Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sưu tầm và phân tích 02 vụ việc thực tế về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong đó áp dụng các quy định pháp luật về xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.74 KB, 19 trang )

T

ài sản là đối tượng của quyền sở hữu. Khi tài sản bị xâm phạm dân đến tình
trạng thiệt hại thì tất yếu quyền sở hữu của chủ thể cũng ít nhiều bị ảnh
hưởng. Thông thường, trong quan hệ pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng, khi tài sản của chủ sở hữu bị xâm hại thì trình tự bồi thường sẽ do bên
bị thiệt hại và bên gây thiệt hại thỏa thuận với nhau để bồi thường. Tuy nhiên, đối với
trường hợp bên gây thiệt hại là người thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành
chính, tố tụng và thi hành ánh thì thủ tục bồi thường thiệt hại sẽ tuân theo những quy
định của pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước. Với sự hứng thứ về
đề tài này, nhóm chúng tôi sẽ tập trung khai thác vấn đề “Sưu tầm và phân tích 02 vụ
việc thực tế về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong đó áp dụng các quy định
pháp luật về xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm”.
1. Quy định của pháp luật về xác định thiệt hại do xâm phạm tài sản trong
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009
Xác định thiệt hại là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các chủ thể khác
tiến hành những biện pháp, cách thức khác nhau nhằm tính toán tổn thất mà nguwoif bị
thiệt hại gánh chịu do hành vi trái pháp luật mà người thi hành công vụ gây ra. Như
vậy, có nhiều chủ thể có thể tiến hành xác định thiệt hại, đó là: cơ quan chịu trách
nhiệm bồi thường, các tổ chức định giá, giám định; các cơ quan có liên quan khác (cơ
quan y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội).

T

1.1. Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
heo Điều 45 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 (sau
đây gọi tắt là LTNBTCNN), thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định

trong các trường hợp cụ thể sau:
Thứ nhất, đối với trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất


Tài sản bị phát mại là trường hợp tài sản bị bán công khai theo thủ tục do pháp

luật quy định để thanh toán nợ. Tài sản bị mất là trường hợp tài sản rời khỏi sự chiếm
hữu của người bị thiệt hại và không thể tìm lại được mặc dù tài sản có thể vẫn còn tồn
tại. Trong cả hai trường hợp này, tài sản bị thiệt hại hoàn toàn; do đó, người thi hành

1


công vụ phải bồi thường toàn bộ giá trị tài sản. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 của
LTNBTCNN, giá trị tài sản bị mất “được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài
sản cùng loại hoặc tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kĩ thuật
và mức độ hao mòn của tài sản đã bị phát mại, bị mất tên thị trường tại thời điểm giải
quyết bồi thường”.
Đối với tài sản bị mất là các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quy
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để
bảo đảm tại Khoản 4 Điều 45 của LTNBTCNN, cụ thể trường hợp khoản tiền đó là
khoản vay có lãi thì phải hoàn trả cả khoản lãi hợp pháp; trường hợp khoản tiền đó
không phải là khoản vay có lãi thì phải hoàn trả cho người bị thiệt hại hoặc nhân thân
của họ cả khoản lãi theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại
thời điểm giải quyết bồi thường.
Thứ hai, đối với tài sản bị hư hỏng
Tài sản bị hư hỏng là tài sản bị thiệt hại một phần nhưng nếu không sửa chữa,
khôi phục phần bị thiệt hạ thì giá trị sử dụng, chức năng của tài sản bị ảnh hưởng. Theo
Khoản 2 Điều 45 của LTNBTCNN, thiệt hại được xác định cụ thể trong hai trường hợp:
Tài sản bị hư hỏng ở mức độ có thể sửa chữa, khôi phục được (thiệt hại được xác định
là các chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường để sửa
chữa, khôi phục lại tài sản. Trong trường hợp này, người bị thiệt hại phải xuất trình các
hóa đơn, chứng từ chứng minh về việc thay thế, sửa chữa các bộ phanah bị hư hỏng.
Tuy nhiên, “giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường” là căn cứ quan trọng

nhất đẻ xác định chi phí sửa chữa, khôi phục lại tài sản) và Tài sản bị hư hỏng tới mức
không thể sửa chữa, khôi phục (được xác định như đối với trường hợp tài sản bị mất)
Thứ ba, đối với thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản
Khoản 3 Điều 45 của LTNBTCNN quy định: “Trường hợp có thiệt hại phát sinh
do không sử dụng, khai thác tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị
mất. Đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được
xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu
chuẩn kĩ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường;

2


đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được
xác định trên cơ sở thu nhập do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình
thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra; nếu tài sản kê biên được giao cho người bị
thiệt hại hoặc người khác quản lý thì chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc
phục thiệt hại về tài sản được xác định là những thiệt hại được bồi thường”.
Thứ tư, đối với tài sản bị kê biên
Thiệt hại được bồi thường là chi phí hợp lý để ngăn chăn, hạn chế, khắc phục
thiệt hại.
1.2.

