Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích 3 tình huống trong thực tế để làm rõ tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.38 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Sản xuất hàng hóa chịu sự tác động của các qui luật kinh tế như: qui
luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất; qui luật tiết kiệm thời gian lao động; qui luật tăng năng suất lao động,
… Nhưng vai trò cơ sở cho sự chi phối nền sản xuất hàng hóa thuộc về qui
luật giá trị. Qui luật giá trị là qui luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao
đổi hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại
và phát huy tác dụng của qui luật giá trị.
Với công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế nước ta đang có những
bước phát triển vững chắc. Chú trọng nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ
chế thị trường, mở rộng quan hệ trao đổi mua bán với bên ngoài, nền sản
xuất hàng hóa của nước ta cũng chịu những tác động của qui luật giá trị. Sự
tác động của bản thân qui luật giá trị và sự vận dụng qui luật giá trị vào nền
sản xuất ở Việt Nam đã giúp chúng ta đạt được những thành tựu quan trọng
trong lĩnh vực kinh tế nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, chúng
em chọn đề tài: “Phân tích 3 tình huống trong thực tế để làm rõ tác động
của quy luật giá trị trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

NỘI DUNG
1. Nội dung quy luật giá trị
Quy luật giá trị là sự phản ánh mối liên hệ bản chất tất yếu giữa giá cả
và giá trị.
Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc sản xuất và trao đổi hàng hoá
phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao
động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hoá không phải được quyết
định bởi hao phí lao động của từng người sản xuất hàng hoá, mà bởi hao
phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hoá, bù đắp
được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh làm sao cho hao phí
lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận


được.
Trao đổi hàng hoá cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội
cần thiết, có nghĩa là trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá.
Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả
hàng hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền


của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hoá nào nhiều
giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại.
Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả con phụ thuộc vào các nhân tố
khác như: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của
các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời với giá trị
và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường
của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của
quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật
giá trị phát huy tác dụng.
2. Tác động của quy luật giá trị
Trong sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có ba tác động chủ yếu sau:
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa
các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị
thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động
của quy luật cung cầu. Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả
hàng hoá sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy, lãi cao, thì người sản
xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được
chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên. Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt
quá cầu, giá cả hàng hoá giảm xuống, hàng hoá bán không chạy và có thể
lỗ vốn. Tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại
hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hoá cao.
- Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị

trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng
hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng
hoá thông suốt.
Như vậy, sự biến động của giá cả trên thị trường không những chỉ rõ
sự biến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất, tăng năng
suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển
Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ
thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của
mỗi người khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ
hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi, sẽ thu được lãi cao.
Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lơn hơn hao phí lao động xã
hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế trong cạnh tranh và
tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp mức hao phí lao động cá biệt
của mình, sao cho bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy, họ
phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết
kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động, sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc


đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Kết quả là lực
lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.
Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất
hàng hoá thành người giàu, người nghèo.
Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là:
những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao,
trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao
động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm
thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại những
người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong

kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.
3. Ví dụ thực tiễn ở Việt Nam
Quy luật giá trị kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá, ở
đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác
dụng của quy luật kinh tế.
VÍ DỤ 1 : Những ảnh hưởng của “cơn sốt” hồ tiêu
Tại thị trường Việt Nam, theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự
báo thế giới thiếu hạt tiêu, nông dân Việt Nam sẽ được hưởng lợi. Nguyên
nhân là do sản lượng của Việt Nam không giảm sút, nhất là quy mô trồng
có tính công nghiệp cao hơn. Và do năm nay, các nước sản xuất hạt tiêu
chủ chốt bị mất mùa, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng,
nên thế giới chỉ còn trông chờ vào hạt tiêu từ Việt Nam.
Ông Trần Đức Tụng - Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
(VPA) cho hay, giá hạt tiêu trong nước và thế giới tăng liên tục trong hơn
một tháng qua vì nhu cầu tăng mạnh của các nhà nhập khẩu. Cụ thể, giá
tiêu đen xô tại Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 05/09/2012 đã lên 140.000 đồng/kg,
tăng khoảng 40.000 đồng/kg so với cuối tháng 7 vừa qua.
Cũng theo ông Tụng, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu của Châu Âu và Châu
Mỹ đang tăng mạnh nên từ nay đến cuối năm giá tiêu Việt Nam còn có khả
năng tăng giá nữa. Sự biến động tăng nhanh của thị trường nội địa trong
tháng 8 vừa qua là do ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu có sự tranh mua
giữa những thương lái với một số nông dân ở địa phương trồng tiêu. Do
những hộ trồng tiêu có kinh tế phát triển, họ đã bán hết tiêu từ khi giá
khoảng 115.000 đồng/kg. Đến khi giá lên 130.000 đồng/kg họ mua vào vì
biết thông tin thị trường và dự báo của thế giới, chính việc làm này đã tạo
nên “cơn sốt” cho thị trường hạt tiêu.
Giá tiêu tăng nhanh và đứng ở mức cao như hiện nay đã tạo tâm lý
làm giàu từ cây tiêu lan rộng khắp các tỉnh Tây Nguyên khiến cho diện tích



trồng tiêu tại các tỉnh này tăng đột biến. Tại Gia Lai, theo số liệu của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai, hiện diện tích tiêu toàn tỉnh
đã tăng hơn 6.000 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở 2 huyện Chư Sê và Chư
Pưh chiếm tới gần 4.000 ha, diện tích còn lại nằm rải rác ở các huyện Chư
Prông, Đắk Đoa… Còn tại Đăk Lăk, theo quy hoạch của ngành nông
nghiệp thì diện tích tiêu chỉ vào khoảng 5.000 ha, nhưng hiện tại diện tích
tiêu đã vượt quy hoạch lên tới gần 1.000 ha.
Giá tiêu tăng lên chóng mặt làm người nông dân thi nhau lao vào
trồng tiêu nhằm làm giàu nhanh chóng. Nhiều hộ nông dân đã phá các loại
cây trồng khác như cà phê, điều…để tiến tới trồng tiêu thậm chí họ còn mở
rộng đất bằng cách phá rừng. Việc tiêu lên giá mạnh mẽ không chỉ làm
nhiều hộ nông dân tiến hành mở rộng diện tích trồng bất chấp thiệt hại có
thể xảy ra bất cứ lúc nào mà còn dẫn tới một hệ lụy đó là tình trạng “sốt”
dây hồ tiêu. Hồ tiêu là loại cây dễ bị nhiễm bệnh do đó rủi ro mà loại cây
này đem lại cũng vô cùng lớn. Trong khi nhiều hộ dân hồ hởi lao vào trồng
tiêu bằng mọi giá, thì lại đang có hàng nghìn hộ khác lo lắng vì tiêu chết
hàng loạt. Cây tiêu có thể giúp nhiều gia đình trở thành tỷ phú, nhưng cũng
khiến không ít hộ trắng tay, nhất là hộ trồng tiêu ít kinh nghiệm, thiếu hiểu
biết về KH-KT. Ông Hoàng Sánh, Phó chủ tịch Hội nông dân xã Lộc Thiện
băn khoăn, nguồn giống không đạt chất lượng là nguy cơ tiềm ẩn rất lớn
cho người trồng tiêu, bởi nó tiềm ẩn mầm mống của nhiều loại bệnh hại.
Nếu trồng phải loại giống nhiễm bệnh, người trồng tiêu sẽ không chỉ bị
thiệt hại hoàn toàn mà còn khiến bệnh có cơ hội lây lan sang những diện
tích xung quanh.
Vì lợi nhuận trước mắt mà nhiều hộ nông dân đã đổ xô trồng tiêu dẫn
tới cung vượt quá cầu và tiêu bị nhà mua ép giá là điều khó tránh được –
đây chính là điều đáng lo nhất trong cơn sốt giá hồ tiêu này.
Ví dụ trên cho chúng ta thấy rõ tác động của quy luật giá trị trong
việc điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa với nền kinh tế của
Việt Nam nói chung cũng như vấn đề trồng hồ tiêu nói trên.

