Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.92 KB, 14 trang )

Luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng Giới hạn và trách nhiệm?
DÀN Ý:
Vaanns đề giữ bí mật thông tin về khách gàng được quy định trong rất nhiều ngành nghề
khác nhau, một trong số đó là trong nghề luật sư. QUY ĐỊNH NÀY đã được xuất phat từ
nhiều yếu tố khác nhau:yêu cầu của khách hàng, bảo vệ cho khách hàng … đông thời
cũng là thể hiện đạo đức nghề nghiệp của luật sư, trở thành nguyên tắc cơ bản hàng đầu.
Tuy NHIÊN, việc giữ bí mật thông tin khách hàng được giới hạn tới đâu và trách nhiệm cur
luật sư như thế nào vẫn còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Ttrong phạm vi tiểu luận
của mình, tôi xintrinhf bày những hiểu biết của mình về đề tài :”
I. 1 số vấn đề chung về vấn đề giữ bí mật thông tin về khách hàng của luật sư
1.Khái niệm:
a. Khái niệm thông tin về khách hàng
Trong quá trình tiếp xúc, trao đổi giữa luật sư và khách hàng, khách hàng sẽ truyền đạt các thông
tin về chính mình và các thông tin về vụ việc của họ cho luật sư để nhờ luật sư tư vấn hoặc thực
hiện một dịch vụ pháp lý nào đó.
Thông tin về khách hàng hay thông tin của khách hàng hay nói chung là thông tin khách hàng là
những tin tức, thông điệp khách hàng truyền đạt cho luật sư trong quá trình tiếp xúc, trao đổi
giữa luật sư và khách hàng hoặc do luật sư biết được, thu thập được trong quá trình thụ lý, giải
quyết vụ việc của khách hàng.
Thông tin về khách hàng (trong mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng) là những gì khách hàng
đã nói, viết, trao đổi, truyền đạt, tiết lộ cho luật sư biết hoặc do luật sư thu thập được bằng các
biện pháp hợp pháp trong quá trình giải quyết vụ việc.
Thông tin về khách hàng bao gồm nhưng không giới hạn: thông tin cá nhân của khách hàng, bí
mật đời tư của khách hàng, tình hình tài chính, bí mật kinh doanh của khách hàng,...
b. Khái niệm giữ bí mật thông tin về khách hàng

Theo Từ điển tiếng Việt[2], giữ bí mật được hiểu là giữ kín trong phạm vi một số ít
người, không để lộ cho người ngoài biết. Còn bí mật thông tin là những bí mật nghề
nghiệp có liên quan tới vụ việc luật sư đảm nhận, bao gồm các bí mật điều tra, bí mật về
quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, tình hình tài chính, bí quyết kinh doanh, bí mật về đời
tư hoặc những thông tin khác của khách hàng được xác định là bí mật.


“Giữ bí mật thông tin về khách hàng” gồm hai nội dung. Một là, đối với bản thân luật sư, luật sư
phải bảo mật thông tin về khách hàng, không tiết lộ các thông tin về khách hàng. Hai là, đối với
các chủ thể khác ngoài luật sư và khách hàng, luật sư phải hạn chế các khả năng những thông
tin về khách hàng bị tiết lộ, bị xâm phạm.
Từ định nghĩa trên, có thể rút ra một số đặc điểm trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng
của luật sư. Thứ nhất, việc giữ bí mật thông tin về khách hàng của luật sư là hoạt động xuất phát
từ hoạt động nghề nghiệp của luật sư, xuất phát từ dịch vụ pháp lý giữa luật sư với khách


hàng. Thứ hai, nguồn thông tin về khách hàng rất đa dạng, có thể do khách hàng cung cấp hoặc
do luật sư thu thập hoặc từ nguồn khác mà luật sư biết được. Thứ ba, giữ bí mật thông tin về
khách hàng trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư vừa là nghĩa vụ pháp lý vừa là quy tắc đạo
đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư, hay nói cách khác là vừa mang tính bắt buộc vừa mang
tính tự nguyện. Thứ tư, giữ bí mật thông tin về khách hàng trong hoạt động nghề nghiệp của luật
sư là hoạt động mang tính tín nhiệm, tin cậy: khách hàng tín nhiệm luật sư mới có thể thành thật,
thẳng thắn trình bày các thông tin của mình; ngược lại luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng
để tạo sự tin cậy.
2.Mục đích, ý nghĩa của việc giữ bí mật thông tin về khách hàng của luật sư
Hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp
cho khách hàng của mình bằng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghề nghiệp trong phạm vipháp
luật cho phép
Quy định về giữ bí mật thông tin về khách hàng của luật sư nhằm tạo niềm tin với khách
hàng, đảm bảo những thông tin của khách hàng không có người thứ ba biết, không lan
truyền ra bên ngoài tránh những thiệt hại về vật chất và tinh thần đối với khách hàng, trừ
trường hợp được khách hàng đồng ý tiết lộ thông tin. Quy tắc này quy định bổn phận và
trách nhiệm đạo đức, cũng đồng thời là trách nhiệm pháp lý của luật sư
3.Cơ sở của vấn đề luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng
3.1. Cơ sở của vấn đề luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng
Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “cơ sở” được hiểu là cái làm nền tảng trong quan hệ với
những cái xây dựng trên đó hoặc dựa trên đó mà tồn tại, phát triển[1]. Theo nghĩa đó, cơ sở của

