Hồ sơ kiểm tra thực hành: Vụ việc “Trộm cắp tài sản “
LỜI CẢM ƠN
Được sự chấp thuận của Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Đà Nẵng,
Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Thông, trong suốt thời gian qua tôi đã tập sự
hành nghề tại Văn phòng Luật sư này, do Luật sư Phạm Chiến trực tiếp hướng
dẫn. Được sự quan tâm tạo điều kiện của Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành
phố Đà Nẵng, sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của Văn phòng Luật sư Đồng
Thông, Luật sư Phạm Chiến và các Luật sư thành viên trong Văn phòng, tôi đã
có được nhiều cơ hội quý báu để thực tập, học hỏi những kinh nghiệm cùng các
kỹ năng tư vấn và giải quyết những vụ việc trong thực tế. Đây cũng là hành
trang ban đầu vô cùng quý giá để tôi tiếp tục trên con đường tác nghiệp của
mình về sau.
Qua đây, tôi xin được chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư
thành phố Đà Nẵng, Văn phòng luật sư Đồng Thông cùng tất cả các thành viên
luật sư đã và đang công tác tại Văn phòng đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt
thời gian tập sự. Xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn chân thành, sâu
sắc đến Luật sư Phạm Chiến - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình tập sự. Luật sư hướng dẫn đã tận tình chia sẻ những kỹ năng nghề nghiệp,
giúp tôi nắm được những văn bản pháp luật cần tham khảo để áp dụng phù hợp
đối với từng vụ việc cụ thể. Đồng thời chia sẽ những kinh nghiệm, bài học rút ra
sau mỗi vụ việc mà bản thân Luật sư hướng dẫn đã và đang giải quyết. Qua đó
giúp cho tôi biết định hướng và đưa ra cách thức giải quyết cho những vụ việc
tương tự, đồng thời nắm được các kỹ năng thực tế của người luật sư.
Tôi luôn nhận thức sâu sắc về chức năng và trách nhiệm của người tập sự
hành nghề luật sư, để từ đó luôn cố gắng phấn đấu thực hiện tốt các quy chế tập
sự của Đoàn luật sư thành phố Đà Nẵng, nội quy của Văn phòng luật sư Đồng
Thông cũng như không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn, đạo đức nghề
nghiệp để phấn đấu trở thành một Luật sư vững vàng trong nghề nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
Người tập sự hành nghề luật sư
TRƯƠNG HÙNG THANH
Người tập sự: Trương Hùng Thanh
Trang 1
Hồ sơ kiểm tra thực hành: Vụ việc “Trộm cắp tài sản “
MỤC LỤC
(Hồ sơ kiểm tra thực hành )
MỤC LỤC.............................................................................................................2
Người tập sự: Trương Hùng Thanh
Trang 2
Hồ sơ kiểm tra thực hành: Vụ việc “Trộm cắp tài sản “
LỜI NÓI ĐẦU
Kính thưa Hội đồng Giám khảo,
Tôi tên là Trương Hùng Thanh, sinh năm 1985, hiện đang là người tập sự
hành nghề luật sư tại Văn phòng Luật sư Đồng Thông, thuộc Đoàn Luật sư
Thành phố Đà Nẵng.
Để thực hiện yêu cầu kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư theo quy định
của Bộ Tư pháp. Được sự đồng ý của khách hàng, của luật sư hướng dẫn Phạm
Chiến và của trưởng Văn phòng luật sư Đồng Thông – nơi tôi tập sự cho phép
tôi sử dụng toàn bộ tài liệu hồ sơ của vụ án “Trộm cắp tài sản” dưới đây vào
mục đích học tập, tham khảo, trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng hành nghề luật
sư. Do đó, sau khi xin ý kiến của luật sư hướng dẫn, tôi tổng hợp và thiết lập hồ
sơ vụ án này mà tôi đã được tham gia cùng luật sư hướng dẫn để tham dự kiểm
tra hết tập sự hành nghề luật sư.
Trong bài viết này nếu có điều gì thiếu sót, kính mong Hội đồng Giám
khảo chỉ dẫn, góp ý.
Chân thành cám ơn sự quan tâm và hỗ trợ của Hội đồng Giám khảo.
Trân trọng!