T

Xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị

xâm phạm
hứ nhất, cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành
chính được xác định theo Điều 14 của LTNBTCNN đó là cơ quan trực tiếp


quản lý người thi hành công vụ;
Thứ hai, cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng được xác

định theo Mục 2 Chương III của LTNBTCNN (từ Điều 29 đến Điều 33);
Thứ ba, cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án được
xác định theo Điều 40 của LTNBTCNN.

T

1.3. Xác định thủ tục giải quyết bồi thường do tài sản bị xâm phạm
hứ nhất, người thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính nhà
nước gây thiệt hại về tài sản thì thủ tục giải quyết bồi thường do tài sản bị

xâm phạm sẽ tuân theo quy định tại Mục 2 Chương của II LTNBTCNN;
Thứ hai, người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng gây thiệt hại về tài sản

thì thủ tục giải quyết bồi thường do tài sản bị xâm phạm sẽ tuân theo quy định tại Mục 3
Chương III của LTNBTCNN;
Thứ ba, người thi hành công vụ trong hoạt động thi hành án gây thiệt hại về tài
sản thì thủ tục giải quyết bồi thường do tài sản bị xâm phạm sẽ tuân theo quy định tại
Mục 2 Chương IV của LTNBTCNN;
Kinh phí bồi thường và thủ tục chi trả được quy định tại chương VI của
LTNBTCNN. Trách nhiệm hoàn trả được quy định tại chương VII của LTNBTCNN.

3


2. Giải quyết vụ việc về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong đó áp
dụng các quy định pháp luật về xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
2.1. Vụ việc thứ nhất: Cưỡng chế đất ở Tiên Lãng- Hải Phòng

2.1.1. Tóm tắt vụ việc: Cưỡng chế đất ở Tiên Lãng- Hải Phòng
ăm 1993, huyện Tiên Lãng ban hành quyết định giao cho ông Đoàn Văn

N

Vươn diện tích 21 ha đất bãi biển khu vực nam cống Rộc thuộc xã Vinh
Quang để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng là 14

năm. Trong quá trình sử dụng ông đã tự ý đắp bờ bao để sử dụng vượt quá diện tích
được giao.
Tháng 3/1997, ông Vươn làm đơn xin giao đất bổ sung phần diện tích lấn biển
ngoài diện tích được giao. Tháng 4/1997, huyện Tiên Lãng ra quyết định giao bổ sung
cho ông Vươn 19.3 ha giáp với diện tích đã giao, thời hạn 14 năm. Tổng cộng ông
Vươn được sử dụng 40.3 ha đất để nuôi trồng thủy sản.
Đến thời điểm hết hạn giao đất, năm 2009, huyện Tiên Lãng đã làm thủ tục thu
hồi toàn bộ 40.3 ha của ông Đoàn Văn Vươn. Tuy nhiên, ông Vươn đã khiếu nại việc
thu hồi 19.3 ha đất lên huyện, sau đó không đồng tình quyết định của huyện, ông khởi
kiện lên Tòa án. Ngày 27/1/2010, Tòa án huyện Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm và bác
đơn khởi kiện của ông Vươn; giữ nguyên quyết định thu hồi. Ông Đoàn Văn Vươn tiếp
tục kháng cáo bản án sơ thẩm. Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã thụ lý hồ sơ và
tiến hành hòa giải bằng “Biên bản thỏa thuận”: Nếu ông rút đơn thì UBND huyện Tiên
Lãng sẽ tiếp tục cho thuê đất.
Sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 19/4/2010, ông Vươn rút toàn bộ
yêu cầu kháng cáo. Ba ngày sau, Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng quyết định
đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính này. Sau đó, huyện Tiên Lãng đã
nhiều lần gửi thông báo làm việc với ông Vươn về việc thu hồi đất đã hết thời hạn sử
dụng. Ông Vươn vẫn yêu cầu huyện tiếp tục cho ông thuê đất để nuôi trồng thủy sản.
Sáng 5/1/2012, huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế với lực lượng đông đảo
hơn 100 người bao gồm cả lực lượng công an và quân đội do phó chủ tịch huyện
Nguyễn Văn Khanh làm trưởng ban cưỡng chế nhưng đã bị gia đình ông Đoàn Văn

