Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Vai trò kiểm soát các khoản chi NSNN của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.29 KB, 16 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngân sách Nhà nước (NSNN) là một phạm trù kinh tế thuộc lĩnh vực tài
chính. Hiện tượng ngân sách với tính cách là một hiện tượng tài chính đã ra đời và
tồn tại từ rất lâu trong lịch sử, trên nền của kinh tế hàng hoá – tiền tệ và sự hình
thành, phát triển của Nhà nước.
Theo điều 1 Luật ngân sách nhà nước 2002 quy định: “Ngân sách nhà nước
là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Như vậy, theo quy định của Luật
ngân sách nhà nước thì NSNN bao gồm 2 yếu tố là các khoản thù và các khoản chi.
Nếu như các khoản thu Ngân sách nhà nước là hoạt động để tập trung một phần
nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ Ngân sách nhà nước nhằm thoả mãn nhu
cầu của Nhà nước, thì chi ngân sách nhà nước là việc nhà nước sử dụng số tiền từ
hoạt động thu để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Chi ngân sách nhà nước bao gồm: các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội;
đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ
của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Vì
ngân sách nhà nước là túi tiền được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và phục
vụ trực tiếp cho đời sống của nhân dân, cho nên để tránh tình trạng thất thoát, chi
không đúng mục đích, tham ô công quỹ của Nhà nước, Nhà nước đã giao cho các
cơ quan tài chính, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và kho bạc nhà nước chịu
trách nhiệm kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Một số vấn đề về chi Ngân sách nhà nước
a) Khái niệm, đặc điểm
Chi ngân sách nhà nước là một mặt của chức năng phân phối tài chính của
khâu ngân sách nhà nước, là quá trình phân phối và sử dụng vốn ngân sách nhà
nước. Do đó, thực hiện các khoản chi NSNN luôn gắn liền với các quan hệ tiền tệ
1



trong phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước là quỹ ngân sách
nhà nước. Chi ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
kinh tế xã hội mà Nhà nước đảm nhận, nên các khoản chi ngân sách nhà nước có ý
nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là: chi ngân sách nhà
nước có vai trò điều tiết và tác động đến quá trình tái sản xuất xã hội; chi NSNN
bảo đảm duy trì và phát triển các hoạt động thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật chất và
chi NSNN tạo lập quỹ dự trữ tài chính quốc gia của Nhà nước.
Đặc điểm của chi NSNN là: chi NSNN gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; cơ cấu, nội dung và quy mô các khoản chi
NSNN do Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất quyết định; chi NSNN
do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
b) Phân loại các khoản chi NSNN
Chi ngân sách nhà nước gồm nhiều loại. Theo Khoản 2 Luật ngân sách nhà
nước năm 2002, chi ngân sách nhà nước của ta gồm các khoản chi phát triển kinh tế
- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước;
chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp
luật
Chi phát triển kinh tế - xã hội là khoản chi mang tính tích luỹ. Khoản chi
này phản ánh quá trình sử dụng một bộ phận vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất nhằm đảm bảo thực hiện các
mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Chi bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà
nước là những khoản chi mang tính tiêu dùng. Đây là khoản chi không tạo ra giá trị
mới mà là để duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước, tạo điều kiện cho Nhà
nước thực hiện tốt các chức năng của mình.
Chi trả nợ là những khoản chi phản ánh việc thực hiện trái vụ của Nhà nước
trong quan hệ vay mượn. Trong quá trình chấp hành ngân sách, một hiện tượng mà
các quốc gia, không phân biệt giàu nghèo thường phải đương đầu là thu ngân sách
2



