Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích một số quy định về bảo hộ sáng chế trong pháp luật sởhữu trí tuệ thể hiện nguyên tắc cân bằng lợi ích trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.01 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu
Nội dung
1 Khái quát chung về bảo hộ sáng chế và nguyên tắc cân bằng lợi ích

2

1
1
1

trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế
1.1 Sáng chế và bảo hộ sáng chế
1.2 Cân bằng lợi ích trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với

1
2

sáng chế
Biểu hiện của nguyên tắc cân bằng lợi ích trong các quy định của pháp

2

luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ sáng chế
2.1 Trong quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế và các đối tượng

2

không được bảo hộ là sáng chế
Trong quy định về thời hạn bảo hộ sáng chế
Trong nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế


Trong giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

2.2
2.3
2.4
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

1

4
4
6
10
11


LỜI MỞ ĐẦU
Sáng chế là một trong những đối tượng quan trọng của quyền sở hữu công nghiệp được
pháp luật bảo hộ. Sự bảo hộ này đã tạo ra những độc quyền của tác giả, chủ sở hữu đối với sáng
chế. Về mặt tích cực độc quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu sáng
chế, góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo của các chủ thể. Tuy nhiên nếu như độc quyền
đối với sáng chế bị lạm dụng sẽ làm hạn chế cạnh tranh, ảnh hưởng đến lợi ích của bên thứ ba.
Trong trường hợp này Luật sở hữu trí tuệ cần phải phát huy vai trò của mình trong việc đảm bảo
cân bằng lợi ích giữa các chủ thể thông qua các quy phạm pháp luật. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn
đề này em xin chọn đề tài “Phân tích một số quy định về bảo hộ sáng chế trong pháp luật sở
hữu trí tuệ thể hiện nguyên tắc cân bằng lợi ích trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”.
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về bảo hộ sáng chế và nguyên tắc cân bằng lợi ích trong việc bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế

1.1 Sáng chế và bảo hộ sáng chế
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) thì “Sáng chế là giải pháp
kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc
ứng dụng các quy luật tự nhiên”.
Là một sản phẩm sáng tạo của trí tuệ con người, do đó quyền sở hữu công nghiệp đối với
sáng chế được nhà nước thừa nhận và bảo hộ. Bảo hộ sáng chế có thể hiểu là việc nhà nước ban
hành các văn bản pháp luật để tạo cơ sở cho việc xác lập, công nhận, sử dụng và bảo vệ quyền
sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở cấp văn
bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký. Việc đăng ký và cấp
văn bằng bảo hộ sẽ xác định rõ chủ thể nào được trao độc quyền đối với sáng chế, trên cơ sở đó
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những chủ thể này. Theo quy định tại Điều 58 Luật SHTT
thì sáng chế có thể được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc
quyền giải pháp hữu ích.
Bảo hộ sáng chế có ý nghĩa rất to lớn, nó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
đầu tư phát triển công nghệ, tạo ra nhiều sáng chế mới nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất,
kinh doanh; thúc đẩy cạnh tranh; thúc đẩy công bố các công nghệ mới mang lại lợi ích cho cộng
đồng, xã hội….

2


1.2 Cân bằng lợi ích trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế
Mỗi sáng chế có thể đem lại ý nghĩa, lợi ích rất lớn không chỉ cho chủ sở hữu mà còn cho
cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên việc bảo hộ sáng chế tạo ra độc quyền cho chủ sở hữu sáng chế,
và nếu sự độc quyền này bị lạm dụng sẽ tác động tiêu cực đến lợi ích của xã hội. Do tính chất
độc quyền của chủ sở hữu sáng chế mà bảo hộ sáng chế có thể làm giảm khả năng tiếp cận sản
phẩm được bảo hộ của người tiêu dùng thông qua việc nâng giá thành sản phẩm. Chủ sở hữu
sáng chế được bảo hộ được phép sử dụng sáng chế để thể thu lợi nhuận thông qua việc trực tiếp
sử dụng sáng chế hoặc thông qua chuyển giao quyền sở hữu công nghệp. Điều này sẽ làm tăng

