Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.44 KB, 14 trang )

A - LỜI MỞ ĐẦU:
Quan hệ giữa người tiêu dùng (NTD) và người cung cấp sản phẩm, dịch vụ
là một loại quan hệ dân sự. Trong mối quan hệ này, NTD thường ở vị trí yếu thế,
bởi sự hạn chế về thông tin, về kiến thức chuyên môn, về khả năng đàm phán hợp
đồng cũng như khả năng tự bảo vệ mình. Để tạo lập, gìn giữ và bảo vệ sự bình đẳng
giữa NTD và doanh nghiệp cần có sự can thiệp mạnh mẽ của pháp luật. Bảo vệ
NTD không chỉ là vấn đề của các quốc gia chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa
sang nền kinh tế thị trường, mà cũng là vấn đề thời sự của các quốc gia có nền kinh
tế thị trường phát triển.
Có thể áp dụng nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để bảo vệ NTD.
Có các chủ thể với các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau có thể tham
gia bảo vệ NTD. Trong đó Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đóng một vai trò
hết sức quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ và phát huy hiệu lực của pháp luật
bảo vệ NTD một cách có hiệu quả. Trong phạm vi bài luận này, chúng ta cùng tìm
hiểu: “Vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo vệ người tiêu dùng ở
Việt Nam”.

1


B – NỘI DUNG:
I - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỘI BẢO VỆ
NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM:
Cuối những năm 80, cùng với việc thành lập các hội liên hiệp khoa học và kỹ
thuật, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà Nước (nay là Bộ
Khoa học và Công nghệ), một số cán bộ hoạt động hoặc có quan hệ trực tiếp đến
công tác tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng đã bàn bạc để thành lập một tổ chức
nghề nghiệp của mình. Ngày 2/5/1988 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết
định số 131 CT về phê chuẩn việc thành lập Hội khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn
hóa, đo lường chất lượng Việt Nam (tên giao dich là VINASTAS).
Sau khi thành lập vài năm, hội nhận thấy công tác tiêu chuẩn hóa, đo lường,


chất lượng gắn liền với quyền lợi người tiêu dùng nên đã bắt đầu nghiên cưu về vấn
đề người tiêu dùng ở Việt Nam. Đại hội bất thường của Hội họp vào tháng 7/1991
đã quyết định đưa nội dung bảo vệ NTD vào cương lĩnh của Hội và đổi tên thành
Hội khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng và bảo vệ người tiêu
dùng Việt Nam gọi tắt là Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, tên
giao dịch vẫn lấy là VINASTAS.
Sau khi Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam được thành lập, một số Hội
tiêu chuẩn và bảo vệ NTD ở một số tỉnh, thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố Hà Nội, tỉnh Đồng Nai đã được thành lập để bảo vệ NTD trong
phạm vi địa phương. Đến nay cả nước có gần 40 Hội bảo vệ NTD hoạt động độc
lập ở các tỉnh, thành phố và tự nguyện làm thành viên của VINASTAS. Giữa Hội
bảo vệ NTD Trung ương và các Hội bảo vệ NTD ở các địa phương thường xuyên
có mối quan hệ giúp đỡ nhau hoạt động. Hội bảo vệ người tiêu dùng có vai trò quan
trọng trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về vị thế của NTD, về các quyền
của NTD, về sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam.
2


II – VAI TRÒ CỦA HỘI BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG BẢO VỆ
NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM:
1 – Vai trò Hội bảo vệ NTD trong công tác phản biện xã hội:
a – Nội dung công tác phản biện xã hội của Hội bảo vệ NTD:
Phản biện xã hội là sự biện luận, thẩm định đánh giá của xã hội và của các
lực lượng xã hội đối với những chủ trương, chính sách, đề án, dự án, hành vi xã hội
liên quan đến quyền lợi và đời sống của các thành viên trong xã hội. Việc thực hiện
công tác phản biện xã hội của Hội bảo vệ người tiêu dùng chính là để thực hiện
quyền được đại diện hay quyền được lắng nghe của NTD. Bởi thông qua Hội bảo
vệ NTD, tổ chức đại diện cho tiếng nói của NTD thì những ý kiến phản biện của
NTD sẽ có hiệu quả hơn khi từng NTD có ý kiến vì ý kiến cá nhân thường ít trọng
lượng và ít được lắng nghe.

