hệ xã hội
khác, giúp những quan hệ xã hội đó đi theo hướng mà các nhà làm luật
đã vạch ra. Mọi sự thay đổi của pháp luật suy cho cùng, đều xuất phát từ


sự thay đổi của các quan hệ xã hội và chịu sự quyết định bởi chính thực
tiễn xã hội. Điều đó nói lên bản chất xã hội của pháp luật.
Ví dụ: Đất nước ta trong thời kì bao cấp vào khoảng những năm
1960-1985, nền kinh tế trở nên thụt lùi, đóng cửa, không thể phát triển

được. Đời sống nhân dân trở nên khó khăn, hàng hóa được nhà nước
phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do
trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa
phương này sang địa phương khác. Phân phối hàng hóa, hạn chế trao
đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu, được thiết lập trong thời kỳ này để
phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người. Lương đôi khi cũng
được trả bằng hiện vật.
Mặc dù chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc từ trước năm 1975, song
thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt
Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986, tức là trước thời
kỳ đổi mới. Với chế độ pháp luật cấm sản xuất tư nhân, triệt tiêu hoàn
toàn hình thức kinh doanh tư bản, nổi bật chỉ có hình thức sở hữu hợp
tác xã và sở hữu nhà nước. Pháp luật đã trở nên vô cùng lạc hậu và lỗi
thời, không theo kịp với tình hình thực tế xã hội ở nước ta trong thời kì
đó. Vì vậy, đây được coi như một giai đoạn thất bại và tù đọng nhất của
nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20.
2, Tính chuẩn mực của pháp luật.
Vì pháp luật thường được xem xét như một hiện tượng xã hội, nên
nó sẽ mang tư cách là một loại chuẩn mực xã hội. Như trong những đặc


trưng ở khái niệm pháp luật đã nêu trên, pháp luật là hệ thống những quy
tắc xử xự, đó là những “khuôn mẫu”, “mực thước” được xác định một
cách tương đói cụ thể, rõ ràng trong chừng mực có thể. Ở đây, pháp luật
đã vạch ra những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định, để từ đó
hướng dẫn cho con người được phép làm thế này, không được phép làm
cái kia, cái này là đúng, cái kia là sai…, đó là những căn cứ để xác định
xem hành vi nào là hợp pháp, và hành vi nào là bất hợp pháp. Mà nếu
con người vượt qua khỏi phạm vi đó tức là đã vi phạm pháp luật. Vì vậy
mà chuẩn mực pháp luật cần phải rõ ràng, cụ thể, không thể có chuẩn

mực pháp luật chung chung, trìu tượng, cũng nhằm để mọi người tuân
theo một cách dễ dàng hơn.
Pháp luật, khi đã được coi là chuẩn mực, tức con người ta đã làm
quen với nó, nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân, và dù cho
nhà nước và các cơ quan của nó không còn thừa nhận và thực hiện nữa,
tuy nhiên nếu cái chuẩn mực pháp luật ấy vẫn còn sống đối với xã hội
của con người trong mặt thực tiễn, thì dù nó đã chết về mặt pháp lí,
nhưng nó vẫn có thể tồn tại được. Khi đó, nó sẽ mang màu sắc của những
phong tục, tập qưán, đạo đức hay thẩm mĩ, chứ không còn là pháp luật
nữa. Sức sống của nó có thể bị tước đi từ nhà nước bởi nó không còn phù
hợp với các quan hệ xã hội và không còn phù hợp với các lợi ích của giải
cấp thống trị nảy sinh từ các quan hệ xã hội ấy. Trong thực tế, có nhiều
trường hợp việc xây dựng pháp luật đã không khả thi khi áp dụng bên
ngoài thực tế. Và khi nhận ra tính bất khả thi của nó, nhà nước sẽ tước
mất sức mạnh của nó hoặc thay đổi nó về mặt hình thức, cũng nhằm để


