MỤC LỤC.
A. LỜI MỞ ĐẦU.
B. NỘI DUNG.
I. Khái quát chung về tội phạm rửa tiền.
1. Khái niệm.
1.1. Khái niệm tội phạm rửa tiền theo quy định của pháp luật thế giới.
1.2. Khái niệm tội phạm rửa tiền theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.3. Đặc điểm của tội phạm rửa tiền.
2. Nguyên nhân và các yếu tố làm phát sinh tội phạm rửa tiền.
2.1 Nguyên nhân.
2.2. Các yếu tố.
II - Sự cần thiết phải hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế
trong việc đấu tranh chống tội phạm mua bán người?
1. Khái niệm tội phạm buôn bán người.
2. Đặc điểm của tội phạm buôn bán người.
3. Sự cần thiết phải hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế
trong việc đấu tranh chống tội phạm mua bán người?
C. KẾT LUẬN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1
BÀI LÀM.
A. LỜI MỞ ĐẦU.
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm xuyên quốc gia trên thế
giứo đang có nhiều diễn biến phức tạp. Khi xu hướng toàn cầu hóa bắt đầu xuất
hiện, các hình thức tội phạm xuyên quốc gia cũng theo đó mà tăng lên nhanh
chóng đặc biệt là tội buôn bán ma túy và các loại tội phạm mang lại lợi nhuận
cao như hoạt động buôn bán vũ khí, buôn bán người, rửa tiền , tội phạm kinh tế
quốc tế và tội phạm công nghệ cao. Xuất phát từ thực tiễn này nhóm chọn đề tài
về tội phạm rửa tiền và tội phạm buôn bán người nhằm góp ý kiến nhỏ bé của
mình vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia của thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
I. Khái quát chung về tội phạm rửa tiền.
1. Khái niệm về tội pham rửa tiền.
1.1 Khái niệm về tội rửa tiền theo pháp luật quốc tế.
Định nghĩa pháp lí đầu tiên về hành vi rửa tiền được ghi nhận trong Công ước
của Liên hợp quốc về phòng chống buôn bán bất hợp pháp chất ma túy và các
chất hướng thần 1988 và Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000, 40+9 khuyến nghị của FATF.
Công ước Viên 1988 đã xuất hiện với những quy định yêu cầu các quốc gia
thành viên phải hình sự hóa các hành vi bị coi là rửa tiển. Những hành vi này
một lần nữa được ghi nhận trong công ước của Liên hợp quốc về phòng chống
tội phạm xuyên quốc gia đã được đàm phán thông qua năm 2000 Palermo (Italia)
có hiệu lực tháng 3 năm 2003. Công ước đã yêu cầu các quốc gia thành viên quy
định thành 6 tội phạm hình sự hành vi hợp pháp hóa tài sản do phạm tội mà có
tại Điều 6 như sau:
“1. Trên cơ sở phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia,
mỗi quốc gia thành viên sẽ ban hành pháp luật và các biện pháp cần thiết khác
2
để quy định thành tội phạm hình sự những hành vi sau đây được thực hiện một
cách cố ý:
a.i Chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản mặc dù biết rằng tài sản đó do phạm tội
mà có nhằm mục đích che đậy hoặc che giấu tính chất bất hợp pháp của tài sản
hoặc nhằm tiếp tay cho những người có liên quan đến việc thực hiện tội phạm
chính lẩn tránh những hệ quả pháp lí của chính hành vi phạm tội.
ii. Che đậy hoặc làm thay đổi bản chất đích thực, nguồn gốc, nơi cất giữ, việc
định đoạt, vận chuyển tài sản, quyền sở hữu hoặc các quyền khác có liên quan
đến tài sản mặc dù biết tài sản đó do phạm tội mà có.
b. Không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia, mỗi quốc gia
thành viên có thể quy định thành tội phạm hình sự các hành vi sau:
i. Mua, cất giữ hoặc sử dụng tài sản cho dù thời điểm nhận được tài sản biết
rằng tài sản do phạm tội mà có.
ii. Tham gia thực hiện một trong các hành vi tội phạm tại các điều này hoặc
tham gia vào mọi hình thức liên kết, thỏa thuận, ý đồ hoặc âm mưu phạm tội
bằng cách hỗ trợ, xúi giục, tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện hành vi phạm
tội đó.