không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Một trong những biện pháp hữu
hiệu mà các chính phủ thường sử dụng để đối phó với tình trạng này là vay từ trong
nước và ngoài nước. Việc sử dụng biện pháp này để cân đối thu, chi ngân sách đã
dẫn đến tính tất yếu cảu khoản chi trả nợ trong kết cấu chi ngân sách nhà nước.
Chi viện trợ là những khoản chi nảy sinh trong quan hệ đối ngoại của Nhà
nước. Khoản chi này thường được đưa vào kết cấu chi ngân sách nhà nước, cho
phép Chính phủ có thể giúp đỡ các quốc gia bị lâm vào tình trạng khó khăn về tài
chính do trải qua những biến cố chính trị, kinh tế hoặc do phải đương đầu với
những thiệt hại nặng nề bởi thiên tai đem lại.
2. Vai trò kiểm soát các khoản chi NSNN của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân
sách, kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính.
a) Hoạt động kiểm soát chi NSNN
* Khái niệm, đặc điểm
Theo từ điển Tiếng Việt, danh từ “kiểm soát” được dùng với ý nghĩa chỉ việc
làm của một chủ thể có quyền lực tiến hành kiểm tra, xem xét, đánh giá và áp dụng
các biện pháp xử lí đối với hành vi của một hay nhiều chủ thể khác.
Kiểm soát chi NSNN có thể hiểu là việc các cơ quan có thẩm quyền thực
hiện thẩm định, kiểm tra, soát xét và đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của các khaonr
chi NSNN do các chủ thể thực hiện dựa trên sự đối chiếu với các chính sách, chế
độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định và trên cơ sở những nguyên tắc, hình
thức, phương pháp quản lí tài chính trong từng giai đoạn. Hiểu một cách đơn giản
thì kiểm soát chi NSNN là quá trình thẩm định và kiểm tra các khoản chi NSNN
theo đúng chế độ chi NSNN và theo dự toán chi tiêu đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền thông qua.
Kiểm soát chi không phải là công cụ quản lí riêng có của Nhà nước mà của
tất cả các chủ thể kinh tế, các tổ chức xã hội. Trong bất kì hoạt động kinh tế, xã hội
nào có sử dụng các nguồn lực tài chính, chủ thể tiến hành hoạt động đó cũng đều
phải kiểm soát việc sử dụng nguồn tài chính để đảm bảo chi đúng nguyên tắc, đúng
3



chế độ, tiết kiệm chi phí với mục đích cuối cùng là sử dụng tối ưu hiệu quả nguồn
vốn.
Hoạt động kiểm soát chi NSNN có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, hoạt động kiểm soát chi NSNN bao giờ cũng được thực hiện bởi
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, dựa trên cơ sở quyền lực chính trị của Nhà
nước. Sở dĩ như vậy là bởi vì, chi NSNN là hoạt động tài chính của Nhà nước, gắn
liền với lợi ích của Nhà nước và cộng đồng xã hội nên việc chi NSNN như thế nào
cũng như việc kiểm soát các khoản chi đó ra sao, nhất thiết phải do Nhà nước thực
hiện thông qua các cơ quan công quyền có năng lực được Nhà nước lựa chọn. Mặt
khác muốn tiến hành kiểm soát chi một cách hiệu quả, người kiểm soát cần có
quyền uy ở mức độ nhất định đủ để chi phối hành vi của các chủ thể bị kiểm soát –
chủ thể sử dụng kinh phí Nhà nước cấp.
Thứ hai, kiểm soát chi NSNN vừa mang tính chất là một hoạt động quản lí
Nhà nước về tài chính, vừa có tính chất như một hành vi quản trị tài chính Nhà
nước. Tính chất quản lí hành chính Nhà nước của hoạt động đặc biệt này thể hiện ở
chỗ, dựa vào quyền lực công, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm soát chi
NSNN có thể đưa ra các quyết định hành chính hoặc thực hiện các hành vi quản lí.
Mặt khác, tính chất quản trị tài chính của công vụ đặc biệt này được thể hiện ở chỗ,
chi ngân sách vốn dĩ là hoạt động tài chính của Nhà nước nên việc Nhà nước tiến
hành kiểm soát chi ngân sách chẳng khác nào một doanh nghiệp hay một tổ chức xã
hội tự quản trị tài sản, tài chính của mình.
Thứ ba, kiểm soát chi NSNN là một hoạt động mang tính công vụ và do đó
công vụ này luôn được thể chế hoá bằng pháp luật và được giám sát bởi các cơ
quan quyền lực Nhà nước. Tính chất công vụ của hoạt động kiểm soát chi NSNN
thể hiện ở chỗ, kiểm soát chi là nhiệm vụ đặc biệt được Nhà nước giao cho một số
cơ quan công quyền thực hiện nhằm đảm bảo kỉ cương pháp luật và kỉ luật ngân
sách, kỉ luật tài chính, góp phần hạn chế tình trạng tham nhũng, lãng phí và gây thất
thoát tài sản Nhà nước.

