Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích ba tình huống trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy để làm rõ nội dung và ý nghĩa quy luật phủ định của phủ định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.73 KB, 12 trang )

Thế giới này tồn tại những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất yếu, phổ biến và
lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi sự vật hay giữa các
sự vật, hiện tượng với nhau. Đó là những “quy luật” phép biện chứng duy vật trong
triết học Mác – Lênin đã tìm ra điều đó. Căn cứ vào mức độ phổ biến, phạm vi bao
quát, tính chất và vai trò đối với quá trình phát triển của sự vật, người ta chia ra
thành các quy luật: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại, Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập, và Quy luật phủ định của phủ định. Trong phạm vi bài viết này, nhóm
chúng em muốn khai thác và đi sâu vào đề tài “Phân tích ba tình huống trong
lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy để làm rõ nội dung và ý nghĩa quy luật phủ
định của phủ định”, bởi theo Ăng – ghen, đây là “ Là một quy luật vô cùng phổ
biến và chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự
phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy”[1]. Thông qua bài viết này, nhóm
em muốn chứng minh rằng triết học nói chung và quy luật phủ định của phủ định
thật sự gần gũi với cuộc sống hằng ngày chứ không xa vời và khó hiểu như nhiều
người thường nghĩ, qua đó cũng chứng minh tính “phổ biến”, “tầm quan trọng”
như Ăng – ghen đã nêu thông qua các ví dụ sinh động và thực tiễn.
KHÁI QUÁT VỀ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
I.1. Phủ định và phủ định biện chứng
I.

Đây là quy luật thể hiện khuynh hướng của sự phát triển. Bất cứ sự vật, hiện
tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt
vong. Sự vật cũ mất đi, được thay thế bằng sự vật mới. Triết học gọi sự thay thế
này là sự phủ định. Qua đây, ta có thể định nghĩa, “sự phủ định là sự thay thế sự
vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển”.
Trong sự phủ định này, nhiều người theo quan điểm siêu hình cho rằng phủ
định là sự diệt vong hoàn toàn cái cũ; xóa sạch trơn, chấm dứt hoàn toàn sự vận
1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t20,tr 200



động và phát triển của sự vật. Nhưng trong phép biện chứng, phủ định được xem là
nhân tố của sự phát triển. Do vậy, nó có ý nghĩa sâu sắc hơn so với cách sử dụng
đời thường. Để chứng minh điều đó, người ta đưa ra khái niệm “phủ định biện
chứng”, là quá trình tự thân vận động, tự thân phát triển, là con đường dẫn tới sự ra
đời của cái mới, cái tiến bộ hơn nhưng dựa trên cơ sở cái bị phủ định. Phủ định
biện chứng có hai đặc trưng cơ bản: Tính khách quan - là điều kiện của sự phát
triển và tính kế thừa - là nhân tố liên hệ giữa cái mới và cái cũ. Phủ định biện
chứng được xem là một quá trình vô tận, và mỗi lần phủ định lại tạo tiền đề cho sự
phát triển tiếp theo của nó. Những lần phủ định liên tiếp như thế được gọi là phủ
định của phủ định.
I.2. Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu về phủ định của phủ định chúng ta rút ra một số ý nghĩa phương
pháp luận sau đây:
Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn về xu
hướng phát triển của sự vật. Quá trình phát triển của bất kì sự vật nào cũng không
bao giờ đi theo một đường thẳng mà quanh co, phức tạp, gồm nhiều chu kì. Chu kì
sau cao và tiến bộ hơn chu kì trước.
Ở mỗi chu kì, sự phát triển của sự vật có nét riêng biệt. Do đó, ta phải hiểu
những đặc điểm đó để có thể tác động cho phù hợp sao cho sự phát triển có thể
nhanh lên hoặc chậm đi.
Theo quy luật phủ định của phủ định, mọi sự vật luôn xuất hiện, thay thế cái
cũ, cái sau tiến bộ hơn cái trước. Điều này tránh cho ta thái độ phủ định sạch trơn
cái cũ.
Trong giới tự nhiên, cái mới xuất hiện một cách tự phát, còn trong xã hôi
cái mới xuất hiện gắn liền với hoạt động có ý thức của con người. Vì thế, trong
hoạt động của mình chúng ta phải biết phát hiện cái mới và ủng hộ nó.
Theo quan điểm biện chứng về sự phát triển, trong quy luật phủ định của
phủ định chúng ta phải biết kế thừa có chọn lọc những cái vốn là tinh hoa của cái
cũ, xem chúng như là tiền đề của sự nảy sinh cái mới, tiến bộ hơn, đồng thời khắc
phục những hạn chế, biết giữ hình thức và cải tạo nội dung cho phù hợp.



QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH THỂ HIỆN TRONG CÁC TÌNH
HUỐNG TỰ NHIÊN, XÃ HỘI, TƯ DUY
II.

II.1 Tình huống trong lĩnh vực tự nhiên

Thế giới tự nhiên vô cùng rộng lớn, phong phú, đa dạng tồn tại bằng sự vận
động, phát triển liên tục không ngừng nghỉ. Sự vận động, phát triển đó thể hiện rất
rõ sự chi phối và tầm ảnh hưởng vô cùng lớn của quy luật phủ định của phủ định.
Loài bướm, một loài côn trùng hết sức thân quen trong giới tự nhiên sẽ giúp ta hiểu
rõ nội dung và ý nghĩa của quy luật.
Nhìn những chú bướm bay lượn trong vườn với màu sắc rực rỡ mê hồn, ít ai
biết được rằng để được như vậy, chúng đã phải trải qua một qua trình biến thái
hoàn toàn. Nghiên cứu về vòng đời của loài bướm là một quá trình phủ định của
phủ định diễn ra theo hình xoáy ốc, là một vòng xoáy phát triển theo hướng đi lên,
là một chu kì tuần hoàn nhưng luôn thể hiện sự hoàn hảo và ngày càng mạnh mẽ
hơn. Vòng đời sinh sản của chúng khá đặc biệt, đó là một vòng tuần hoàn khép kín:
từ quả trứng được bọc trong kén sau đó kén nở thành sâu non, sâu non phát triển
thành nhộng, nhộng rồi lại nở thành bướm, cứ thế chu trình sinh sản của loài bướm
theo một vòng nối tiếp nhau.
I.1 Ấu trùng – sự phủ định của quả trứng sâu
Ta hãy bắt đầu với sự khẳng định – quả trứng sâu. Quả trứng sâu sau một thời
gian tồn tại, với điều kiện môi trường thích hợp sẽ nở ra ấu trùng hay gọi là sâu
bướm. Ở giai đoạn này, ấu trùng ra đời trên cơ sở những hạt nhân hợp lý của cái cũ
để phát triển thành cái mới, tạo nên tính liên tục cho sự phát triển. Ấu trùng ra đời
trên nền tảng của trứng đã thụ tinh, được hình thành sau nhiều lần hợp tử phân chia
thành phôi. Các cơ quan của sâu bướm được hình thành từ các tế bào phôi của
trứng, nhưng là sự biểu hiện ở mức độ cao hơn, hoàn chỉnh dần và phát triển hơn.



Ngoài ra, ấu trùng còn xóa bỏ những đặc điểm của trứng không còn phù hợp với
nó, đó chính là lớp vỏ. Cơ thể của sâu bướm cứng cáp hơn, có thể hòa nhập được
với môi trường, không cần một lớp vỏ bảo vệ khỏi những thay đổi của thời tiết
nữa. Từ đây, sâu bướm lột xác nhiều lần, mỗi lần thành ấu trùng lớn hơn. Ấu trùng
của bướm nhả tơ dệt kén và hóa nhộng (lột xác để thành nhộng) bên trong kén.
Qua đó có thể thấy, sự ra đời của ấu trùng (sâu bướm) chính là quá trình phủ định
của trứng ở mức độ phát triển đi lên và cao hơn.

