Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.74 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

trang

Contents
Contents...........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................3
NỘI DUNG ...........................................................3
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................................3
1.1. Các khái niệm.......................................................................................................3
a. Lực lượng sản xuất.......................................................................................................3
b) Quan hệ sản xuất.....................................................................................................4
1.2. Quy luật quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất..................................................................................................................5
2. SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP TRÌNH ĐỘ
PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM. ................................6
2.1. Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất vào nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần...............................6
2.2. Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất vào quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa..............................8
* Một số phương hương để tiếp tục vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa quan hệ
sản xuất và trình độ phát triển của lượng sản xuất ở Việt Nam: ....................................9
KẾT LUẬN..........................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................11


2


MỞ ĐẦU
Từ thuở hồng hoang của lịch sử, kể từ khi xuất hiện dấu chân đầu tiên của loài người


trên quả đất này cho đến tận ngày nay đã chứng kiến sự tồn tại và phát triển của năm
phương thức sản xuất: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, tư bản
chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Qua mỗi giai đoạn thì tư duy và nhận thức của con người
không dừng lại một chỗ mà theo quy luật tiến hóa của thời gian, nó ngày càng phát triển
hoàn thiện hơn. Cũng chính đổi mới trong tư duy con người đã kéo theo những biến đổi về
quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu trong phương thức sản
xuất của xã hội cộng sản nguyên thủy có đặc trưng là cách thức kỹ thuật đánh bắt tự nhiên
ở trình độ hết sức thô sơ, chủ yếu là săn bắn và hái lượm thì ngày nay với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật hiện đại đã đạt tới đỉnh cao dẫn đến sự phát triển vượt bậc của trình độ
sản xuất. Mà nếu nói như Ăng –ghen “Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với
xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ lái lượm trong khi con người lại sản xuất”. Từ
đó cho thấy cốt lõi của nền sản xuất xã hội chính là sự thống nhất biện chứng giữa quan hệ
sản xuất và lực lượng sản xuất. Quy luật phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất được Mác và Ăng- ghen vươn lên đến đỉnh cao của trí tuệ
nhân loại không chỉ trên phương diện triết học mà còn cả trên phương diện kinh tế chính trị
học, chủ nghĩa xã hội khoa học. Từ quan điểm này của chủ nghĩa Mác xit, Đảng và Nhà
Nước ta đã vận dụng một cách linh hoạt vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước trong giai đoạn hiện nay. Để làm sáng tỏ vấn đề này, sau đây em xin được đi sâu tìm
hiểu đề bài “Sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay”
NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm
a. Lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất: là sự kết hợp giữa người lao động (sức khỏe thể chất, kinh nghiệm,
kỹ năng, tri thức lao động của họ) với tư liệu sản xuất mà trước hết là công cụ lao động để
3


tạo ra một sức sản xuất nhất định. Người lao động với tư cách là chủ thể của sản xuất vật

chất, tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất, sáng tạo ra công cụ lao
động. Với ý nghĩa đó, người lao động là nhân tố chủ yếu, hàng đầu của lực lượng sản xuất.
Cùng với đó, công cụ lao động cũng là một yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất, đóng
vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất. Công cụ lao động do con người sáng tạo ra, là khí
quan vật chất “nối dài”, nó “nhân lên” sức mạnh của con người trong quá trình lao động
sản xuất biến đổi thế giới tự nhiên. Cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm, với những
phát minh và sáng chế kĩ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến và hoàn thiện.
Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con
người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử đồng thời cũng chính là
nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội
Trong lực lượng sản xuất có các yếu tố cơ bản: Con người- người lao động với thể lực,
học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ lao động; tư liệu lao động (công cụ lao động và
đối tượng lao động). Các yếu tố trong lực lượng sản xuất không thể tách rời nhau, chúng có
quan hệ hữu cơ với nhau trong đó người lao động giữ vị trí hàng đầu, tư liệu sản xuất đóng
vai trò rất quan trọng. Trong thời đại ngày nay, tri thức khoa học ngày càng phổ biến và
đang trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Những thành tựu của khoa học đã
thẩm thấu và áp dụng rộng rãi vào tất cả quy trình sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong
tổ chức, quản lý sản xuất, trong chế tạo và cải biến công cụ lao động. Có thể nói: Khoa học
và công nghệ hiện đại là đặc trưng của lực lượng sản xuất hiện đại.
b) Quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là những quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật
chất (sản xuất và tái sản xuất xã hội) thể hiện ở quan hệ về mặt sở hữu đối với tư liệu sản
xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ về mặt phân phối sản phẩm sản xuất
ra. Quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng nó hình thành một cách khách quan trong
quá trình sản xuất, độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Các-Mác viết: “Trong sản
xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên. Người ta không thể sản xuất được nếu
không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động
với nhau”.