pháp luật có thể phù hợp hơn với các quan hệ xã hội và lợi ích của giai
cấp thống trị đó. Và khi nó đã thể hiện đúng các nhu cầu xã hội thì đứng
đằng sau nó là chính quyền nhà nước với nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ
xã hội thống trị; phù hợp với các quan hệ xã hội ấy, chuẩn mực tạo thành
hành vi phù hợp với pháp luật, tức là cưỡng bức tuân theo nó. Sự thực
hiện phổ biến tương ứng với các quan hệ xã hội thống trị đồng thời cũng
là tính chuẩn mực. Như vậy, tính hiệu lực của chuẩn mực pháp luật dựa
trên không chỉ ý chí, mà cả trên thực tế xã hội, không chỉ trong sự xuất
hiện chuẩn mực pháp luật, mà cả trong việc tiếp tục thực hiện chuẩn mực
pháp luật đó nữa.
Chuẩn mực pháp luật được thực hiện chừng nào nó còn phù hợp
với các quan hệ xã hội và các lợi ích của giai cấp thống trị nảy sinh từ
các quan hệ xã hội này. Chuẩn mực pháp luật không còn phản ánh đúng

các quan hệ xã hội nữa thì nhà nước tước mất của nó sức mạnh hoặc thay
đổi nó về mặt hình thức. Rõ rang là ở đây không nói đến sự vi phạm các
yêu cầu của chuẩn mực pháp luật trong tiến trình thực hiện nó mà nói
đến quá trình hình thành những quan hệ xã hội thực tế, trong quá trình đó
thể hiện ra một nội dung chuẩn hóa mới xuất hiện (có thể mới chỉ trong
thực tiễn áp dụng pháp luật chứ chưa phải ở chuẩn mực pháp luật được
công bố chính thức). Nếu chuẩn mực pháp luật thể hiện nhu cầu xã hội
thì đứng đằng sau nó là chính quyền nhà nước với nhiệm vụ bảo vệ các
quan hệ xã hội thống trị; phù hợp với các quan hệ xã hội ấy, chuẩn mực
tạo thành hành vi phù hợp với pháp luật, tức là cưỡng bức tuân theo nó.
Sự thực hiện phổ biến tương ứng với các quan hệ xã hội thống trị đồng


thời cũng là tính chuẩn mực. Các cơ quan thực hiện, áp dụng pháp luật
thường quy định nội dung của một chuẩn mực pháp luật nhất định bằng
con đường giải thích tương ứng với các quan hệ mới, trong khi các quan
hệ mới về cơ bản lại được phản ánh lại trong lập pháp một cách thích
hợp. Như vậy, tính hiệu lực của chuẩn mực pháp luật dựa trên không chỉ
ý chí mà cả trên thực tế xã hội, không chỉ trong sự xuất hiện chuẩn mực
pháp luật mà cả trong việc tiếp tục thực hiện chuẩn mực pháp luật đó
nữa.
Ví dụ: Tại một số nước trên thế giới, trước kia, họ cấm việc kết
hôn, chung sống giữa những người đồng tính với nhau. Do sự phát triển
của thời đại, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng, đã khiến cho sự
ngăn cấm trên trở nên không còn tính tích cực của nó. Tình trạng không
còn tôn trọng pháp luật, biểu tình diễn ra ngày càng nhiều, khiến cho
nhiều quốc gia buộc phải thay đổi. Hiện nay, Đài Loan, Indonesia, Hàn
Quốc, Thái Lan và Campuchialà những quốc gia đồng tình việc quan hệ
đồng tính hiện đang hợp pháp.
3, Tính ý chí của pháp luật.