4


Thứ tư, đối tượng của hoạt động kiểm soát chi NSNN chính là hoạt động chi
ngân sách do các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng như các chủ thể sử dụng
ngân sách thực hiện.
* Nội dung kiểm soát chi NSNN và những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động
kiểm soát chi NSNN.
Về nguyên tắc, tất cả các khoản chi đều được kiểm tra, kiểm soát trước,
trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán, đảm bảo các khoản chi phải có trong dự
toán được duyệt đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc được người uỷ
quyền chuẩn chi.
Xét từ khía cạnh quản trị tài chính, hoạt động kiểm soát chi NSNN được tiến
hành trong suốt quá trình từ khâu lập dự toán chi đến khâu phân bổ dự toán chi và
thực hiện dự toán chi ngân sách, trong đó việc kiểm soát ở giai đoạn thực hiện dự
toán chi ngân sách có vai trò trung tâm và quan trọng nhất. Việc kiểm soát chi bao
gồm ba nội dung cơ bản:
Kiểm soát trước khi chi là việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền về các điều kiện chi trước khi thực hiện việc thanh toán, chi trả từ quỹ
ngân sách nhà nước cho đơn vị thụ hưởng kính phí. Các điều kiện chi thường
xuyên bao gồm: các khoản chi phải có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định, đã có lệnh chuẩn chi; có đầy đủ hồ
sơ chứng từ liên quan…Hiểu một cách đơn giản thì kiểm soát trước khi chi là việc
cơ quan có thẩm quyền thực hiện hành vi soát xét trước khi trả tiền cho người cung
cấp hàng hoá, dịch vụ - đối tác trong quan hệ giao dịch với đơn vị sử dụng ngân
sách. Kiểm soát trước khi chi giúp Nhà nước ngăn ngừa và loại bỏ những khoản chi
tiêu không đúng chế độ quy định, không đúng định mức, tiêu chuẩn, đơn giá không
đúng mục đích, bảo đảm sử dụng đồng thời vốn của NSNN có hiệu quả, chống lãng
phí, thất thoát.


5


Kiểm soát trong khi chi là quá trình kiểm soát việc thanh toán các khoản chi
của NSNN cho các đối tượng thụ hưởng. Kiểm soát trong khi chi phải đảm bảo
việc xuất quỹ NSNN thanh toán trực tiếp cho đối tượng đích thực là chủ nợ của
quốc gia – người cung cấp hàng hoá, lao vụ. Kiểm soát trong khi chi cũng là bước
xác định phương thức cấp phát, thanh toán sẽ là cấp tạm ứng hay cấp thanh toán.
Đơn vị thụ hưởng ngân sách được hưởng phương thức chi nào là tuỳ thuộc vào tính
chất từng khoản chi mà họ sẽ thực hiện.
Kiểm soát sau khi chi là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra tình
hình sử dụng kinh phí NSNN của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách thông qua
các báo cáo kế toán, quyết toán. Kiểm soát sau khi chi thực chất là giai đoạn kiểm
tra việc chấp hành pháp luật NSNN, kiểm tra hoạt động quản lí tài chính ở các đơn
vị sử dụng ngân sách. Khi phát hiện đơn vị sử dụng kinh phí sai mục đích, cơ quan
có thẩm quyền có thể yêu cầu những đơn vị này cung cấp những tài liệu, hồ sơ,
chứng từ có liên quan để tra soát và tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà xử lý theo
các quy định của pháp luật. Việc kiểm soát sau khi chi nhằm chấn chỉnh việc sử
dụng kinh phí ở các đơn vị sử dụng ngân sách, bảo đảm việc sử dụng kinh phí đúng
chế độ quản lí tài chính của Nhà nước đồng thời ngăn chặn hiện tượng tham ô, lãng
phí làm thất thoát tài sản của Nhà nước.
Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN có ý nghĩa quan trọng trong việc
thực hành tiết kiệm, tập trung nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội,
chỗng các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí góp phần kiềm chế lạm phát, ổn
định tiền tệ và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia.
Vì vai trò quan trọng như trên nên kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
Hoạt động kiểm soát chi phải bao quát được hết các khoản chi cho các đối
tượng thụ hưởng NSNN, bảo đảm các khoản chỉ phải nằm trong dự toán được

duyệt, đúng mục đích và đúng định mức.