Vươn chống trả. Đoàn Văn Vươn vắng mặt vì lúc đó bận lên Viện Kiểm sát nhân dân

4


Hải Phòng kháng cáo nhưng gia đình đã dùng mìn tự chế và đạn hoa cải bắn trả nhằm
vào lực lưỡng cưỡng chế, khiến 4 công an và 2 người thuộc ngành quân đội bị thương.
Sau vụ cưỡng chế bất thành ngày 5 tháng 1, quyết định thu hồi đất bị tạm hoãn.
Cơ quan công an Hải Phòng ra quyết định khởi tố vụ án giết người và chống người thi
hành công vụ đối với Đoàn Văn Vươn và các đối tượng tham gia liên quan, các ông
Đoàn Văn Quý (sinh năm 1966); Đoàn Văn Vươn (sinh năm 1963); Đoàn Văn Sinh
(sinh năm 1957) và Đoàn Văn Vệ (sinh năm 1974), ngôi nhà 2 tầng của Đoàn Văn
Vươn dùng cố thủ bị phá hủy, mà Phó chủ tịch UBND Hải Phòng Đỗ Trung Thoại cho
là do “nhân dân bất bình nên vào phá” và người dân rất đồng tình với việc cưỡng chế
này. Cơ quan công an cũng khởi tố Phạm Thị Báu (sinh năm 1982) và Nguyễn Thị
Thương (sinh năm 1970, vợ ông Vươn) và đang truy tìm hai người khác là Đoàn Văn
Thoại (sinh năm 1970) và Phạm Văn Thái (sinh năm 1977).
Tuy nhiên việc thu hồi đất đã bị hủy bỏ, chủ tịch UBND và Bí thư Đảng ủy xã
Vinh Quang cũng bị đình chỉ chức vụ. Ngày 10/02/2012, Thủ tướng Chính phủ đã yêu
cầu chính quyền địa phương thi hành các thủ tục cho phép gia đình ông Vươn tiếp tục
được sử dụng đất đã giao. Chiều ngày 23/02/2012, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND
huyện Tiên Lãng bị cách chức.
Sáng 12/6/2012, tại UBND huyện Tiên Lãng (TP Hải Phòng), Hội đồng thẩm
định giá trong vụ huỷ hoại tài sản tại khu vực đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở
xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng) đã có cuộc làm việc với bà Nguyễn Thị Thương và
Phạm Thị Hiền, công bố dự thảo thẩm định giá trị tài sản đã bị huỷ hoại trong vụ cưỡng
chế thu hồi đất trái luật ngày 05/01/2012. Tuy nhiên, gia đình ông Đoàn Văn Vươn
không đồng ý với dự thảo thẩm định giá trị tài sản này.

T


2.1.2. Tóm tắt cách giải quyết bồi thường thiệt hại
rong vụ án này, căn cứ vào LTNBTCNN, thiệt hại được xác định bao gồm:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 45 LTNBTCNN); Và, thiệt hại do thu
nhập thực tế bị mất (Điều 46 LTNBTCNN). Sau đây, nhóm xin phân tích cụ

thể những thiệt hại về tài sản của ông Đoàn Văn Vươn trong vụ án này.

5


Thứ nhất, trong vụ án này, tài sản bị thiệt hại là hai căn nhà và các công trình
phụ trợ của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Cụ thể là tài sản của vợ chồng ông Đoàn Văn
Vươn và bà Nguyễn Thị Thương gồm 01 nhà chính và 03 công trình phụ trợ được tính
98 triệu đồng. Số tiền còn lại hơn 191 triệu đồng là trị giá của một căn nhà 2 tầng và
công trình phụ trợ được tính cho vợ chồng ông Đoàn Văn Quý và bà Phạm Thị Hiền.
Thứ hai, theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của LTNBTCNN thì: “Trường hợp
tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường
tại thời điểm giải quyết bồi thường để sửa chữa khôi phục lại tài sản; nếu tài sản bị hư
hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo qui định tại khoản
1 Điều này”. Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2010/TTLT- BTP-BTC-TTCP
về hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nướctrong hoạt động quản lý
hành chính còn quy định: “Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định theo Điều
45 của LTNBTCNN. Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm là quyền sử dụng đất, nhà
ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất thì thiệt hại được bồi thường
được xác định theo quy định tại Điều 45 của Luật này và các quy định của pháp luật có
liên quan.” Căn cứ vào quy định trên, có thể xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước đối với tài sản bị hư hỏng trong vụ việc trên theo giá thị trường tại thời điểm giải
quyết bồi thường.
Thứ ba, trước ngày 12/6/2012, gia đình ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý

đã tính toán đề nghị trị giá tài sản bị hủy hoại do quyết định cưỡng chế thu hồi đất trái
luật (ngày 05/01/2012) là trên 600 triệu. Tuy nhiên, tại buổi làm việc ngày 12/6/2012,
Hội đồng thẩm định đã xác định tổng giá trị tài sản (02 căn nhà và các công trình phụ
trợ) là 438.148.572 đồng. Tính toán quá trình khấu hao do sử dụng, Hội đồng thẩm định
đã xác định thì tổng giá trị tài sản thiệt hại chỉ còn 289.689.842 đồng. Tại buổi làm việc,
bà Thương và Hiền đã không đồng ý với kết quả dự thảo của Hội đồng thẩm định và đề
nghị nếu không chấp nhận bồi thường giá trị tài sản là trên 600 triệu đồng thì Đoàn
cưỡng chế xây lại toàn bộ các công trình đã phá hủy trong vụ cưỡng chế trái luật vào
ngày 05/01/2012.