Tác động điều tiết sản xuất hàng hóa của quy luật giá trị thông qua
sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật
cung – cầu. Trên thị trường giá hồ tiêu cũng có rất nhiều biến động mạnh
mẽ, có lúc giá hồ tiêu giảm nhưng cũng có lúc nó lại tăng nhanh, mạnh và
đột biến. Do nguồn cung nhỏ hơn cầu nên dẫn tới giá hồ tiêu tăng cao tạo
nên cơn “sốt” giá hồ tiêu, tiêu bán chạy, người trồng tiêu lãi lớn, diện tích
hồ tiêu mở rộng nhanh chóng. Với người nông dân trồng cây công nghiệp


thì cơn “sốt” này chính là một cơ hội làm giàu hiếm có, do vậy mà tư liệu
sản xuất và sức lao động chuyển dịch vào ngành trồng hồ tiêu tăng lên, quy
mô sản xuất cũng được mở rộng. Một khi nghề trồng hồ tiêu đem lại lợi
nhuận lớn cho người trồng nó thì những người nông dân đang sản xuất
những mặt hàng khác cũng đổ xô vào trồng nó bất chấp những thiệt hại có
thể xảy ra với mình ở mọi mặt bởi vì tâm lý làm giàu của người nông dân
thì thời đại nào cũng có. Những bất chấp rủi ro của người nông dân đã gây
ra nhiều những hệ lụy khó lường đặc biệt là việc cung vượt quá cầu dẫn tới
tiêu bị ép giá. Bởi lẽ khi cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị , giá hồ
tiêu sẽ giảm xuống, người trồng tiêu có thể sẽ bị lỗ. Việc chạy theo cái lợi
trước mắt không tính đến hệ lụy về sau có thể khiến các hộ trồng hồ tiêu
đối diện với nhiều nguy cơ như chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu
cầu thị trường, lặp lại “điệp khúc” được mùa mất giá, và khi đó người chịu
hậu quả nặng nề nhất vẫn chính là người nông dân, trong khi cơ quan chức
năng vẫn chưa tìm ra giải pháp hiệu quả để ngăn chặn tình trạng canh tác tự
phát, không tuân thủ quy hoạch bền vững. Điều này sẽ gây thiệt hại cho
người nông dân trồng tiêu cũng như ngành trồng tiêu ở Việt Nam. Đây
chính là lúc các nhà chức trách cần bắt tay vào việc quy hoạch lại việc
trồng tiêu cho người nông dân theo tiêu chí đầu tư vào chất lượng chứ
không chạy theo số lượng.
Những tác động tiêu cực của sốt giá hồ tiêu không chỉ là việc hồ tiêu

bị nhà buôn ép giá mà còn là tạo ra cơn sốt dây hồ tiêu. Bên cạnh việc sốt
giống dây tiêu là nọc trồng. Hiện nay, nọc gỗ (nọc lục) giá rất cao, 180.000200.000 đ/nọc nhưng khan hiếm. Nếu có vốn đầu tư trồng bằng nọc gỗ lục
thì mỗi trụ mất khoảng 350.000 đồng; 1 ha trồng 2.000 nọc tiêu, vốn đầu tư
ban đầu lên tới 700 triệu đồng, chưa kể tiền đất, nhưng khi tiêu chết vẫn
bán lại nọc gỗ để thu hồi vốn. Nếu trồng bằng nọc giả rồi thay dần bằng
nọc sống thì đầu tư ban đầu là 100.000-120.000 đ/trụ. Hiện nay, người
trồng tiêu chủ yếu dùng nọc giả (nọc bằng gỗ tạp xẻ mỏng), sau đó thay
dần bằng nọc sống cây keo hoặc vông. Trồng tiêu bằng nọc sống giá thành
thấp hơn nhưng cũng nhạy cảm với các bệnh lây từ nọc qua tiêu. Và nếu
tiêu rớt giá trong thời điểm phân bón, công lao động tăng cao, nông dân
không đủ sức đầu tư tái sản xuất thì vườn tiêu sẽ nhanh chóng trở thành
hoang hóa, người trồng rơi vào cảnh nợ nần phá sản.
Bên cạnh đó cũng có nhiều tác động tích cực: Trong ví dụ này, tác
động của quy luật giá trị không chỉ là việc điều tiết sản xuất hàng hóa mà
còn điều tiết lưu thông hàng hóa cùng thông qua giá cả trên thị trường. Ở