Trong 40+9 khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF)
về chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố 1988 đã xuất hiện với yêu cầu “Các
quốc gia cần xác định rộng nhất các tội phạm nguồn của tội rửa tiền có thể mô
tả bằng viện dẫn tất cả các quy định các tội phạm hay các tội phạm nghiêm
trong hoặc hình phạt tù áp dụng đối với tội phạm nguồn, viện dẫn trong danh
mục các tội phạm nguồn hoặc tiếp cận cả hai cách này”. FATF cũng đã đưa ra
định nghĩa xúc tích về tội rửa tiền: “ Việc xử lí ….tiền do phạm tội mà có nhằm
che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của chúng nhằm hợp pháp hóa những món lợi
bất chính thu được từ hành vi phạm tội”. Theo 40+9 khuyến nghị của lực lượng
đặc nhiệm tài chính quốc tế về chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố thì nhóm
3
tội phạm nguồn bao gồm: Tham gia vào nhóm tội phạm có tổ chức và tống tiền;
Khủng bố bao gồm cả tài trợ cho khủng bố; Buôn bán người và đưa người ra
nước ngoài hợp pháp; Lạm dụng tình dục bao gồm cả lạm dụng tình dục trẻ em;
Buôn bán trái phép chất ma túy và các chất hướng thần khác; Buôn bán vũ khí
trái phép; Buôn bán hàng hóa bị đánh cắp và các loại hàng hóa khác; Tham
nhũng và hối lộ; Lừa đảo; Làm tiền giả; Làm giả và làm nhái hàng bất hợp pháp;
Tội phạm về môi trường; Giết người, gây thương tích thể xác trầm trọng; Cướp
và trộm cắp; Buôn lậu; Tống tiền; Giả mạo; Cướp biển; Gián điệp, nội gián và
thao túng thị trường.
1.2 Khái niệm tội phạm rửa tiền theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tội rửa tiền theo quy định tại của pháp luật Việt Nam được ghi nhận tại Điều
251 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009): 1. Người nào thực hiện một trong các
hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc
giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội m à có nhằm
che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó;
b) Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt
động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấ/u thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển
hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở
việc xác minh các thông tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này
đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng,
chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có. Ngày 7 tháng 6 năm 2005, Nghị
định 74/2005/NĐ-CP ra đời tạo một bước nhấn quan trọng trong việc hoàn thiện
pháp luật về vấn đề này, cùng với các thiết chế hình sự và tài chính, ngân hàng
khác kiểm soát chặt chẽ hơn các hành vi nhằm hợp pháp hoá tiền, tài sản do
4
phạm tội mà có. Nghị định đã đưa ra một khái niệm toàn diện hơn về hành vi rửa
tiền, phù hợp hơn với cách tiếp cận về vấn đề này của pháp luật quốc tế. Theo
quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định, “rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ
chức tìm cách hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt
động cụ thể sau đây:
Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào mọi giao dịch liên quan đến tiền, tài sản
do phạm tội mà có;
Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử
dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;
Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm
cách khác che đậy, nguỵ trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất
thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do
phạm tội mà có”.
Thực chất rửa tiền là hoạt động phạm tội để che giấu và hợp pháp hóa những
đồng tiền có được từ hoạt động phạm tội như buôn bán ma túy, vũ khí…..sau đó
đầu tư vào các thị trường tài chính, bất động sản….Và bản thân hành vi đầu tư
vào các thị trường này không phải là hành vi phạm tội nhưng tính chất phạm tội,
tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội được “ẩn” ở chỗ những nguồn tài
chính đầu tư vào các thị trường này là bất minh, nó là kết quả của hoạt động
phạm tội khác mà cần phải thông qua các công đoạn nhất định để hợp pháp hóa
tạo ra những đồng tiền có lý lịch sạch và có thể lưu thông bình thường.