Người tập sự: Trương Hùng Thanh
Trang 3
Hồ sơ kiểm tra thực hành: Vụ việc “Trộm cắp tài sản “
NỘI DUNG HỒ SƠ
Chấp hành khoản 3 Điều 14 của Luật luật sư quy định: “Người tập sự hành
nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong họat động nghề nghiệp; không
được nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng”. Vì vậy trong quá trình
tập sự tôi chỉ trợ giúp luật sư hướng dẫn ghi tóm tắt vụ việc của khách hàng, đối
chiếu với các quy định của pháp luật, đưa ra hướng xử lý, giải quyết đề xuất với
Luật sư hướng dẫn. Cụ thể đối với vụ việc mà tôi chọn làm hồ sơ kiểm tra thực
hành này - vụ án “Trộm cắp tài sản” - tôi đã giúp luật sư hướng dẫn những việc
sau đây:
- Hỗ trợ cùng luật sư hướng dẫn trong việc thu thập, chọn lọc một số chứng
cứ liên quan đến vụ án;
- Tóm tắt nội dung vụ án;
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật để đề xuất một số quan điểm bào
chữa cho bị cáo;
- Soạn dự thảo luận cứ bào chữa đề nghị cho luật sư hướng dẫn;
- Thực hiện một số công tác chuẩn bị trước khi tham gia phiên tòa;
Nội dung hồ sơ vụ việc được trình bày bao gồm:
I. Tóm tắt nội dung vụ việc
II. Quan điểm bào chữa
III. Kết quả thực hiện vụ việc
IV. Một số nhận xét và kiến nghị
V. Một số tài liệu đính kèm
Người tập sự: Trương Hùng Thanh
Trang 4
Hồ sơ kiểm tra thực hành: Vụ việc “Trộm cắp tài sản “
I. TÓM TẮT VỤ VIỆC
I.1. Tóm tắt nội dung vụ việc
Bùi Hoàng Lộc, Đặng Anh Tuấn, Phạm Phú Cần, Huỳnh Văn Tiến là bạn
cùng sinh sống tại phường Thuận Phước, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Chiều ngày 09/11/2009 Lộc rủ Tuấn, Cần, Tiến ra địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
lấy trộm xe mô tô đem bán lấy tiền tiêu xài, được cả bọn đồng ý. Tuấn lấy xe mô
tô hiệu AIRBLADE biển số: 92L1-8843 chở Lộc, Cần chở tiến bằng xe mô tô
hiệu SIRIUS biển số 43S8-9205. Khoảng 19h00’ cùng ngày, cả bọn đến thôn
Châu Sơn, xã Thủy Châu, huyện Hương Thủy, tình Thừa Thiên Huế, Cần phát
hiện một xe mô tô hiệu EXCITER màu đỏ biển số 75K8-5159 dựng bên lề
đường Quôc Lộ 1A nên báo cho Lộc, Tuấn Biết. Tuấn chở Lộc quay lại rồi Lộc
sử dụng chiếc VAM hình chữ T phá ổ khóa nổ máy tẩu thoát theo Quốc Lộ 1A
lên hướng thành phố Huế ra huyện Hương Trà. Bọn Tuấn, Cần, Tiến đi theo
phía sau. Lộc giấu xe trong một trường học gần đường tránh Huế thuộc Quốc lộ
1A rồi được Tiến chở bằng xe mô tô quay lại vào thành phố Huế rồi cả bọn tiếp
tục đi lấy trộm xe mô tô.
Khoảng 20h30’ ngày 09/11/2009 bọn Lộc đi ngang nhà số 14 Lý Thái Tổ
phường An Hòa, thành phố Huế thì phát hiện xe ô tô hiệu AIRBLADE biển số
75L2-0144 của Phạm Thị Diệu Liên (sinh năm 1980, đăng ký thường trú và chỗ
ở: 18/1 Đặng Tất, phường An Hòa, thành phố Huế) đang dựng trước sân nhà mẹ
đẻ nên Lộc nói Tuấn, Cần đi trước để Tiến chở Lộc quay lại lấy xe. Lộc dùng
chiếc VAM hình chữ T phá ổ Khóa, nổ máy rồi cả bọn tẩu thoát ra Quốc lộ theo
hướng huyện Hương Trà để theo đường tránh Huế vào Đà Nẵng. Lôc giao chiếc
xe hiệu AIR BLADE vừa lấy trộm cho Tuấn điều khiển một mình, Cần lái xe
43S8-9205; Tiến chở Lộc bằng xe mô tô hiệu AIR BLADE 92L1-8843 đến chỗ
cất giấu xe hiệu EXCITER 75K8-5159 để Lộc vào lấy xe ra nhưng không được
nên chấp nhận bỏ lại xe 75K8-5159 rồi Tiến chở Lộc đuổi theo bọn Tuấn, Cần.
