Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phương pháp học đại học ngành Luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.33 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------

BÀI TẬP LỚN CUỐI KÌ

MÔN:

Phương pháp học đại học ngành
Luật

Đề bài: Lựa chọn một bài nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Luật học
(hoặc các tạp chí chuyên ngành khác), từ đó xác định kết cấu và tóm tắt
những luận điểm cơ bản của bài nghiên cứu đã được lựa chọn.


Lời nói đầu
Với mục tiêu cung cấp cho sinh viên năm nhất những kĩ năng cần thiết
trong quá trình học đại học nói chung và học đại học ngành luật nói riêng,
môn học: “Phương pháp học đại học nghành luật” đã không chỉ định hướng
cho sinh viên cách tư duy, cách học và sắp xếp thời gian sao cho hợp lí mà
bước đầu còn rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng quan trọng như: kĩ năng
thu thập tài liệu, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng viết bài luận và cuối cùng là
kĩ năng thi và kiểm tra.
Với những lí thuyết được học và quá trình thực hành không dài, để tổng
hợp lại những kiến thức và kĩ năng mình đã học được trong năm tuần học, em
lựa chọn đề bài tập lớn cho mình là: “ Lựa chọn một bài nghiên cứu được
đăng trên Tạp chí Luật học (hoặc các tạp chí chuyên ngành khác), từ đó
xác định kết cấu và tóm tắt những luận điểm cơ bản của bài nghiên cứu đã
được lựa chọn?”. Đây là đề bài em đã vận dụng một số kĩ năng được học để
làm bài như: kĩ năng thu thập tài liệu, kĩ năng viết bài luận và cách phân tích


lập luận sao cho hợp lí và logic. Cùng với đó, việc nghiên cứu một bài viết
trên tạp chí sẽ là cách tốt nhất giúp em tiếp cận với cách viết một bài luận hay
và thuyết phục.
Tuy vậy, bài tập lớn của môn “Phương pháp học đại học nghành luật: là bài
tập lớn đầu tay của em cũng như của rất nhiều sinh viên khác, nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Em hi vọng, sự cố gắng của mình sẽ đáp ứng được
những yêu cầu của môn học, của các thầy, cô giáo. Thêm vào đó, qua những
điều còn hạn chế ở những bài tập đầu tiên này, chúng em sẽ được rút kinh
nghiệm để có những bài luận tốt hơn về sau.
2


CHƯƠNG 1: BÀI VIẾT: “PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH,
NHỮNG BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN” CỦA TÁC GIẢ
CAO MINH VŨ, TẠP CHÍ: DÂN CHỦ VÀ PHÁP LUẬT SỐ 5-2010.
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề xác định lại giới tính là một vấn đề mới mẻ
hết sức nhạy cảm và tế nhị, có ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi cá nhân
cũng như sự nhận thức của toàn xã hội. Xác định giới tính là quyền nhân thân,
nó làm thay đổi một số trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lí của con người. Do vậy,
việc tiếp cận những quy định liên quan đến vấn đề trên, để nhận biết một hiện
tượng pháp lí, xã hội tồn tại khá phổ biến xung quanh chúng ta là điều vô
cùng cần thiết đối với mỗi công dân nói chung và người làm luật nói riêng.
Chính vì vậy, vấn đề trên thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà
nghiên cứu. Đứng trên phương diện pháp luật, cần phải có một hành lang
pháp lí rõ ràng cho những người đang sống trong sự bất công của tạo hóa.
Điều 36, bộ Luật dân sự năm 2005, lần đầu tiên quy định: “ quyền xác định
lại giới tính”, sau đó là nghị số 88/ 2008/ NĐ- CP của Chính Phủ ngày
05/08/2008 về việc xác định lại giới tính ở Việt Nam. Đây là những văn bản
quy phạm pháp luật đầu tiên ở Việt Nam về vấn đề xác định lại giới tính, nó
đã mở ra không chỉ cho những người có khiếm khuyết vầ giới tính cơ hội