Phản biện xã hội của các hội bảo vệ NTD bao gồm:
- Thứ nhất, phản biện về các chính sách của Nhà nước, các quy định pháp
luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích của NTD,
với mục đích tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động bảo vệ quyền
lợi NTD, làm cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích NTD, góp phần
xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Thứ hai, phản biện xã hội về các hoạt động thương mại nhằm phát hiện và
đấu tranh chống các thủ đoạn, hành vi phi đạo đức trong thương mại.
b – Những hoạt động phản biện xã hội của các hội bảo vệ NTD ở Việt Nam:
* Xây dựng pháp luật bảo vệ NTD và góp ý cho những văn bản pháp luật có
liên quan:
- Đề xuất xây dựng Pháp lệnh bảo về quyền lợi NTD năm 1999 – văn bản
đầu tiên quy định trực tiếp nhằm bảo vệ quyền lợi NTD ở nước ta. Sau đó, Hội tiêu
chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ xây
dựng dự thảo Pháp lệnh bảo vệ NTD.
3


- Năm 2008, Quốc hội đã cho phép xây dựng Luật bảo vệ quyền lợi NTD để
thay thế cho Pháp lệnh bảo vệ NTD năm 1999 cho phù hợp với tình hình mới. Hội
tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam đã cử người tham gia ban biên tập, tổ soạn
thảo Luật ngay từ đầu.
- VINASTAS đã tham gia ý kiến vào các văn bản pháp luật có liên quan đến
lợi ích của NTD như Luật thương mại 2005, luật cạnh tranh 2004, luật tiêu chuẩn
và quy chuẩn 2006, Luật khiếu nại, tố cáo 2008, Luật chất lượng hàng hóa 2007…
Hội cũng tham gia nhiều ý kiến trong việc định giá các sản phẩm thiết yếu trong
tiêu dùng như giá điện, giá xăng dầu, giá sữa…
- VINASTAS đã cử người tham gia vào Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm Việt
Nam, vào các ban kỹ thuật trong việc soạn thảo các tiêu chuẩn Nhà Nước có liên
quan đến NTD.

* Phản biện xã hội về hàng hóa dịch vụ trên thị trường, về các tiêu cực trong
quan hệ giữa thương nhân và NTD:
- VINASTAS và các Hội bảo vệ NTD ở các tỉnh, thành phố đã đề xuất nhiều
ý kiến liên quan đến việc quản lý cua Nhà Nước về những vấn đề về tiêu chuẩn
hóa, chất lượng và bảo vệ NTD.
- VINASTAS đã đề xuất và hợp tác với cơ quan Nhà nước trong chương
trình nhân dân cho những thiết bị tiết kiệm năng lượng, tham gia ý kiến về thông
tin cho người tiêu dùng về tác hại của thuốc lá, phát hiện và kiến nghị với Nhà
nước về vi phạm trong quy định quảng cáo, nhãn mác, niêm yết giá…, kiến nghị
với nhà nước về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý việc sử dụng
thuốc trừ dịch hại, thuốc tăng trưởng cây trồng…
- Một số hội bảo vệ NTD địa phương đã tham gia tích cực vào việc phát hiện
sai phạm của thương nhân làm ảnh hưởng đến quyền lợi NTD. Ví dụ: Hội bảo vệ
NTD An Giang

4


- VINASTAS đã chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đưa
lên công luận những tiêu cực trên thị trường làm phương hại đến NTD như vụ công
tơ điện tử ở tp Hồ Chí Minh, vụ xăng có pha axeton…
Như vậy, đến nay các Hội bảo vệ NTD, đặc biệt là VINASTAS đã thực hiện
một số hoạt động thể hiện vai trò của tổ chức bảo vệ NTD trong công tác phản biện
xã hội. Tuy nhiên trước thực trang rất nhiều thương nhân có hành vi xâm phạm đến
quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng thì những việc đã làm được của
các hội bảo vệ NTD chưa thấm tháp là bao.
2 – Vai trò của Hội bảo vệ NTD trong việc giáo dục NTD:
a – Nội dung công tác giáo dục NTD của Hội bảo vệ NTD:
Giáo dục NTD là làm cho họ biết về các quyền trách nhiệm của NTD, nâng
cao nhận thức về quan điểm, phong cách và kỹ năng tiêu dùng, để họ trở thành