Đến địa phận huyện Hương Thủy bọn Lộc, Tuấn, Cần và Tiến bị lực lượng
Công an truy đuổi bắt giữ được Tuấn cùng xe 75L2-0144; Lộc, Tiến vứt lại xe
92L1-8843 chạy bộ. Sau đó điện thoại cho anh ruột là Bùi Hoàng Đô (sinh năm
1983) ra đón về, Cần lái 43S8-9205 chạy thoát. Ngày 14/11/2009 Cần, Tiến ra
đầu thú. Lộc bỏ trốn, cơ quan Điều tra khởi tố, ra quyết định truy nã.
I.2. Kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an thành
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày 12/11/2009 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “trộm cắp tài sản” và ngày
8/01/2010 ra bản kết luận điều tra số 20/KLĐT, kết luận Phạm Phú Cần chịu
trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 điều 138 BLHS
Theo trình bày của chị Phạm Thị Diệu Liên, xe mô tô 75L2-0144 mua vào
tháng 7/2009 với giá 37.000.000 đồng; Ngày 10/11/2009 cơ quan Điều tra ra
quyết định trưng cầu giám định giá trị xe 75L2-0144. Biên bản định giá tài sản
hồi 8h00’ ngày 11/11/2009 kết luận xe có giá trị 32.000.000 đ. Ngày 12/11/2009
Người tập sự: Trương Hùng Thanh
Trang 5
Hồ sơ kiểm tra thực hành: Vụ việc “Trộm cắp tài sản “
cơ quan Điều tra xử lý vật chứng trả lại xe kèm theo giấy tờ cho chủ sở hữu. Chị
Liên không có ý kiến gì về bồi thường.
Vật chứng gây án: Chiếc VAM hình chữ T Lộc cất để phá ổ khóa xe mô tô
hiện nay chưa thu giữ được. Chiếc xe 92L1-8843 chuyển cho Công an huyện
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; xe 75K8-5159 Công an huyện Hương Trà thu giữ
chuyển giao cho Công an huyện Hương Thủy.
I.3. Truy tố của Viện Kiểm sát thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo cáo trạng số 11/KSĐT-HS ngày 21/01/2010, Viện Kiểm sát nhân dân
thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã truy tố bị can Phạm Phú Cần về tội:
“Trộm cắp tài sản” theo qui định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự.
I.4. Quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án nhân dân thành phố
Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Vào ngày 08/03/2010 Tòa án nhân dân thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên
Huế có Quyết định số 38/2010/HSST-QĐ quyết định đưa vụ án “trộm cắp tài
sản” ra xét xử và đến ngày 23/03/2010 đã tiến hành xét xử vụ án nêu trên.
Người tập sự: Trương Hùng Thanh
Trang 6
Hồ sơ kiểm tra thực hành: Vụ việc “Trộm cắp tài sản “
II. QUAN ĐIỂM BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO PHẠM PHÚ CẦN
2.1. Những văn bản pháp luật và cơ sở pháp lý được áp dụng
- Bộ luật hình sự, cụ thể viện dẫn các điều luật:
+ Khoản 1 Điều 138 tội: trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng
đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị
kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm
triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm
triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười
hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi
triệu đồng.
+ Điều 31 Bộ luật hình sự: “cải tạo không giam giữ”
+ Điều 45 Bộ luật hình sự: “khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào
bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình
sự”.