sống với quyền cơ bản của con người mà còn khiến xã hội có cái nhìn sâu sắc
và cởi mở hơn với vấn đề còn mới mẻ này ở nước ta.
Có rất nhiều những bài viết liên quan của rất nhiều tác giả về vấn đề “Xác
định lại giới tính ở Việt nam hiện nay”. Bài viết “ Pháp luật về xác định lại
giới tính, những bất cập và hướng hoàn thiện” của tác giả Cao Minh Vũ được
đăng tải trên tạp chí Dân Chủ Và Pháp Luật số 5-2011 là một bài viết đứng
dưới góc độ pháp luật để phân tích đánh giá những mặt tích cực và những vấn
đề còn hạn chế của những văn bản quy phạm pháp luật quy định về: “vấn đề
xác định lại giới tính ở Việt Nam”. Từ đó, tác giả chỉ ra những giải pháp để

3


những văn bản quy định vấn đề còn mới mẻ này thay đổi theo hướng hoàn
thiện hơn.

CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ TÓM TẮT NHỮNG LUẬN ĐIỂM CỦA BÀI
NGHIÊN CỨU
Phân tích, nghiên cứu về kết cấu và tóm tắt những luận điểm cơ bản của
bài viết sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng thể vấn đề, nắm được những vấn
đề cốt lõi tác giả muốn trình bày. Với một kết cấu hợp lí và những luận điểm
rõ ràng sẽ giúp trình bày vấn đề một cách dễ hiểu, thuyết phục, đem lại hiệu
quả cao cho bài viết. Đối với các bài viết chuyên sâu thì việc xây dựng một
kết cấu hợp lí và những luận điểm quan trọng sẽ là bước quyết định đến thành
công của bài viết.
A. Kết cấu của bài viết.
Trước hết, ta có thể hiểu: cấu trúc một bài viết là khung xương của bài
viết ấy, mà dựa vào đó, tất cả những luận điểm của bài sẽ được trình bày từ
tổng thể đến chi tiết. Có rất nhiều cách thành lập kết cấu một bài viết, tùy theo
ý tưởng của mỗi tác giả để trình bày nội dung bài viết của mình một cách hiệu

quả và độc đáo.
Bài viết của tác giả Cao Minh Vũ có kết cấu theo dạng truyền thống gồm
ba phần như sau:
Phần mở đầu: đặt vấn đề, và nêu lên vấn đề được đề cập đến trong bài
viết. Đây là phần có dung lượng không quá lớn, nhưng lại có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong việc dẫn dắt người đọc tiếp cận vấn đề được nêu. Có nhiều
cách trình bày phần đặt vấn đề, nhưng trong bài viết “ Vấn đề xác định lại
giới tính, những bất cập và hướng hoàn thiện”, tác giả đã bắt đầu từ những
suy nghĩ, quan điểm về giới tính, cùng với đó là hiện trạng về vấn đề này
cũng gây sự chú ý rất lớn của người đọc. Đó có thể xem như bước đầu thành
công của một bài viết.

4


Phần triển khai nội dung bài viết: đây là phần cốt lõi, đi vào nội dung
chính của bài viết. Trong phần này, tác giả đã trình bày những luận điểm thể
hiện sự phân tích đánh giá của mình về vấn đã nêu. Tác giả lần lượt đưa ra
những quan điểm, nhận xét cùng với đó là những lí lẽ thuyết phục. Phần nội
dung có tính quyết định đến tính hấp dẫn của một bài viết, đặc biệt với một
bài viết đăng trên tạp chí.
Phần kết bài: phần kết bài là phần tổng hợp lại những vấn đề đã nêu của
bài viết. Đó cũng có thể là tình cảm, thái độ của tác giả, giải pháp cho những
vấn đề đã nêu,… Trong bài viết của mình, Cao Minh Vũ đã nêu ra những giải
pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong những văn bản quy phạm
pháp luật về vấn đề: “ Xác định lại giới tính ở Việt Nam”. Những giải pháp
hoàn toàn phù hợp với nội dung đã nêu trên phần nội dung thực sự khiến cho
bài viết để lại những ấn tượng và lưu lại trong tâm trí người đọc.
B. Tóm tắt những luận điểm cơ bản của bài nghiên cứu:
Nếu như kết cấu của bài viết là khung xương thì những luận điểm của bài

