Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nội dung về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.99 KB, 14 trang )

A: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thương mại quốc tế, quy tắc xuất xứ hàng hóa đóng vai trò khá quan
trọng. Hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan trong khu vực thương mại tự
do thì trước hết nó phải có xuất xứ trong khu vực. Chính vì vậy, để có thể đàm
phán thành công hiệp định thương mại hàng hóa thì trước hết các bên phải thống
nhất với nhau cách xác định xuất xứ của những hàng hóa này.Nếu không có các
quy tắc xuất xứ thì không thể xác định được xuất xứ chính thức của các hàng hóa
để từ đó áp dụng các quy chế đặc biệt liên quan, nếu có. Vì vậy trong bài tập này
nhóm 04 xin được đề cập đến vấn đề “Bình luận (và lấy ví dụ cụ thể cho từng
nội dung) về quy tắc xuất xứ hàng hóa của Khu vực thương mại tự do ASEAN
theo quy định của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. So sánh với quy tắc
xuất xứ của Khu vực thương mại tự do mà ASEAN thiết lập với bên ngoài”.
B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I: Quy tắc xuất xứ hàng hóa của khu vực thương mại tự do ASEAN theo quy
định của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN(ATIGA)
1.Quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Để có thể định nghĩa được thế nào là quy tắc xuất xứ hàng hóa thì trước tiên
chúng ta cần hiểu “ xuất xứ hàng hóa là gì”. Theo góc độ luật thương mại thì xuất
xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi
thực hiện công việc chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp
có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất đó. Do đó có thể
hiểu quy tắc xuất xứ hàng hóa(Rules of Origin – RO) được hiểu là tập hợp các quy
định pháp luật và quyết định hành chính để xác định quốc gia được coi là đã sản
xuất ra hàng hoá (nước xuất xứcủa hàng hoá)(1)
Hiện nay, do nhiều sản phẩm hàng hoá được sản xuất theo các công đoạn
khác nhau, mỗi công đoạn được thực hiện ở mỗi quốc gia khác nhau nhằm tận
dụng các lợi thế liên quan của quốc gia đó (như nhân công, nguyên vật liệu, công
nghệ…) nên trong nhiều trường hợp, các quốc gia và các khu vực nhập khẩu cần
xác định được xuất xứ chính thức của loại hàng hoá nhập khẩu này. Trên thực tế,
pháp luật của các quốc gia và các liên kết kinh tế quốc tế hiện nay đều có các quy
định về quy tắc xuất xứ hàng hoá áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu nhằm các mục


đích:
- Xác định hàng hoá nhập khẩu thuộc diện được hưởng ưu đãi thương mại (như ưu
đãi thuế quan, các biện pháp phi thuế quan…);
- Để thực thi các biện pháp hoặc công cụthương mại, như thuế chống bán phá giá,
thuế đối kháng, biện pháp tự vệ… (đối với hàng hoá có xuất xứ từ một số nước
nhất định là đối tượng của các biện pháp và công cụ thương mại này);
1


- Để phục vụ công tác thống kê thươngmại (như xác định lượng nhập khẩu và trị
giánhập khẩu từ từng nguồn khác nhau);
- Để phục vụ việc thực thi các quy địnhpháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hoá;
- Để phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định của pháp luật
quốc gia đó và pháp luật quốc tế.
Khu vực thương mại tự do ASEAN là khu vực thương mại hình thành giữa
các nước ASEAN mà tại đó các rào cản thương mại được dở bỏ, đồng thời các hoạt
động thuận lợi hóa thương mại được xúc tiến đối với hàng hóa qua lại giữa các
quốc gia thành viên. Để xác định hàng hoá được hưởng ưu đãi thương mại trong
AFTA đồng thời nhằm tránh hiện tượng “chệch hướng thương mại - trade
deflection” quy tắc xuất xứ hàng hoá được xây dựng. Hiệp định thương mại hàng
hoá ASEAN năm 2009 đã dành riêng Chương 3 bao gồm các điều từ 25 đến 39 để
quy định vềquy tắc xuất xứ. Các quốc gia thành viên có thể áp dụng trực tiếp hoặc
ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật quốc gia đểthực hiện các quy
định về quy tắc xuất xứ của ATIGA. Theo đó, ở Việt Nam Bộ công thương đã ban
hành Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17/05/2010 về việc thực hiện Quy tắc
xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN.
2.Nội dung về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định thương
mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Theo Quy tắc xuất xứ của Khu vực thương mại tự do ASEAN, hàng hoá có
xuất xứ ASEAN bao gồm hai loại: hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản

xuất toànbộ và hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý hoặc không được sản xuất
toàn bộ.
a.Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ
Định nghĩa:Hàng hóa có xuất xứ thuần túy (hoặc được sản xuất toàn bộ):
hàng hóa được khai thác, chế biến, sản xuất toàn bộ ở một quốc gia(vùng lãnh thổ).
Những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc được gia công chế biến không có sự
thâm gia của các nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước ngoài: khoáng sản, nông
lâm sản, dộng vật sống, chế biến từ động vật sống, đánh bắt được từ các tàu đăng
kí hoặc treo cờ quốc gia vùng lãnh thổ.
Loại hàng hóa này được xác định có xuất xứ ASEAN theo tiêu chí toàn bộ
(hay tiêu chí hoàn toàn). Tiêu chí toàn bộ trong quy tắc xuất xứ của các quốc gia và
các liên kết kinh tế quốc tế, thông thường đều được xác định ở mức độ tuyệt đối.
tức là hàng hóa phải hoàn toàn được sinh trưởng và thu hoạch ở nước xuất xứ hoặc
được gia công hoàn toàn bằng các nguyên liệu của nước xuất xứu. một thành phần
nhỏ nhất của nguyên liệu hoặc bộ phận phụ tùng không có xuất xú của nước xuất
2


khẩu sẽ làm cho sản phẩm hoàn toàn hoàn thành liên quan mất đi tính chất xuất xứ
toàn bộ.
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ theo quy định
của ASEAN có thể phân thành các nhóm sau:
Nhóm 1: nhóm hàng hóa là động thực vật sinh trưởng và được thu hoạch ở
quốc gia thành viên:
Thực vật và các sản phẩm từ thực vật được trồng và thu hoạch ở quốc gia
thành viên xuất khẩu;
Động vật sinh trưởng và được nuôi dưỡng tại quốc gia thành viên xuất khẩu;
Hàng hóa thu được từ săn bắn, bẫy, đánh bắt… tại quốc gia thành viên xuất
khẩu.
Nhóm 2: nhóm các hàng hóa phi sinh vật được khai thác ở quốc gia thành

viên:
Khoáng sản và các sản phẩm tự nhiên khác;
Phế thải, phế liệu có nguồn gốc từ quá trình sản xuất của quốc gia đó;
Phế phẩm thu nhặt được tại quốc gia thành viên được dùng làm nguyên liệu
thô.
Nhóm 3: nhóm các sản phẩm bao gồm cả sinh vật và phi sinh vật được khai
thác, chế biến hoặc đánh bắt từ các vùng biển bằng tàu được đăng kí và treo cờ của
quốc gia thành viên:
Được khai thác hoặc đánh bắt trong vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của
quốc gia thành viên;
Được khai thác hoặc đánh bắt trên vùng biển quốc tế;
Được khai thác chế biến hoặc đánh bắt từ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
ngoài lãnh hải quốc gia thành viên, nơi mà quốc gia đó có quyền khai thác.
Nhóm 4: nhóm các sản phẩm chế tạo: là các hàng hóa được sản xuất tại
quốc gia xuất khẩu, hoàn toàn bằng các nguyên liệu thuộc các nhóm trên.
Tất cả các loại hàng hoá này đều là hàng hoá có xuất xứ “100% ASEAN”.
Hàng hoá từ nhóm 1 đến nhóm 3 là hàng hoá có tính chất “xuất xứ thuần tuý”, còn
nhóm 4 là hàng hoá được “sản xuất toàn bộ”.
3


Ta thấy rằng:trong các khu vực thương mại tự do (FTA) nói chung và khu vực
thương mại tự do ASEAN (AFTA) nói riêng thì quy tắc xuất xứ đóng vai trò quan
trọng và không thể thiếu được trong các thỏa thuận ưu đãi. Do vậy,các sản phẩm
cần được đối xử khác biệt, dựa trên cơ sở nơi hàng hoá được sản xuất. Người ta kỳ
vọng một bộ quy tắc xuất xứ công bằng, thống nhất trong việc thực thi các chính
sách thương mại. Quy tắc xuất xứ ngày càng trở lên quan trọng và gây nhiều tranh
cãi cùng với mức độ tăng lên sự khác biệt giữa các hàng hoá tương tự nhau từ các
nước hoặc nhóm thương mại khác nhau do những lợi ích của một nước hoặc một
nhóm thương mại đối với các nhóm khác ngày càng tăng. Quy tắc xuất xứ ưu đãi