+ Điểm b, khoản 1 Điều 46 “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi
thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”; Điểm h, khoản 1 Điều 46 “phạm tội lần
Người tập sự: Trương Hùng Thanh
Trang 7
Hồ sơ kiểm tra thực hành: Vụ việc “Trộm cắp tài sản “
đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”; Điểm p, khoản 1 Điều 46 “người
phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”; Khoản 2 Điều 46 “khi quyết
định hình phạt, tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng
phải ghi rõ trong bản án”
+ Điều 47 Bộ luật hình sự: Quyết định hình phạt nhẹ hơn qui định của bộ
luật hình sự, cụ thể “khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ qui định tại khoản 1
Điều 46 bộ luật hình sự, Tóa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt mà điều luật qui định nhưng phải trong khung hình
phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật”
- Bộ luật tố tụng hình sự
- Mục 1 phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số
qui định tại Chương XIV “các tội xâm phạm sở hữu” của bộ luật hình sự năm
1999
- Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao “hướng dẫn áp dụng một số qui định trong phần
chung của Bộ luật hình sự 1999”
2.2. Lý thuyết khoa học hình sự về “tội trộm cắp tài sản” theo Điều
138 Bộ luật hình sự
2.2.1. Khách thể của tội phạm:
Tội trộm cắp tài sản được hiểu là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản và
người chủ tài sản không hay biết tài sản của mình đang bị chiếm đoạt.
Tội trộm cắp tài sản xâm hại quyền sở hữu của người khác về tài sản
2.2.2. Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi lén lút để chiếm đoạt tài
sản của người khác. Lén lút được hiểu là hành vi có ý thức che giấu hành vi
chiếm đoạt tài sản đối với người đang chiếm hữu tài sản.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Để
xác định tội phạm hoàn thành hay chưa phải dựa vào đặc điểm vị trí bị chiếm
đoạt trong từng trường hợp cụ thể:
+ Nếu vật bị chiếm đoạt nhỏ, gọn thì được coi là chiếm đoạt tài sản từ thời
điểm người phạm tội đã giấu được tài sản đó trong người;
+ Trong trường hợp tài sản chiếm đoạt không thuộc loại nói trên thì coi là
đã chiếm đoạt được khi đã mang tài sản ra khỏi nơi bảo quản.
Hành vi khách quan của tội này khác với các tội chiếm đoạt tài sản khác ở
dấu hiệu lén lút trong hành vi chiếm đoạt tài sản mà người khác đang quản lý
(trong sự chiếm hữu của người khác, trong khu vực quản lý, bảo quản…)
2.2.3. Mặt chủ thể của tội phạm:
Người tập sự: Trương Hùng Thanh
Trang 8
Hồ sơ kiểm tra thực hành: Vụ việc “Trộm cắp tài sản “
Là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi
(khoản 1 và 2) hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (khoản 3 và 4)
2.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội trộm cắp tài sản được thực hiện do hành vi cố ý. Mục đích của người
phạm tội là mong muốn chiếm được tài sản. Múc đích chiếm đoạt tài sản của
người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành chiếm đoạt tài sản. Vì
vậy có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buột của cấu thành tội
trộm cắp tài sản.
2.3. Dự thảo luận cứ bào chữa cho vị cáo Phạm Phú Cần
Sau đây là dự thảo luận cứ bào chữa cho bị cáo Phạm Phú Cần do người
tập sự hành nghề luật sư soạn dưới sự hướng dẫn của luật sư hướng dẫn:
A. Phần mở đầu
Kính thưa Hội đồng xét xử, thưa vị đại diện Viện kiểm sát và các luật sư
đồng nghiệp!
Tôi, Luật sư Phạm Chiến - thuộc Văn phòng luật sư Đồng Thông - Đoàn
luật sư thành phố Đà Nẵng. Nhận lời yêu cầu nhờ Luật sư của Phạm Phú Cần
(tức Sơn) cùng gia đình và được sự chấp nhận của Tòa án nhân dân thành phố
Huế, tôi tham gia phiên Tòa hôm nay với tư cách là người bào chữa cho bị cáo
Phạm Phú Cần trong vụ án hình sự bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế truy tố về tội "Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 Bộ
luật Hình sự xảy ra tại số 14 Lý Thái Tổ, phường An Hòa, thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, biên bản lấy
lời khai của các bị cáo, người bị hại, theo dõi phần xét hỏi công khai tại phiên
Tòa và phần phát biểu luận tội của Vị đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố,
tôi xin trình bày luận cứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo
Phạm Phú Cần (tức Sơn) như sau:
B. Phần nội dung
1. Tóm tắt nội dung vụ án (như đã nêu tại phần I: Tóm tắt vụ việc)
2. Quan điểm bào chữa của luật sư
Kính thưa hội đồng xét xử!