6


Chính sách và cơ chế kiểm soát chi NSNN phải làm chi hoạt động của
NSNN đạt hiệu quả cao, có tác dụng tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế xã
hội. Cơ chế kiểm soát chi phải quy định rõ điều kiện, trình tự, thủ tục kiểm soát
đảm bảo tăng cường kỉ cương, kỉ luật tài chính nhưng cũng không khắt khe, máy
móc, không gây ách tắc, phiền hà cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp.
Tổ chức bộ máy kiểm soát chi NSNN phải được thiết kế gọn nhẹ, năng động
theo hướng thu gọn các đầu mối các cơ quan quản lí và đơn giản hoá thủ tục hành.
Mặt khác, cũng cần phân định rõ vai trò trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan
quản lí ngân sách, các cơ quan Nhà nước, đảm bảo sự công khai kiểm tra, giám sát
lẫn nhau giữa những cơ quan đơn vị đó trong quá trình kiểm soát chi NSNN.
Kiểm soát chi NSNN cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất
với việc quản lí NSNN từ khâu lập, chấp hành đến khâu quyết toán NSNN. Đồng
thời, hoạt động này cần có sự thống nhất với việc thực hiện các chính sách, cơ chế
quản lí tài chính khác.
* Các yếu tố cấu thành cơ bản của quan hệ kiểm soát chi NSNN.
Quan hệ kiểm soát chi NSNN được hình thành bởi hai chủ thể, đó là bên
kiểm soát chi ngân sách và bên bị kiểm soát.
Chủ thể có thẩm quyền kiểm soát chi ngân sách chính là Nhà nước nhưng để
đảm bảo tính hiệu quả của công vụ này, Nhà nước bao giờ cũng tìm cách trao
quyền cho các cơ quan thích hợp của mình đứng ra thực hiện công vụ, trên cơ sở
trao thẩm quyền cụ thể cho các cơ quan đó. Chủ thể kiểm soát chi NSNN thường
bao gồm hai nhóm: nhóm cơ quan hành pháp, trực tiếp tiến hành kiểm soát chi đối
với các đơn vị sử dụng ngân sách. Nhóm này thường bao gồm chính phủ, Bộ tài
chính, Kho bạc Nhà nước, trong đó Kho bạc Nhà nước có vai trò trực tiếp và đặc
biệt quan trọng. Và nhóm các cơ quan thuộc hệ thống lập pháp, có thẩm quyền

kiểm soát, giám sát đối với hoạt động kiểm soát chi của hệ thống hành pháp.
Chủ thể chịu sự kiểm soát chi từ phía Nhà nước bao gồm 2 nhóm: nhóm các
đơn vị sử dụng ngân sách, nhóm này bao gồm hầu hết các tổ chức là cơ quan Nhà
7