I.2 Nhộng – giai đoạn tu chỉnh để thành bướm
Vào đầu hè, tất cả ấu trùng dường như nằm im nhưng đó chính là quá trình
biến đổi sâu sắc để ấu trùng trở thành nhộng. Nếu nhìn vào những đặc điểm bên
ngoài, có thể ta sẽ nghĩ rằng nhộng phủ định hoàn toàn sâu bướm, nhưng thực ra
không phải vậy. Mặc dù trong quá trình hoá nhộng, toàn bộ cấu tạo của ấu trùng
được xoá bỏ nhưng chúng được sử dụng làm nguyên liệu trong việc phát triển của
con trưởng thành. Mỗi một bộ phận của con trưởng thành (chân, mắt, cánh…) phát
triển từ một nhóm tế bào gọi là đĩa mầm. Đây là những tế bào phát triển trực tiếp
từ trứng. Có thể nói, nhộng là một bước phát triển cao hơn của loài bướm, nó giữ
lại từ trứng và ấu trùng tế bào mầm - đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình
thành bướm, nhưng đồng thời cũng xóa bỏ những đặc điểm hạn chế, không còn
phù hợp, đó là những cơ quan của sâu bướm. Vì ấu trùng ăn rất nhiều và di chuyển
khắp mọi nơi, nhưng nhộng lại không ăn, cũng không động đậy, vì vậy những bộ
phận này cũng không cần thiết với nó nữa. Ngoài ra, hầu hết bướm trưởng thành
sống bằng mật hoa, trong ống tiêu hóa chỉ có Enzim Saccaraza tiêu hóa đường
Saccarozo. Trong khi đó, sâu bướm ăn lá cây, chúng có đầy đủ các enzim tiêu hóa
prôtein, lipit và cacbohidrat. Vậy nhộng đã phủ định sâu bướm.
I.3 Bướm – hoàn thiện và phát triển
Ở cuối chu kì phát triển này, sau khi nhộng biến đổi hoàn toàn, bướm ở trong
co lưng vào kén để tạo thành những lỗ thủng nhỏ và cựa mình chui ra. Đây là giai



đoạn cuối cùng trong chu kì biến đổi của bướm. Tuy bướm lột xác hoàn toàn để có
thể tung cao đôi cánh bay nhưng thực chất sự hoàn thiện của bướm là dựa trên
nhộng. Nhộng phải trải qua một quá trình tiêu mô và phát sinh mô, tiêu biến các cơ
quan ấu trùng và hình thành các cơ quan trưởng thành (từ các tế bào đĩa mầm). Dựa
trên nền tảng này, bướm mới có thể phát triển và hoàn thiện dần, đồng thời nó cũng
xóa bỏ những đặc điểm của nhộng không còn cần thiết. Đó là lớp kén bên ngoài
bảo vệ quá trình lột xác của nhộng thành bướm. Nói như vậy vì bướm đã trở nên
cứng cáp và có thể thích nghi với môi trường. Lúc này, bướm là sự phủ định của
nhộng. Bướm mang những nét đặc trưng của loài bướm được di truyền từ mẹ
nhưng đồng thời cũng có những nét riêng của nó thông qua màu sắc, hình dạng.
I.4 Trứng – kết thúc một chu kì
Bướm sau thời gian sinh trưởng, phát triển sẽ lại đẻ ra trứng. Trứng chính là
sự phủ định của bướm, nhưng không xóa sạch trơn mà kế thừa và phát triển những
cái phù hợp và lọc bỏ những mặt tiêu cực lỗi thời. Trứng đã kế thừa có chọn lọc
được nét đặc trưng của loài bướm - đó chính là hệ gen, nhưng đồng thời khắc phục
những hạn chế của bướm mẹ. Trong trứng bướm đã chứa đựng những đột biến gen,
là khả năng chống chịu với môi trường khắc nghiệt xung quanh, những đột biến
này được tích dần dần trong cơ thể của chúng, là nguồn gốc cho sự hoàn thiện và
phát triển để thích ứng hơn với điều kiện sống.
Qua phân tích trên ta đã hiểu rõ được nội dung của quy luật phủ định của phủ
định. Nhận thức đúng đắn về quy luật sẽ giúp ta hiểu rõ sự vận động, phát triển của
giới tự nhiên từ đó phát huy những điểm tốt, hạn chế những cái có hại, vận dụng sự
phát triển theo chiều hướng luôn luôn đi lên nhằm cải thiện đời sống con người
cũng như thế giới tự nhiên. Giới tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh tồn của
loài người. Vì vậy, con người – nắm trong tay những quy luật chi phối tự nhiên, cụ
thể ở đây là quy luật phủ định của phủ định- vận dụng chúng để tác động vào giới



tự nhiên sao cho phù hợp với lợi ích của con người là mục đích hoàn toàn đúng đắn
cần thiết.
II.2 Quy luật phủ định của phủ định trong 1 tình huống xã hội - Lịch sử áo
dài Việt Nam