chi phí đối với các nước đang phát triển muốn tiếp cận công nghệ. Đồng thời sự độc quyền cũng
ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sáng tạo của những chủ thể khác trong cùng lĩnh vực do đó
sự phát triển trong một số lĩnh vực khoa học có thể bị ảnh hưởng.
Vì vậy mà vấn đề đặt ra trong bảo hộ sáng chế đó là phải cân bằng lợi ích giữa chủ sở
hữu quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích chung của toàn xã hội (bao gồm cả những chủ thể hoạt động
sáng tạo khác).
Một trong những chính sách của Nhà nước về SHTT được ghi nhận tại Điều 8 Luật
SHTT đó là “Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo
đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng…” Trên cơ sở đó,
pháp luật SHTT của Việt Nam hiện nay về cơ bản đã phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong
các quy định về bảo hộ sáng chế. Trong đó có nhiều quy định vừa đảm bảo lợi ích của chủ thể
quyền vừa bảo vệ lợi ích của quốc gia, của người dân, thúc đẩy hoạt động đổi mới, chuyển giao
công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội.
2. Biểu hiện của nguyên tắc cân bằng lợi ích trong các quy định của pháp luật sở hữu trí
tuệ về bảo hộ sáng chế
2.1 Trong quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế và các đối tượng không được bảo hộ là
sáng chế
* Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
Theo quy định của pháp luật SHTT của Việt Nam thì sáng chế có thể được bảo hộ dưới
hai hình thức đó là cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
- Biểu hiện của nguyên tắc cân bằng lợi ích trong điều kiện bảo hộ sáng chế dưới hình thức
Bằng độc quyền sáng chế:
• Sáng chế phải có tính mới: Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật SHTT thì
snags chế được coi là có tính mới nến chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử
dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở
3


nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên. Trước
đây thì sáng chế chỉ cần đáp ứng yêu cầu về tính mới ở phạm vi trong nước quy

định này dẫn đến tình trạng nhiều sáng chế trùng hoặc tương tự với những sáng chế
đã được bộc lộ ở các quốc gia khác nhưng vẫn được cấp văn bằng bảo hộ. Điều
này đã làm hạn chế khả năng tiếp cận, sử dụng sáng chế của các chủ thể khác đặc
biệt trong trường hợp những sáng chế ở nước ngoài đó đã hết thời hạn bảo hộ và
được coi là thuộc về công chúng. Việc xem xét tính mới của sáng chế ở cả phạm vi
trong và ngoài nước đã góp phần hạn chế tình trạng này.
• Sáng chế phải có trình độ sáng tạo: Bảo hộ sáng chế với những độc quyền chỉ dành
cho sáng chế là thành quả của quá trình đầu tư sáng tạo của các chủ thể. Những
sáng chế không có tính sáng tạo, chỉ là sự cải tiến thông thường, dễ dàng suy luận
từ những gì đang tồn tại bởi những người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ
thuật tương ứng thì không thể được bảo hộ mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng.
- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. So với sáng chế
thì điều kiện bảo hộ đối với giải pháp hữu ích dễ dàng hơn, nó không đòi hỏi điều kiện về
trình độ sáng tạo mà chỉ cần không phải là hiểu biết thông thường. Đối với một nước
đang phát triển như Việt Nam, do những hạn chế về trình độ khoa học – công nghệ mà
phần lớn các sáng chế đăng ký bảo hộ ở nước ta chưa đáp ứng đủ điều kiện để được cấp
bằng độc quyền sáng chế. Vì vậy mà quy định bảo hộ dưới hình thức giải pháp hữu ích sẽ
góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể sáng tạo, thúc đẩy họ tiếp tục
sáng tạo ra những sản phẩm trí tuệ mới có tính ứng dụng đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
*Các đối tượng không được bảo hộ
Điều 59 Luật SHTT đã liệt kê các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế,
trong đó nguyên tắc cân bằng lợi ích được thể hiện ở các nhóm đối tượng:
- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học: các đối tượng này thực chất chỉ là
sự phát hiện, giải thích về các sự vật, hiện tượng, quy luật khách quan vốn có của thế giới
tự nhiên chứ không tạo ra cái mới, không có tính sáng tạo và không thể sử dụng trực tiếp
vào sản xuất hoặc đời sống. Việc không bảo hộ nhóm đối tượng này sẽ góp phần làm
tăng khả năng tiếp cận tri thức nhân loại, vận dụng các tri thức đó để sáng tạo ra các giải
pháp, sản phẩm hữu ích cho con người.
- Phương pháp phòng ngừa, chuẩn đoán và chữa bệnh cho người, động vật: Nhóm đối