viết là linh hồn của nó. Một bài viết hay không thể thiếu những luận điểm hay
và thuyết phục. Với vấn đề nghiên cứu của mình, tác giả đã thiết lập những
luận điểm cơ bản cho bài viết của mình như sau:
Phần mở đầu:
1.Đặt vấn đề:
- Cứ 2000 trẻ em sinh ra thì có ít nhất một người bị mắc khiếm khuyết về
giới tính.
-Trung bình cứ 10000-12000 người thì có một người có nhu cầu được xác
định lại giới tính, hiện nay, ở nước ta có khoảng 7000 người có nhu cầu này.
-Điều 36, bộ luật dân sự, năm 2005 lần đầu tiên quy định “ quyền xác định lại
giới tính” ở Việt nam
Phần nội dung:
1. Phân biệt “ xác định lại giới tính”, “Chuyển đổi giới tính”, “cải chính
phần giới tính trong giấy khai sinh”.
5


- Xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp người
đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can
thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Với 5 chương, 17 điều, nghị
định số 88/2008/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/08/2008 là văn bản quy
phạm pháp luật đầu tiên ở Việt Nam quy định về việc xác định lại giới tính ở
nước ta.
- Chuyển đổi giới tính được thực hiện theo ý thích của con người, trái với
quy luật của tạo hóa. Xã hội Việt Nam nghiêm cấm việc chuyển đổi giới tính
đối với những người đã hoàn thiện về giới tính ( khoản 1, điều 4, nghị định số
88/2008/NĐ-CP của Chính phủ)
- Cải biến phần giới tính trong giấy khai sinh: theo ý kiến của tác giả đây là
vấn đề cải chính hộ tịch (cải chính phần ghi về giới tính trong giấy khai sinh)
theo quy định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng

kí và quản lí hộ tịch. Cơ sở pháp lí là: khoản 2, điều 36, nghị định số
158/2008/NĐ-CP: “Cải chính những nội dung đac được đăng kí khai sinh và
bản chính giấy khai sih, nhưng có sai sót trong khi đăng kí.”.
3. Những bất cập trong các quy định của pháp luật về quyền xác định lại giới
tính ở nước ta.
- Sự chậm trễ khi ban hành nhữn nghị đinh, thông tư làm kém hiệu quả trong
hoạt động quản lí, mà mô hình chung còn tước đi quyền luật định của những
người có mong muốn xác định lại giới tính.
- Sự không nhất quán gữa nghị định 188/2008/ NĐ-CP về việc xác định lại
giới tính và nghị định số 158/2008/NĐ-CP về đăng kí và quản lí hộ tịch.
- Xác định lại giới tính tuy được điều chỉnh trong bộ luật dân sự năm 2005,
được hướng dẫn thi hành trong các nghị định số 88/2008/NĐ-CP và được cụ
thể hóa trong thông tư số 29/2010/TT-BYT nhưng còn quá nhiều điều chưa rõ
ràng. Điều đó thể hiện sự bất lực trong quá trình lập pháp, dễ tạo ra sự làm
quyền, tùy tiện và gây bất lợi cho những người có nhu cầu xác định lại giới
tính.
6


- Sự không nhất quán trong những quy định về thẩm quyền giải quyết vấn đề
xác định lại giới tính gây hoang mang cho người muốn xác định lại giới tính.
- Người có khiếm khuyết về giới tính, muốn xác định lại giới tính, phải có can
thiệp về y tế để chuyển đổi giới tính thì mới được xác định lại giới tính.
- hững quy định của nghị định số 88/ NĐ-CP của chính phủ về việc người “tự
ý” thay đổi giới tính còn nhiều thiếu xót và cần được bổ sung cho hợp lí và
“bao dung” hơn.
Phần kết bài:
4. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật xác định lại giới tính.
- Cần bổ sung thêm vào phần nguyên tắc, khoản 1, điều 3, nghị định số
88/2008/NĐ-CP: “Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên

tắc tự nguyện, trừ trường hợp: người mất hành vi năng lực, hành vi dân sự
được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
- Các văn bản quuy định về vấn đề: “Xác định lại giới tính” cần quy định theo
hướng càng rõ ràng càng tốt và có sự nhất quán giữa các văn bản.
- Bám sát và áp dụng chính xác những quy định pháp luật đã có, đồng thời
tiếp thu những kinh nghiệm lập pháp của nước bạn.
- Nhà nước cần có những chính sách hay, nhân đạo để đối xử với những
người có khiếm khuyết về giới tính để họ hòa nhập với cộng đồng.
- Bổ sung thêm những quy định điều chỉnh về việc “tự ý” chuyển đổi giới
tính trước ngày nghị định số 88/2008/NĐ-CP có hiệu lực để phù hợp với tư
duy: nhà nước pháp quyền, pháp luật tồn tại vì con người chứ không phải con
người tồn tại vì pháp luật.