Thời trang là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những
trang phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó, nhưng khái niệm này thường là chỉ
tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục. Chính vì vậy, ở những thời
điểm khác nhau đều có những xu hướng thịnh hành về thời trang khác nhau với
những điểm kế thừa, phát triển lẫn nhau. Thời trang mang tính chất của quy luật
phủ định của phủ định. Ta có lấy hình ảnh chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam
làm minh chứng. Thực tế, chiếc áo dài ngày nay đã phải trải qua bao lần thay đổi
về kiểu dáng, hình thức cho phù hợp với xu hướng của thời đại. Chiếc áo dài luôn
mang trong mình quy luật của sự lặp lại, song nó không phải theo một lối mòn xưa
cũ mà là những biến tấu, cách điệu từ những cái đó đã có để mang hơi thở của thời
đại.
II.2.1. Áo dài sơ khai với những chi tiết đơn giản
Kiểu sơ khai của chiếc áo dài là áo dài cao lãnh, tương tự áo tứ thân nhưng
khi mặc thì hai thân trước giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm
lót, váy tơ đen, thắt lưng màu buông thả. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán,
chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân với váy xắn quai cồng để
tiện việc gồng gánh, nhưng vẫn không làm giảm nét đẹp của người phụ nữ. Áo tứ
thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, đảm đang,
tháo vát.
Tiếp đến, với những người phụ nữ thành thị, địa vị và cách sống của họ khác
hẳn với những người phụ nữ ở miền quê. Chính vì vậy, xuất phát từ nhu cầu ăn
vận, họ muốn có một kiểu dáng áo dài được cách tân cho phù hợp với họ, để làm
giảm đi nét dân dã và tăng thêm phần quý phái. Như vậy, áo ngũ thân ra đời như
một điều tất yếu, đáp ứng nhu cầu của người mặc. Kiểu áo dài này được cải biến ở
cổ vạt nửa trước - được thu bé trở lại thành vạt con, thêm một vạt thứ năm bé ở vạt



trước. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ
mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người
mặc áo.
Như vậy, áo ngũ thân ra đời đã phủ định áo tứ thân nhưng không phải phủ
định sạch trơn. Cũng kiểu áo dài bốn tà như vậy nhưng nó đã được biến tấu, cách
tân đẹp và sang trọng hơn, là sự khẳng định nó không chỉ phù hợp với miền quê
mà còn phù hợp với nét quý phái của người chốn thành thị.
II.2.2. Áo dài Việt Nam dần được định hình
Chúa Nguyễn Phúc Khoát được xem là người có công khai sáng và định
hình chiếc áo dài Việt Nam. Chiếc áo dài được quy định: áo từ hai bên nách trở
xuống phải khâu kín liền, không được xé mở.
Cho đến thời vua Minh Mạng thế kỉ XVII, truyền thống mặc váy vẫn tồn tại
ở Việt Nam, được ghi trong sách “Lê triều thiên chính” vào đời vua Lê Huyền
Tông tháng 3 năm 1665 với sắc lệnh: “Áo đàn bà con gái không có thắt lưng, quần
không có hai ống từ xưa đến nay vốn đã có hủ tục như thế”. Năm Minh Mạng thứ
Chín (1628), triều đình Huế ra sắc chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt đàn bà
phải mặc quần hai ống.
Ta có thể thấy một sự thay đổi từ chiếc áo tứ thân bốn tà rồi đến áo ngũ thân
và sau đó là áo dài thời vua Minh Mạng, nó đã có một bước nhấn đáng chú ý. Áo
dài được mặc kèm với quần, hai bên nách khâu kín liền. Chiếc áo dài ở thời vua
Minh Mạng đã phát triển theo hình thức xoáy ốc đã nói trong quy luật phủ định của
phủ định. Vẫn là chiếc áo bốn tà nay đã được khâu kín hai bên nách, mặc kèm theo
quần để đáp ứng nhu cầu thời đại.
II.2.3. Áo dài thời hiện đại
II.2.3.1 Áo dài Lemur - một bước nhảy vọt lớn của áo dài Việt Nam.
Với chiếc áo dài kín nách mặc liền với quần, người ta đã cải tiến để có chiếc
áo dài hiện đại, hợp thời hơn. Thập niên 30, chiếc áo dài đã được cải cách những
điểm quan trọng từ chiếc áo tứ thân. Đó là chiếc áo dài Lemur – may ráp vai, tay