Việt Nam việc trồng hồ tiêu chủ yếu là để xuất khẩu do giá hồ tiêu trong
nước thấp hơn giá hồ tiêu ở thị trường thế giới. Ở đây quy luật giá trị có tác
dụng thu hút nguồn hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao hơn do đó
lưu thông hàng hóa được thông suốt. Vì vậy mà khi xuất khẩu được hồ tiêu
người nông dân sẽ có lãi cao hơn.
=> Từ ví dụ này ta có thể thấy sự biến động giá cả trên thị trường
không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế mà còn có tác động điều tiết
nền kinh tế hàng hóa.
VÍ DỤ 2: Ứng dụng trong chăn nuôi ở Việt Nam
Không chỉ có tác động trong điều tiết sản xuất và lưu thông hàng
hóa, quy luật giá trị còn giúp kích thích cải tiến kĩ thuật , hợp lý hóa sản
xuất, tăng năng suất lao động , thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tác
động đó được thể hiện rõ trong việc chăn nuôi ở nước ta.

Chăn nuôi trâu bò là nghề truyền thống của nông dân Việt Nam,
chăn nuôi trâu bò ở nước ta mang tính chuyên dụng theo hướng khai thác
sức kéo - phân bón- thịt. Thời gian gần đây, chăn nuôi trâu bò đang chuyển
sang kiêm dụng thịt – phân bón - sức kéo và dần hình thành hướng chăn
nuôi chuyên thịt không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng đàn bò nước ta là 5,7 triệu
con, tổng đàn trâu 2,9 triệu con. Nhìn chung, do chăn nuôi vẫn mang tính
tận dụng là chính nên năng suất chăn nuôi còn thấp và chất lượng thịt
không cao.
Thịt trâu bò là loại thịt đỏ, thơm ngon lại bổ dưỡng. Nhu cầu tiêu thụ
loại thịt này ngày càng tăng, nhưng hiện nay lượng thịt trâu bò sản xuất ra
mới chỉ chiếm khoảng 7,5% trong cơ cấu các loại thịt gia súc, gia cầm cung
cấp cho thị trường. Để nâng cao năng suất và giá trị chăn nuôi trâu bò, cần
áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp từ các giải pháp kĩ thuật (về giống, cải
thiện chế độ chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh thú y- phòng trừ dịch
bệnh…) đến các giải pháp về cơ chế chính sách, về thị trường.
Ứng dụng kĩ thuật trong chăn nuôi trâu bò có hai giải pháp kĩ
thuật đó là: cải tạo đàn bò vàng Việt Nam và vỗ béo trâu bò trước khi giết
thịt. Hai công nghệ này đang được áp dụng trong sản xuất thông qua các
chương trình, dự án khuyến nông triển khai từ nhiều năm nay và được
chứng minh có hiệu quả kinh tế rất rõ rệt.
1. Kĩ thuật thứ 1 trong cải tạo đàn bò vàng:


Bò vàng Việt Nam còn gọi là bò cóc, bò đia phương, có nhiều đặc tính
quý như nhanh nhẹn, thích nghi với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, chịu được
ham khổ. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của bò vàng Việt Nam là tầm vóc
nhỏ bé, khối lượng thấp( khối lượng bình quân toàn 160 – 200 kg) sản
lượng sữa và thịt đều rất thấp. Từ gần 20 nãm nay chúng ta đã triển khai
chương trình cải tạo đàn bò vàng, làm tăng tỉ lệ đàn bò lai bình quân