4



Quan hệ sản xuất gồm 3 quan hệ: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; quan hệ tổ
chức, quản lí sản xuất; quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất. Ba quan hệ này có mối quan
hệ hữu cơ, thống nhất với nhau trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đóng vai
trò quyết định. Bởi lẽ, ai nắm được tư liệu sản xuất trong tay người đó sẽ quyết định việc tổ
chức, quản lý sản xuất cũng như phân phối sản phẩm lao động. Chính quan hệ sở hữu cũng
quy định tính đặc trưng cho từng quan hệ sản xuất của từng xã hội… Mặc dù vậy, quan hệ
tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm có ảnh hưởng quan trọng tới quan
hệ sở hữu, chúng có thể góp phần củng cố hoặc phá hoại quan hệ sở hữu.
1.2. Quy luật quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất.
Thứ nhất, sự tác động của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất: Lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời
nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng tạo thành quy luật về sự phù hợp của
quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là quy luật cơ bản nhất
của sự vân động, phát triển của xã hội.
Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định, làm thay đổi quan hệ sản
xuất cho phù hợp với nó. Điều này thể hiện ở chỗ:
-Một là, xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi và phát triển. Sự
biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất mà
trước hết là công cụ lao động. Từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất này mà quan hệ sản
xuất phải biến đổi theo cho phù hợp.
-Hai là, sự phát triển của lực lượng sản xuất đến trình độ nào đó nhất định làm cho
quan hệ sản xuất trở nên không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất nữa. Khi đó
xuất hiện mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Mâu thuẫn này tất yếu
dẫn đến đấu tranh giai cấp bởi lẽ giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ luôn gắn
với lực lượng sản xuất tiến bộ; giai cấp bảo thủ, phản tiến bộ luôn gắn với lực lượng lạc
hậu.
Thứ hai, sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất: Mặc dù bị

quyết định bởi lực lượng sản xuất, song quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và
tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích
5


sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân
công lao động xã hội, do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển. Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc “tiên tiến” hơn một
cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của
lực lượng sản xuất. Sự phù hợp “được quan niệm là sự phù hợp biện chứng chứa đựng mâu
thuẫn”, tức là sự phù hợp trong mâu thuẫn, bao hàm mâu thuẫn.
2. SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP
TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT
NAM.
2.1. Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần.
Sau khi giành được độc lập, nền kinh tế nước ta còn vô vàn khó khăn do thói quen lao
động tự cung, tự cấp; nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; trình độ khoa học- kĩ thuật kém phát
triển; đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, đói kém. Với hoàn cảnh đất nước mới tiến lên
chủ nghĩa xã hội, đòi hỏi nhà nước ta phải có một chế độ kinh tế phù hợp, đó là nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần.
Trong thời gian trước đổi mới 1986, ở nước ta đã có biểu hiện vận dụng sai lệch quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Điều này biểu
hiện ở việc chủ quan, nóng vội trong việc xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà
không tính tới trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta. Chúng ta đã quá coi trọng vai trò
của quan hệ sản xuất cho rằng có thể đưa quan hệ sản xuất đi trước mở đường san đất, thúc
đẩy lượng sản xuất phát triển. Điều này là hoàn toàn sai lầm, sự phát triển của lượng sản
xuất trong thời gian qua đã minh chứng rất rõ ràng cho điều đó. Vì vậy, nó gây ra sự mâu

thuẫn giữa yêu cầu phát triển của lượng sản xuất với hình thức kinh tế- xã hội được áp đặt
một cách chủ quan trên đất nước ta. Mâu thuẫn ấy để lại cho nước ta phải gánh chịu rất
nhiều hậu quả nặng nề: kinh tế phát triển chậm chạp, xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu
cực, trình độ quản lý còn nhiều yếu kém…Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết nhất là hòa giải
mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, cùng với đó khắc phục những vấn
đề tiêu cực trong nền kinh tế- xã hội, thiết lập quan hệ sản xuất mới với những bước đi phù
6


hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy sản xuất phát triển, đem lại
hiệu quả kinh tế cao. Đó là sự cho phép phục hồi và phát triển chủ nghĩa tư bản, buôn bán
tự do, rộng rãi, nâng cao đời sống xã hội
Từ sau đổi mới 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nước ta
lựa chọn con đường phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Điều này là hoàn toàn đúng với quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Bởi lẽ, trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta
vừa thấp lại vừa không đồng đều. Sự không đồng đều của về trình độ của lực lượng sản
xuất đòi hỏi phải có sự đa dạng phong phú của quan hệ sản xuất.
Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thành tựu chung
của văn minh nhân loại. Nó là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất đến một trình độ
nhất định, kết quả của quá trình phân công lao động xã hội, đa dạng hóa các hình thức sở
hữu đồng thời đó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Việc xây
dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phù hợp
với xu hướng phát triển chung của nhân loại vừa phù hợp với yêu cầu phát triển lực lượng
sản xuất ở nước ta; với yêu cầu của quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng ta đã khẳng định: “ Mục đích của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để
xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát
triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phùhợp trên
cả ba mặt sở hữu, quản lí và phân phối”.

Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa không thể tách rời vai trò quản lí
của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước ta quản lí kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp
quản lí kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích
cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của
toàn thể nhân dân.
Trong thời gian qua, nhờ định hướng đúng đắn mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã
đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Nền kinh tế tăng trưởng liên tục, nhiều năm có tốc độ cao
7


và trong 5 năm đầu đổi mới (1986-1990) GDP tăng 4.4%/ năm. Bên cạnh đó, việc thực
hiện tốt ba chương trình kinh tế trọng điểm: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng
xuất khẩu được đánh giá là thành công bước đầu trong những năm 1986-1990. Có thế nói
đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lí cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện
một bước quá trình đổi mới kinh tế- xã hội, giải phóng sức sản xuất. Toàn bộ mục tiêu kế
hoạch 5 năm (1996-2000) và chiến lược 10 năm đều đạt và vượt kế hoạch. GDP trong 10
năm này tăng trung bình 7.56%/ năm, GDP năm 2000 gấp 2.7 lần năm 1990.
2.2. Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất vào quá trình công nghiệp hóahiện đại hóa.
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa được xem xét từ tư duy triết học là thuộc phạm
trù của lực lượng sản xuất trong mối quan hệ biện chứng của phương thức sản xuất.
Muốn thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước cần phải có tiềm lực về kinh
tế, con người trong đó lực lượng lao động là yếu tố vô cùng quan trọng. Ngoài ra, còn
cần đến sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.
Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao
động thủ công là phổ biến. Cái thiếu thốn nhất của chúng ta là một nền đại công nghiệp.
Chính vì vậy chúng ta phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời đại ngày

nay, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho chủ nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì tiến lên xây dựng chư
nghĩa xã hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ ra: Con đường công nghiệp
hóa- hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuận tự
vừa những bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả
năng để đạt trình độ công nghẹ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ
sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn những thành tựu
mới về khoa học công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Phát huy nguồn lực
trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo,

8


khoa họcvà công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện
đại hóa đất nước.
Từ năm 1996 đất nước ta chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại
hóa phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đây cũng là yếu tố
quyết định chống lại “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong kh vực và
trên thế giới”.
Mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đang được nỗ lực thực hiện và đạt
được nhiều thành tựu to lớn. Về cơ cấu ngành, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần,
năm 1988 là 46,3%, năm 2005 còn 20,9%, năm 2010 còn 20,6%. Trong nội bộ ngành nông
nghiệp cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các
sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu.
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục. Năm 1988 là 21,6%, năm
2005 lên 41%. Công nghiệp và xây dựng phát triển mạnh với thiết bị công nghệ ngày càng
hiện đại.
Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005.
Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản

xuất và đời sống. Như vậy, quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất được Đảng và nhà nước vận dụng đúng đắn vào quá trình phát triển
kinh tế kinh tế- xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
* Một số phương hương để tiếp tục vận dụng đúng đắn mối quan hệ
giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lượng sản xuất ở
Việt Nam:
- Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Nâng cao hiệu
quả kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể để kinh tế nhà nước vươn lên đóng vai trò chủ đạo
cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế thuộc tất cả các thành phần
kinh tế phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong mọi ngành kinh tế quốc dân, sắp xếp lại
các doanh nghiệp nhà nước và phát triển các hình thức kinh tế tập thể kiểu mới.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - công
nghệ trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xã hội. Con đường CNH, HĐH của nước
9


ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước nhảy vọt,
gắn CNH với HĐH, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học
và công nghệ; ứng dụng nhanh và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri
thức

mới,

từng

bước

phát


triển

kinh

tế

tri

thức..

- Nhà nước thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi
với tiến bộ, công bằng xã hội. Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào việc phát triển
và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát
triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã
hội.
KẾT LUẬN
Nói tóm lại, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Nhận thức
được tầm quan trọng và tính ưu việt của quy luật này, Đảng và Nhà nước đã vận dụng đúng
đắn và phù hợp vào hoàn cảnh đất nước. Điều đó đã mang lại những thành tựu vô cùng to
lớn cho nền kinh tế- xã hội hiện tại, hoàn thành tốt mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa
đất nước. Song cũng không thể phủ nhận những mặt trái, yếu kém còn nhiều, đòi hỏi cần
phải nỗ lực hết mình, phát triển mọi tiềm năng vốn có để khắc phục.
Chỉ tính từ đổi mới đến nay, Việt Nam đã có những bước chuyển mình lớn lao trong
quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Đó là nhờ nhận thức và sự vận dụng kịp thời quy luật
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mở ra con đường
mới đầy hứa hẹn cho sự phát triển đất nước. Trong tương lai gần nhất, chính chúng ta là
những thanh niên trẻ tuổi, mang trong mình mầm sống của cả một quốc gia, dân tộc sẽ
gánh vác trên vai nhiệm vụ quan trọng là xây dựng và phát triển đất nước. Do vậy, ngay từ
bây giờ mỗi cá nhân hãy tự trau dồi có bản thân mình những kiến thức đúng đắn, cần thiết

về sự vận dụng mối quan hệ biện chứng của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất như
quan điểm triết học Mác-xít để mở ra chặng đường mới trên hành trình kiến thiết và dựng
xây đất nước.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác- Lênin, NXB, Chính trị Quốc gia, 2004.
2. Bộ giáo dục và đào tạo,Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin,
NXB, Chính trị Quốc gia, 2012.
3. Hỏi đáp môn những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin
4. />5. />6. />
11


12



×