vấn đề luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng là cái mà luật sư dựa vào đó để thực hiện. Hay
nói cách khác cơ sở của vấn đề luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng là câu trả lời của câu
hỏi: Luật sư dựa vào đâu, căn cứ vào đâu để thực hiện việc giữ bí mật thông tin về khách hàng?
Có hai cơ sở cho việc luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng. Đó là cơ sở pháp lý và cơ sở
đạo đức và ứng xử nghề nghiệp.
3.1. 1. Cơ sở pháp lý
Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987
Pháp lệnh tổ chức luật sư số 2A-LCT/HĐNN ngày 18/12/1987của Hội đồng Nhà Nước (Pháp
lệnh tổ chức luật sư năm 1987) là văn bản quy phạm pháp luật tương đối hoàn chỉnh quy định về
luật sư và nghề luật sư tại Việt Nam. Cũng chính trong Pháp lệnh này, vấn đề luật sư giữ bí mật
thông tin về khách hàng đã được đặt ra.
Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987 quy định việc giữ bí mật thông tin khách hàng là nghĩa vụ
của luật sư. Khoản 3 Điều 18 Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987 quy định luật sư có nghĩa
vụ: “Không được tiết lộ những bí mật mà mình biết được trong khi làm nhiệm vụ giúp đỡ pháp lý”.
Pháp lệnh Luật sư năm 2001
Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 đã tạo ra bước ngoặt cho sự phát triển luật sư và nghề luật sư ở
Việt Nam. Với sự phát triển đó, Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 đã không còn phù hợp, dẫn đến
sự ra đời của Pháp lệnh số37/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25/7/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội khóa X về Luật sư (Pháp lệnh Luật sư năm 2001).
Pháp lệnh Luật sư năm 2001 thay thế Pháp lệnh Tổ chức Luật sư năm 1987 tiếp tục quy định về


việc luật sư giữ bí mật thông tin khách hàng. Tuy nhiên, có sự khác biệt nhỏ về quy định này giữa
hai pháp lệnh này là Pháp lệnh Luật sư năm 2001 quy định về việc giữ bí mật thông tin thông qua
quy định về điều cấm đối với luật sư chứ không quy định chung trong phần nghĩa vụ của luật sư
như Pháp lệnh Tổ chức Luật sư năm 1987. Cụ thể, khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh này quy định cấm
luật sư: “Tiết lộ thông tin về vụ việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ
trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, pháp luật có quy
định khác”.
Luật Luật sư 2006

Từ năm 2001 – 2006, đội ngũ luật sư ở nước ta tăng nhanh về số lượng và chất lượng, từng
bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp, có nhiều ưu điểm và thành tựu nhưng cũng không ít
hạn chế; trong khi đó đất nước đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ, chuẩn bị các điều kiện
đầy đủ về mặt pháp lý để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong bối cảnh đó, ngày
26/6/2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật số 65/2006/QH11 về Luật sư, có
hiệu lực từ ngày 01/01/2007 (Luật Luật sư 2006).
Trên cơ sở kế thừa và phát triển quy định về giữ bí mật thông tin khách hàng được quy định
trong hai Pháp lệnh trước đó, Luật Luật sư 2006 vừa quy định “giữ bí mật thông tin khách hàng”
là nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động hành nghề luật sư, vừa quy định “giữ bí mật thông tin
khách hàng” thông qua điều cấm đối với luật sư. Cụ thể, theo điểm c khoản 1 Điều 9 Luật Luật
sư 2006, nghiêm cấm luật sư thực hiện hành vi: “Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà
mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc
pháp luật có quy định khác”. Đây là quy định mang tính kế thừa và không khác gì về nội dung so
với quy định tại khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh Luật sư 2001.
Đồng thời với quy định tại khoản 1 Điều 9, Điều 25 Luật Luật sư 2006 còn quy định về “Bí mật
thông tin” như sau:
“1. Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi
hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định
khác.
2. Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi
hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề
không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình”.
Như vậy, vấn đề giữ bí mật thông về khách hàng của luật sư là vấn đề mang tính pháp lý, được
quy định trong các vấn bản quy phạm pháp luật. Có nghĩa là việc luật sư giữ bí mật thông tin về
khách hàng là vấn đề có tính chất “bắt buộc chung” và là nghĩa vụ pháp lý của luật sư.
3.1.2. Cở sở đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
Mỗi nghề nghiệp trong xã hội đều có những chuẩn mực riêng. Dù làm nghề gì thì mỗi người cũng
đều cần đến cái đức, cái tâm, cần những quy tắc ứng xử nghề nghiệp. Nghề luật sư là một nghề

cao quý, gắn liền với chế độ, xã hội dân chủ và Nhà nước pháp quyền. Chính vì vậy, nghề luật
sư cũng cần có những quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp để làm cơ sở cho thái độ, xử sự,


hành vi của luật sư trong quá trình hành nghề, trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Một trong
những quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư là việc giữ bí mật thông tin về khách
hàng.
Trong các mối quan hệ nghề nghiệp của luật sư, mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng là mối
quan hệ cơ bản, nền tảng. Khách hàng tìm đến luật sư thường là những người có các vấn đề,
rắc rối về mặt pháp lý - “những con bệnh pháp lý” - cần sự giúp đỡ của luật sư hoặc những
người muốn đề phòng những rủi ro pháp lý. Để giải quyết vấn đề của khách hàng, điều kiện tiên
quyết là luật sư cần phải biết những thông tin về khách hàng, thông tin về vụ việc mà khách hàng
đang gặp phải. Để có được thông tin từ khách hàng, luật sư phải là người đáng tin cậy để khách
hàng có thể chia sẻ thành thật. Để tạo được sự tin cậy cho khách hàng, luật sư không chỉ có
chuyên môn, có kỹ năng nghề nghiệp mà luật sư còn phải đảm bảo với khách hàng về việc giữ bí
mật thông tin của họ. Như vậy, ứng xử nghề nghiệp đòi hỏi và đã tạo cơ sở cho việc giữ bí mật
thông tin về khách hàng của luật sư. Có thể nói việc giữ bí mật thông tin về khách hàng của luật
sư là quy tắc ứng xử mang tính tự nhiên (tất nhiên, tất yếu) trong mối quan hệ nghề nghiệp giữa
luật sư với khách hàng.
Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư
Việt Nam được xây dựng thành bộ quy tắc thành văn. Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp của Luật sư Việt Nam lần đầu tiên được ban hành là “Quy tắc mẫu về đạo đức nghề
nghiệp luật sư” được ban hành theo Quyết định số 356b/2002/QĐ-BTP ngày 05/8/2002 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp. Căn cứ vào Bộ Quy tắc mẫu này, Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư áp dụng đối với luật sư của
Đoàn mình.
Bộ Quy tắc mẫu này gồm 04 chương và 14 Quy tắc. Trong đó, Quy tắc 9 quy định về việc luật sư
giữ bí mật thông tin của khách hàng với hai nội dung: “Luật sư không tiết lộ thông tin về vụ việc,
về khách hàng khi không được khách hàng đồng ý”; “luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân
viên của mình cũng không tiết lộ thông tin về vụ việc, về khách hàng của mình”.

Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư được căn cứ từ Pháp lệnh Luật sư năm 2001 và
Nghị định94/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn Pháp lệnh này. Đến năm
2006, Luật Luật sư được ban hành thay thế Pháp lệnh 2001 với nhiều quy định mới. Đặc biệt,
ngày 12/5/2009, Liên đoàn Luât sư Việt Nam được thành lập. Việc xây dựng và ban hàng Quy
tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam để áp dụng thống nhất trên cả nước trở
nên cần thiết. Do vậy, ngày 20/7/2001, Hội đồng Luật sư toàn quốc đã ban hành Quyết định
số68/QĐ-HĐLSTQ ban hành “Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam”.
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam gồm 6 chương và 27 Quy tắc.
Trong đó, Quy tắc 12 chương II (Quan hệ với khách hàng) quy định về “giữ bí mật thông
tin”: “Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và cả
khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp
luật; luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên của mình cam
kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật”.
Như vậy, việc giữ bí mật thông tin về khách hàng của luật sư Việt Nam hiện nay dựa trên cơ sở


pháp lý là Luật Luật sư 2006 và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư. Trên cơ
sở pháp lý, việc giữ bí mật thông tin về khách hàng là nghĩa vụ pháp lý của luật sư. Tương ứng
với nghĩa vụ này là quy định cấm luật sư tiết lộ thông tin về khách hàng trong một số điều luật cụ
thể. Trên cơ sở đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, việc giữ bí mật thông tin về khách hàng là quy
tắc nghề nghiệp mang tính tự nhiên của luật sư, luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng một
cách tự nguyện với lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của mình.

II. giới hạn và trách nhiệm của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin khách hàng
Như đã phân tích ở trên, giữ bí mật thông tin về khách hàng là nghĩa vụ pháp lý và là quy tắc đạo
đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư, luật sư giữ kín thông tin mà khách hàng đã cung cấp hoặc
do luật sư biết được và không tiết lộ cho bất kỳ người nào khác ngoài luật sư và khách hàng.
Vậy, luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng trong giới hạn, phạm vi như thế nào? Trách
nhiệm của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng ra sao? Đây là những nội dung

được tác giả nghiên cứu trong chương này.
1. Giới hạn của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng
Giới hạn là hạn chế trong một phạm vi nhất định. Giới hạn của luật sư trong việc giữ bí mật thông
tin về khách hàng là phạm vi mà trong đó luật sư có nghĩa vụ và phải tuân theo quy tắc ứng xử
về giữ bí mật thông tin khách hàng. Giới hạn của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách
hàng giúp luật sư xác định rõ ranh giới của những thông tin được bảo mật với những thông tin
không được bảo mật, xác định trường hợp nào luật sư cần bảo mật và trường hợp nào được tiết
lộ thông tin về khách hàng.
Nói đến giới hạn của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng là đề cập đến một số
vấn đề như giới hạn thông tin về khách hàng cần được giữ bí mật; giới hạn bảo mật về thời gian,
không gian, chủ thể,...
a. Giới hạn những thông tin về khách hàng mà luật sư phải giữ bí mật
Khoản 1 Điều 25 Luật Luật sư 2006 quy định: “Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về
khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề”. Quy tắc 12 trong Quy tắc đạo đức và ứng
xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam quy định: “Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của
khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý”. Quy định này đặt ra vấn đề thông tin nào của khách
hàng phải được luật sư giữ bí mật? Có sự giới hạn về những thông tin cần được bảo mật hay
không? Vấn đề này dẫn đến hai luồng quan điểm: Một là, không có sự giới hạn, luật sư phải giữ
bí mật tất cả các thông tin về khách hàng. Hai là, có sự giới hạn, luật sư chỉ có nghĩa vụ bảo mật
đối với những tin về khách hàng được xem, được xác định là thông tin mật theo quy định của
pháp luật hoặc theo thỏa thuận bảo mật giữa luật sư và khách hàng.
Mỗi quan điểm đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Quan điểm “bảo mật tất cả các thông
tin” có ưu điểm là tạo được sự tin cậy tuyệt đối cho khách hàng, nâng cao quy tắc ứng xử đạo
đức nghề nghiệp của luật sư đối với khách hàng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của luật sư;
quan điểm này cũng phù hợp với quy tắc “bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng” vì việc tiết lộ
thông tin về khách hàng có thể tiềm ẩn những rủi ro, bất lợi đối với khách hàng. Hạn chế của


quan điểm này là tính rủi ro cao đối với luật sư.
Quan điểm thứ hai có ưu điểm là tạo cơ chế rõ ràng trong việc bảo mật, dễ dàng xác định nghĩa