tượng này mặc dù chứa đựng tính sáng tạo rất cao của chủ thể nghiên cứu, sáng tạo
4


nhưng không thể được bảo hộ vì mục đích nhân đạo, đảm bảo cơ hội tiếp cận các phương
pháp chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh tốt nhất cho người dân.
2.2 Trong quy định về thời hạn bảo hộ sáng chế
Bảo hộ sáng chế là sự bảo hộ có thời hạn. Thời hạn bảo hộ sáng chế là khoảng thời gian
xác định, trong khoảng thời gian đó chủ sở hữu sáng chế có độc quyền sở hữu, sử dụng và định
đoạt sáng chế do mình tạo ra. Khi hết thời hạn bảo hộ, các sáng chế sẽ trở thành tài sản của
nhân loại, ai cũng có quyền sử dụng mà không phải xin phép chủ sở hữu sáng chế.
Đây là một trong những quy định của Luật SHTT thể hiện rất rõ nguyên tắc cân bằng lợi
ích. Sở dĩ như vậy là do sáng chế có vai trò, tác động to lớn đến đời sống kinh tế - xã hội và nhu
cầu được sử dụng sáng chế của các chủ thể là rất lớn.
Để tạo ra một sáng chế, chủ sở hữu sáng chế phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và
cả vật chất với mục tiêu lớn nhất là tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng sáng chế đó. Vì vậy để đảm
bảo quyền lợi của chủ sở hữu sáng chế để họ có thể bù đắp chi phí đã bỏ ra và thu lợi nhuận từ
sáng chế của mình, khuyến khích hoạt động đầu tư, sáng tạo pháp luật quy định chủ sở hữu
sáng chế được hưởng độc quyền đối với sáng chế của mình trong một thời hạn nhất định. Tuy
nhiên nếu như thời gian bảo hộ quá dài thì sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền trong một số lĩnh
vực, làm chậm quá trình phổ biến tri thức (ứng dụng rộng rãi sáng chế và tiếp tục tạo ra sáng
chế mới) ra xã hội và ở một chừng mực nào đó nó cũng sẽ hạn chế sự đổi mới, sáng tạo của các
chủ thể khác trong lĩnh vực liên quan. Như vậy mục tiêu của việc bảo hộ sáng chế là khuyến
khích sáng tạo và phổ biến tri thức ra xã hội sẽ không thể đạt được
Chính vì vậy mà pháp luật SHTT quy định rõ thời hạn bảo hộ đối với sáng chế là 20 năm
kể từ ngày nộp đơn và bảo hộ đối với giải pháp kỹ thuật là 10 năm kể từ ngày nộp đơn (Điều 93
Luật SHTT). Đây là khoảng thời gian được cho là hợp lý để chủ sở hữu sáng chế có thể thu hồi
vốn đầu tư và thu được lợi nhuận, đồng thời các chủ thể khác trong xã hội cũng sớm được tiếp
cận tự do với các sáng chế được bảo hộ. Hết thời gian bảo hộ trên sáng chế được coi là thuộc về
công chúng, bất kỳ ai cũng có quyền sử dụng.