NTD khôn ngoan, thận trọng, có khả năng tự bảo vệ mình.
Để thực hiện vai trò giáo dục NTD, Hội bảo vệ NTD thực hiện các nội dung
sau:
-

Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến cho NTD biết về quyền và trách nhiệm của
mình

-

Thứ hai, giáo dục về quan điểm sống và sự chia sẻ. Việc giáo dục NTD cần
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của phong trào NTD. Năm trụ cột của phong
trào NTD mà việc giáo dục NTD sẽ giúp cho việc thực hiện như một phần
của hệ thống giá trị được chia sẻ, đó là: chăm sóc con người, bảo vệ trái đất,
hiểu biết quyền của bạn, đấu tranh cho công lý và khám phá sức mạnh của
bạn.

-

Thứ ba, giáo dục về việc lựa chọn của NTD trên cơ sở có thông tin từ đó để
có quyết định không ngoan khi mua hàng.

5


-

Thứ tư, giáo dục NTD về việc phát triển hệ thống giá trị. Bao gồm; giá trị
của đồng tiền, giá trị con người, giá trị môi trường, giá trị dân chủ, giá trị
công lý.


b – Một số kiến nghị để Hội bảo vệ NTD thực hiện tốt vai trò giáo dục NTD:
- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về sự cần thiết phải giáo dục NTD
- Xã hội hóa việc giáo dục NTD
- Mở rộng nội dung giáo dục NTD, không chỉ bó hẹp trong việc giáo dục về
ý thức và ký năng tiêu dùng mà cần mở rộng sang giáo dục về các vấn đề văn hóa,
phong cách tiêu dùng…
- Tạo điều kiện cho các tổ chức bảo vệ NTD phát triển các công cụ thông tin
giáo duch NTD như soạn và in các ấn phẩm, tạp chí, tạo các trang web…
- Tạo điều kiện để các tổ chức NTD có thể thực hiện các thử nghiệm so sánh
về hàng hóa và dịch vụ để thông tin cho NTD.
3 – Vai trò của Hội bảo vệ NTD trong việc giải quyết khiếu nại của NTD:
a – Nội dung công tác giải quyết khiếu nại của Hội bảo vệ NTD:
Giải quyết khiếu nại của NTD là cách thức, biện pháp để xem xét giải quyết
các vấn đề mà NTD cho là tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm đến quyền và lợi
ích hợp pháp của mình hat gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của cộng đồng.
Theo Luật bảo vệ NTD, khi NTD trực tiếp khiếu nại hoặc thông qua tổ chức
xã hội để khiếu nại đến tổ chức, cá nhân kinh doanh thì cách thức giải quyết khiếu
nại của NTD là: thương lượng giữa NTD với thương nhân hoặc thông qua tổ chức
bảo vệ NTD để hòa giải. Ngoài ra NTD có thể giải quyết tranh chấp giữa mình với
tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng cách gửi đơn khởi kiện đến tòa án hoặc trọng tài.
Tuy nhiên, Khoản 2, Điều 30 Luật bảo vệ NTD quy định: “Không được thương
lượn, hòa giải trong trương hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,
lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng”.

6


Trong khi giải quyết khiếu nại, cơ quan, cấp có thẩm quyền có thể bác bỏ
những yêu cầu của người khiếu nại trong trường hợp khiếu nại của họ không đúng