vụ, trách nhiệm của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng vì đã xác định rõ với
khách hàng thông tin nào là thông tin mật, thông tin nào cần được bảo mật. Hạn chế của quy tắc
này là chưa phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm của luật sư đối với khách hàng, có thể tạo
sự không thoải mái cho khách hàng. Trong quá trình tiếp xúc, giải quyết vụ việc, không phải bao
giờ khách hàng cũng cung cấp đày đủ các thông tin cho luật sư cùng một lúc mà mỗi giai đoạn,
khách hàng có thể cung cấp những thông tin khác nhau. Nếu mỗi lần khách hàng cung cấp thông
tin, luật sư lại lập văn bản bảo mật với khách hàng thì sẽ gây ra sự bất tiện cho khách hàng.
Ngoài ra, việc xác định thông tin nào là thông tin mật cũng không phải là vấn đề đơn giản. Đối với
mỗi khách hàng, thông tin họ muốn giữ bí mật có thể khác nhau, phụ thuộc vào tâm lý, điều kiện,
hoàn cảnh, địa vị xã hội của mỗi khách hàng. Chẳng hạn về độ tuổi, đàn ông thường không quan
trọng nhưng với phụ nữ thì họ thường không muốn tiết lộ, đặc biệt nếu đó là nữa diễn viên,
người mẫu, ca sĩ,... thì họ càng không muốn tiết lộ độ tuổi của họ vì có thể ảnh hưởng đến”sức
hấp dẫn” của họ và thậm chí ảnh hưởng đến sự nghiệp.
Theo quan điểm của người viết, cần kết hợp hai quan điểm trên trong việc xác định giới hạn của
luật sư đối với những thông tin về khách hàng cần được bảo mật. Cụ thể, nếu giữa luật sư và
khách hàng có sự thỏa thuận, xác định những thông tin nào cần được bảo mật thì giới hạn bảo
mật của luật sư được thực hiện theo thỏa thuận đó và không ràng buộc nghĩa vụ bảo mật của
luật sư đối với những thông tin khác về khách hàng (ngoài sự thỏa thuận). Trường hợp không có
thỏa thuận như vậy, hoặc khách hàng không đồng ý thỏa thuận như vậy thì luật sư có nghĩa vụ
bảo mật tất cả các thông tin về khách hàng, bất kể thông tin ấy luật sư có được từ nguồn nào
(khách hàng cung cấp, luật sư thu thập,...). Chỉ có như vậy mới bảo vệ tốt nhất quyền lợi của
khách hàng trong mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của
luật sư đối với thông tin về khách hàng. Tuy vậy, cũng cần chú ý là luật sư chỉ bảo mật tất cả các
thông tin mà luật sư biết được về khách hàng trong mối quan hệ nghề nghiệp với khách hàng,
thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng; luật sư không có nghĩa vụ giữ bí mật những thông tin
về khách hàng mà luật sư biết được trước khi “quan hệ nghề nghiệp” với khách hàng hoặc sau
khi đã kết thúc vụ việc với khách hàng (nhưng luật sư vẫn giữ bí mật thông tin trước đây mà luật
sư biết về khách hàng lúc thụ lý giải quyết vụ việc của khách hàng).
Giữ bí mật tất cả thông tin về khách hàng là chuẩn mực, quy tắc ứng xử chung của luật sư nhiều
nước trên thế giới. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư nhiều nước trên thế giới

đều quy định nghĩa vụ bảo mật của luật sư đối với tất cả các thông tin về khách hàng, luật sư
bảo mật bất kỳ thông tin được biết về khách hàng. Chẳng hạn, khoản 2.3.2 Quy tắc bảo mật
trong Quy tắc ứng xử của Luật sư Châu Âu 2002 (Code of Conduct for Lawyers in the European
Union) quy định: “Luật sư phải bảo mật tất cả các thông tin mà luật sư biết được trong quá trình
hành nghề”[4]. Dựa trên Quy tắc mẫu về ứng xử nghề nghiệp Luật sư của Hiệp Hội Luật sư Hoa
Kỳ (ABA Model Rules of Professional Conduct), Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Luật sư bang
New York 2009 (New York Rules of Professional Conduct) cũng quy định Luật sư phải bảo mật
tất cả các thông tin về khách hàng: “Nghĩa vụ bảo mật của luật sư không chỉ áp dụng đối với các
vấn đề khách hàng truyền đạt trong sự bí mật, được bảo đảm bởi đặc quyền giữa khách hàng và


luật sư, mà còn áp dụng đối với tất cả các thông tin mà luật sư có được trong quá trình đại diện
cho khách hàng và liên quan đến quá trình đại diện, bất kể nguồn thông tin đó từ đâu” [5]. Quy
tắc 1 chương IV về Bảo mật thông tin trong Quy tắc ứng xử nghề nghiệp do Hiệp Hội Luật sư
Canada ban hành năm 2009 (Code of Professional Conduct – Canadian Bar Association) cũng
quy định: “Luật sư có nghĩa vụ bảo mật một cách nghiêm ngặt tất cả các thông tin liên quan đến
việc kinh doanh và vụ việc của khách hàng mà luật sư biết được trong quan hệ nghề nghiệp, và
không được tiết lộ bất kỳ thông tin nào ngoại trừ được khách hàng cho phép một cách rõ ràng
hay ngụ ý, pháp luật cho phép hoặc Quy tắc này có quy định khác”[6]. Quy tắc 8 Quy tắc ứng xử
và chăm sóc khách hàng của Luật sư New Zealand 2008 (Lawyers: Conduct and Client Care Rules 2008) cũng quy định: “Luật sư có nghĩa vụ bảo vệ và giữ bí mật một cách nghiêm ngặt tất
cả các thông tin liên quan đến khách hàng, thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng, và việc kinh
doanh và vụ việc của khách hàng mà luật sư biết được trong quá trình quan hệ nghề nghiệp với
khách hàng” [7]. Quy tắc 26 Quy tắc đạo đức của Luật sư Croatia 1999 (The Attorneys’ Code of
Ethics) cũng quy định: “Luật sư phải giữ bí mật bất kỳ thông tin nào biết được từ khách hàng
hoặc nói cách khác là trong quá trình hỗ trợ pháp lý, đặc biệt là đại diện và bảo vệ. Luật sư phải
tự mình tận tâm xác định những gì khách hàng muốn được bảo mật như đối với bí mật của luật
sư ”[8].
Trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng, luật sư cần chú ý tìm hiểu các quy định pháp luật
về giữ bí mật thông tin có liên quan đến khách hàng của mình. Chẳng hạn, đối với khách hàng là
cá nhân, luật sư cần tuân thủ quy định về bí mật đời tư; khách hàng là doanh nhân hoặc doanh