Như vậy có thể thấy theo quy định của pháp luật hiện hành chưa đưa ra khái
niệm cụ thể tội rửa tiền.Trên có sở tinh thần của Luật quốc tế và BLHS có thể
đưa ra khái niệm về hành vi rửa tiền: “ Hành vi rửa tiền là tập hợp một hoặc
nhiều hành vi được thực hiện thông qua các hình thức giao dịch hoặc các hình
thức khác nhằm biến đổi những đồng tiền có nguồn gốc từ các hoạt động phạm
tội trước đó thành những đồng tiền hợp pháp”. Tuy nhiên ngày 18 tháng 6 năm
5
2012 vừa qua Quốc hội đã thông qua Luật phòng, chống rửa tiền có hiệu lực
pháp luật ngày 1/1/2013 có đưa ra định nghĩa về rửa tiền: “Rửa tiền là hành vi
của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà
có, bao gồm: Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự; Trợ giúp cho tổ
chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý
bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; Chiếm hữu tài
sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm
hợp pháp hóa nguồn.
1.3. Đặc điểm của tội rửa tiền.
Thứ nhất, rửa tiền là loại tội phạm có tính phái sinh. Đây là một đặc điểm nổi bật
nhât, riêng có của tội rửa tiền. Như đã biết, tội rửa tiền luôn đi kèm với những
hoạt động phạm tội trước đó, hay nói cách khác, rửa tiền có thuộc tính phụ thuộc
tự nhiên vào tội phạm nguồn. Tội phạm nguồn là hành vi phạm tội chính, từ đó
tạo ra những đồng tiền mà khi đã được rửa thì sẽ dẫn tới hành vi phạm tội rửa
tiền. Rửa tiền chính là kết quả tất yếu của những hoạt động phạm tội xảy ra trước
đó với mong muốn xóa sạch dấu vết bất hợp pháp của những đồng tiền bẩn. Vì
vậy, không sai khi cho rằng ở đâu có tội phạm thì ở đó có rửa tiền.
Thứ hai, rửa tiền là loại tội phạm có tính kinh tế. Rửa tiền là một cơ chế yểm trợ
nhiều tội phạm kinh tế khác, xong chính nó cũng là một dịch vụ với một thị
trường độc lập, có cung cầu và dịch vụ này mang về cho bọn tội phạm những
khoản lợi nhuận khổng lồ.
Thứ ba, rủa tiền là loại tội phạm có tính chất quốc tế. Theo khoa học luật hình sự
quốc tế, tội phạm có tính chất quốc tế là loại hình tội phạm xâm hại đến trật tự
pháp luật quốc gia, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của cộng đồng quốc tế
nhưng không tới mức nghiêm trọng như tội phạm quốc tế.
2. Nguyên nhân và các yếu tố làm phát sinh tội phạm rửa tiền.
2.1. Nguyên nhân.
6
Hiện nay tội phạm rửa tiền phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, nó có
nguồn gốc xuất phát từ các mặt tiêu cực trong xã hội. Cụ thể như sau:
- Về chính trị : Do chính sách can thiệp và phản động của các thế lực thù địch
làm phát sinh các mâu thuẫn trong xã hội. Điều này thúc đẩy quá trình phạm tội
diễn ra ngày một nhanh chóng và mạnh mẽ.
- Về kinh tế: Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về cuộc sống giàu sang càng
nhiều, đây cũng là một yếu tố thúc đẩy tội phạm phát triển.
Mặt khác, do tác động của nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực
thì cũng dần xuất hiện các mặt trái, tiêu cực của nó. Trong hội nhập kinh tế, các
quốc gia đang phát triển luôn khao khát các khoản đầu tư từ bên ngoài, do vậy
pháp luật luôn khuyến khích, tạo hành lang pháp lí thông thoáng với nhiều ưu đãi
nhằm thu hút vốn đầu tư. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để bọn tội
phạm thực hiện rửa tiền thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công
ti được thành lập nhằm rửa tiền thường thông báo phá sản sau một thời gian hoạt
động khi những đồng tiền bẩn đã có một thời gian quay vòng, chuyển hóa.
- Về ngoại giao: Hội nhập kinh tế quốc tế giữa các quốc gia cũng đồng nghĩa với
việc hội nhập văn hóa, đây cũng là một yếu tố để luồng tội phạm dễ dàng xâm
nhập vào các nước, lợi dụng con đường này dễ dàng thực hiện các hành vi phạm
pháp.
Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu còn xuất phát từ bản thân người phạm tội Những
người thực hiện tội rửa tiền đều là những hành vi biến đổi các khoản thu nhập
nhằm che đậy nguồn gốc tiền phi pháp. Đó là những đồng tiền có được từ các
hoạt động mại dâm, ma túy, buôn người, tham ô… thành những đồng tiền hợp
pháp thông qua hoạt động “rửa tiền”.Và những đồng tiền đó sẽ được hợp thức
hóa che mắt các cơ quan chức năng. Đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho người
phạm tội. Xuất phát từ nơi mà người thực hiện rửa tiền hướng tới: Đó là những
nước nghèo và kém phát triển. Vì các nước đó có nền kinh tế còn kém phát triển
7
cần những nguồn vốn từ các nước phát triển “rót vào” . Đây của chính là lý do
mà đối tượng rửa tiền hướng tới để thực hiện hành vi phạm tội.
2.2. Các yếu tố.
-Chủ quan
Các chủ thể thực hiện hành vi phạm tội rửa tiền đều có những động cơ về
mặt vật chất, hám lợi, tham lam muốn được hưởng nhiều lợi ích mà khoản tiền,
tài sản hợp pháp đem lại. Tội phạm rửa tiền luôn mong muốn thu được những
khoản lợi bất chính, vì đơn giản những khoản lợi bất danh kiếm được nhiều và
dễ dàng hơn so với việc làm ăn chính đáng. Vì thế khi có trong tay những khoản
tiền và tài sản lớn do làm ăn phi pháp tạo ra thì tội phạm vẫn hy vọng tạo thêm
nhiều hơn những khoản như thế, cho nên khi nhận được thêm những cách thức
kiếm tiền gian dối mới chúng sẽ bắt tay thực hiện.
Về mục đích phạm tội rửa tiền đối với một số chủ thể thì mục đích chỉ nhằm che
giấu, trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật và việc tịch thu khoản tiền, tài sản
đó. Bên cạnh đó có những chủ thể vì mục đích nêu trên còn thực hiện cả với mục
đích để tiếp tục thực hiện các hành vi phạm tội mới, mở rộng phạm vi, cách thực
phạm tội để thu được ngày càng nhiều tiền và tài sản hơn. Với hành vi che giấu,
cản trở việc xác minh thông tin liên quan đến khoản tiền, tài sản bất hợp pháp thì
mục đích của họ chỉ là việc tìm cách không cho những người khác tiếp cận, biết
đến những thông tin liên quan đến khoản tiền, tài sản bất hợp pháp bao gồm cả
cơ quan điều tra.
- Khách quan
Tình hình hiện nay cho thấy, các giao dịch liên quan đến tiền tệ, tài sản là rất
nhiều và phổ biến trong đời sống hàng ngày.Vì thế những giao dịch này là những
cơ hội để cho tội phạm rửa tiền được thực hiện. Tội phạm chủ yếu thực hiện
8
thông qua các nghiệp vụ gửi tiền, chuyển tiền, rút tiền, đổi tiền để thực hiện các
hành vi nhằm che giấu nguồn gốc các khoản tiền và khiến cho chúng quay vòng
nhiều lần và trở lại như một khoản hợp pháp. Ngoài ra tội phạm cũng có thể tiến
hành mua các loại giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng, ngân hàng phát hành
sau đó có thể chuyển nhượng lại cho các tổ chức, cá nhân khác và thu được các
khoản hợp pháp. Điều này cho thấy, các đối tượng phạm tội đã lợi dụng sự yếu
kém hoặc thiếu kinh nghiệm trong phòng chống rửa tiền của các ngân hàng tại
Việt Nam để thực hiện hành vi luân chuyển khoản tiền từ các hoạt động tội
phạm.