luôn nhằm phòng chống những “chệch hướng thương mại” bằng việc thiết lập các
tiêu chí xuất xứ để đảm bảo sản phẩm đã trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản tại
nước được hưởng ưu đãi để được hưởng ưu đãi. Vì vậy, tại hiệp định thương mại
hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã đưa ra các quy tắc xuất xứ rõ ràng, dễ dự đoán và
việc áp dụng chúng nhằm thuận lợi hoá thương mại quốc tế.
• Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ có những lợi thế
nhất định:
-Thứ nhất, việc xác định xuất xứ hàng hóa là cơ sở xác định quy trình thủ tục
hải quan: áp mã thuế, phân loại hàng hóa và thống kê thương mại; cũng là cơ sở để
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định về thuế quan đối với hàng hóa nhập
khẩu. Với việc xác định được rằng hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản
xuất toàn bộ thì hàng hóa này sẽ được hưởng ưu đãi khi xuất vào các nước trong
khu vực, sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu theo cam kết, thấp hơn so với mức
thuế áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu cùng loại không có ưu đãi thuế.
-Thứ hai, xác định xuất xứ thể hiện chất lượng hàng hóa đặc biệt là hàng hóa
mang tính đặc trưng của từng quốc gia.
Thứ ba, việc xác định xuất xứ cũng là công cụ cạnh tranh hữu hiệu đối với các
quốc gia. Và cuối cùng đó là cơ sở để khẳng định vị trí quốc gia trên thị trường thế
giới.
Ví dụ cụ thể trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam:
Nhóm 1: Nhóm hàng hóa là động thực vật sinh trưởng và được thu hoạch ở quốc
gia thành viên: Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh
không xương sống khác; Rau và một số loại củ, thân củ, rễ ăn được; Quả và quả
hạch ăn được; vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa; Cà phê, chè,cao su,hạt
tiêu, hạt điều,...Xuất khẩu sang ASEAN trong tháng 8/ 2012 như gạo đạt 921,93
triệu USD, Cao su đạt 327,23 triệu USD; Cà phê đạt 257,03 triệu USD;….Sản
phẩm rau quả đạt 65,25 triệu USD,…
Nhóm 2: Nhóm các hàng hóa phi sinh vật được khai thác ở quốc gia thành viên. Ví
dụ: than đá, dầu thô…. Dầu thô của Việt Nam trong tháng 2012 đứng ở vị trí số 1
về kinh ngạch xuất khẩu sang các thị trường ASEAN là 981,56 triệu USD. Than đá

đạt 63,59 triệu USD; …
4


Nhóm 3: Nhóm các sản phẩm (bao gồm cả sinh vật và phi sinh vật) được khai
thác, chế biến hoặc đánh bắt từ các vùng biển bằng tàu được đăng kí và treo cờ của
quốc gia thành viên. Ví dụ: Tôm, cá tra,cá ba sa, ngừ, cua, nghẹ,…các loại hải sản
do ngư dân Việt Nam khai thác trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của quốc
gia xuất khẩu sang các nước thuộc ASEAN.Tháng 8/2012 Việt Nam xuất khẩu
sang các nước ASEAN thủy sản đạt 214,53 triệu USD
Nhóm 4: Nhóm các sản phẩm chế tạo là các hàng hóa được sản xuất tại quốc gia
xuất khẩu, hoàn toàn bằng các nguyên liệu thuộc các nhóm trên. Ví dụ: Cá đã được
chế biến hay bảo quản; trứng cá muối và sản phẩm thay thế trứng cá muối chế biến
từ trứng cá; Động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không
xương sống khác, đã được chế biến hoặc bảo quản. Tháng 8//2012 Việt Nam xuất
khẩu sang các nước ASEAN mặt hàng như sản phẩm từ sắn đạt 22,64 triệu USD;
Sản phẩm từ cao su đạt 14,48 triệu USD; Sản phẩm từ gốm sứ đạt 60,56 triệu
USD,
Qua hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua có thể thấy
rằng Việt Nam chưa tận dụng tốt những chế độ ưu đãi thuế quan nhất là về quy tắc
xuất xứ. Đó là giữa vấn đề yêu cầu cụ thể đối của quy tắc xuất xứ, với việc buộc
phải tìm kiếm nguyên liệu ở nơi có chi phí thấp nhất và chi phí của việc cung cấp
các tài liệu cần thiết để chứng minh hàng hoá tuân thủ các quy tắc xuất xứ. Chi phí
tài liệu liên quan đến quy tắc xuất xứ còn nặng nề hơn trong quy định hàng hoá
phải vận chuyển thẳng. Điều này có nghĩa là hàng hoá nếu muốn được hưởng ưu
đãi phải được vận chuyển thẳng đến quốc gia nhập khẩu và trong trường hợp quá
cảnh qua một nước nào khác (đa phần các nước đang phát triển gặp phải vấn đề
này), thì phải xuất trình được chứng từ để chứng minh rằng hàng hoá vẫn nằm
trong sự kiểm soát của hải quan của nước quá cảnh, chưa vào thị trường nội địa ở
đó và cũng không trải qua công đoạn gia công đáng kể nào ngoài trừ việc dỡ hàng