nghiệp, tổ chức kinh tế, luật sư cần tuân thủ các quy định về bí mật kinh doanh,...
Quyền bí mật đời tư được quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự:
“1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý;
trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải
được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường
hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm
an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được
thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền”.
Bí mật kinh doanh được định nghĩa tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ
sung 2009): “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa
được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh mà
không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh là hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật
kinh doanh được quy định tại điểm b khỏa 1 Điều 127 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung
2009)[9].
Trong thực tế, có thể có những vụ việc, khách hàng của luật sư là những người nổi tiếng hay
khách hàng của luật sư là đối tượng có liên quan trong những vụ việc trọng điểm, thu hút sự
quan tâm của dự luận; các phương tiện thông tin đại chúng đã công bố thông tin về khách hàng,


thông tin về vụ việc đó. Vậy, trong trường hợp đó, nghĩa vụ bảo mật thông tin của luật sư được
thực hiện như thế nào? Luật sư có nghĩa vụ bảo mật tất cả các thông tin về khách hàng nữa hay
không? Người viết cho rằng trong những trường hợp như vậy, nghĩa vụ của luật sư về giữ bí mật
thông tin khách hàng, giới hạn của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng vẫn phải
được thực hiện và phải được thực hiện một cách thận trọng. Đối với những vụ việc này, tùy
trường hợp cụ thể mà luật sư có hướng giải quyết và thực hiện nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về
khách hàng khác nhau. Chẳng hạn, nếu các phương tiện thông tin đại chúng đã công bố thông

tin về vụ việc trước khi luật sư nhận thực hiện dịch vụ pháp lý từ khách hàng thì như phân tích ở
trên, luật sư không có nghĩa vụ bảo mật nhưng thông tin đã được công bố trước đó mà chỉ bảo
mật những thông tin về khách hàng từ thời điểm luật sư nhận vụ việc. Nghĩa vụ của luật sư lúc
này là không tiết lộ thêm thông tin về khách hàng, trừ trường hợp được sự đồng ý của khách
hàng để tiết lộ những thông tin có lợi cho khách hàng và tranh thủ được sự đồng tình của dư
luận (luật sư phải tư vấn cho khách hàng và xin phép sự đồng ý của khách hàng trước khi tiết lộ
thông tin). Có thể luật sư của những khách hàng trong những vụ việc này còn được mời phỏng
vấn, phát biểu quan điểm. Khi đó, luật sư chỉ được phát biểu trên nguyên tắc “bảo vệ tốt nhất
quyền lợi của khách hàng” và chỉ phát biểu trên cơ sở những thông tin về khách hàng, liên quan
đến vụ việc đã được công bố, tuyệt đối tránh vô tình tiết lộ các thông tin khác về khách hàng, về
vụ việc nếu chưa được sự đồng ý của khách hàng. Trong nhiều trường hợp, luật sư cần xem xét
từ chối phát biểu trước các phương tiện truyền thông mà chỉ phát biểu trong trường hợp cơ quan
có thẩm quyền yêu cầu hoặc khi vụ việc đưa đưa ra giải quyết chính thức.
b. Giới hạn về thời gian
Việc giữ bí mật thông tin về khách hàng của luật sư là không có sự giới hạn về thời gian. Luật sư
có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về khách hàng trong lúc đang thụ lý giải quyết vụ việc cho
đến khi vụ việc đã kết thúc. Quy tắc 12 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư
Việt Nam quy định rõ: “Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện
dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó”. Như phần trên cũng có đề cập, khi kết thúc vụ
việc, luật sư vẫn có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về khách hàng nhưng đó là những thông tin mà
luật sư biết được trong lúc giải quyết vụ việc cho khách hàng, còn những thông tin mới mà luật
sư biết được sau khi đã kết thục vụ việc với khách hàng thì luật sư không có nghĩa vụ bảo mật.
Đây cũng là một quy định phù hợp với quy tắc ứng xử chung của luật sư nhiều nước trên thế
giới. Quy tắc ứng xử của Luật sư Châu Âu 2002 ghi nhận: “Nghĩa vụ bảo mật của luật sư không
giới hạn về thời gian”[10]. Quy tắc ứng xử và chăm sóc khách hàng của Luật sư New Zealand
2008 cũng quy dịnh: “Nghĩa vụ bảo mật của luật sư bắt đầu từ lúc khách hàng tiết lộ thông tin
cho luật sư được đề xuất theo hợp đồng giữa luật sư và khách hàng (hoặc kể cả không có hợp
đồng). Nghĩa vụ bảo mật vẫn tiếp tục vô thời hạn dù người có liên quan không còn là khách hàng
của luật sư ”[11]. Quy tắc ứng xử của Luật sư tư vấn Vương quốc Anh 2007 (Solicitors’ Code of
Conduct 2007) cũng hướng dẫn: “Nghĩa vụ bảo mật của luật sư vẫn tiếp tục sau khi đã kết thúc

hợp đồng giữa luật sư và khách hàng”[12].
Một vấn đề đáng lưu ý là Quy tắc 12 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt
Nam quy định luật sư vẫn tiếp tục giữ bí mật thông tin của khách hàng “cả khi đã kết thúc dịch vụ
đó” mà không đề cập đến tình trạng của khách hàng, còn sống hay đã chết (đối với cá nhân), còn
hoạt động hay đã chấm dứt hoạt động (đối với tổ chức). Như vậy, kể cả khi khách hàng trước