Ngoài ra, tội phạm rửa tiền còn lợi dụng các giao dịch tài chính liên quan đến
tiền tệ không thông qua các hệ thống ngân hàng, lợi dụng các trung tâm giải trí
có thưởng để móc nối tiến hành rửa tiền, ví dụ: casino song bạc hợp pháp, các
hình thức cá cược bóng đá, đua xe, đua ngựa,…được pháp luật cho phép hoặc là
hình thức sổ xố phổ biến hiện nay. Còn có các hình thức khác như rửa tiền qua
chứng khoán, dự án kinh tế, buôn bán ma túy…Thực tế nhận thấy thì mọi giao
dịch về tiền và tài sản trên thị trường đều có thể ẩn chứa hành vi phạm tội rửa
tiền.
Như vậy, từ rất nhiều hành vi phạm tội rửa tiền kể trên có thể thấy nguy cơ
rửa tiền ở Việt Nam là có thực và tội phạm thực hiện hành vi này hết sức tinh vi
và khôn ngoan. Điều đó cho thấy sự yếu kém của các cơ quan quản lý Nhà nước
nhất là cơ quan tài chính còn buông lỏng, chưa nghiêm minh trong việc quản lý
tài chính, tiền tệ dẫn đến việc thực hiện hành vi rửa tiền của tội phạm ngày càng
có nguy cơ gia tăng.
II - Sự cần thiết phải hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế
trong việc đấu tranh chống tội phạm mua bán người?
1. khái niệm tội phạm buôn bán người.
9
Tội phạm buôn bán người là hành vi tuyển mộ, vận chuyển, mua bán, che
dấu hay tiếp nhận người bằng cách sử dụng vũ lực, bắt coc, lừa dối, ép buộc kể
cả lạm dụng thẩm quyền hay trừ nợ vì mục đích bố trí hay bắt buộc người đó dù
được trả tiền hay không vào tình trạng lao động cưỡng bức hay phải làm công
việc tương tự như nô lệ trong một cộng đồng khác mà người đó đang sống.
Ngày 25 – 12 – 2000 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị Định
thư về phòng chống buôn bán người – Nghị định thư Palermo. Đây là một hiệp
ước quốc tế quy định nghĩa vụ pháp lý đối với tấ cả các quốc gia đã thông qua
hoặc gia nhập trong đó có Việt Nam. Để hiểu và vận dụng khái niệm buôn bán
người cần đưa ra những điểm nhận biết dưới góc độ lý luận về khái niệm này
như sau:
Khái niệm này được cấu thành bởi ba yếu tố cơ bản:
Hành vi: thực hiện một trong các hành vi sau đây : tuyển mộ, vận chuyển,
chuyển giao, chứa chấp, tiếp nhận...
Phương thức: đe dạo, dử dụng bạo lực, ép buộc, bắt cóc, lừa gạt lạm dụng
quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương ( lợi dụng điểm yếu của nạn nhân); cho
hoặc nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người kiểm soát đối
với một người khác
Mục đích: bóc lột nạn nhân ( bóc lột ở đây có thể hiểu là khai thác sức lao
động hoặc khai thác bản thân nạn nhân) bao gồm các hình thức bóc lột mại dâm
hoặc các hành vi boc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay dịch vụ
cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự như khổ sai hay lấy đi các bộ
phận của cơ thể người.
+) Theo pháp luật Việt Nam: Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và
văn bản pháp luật nhằm phòng ngừa, ngăn chặn trừng trị tội buôn bán người.
Chúng ta đã xây dựng được một khung pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người
nói chung và quyền phụ nữ và trẻ em nói riêng. Hiến pháp nghiêm cấm mọi hành
10
vi phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm con người đặc biệt là phụ nữ
và trẻ em. Các văn bản pháp luật đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện
nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý mọi hành vi mua bán người đặc biệt với
phụ nữ và trẻ em, lạm dụng tình dục... Mặc dù cho đến nay chưa có một đạo luật
riêng về phòng, chống mua bán người nói chung và mua bán phụ nữ và trẻ em
riêng, nhưng nhiều văn bản pháp luật của chúng ta đã hàm chứa các quy định về
vấn đề này như Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh phòng chống mại
dâm, Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Hình
sự và hàng loạt văn bản có liên quan dưới giác độ phòng ngừa, ngăn chặn, trừng
trị tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em cũng như các quy định về bảo vệ nạn nhân,
giúp đỡ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng. Các chế tài áp dụng đối với tội mua
bán phụ nữ, trẻ em trong Bộ luật Hình sự Việt nam được đánh giá là rất nghiêm
khắc.