và tái bốc hàng. Trên thực tế, thương nhân rất khó lấy được những chứng từ này.
Một số quốc gia thì quy tắc quất xứ không chỉ sử dụng tiêu chí tỉ lệ phần
trăm của giá trị mà còn cả vấn đề các bằng chứng về nguyên liệu được mua. Theo
đó, quy tắc này yêu cầu các nước xuất khẩu phải chứng minh đầy đủ việc tuân thủ
về cách tính chi phí này, trong khi các nước này lại không có đủ hoặc thiếu năng
lực quản lý hành chính, lưu trữ chứng từ. Chính vì điều này mà đã gây ra rất nhiều
trở ngại trong quá trình Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài và hưởng các
ưu đãi thuế quan.
Ví dụ xuất khẩu Thái Lan sang ASEAN
Từ tháng 1-2010 đến hết tháng 5-2010 thương mại nông sản giữa Thái Lan
và ASEAN đạt 3,096 tỉ USD. Lượng xuất khẩu gạo và ngũ cốc đạt 472 triệu USD
đều tăng so với năm trước đó.
b: Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ.
+Định nghĩa:Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn
bộ là những sản phẩm được sản xuất toàn bộ hoặc từ một phần nguyên vật liệu, bộ
phận, phụ tùng nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ (hay còn gọi là nguyên liệu
5


không có xuất xứ). Trong số đó, chỉ những sản phẩm được sản xuất, gia công, chế
biến đạt “mức độ đầy đủ” tại quốc gia xuất khẩu mới được coi là có xuất xứ của
nước đó.
+Các tiêu chuẩn xác định hàng hóa có xuất xứ ASEAN.
Các tiêu chuẩn xuất xứ hiện nay trên thế giới đối với loại hàng này đều để xác
định tính chất “mức độ đầy đủ” đó. Theo các quy định pháp luật của ASEAN, hàng
hóa thuộc loại này được coi là có xuất xứ ASEAN khi đáp ứng một trong 3 tiêu
chuẩn: tiêu chuẩn hàm lượng giá trị khu vực, tiêu chuẩn chuyển đổi mã số hàng
hóa hoặc tiêu chuẩn cộng gộp
• Tiêu chuẩn hàm lượng giá trị khu vực (Regional Value Content _RVC)
Theo quy định tại Điều 28 và 29, hàng hóa được sản xuất tại quốc gia thành viên

và có RVC không dưới 40% thì được coi là có xuất xứ ASEAN. Có 2 cách tính
hàm lượng giá trị ASEAN:
+ Phương pháp trực tiếp:
(a)

Phương pháp trực tiếp

RVC
=

Chi
Chi phí
phí
nguyên
nhân
vật liệu + công
ASEAN
trực
tiếp

Chi phí
Chi
phân
phí
Lợi
+ bổ trực + khác +
nhuận X 100
tiếp
%


Giá FOB
hoặc
(b) Phương pháp gián tiếp

Giá FOB
RVC =

Giá trị của nguyên vật
liệu, phụ tùng hoặc
hàng hoá không có
x 100 %
xuất xứ

Giá FOB
Trong đó:
-Giá FOB là giá trị của hàng hóa được giao tại boong tàu, bao gồm chi phí vận tải
đến cảng hoặc khu vực giao hàng cuối cùng tại nước ngoài
6


-Chi phí phân bổ trực tiếp gồm khấu hao tài sản, thiết bị, tiền sáng chế, chi phí
điện, nước, các khoản lãi trả, thuê, mua,…(Điều 29 ATIGA 2009)
• Tiêu chuẩn chuyển đổi mã số hàng hóa (Change in Tariff Classification
-CTC)
Theo tiêu chuẩn này, hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN nếu “tất cả các
nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất hàng hóa đó đã trải qua quá
trình chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) ở cấp 4 số của Hệ thống hài hòa” (Điều 28
Khoản 1, a, ii ATIGA 2009).
Về nguyên tắc chung, hoạt động gia công, chế biến được coi là đầy đủ khi đã
thay đổi thực chất tính chất hoặc đặc tính riêng của nguyên liệu đã sử dụng. Sự