6


T

2.1.3. Chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại
rước hết, có thể khẳng định rằng vụ án này liên quan đến trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của Nhà nước trong hoạt động quản lí hành chính (thuộc lĩnh

vực quản lí đất đai).
Thứ nhất, chủ thể gây thiệt hại (xét thiệt hại về tài sản bị xâm phạm)
Trong vụ việc trên, chính quyền huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế với lực

lượng đông đảo hơn 100 người bao gồm cả lực lượng công an và quân đội do phó chủ
tịch huyện Nguyễn Văn Khanh làm trưởng ban cưỡng chế. Việc cưỡng chế này đã bị
gia đình ông Đoàn Văn Vươn chống trả, hậu quả là ngôi nhà và công trình xây dựng
của gia đình ông bị tháo dỡ.
Thứ hai, chủ thể có trách nhiệm bồi thường
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 LTNBTCNN thì: “Cơ quan hành chính trực
tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại là cơ

quan có trách nhiệm bồi thường”. Như vậy, theo quy định trên thì trong vụ việc này cơ
quan hành chính trực tiếp quản lí người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây
thiệt hại là Ủy ban nhân dân Huyện Tiên Lãng, do vậy mà Ủy ban nhân dân huyện Tiên
Lãng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Kinh phí bồi thường
này lấy từ ngân sách địa phương Huyện Tiên Lãng (khoản 2 Điều 52 LTNBTCNN).
Thứ ba, chủ thể bị thiệt hại về tài sản
Gia đình ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý.
2.1.4. Thủ tục yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại
Theo quy định tại Điều 16 LTNBTCNN thì:
“1. Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ
thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13 của Luật này thì người bị thiệt hại gửi đơn
yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 14 của
Luật này.
2. Đơn yêu cầu bồi thường có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
b) Lý do yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.

7


3. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có văn bản của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và tài liệu,
chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường”.
Do vụ án trên đa được giải quyết nên nhóm không đưa ra thủ tục yêu cầu cụ thể.

C

2.1.5. Trách nhiệm hoàn trả
ăn cứ khoản 1 Điều 56 quy định về Nghĩa vụ hoàn trả và xử lý trách nhiệm

của người thi hành công vụ thì: “Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt
hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà

nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”
Trong vụ việc này, chính ông Khanh là người đã ra Thông báo số 225/TB-BCĐ ngày
28/12/2011 có nội dung phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ cưỡng chế, trong đó có
nội dung phân công cho tổ 02 tháo dỡ nhà trông đầm của ông Vươn. Có thể thấy, ông
Khanh chính là chủ thể trực tiếp chỉ đạo lực lượng cưỡng chế và thuê xe ủi huỷ hoại tài
sản của gia đình ông Vươn. Bên cạnh đó, trong vụ án này còn có những chủ thể khác
cùng trách nhiệm liên quan và bị khởi tố về hành vi “Hủy hoại tài sản” theo Điều 143
Bộ Luật Hình sự là: Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lãng Phạm
Xuân Hoa (57 tuổi), Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang Phạm Đăng Hoan (52 tuổi) và Chủ
tịch xã Vinh Quang Lê Thanh Liêm (49 tuổi). Do đó, những chủ thể trên phải có nghĩa
vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước. Số tiền hoàn trả được nộp cho ủy ban nhân dân
huyện Tiên Lãng- cơ quan hành chính trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành
vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.
2.2. Vụ việc thứ hai: Kê biên tài sản trái pháp luật
Đây là vụ án dân sự xảy ra trước thời điểm LTNBTCNN có hiệu lực. Tuy nhiên,
nhóm chúng tôi muôn mổ xẻ vụ việc dưới góc nhìn của pháp luật trách nhiệm bồi
thường của nhà nước để thấy được tính cần thiết để ban hành LTNBTCNN.
2.2.1. Tóm tắt vụ việc: Kê biên tài sản trái pháp luật (xem chi tiết tại Phụ
lục, trang 15 của bài viết)