1%/năm. Hai phương pháp thông dụng trong cải tạo đàn bò vàng là:
Phương pháp thụ tinh nhân tạo: dùng tinh đông viên, ống rạ Ampoule
của các giống bò đực cao sản nước ngoài. Phương pháp này có ưu điểm là
cải tạo giống bò vàng theo bất kỳ hướng sản xuất nào mà ta mong
muốn( bò sữa, bò thịt…), không tốn kém để nuôi bò giống đực.
Phương pháp nhảy trực tiếp: dùng bò đực Zebu ở các đời F1, F2, F3
cho nhảy trực tiếp có hướng dẫn với những bò cái vàng, áp dụng cho những
nơi chưa có nhiều điều kiện thụ tinh nhân tạo. Mục đích nâng cao dần tầm
vóc đàn bò vàng. Hiện nay, tỉ lệ đàn bò lai chiếm khoảng 35% tổng bò và
mục tiêu đến năm 2015 đạt 40%. Chúng ta ngày càng tăng tỉ lệ đàn bò lai
thì năng suất chăn nuôi và giá trị sản xuất của chăn nuôi bò thịt càng cao.
2. Về kĩ thuật thứ hai: Vỗ béo trâu bò trước khi giết thịt
Hiện nay chăn nuôi trâu bò chủ yếu theo hình thức quảng canh, tận
dụng và đầu tư. Trâu bò giết thịt chủ yếu thuộc diện loại thải. Chúng ta
cũng chưa có thói quen vỗ béo trâu, bò trước khi giết thịt nên năng suất và
chất lượng thịt không cao, giá trị chăn nuôi thấp. Công nghệ vỗ béo trâu bò
rất đơn giản, có thể áp dụng cho trâu bò loại thải(trâu bò già, hết khả năng
sinh sản, cày kéo…) và cả trâu bò non hết thời gian nuôi lớn. Phương pháp
vỗ béo trâu bò trước khi giết thịt: tẩy ngoại ký sinh trùng trước khi vỗ béo,
tẩy giun các loại, nuôi nhốt tại chuồng theo phương pháp thâm canh với
khẩu phần hàng ngày có tỉ lệ thức ăn tinh là 65%, thô là 35%. Chuồng trại
sạch sẽ , vệ sinh thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, luôn có đủ
thức ăn nước uống. Thời gian vỗ béo là từ 30-40 ngày, có thể là 60 ngày
tùy theo bò và theo từng yêu cầu vỗ béo. Sau khi vỗ béo xong phải giết thịt
ngay.
Việc vỗ béo chẳng những làm tăng khối lượng của cơ thể trâu bò mà
còn tạo ra sản phẩm thịt ngon hơn, chất lượng hơn. Bên cạnh đó, hiệu quả
chăn nuôi và giá trị sản xuất chăn nuôi trâu bò tăng lên rõ rệt.
Cải tiến kĩ thuật còn ở phương diện nâng cao chất lượng giống và cơ sở
nguồn thức ăn. Về giống bò, cần triển khai trên diện rộng chương trình cải