Pháp luật là công cụ do nhà nước ban hành, vì vậy mà pháp luật là
sự thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Điều này được
chứng minh rõ trong mục đích xây dựng pháp luật, nội dung pháp luật và
dự kiến hiệu ứng của pháp luật khi triển khai vào thực tế đời sống xã hội.
Cùng là hai thành tố của thượng tầng kiến trúc, cả hai hiện tượng nhà
nước và pháp luật cùng có nguồn gốc phát sinh, phát triển. Nhà nước là


một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhưng quyền lực đó chỉ có
thể được triển khai và phát huy có hiệu lực trên cơ sở các quy định của
pháp luật. Còn pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban
hành, luôn phản ánh các quan điểm, đường lối chính trị của giai cấp nắm
quyền lực nhà nước và bảo đảm cho quyền lực đó được triển khai nhanh
chóng, rộng rãi trên quy mô toàn xã hội. Vì vậy mà chúng có mối quan
hệ khăng khít với nhau, không thể tách rời nhau. Nhà nước sẽ không thể
tồn tại và phát huy quyền lực nếu thiếu pháp luật; ngược lại, pháp luật
chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi nó dựa trên cơ sở sức mạnh của
quyền lực nhà nước. Vì vậy, không thể nói pháp luật đứng trên nhà nước
hay nhà nước đứng trên pháp luật.
Pháp luật là công cụ do nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội, không loại trừ ngay cả nhà nước. Khi được công bố và có
hiệu lực thi hành, thì pháp luật lại trở thành hiện tượng có sức mạnh công
khai, điều chỉnh cả các trình tự tổ chức, thực hiện các ban ngành trong
nhà nước, và có hiệu lực bắt buộc phải thực hiện. Cho dù nhà nước ban
hành ra pháp luật, nhưng không có nghĩa nhà nước có quyền chà đạp,
đứng trên pháp luật. Bởi vì pháp luật không chỉ nhằm phục vụ lợi ích của
giai cấp thống trị, mà còn điều hòa lợi ích của các tầng lớp khác trong xã
hội. Việc ban hành pháp luật cần có một quá trình chuẩn bị kĩ lưỡng và tỉ
mỉ, không thể ban hành pháp luật một cách tùy tiện, chủ quan, duy ý
chis, không tính đến những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã

hội. Khi những bộ phận nhất định của pháp luật trở nên lạc hậu, không
còn phù hợp với thực tiễn xã hội thì nhà nước phải tiến hành sửa đổi, bổ


sung hoặc hủy bỏ để ban hành văn bản pháp luật mới.
Từ trước đến nay, trong các giai đoạn khác nhau của xã hội, đã chỉ
ra rằng chỉ những lực lượng nào nắm được nhà nước thì mới có khả năng
thể hiện ý chí và lợi ích của mình một cách tối đa trong pháp luật. Điều
đó được nhà nước đảm bảo thực hiện, vì vậy mọi quá trình xây dựng, tổ
chức, thực hiện và bảo vệ pháp luật đều được diễn ra dưới những hình
thức cụ thể, theo những nguyên tắc và thủ tục chặt chẽ.
Ví dụ: Tại nhà nước Việt Nam ta, quyền bầu cử thuộc về nhân dân, nhân
dân bầu ra các đại biểu quốc hội. Nhưng quốc hội lại bầu ra những
người giữ trọng trách quan trọng để điều hành đất nước. Việc này hết
sức quan trọng, liên quan đến vận mệnh của cả đất nước. Nên những cơ
quan nhà nước có trọng trách trong việc bầu cử cần phải tuân theo
những thủ tục hết sức chặt chẽ do chính nhà nước đã ban hành. Vấn đề
này đã chưa đựng cả ý chí của nhân dân và ý chí của nhà nước.
4, Tính cưỡng chế của pháp luật.
Nhà nước với tư cách là một tổ chức hợp pháp, công khai và có
quyền lực bao trùm toàn xã hội với sức mạnh cưỡng chế mạnh mẽ. Pháp
luật là công cụ của nhà nước, do nhà nước xây dựng, ban hành và đảm
bảo thực hiện, vì vậy mà pháp luật cũng sẽ mang tính cưỡng chế đó,
bằng các biện pháp tác động của nhà nước nhằm đảm bảo pháp luật được
tôn trọng và thực hiện thông qua việc hoàn thiện bộ máy công cụ thể hiện
quyền lực nhà nước như quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù… Nhờ đó, khi
pháp luật được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nó sẽ có sức


mạnh của quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người.