2. Đặc điểm của tội buôn bán người.
3. sự cần thiết phải hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế
trong việc đấu tranh chống tội phạm mua bán người?
Buôn bán người là tội phạm mang tính chất quốc gia. Hành vi phạm tội thường
được thực hiện ở nhiều nước khác nhau và Việt Nam chúng ta có thể xem là xuất
phát điểm của tội phạm buôn bán người. Nhiều nam giới, phụ nữ, trẻ em Việt
Nam đã và đang bị buôn bán vì các mục đích khác nhau. Họ thường bị lừa gạt
bởi các cơ hội việc làm giả mạo và bị bán cho các nhà chứa ở biên giới với Cam
pu chia, Trung Quốc và Lào, một số người sau đó bị đưa sang các nước thứ ba
như Thái Lan, Inđônênsia bị bóc lột sức lao động hoặc bị ép hành nghề mại dâm.
Điều này là dễ hiểu bởi lẽ kinh tế ở khu vực nông thôn Việt Nam còn thấp, thêm
nữa là trình độ dân tró thấp, không có cơ hội tiếp thu những thông tin về tình
hình tội phạm đang diễn ra hằng ngày. Vì thế, họ dễ dàng bị dụ dỗ bởi những vật
chất xa hoa mà không bao giờ có thể mơ tới. Do đó, việc hợp tác giữa Việt Nam
11
và các nước và các tổ chức quốc tế trong việc đấu tranh phòng chống tội buôn
bán người là rất cần thiết.
Để đạt được hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán
người, Việt Nam phải có những biện pháp hợp tác với các nước và tổ chức quốc
tế một cách cụ thể và rõ rang.
Thứ nhất, Việt Nam và các nước khác trong khu vực phải kí kết các hiệp định
song phương hoặc đa phương về phòng chống nạn buôn bán người, xây dựng
một hệ thống kiểm soát xuất nhập cảnh nghiêm ngặt, để tránh việc các đối tượng
lợi dụng việc quá cảnh biên giới không cần visa để thực hiênj hành vi buôn bán
người bất hợp pháp, cũng như sớm phát hiện hành vi buôn bán người qua biên
giới.
Thứ hai, Việt Nam và các nước thường xuyên là điểm đến của tội phạm buôn
bán người vì thế phải có sự hợp tác chặt chẽ trong việc phát hiện nạn nhân, giải
cứu nạn nhân và truy tố các đối tượng phạm tội buôn bán người.
Ngoài ra, cũng cần có sự hợp tác với các tổ chức phi chính phủ trong việc đấu
tranh chống buôn bán người như tổ chức Walk Free hay MTV Exit để tuyên
truyền và phổ biến về loại tội phạm này đến các vùng mà có tỉ lệ tội phạm buôn
bán người cao như vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để người dân có
những kiến thức và hiểu biết nhất định để tự bảo vệ mình và tránh trở thành bạn
nhân của loại tội phạm này.
Cảnh sát Việt Nam phải phối hợp với tổ chức cảnh sát quốc tế để triệt phá có
hiệu quả các đường dây buôn bán người có tỏ chức.
Việc hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia và các tổ chức quốc tế sẽ góp phần
to lớn trong việc giảm thiểu tình trạng buôn bán người tiến tới đẩy lùi loại tội có
tổ chức xuyên quốc gia này.
C. KẾT LUẬN.
12
Qua những phân tích ở trên chúng ta có thể nhận thấy rằng công cuộc đấu tranh
phòng chống tội phạm xuyên quốc gia là một vấn đề quan trọng và rất cần thiết
hiện nay. Hi vọng rằng cùng với sự cố gắng trong hợp tác đấu tranh Việt Nam,
các nước và các tổ chức trên thế giới sẽ triển khai tốt nhiệm vụ mang tầm vĩ mô
này; bên cạnh đó trừng trị thích đáng những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế
đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con người trên toàn thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm xuyên quốc gia.
2. Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống buôn bán bất hợp pháp chất ma
túy và các chất hướng thần 1988.
3. Nghị Định 74/2005/ NĐ –CP.
13