Quan điểm của vị đại diện viện kiểm sát Kiểm sát viên thực hành quyền
công tố tại phiên Tòa về những tình tiết định tội, lượng hình trong phần luận tội
đã chứng minh hành vi của thân chủ tôi là Phạm Phú Cần cấu thành tội “trộm
cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 BLHS là có cơ sở. Tuy nhiên, căn cứ các
chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên Tòa ngày hôm nay, tôi
nhận thấy trong vụ án này có nhiều bị cáo vi phạm cùng một tội danh là “trộm
cắp tài sản” nên đề nghị HĐXX áp dụng nguyên tắc cá thể hoá hình phạt, phân
tích kỹ để lưu ý hành vi và vai trò của các bị cáo, đặc biệt là bị cáo Phạm Phú
Người tập sự: Trương Hùng Thanh
Trang 9
Hồ sơ kiểm tra thực hành: Vụ việc “Trộm cắp tài sản “
Cần trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội về vai trò vị trí và mức độ tham
gia của bị cáo, nhân thân bị cáo và các tình tiết giảm nhẹ, đề nghị HĐXX quan
tâm xem xét trước khi lượng hình.
2.1. Vị trí, vai trò giúp sức của Phạm Phú Cần trong quá trình thực hiện
hành vi phạm tội
Trong vụ án trộm cắp tài sản này, Bùi Hoàng Lộc chính là người khởi
xướng việc thực hiện hành vi trộm cắp. Việc khởi xướng, rủ rê bị cáo Cần thực
hiện hành vi phạm tội của bị cáo Lộc đã được Cơ quan CSĐT Công an thành
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế làm rõ và tại phiên toà hôm nay các bị cáo Tuấn,
Tiến, Cần cũng đã khai nhận. Như vậy, căn cứ vào những chứng cứ có trong hồ
sơ và lời khai của các bị cáo đã xác định Bùi Hoàng Lộc, Đặng Anh Tuấn,
Huỳnh Văn Tiến và Phạm Phú Cần là những đồng phạm trong vụ án trộm cắp
tài sản mà trong đó Bùi Hoàng Lộc là người khởi xướng việc phạm tội cũng như
là người thực hành tích cực nhất nên có vai trò, vị trí đầu vụ, còn các bị cáo khác
chỉ là người hổ trợ, giúp sức; Và trong trường hợp này sự hổ trợ, giúp sức của
Phạm Phú Cần là rất mờ nhạt, cụ thể: Cần không trực tiếp thực hiện hành vi
trộm xe và cũng không hổ trợ Lộc trong việc lấy xe mô tô 75L2-0144 của chị
Phạm Thị Diệu Liên (bút lục số 84 trang 2 - biên bản hỏi cung bị can Đặng Anh
Tuấn), việc lấy xe được Lộc trực tiếp dùng VAM phá khóa nổ máy và tại thời
điểm đó Cần và Tuấn đi đổ xăng (bút lục 104 trang 2 – Biên bản hỏi cung bị
can Huỳnh Văn Tiến). Như vậy tôi cho rằng bị cáo Phạm Phú Cần chỉ có vai
trò, vị trí thứ yếu, không đáng kể trong việc giúp sức thực hiện hành vi phạm
tội.
2.2. Về nhân thân của Phạm Phú Cần
Bị cáo Phạm Phú Cần (tức Sơn) có lai lịch tốt, chưa có tiền án tiền sự, tại
thời điểm phạm tội đang theo học nghề và làm nghề cắt tóc tại Đà Nẵng; Bị cáo
là người cùng xóm cùng phường với Lộc, Tiến và Tuấn nên tuổi thanh niên có
quan hệ quen biết, bị lôi kéo rồi rủ nhau ra Huế chơi dẫn đến việc phát sinh hành
vi trộm cắp tài sản. Bị cáo là con đầu trong gia đình có hai anh chị em, dù gia
đình còn nhiều khó khăn nhưng sống rất đầm ấm hạnh phúc và được bà con
hàng xóm rất quí mến. Bị cáo sớm nghỉ học nhưng ngay sau đó liền đi học nghề
và làm việc rất chăm chỉ, việc bị bạn bè lối kéo rủ rê là do còn hiếu động, nông
nổi và bộc phát đột xuất.