nước; các tổ chức chính trị - xã hội được NSNN đài thọ kinh phí để hoạt động; các
đơn vị sự nghiệp công; các tổ chức kinh tế được Nhà nước thành lập và cấp vốn để
hoạt động. Và nhóm các cơ quan Nhà nước có chức năng chuyên môn về kiểm soát
chi ngân sách. Nhóm này thường bao gồm Chính phủ, Bộ tài chính, Kho bạc nhà
nước với tư cách là những cơ quan chức năng có thẩm quyền trực tiếp kiểm soát
chi ngân sách đối với các đơn vị sử dụng ngân sách.
* Đối tượng của quan hệ kiểm soát chi NSNN
Đối tượng của quan hệ kiểm soát chi NSNN bao gồm 2 loại hoạt động sau:
Hoạt động sử dụng kinh phí NSNN cấp (chi NSNN). Hoạt động này do đơn
vị sử dụng ngân sách thực hiện trong quá trình hoạt động, bằng cách sử dụng nguồn
kinh phí được cấp từ ngân sách theo các chế độ, thể lệ do pháp luật quy định. Về
nguyên tắc, hoạt động này sẽ chịu sự kiểm soát trực tiếp bởi các cơ quan hành pháp
có chức năng kiểm soát chi NSNN như Bộ tài chính và Kho bạc nhà nước.
Hoạt động kiểm soát chi ngân sách. Hoạt động này do các cơ quan hành
pháp có chức năng chuyên môn về kiểm soát chi ngân sách thực hiện và chịu sự
giám sát, kiểm soát bởi các cơ quan chuyên môn trực thuộc Quốc hội (Kiểm toán
Nhà nước, Thanh tra Quốc Hội,…)
b) Vai trò kiểm soát chi Ngân sách nhà nước
* Đối với thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách
Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách dựa vào quyết định phân bổ kế
hoạch chi, các cơ quan chủ quản lập dự toán chi gửi cơ quan tài chính để xem xét,
chấp nhận và thông báo cấp phát. Khi nhận được thông báo dự toán, đơn vị sử
dụng ngân sách thực hiện chi cho từng công việc theo đúng những quy định về thủ
tục chi tiêu do cơ quan có thẩm quyền quy định và chi trả tiền cho người thụ hưởng

thông qua kho bạc nhà nước.
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 10 Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày
06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách thì: “ Căn cứ vào
yêu cầu, nội dung, hiệu quả công việc, trong phạm vi nguồn tài chính được sử
8


dụng, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu được quyết định các mức chi quản lý, chi
nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tế và khả năng tài chính của đơn vị theo quy
định của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thus au khi
có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên; các chế độ này phải gửi cơ quan
tài chính cùng cấp và Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện và
giám sát thực hiện. Trường hợp các mức chi đó không phù hợp với quy định của
Chính phủ thì cơ quan tài chính có ý kiến để điều chỉnh cho phù hợp.
Tại Điều 52 Nghị định 60/2003 quy định về trách nhiệm của Thủ trưởng
đơn vị sử dụng ngân sách như sau: “a) Quyết định chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định
mức và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao; b) Quản lý, sử dụng
ngân sách và tài sản nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; đúng mục
đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Trường hợp vi phạm, tuỳ theo tính chất và mức độ, sẽ
bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật”.
* Đối với cơ quan tài chính:
Đối với cơ quan tài chính, cơ quan này có trách nhiệm thẩm tra việc phân bổ
dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách vì khi được Thủ tưởng chính
phủ hoặc uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách, các cơ quan Nhà nước ở trung
ương, địa phương, các đơn vị dự toán cấp 1 sẽ tiến hành phân bổ và giao dự toán
của đơn vị dự toán cấp trên cho các đơn vị dự toán cấp dưới, nếu không đúng dự
toán ngân sách được giao, không đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thì
yêu cầu điều chỉnh lại. Cơ quan tài chính còn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi
tiêu, sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách. Trường hợp phát

hiện các khoản chi tiêu vượt nguồn cho phép, sai chính sách chế độ hoặc hành vi
không chấp hành chế độ báo cáo thì có quyền yêu cầu Kho bạc nhà nước tạm
ngừng thanh toán. Trường hợp phát hiện việc chấp hành dự toán của đơn vị sử
dụng ngân sách chậm hoặc không phù hợp làm ảnh hưởng đến kết quả nhiệm vụ thì
yêu cầu cơ quan Nhà nước và đơn vị dự toán cấp trên có giải pháp kịp thời hoặc
9


điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các cơ quan đơn vị trực thuộc để đảm bảo
thực hiện ngân sách theo mục tiêu và tiến độ quy định.
* Đối với kho bạc Nhà nước:
Đối với Kho bạc Nhà nước, cơ quan này có chức năng thực hiện việc thanh
toán, chi trả các khoản chi NSNN và quản lí Quỹ NSNN. Vì vậy, kho bạc Nhà
nước vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi
NSNN, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên. Trước khi thanh toán, chi trả Kho
bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và nếu có đủ các
điều kiện chi theo quy định của pháp luật thì thanh toán kịp thời các khoản chi ngân
sách đó cho người thụ hưởng, phối hợp tham gia cùng với cơ quan tài chính, cơ
quan quản lí nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng kinh
phí NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua kho bạc nhà nước của các đơn vị sử
dụng ngân sách nhà nước. Trong quá trình kiểm soát quản lí, cấp phát nếu phát hiện
khoản chi không đúng mục đích, đối tượng theo dự toán được duyệt, không đúng
chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước, không đủ các điều kiện chi
theo quy định của pháp luật thì Kho bạc nhà nước sẽ từ chối thanh toán, chi trả,
đồng thời thông báo cho đơn vị sử dụng ngân sách và cơ quan tài chính đồng cấp
biết để giải quyết. Để tăng cường vai trò của kho bạc nhà nước trong kiểm soát chi
NSNN, hiện nay ở nước ta đã bước đầu triển khai thực hiện cơ chế “ chi trực tiếp
qua kho bạc nhà nước”. Chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước là phương thức thanh
toán chi trả khá rõ ràng và minh bạch, hợp lí với sự tham gia của 3 bên: đơn vị sử
dụng ngân sách, kho bạc nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân được nhận các khoản tiền

do đơn vị sử dụng ngân sách thanh toán chi trả (gọi chung là người thụ hưởng)
bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Cách thức tiến hành cụ thể là đơn
vị sử dụng ngân sách uỷ quyền cho kho bạc nhà nước trích tiền từ tài khoản của
mình để chuyển trả vào tài khoản cho người được hưởng ở một ngân hàng nào đó,
nơi người được hưởng mở tài khoản giao dịch.

10


Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước (KBNN), trong 11 tháng đầu năm
2010, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ước đạt 347.435 tỷ
đồng. Thông qua công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước (NSNN), các đơn vị
KBNN đã phát hiện 40.133 khoản chi của 16.110 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng
thủ tục, chế độ quy định và đã yêu cầu đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết; từ chối
chưa thanh toán với số tiền khoảng 302 tỷ đồng chưa đủ điều kiện chi theo quy
định.
Về tình hình thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch năm
2010, vốn xây dựng cơ bản tập trung: Kế hoạch vốn năm 2010 Kho bạc Nhà nước
nhận đến tháng 11/2010 là 154.468 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương là
24.679,0 tỷ đồng và ngân sách địa phương là 129.789 tỷ đồng). Số vốn giải ngân
hết tháng 11/2010 là 113.904,1 tỷ đồng đạt 73,7% so với kế hoạch đã nhận (trong
đó: ngân sách Trung ương là 20.456 tỷ, đạt 82,9%, ngân sách địa phương là
93.448,1 tỷ đồng, đạt 72% so với kế hoạch KBNN đã nhận). Thông qua kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư, Kho bạc Nhà nước đã từ chối khoảng 80 tỷ đồng do chủ đầu
tư đề nghị thanh toán cao hơn giá trúng thầu, do không có trong hợp đồng, dự toán.
Về vốn trái phiếu Chính phủ, các dự án giao thông thuỷ lợi: Kế hoạch vốn
Chính phủ giao là 40.010 tỷ đồng, số vốn giải ngân đến hết tháng 11/2010 là
33.275,3 tỷ đồng, đạt 83,2% so với kế hoạch vốn Chính phủ giao.
Đối với Các dự án y tế, kế hoạch vốn Chính phủ giao là 5.600 tỷ đồng, số
vốn giải ngân đến hết tháng 11/2010 là 4.540,1 tỷ đồng đạt 81,1% so với kế hoạch

vốn Chính phủ giao; Đối với các dự án giáo dục, kế hoạch vốn Chính phủ giao là
6.180 tỷ đồng, số vốn giải ngân đến hết tháng 11/2010 ước đạt 4.867,6 tỷ đồng đạt
78,7% so với kế hoạch vốn Chính phủ giao.
Về kết quả huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và đầu tư phát triển: Tính
đến ngày 23/11/2010, Kho bạc Nhà nước huy động ước đạt 68.292,6 tỷ đồng vốn
cho ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển (đạt 68,3% kế hoạch cả năm).