đây của luật sư đã chết (đối với cá nhân), không còn hoạt động (tổ chức) luật sư vẫn phải giữ bí
mật thông tin của những khách hàng đó.
c. Giới hạn đối với nhân viên, cộng sự của luật sư và tổ chức hành nghề của luật sư
Đối với các luật sư cùng hành nghề trong một tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng luật sư
hoặc Công ty luật), không chỉ bản thân luật sư tiếp nhận, thụ lý giải quyết vụ việc của khách hàng
phải giữ bí mật thông tin về khách hàng mà các luật sư khác trong cùng tổ chức hành nghề luật
sư cũng phải giữ bí mật thông tin về khách hàng của tổ chức mình. Đây là quy định tại khoản 3
Điều 25 Luật Luật sư 2006: “Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên
trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình” và Quy tắc
12 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam: “luật sư có trách nhiệm yêu
cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên của mình cam kết không tiết lộ những bí mật
thông tin mà họ biết được và giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Đây cũng là quy định hợp lý và phù hợp với quy tắc ứng xử chung của luật sư nhiều nước trên
thế giới. Tính hợp lý biểu hiện ở chỗ đối với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức này có tư cách
pháp nhân và thực hiện kinh doanh dịch vụ pháp lý, khách hàng không phải là khách hàng của
riêng luật sư mà là khách hàng của tổ chức hành nghề luật sư đó. Do đó, tổ chức hành nghề luật
sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về khách hàng, cụ thể không chỉ luật sư trực tiếp giải quyết
vụ việc mà các luật sư khác trong cùng tổ chức hành nghề luật sư đó cũng phải giữ bí mật thông
tin về khách hàng của tổ chức mình. Luật sư trực tiếp tiếp xúc và người đứng đầu, người quàn lý
tổ chức hành nghề luật sư (Trưởng Văn phòng, Giám đốc,...) đó phải yêu cầu các nhân viên, luật
sư của tổ chức mình đảm bảo bí mật thông tin về khách hàng.
Quy tắc ứng xử của Luật sư Châu Âu 2002 cũng yêu cầu: “Luật sư phải yêu cầu các cộng sự và
nhân viên và bất kỳ ai có tham gia vào việc cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư cùng thực hiện

nghĩa vụ bảo mật”[13]. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Luật sư bang New York 2009 cũng
hướng dẫn: “Luật sư phải có sự thận trọng hợp lý dể ngăn chặn nhân viên, cộng sự của luật sư
tiết l�� hoặc sử dụng thông tin mật của khách hàng, trừ trường hợp được tiết lộ... ” [14]. Quy tắc
ứng xử của luật sư tư vấn Vương Quốc Anh cũng ghi nhận: “Luật sư và tổ chức hành nghề của
luật sư phải giữ bí mật về vụ việc của khách hàng và khách hàng cũ, trừ trường hợp được phép
tiết lộ theo quy định của pháp luật hoặc được sự đồng ý của khách hàng (hoặc khách hàng
cũ)”[15]. Quy tắc đạo đức của Luật sư Croatia cũng quy định: “Luật sư phải có sự thận trọng hợp
lý để bảo đảm rằng những người khác làm việc trong cùng văn phòng luật sư phải giữ bí mật các
thông tin được bảo mật”[16].
d. Một số ngoại lệ trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng
Nhìn chung, giới hạn bảo mật của luật sư đối với thông tin về khách hàng là vô hạn . Không có
giới hạn trong việc luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng. Tuy vậy, Luật Luật sư 2006 và
Quy tắc ứng xử đạo đức nghề nghiệp Luật sư Việt Nam vẫn quy định một số ngoại lệ trong việc
giữ bí mật thông tin về khách hàng.
Trong những trường hợp lệ, luật sư không bị ràng buộc bởi các giới hạn về bảo mật đối với
thông tin về khách hàng như đã phân tích ở trên. Trong những trường đó, luật sư được (hoặc
phải) tiết lộ thông tin về khách hàng.
Có hai trường hợp ngoại lệ được xác định: Một là, sự tiết lộ thông tin về khách hàng được chính


khách hàng đồng ý; hai là luật sư tiết lộ thông tin theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 25 Luật Luật sư 2006 quy định: “Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về
khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý
bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác”. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghể nghiệp của
luật sư Việt Nam cũng quy định: “Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi
thực hiện dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng
ý hoặc theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, mặc dù Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư không quy định nhưng
theo Luật Luật sư 2006, trong trường hợp luật sư tiết lộ thông tin theo sự đồng ý của khách hàng
thì sự đồng ý đó phải thể hiện bằng văn bản.

Tiết lộ thông tin theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật có quy định nghĩa vụ buộc
phải khai báo hoặc cung cấp thông tin phục vụ hoạt động điều tra, xác minh của cơ quan có thẩm
quyền. Trong những trường này, luật sư buộc phải tiết lộ thông tin để thực hiện nghĩa vụ công
dân theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn như quy định về tố giác tội phạm. Khoản 1 Điều 22
Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định:“Người nào biết rõ tội phạm đang được
chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của
Bộ luật này”. Khoản 1 Điều 314 Bộ luật Hình sự cũng quy định về tội không tố giác tội phạm như
sau: “Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang
được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. Theo các quy định này, công
dân có nghĩa vụ tố giác tội phạm, nếu không tố giác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vấn đề được đặt ra là trong mối quan hệ nghề nghiệp giữa luật sư và khách hàng, khách hàng
tiết lộ cho luật sư biết họ đã thực hiện một hành vi phạm tội thì luật sư phải làm thế nào? Thực
hiện nghĩa vụ công dân, thực hiện theo quy định của pháp luật thì luật sư phải chăng phải đi tố
giác tội phạm? Điều đó có nghĩa là “luật sư tố cáo khách hàng của mình”, báo Cơ quan có thẩm
quyền bắt khách hàng của mình? Đây cũng lại là điều mà Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp luật sư không cho phép. Một trong những nguyên tắc hành nghề, chuẩn mực quy tắc đạo
đức và ứng xử nghề nghiệp cao nhất của luật sư là “bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách
hàng”, không làm xấu đi tình trạng của khách hàng và luật sư có nghĩa vụ “giữ bí mật thông tin về
khách hàng”. Nếu luật sư tố cáo khách hàng của mình để họ bị bắt thì luật sư sẽ mất đi sự tin
tưởng của khách hàng, có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp và ảnh hưởng đến sự đánh giá,
cái nhìn của xã hội đối với luật sư.
Đây là vấn đề còn nhiều tranh cãi và bàn luận. Trong quá trình Liên đoàn Luật sư Việt Nam xây
dựng Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam, đã có nhiều ý kiến xung
quanh vấn đề này[17]. Trước đây, Dự thảo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư
Việt Nam ghi nhận: “Luật sư giữ bí mật thông tin của khách hàng, kể cả trong trường hợp biết
khách hàng đã phạm một tội khác từ trước đó (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia)”. Tuy
nhiên, từ vấn đề được đặt ra ở trên và còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau nên Quy tắc đạo
đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam khi chính thức được ban hành chỉ quy định