2.3 Trong nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
Nội dung quyền sữu công nghiệp bao gồm tổng hợp các quyền của chủ thể quyền sở hữu
công nghiệp được pháp luật ghi nhận và bảo hộ bao gồm: các quyền của tác giả, chủ sở hữu đối
tượng sở hữu công nghiệp và người có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Biểu hiện
của nguyên tắc cân bằng lợi ích trong các quy định về nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối
với sáng chế đó là:
Pháp luật ghi nhận và bảo vệ các độc quyền của chủ thể quyền đối với sáng chế
5


- Tác giả sáng chế có quyền nhân thân (quyền chỉ thuộc về tác giả, không thể chuyển giao
cho bất cứ ai) và quyền tài sản (quyền được hưởng những lợi ích vật chất phát sinh từ
sáng chế của tác giả). Những quyền này nhằm ghi nhận sự sáng tạo của tác giả và bù đắp
cho những nỗ lực sáng tạo, chi phí mà tác giả đã bỏ ra trong suốt quá trình nghiên cứu tạo
ra sáng chế.
- Chủ sở hữu sáng chế có quyền:
• Sử dụng, cho phép người khác sử dụng sáng chế: Đây được xem như một trong những
quyền năng quan trọng nhất của chủ sở hữu sáng chế. Độc quyền này tạo cơ hội cho
chủ sở hữu sáng chế có thể bù đắp các chi phí đã bỏ ra trong quá trình sáng tạo, phát
triển sáng chế, thúc đẩy họ tiếp tục đầu tư cho những nghiên cứu, phát triển mới.
• Quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế đối với những trường hợp sử dụng
sáng chế không được phép của chủ sở hữu. Đây là quy định để chủ sở hữu sáng chế có
thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước hành vi xâm phạm của chủ thể
khác.
• Quyền định đoạt sáng chế: Quyền định đoạt là một trong những quyền năng quan
trọng thuộc quyền sở hữu. Bao gồm: chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng sáng chế,
để thừa kế,…
• Quyền tạm thời đối với sáng chế: Như chúng ta đã biết thì bằng độc quyền sáng chế
có hiệu lực từ ngày cấp văn bằng, do đó trước khi được cấp văn bằng bảo hộ thì người
nộp đơn chưa được pháp luật công nhận là chủ sở hữu sáng chế và chưa có các quyền

năng của chủ sở hữu như đã nêu ở trên. Vì vậy để bảo vệ quyền của người nộp đơn (là
chủ sở hữu sáng chế khi được cấp văn bằng bảo hộ) luật SHTT quy định người nộp
đơn đăng ký sáng chế có quyền tạm thời đối với sáng chế trong trường hợp phát hiện
người khác sử dụng sáng chế của mình nhằm mục đích thương mại mà không có
quyền sử dụng trước.
Những quyền trên đều là độc quyền của chủ sở hữu sáng chế nhằm bảo vệ lợi ích mà họ
nhận được từ sáng chế tuy nhiên để đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế với
lợi ích của xã hội thì trong phạm độc quyền của mình, chủ sở hữu sáng chế cũng không được
thực hiện những hành vi nhất định gây ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội như quy định về các
trường hợp chủ sở hữu sáng chế không được quyền cấm người khác sử dụng sáng chế tại khoản
2 Điều 125 luật SHTT. Đó là các trường hợp:

6


- Sử dụng sáng chế nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc
nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc
thu thập thông tin để thực hiện thủ tuch xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm.
- Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường.
- Sử dụng sáng chế nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước
ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam.
- Sử dụng sáng chế do người có quyền sử dụng trước thực hiện.
- Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép thực hiện.
2.4 Trong giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
Trong các quy định về bảo hộ sáng chế của pháp luật SHTT thì quy định về giới hạn
quyền sở hữu công nghiệp thể hiện rõ nhất nguyên tắc cân bằng lợi ích. Để cân bằng, hài hòa
giữa lợi ích của chủ sở hữu với những người khác, giữa một bên là quyền lợi của chủ sở hữu
sáng chế với một bên là lợi ích chung của xã hội, pháp luật quy định một số giới hạn đối với
quyền sở hữu công nghiệp trong đó có quyền sở hữu sáng chế đó là:

Thứ nhất, quyền của người sử dụng trước sáng chế (Điều 134 Luật SHTT)
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp có nhiều chủ thể cùng nghiên cứu, sáng tạo ra một
giải pháp kỹ thuật tuy nhiên thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho một chủ thể duy nhất theo
nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên. Do đó để bảo vệ quyền lợi cho những người đã sử dụng
sáng chế từ trước ngày chủ sở hữu sáng chế nộp đơn đăng ký (hoặc hày ưu tiên của đơn đăng
ký), pháp luật SHTT đã quy định cho họ được hưởng những quyền lợi nhất định. Đó là quyền
tiếp tục được sử dụng sáng chế trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị sử
dụng mà không phải xin phép hay trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế được bảo hộ.
Tuy nhiên để không gây ảnh hưởng đến quyền của chủ sở hữu sáng chế thì quyền của
người sử dụng trước đối với sáng chế chỉ được áp dụng khi đáp ứng điều kiện: sáng chế phải
được tạo ra một cách độc lập trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế;
sáng chế phải đồng nhất với sáng chế đã được bảo hộ; sáng chế đã được sử dụng hoặc chuẩn bị
các điều kiện cần thiết để sử dụng. Và khi thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế thì
người có quyền sử dụng trước chỉ được sử dụng sáng chế trong phạm vi, khối lượng đã sử dụng
hoặc đã chuẩn bị sử dụng và không được chuyển giao quyền đó cho người khác (trừ trường hợp
chuyển giao toàn bộ cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế);
không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế cho
phép.
7


Thứ hai, các nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng chế.
Bên cạnh việc ghi nhận và bảo hộ các quyền của chủ sở hữu sáng chế, luật SHTT cũng
quy định các nghĩa vụ mà chủ sở hữu phải thực hiện, bao gồm:
- Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế. Quy định này nhằm bảo đảm lợi ích cho tác giả
của sáng chế là người trực tiếp lao động trí óc để sáng tạo ra sản phẩm trong trường hợp
họ không đồng thời là chủ sở hữu của sáng chế.
- Nghĩa vụ sử dụng sáng chế: Để hạn chế tình trạng chủ sở hữu sáng chế đăng ký bảo hộ
sáng chế nhằm mục đích chiếm độc quyền, không cho các chủ thể khác sử dụng sáng chế
nhưng lại không sử dụng sáng chế đã được bảo hộ trong sản xuất, kinh doanh để đáp ứng

các nhu cầu cần thiết của xã hội làm mất đi giá trị sử dụng của sáng chế, Điều 136 Luật
SHTT đã quy định: chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc
áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh,
chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Đây là
một trong những nghĩa vụ cơ bản của chủ sở hữu sáng chế nhằm bảo đảm sáng chế được
sử dụng vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
- Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc: Sáng chế
phụ thuộc là sáng chế được tạo ra trên cơ sở một sáng chế khác (sáng chế cơ bản) và chỉ
có thể sử dụng được với điều kiện sử dụng sáng chế cơ bản (khoản 1 Điều 137 Luật
SHTT). Mặc dù sáng chế phụ thuộc được tạo ra trên cơ sở sáng chế cơ bản nhưng nó
cũng chứa đựng sự thành quả lao động trí óc, sự sáng tạo của tác giả, là một bước tiến
quan trọng so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Do đó để cho chủ sở hữu
sáng chế phụ thuộc có thể khai thác, sử dụng thành quả sáng tạo của mình, pháp luật
SHTT quy định chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ
bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản. Và dĩ nhiên để có được quyền sử dụng
sáng chế cơ bản đó thì chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc phải trả cho chủ sở hữu sáng chế
cơ bản một khoản tiền và đáp ứng những điều kiện thương mại hợp lý để không ảnh
hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu sáng chế cơ bản. Nếu như chủ sở hữu sáng chế cơ
bản không đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không có lý do chính
đáng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyền giao quyền sử dụng sáng chế đó
cho chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế cơ
bản (khoản 2, khoản 3 Điều 137 Luật SHTT). Đây là một quy định thể sự cân bằng lợi
ích giữa chủ sở hữu sáng chế cơ bản và chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc, đảm bảo tất các
chủ thể đều có thể thực hiện quyền sử dụng sáng chế của mình.
8