thay đổi hoặc đặc tính đó được xác định một cách kỹ thuật là nguyên vật liệu đó đã
được chuyển đổi mã số hàng hóa trong hệ thống hài hòa.
Hệ thống hài hòa mô tả và mã số hàng hóa thường được gọi tắt là hệ thống hài
hòa hoặc hệ hống HS, là hệ thống tên gọi và mã số hàng hóa được tiêu chuẩn hóa
quốc tế, dùng để phân loại hàng hóa.
Tùy vào tên gọi, mô tả về tính chất, thành phần, cấu tạo, công dụng. quy cách
đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định, sắp xếp hàng hóa vào
một mã số nhất định trên cơ sở các quy tắc của hệ hống hài hòa đó. Trong mỗi hệ
thống mã số và mô tả hàng hóa, thông thường, cấp độ 4 số là mã hiệu của nhóm
hàng, 6 số là mã hiệu của phân nhóm hàng 6 số, 8 số là mã hiệu của phân nhóm
hàng 8 số,…
Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) ở cấp độ 4 số hay còn gọi là chuyển đổi
nhóm được thể hiện ở việc một thành phầm được sản xuất ra phải có mã số HS ở
cấp 4 số khác với mã số HS (cũng ở cấp 4 số) của các nguyên liệu đầu vào dùng để
sản xuất ra sản phẩm đó. Hay nói cách khác, thành phẩm phải được xếp ở hạng
mục cấp 4 số khác với hạng mục của tất cả nguyên vật liệu nhập khẩu đã sử dụng,
điều này có nghĩa là thành phẩm không nằm trong các nhóm hàng của các nguyên
vật liệu nhập khẩu đã sử dụng
• Tiêu chuẩn cộng gộp
Trong trường hợp nguyên vật liệu và các công đoạn sản xuất hàng hóa liên
quan đến nhiều quốc gia ASEAN thì xuất xứ ASEAN của hàng hóa có thể được
xác định theo tiêu chuẩn cộng gộp như sau:
-Hàng hóa có xuất xứ từ một quốc gia thành viên, được sử dụng làm nguyên
liệu tại lãnh thổ của một quốc gia thành viên khác để sản xuất ra một sản phẩm
được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ được coi là có xuất xứ của quốc gia thành viên sản
xuất ra sản phẩm đó
-Nếu RVC của nguyên vật liệu nhỏ hơn 40% hàm lượng giá trị ASEAN này sẽ
được cộng gộp theo đúng tỉ lệ thực tế vào hàm lượng nội địa với điều kiện hàm
lượng giá trị ASEAN này bằng hoặc lớn hơn 20%.


7


Như vậy:Việc xác định xuất xứ không thuần túy là một công việc phức tạp vì
một sản phẩm gồm nhiều bộ phận có thể được sản xuất từ rất nhiều quốc gia khác
nhau. Có rất nhiều phương pháp để xác định xuất xứ, song có ba phương pháp cơ
bản (nêu ở trên) được nhiều nước áp dụng.
Phương pháp tiêu chuẩn chuyển đổi mã số hàng hóa là tiêu chuẩn hiện đại, khá
mới mẻ so với Việt Nam và nhiều nước ASEAN. Việc áp dụng tiêu chuẩn này sẽ
không bị lệ thuộc vào tỷ giá hối đoái, giá nguyên vật liệu, quy tắc kế toán,…như
khi áp dụng tiêu chuẩn hàm lượng giá trị khu vực, nó chỉ đơn giản là dựa vào một
sự thay đổi đáng kể về mã số HS ban đầu của nguyên liệu được đưa vào sản xuất,
đồng thời nó cũng tiện lợi cho việc lưu trữ hồ sơ.Khác với tiêu chuẩn hàm lượng gí
trị khu vực (dùng để xác định tỷ lệ phần trăm giá trị nội địa so với giá trị nhập khẩu
trong tổng giá trị hàng hóa), tiêu chuẩn này có tính kỹ thuật (về hải quan), được
dùng để xác định xem liệu các nguyên vật liệu (chứ không phải là bản thân hàng
hóa) không có xuất xứ đã được “gia công, chế biến đầy đủ” tại quốc gia thành viên
hay chưa.
Ví dụ trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc
ASEAN.
-Trong tháng 8/2012 các mặt hàng không có xuất xứ thuần túy của Việt Nam
xuất khẩu ra thị trường ASEAN như: Điện thoại và linh kiện đạt 897,92 Triệu
USD; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 897,81 triệu USD; Sản phẩm
hóa chất 148,00 triệu USD; …..
-Công ty Samsung Electronics Việt Nam thuộc tập đoàn Samsung nhập khẩu
nguyên liệu, vật tư, linh kiện từ Trung Quốc(theo Hiệp định FTA ASEAN –Trung
Quốc) về nhà máy sản xuất và được xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á,
Trung Đông và Châu Phi.
-Đối với mặt hàng dệt, may, da, giày Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất
cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da giày cho Việt Nam trong 2 tháng đầu năm