bằng văn bản hoặc bằng trả lời trực tiếp. Trong trường hợp khiếu nại của người
khiếu nại là đúng thì cơ quan, cấp có thẩm quyền yêu cầu phía bị khiếu nại thực
hiện các hình thức, biện pháp để khắc phục hậu quả và phục hồi quyền lợi cho
người khiếu nại trên cơ sở của pháp luật. Mặt khác, trong trường hợp cần thiết,
nghiêm trọng, cơ quan, cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đề nghị lên cơ quan
cấp trên hay cơ quan chức năng giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Hoạt động của các cơ quan, các cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chủ
yếu dựa trên các quan hệ pháp lý nảy sinh giữa NTD với các doanh nghiệp, các tổ
chức xã hội và cơ quan nhà nước. Bằng hoạt động của mình, các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại đã làm cho việc vi phạm pháp luật được khắc phục và
hoạt động đó được tiến hành dựa trên các biện pháp thuyết phục và cưỡng chế, tùy
theo các tình huống cụ thể.
b – Một số nhận xét, đánh giá về hoạt động giải quyết khiếu nại của Hội bảo vệ
NTD ở Việt Nam:
* Thành tựu:
Sau gần 25 năm kể từ khi nền kinh tế được triển khai, công tác bảo vệ người
tiêu dùng thông qua tư vấn, giải quyết khiếu nại của các tổ chức bảo vệ người tiêu
dùng ở nước ta đã được triển khai và hoạt động hết sức tích cực. Các tổ chức bảo
vệ người tiêu dùng đã cố gắng không mệt mỏi, vượt qua nhiều khó khăn, tiến hành
nhiều hoạt động để giải quyết một cách hiệu quả khiếu nại của NTD nhằm đem lại
quyền lợi chính đáng cho họ.
Các hoạt động tư vấn, giải quyết khiếu nại của Hội bảo vệ NTD đã đóng góp
đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ NTD nước ta. Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt
Nam và các hội địa phương đều có văn phòng tư vấn, khiếu nại để tiếp nhận và xử
lý khiếu nại của NTD, giúp NTD giải quyết những thiệt thòi khi mua sắm hàng hóa
và sử dụng dịch vụ. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, số vụ khiếu nại của
7


NTD không ngừng tăng lên, tính chất của các vụ khiếu nại cũng phức tạp hơn. Điều

đáng mừng là trong thời gian vừa qua, việc giải quyết khiếu nại đạt hiệu quả có xu
hướng tăng cao, cho thấy năng lực giải quyết khiếu nại của Hội bảo vệ NTD ngày
càng phát huy và đem lại ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ quyền lợi cho NTD.
Ngoài ra, trong những vụ việc nổi cộm VINASTAS đều đã lên tiếng bảo vệ
NTD. Cụ thể như: ngày 13/11/2006 VINASTAS đã gửi đơn kiến nghị đến các Bộ
trưởng Bộ Y tế, Thương mại, Khoa học – Công nghệ, Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Công nghiệp phản đối một số công ty sữa tươi nguyên chất cho loại sữa
nước được hoàn nguyên từ sữa bột. Mặc dù một trong ba yêu cầu của VINASTAS
là “Kiểm tra làm rõ mức độ thiệt hại của NTD do doanh nghiệp ghi sai nhãn hàng
hóa, buộc doanh nghiệp phải bồi hoàn thiệt hại do họ gây ra, xử phạt nghiêm khắc
hành vi vi phạm, đồng thời công khai xin lỗi NTD” đã không được cơ quan chức
năng cũng như doanh nghiệp đáp ứng nhưng trên thực tế, sau một thời gian
VINAMILK đã thay thế các sản phẩm này bằng các sản phẩm đề rõ “Sữa tươi 95%
(có đường)” và “Sữa tươi nguyên chất 100% (không đường)” có chất lượng khác
hẳn với các loại “sữa tươi” trước đó. Ngoài ra, VINASTAS cũng tham gia giải
quyết một số vụ điển hình khác như vụ đồng hồ nước của Công ty nước sạch, điện
kế điện tử Thành phố Hồ Chí Minh, xăng pha axeton… Trong các trường hợp như
vậy VINASTAS đã thực hiện chức năng bảo vệ NTD rất tích cực.
Gần đây, VINASTAS đã có nững phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước để
hỗ trợ thông tin cho NTD. Theo đó, cục quản lý cạnh tranh và VINASTAS đã phối
hợp xây dựng một mục có tên là Thông tin cảnh báo cho NTD trên tảng web của
Cục.
Đạt được những kết quả như trên là nhờ sự cố gắng và phối hợp tích cực của
các cơ quan chức năng, các cơ quan thông tin tuyên truyền đại chúng, tinh thần,
trách nhiệm của các đơn vị có sản phẩm bị khiếu nại và đóng vai trò quan trọng
không thể thiếu chính là sự nhiệt tình, tận tâm của các Hội bảo vệ NTD. Hội bảo vệ