tiến, nâng cao tầm vóc đàn bò theo chương trình Zebu hóa trên cơ sở phát


triển nhanh mạnh mạng lưới thụ tinh nhân tạo như phục vụ nhân giống và
sử dụng bò đực giống đã qua chọn lọc ở những nơi chưa có điều kiện làm
thụ tinh nhân tạo, chọn lọc và nhập nội một số giống bò có khả năng thích
nghi với điều kiện sinh thái trong nước để tạo đàn cái nền phục vụ lai tạo
giống bò sữa và bò thịt chất lượng cao.
Đối với đàn trâu cần phải chọn lọc chặt chẽ trong sản xuất nhằm
tạo đàn cái nền và đực giống tốt, thực hiện giải pháp đảo đực giống giữa
các vùng, xây dựng và sử dụng các giống lai phù hợp cho các địa phương.
Trâu bò là loài động vật ăn cỏ. Thức ăn của trâu bò rất đa dạng, nhưng
trong đó chủ yếu là loài cây cỏ tự nhiên và các phế phụ phẩm nông nghiệp.
Thức ăn xanh như cỏ tươi, thân lá cây tươi…đặc điểm của thức ăn xanh là
chúng chứa nhiều nước, ngon miệng được trâu bò rất thích ăn và ăn với số
lượng lớn. Thức ăn xanh đáp ứng 70%- 100% nhu cầu dinh dưỡng của trâu
bò. Nó ảnh hưởng tốt tới sức khỏe và chất lượng sản phẩm. Nếu có điều
kiện có thể tổ chức ủ xanh làm thức ăn dự trữ cho trâu bò vào mùa thiếu cỏ
xanh…
Nhờ những cải tiến kĩ thuật, không chỉ năng suất lao động mà cả chất
lượng đàn trâu bò cũng ngày càng nâng cao, chiếm được lòng tin của các
bạn hàng quốc tế và nước ta ngày càng khẳng định được chỗ đứng của
mình trong thị trường xuất khẩu các loại thực phẩm từ trâu, bò. Không
chỉ đáp ứng được thị trường trong nước mà còn cả thị trường xuất khẩu
nước ngoài. Không chỉ cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế
giới, trong nước ta những người chăn nuôi trâu, bò cũng phải cạnh tranh
với nhau để giành lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ thua lỗ hoặc nợ
lần. Họ phải hạ thấp hao phí lao động xã hội cá biệt của mình sao cho nhỏ
hơn hoặc bằng hao phí xã hội cần thiết. Muốn làm được điều đó thì người
chăn nuôi phải luôn tìm cách để cải tiến kỹ thuật, đúc kết kinh nghiệm,

nâng cao tay nghề để chăm sóc cũng như tạo ra những giống gia súc có giá
trị kinh tế cao nhưng lại phải tốn ít công sức, tiền của nhất, khỏe mạnh và
dễ chăm sóc. Xuất phát từ việc chăn nuôi gia súc, các xí nghiệp, nhà máy...
sản xuất thức ăn, đồ ăn cho gia súc... sản xuất các loại thuốc phòng, chữa
bệnh cho gia súc, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cũng ngày càng nâng
cao được tay nghề cũng như kinh nghiệm của mình để tạo ra những sản
phẩm tốt nhất, đưa ra được những sáng kiến hiệu quả nhất phục vụ cho
người chăn nuôi gia súc theo quy mô vừa và lớn như nước ta. Từ những
khó khăn, những bất cập trong quá trình chăn nuôi đã thúc đẩy quá trình cải
tiến, nâng cao kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động diễn ra


mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội hơn. Kết quả là lực lượng sản xuất ngày
càng được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.
VÍ DỤ 3: Tìm cơ hội ngay trên quê nghèo
Tốt nghiệp đại học Nông Nghiệp, Hoàng Minh Tiến sinh năm 1978
không đi xin việc vào các cơ quan, doanh nghiệp như các bạn bè cùng lứa,
anh cũng không tìm đến những trung tâm kinh tế, khoa học lớn để thử sức
mà quyết quay về quê để lập nghiệp với tài sản lớn nhất là sức khỏe và kiến
thức được học ở trường lớp.
Miền quê Vụ Bản – Nam Định của Tiến sản xuất vẫn còn nặng tính
thuần nông, quy mô nhỏ lẻ nên khi một sinh viên vừa mới ra trường đặt vấn
đề xin thuê hàng ngàn m 2 đất, vay hàng trăm triệu đồng để lập trang trại
chăn nuôi theo quy trình khép kín, công nghệ cao thì ai cũng cho là “liều”.
Mà đúng là liều thật, với 7000 m2 đất, Tiến tiến hành xây dựng một
trang trại gà thương phẩm quy mô 4000 con, nuôi theo phương pháp công
nghệ cao, một ao nuôi thủy sản 500 m2, vườn cây công nghiệp,… số vốn
đầu tư hạ tầng lên đến 487 triệu đồng. Nhập con giống, thuốc phòng bệnh
mất 260 triệu đồng; gần 800 triệu đồng chủ yếu là vốn vay để đầu tư vào
sản xuất nông nghiệp đầy rủi ro mà nguồn thu ban đầu chỉ từ việc bán trứng