Bị cáo Cần sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng: Ông bà nội
tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước đã được nhà nước tặng
thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba, hai Huy chương kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ hạng nhất. Bố bị cáo cũng tham gia trong quân đội và đã hoàn
thành nghĩa vụ quân sự về tại địa phương làm ăn lương thiện, chấp hành tốt các
chính sách pháp luật nhà nước và tại địa phương; Là một gia đình có nhiều thế
hệ cùng sinh sống nên có ảnh hưởng nhất định về truyền thống, thực tế trong
nhiều năm liền đạt danh hiệu đạt gia đình văn hóa, được chính quyền địa
phương công nhận và cấp bằng công nhận gia đình văn hóa. Gia đình của bị cáo
Phạm Phú Cần đã có đơn xin cứu xét và có xác nhận của địa phương kính xin
Người tập sự: Trương Hùng Thanh
Trang 10
Hồ sơ kiểm tra thực hành: Vụ việc “Trộm cắp tài sản “
hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, kèm giấy chứng nhận
gia đình văn hóa, quyết định hoàn thành nghĩa vụ quân sự của cha bị cáo cùng
các Huân Huy chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của ông bà nội bị
cáo.
2.3. Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Sau khi bị cáo Phạm Phú Cần có hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan CSĐT
Công an thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo, gia đình đã đưa bị cáo
Cần ra đầu thú tại Công an phường Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng và có báo
cáo cho cơ quan CSĐT Công an thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào bắt
giữ. Bản thân bị cáo cũng ý thức được hành vi vi phạm và muốn được hưởng sự
khoan hồng nên đã chấp hành tốt việc đầu thú để phục vụ điều tra của cơ quan
cảnh sát.
- Bị cáo Phạm Phú Cần chưa có tiền án tiền sự, phạm tội lần đầu và thuộc
trường hợp ít nghiêm trọng.
- Khi ra đầu thú và trong quá trình tạm giam điều tra, bị cáo Phạm Phú Cần
đã ăn năn hối cải và thành khẩn khai báo, tạo điều kiện cho vụ án được điều tra
thuận lợi và sớm kết thúc.
- Bị cáo cũng đã ý thức được hành vi phạm tội của mình nên đã tác động
gia đình tự nguyện bồi thường việc xe của chị Phạm Thị Diệu Liên bị phá hư ổ
khóa để khắc phục hậu quả. Theo đó cha mẹ bị cáo đã đến gia đình chị Liên để
xin tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả, tuy nhiên do thiệt hại quá nhỏ nên
chị Liên ghi nhận thiện chí biết lỗi của bị cáo và không đòi hỏi gì. Nên đây là
tình tiết giảm nhẹ cần được xem xét, kính đề nghị hội đồng xét xử ghi nhận để
giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
C. Kết luận, kiến nghị:
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Luật pháp chúng ta chủ trương khoan hồng nhân đạo trong đường lối xét
xử, với mục đích ngăn ngừa, răn đe hơn là trừng phạt nhằm giáo dục, giúp đỡ họ
sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Vì vậy từ những điều như đã trình bày trên, với tư cách là luật sư bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Phạm Phú Cần, tôi tha thiết kính đề nghị HĐXX
xem xét các tình tiết giảm nhẹ và khoan hồng cho bị cáo Phạm Phú Cần, cụ thể
như sau:
Đề nghị HĐXX cho bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo điểm h,
p, b khoản 1, Điều 46 BLSH:
+ Điểm h: “Phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”;
+ Điểm p: “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn ăn hối cải”
+ Điểm b: “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa bồi thường thiệt hại khắc
phục hậu quả”
Người tập sự: Trương Hùng Thanh
Trang 11
Hồ sơ kiểm tra thực hành: Vụ việc “Trộm cắp tài sản “
Đồng thời chúng tôi cho rằng với gia đình bị cáo là một gia đình có truyền
thống cách mạng đặc biệt: Gia đình có bố tham gia quân đội, hoàn thành nghĩa
vụ quân sự, ông bà nội có công với cách mạng được nhà nước tặng thưởng nhiều
Huân Huy chương kháng chiến chống Pháp, Mỹ nên đề nghị HĐXX áp dụng
Khoản 2 Điều 46 BLHS: “khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình
tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án”
Với hành vi phạm tội của bị cáo là vai trò giúp sức thứ yếu, có nhiều tình
tiết giảm nhẹ, nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng, tôi đề nghị HĐXX
áp dụng Điều 47 BLHS quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của
Bộ luật “Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của
Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt
liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình
phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì
Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc
chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn” quyết định cho bị cáo
Phạm Phú Cần được hưởng mức án thấp nhất của khung hình phạt quy định là
cải tạo không giam giữ. Theo tôi, biện pháp này cũng đã có tác dụng răn đe và
giáo dục phòng ngừa chung, không nhất thiết cách ly bị cáo ra khỏi xã hội, nhằm
tạo điều kiện cho bị cáo được hoà nhập với cộng đồng, được học tập và lao động
dưới sự giám sát của gia đình và các tổ chức đoàn thể xã hội tại địa phương để
trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội.