2012 với 107,3 tỷ USD.Sau khi nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc Việt
Nam đã sản xuất và xuất khẩu sang các quốc gia như: Singapore, Indonesia,
Philippines, Thái Lan, Malaixia,..
II: So sánh với quy tắc xuát xứ hàng hóa của khu vực thương mại tự do
ASEAN (AFTA) với hiệp định về khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn
Quốc(AKFTA)
Cùng với toàn cầu hóa, khu vực hóa đã và đang phát triển mạnh mẽ với nội
dung chính yếu là hình thành khu vực kinh tế, tăng cường sức mạnh và quyền tự
chủ của các khu vực. Trong các tổ chức như EU, NAF,ASEAN, Tổ chức hợp tác
khu vực Nam Á,..nhiều hiệp định thương mại tự do được kí kết đã nâng cao khả
năng hợp tác và tự do hóa thương mại giữa các quốc gia trong khu vực.Cho đến
nay, ASEAN đã liên tục thiết lập các khu vực thương mại tự do với 6 đối tác bao
gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Ấn Độ.
Thỏa thuận về quy tắc xuất xứ hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc
cung cấp cách xác định đối tượng được hưởng ưu đãi. Trong thương mại hàng hóa
8


giữa các quốc gia ASEAN vẫn tồn tại quy tắc xuất xứ của khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (ROO-AF).Quy tắc xuất xứ được áp dụng trong thương mại hàng hóa
giữa các nước ASEAN –Hàn Quốc (ROO-AK). Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định
AKFTA (ROO-AK) được xây dựng dựa trên nền tảng của Hiệp định
ATIGA(ROO-AF). Do vậy, quy tắc xuất xứ trong Hiệp định AKFTA có nhiều
điểm tương đồng với quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA. Tuy nhiên, có một
số điểm khác biệt so với quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA.
1.Những điểm tương đồng.
-Quy tắc xuất xứ đều bao gồm các điều khoản chính như: tiêu chí xuất xứ; quy
tắc cộng gộp; Công đoạn gia công chế biến đơn giản; Vận chuyển trực tiếp; De
Minimis; Quy định về bao bì, vật liệu đóng gói; Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ; Yếu
tố trung gian; Nguyên liệu; Giay chứng nhận xuất xứ,..

-Tiêu chí xuất xứ chung: đối với ATIGA được quy định tại Điều 26 tại ROOAF; AKFTA được quy định tại Điều 2 ROO-AK đều bao gồm 2 tiêu chí đó là:
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của
một Quốc gia thành viên xuất khẩu .
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại
lãnh thổ tại Quốc gia thành viên xuất khẩu.
-Giay chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) giáp lưng:
Đều quy định liên quan đến C/O giáp lưng nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động
thương mại, đặc biệt trong các trường hợp chia tách lô hàng vào nước nhập khẩu
trung gian, phân phối một phần lô hàng sang các nước thành viên tiếp theo. Theo
đó, hàng hóa có xuất xứ trong khu vực duy trì được tình trạng xuất xứ của nước
xuất khẩu ban đầu tránh được tình trạng mất xuất xứ tại nước thành viên trung gian
bằng cách cho phép tổ chức cấp C/O của nước trung gian được cấp C/O giap lưng.
Một trong những điều kiện quan trọng để được cấp C/O giap lưng là hàng hóa vẫn
nằm trong kiểm soát của cơ quan Hải quan nước nhập khẩu trung gian và C/O gốc
ban đầu vẫn còn hiệu lực.
2.Những điểm khác nhau.
2.1.Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc
ROO-AF được quy định tại Điều 27 Hiệp định ATIGA .ROO-AK được quy
định tại Điều 3 Hiệp định AKFTA. Trong ROO-AK đã quy định thêm trường hợp
sản phẩm thu được ngoài không gian vũ trụ. Tại khoản 9, Điều 3 Hiệp định
AKFTA quy định “Các sản phẩm được khai thác từ không gian vũ trụ với điều
kiện phải do một nước thành viên hoặc một người của nước thành viên đó thực
hiện”.

9


Đây là quy định mới đối với các nước ASEAN nhưng đã được phổ biến ở quy tắc
xuất xứ(ROO) của một số nước FTA trên thế giới. Việc đưa thêm quy định này
thể hiện được sự thay đổi của ROO và sự phát triển của thương mại phụ thuộc vào

sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
2.2:Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ.
ROO-AF được quy định tại Điều 28 Hiệp định ATIGA, hàm lượng giá trị
khu vực (RVC) không dưới 40% tính theo giá trị FOB (điểm i, khoản 1, Điều 28)
ROO-AK được quy định tại Điều 4 Hiệp định AKFTA, RVC của khu vực
AKFTA không nhỏ hơn 40% tính theo trị giá FOB hoặc có sự chuyển đổi mã số
hàng hóa ở cấp bốn số sau đây gọi tắt là CTH (khoản 1, Điều 4).Quy tắc của ROOAK tỏ ra linh hoạt hơn và “lỏng” hơn so với ROO-AF bởi nó cho phép nhà xuất
khẩu hoặc nhà sản xuất có điều kiện lựa chọn một trong hai tiêu chí(RVC 40%
hoặc CTH) nói trên để xin cấp Giay chứng nhận xuất xứ( C/O) . Trong khi đó quy
tắc ROO-AF người xuất khẩu, người sản xuất không có điều kiện lựa chọn mà chỉ
được phép áp dụng quy tắc chung là RVC 40%. Như vậy, hàng hóa sẽ dễ dàng có
điều kiện để đạt được xuất xứ khu vực AKFTA. Tuy nhiên, bên cạnh đó quy định
này lại bị hạn chế bởi danh mục quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR).Về nguyên tắc áp
dụng, PRS là tập hợp những quy tắc duy nhất được áp dụng cho những hàng hóa
thuộc danh mục này, tức là sẽ không được phép áp dụng quy tắc RVC 40% hoặc
CTH.
2.3:Công thức tính RVC: Hiệp định AKFTA thì ROO-AK sử dụng phương pháp
“build-up” và “build –down” (khoản 2, Điều 4 Hiệp định AKFTA)
FOB – VNM
RVC = ---------------- × 100%