phồng, cổ hở, chỉ còn hai vạt trước và sau. Chiếc áo dài Lemur đã phát triển ở trình
độ cao hơn, tạo ra một bước nhảy vọt trong kiểu dáng. Thay vì chiếc áo tứ thân và


ngũ thân đã quen thuộc với chị em phụ nữ, là chiếc áo dài hai tà kiểu dáng độc đáo,
hợp với thẩm mĩ đương thời nhưng quá “lai căng”, không phù hợp với Việt Nam.
II.2.3.2 Áo dài Lê Phổ - kế thừa và phát triển
Khắc phục tính “lai căng” đó, đồng thời giữ lại những nét tinh hoa của chiếc
áo dài Lemur, chiếc áo dài Lê Phổ đã ra đời. Vào năm 1934, một họa sĩ khác là Lê
Phổ đã bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo dài Lemur, đồng thời đưa thêm
các yếu tố dân tộc từ chiếc áo tứ thân và ngũ thân, sáng tạo nên áo dài Lê Phổ.
Điểm nhấn này cho ta thấy áo dài Lê Phổ đã giữ gìn và phát huy những nét đẹp
truyền thống của áo dài Việt Nam, nhưng kèm thêm kiểu áo cách tân, tạo ra một
kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt áo được tự do bay lượn.
Từ đây áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy đến nay
dù trải bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ
bản vẫn giữ nguyên.
Ta có thể thấy được trong hình thái chu kì lặp lại, chiếc áo dài đã trải qua hai
lần phủ định là áo ngũ thân và áo Lemur. Kiểu áo dài Lê Phổ đã chọn lọc những nét
đẹp truyền thống và loại bớt nét lai căng không phù hợp với dân tộc ta.

II.2.3.3 Áo dài giác lăng - ngày càng hoàn thiện hơn
Trên cơ sở chiếc áo dài Lê Phổ, chiếc áo dài tay giác lăng ra đời tiếp tục
khắc phục những nhược điểm của chiếc áo dài cũ. Nó đã giải quyết được vấn đề
khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách.
Cách ráp lăng cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống
nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông, khiến chiếc áo dài ôm khít đường cong của
người phụ nữ, làm tăng tính thẩm mĩ.
Ta có thể thấy lịch sử áo dài cùng với từng giai đoạn lịch sử khác nhau đã có
những bước phát triển đáng kể đồng thời cũng kế thừa và tích lũy những nét đẹp,

kiểu dáng của chiếc áo dài trước, mang đậm nét văn hóa dân tộc, bản sắc Việt


Nam, hồn cốt truyền thống của 4000 năm lịch sử. Chiếc áo dài đã được biến thể
cho phù hợp với cách ăn vận của phụ nữ Việt Nam. Sự thay đổi của chiếc áo dài là
sự kế thừa, mang tính lặp lại và tiến lên.
Quy luật phủ định của phủ định thể hiện sự phát triển do mâu thuẫn. Đây là
cơ sở để chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng. Chiếc áo dài Việt cũng đã trải qua nhiều thời kì với sự thay đổi và cách
tân sao cho phù hợp với thời đại mà nó tồn tại. Đồng thời nó cũng đáp ứng những
nhu cầu cần thiết của con người. Trong mỗi thời đại, đó là sự vận động, phát triển
từ cái có trước. Nói như vậy để thấy rằng cái mới nhất định sẽ thay thế cái cũ, cái
tiến bộ sẽ thay thế cái lạc hậu nhưng cái mới phát triển từ cái cũ, nó kế thừa tất cả
những gì tích cực đồng thời khắc phục những tồn tại của cái cũ.