7


8


CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN CHUNG
Thứ nhất, về kết cấu của bài viết: Bài viết có kết cấu đơn giản, không cầu
kì trong cách diễn đạt cũng như thể hiện mạch ý tưởng. Tuy vậy, kết cấu đó
không chỉ giúp tác giả thể hiện một cách mạch lạc vấn đề mà còn giúp những
vấn đề được đưa ra sắc nét và đi từ khái quát đến cụ thể. Cấu trúc đơn giản
của bài viết không gây ra sự nhàm chán cho người đọc mà ngược lại còn giúp
người đọc nhìn nhận vấn đề nhanh và chính xác. Như vậy, việc xây dựng kết
cấu là tiền đề làm nên sự thành công của bài viết. Xác định được tầm quan
trọng của kết cấu một bài viết sẽ giúp cho người viết có được những bài viết
không chỉ đầy đủ về nội dung mà còn hay và cuốn hút.
Thứ 2, về nội dung của bài viết: Tác giả đã khái quát rất nhiều bài viết có

liên quan về vấn đề: “ Xác định lại giới tính”.Cùng với sự đi sâu nghiên cứu,
trong bài viết của mình, tác giả Cao Minh Vũ chủ yếu tập chung vào những
bất cập trong vấn đề: “Xác định lại giới tính”, để từ đó nêu ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện hơn những quy định pháp luật về vấn đề trên. Tác giả không
chỉ thẳng thắn nêu ra những vấn đề còn tồn tại mà còn đưa ra những đóng góp
tâm huyết để bảo vệ quyền lợi của con người nói chung và những người có
khiếm khuyết về giới tính nói riêng. Với những luận điểm chính xác, cách lập
luận logic và các dẫn chứng không thể thuyết phục hơn, tác giả đã khiến bài
nghiên cứu của mình có tính ứng dụng cao trong quá trình lập pháp và thực
hiện pháp luật.
Như vậy, việc nghiên cứu một bài viết trên tạp chí chuyên nghành cụ thể là
bài viết: “Xác định lại giới tính, những bất cập và hướng hoàn thiện” của tác
giả Cao Minh Vũ đăng trên tạp chí Dân Chủ Và Pháp Luật số 5-2010 đã giúp
sinh viên có những cái nhìn đầy đủ về vấn đề xác định lại giới tính ở Việt
Nam, đồng thời rút ra được cho mình cách viết một bài luận không chỉ đầy đủ
về nội dung cần truyền tải mà còn lôi cuốn và hấp dẫn đối với người đọc.

9


Danh mục tài liệu tham khảo:
1. “ Bao giờ Việt Nam cho xác định lại giới tính”.
( />
2. Cách viết một bài luận hay
( />
3.Nghị định 88/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc xác định lại giới tính.
( />ItemID=24624)

4. Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng kí và quản lí hộ
tịch.( />

5. Thông tư số 29/2010/ TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn thi hành một
số điều nghị định số 88/2008/NĐ-CP.
( />
10


MỤC LỤC
Lời nói đầu.............................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: BÀI VIẾT: “PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH, NHỮNG BẤT
CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN” CỦA TÁC GIẢ CAO MINH VŨ, TẠP CHÍ: DÂN
CHỦ VÀ PHÁP LUẬT SỐ 5-2010.......................................................................................3
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ TÓM TẮT NHỮNG LUẬN ĐIỂM CỦA BÀI NGHIÊN
CỨU.......................................................................................................................................4
A. Kết cấu của bài viết....................................................................................................4
B. Tóm tắt những luận điểm cơ bản của bài nghiên cứu:.................................................5
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN CHUNG......................................................................................9
Danh mục tài liệu tham khảo:...............................................................................................10

11



×