gà thương phẩm.
Trái với những lo lắng của nhiều người, với kiến thức vững vàng đã
được học, bài toán kinh tế được tính toán cẩn thận nên Tiến rất tin tưởng và
mạnh dạn đầu tư lớn cho kế hoạch của mình. Nhờ được chăm sóc tốt, đàn
gà đã cho trứng với năng suất rất cao, 4000 con gà mỗi tháng anh thu lời
khoảng 13 triệu đồng tiền trứng, một năm gần 160 triệu đồng. Vì thế Tiến
cho biết “chỉ sau 3 năm kinh doanh thuận lợi đã thu hồi được vốn xây dựng
cơ bản ban đầu. Bên cạnh đó, nguồn thu từ cá, cây công nghiệp ngắn ngày,
cây cảnh đã giúp Tiến sớm thu hồi được vốn đầu tư chỉ sau hơn 3 năm triển
khai.
Không dừng lại, Tiến đang có dự định phát triển trang trại của mình
lên gấp 2-3 lần, mở rộng lĩnh vực nuôi trồng và thành lập một công ty để
mở rộng sản xuất kinh doanh trên các ngành như: thuốc thú y, thức ăn chăn
nuôi, lo đầu ra cho sản phẩm,… đảm bảo từ đầu vào cho đến đầu ra của sản
xuất, giảm chi phí kinh doanh. Công ti Minh Hoàng của Tiến thành lập từ
cuối năm 2004 đến nay đã có doanh số lên đến hàng tỉ đồng, tập hợp đầy
đủ lực lượng là bác sĩ thú y, kĩ sư nông nghiệp, nhân viên kinh doanh, công


nhân,… đảm bảo phục vụ tốt cho việc chăn nuôi và kinh doanh của trang
trại.
Mạo hiểm đầu tư vào nông nghiệp ngay trên mảnh đất nghèo quê
nhà. Đến nay, Tiến là điển hình của ứng dụng khoa học kĩ thuật trong chăn
nuôi theo phương pháp công nghiệp, chuyên môn hóa, hiện đại hóa cho bà
con nông dân. Không giữ thành công cho riêng mình, Tiến đã thành lập
“câu lạc bộ khuyến nông thanh niên” để phổ biến kiến thức khoa học, thị
trường cho bà con nông dân trong vùng phát triển chăn nuôi là vươn lên
làm giàu.
Từ ví dụ trên cho ta thấy những tác động của qui luật giá trị trong nền
kinh tế hàng hóa có ý nghĩa lí luận và thực tiễn hết sức to lớn.

- Mặt thứ nhất: Qui luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải
các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển. Sự lựa chọn
tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát
triển được thể hiện như: trước kia ở miền quê Vụ Bản – Nam Định
sản xuất vẫn còn mang nặng tính thuần nông, qui mô vẫn còn nhỏ lẻ,
chậm áp dụng khoa học kĩ thuật,… dẫn đến năng suất lao động
không cao; ngược lại bằng ý chí và nghị lực của mình Hoàng Minh
Tiến đã áp dụng những thành tựu KH-KT trong chăn nuôi theo
phương pháp công nghiệp đã đạt được hiệu quả cao. Như vậy, những
thành quả trong việc áp dụng KH-KT của anh Tiến đã đào thải
những yếu kém tồn tại trước đó, thể hiện sự chọn lọc tự nhiên giữa
các phương pháp sản xuất.
- Mặt thứ hai: Phân hóa xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, tạo ra sự
bất bình đẳng trong xã hội: Hoàng Minh Tiến – sinh viên của trường
Đại học Nông Nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường đã lập nghiệp
ngay trên quê hương mình, bằng trình độ và kiến thức của mình với
trang thiết bị tốt, anh Tiến đã đạt được hiệu quả lao động rất cao từ
một trang trại với 7000 m2 đất đi thuê Tiến đã mở rộng phát triển
trang trại của mình gấp 2-3 lần, mở rộng nuôi trồng và thành lập
công ti để mở rộng sản xuất kinh doanh,… Bên cạnh đó, thực tế đã
chứng minh có rất nhiều sinh viên cũng tốt nghiệp trường Đại học
Nông nghiệp sau khi ra trường không có quyết tâm, ý chí, không
chịu khó tìm tòi, sáng tạo, không biết nắm bắt cơ hội,… đã không
tìm được việc làm. Và những người không có điều kiện thuận lợi,
làm ăn kém cỏi hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh bị thua lỗ dẫn đến
phá sản trở thành nghèo khó. Cùng với đó còn có những người
không có trình độ, không được đi học đại học như anh Tiến, không