ngắn gọn như hiện hành:“Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện
dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc
theo quy định của pháp luật; luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và
nhân viên của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và giải thích rõ
nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Theo quan điểm của người viết, căn cứ vào những quy định hiện hành, trong trường hợp trên,
trước hết luật sư cần giải thích quy định của pháp luật cho khách hàng đó hiểu về hành vi tội
phạm mà họ đã thực hiện cũng như chính sách khoan hồng, các tình tiết giảm nhẹ. Trên cơ sở
đó, luật sư khuyên giải họ tự thú. Tuy vậy, nếu khách hàng không đồng ý tự thú và yêu cầu luật
sư phải bảo mật thông tin đó của họ thì luật sư có hai lựa chọn: Một là “rút lui”, từ chối tiếp tục
thực hiện vụ việc cho khách hàng đó, luật sư có thể vận dụng quy tắc 9.2.2 Quy tắc đạo đức và
ứng xử nghề nghiệp của luật sư để từ chối: “khách hàng không chấp nhận ý kiến tư vấn giải
quyết vụ việc đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức do luật sư đưa ra, mặc dù luật sư đã cố gắng
phân tích, thuyết phục”, sau đó luật sư có thể khéo léo thực hiện nghĩa vụ công dân của mình
theo quy định của pháp luật. Hai là, luật sư vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc của khách hàng. Trong
trường này, luật sư cần báo cáo với Đoàn luật sư của mình để Đoàn luật sư có chỉ đạo, tìm
hướng giải quyết phù hợp. Đồng thời luật sư cũng cần có những hành động cần thiết để can
ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm để đề phòng rủi ro cho mình theo quy
định tại khoản 3 Điều 314 Bộ luật Hình sự: “Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn
người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự
hoặc miễn hình phạt”.
Với tính chất là một nghề đặc biệt như nghề luật sư, với những quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp của luật sư, tác giả cho rằng pháp luật cần quy định luật sư chỉ phải tố giác tội phạm đối
với khách hành khi khách hàng đó phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng. Cụ thể khoản 2 Điều 22 và khoản 2 Điều 314 Bộ luật Hình sự cần được sửa đổi,
bổ sung theo hướng như sau: “Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em
ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội; luật sư có khách hàng là người phạm tội chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các

tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này”.
2. Trách nhiệm đối với luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng
“Trách nhiệm” được nói đến ở đây ��ược hiểu với nghĩa “chịu trách nhiệm”, tức là hậu quả bất
lợi. Như phần trên đã phân tích, luật sư có nghĩa vụ pháp lý và quy tắc đạo đức, ứng xử nghề
nghiệp là giữ bí mật thông tin về khách hàng. “Trách nhiệm” chính là hậu quả bất lợi từ sự vi
phạm nghĩa vụ, quy tắc này. Có hai dạng trách nhiệm của luật sư trong việc vi phạm quy tắc,
nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về khách hàng: trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm pháp lý. Cùng
một hành vi vi phạm, luật sư có thể chịu một hoặc cả hai loại trách nhiệm này.
a. Trách nhiệm kỷ luật
Trách nhiệm kỷ luật đối với luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng là trách nhiệm
xét về khía cạnh quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, xét trong mối quan hệ giữa luật sư với
tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư là Đoàn luật sư và Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Xử lý kỷ luật đối với luật sư khi có vi phạm quy tắc giữ bí mật thông tin về khách hàng nói riêng


hoặc vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp nói chung được thực hiện theo quy định
tại Điều 85 Luật Luật sư 2006 với bốn hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ tư
cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng, xóa tên khỏi danh sách
Đoàn Luật sư, cụ thể:
“1. Luật sư vi phạm quy định của Luật này, Điều lệ, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật
sư và quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thì tuỳ theo tính chất, mức độ
vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng;
d) Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
2. Việc xem xét quyết định kỷ luật luật sư thuộc thẩm quyền của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư
theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư.
3. Trong trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của
Đoàn luật sư thì Đoàn luật sư phải thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp và đề nghị Bộ Tư

pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, đề nghị tổ chức luật sư toàn quốc thu hồi Thẻ luật
sư”.
Hiện nay, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đang xây dựng Quy chế xử lý kỷ luật đối với Luật sư
áp dụng thống nhất cho các Đoàn Luật sư. Quy định về xử lý kỷ luật đối với luật sư đề cập đến
các vấn đề về nội dung và thủ tục, quy trình xử lý kỷ luật luật sư như các hình thức kỷ luật (khiển
trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ hoạt động, xóa tên khỏi đoàn và đề nghị thu hồi chứng chỉ hành
nghề), trình tự, thủ tục tiến hành việc xử lý, giải quyết khiếu nại liên quan đến quyết định xử lý kỷ
luật luật sư, trách nhiệm của Ban Chủ nhiệm, Hội đồng Khen thưởng Kỷ luật các Đoàn Luật sư,
Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được
phép xem xét khi xử lý kỷ luật luật sư…
b. Trách nhiệm pháp lý
Giữ bí mật thông tin về khách hàng không chỉ là quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật
sư mà còn là một nghĩa vụ pháp lý được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật bao
gồm Luật Luật sư 2006 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trách nhiệm pháp
lý của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng là hậu quả pháp lý bất lợi đối với luật
sư khi luật sư vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về khách hàng. Trách nhiệm pháp lý này bao
gồm trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Ba loại trách nhiệm
pháp lý này đã được quy định tại Điều 89 Luật Luật sư 2006 về xử lý vi phạm đối với Luật
sư: “Luật sư vi phạm quy định của Luật này, ngoài việc bị xử lý kỷ luật thì tuỳ theo tính chất, mức
độ vi phạm còn bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Đối với mỗi hành vi vi phạm, luật sư vi phạm có thể chịu một loại trách nhiệm pháp lý hoặc đồng
thời chịu hai loại trách nhiệm pháp lý: trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hành chính; trách
nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, nếu hành vi vi phạm của luật sư đã đến mức
phải truy cứu trách nhiệm pháp lý thì chắc chắn luật sư vi phạm phải chịu trách nhiệm kỷ luật như


phnâ tích tại mục 2.2.1.
2.2.2.1. Trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự của luật sư đối với việc giữ bí mật thông tin về khách hàng được xác định

theo Hợp đồng giữa luật sư và khách hàng, bao gồm Hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc Hợp đồng
bảo mật (nếu có) và theo quy định của pháp luật dân sự.
Trách nhiệm dân sự của luật sư đối với nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về khách hàng chủ yếu là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu việc luật sư tiết lộ thông tin của khách hàng (không thuộc
trường hợp được tiết lộ) gây thiệt hại cho khách hàng.
2.2.2.2. Trách nhiệm hành chính
Trách nhiệm hành chính của luật sư trong việc vi phạm quy định về giữ bí mật thông tin về khách
hàng được quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định60/2009/NĐ-CPngày 23/7/2009 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Theo đó, luật sư “tiết lộ
thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp
được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác” thì bị “phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng”.
2.2.2.3. Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất đối với hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp luật sư vi phạm về nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về khách hàng mà đủ yếu tố cấu
thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy
định.
Chẳng hạn một luật sư nào đó sử dụng các thông tin về khách hàng mà mình biết được trong khi
hành nghề để uy hiếp khách hàng đó nhằm chiếm đoạt tài sản của họ thì phải chịu trách nhiệm
về “tội cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009).
3. Một số đề xuất, kiến nghị
Thứ nhất, đối với việc luật sư biết được khách hàng của mình đã có hành vi phạm tội, đảm bảo
quy tắc đặc thù của nghề luật sư là “giữ bí mật thông tin về khách hàng”, cần quy định luật sư chỉ
phải tố giác nếu khách hàng của luật sư là người phạm tội về an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt
nghiêm trọng.
Thứ hai, đối với Liên đoàn luật sư Việt Nam, cần có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện quy tắc
“giữ bí mật thông tin” nói riêng và toàn bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư
Việt Nam nói chung để dễ dàng áp dụng thống nhất. (Hiện nay, một số nước xây dựng hướng
dẫn áp dụng quy tắc ứng xử của luật sư ngay sau mỗi quy tắc[18], chẳng hạn Quy tắc mẫu về

ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Hoa Kỳ, Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Canada,…).
Riêng đối với quy tắc “Giữ bí mật thông tin”, cần quy định rõ trường hợp khách hàng đồng ý cho
luật sư tiết lộ thông tin thì phải thể hiện sự đồng ý đó bằng văn bản để phù hợp với quy định
pháp luật hiện hành. Ngoài ra, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng cần nhanh chóng hoàn chỉnh và
cho ban hành Quy định về xử lý kỷ luật đối với Luật sư trong trường hợp luật sư vi phạm Quy tắc
đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, trong đó có sự vi phạm quy tắc “giữ bí mật thông tin”.
Thứ ba, đối với mỗi luật sư, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất cao quý của


luật sư, tuân thủ nghĩa vụ và quy tắc “giữ bí mật thông tin về khách hàng”. Đối với các thông tin
của khách hàng, luật sư cần bảo quản thận trọng, có các biện pháp kỹ thuật bảo mật đối với
thông tin khách hàng, thực hiện lưu trữ nghiêm túc. Để tránh rủi ro và loại trừ trách nhiệm cho
mình, tốt hơn hết luật sư nên có thỏa thuận cụ thể với khách hàng về việc giữ bí mật thông tin;
trong trường hợp muốn tiết lộ thông tin nào đó về khách hàng của mình, luật sư cần phải xin
phép khách hàng và phải được khách hàng đồng ý bằng văn bản./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Luật Luật sư năm 2006
Bộ luật Dân sự năm 2005
Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Pháp lệnh Luật sư năm 2001
Pháp lệnh Tổ chức Luật sư năm 1987
Nghị định60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tư pháp
Quyết định số 356b/2002/QĐ-BTP ngày 05/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
“Quy tắc mẫu đạo đức nghề nghiệp luật sư”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam
Học viện Tư pháp, Nguyễn Hữu Ước, Nguyễn Văn Điệp (chủ biên), Tập bài giảng Luật
sư và nghề Luật sư, 2012
Học viện Tư pháp, Nguyễn Thanh Bình, Tập bài giảng Chuyên đề và kỹ năng chung
hành nghề Luật sư, 2010
Học viện Tư pháp, Phan Hữu Thư (chủ biên), Sổ tay Luật sư, 2004, Nxb. Công an nhân
dân.
CÁC WEBSITE
/>




×