Thứ ba, bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế là việc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trên cơ sở quy định của pháp luật ra quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho

tổ chức, cá nhân khác mà không cần được sự đồng ý của người nằm độc quyền sử dụng sáng
chế. Quy định về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế là nhằm cân bằng giữa lợi ích
của cộng đồng, xã hội và những chủ thể khác với lợi ích của người nắm độc quyền sử dụng sáng
chế trong những trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 145 Luật SHTT thì các căn cứ bắt buộc chuyển giao
quyền sử dụng sáng chế đó là:
- Sử dụng sáng chế vì mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh,
phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cần thiết của
xã hội. Đây là những nội dung cơ bản thuộc chức năng đối nội của nhà nước do đó trong
trường hợp này kể cả chủ sở hữu không vi phạm nghĩa vụ sử dụng sáng chế thì vì lợi ích
của cộng đồng, đất nước vẫn phải bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng.
- Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế. Đó
là nghĩa vụ sử dụng sáng chế để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa
bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội của chủ sở
hữu sáng chế và người được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền
sau khi kết thúc 4 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc 3 năm kể từ ngày
cấp bằng độc quyền sáng chế. Khác với căn cứ bắt buộc chuyển giao đầu tiên, trong
trường hợp này có sự vi phạm nghĩa vụ sử dụng sáng chế của người nắm độc quyền sử
dụng sáng chế do đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết định bắt buộc
chuyển giao quyền sử dụng sáng chế để đảm bảo sáng chế được sử dụng vì lợi ích của
cộng đồng.
- Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền
sử dụng sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một
thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa
đáng. Mặc dù quyền cho phép người khác sử dụng sáng chế là một trong những độc
quyền của chủ sở hữu sáng chế tuy nhiên có những trường hợp người nắm độc quyền sử
dụng sáng chế không muốn cho những người có nhu cầu sử dụng khác được sử dụng
sáng chế của mình hoặc đưa ra mức giá, điều kiện thương mại quá cao so với khả năng
của người có nhu cầu sử dụng thì trong trường hợp này để đảm bảo cho người có nhu cầu
có cơ hội được sử dụng sáng chế thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết

9


định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trên cơ sở yêu cầu của người có nhu cầu. Và
trong trường hợp này thì người có nhu cầu sử dụng sáng chế phải chứng minh được trong
thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng mức giá, điều kiện thương mại với người nắm
độc quyền sử dụng sáng chế nhưng không đạt được thỏa thuận. Nếu không chứng minh
được được những căn cứ trên thì cơ quan có thẩm quyền cũng không thể ra quyết định
bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế vì như vậy là vi phạm quyền của chủ thể
nắm độc quyền sử dụng sáng chế.
- Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị
cấm theo pháp luật cạnh tranh. Căn cứ này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật cạnh
tranh và pháp luật SHTT trong quá trình bảo hộ quyền SHTT. Thông qua việc cấp bằng
độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho chủ sở hữu sáng chế, nhà
nước đã công nhận cho chủ thể này có các độc quyền đối với sáng chế. Còn áp dụng pháp
luật cạnh tranh là nhà nước sử dụng các công cụ đặc thù để kiểm soát, hạn chế độc quyền
của chủ sở hữu. Do đó để ngăn chặn hành vi lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu sáng
chế gây thiệt hại cho cộng đồng, xã hội, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh thì
trường hợp người nắm độc quyền sử dụng sáng chế thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh
bị cấm được quy định là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định
bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.
Quy định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế đã làm hạn chế quyền
của người có độc quyền sử dụng sáng chế. Do đó để không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
quyền lợi của các chủ thể này trong trường hợp bị bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng
chế, đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích, Luật SHTT đã quy định điều kiện hạn chế quyền sử
dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc tại Điều 146. Theo đó:
- Hình thức chuyển giao quyền sử dụng sáng chế bắt buộc là chuyển giao không độc
quyền. Tức là bên chuyển giao vẫn có quyền sử dụng sáng chế cũng như chuyển quyền
sử dụng sáng chế không độc quyền cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng khác. Quy định
này thể hiện sự cân bằng lợi ích giữa các chủ thể bởi khi bị bắt buộc chuyển giao quyền