Chúng tôi tin tưởng vào sự công minh của quí Tòa. Xin cám ơn HĐXX và
quý vị đã chú ý lắng nghe./.
III. KẾT QUẢ VỤ VIỆC
Bản án hình sự sơ thẩm số 55/2010/HSST ngày 23/03/2010 của Tòa án
nhân dân thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định áp dụng điểm p
Khoản 1 Điều 46 và Khoản 2 Điều 46 của BLHS. Xử phạt bị cáo Phạm Phú Cần
(tức Sơn) 06 (sáu) tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bị tạm giữ
14/11/2009.
Người tập sự: Trương Hùng Thanh
Trang 12
Hồ sơ kiểm tra thực hành: Vụ việc “Trộm cắp tài sản “
IV. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
Qua vụ việc được trình bày ở trên, người tập sự hành nghề luật sư rút ra
một số nhận xét sau đây:
Mức xử phạt của Tòa tuyên như vậy là chưa hợp lý, bởi lẽ với các tình tiết
giảm nhẹ của bị cáo Phạm Phú Cần (tức Sơn) đươc áp dụng: Điểm b Điều 46
“người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”;
Điểm h Điều 46: “Phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”; Điểm p
Điều 46: “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”; và khoản 2
Điều 46: “Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là
tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án”. Vai trò, vị trí của bị cáo
trong vụ án này là thứ yếu, bị cáo có lai lịch và nhân thân tốt, gia đình có truyền
thống cách mạng; Ông, cha và cháu cùng chung sống trong một ngôi nhà nhiều
thế hệ nên có ảnh hưởng nhất định, ông bà được nhà nước tặng thưởng nhiều
Huân Huy chương có giá trị. Bị cáo cũng đang học nghề và có chỗ ở ổn định, vì
thế mặc dù bị cáo phạm tội nhưng xét mức độ phạm tội đó thì không đến mức
cần thiết phải phạt tù.
Quan điểm của luật sư đề nghị hội đồng xét xử áp dụng mức án trên cơ sở
các tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 và khoản 2 điều 46, đồng thời áp dụng Điều 47
BLHS “khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ qui định tại khoản 1 Điều 46 BLHS
Tòa án có thể quyết định một mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt” là cải tạo không giam giữ là có cơ sở và cần được chấp nhận.
Trên đây là nội dung hồ sơ kiểm tra thực hành hết tập sự hành nghề luật
sư. Người tập sự hành nghề luật sư xin báo cáo để Hội đồng kiểm tra xem xét.
Trân trọng.
Người tập sự: Trương Hùng Thanh
Trang 13
Hồ sơ kiểm tra thực hành: Vụ việc “Trộm cắp tài sản “
V. MỘT SỐ TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM
1. Biên bản ra đầu thú
2. Quyết định khởi tố bị can
3. Bản kết luận điều tra
4. Bản cáo trạng của VKSND thành phố Huế
5. Đơn nhờ Luật sư giúp đỡ pháp lý
6. Giấy chứng nhận bào chữa do TAND thành phố Huế cấp
7. Giấy mời luật sư tham gia tố tụng của TAND thành phố Huế
8. Bản tường trình của Phạm Phú Cần
9. Các Biên bản ghi lời khai Phạm Phú Cần
10.Các Biên bản hỏi cung Phạm Phú Cần
11. Biên bản ghì lời khai của bố Phạm Phú Cần – Phạm Tài
12. Các biên bản hỏi cung Đặng Anh Tuấn (đồng phạm)
13.Biên bản hỏi cung Huỳnh Văn Tiến (đồng phạm)
14.Các Huy chương của Chủ tịch nước khen tặng và Giấy công nhận
gia đình văn hóa.
15.Quyết định đưa vụ án ra xét xử
16.Bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Huế
Người tập sự: Trương Hùng Thanh
Trang 14
Hồ sơ kiểm tra thực hành: Vụ việc “Trộm cắp tài sản “
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Người tập sự: Trương Hùng Thanh
Trang 15