8



NTD đã đưa ra những phương thức giải quyết khiếu nại hiệu quả đem lại những kết
quả tích cực cho cả NTD và tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
* Hạn chế:
Thực trạng hoạt động của các Hội bảo vệ NTD mặc dù đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể nhưng tổ chức bảo vệ NTD vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách
thức. Chính vì thế, trong quá trình giải quyết khiếu nại của NTD, Hội còn tồn tại
nhiều hạn chế cần khắc phục.
Đối với các Hội bảo vệ NTD ở địa phương, văn phòng khiếu nại của NTD
thường được đặt ở những nơi không thuận tiện, điều kiện hoạt động còn gặp nhiều
khó khăn. Cơ sở vật chất của Hội còn yếu kém vì không có kinh phí để trang trải
dẫn đến sự thiếu hụt nhân sự trầm trọng kể cả về số lượng và chuyên môn nghiệp
vụ.
Mặt khác. Hội không phải là cơ quan nhà nước nên không có quyền hạn về
mặt Nhà nước. Vì không phải là cơ quan Nhà nước nên Hội bảo vệ NTD không có
thẩm quyền giải quyết vi phạm, mà sau khi tiếp nhận đơn thư khiếu nại của NTD,
Hội chỉ có tiếng nói mang tính chất đề xuất, kiến nghị mà không có tính quyết định.
Bởi vì vậy, nhiều khi hoạt của Hội còn mang tính hình thức, chưa góp phần xử lý vi
phạm và bảo vệ hiệu quả quyền lợi NTD. Điều đó dẫn đến nhiều người tiêu dùng
còn chưa thật sự tin tưởng vào năng lực giải quyết khiếu nại của Hội.
Qua thực tiễn tìm hiểu cho thấy, người làm công tác giải quyết khiếu nại ở
các văn phòng tư vấn giải quyết khiếu nại rất ít và kiến thức pháp luật nhìn chung
còn hạn chế nên không thể tiếp nhận và giải quyết nhiều khiếu nại cho NTD
Việc thực thi pháp luật bảo vệ NTD ở nước ta đòi hỏi một cơ chế giải quyết
khiếu nại hiệu quả. Các tổ chức bảo vệ NTD ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ đóng vai
trò ngày càng quan trọng trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, công tác giải quyết
khiếu nại của Hội bảo vệ NTD cần phải phát huy và làm tốt hơn nữa mới góp phần
bảo vệ tốt quyền lợi của NTD đang bị xâm phạm cũng như lợi ích của toàn bộ NTD
đang sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên cả nước.
9



c – Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động của Hội bảo vệ
NTD về giải quyết khiếu nại:
- Cần có sự quan tâm thích đáng của cơ quan Đảng, Nhà Nước cả về mặt cơ
chế chính sách cả về nguồn nhân lực, vật chất.
- Các ngành chức năng cần nhanh chóng xây dựng được cơ chế khiếu nại,
tranh chấp một cách hữu hiệu, giảm bớt các bước mang tính hành chính để NTD
trước mắt có thể tự bảo vệ mình, hướng tới là “người tiêu dùng thông minh”; xây
dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm đến với NTD, tránh nguy cơ lan rộng từ
những thiệt hại đã được phát hiện qua các cuộc thanh, kiểm tra hay từ phản hồi của
chính NTD
- Cần đưa các cán bộ giải quyết khiếu nại vào diện hưởng biên chế lương từ
ngân sách Nhà nước (hoặc có phụ cấp tương xứng) để họ yên tâm làm việc thường
trực hàng ngày tại văn phòng giải quyết khiếu nại.
- Các Hội bảo vệ NTD cần tìm nguồn tài trợ để bồi dưỡng kiến thức nghiệp
vụ thường xuyên cho các cán bộ chuyên trách của văn phòng giải quyết khiếu nại.
III – MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI BẢO
VỆ NTD TRONG VIỆC BẢO VỆ NTD Ở VIỆT NAM:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vai trò của Hội bảo vệ NTD trong
việc bảo vệ NTD ở Việt Nam, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn
nữa vai trò, tác dụng của các Hội bảo vệ NTD:
- Nhà nước cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, nhân lực
của Hội bảo vệ NTD để các cán bộ có thể yên tâm làm việc, phát huy năng lưc của
mình, phục vụ cho công cuộc bảo về quyền lợi NTD.
- Ngoài việc đầu tư, nâng cao chất lượng hoạt động, Hội Bảo vệ NTD còn
phải thể hiện rõ vai trò là cầu nối để phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền
trong công tác bảo vệ NTD bằng những cơ chế phù hợp hơn, trong đó có sự tham
gia của Hội Luật sư, các cơ quan truyền thông đại chúng.
10