Trong đó VNM là giá trị nguyên vật liệu
đầu vào không có xuất xứ.

FOB
Hiệp định ATIGA, các nước thành viên ASEAN hiện đang sử dụng phương
pháp tính trực tiếp(directmethod) hoặc gián tiếp(indirectmethod) ( Khoản 1, Điều
29 Hiệp định AFTA)
(a)


Phương pháp trực tiếp

10


RVC
=

Chi
Chi phí
phí
nguyên
nhân
vật liệu + công
ASEAN
trực
tiếp

Chi phí
Chi
phân
phí
Lợi
+ bổ trực + khác +
X 100
nhuận
tiếp
%

Giá FOB

hoặc
(b) Phương pháp gián tiếp

Giá FOB
RVC =

Giá trị của nguyên vật
liệu, phụ tùng hoặc
hàng hoá không có
x 100 %
xuất xứ

Giá FOB

Về phương pháp tính trực tiếp, công thức này hoàn toàn giống với phương pháp
“build -up” chỉ khác ở phần hình thức thể hiện công thức. Tuy nhiên, công thức
“build –down” lại tương đối khác biệt với công thức gián tiếp của ROO –AF.
Trên thực tế công thức “build – down” là hình thức thể hiện khác (một cách
viết khác) của công thức “build – up”. Tức là sau khi áp dụng công thức “build –
down” thì cũng quay trở lại việc tính hàm lượng RVC giống như cách tính của
công thức “build-up”.(Gía FOB của hàng hóa xuất khẩu –Gía trị nguyên phụ liệu
không có xuất xứ = Gía trị của nguyên liệu có xuất xứ và từ đó tính ra được RVC).
Trong khi đó, cách tính gián tiếp của ROO-AF lại không thể quay trở về
việc xác định hàm lượng RVC một cách trực tiếp mà phải xác định hàm lượng
không có giá trị khu vực và hàm lượng này phải nhỏ hơn 60% theo như quy định
cuả ROO-AF. Cách tính gián tiếp và trực tiếp của ROO-AF thường gây ra sự khác
biệt: cũng là hàng hóa đó, với các thông số đó, nhưng khi tính theo cách tính gián
tiếp có thể hàng hóa không đạt xuất xứ nhưng nếu tính theo cách tính trực tiếp thì
lại đạt xuất xứ hoặc ngược lại.
2.4:Tiêu chuẩn cộng gộp.


11


ROO-AK quy định tại Điều 7 Hiệp định“hàng hóa có xuất xứ của một nước
thành viên, được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một nước thành viên
khác để sản xuất ra một sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ được coi là có
xuất xứ của nước thành viên nơi diễn ra công đoạn gia công, chế biến sản phẩm
đó”.
ROO-AF quy định tại Điều 30 Hiệp đinh ATIGA khác là áp dụng quy định
với RVC nhỏ hơn 40% “Nếu RVC của nguyên vật liệu nhỏ hơn bốn mươi phần
trăm (40%), Hàm lượng giá trị ASEAN này sẽ được cộng gộp theo đúng tỉ lệ thực
tế vào hàm lượng nội địa với điều kiện hàm lượng giá trị ASEAN này bằng hoặc
lớn hơn hai mươi phần trăm (20%)”.
2.5:Công đoạn gia công và chế biến đơn giản.
ROO-AF (quy định tại Điều 31Hiệp định ATIGA) thì không đưa ra chi tiết
các quy định về các công đoạn chế biến đơn giản mà quy định theo hướng quy
định các nguyên tắc.
ROO-AK (quy định tại Điều 8) thống kê ra một danh mục chi tiết về những
hoạt động này như: : các hoạt động bảo quản hàng hóa nhằm đảm bảo duy trì hàng
hóa trong điều kiện tốt trong khi vận chuyển và lưu kho; thay đổi bao bì; tháo ra
hoặc đóng gói hàng; lau rửa đơn giản, tẩy bụi, tẩy ô xít, dầu mỡ, sơn hoặc các chất
phủ khác; sơn đơn giản hoặc đánh bóng,nhuộm màu đường hoặc tạo đường miến;
Dán hoặc in nhãn, mác hoặc lô-gô ;Trộn đơn giản các sản phẩm, cùng loại hay
khác loại. v.v…Việc quy định cụ thể từng hành vi như vậy có thể sẽ dẫn tới bỏ sót
những hành vi sẽ phát sinh trên thực tế sau này.
2.6: De-Minimis.
Ngưỡng De-Minimis trong ROO-AF và ROO-AK khác nhau về cách tính.
ROO-AF (quy định tại Điều 33 Hiệp định ATIGA) “Hàng hoá không đạt
tiêu chí xuất xứ về chuyển đổi mã số hàng hóa vẫn được coi là có xuất xứ nếu