có điều kiện đầu tư trang thiết bị, không mạnh dạn quyết đoán trong

đầu tư kinh doanh,… dẫn đến năng suất lao động thấp, hiệu quả lao
động không cao, thu nhập không ổn định,… Như vậy từ ý chí, sự
quyết tâm, sáng tạo cùng với trình độ, kiến thức,… mà anh Hoàng
Minh Tiến đã rất thành công.
Qua ví dụ trên đây ta thấy được sự tác động của qui luật giá trị trong
việc thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất thành kẻ
giàu, người nghèo.
4. Một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế của quy luật giá trị ở
Việt Nam
Quy luật giá trị vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực.
Một mặt quy luât giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên,đào thải những yếu
kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển. Mặt khác nó phân hóa xã
hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.
Cùng với việc phát huy những mặt tích cực của quy luật giá trị đồng
thời phải hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đối với việc quản lí kinh tế.
Sau đây là một số những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của qui
luật giá trị đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay:
- Nhà nước có những biện pháp kích thích sản xuất phát triển, điều
hòa và lưu thông hành hóa, tăng sự cạnh tranh hàng hóa trên thị
trường.
- Nhà nước đặt ra những chính sách hợp lí như chính sách tiền lương,
bình ổn giá những mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống,hỗ trợ những
người thất nghiệp trong xã hội nhằm nâng cao đời sống của nhân dân
lao động. Bên cạnh đó, nhà nước còn đặt ra thuế thu nhập cá nhân
nhằm mục đích giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội.

KẾT LUẬN
Trên đây là 3 tình huống trong thực tiễn để làm rõ cho những tác động
của quy luật giá trị trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Quy luật giá
trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định bản chất

của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất
hàng hóa. Đối với mỗi quốc gia thì sản xuất hàng hoá luôn luôn giữ vị trí
quan trọng, đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa quyết định đến sự
phát triển của quốc gia. Sản xuất hàng hoá thúc đẩy sự phát triển của phân
công lao động, phát triển chuyên môn hoá, tạo điều kiện phát huy lợi thế so
sánh của mỗi vùng, mỗi đơn vị sản xuất, tạo điều kiện cải tiến kỹ thuật,
nâng cao trình độ sản suất, mở rộng phạm vi sản xuất, thúc đẩy sản xuất


phát triển. Ngoài ra, sản xuất hàng hoá còn làm cho quá trình giao lưu kinh
tế văn hoá giữa các địa phương, các vùng, các nước ngày càng phát triển,
đời sống tinh thần được nâng cao, phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cho
sự phát triển tự do độc lập của cá nhân. Những tác động của quy luật giá trị
trong nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Quy luật
giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng thời
với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần có những biện
pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong
điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Do khuôn khổ bài viết có hạn nên chúng em không thể đề cập tới tất
cả khía cạnh của vấn đề. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
và sửa chữa của các thầy cô giáo và các bạn về bài làm của chúng em để
bài viết hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin
NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội- 2009

2. www.vietbao.vn/kinh_te/nhung-doanh-nhan-tre-lap-nghiep-tu-hai-bantay-trang/20518871/92
3. www.baomoi.com/ho-tieu-lai-sot-gia/148/4958635.epi
4. www.niemtin.free.fr
5. www.2lua.vn



×