11


Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước đang
được thực hiện tốt. Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước (KBNN), 9 tháng đầu năm
2010 KBNN đã thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ước đạt 259.069 tỷ đồng.
Thông qua công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước (NSNN), các đơn vị Kho
bạc Nhà nước đã phát hiện 28.377 khoản chi của 11.453 lượt đơn vị chưa chấp
hành đúng thủ tục, chế độ quy định và đã yêu cầu đơn vị bổ sung các thủ tục cần
thiết; từ chối chưa thanh toán với số tiền khoảng trên 181 tỷ đồng chưa đủ điều kiện
chi theo quy định.
Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong các đơn vị
KBNN nhằm phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai sót trong quá trình quản lý
chi tiêu NSNN, chân chỉnh kịp thời các hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu đối với
các đơn vị giao dịch trong quá trình quản lý và kiểm soát chi NSNN. Khi có những
dư luận hoặc thông tin về thái độ phục vụ chưa tốt của cán bộ KBNN, thì Giám đốc
KBNN cần có biện pháp kiểm tra, xác minh để xử lý kiên quyết và kịp thời.
3. Ý kiến về việc thực hiện nhiệm vụ của thủ trưởng đơn vị và hướng giải
quyết.
a) Ý kiến nhận xét
Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2010 (582.200 tỷ đồng), kết
hợp với dự kiến sử dụng nguồn vượt thu ngân sách nhà nước năm 2010, đánh giá
tổng chi ngân sách nhà nước năm 2010 đạt 671.370 tỷ đồng, tăng 15,3% so với dự

toán, tăng 14,8% so với thực hiện năm 2009. Kết quả cụ thể tại một số lĩnh vực chi
chủ yếu như sau:
* Chi đầu tư phát triển:
Dự toán chi 125.500 tỷ đồng, kết quả thực hiện (bao gồm cả vốn dự kiến bổ
sung từ nguồn vượt thu NSNN năm 2010) đạt 172.710 tỷ đồng, tăng 37,6% so với
dự toán, bằng 96% mức thực hiện năm 2009, chiếm 25,7% tổng chi ngân sách nhà
nước và bằng 8,7% GDP. Số vượt chi so với dự toán được sử dụng từ nguồn dự
12


phòng ngân sách nhà nước đã bố trí đầu năm và một phần nguồn vượt thu ngân sách
nhà nước so với dự toán năm 2010 (chủ yếu là nguồn vượt thu tiền sử dụng đất so
với dự toán của các địa phương theo chế độ quy định); được tập trung sử dụng cho
các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm
2010 - 2011, các dự án đầu tư nâng cấp công trình sạt lở đê kè cấp bách và giảm nhẹ
tác hại thiên tai, bổ sung tăng dự trữ quốc gia để bảo đảm an ninh lương thực và một
số mặt hàng dự trữ quốc gia khác...
Trong tổ chức triển khai thực hiện, các Bộ, cơ quan trung ương và địa
phương đã đảm bảo hoàn thành công tác phân bổ kế hoạch vốn năm 2010 theo yêu
cầu đề ra; đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và tuân thủ
quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư... Bên cạnh nguồn vốn đầu tư bố trí cân
đối ngân sách nhà nước, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã thực
hiện huy động trái phiếu Chính phủ để đầu tư các công trình giao thông, thuỷ lợi, y
tế, giáo dục và nhà ở cho sinh viên; ước thực hiện cả năm đạt 55.235 tỷ đồng, bằng
98,6% kế hoạch (56.000 tỷ đồng).
Với việc triển khai thực hiện nêu trên, nhiều dự án quan trọng từ nguồn vốn
đầu tư của Nhà nước năm 2010 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy hiệu
quả, tạo thêm năng lực mới cho nền kinh tế. Ước tính cả nước có trên 1.500 km
đường giao thông các loại, trên 1.000 km kênh mương được xây dựng mới và nâng
cấp, cải tạo hoàn thành; năng lực tưới tăng thêm 200 nghìn ha; hàng nghìn phòng