phần giá trị của nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra sản
phẩm đó không có mã số hàng hoá giống với mã số hàng hoá của sản phẩm đó
nhỏ hơn mười (10) phần trăm giá trị FOB của hàng hoá và hàng hoá phải đáp
ứng tất cả các quy định khác được nêu trong Hiệp định này về tiêu chuẩn hàng
hoá có xuất xứ”
ROO-AK (quy định tạị Điều 10) “. Hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ về
chuyển đổi mã số hàng hóa vẫn được coi là có xuất xứ nếu :
a) Đối với hàng hóa không thuộc từ chương 50 đến chương 63 trong Danh
mục mã số hàng hóa, giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để
sản xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ đó không được phép vượt quá
mười (10) phần trăm của tổng giá trị FOB của hàng hóa;
b) Đối với hàng hóa thuộc từ chương 50 đến chương 63 trong Danh mục mã
số hàng hóa, trọng lượng của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản
xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ đó không được phép vượt quá mười
12


(10)phần trăm của tổng trọng lượng hàng hóa”. Quy định này được các nước
tham gia đàm phán đưa vào nhằm làm giảm bớt sự khó khăn cho việc đạt tiêu chí
xuất xứ, hoặc để giải quyết khi hàng hóa có sự cố không đạt được xuất xứ.
3.Nhận xét.
Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định AKFTA (ROO-AK) được xây dựng dựa
trên nền tảng của Hiệp định ATIGA (ROO-AF). Nhưng quy tắc xuất xứ trong
AKFTA lại tỏ ra là một quy tắc hoàn thiện hơn so với ROO-AF .Các quy định
trong ROO-AK được đàm phán rất chi tiết và thực tiễn áp dụng phù hợp với các
thông lệ và các quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định FTA trên thế giới.. Do tốc độ
phát triển nền kinh tế, đặc điểm các ngành công nghiệp và mức độ tự do hóa
thương mại trong những năm gần đây của các nước ASEAN và đặc biệt là của Hàn
Quốc nên quy tắc xuất xứ trong Hiệp định AKFTA và quy tắc xuất xứ trong Hiệp
định AFTA có sự khác nhau .Bên cạnh đó, kỹ thuật lập pháp cũng như việc tham

khảo thêm các quy tắc xuất xứ trong các hiệp định FTA trên thế giới cũng là những
lý do tạo ra những khác biệt này. Sự so sánh nhằm chỉ ra những điểm khác biệt chủ
yếu giữa quy tắc xuất xứ trong Hiệp định AKFTA với quy tắc xuất xứ trong Hiệp
định ATIGA mà không phải là trình bày đầy đủ và hoàn chỉnh về quy tắc xuất xứ
AKFTA.
C: KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Qua việc tìm hiểu về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong khu vực thương mại tự
do ASEAN theo quy định của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN đã tạo lợi
thế cạnh tranh cho các quốc gia thuộc ASEAN trên thị trường, đẩy mạnh tự do hóa
lưu chuyển hàng hóa nhằm thúc đẩy thương mại hàng hóa trong ASEAN. Do vậy,
các nước thuốc ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng luôn tích cực tham gia
ATIGA chắc chắn sẽ đem lại cho các quốc gia nhiều thuận lợi trong chính sách
phát triển thương mại hàng hóa, nâng cao vị thế của các quốc gia trong khu vực và
dần dần khẳng định vị thế trong các diễn đàn kinh tế, quốc tế.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO>
1:Tập bài giản Pháp luật cộng đồng ASEAN (Khoa pháp luật quốc tế,
Trung tâm Luật Châu Á –Thái Bình Dương)
2.Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (Hiệp định ATIGA)
3:Tạp chí Luật học số 9/2011, Trường Đại học Luật Hà Nội –Quy tắc
xuất xứ hàng hóa của khu vực thương mại tự do ASEAN –ThS.Lê Minh Tiến.
4.Hiệp địnhThương mại hàng hóa giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc. (Phụ lục I, Quy tắc Xuất Xứ).
5:Một số trang web:
/> />
14




×