sử dụng sáng chế chủ thể nắm độc quyền sử dụng sáng chế đã phải hi sinh một phần lợi
ích của mình vì lợi ích của cộng đồng và các chủ thể khác do đó họ cần phải được tiếp
tục được khai thác, sử dụng sáng chế đó để bù đắp phần lợi ích đã mất.
- Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp
ứng mục tiêu chuyển giao. Rõ ràng việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế là
nhằm phục vụ những mục tiêu cụ thể do đó người được nhận chuyển giao bắt buộc chỉ
10


được sử dụng trong phạm vi, thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao để tránh làm
ảnh hưởng đến quyền sử dụng, khai thác sáng chế của người nắm độc quyền sử dụng
sáng chế. Và khi mà mục tiêu đó đã đạt được, những căn cứ để bắt buộc chuyển giao
không còn thì người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt quyền
sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người
khác (trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình) và không
được quyền chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác. Ở đây cần xác định mặc
dù bị bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng nhưng chủ sở hữu vẫn là chủ thể nắm độc
quyền đối với sáng chế trong đó có quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Khi bị
bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, người nằm độc quyền không đương nhiên
từ bỏ độc quyền của mình vì lợi ích của cộng đồng, của đối thủ cạnh tranh hay bất kỳ tổ
chức, cá nhân cụ thể nào. Vì vậy mà bên được chuyển giao quyền sử dụng không có
quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đã được chuyển giao cho người khác.
- Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng
chế một khoản tiền đền bù thỏa đáng tùy thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó
trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định. Đây
là quy định phù hợp để bảo vệ quyền lợi của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với
sáng chế bởi như đã phân tích ở trên thì để tạo ra một sáng chế, tác giả, chủ sở hữu sáng
chế đã phải đầu tư rất nhiều tiền bạc và công sức. Do đó kể cả trong trường hợp bắt buộc
chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thì chủ thể được chuyển giao quyền sử dụng cũng

phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế một khoản tiền để bù đắp những chi
phí mà họ đã bỏ ra để hoàn thành sáng chế.
KẾT LUẬN
Aristotle đã từng nói “Luật pháp được lập ra là để cân bằng các lợi ích đối kháng
nhau”. Xuất phát từ vai trò to lớn của đối tượng SHTT đối với chủ sở hữu và đối với xã hội,
nguyên tắc cân bằng lợi ích đã trở thành một nguyên tắc cơ bản trong việc bảo hộ quyền SHTT.
Theo đó việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT phải đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa chủ thể
quyền SHTT và cộng đồng. Các đối tượng SHTT mà càng có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng, xã
hội thì nguyên tắc cân bằng lợi ích càng được thể hiện rõ trong các quy định về bảo hộ. Những
phân tích ở trên, phần nào có thể giúp chúng ta thấy được nguyên tắc cân bằng lợi ích trong các
quy định về bảo hộ sáng chế.
11


Thuật ngữ viết tắt
SHTT: Sở hữu trí tuệ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2009.

2.

Ts. Lê Đình Nghị - Ts.Vũ Thị Hải Yến, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Nxb.
Giáo dục Việt Nam

3.


Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

4.

Nguyễn Văn Bảy, Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với sáng chế

5.

Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Ths. Lê Thị Nam Giang & Đoàn Công Yên, Bắt
buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo pháp luật Việt Nam

12



×