- Các tổ chức bảo vệ NTD ở cấp huyện cần được xây dựng để hoạt động bảo
vệ NTD được phát triển rộng khắp, mang lại lợi ích cho người dân vùng sâu, xa.
- Các Hội bảo vệ NTD từ trung ương đến địa phương cần có sự hợp tác, liên
kết chặt chẽ với nhau nhằm giúp đỡ nhau hoạt động, phát huy hết vai trò của mình.
- Tuyên truyền rộng rãi đến NTD về chức năng, quyền hạn của Hội bảo vệ
NTD để từ đó, NTD có cái nhìn đúng hơn về Hội bảo vệ NTD và tạo nên sự yên
tâm, tin tưởng của NTD đối với Hội bảo vệ NTD.

11


C – KẾT LUẬN:
Bảo vệ NTD là vấn đề vô cùng quan trọng góp phần bảo đảm sự phát triển
bền vững của xã hội. Bởi vậy bảo vệ NTD luôn là vấn đề được các quốc gia, các tổ
chức quốc tế quan tâm. Bảo vệ NTD không chỉ là vấn đề của các quốc gia chuyển
đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường, mà cũng là vấn đề thời
sự của các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Bảo vệ NTD còn trở nên
đặc biệt phức tạp trong điều kiện toàn cầu hóa, khi mà NTD và nhà cung cấp sản
phẩm, dịch vụ không chỉ đến từ cùng một quốc gia.
Để Hội bảo vệ NTD thực sự trở thành một thiết chế quan trọng, có hiệu quả
trong việc bảo vệ quyền lợi NTD thì Chính phủ, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức
xã hội, bản thân NTD phải thật sự quan tâm, nhận thức được tầm quan trọng của
vấn đề bảo vệ NTD. Các Hội bảo vệ NTD phải đổi mới phương thức hoạt động,
hợp tác, giúp đỡ nhau để thực hiện tốt vai trò là tổ chức đại diện cho quyền lợi
NTD trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương.

12



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010;
2. Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
3. Bùi Thị Long, Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay,
Luận văn thạc sĩ Luật học, trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2007;
4. Nguyễn Thị Vân Anh, Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo về quyền lợi
người tiêu dùng. Tạp chí Luật học, số 11/2010.

13


MỤC LỤC:
STT
NỘI DUNG
TRANG
A - Lời mở đầu
1
B - Nội dung
2
I - Quá trình hình thành và phát triển của các Hội bảo vệ NTD ở
2
II 1ab-

Việt Nam
Vai trò của Hội bảo vệ NTD trong bảo về NTD ở Việt Nam
Vai trò Hội bảo vệ NTD trong công tác phản biện xã hội
Nội dung công tác phản biện xã hội của Hội bảo vệ NTD
Những hoạt động phản biện xã hội của các hội bảo vệ NTD ở


3
3
3
3

2ab-

Việt Nam
Vai trò của Hội bảo vệ NTD trong việc giáo dục NTD
Nội dung công tác giáo dục NTD của Hội bảo vệ NTD
Một số kiến nghị để Hội bảo vệ NTD thực hiện tốt vai trò giáo

5
5
6

3-

dục NTD
Vai trò của Hội bảo vệ NTD trong việc giải quyết khiếu nại của

6

ab-

NTD
Nội dung công tác giải quyết khiếu nại của Hội bảo vệ NTD
Một số nhận xét, đánh giá về hoạt động giải quyết khiếu nại của

6

7

c-

Hội bảo vệ NTD ở Việt Nam
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động của

10

III -

Hội bảo vệ NTD về giải quyết khiếu nại
Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của Hội bảo vệ NTD

10

C-

trong việc bảo vệ NTD ở Việt Nam
Kết luận

12

14



×