8


B

ản án của Tòa án nhân dân (TAND) huyện Kiên Lương buộc bà Nguyễn
Thị Thu Tư trú tại ấp Ba Hòn, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương phải trả

cho bà Bùi Thị Thu Hạnh số tiền là 50 triệu đồng. Bà Hạnh có đơn yêu cầu

thi hành án (THA). Chi cục THA huyện Kiên Lương ra quyết định cưỡng chế kê biên
tài sản của gia đình bà Tư. Tài sản được kê biên là tài sản chung của vợ chồng bà Tư và
ông Lê Văn Quốc. Biên bản thực hiện quyết định kê biên tài sản được lập. Chấp hành
viên tiến hành thực hiện việc định giá tài sản mà không mời ông Quốc đến để thỏa
thuận. Cơ quan thi hành án huyện Kiên Lương cũng không thông báo cho ông Quốc
biết về việc tài sản của mình bị kê biên để xử lý thi hành án. Cơ quan THA huyện Kiên
Lương tiến hành kê biên căn nhà của gia đình bà Tư chiều ngang 4,2m, chiều dài 22m,
tổng diện tích bằng 92,4m2. Thực tế, Cơ quan THA huyện Kiên Lương đã ký hợp đồng
bán hết phần diện tích đất của gia đình bà Tư là 100m 2, kể cả lối đi với giá 177 triệu
đồng.
Sau đó, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Kiên Giang ra Quyết định kháng
nghị việc thi hành án của Chấp hành viên, yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thi hành án
huyện Kiên Lương bãi bỏ Quyết định cưỡng chế kê biên, Quyết định cưỡng chế giao
nhà và văn bản Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản trước đó để tiếp tục THA theo
thủ tục chung. Văn phòng UBND huyện Kiên Lương có văn bản thông báo kết luận của
Chủ tịch UBND huyện Kiên Lương kiêm Trưởng ban chỉ đạo THA Dân sự huyện Kiên
Lương đã kết luận là: “Quá trình thi hành án của cơ quan thi hành án huyện là có sai
sót theo kháng nghị của VKSND tỉnh…”. Xét thấy trong quá trình thi hành án đối với
gia đình bà Tư là có sai sót.

T

2.2.2. Nhận xét về các hành vi trong vụ việc nêu trên
hứ nhất, Quyết định kháng nghị số 115/KSTHADS/QĐ ngày 09/10/2007 của
VKSND tỉnh Kiên Giang là đúng thẩm quyền theo quy định tại khoản 5 Điều
24 của Luật Tổ chức VKSND năm 2002. Nội dung kháng nghị là đúng với

quy định trong Điều 41 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004. Việc bán đấu giá nhà


9


đất của vợ chồng bà Nguyễn Thị Thu Tư là vượt quá Quyết định cưỡng chế kê biên tài
sản số 05/QĐCC-THA ngày 30/11/2005.
Thứ hai, Cơ quan THA Dân sự huyện Kiên Lương không có văn bản trả lời
VKSND tỉnh Kiên Giang về quyết định kháng nghị của VKSND tỉnh Kiên Giang là
không đúng với quy định tại Điều 25 của Luật Tổ chức VKSND năm 2002.
Thứ ba, trường hợp trong quá trình thi hành án dân sự, Cơ quan THA Dân sự có
gây thiệt hại cho gia đình chị là chị đã yêu cầu giải quyết bồi thường, nhưng Cơ quan
THA Dân sự huyện Kiên Lương không giải quyết thì căn cứ vào Điều 44 LTNBTCNN,
chị có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường thiệt hại và theo quy định
tại Điều 23 LTNBTCNN thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là TAND cấp huyện nơi
gia đình chị cư trú. Thủ tục giải quyết bồi thường tại TAND được thực hiện theo quy
định của Bộ luật Tố tụng dân sự. TAND huyện Kiên Lương trả lại đơn kiện của chị với
lý do không đúng thẩm quyền là đúng với quy định tại Điều 32 LTNBTCNN.

T

2.2.3. Đưa ra cơ sở và hướng giải quyết bồi thường thiệt hại
heo quy định tại Điều 45 LTNBTCNN, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm trong

trường hợp trên bao gồm các: tài sản đã bị phát mại.
Trong vụ việc nêu trên, trong khi tiến hành kê biên tài sản của gia đình bà Tư nhằm
mục đích đảm bảo thi hành án, cơ quan thi hành án huyện Kiên Lương đã tiến hành kê
biên căn nhà của gia đình bà Tư, ông Quốc một cách trái pháp luật khi không đảm bảo
sự thỏa thuận giữa cơ quan thi hành án, người thi hành án và chủ sở hữu chung của căn
nhà là ông Quốc trong quá trình định giá theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 43 Pháp
lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Đồng thời, cơ quan thi hành án huyện Kiên Lương

cũng đã vi phạm khoản 3 Điều 41 Pháp lệnh thi hành án dân sự khi kê biên và bán vượt
phần được phép kê biên đối với diện tích đất của gia đình bà Tư là 5m x 20m bao gồm
cả lối đi lấy 177 triệu đồng . Việc cơ quan thi hành án huyện Kiên Lương cố tình bỏ qua
các quy định pháp luật khi tiến hành xử lí tài sản của vợ chồng bà Tư ông Quốc đã xâm
phạm nghiêm trọng đến quyền tài sản của ông Quốc được pháp luật bảo vệ và gây thiệt
hại cho hai ông bà.