học, nhà bán trú được xây mới; các dự án phục vụ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội,
cầu Cần Thơ, cầu Hàm Luông, cầu Thanh Trì, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí
Minh – Trung Lương, sân bay Cần Thơ... đã hoàn thành, đưa vào khai thác phục vụ
phát triển kinh tế, xã hội.
* Chi trả nợ và viện trợ:
Dự toán chi 70.250 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 80.250 tỷ đồng, tăng
14,2% so với dự toán, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn
13


theo cam kết, kể cả yếu tố tác động tăng chi do biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
đối với các khoản trả nợ nước ngoài; đồng thời, trong năm đã bố trí hoàn trả một
phần các khoản vay ngắn hạn đến hạn thanh toán.
* Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản
lý hành chính (bao gồm cả chi điều chỉnh tiền lương đã phân bổ vào các lĩnh
vực):
Dự toán chi 362.282 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 385.082 tỷ đồng, tăng
6,3% so với dự toán, tăng 20,2% so với thực hiện năm 2009. Công tác quản lý, điều
hành ngân sách đã bảo đảm tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán được
giao; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như: phòng, chống, khắc phục
hậu quả hạn hán, bão lũ; tăng kinh phí phòng, chống tái phát dịch cúm gia cầm và
dập dịch lở mồm long móng gia súc; bảo đảm kinh phí phục vụ các sự kiện chính
trị và văn hoá quan trọng trong năm 2010; kinh phí thực hiện nâng mức lương tối
thiểu lên 730.000 đồng/tháng từ ngày 01/05/2010; bổ sung kinh phí mua bảo hiểm
y tế cho học sinh, sinh viên; thực hiện chính sách miễn, giảm học phí,...
b) Một số kiến nghị
Để thực hiện tốt hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước, Thủ trưởng
đơn vị sử dụng ngân sách cần thực hiện một số biện pháp sau:
Kiến nghị với Chính phủ, sớm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật
hướng dẫn thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chỉ đạo xây dựng

mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí đã đề ra trong kế hoạch năm 2006 và 2007, các văn bản còn
chồng chéo trách nhiệm và các văn bản cần thiết khác.
Tập trung rà soát lại các quy hoạch, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kiến trúc, xây
dựng, sớm loại bỏ những quy hoạch không còn phù hợp, những quy chuẩn, tiêu
chuẩn, định mức đã lạc hậu. Cần sớm xử lý nghiêm túc việc bố trí kế hoạch cân đối
ngân sách Nhà nước năm 2007 của một số bộ, ngành, địa phương có những sai
14


phạm không tuân thủ Nghị quyết của QH, kế hoạch giao của Chính phủ, nhất là
việc chuyển nguồn cân đối cho đầu tư phát triển sang chi thường xuyên; bố trí vốn
cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư; cân đối thu ngân sách tại địa phương thấp
hơn kế hoạch...
Tập trung chấn chỉnh tổ chức quản lý ở các cấp trong các lĩnh vực tồn tại
nhiều lãng phí, lãng phí nghiêm trọng. Cần thực hiện nghiêm quy định về trách
nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức để xảy ra lãng phí. Tiếp tục tăng
cường công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí sâu rộng hơn. Ðộng viên nhân dân tích cực ủng hộ, hưởng ứng và tham gia thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Từ những phân tích trên ta có thể thấy kiểm soát chi ngân sách nhà nước
đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước và đơn vị thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân
sách cần thực hiện tốt vai trò giám sát của mình để đảm bảo chi đúng, chi đủ và chi
có hiệu quả.

15



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Luật ngân sách nhà nước, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội –
2010.
- Giáo trình luật Tài Chính, Khoa Luật – Trường Đại học Quốc Gia Hà
Nội, 2007.
-

Luật Ngân sách nhà nước năm 2002.

- Nghị định 60/2003/ NĐ – CP
- Nghị định 43/2006/ NĐ – CP
- Nghị định 81/2006/ NĐ – CP
- Thông tư 18/ 2006/ TT- BTC
- Thông tư 81/ 2006/ TT – BTC

16



×