Đặc trưng này chỉ có ở pháp luật, không có ở các loại chuẩn mực xã hội
khác.
Các hình thức trừng phạt của nhà nước với những hành vi vi phạm
pháp luật trong thực tế cuộc sống hầu như chỉ mang tính hình thức. Phần
lớn hành vi của con người hình thành phù hợp vớic huẩn mực pháp luật
mà không cần tới sự đe dọa bởi sức mạnh cưỡng chế. Khi pháp luật được
hình thành, nó đã ăn sâu vào trong tâm trí của con người, tạo thành ý
thức tuần thủ pháp luật, mà thậm chí không cần biết tới các hình phạt
như thế nào. Khi những người mà họ tin tưởng, hay trong số đông cùng
làm theo một việc, thì sẽ hình thành ý thức muốn làm theo điều đó một
cách tự giác. Nhưng cũng có một bộ phận hành vi của con người, do
tách ra khỏi hoặc trái với chuẩn mực pháp luật nên đã trở thành hành vi
vi phạm pháp luật. Trong đa số trường hợp này, sự cưỡng bức tuân theo
chuẩn mực pháp luật là cái biến khả năng trừng phạt thành hiện thực. Đó
chính là sự bảo đảm cho hiệu lực của pháp luật. Đồng thời pháp luật
được xây dựng cũng dựa trên thực tế đời sống, nên trong đó đã có hoặc
hàm chứa sức mạnh chuẩn hóa thông quy sự tác động của chúng đến ý
thức pháp luật cá nhân.
Ví dụ: Trong những năm gần đây có quy định bắt buộc đội mũ
bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy. Điều này trong thời gian đầu thực
hiện gặp phải rất nhiều phản ứng từ người dân, khi họ không quen với
chiếc mũ trên đầu, khiến có cảm giác nóng và khó chịu. Nhưng với sức
mạnh xử phạt của luật pháp, chỉ trong một thời gian ngắn thực hiện,


người dân đã dần chấp nhận nó, và trở thành ý thức tự giác chấp hành,
chiếc mũ trở thành vật không thể thiếu khi tham gia giao thông.

C, KẾT LUẬN.
Pháp luật luôn là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong

việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nó đã góp phần to lớn cho việc đảm
bảo sự ổn định trong xã hội. Pháp luật tiến bộ thì xã hội mới tiến bộ, và


ngược lại, pháp luật không tiến bộ thì xã hội cũng tụt hậu. Vì vậy việc
nghiên cứu, tìm hiểu kĩ thêm về pháp luật là một vấn đề hết sức quan
trọng, nhất là trong tình hình đất nước Việt Nam ta hiện nay, nhằm thực
hiện được mục tiêu là làm cho xã hội tốt đẹp, dân chủ hơn.
Trên đây là những hiểu biết của em về khái niệm pháp luật, các đặc trưng
cơ bản của pháp luật theo quan điểm xã hội học pháp luật. Mặc dù đã rất
cố gắng nhưng do kiến thức sinh viên có hạn nên không tránh khỏi
những hạn chế và sai sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp
nhiệt tình từ phía các thầy, các Cô để bài tiểu luận của em được hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010.
2. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật (tái bản, có sửa chữa, bổ sung),

Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2012.
3. Ngọ Văn Nhân, Giáo trình xã hội học (chương 4), Nxb. Thông tin và


Truyền thông, Hà Nội, 2012.
4. Kulcsar Kalman, Cơ sở xã hội học pháp luật, Nxb. Thống kê, Hà Nội,
2004.
5. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên), Từ điển xã hội học, Nxb. Thế giới, Hà
Nội, 1994.
6. Đào Trí Úc, “Vai trò của xã hội học lập pháp ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 01/2003.




×