10


Các quyết định, hành vi của cơ quan THA huyện Kiên Lương và Chấp hành viên
mang các đặc trưng chung mà nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường như: Việc bán
đấu giá nhà đất của vợ chồng bà Nguyễn Thị Thu Tư là vượt quá Quyết định cưỡng chế
kê biên tài sản số 05/QĐCC-THA ngày 30-11-2005; Cơ quan THADS huyện Kiên
Lương không có văn bản trả lời VKSND tỉnh Kiên Giang về quyết định kháng nghị của
VKSND tỉnh Kiên Giang là không đúng với quy định tại Điều 25 của Luật Tổ chức
VKSND năm 2002, gây thiệt hại trực tiếp về tài sản cho ông Quốc;
Do vậy, căn cứ vào các quy định của LTNBTCNN, cơ quan thi hành án huyện
Kiên Lương sẽ phải tiến hành bồi thường cho gia đình bà Tư, ông Quốc, và việc bồi
thường này thuộc trường hợp trách nhiệm bồi thường nhà nước về tài sản bị thiệt hại do
đã bị phát mại (khoản 1 Điều 45 LTNBTCNN) trong hoạt động thi hành án dân sự cụ
thể là Thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên có hành vi trái pháp luật trong
quá trình tổ chức thi hành các quyết định của cơ quan thi hành án (Khoản 2 Điều 38).
2.2.4. Chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại
Thứ nhất, chủ thể gây thiệt hại
Người gây thiệt hại trong vụ việc trên là chấp hành viên cơ quan thi hành án huyện
Kiên Lương; cơ quan thi hành án huyện Kiên Lương. Bởi trong quá trình xử lí tài sản
để thi hành án, chấp hành viên đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thi hành án, đó là:
Cưỡng chế kê biên tài sản của gia đình bà Tư không tuân theo quy định của Pháp lệnh
thi hành án dân sự 2004; Chấp hành viên tiến hành thực hiện việc định giá tài sản nhưng

không mời chủ sở hữu chung là ông Quốc đến đê thỏa thuận theo giá luật định; Cơ quan
thi hành án huyện Kiên Lương không thông báo cho ông Quốc biết về việc tài sản của
ông bị kê biên để xử lí thi hành án.
Thứ hai, chủ thể có trách nhiệm bồi thường
Cơ quan thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là chi cục thi hành án
dân sự huyện Kiên Lương.
Thứ ba, chủ thể bị thiệt hại về tài sản
Các tài sản bị kê biên thuộc sở hữu chung của vợ chồng ông Quốc và bà Tư (bao
gồm căn nhà và các tài sản trong gia đình). Việc cơ quan thi hành án tiến hành kê biến,
đấu giá nhưng không đúng theo quy định của pháp luật. Hơn nữa ông Quốc là người
11


không liên quan đến bản án của vợ mình. Dó đó, việc làm của cơ quan thi hành án đã
xâm phậm nghiêm trọng đến quyền tài sản của ông Quốc được pháp luật bảo vệ.

T

2.2.5. Thủ tục yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại
hứ nhất, theo Điều 23 Luật TNBTNN thì “Tòa án có thẩm quyền giải quyết
yêu cầu bồi thường là TAND cấp huyện nơi cá nhân bị thiệt hại cư trú, làm
việc…, nơi thiệt hại xảy ra theo sự lựa chọn của người bị thiệt hại hoặc

trường hợp khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”. Do đó, trong tình
huống này, ông Quốc là người bị thiệt hại để bắt đầu thủ tục yêu cầu giải quyết việc bồi
thường, trước hết phải gửi đơn yêu cầu tới TAND huyện Kiên Lương, xác định hành vi
trái pháp luật của chấp hành viên cục thi hành án dân sự huyện Kiên Lương.
Thủ tục xác định hành vi trái pháp luật của chấp hành viên được áp dụng theo
quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Thứ hai, khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi

hành công vụ, ông Quốc sẽ phải gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách
nhiệm bồi thường (cục thi hành án huyện Kiên Lương). Hồ sơ yêu cầu bồi thường được
quy định tại Điều 16 LTNBTCNN, theo đó thì bao gồm: Đơn yêu cầu bồi thường; Bản
sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của
người thi hành công cụ; Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
Thứ ba, cơ quan có trách nhiệm tiến hành giải quyết bồi thường.