II.3 Quy luật phủ định của phủ định trong lĩnh vực tư duy - sự thay đổi
nhận thức của con người
Quy luật phủ định của phủ định được thể hiện ngay trong tư duy của bộ óc
con người, nó có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển tư duy trong suốt quá trình
tồn tại của cá nhân con người hay cả xã hội loài người nói chung. Để hiểu rõ nội
dung và ý nghĩa của quy luật phủ định của phủ định ta hãy xem xét vấn đề đơn
giản nhất: “sự phát triển về tư duy của một con người từ khi còn bé đến khi trưởng
thành”.
Từ khi mới bắt đầu hình thành ý thức, các em nhỏ ở lớp mầm hay lớp lá đã
được cha mẹ dạy một điều vô cùng cơ bản – phải biết nghe lời ông bà, cha mẹ, anh
chị và những người lớn tuổi hơn để trở thành những em bé ngoan. Với một ý thức
mới hình thành, còn non nớt cùng tình yêu và niềm tin tuyệt đối với cha mẹ, chúng
luôn sẵn sàng nghe theo và mong làm theo thật tốt những gì người lớn đã nói. Tuy
trẻ con có hay làm nũng người lớn phải làm thế này, phải làm thế kia thì chúng mới
thực hiện dẫn tới chỗ người lớn phải nhượng bộ (như việc phải cho xem hoạt hình



thì chúng mới chịu ăn cơm,… ) nhưng dù thế nào đi chăng nữa, trẻ con vẫn hoàn
toàn thụ động, chưa đủ khả năng tự đưa ra quyết định riêng.
Bởi thế, khi bắt đầu lớn lên, sự phát triển về tư duy, nhận thức do tiếp thu
những kiến thức bên ngoài, sự khác biệt căn bản qua các thời đại, thế hệ,… các bé
sẽ thấy đôi khi cha mẹ mình không hoàn toàn đúng. Cùng với những tâm lý tuổi
mới lớn, các bé đã không còn tin tưởng và làm theo đúng những gì đã được cha mẹ
bảo, thường chỉ thực hiện những điều trẻ cho là phải, những gì trẻ thích. Ví như
các bà, các mẹ thường muốn con gái mình để mái tóc đen, dài, đúng như trong nếp
truyền thống người con gái Việt Nam, song với sự giao thoa văn hóa và tầm ảnh
hưởng của thời trang hiện đại, nhiều bạn gái không thích, họ muốn theo xu hướng
đương thời, để những kiểu tóc ngắn cá tính hay nhuộm vàng rực rỡ một chút! Họ
có thể chọn cách hoặc nghe theo lời người lớn, hoặc làm theo ý thích của mình.
Vậy ý thức của họ đã thay đổi: tính tuyệt đối trong những lời chỉ bảo của người lớn
đã bị phủ định, hành vi của họ có sự chọn lọc hơn: cái gì theo họ đúng thì làm,
không đúng thì phản đối.
Con người ta tiếp tục lớn lên, tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kết hôn và sinh
con. Lúc này họ đã trưởng thành. Trong quá trình nuôi dạy đứa con của mình,
người trưởng thành đó dần dần nhận ra ý nghĩa những lời dạy dỗ của cha mẹ mình
khi xưa. Hoặc chẳng cần tới tương lai khá xa xôi như thế, chỉ cần con người ấy khi
bước qua cánh cổng trường đại học, tiếp xúc với xã hội bộn bề nhiều hơn, hay khi
họ bị vấp ngã trên đường đời thì chính họ sẽ thấy những giá trị to lớn trong những
lời khuyên, răn dạy từ người thân, mới thấm thía hết được ý nghĩa của từng câu
nói. Có thể đã có lúc họ được nghe lời dặn của ba mẹ rằng: “Con hãy sống bản lĩnh
nhé!”. Lúc đầu họ sẽ nghĩ đó là lời nói bình thường, hời hợt, là lời nói lấy lệ của
mấy “ông bà già” nhưng hai từ “bản lĩnh” sau này mới được họ hiểu thật sâu sắc.
Không đơn giản là sự thể hiện cái tôi, sự ganh đua lẫn nhau giữa người với người