T

2.2.6. Trách nhiệm hoàn trả
heo Điều 38 Luật TNBTCNN về phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt
động thi hành án dân sự; Điều 56 Luật TNBTNN về nghĩa vụ hoàn trả của
người thi hành công vụ thì Chấp hành viên đã cố ý thực hiện việc định giá tài

sản mà không hề mời chủ sở hữu chung là ông Quốc, Cơ quan thi hành án dưới sự chỉ
đạo của thủ trưởng cơ quan thi hanhd án huyện Kiên Lương cũng không thông báo cho
ông Quốc biết về việc tài sản của ông bị kê biên để xử lý thi hành án.
Mặt khác, khoản 3 Điều 41 Pháp lệnh thi hành án dân sự quy định: “Chỉ được kê
biên tài sản của người phải THA đủ để bảo đảm THA và thanh toán các chi phí về

12


THA”. Ở đây, Cơ quan THA huyện Kiên Lương kê biên và bán vượt cả phần được phép
kê biên.
Như vậy, Thủ trưởng Cơ quan THA huyện Kiên Lương và các Chấp hành viên đã
cố tình bỏ qua những qui định pháp luật này khi tiến hành xử lý tài sản của vợ chồng bà
Tư, ông Quốc. Việc làm này đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tài sản của ông
Quốc được pháp luật bảo vệ.tài sản nên sau khi nhà nước bồi thường thiệt hại cho ông
Quốc thì Thủ trưởng cơ quan THA và các Chấp hành viên được nhắc tới ở trên phải

thực hiện hoàn trả lại vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền bồi thường cho ông Quốc.
3. Nhận xét các quy định của LTNBTCNN và các các quy định pháp luật có

T

liên quan về xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
hứ nhất, pháp luật đã có những qui định cụ thể về trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước đối với thiệt hại về tài sản của cá nhân, tổ chức do hành vi trái
pháp luật gây thiệt hại của người thi hành công vụ hoặc người khác được cơ

quan giao nhiệm vụ.
Thứ hai, pháp luật đã phân ra các trường hợp thiệt hại do tài sản bị xâm phạm,
bao gồm: thiệt hại do tài sản bị phát mại, bị mất, thiệt hại do tài sản bị hư hỏng, thiệt hại
do việc không sử dụng, không khai thác tài sản (trường hợp thu nhập thực tế bị mất)…
Kèm theo đó là quy định cụ thể về phương thức bồi thường và mức bồi thường cho mỗi
trường hợp trong các văn bản pháp luật có liên quan (ví dụ: Thông tư 19/2010/TTLTBTP-BTC-TTCP về hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong
hoạt động quản lý hành chính,…).
Thứ ba, pháp luật cũng qui định về xác định mức hoàn trả của người gây thiệt
hại với Nhà nước cụ thể trong từng trường hợp (lỗi cố ý và bị truy cứu trách nhiệm hình
sự, lỗi cố ý và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự,…). Điều này là phù hợp với căn
cứ xác định mức hoàn trả được qui định tại khoản 1 Điều 57 LTNBTCNN, trong đó có
căn cứ mức độ lỗi của người gây thiệt hại.

13


PHỤ LỤC:
NỘI DUNG VỤ VIỆC THỨ HAI: KÊ BIÊN TÀI SẢN TRÁI PHÁP LUẬT
TAND huyện Kiên Lương vừa thụ lý vụ án về việc yêu cầu hủy bỏ kết quả bán
đấu giá cũng như quyết định cưỡng chế giao nhà đất và yêu cầu Chi cục Thi hành án

(THA) dân sự huyện Kiên Lương bồi thường thiệt hại theo đơn khởi kiện của ông Lê
Văn Quốc; ông Lê Thanh Tùng và bà Lê Thị Hoàng Dung.
Bản án số 57 ngày 21-12-2001 của TAND huyện Kiên Lương buộc bà Nguyễn
Thị Thu Tư trú tại ấp Ba Hòn, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương phải trả cho bà Bùi
Thị Thu Hạnh số 50 triệu đồng. Bà Hạnh có đơn yêu cầu THA. Ngày 30-11-2005, Cơ
quan THA huyện Kiên Lương ra Quyết định số 05 cưỡng chế kê biên tài sản của gia
đình bà Tư. Đáng lưu ý là tài sản mà Cơ quan THA huyện Kiên Lương kê biên để thực
hiện việc THA đối với bà Tư là tài sản chung của vợ chồng bà Tư và ông Lê Văn Quốc.
Trong quá trình xử lý tài sản để THA, Chấp hành viên đã vi phạm nghiêm trọng
pháp luật về THA. Theo khoản 1 Điều 43 Pháp lệnh THA dân sự năm 2004, “tài sản đã
kê biên được định giá theo thỏa thuận giữa người được THA, người phải THA và chủ
sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung”. Thế nhưng, biên bản thực hiện
quyết định kê biên tài sản lập lúc 14 giờ ngày 11-7-2006.
Một giờ sau, vào lúc 15 giờ ngày 11-7-2006, Chấp hành viên đã tiến hành thực
hiện việc định giá tài sản mà không hề mời chủ sở hữu chung là ông Quốc đến để thỏa
thuận giá theo luật định. Thậm chí, Cơ quan THA huyện Kiên Lương cũng không thông
báo cho ông Quốc biết về việc tài sản của ông bị kê biên để xử lý THA. Rõ ràng, việc
làm này của Cơ quan THA huyện Kiên Lương đã cố ý tước bỏ quyền tài sản đối với ông
Quốc trong quá trình xử lý căn nhà của ông và bà Tư để THA.
Căn nhà bị kê biên THA