mà đó còn là sự giành giật, sự bon chen khốc liêt, đôi khi nó là sức mạnh tự vực
dậy lại mình sau mỗi lần thất bại, lòng khao khát tự hoàn thiện bản thân. Như vậy,
ý thức lại một lần nữa được thay đổi: do hiểu được ý nghĩa những gì khi xưa được
dạy, người trưởng thành đó sẽ biết lắng nghe những lời khuyên của cha mẹ mình.
Cách tư duy nảy sinh từ khi mới lớn đã bị phủ định. Lối tư duy khi bé dường như
được lặp lại khi trưởng thành nhưng thực tế đã phát triển ở một mức cao hơn –
chấp nhận và hiểu sâu sắc những lời dạy bảo của cha mẹ dù đúng hay sai. Đồng
thời, bằng những kiến thức và cách tu duy đã đc hình thành trong giai đoạn phát
triển, họ sẽ có những biện pháp dạy dỗ con cái mình hợp lý hơn. Sau hai lần bị phủ
định, tư duy của con người đã thực hiện đầy đủ một chu kì phát triển – lặp lại trạnh
thái cũ, kế thừa những mặt tích cực của cả lần khẳng định và lần phủ định thứ nhất
– tư duy được nâng lên một tầm cao mới.
Ví dụ trên đây đã giúp ta hiểu rõ nội dung và tính đúng đắn của quy luật phủ
định của phủ định. Khi đã hiểu rõ nội dung của quy luật, ta vận dụng, sử dụng quy
luật sao cho phù hợp với thực tế để phát huy những mặt tích cực, có như vậy ta
mới hiểu được tường tận ý nghĩa của quy luật phủ định của phủ định. Trong ví dụ
đã phân tích trên đây, khi đã hiểu được lời dạy của cha mẹ, nhận thức được quy
luật phủ định của phủ định, con người ta sẽ có cách giáo dục với trẻ sao cho phù
hợp nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Cần ý thức được rằng những cái mới sinh ra sau
phủ định luôn tiến bộ hơn cái trước, vì vậy cần chú trọng phát huy những mặt tích
cực của cái mới: khi con trẻ không nghe lời, cha mẹ không nhất thiết phải ép buộc
con tuyệt đối, chỉ nên giữ trẻ trong một trạng thái, quy củ nhât định – khuyến khích
trẻ tìm tòi sáng tạo, học hỏi để phát triển, hoàn thành quá trình phủ định lần hai.
Đồng thời khi cái mới được sinh ra cũng không được phép gạt bỏ hoàn toàn – sạch
trơn cái cũ, mà phải biết chọn lọc phát huy những mặt tốt: khi đã trưởng thành và
hoàn thành 2 lần phủ định, con người ta vừa hiểu được ý nghĩa, tình yêu thương


của cha mẹ trong những lời dạy bảo đồng thời cũng phải biết tính đúng sai trong
những lời khuyên bảo, dạy dỗ đó để ứng dụng vào thực tế cho tốt.

Quy luật phủ định của phủ định với tính đúng đắn không thể bác bỏ có ý
nghĩa vô cùng quan trọng của nó trong đời sống thực tế. Nhận thức đúng đắn được
nội dung và ý nghĩa của nó sẽ giúp ta định hướng được sự phát triển trong cuộc
sống mà cụ thể ở đây là tư duy.
III, KẾT LUẬN:
Ba ví dụ trên đây về tự nhiên, xã hội, tư duy phần nào giúp chúng ta hiểu sõ hơn về
nội dung và ý nghĩa của quy luật phủ định của phủ định. Quy luật phủ định của phủ
định đã thể hiện một khía cạnh quan trọng trong quá trình vận động, phát triển của
sự vật. Nó không phải là lý thuyết xa vời mà luôn hiển hiện trong đời sống hằng
ngày của chúng ta. Thông qua 3 ví dụ trên, ta thấy được ý nghĩa thực tế mà quy
luật này mang lại. Vì vậy, ta cần phải biết vận dụng quy luật đó một cách đầy đủ,
sáng tạo, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể để đạt được kết quả tốt nhất trong mọi
hoạt động của mình. Việc nắm rõ và biết cách vận dụng nó 1 cách hợp lý vào thực
tiễn sẽ là chìa khóa cho sự phát triển của loài người. Trong quá trình làm bài, mặc
dù đã cố gắng hết sức, song do hiểu biết còn hạn chế và thời gian có hạn, phần bài
làm còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô góp ý. Chúng em xin cảm ơn.



×