14


Chưa kể, khoản 2 Điều 43 Pháp lệnh THA dân sự năm 2004 quy định: “Trong
trường hợp các bên không thoả thuận được với nhau về giá thì sau khi kê biên, trong
thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày tài sản được kê biên, Chấp hành viên phải thành
lập Hội đồng định giá gồm Chấp hành viên là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài
chính, cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên. Trong thời hạn bảy ngày làm
việc, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng định giá phải tiến hành việc định giá; người

được THA, người phải THA, người có quyền, nghĩa vụ liên quan được tham gia ý kiến
vào việc định giá, nhưng quyền quyết định thuộc về Hội đồng định giá”. Như vậy, theo
quy định pháp luật, nếu người chủ sở hữu chung không thỏa thuận được giá định giá thì
vẫn còn cơ hội đưa ra ý kiến về giá khi Hội đồng định giá tiến hành định giá. Điều đó
thể hiện chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng và bảo vệ quyền
tài sản của công dân.
Như nêu trên, bản thân ông Quốc là người không liên quan đến Bản án số 57
ngày 21-12-2001 của TAND huyện Kiên Lương. Lẽ ra, khi xử lý tài sản chung vợ
chồng ông Quốc, bà Tư, Cơ quan THA huyện Kiên Lương phải thực hiện đúng theo qui
định của pháp luật về thi hành án. Thế nhưng ở đây, Cơ quan THA huyện Kiên Lương
đã cố tình bỏ qua những qui định pháp luật này khi tiến hành xử lý tài sản của vợ chồng
bà Tư, ông Quốc. Việc làm này đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tài sản của ông
Quốc được pháp luật bảo vệ.
Ngày 11-7-2006, THA huyện Kiên Lương tiến hành kê biên căn nhà của gia đình
bà Tư chiều ngang 4,2m, chiều dài 22m, tổng diện tích bằng 92,4m2. Thực tế, Cơ quan
THA huyện Kiên Lương đã ký hợp đồng bán hết phần diện tích đất của gia đình bà Tư
là 5m x 20m, kể cả lối đi với giá 177 triệu đồng. Trong khi đó, khoản 3 Điều 41 Pháp
lệnh THA dân sự năm 2004 quy định: “Chỉ được kê biên tài sản của người phải THA đủ
để bảo đảm THA và thanh toán các chi phí về THA”. Ở đây, Cơ quan THA huyện Kiên
Lương kê biên và bán vượt cả phần được phép kê biên.

15


Toàn bộ việc làm trên của Cơ quan THA huyện Kiên Lương bị VKSND tỉnh Kiên
Giang ra Quyết định số 115 ngày 9-10-2007 kháng nghị việc THA của Chấp hành viên
yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan THA huyện Kiên Lương bãi bỏ Quyết định cưỡng chế kế
biên số 05 ngày 30-11-2005 và văn bản Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản số 37 và
quyết định cưỡng chế giao nhà số 36 ngày 12-7-2007 của Chấp hành viên để tiếp tục
THA theo thủ tục chung. Ngày 13-7-2009, Văn phòng UBND huyện Kiên Lương có

Văn bản số 217 thông báo kết luận của ông Tạ Minh Thành, Chủ tịch UBND huyện
Kiên Lương kiêm Trưởng ban Chỉ đạo THADS huyện Kiên Lương đã kết luận là: “…
quá trình thi hành án của cơ quan thi hành án huyện là có sai sót theo kháng nghị của
VKSND tỉnh…”- xét thấy trong quá trình THA đối với gia đình bà Tư là có sai sót.
Trước những sai phạm trên của Chấp hành viên, ông Quốc, ông Tùng và bà Dung
đã khởi kiện Cơ quan THA huyện Kiên Lương ra TAND huyện Kiên Lương yêu cầu
hủy bỏ kết quả bán đấu giá cũng như quyết định cưỡng chế giao nhà đất và yêu cầu Chi
cục THA dân sự huyện Kiên Lương bồi thường thiệt hại nhưng ngày 18-8-2010 TAND
huyện Kiên Lương có Thông báo số 169/TB-TĐKDS trả lại đơn khởi kiện với lý do là:
“không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

16


1. Luật Trách nhiệm Bồi thường của nhà nước năm 2009;
2. Giáo trình Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Trường Đại học Luật Hà Nội;
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011;
3. Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng
Link: wikipedia.com, từ khóa Vụ cưỡng Tiên lãng- Hải Phòng;
4. Loạt phóng sự về vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng với ông Đoàn Văn Vươn
Website: thuvienphapluat.vn;
5. Kiên Giang: Chi cục Thi hành án dân sự bị kiện ra Tòa
Website: baomoi.com.

17




×