Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

SƯU TẦM VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIA ĐÃ SƯU TẦM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.55 KB, 94 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang bước vào thế kỷ 21, nhiệm vụ của đất nước là đào tạo con
người mới, con người của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là nền văn
minh trí tuệ trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. Vấn đề giáo dục con
người là vấn đề của mọi thời đại, mọi quốc gia dân tộc và cũng là của mọi nhà,
mọi người.Vì vậy, việc giáo dục con người ngay từ những năm tháng đầu đời là
vô cùng quan trọng.
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục
quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình
thành và phát triển của nhân cách con người. Trong thời đại ngày nay, trẻ em
luôn được xác định là tương lai của đất nước, là những chủ nhân quyết định vận
mệnh đất nước.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, bởi vui chơi
đã gây ra những biến đổi về chất, có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành
nhân cách trẻ và là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Phương
châm “ Học mà chơi, chơi mà học ” luôn được quán triệt trong công tác chăm
sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Trong hoạt động vui chơi có rất
nhiều trò chơi học tập và một bộ phận không thể không nhắc đến đó là các trò
chơi dân gian – đây là một loai trò chơi được trẻ em mẫu giáo yêu thích.
Trên thế giới, không có một dân tộc nào lại không có trò chơi riêng cho
con em mình. Từ xa xưa trẻ em Việt Nam đã có nhu cầu chơi, chúng nghĩ ra các
trò chơi, truyền cho nhau cách chơi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ đó mà
trò chơi dân gian được lưu truyền đến ngày nay.Trò chơi dân gian đã được sử
dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là
hoạt động học có chủ đích của giáo viên cho trẻ ở trường mầm non. Các trò chơi
dân gian không chỉ nhiều về số lượng mà còn phong phú về thể loại. Việc kết
hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động học có chủ đích tại trường mầm non
mang ý nghĩa to lớn trong việc: rèn luyện thể lực, sự khéo léo , nhịp nhàng, rèn
luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt
1


động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn… và đặc biệt nó góp phần xây dựng
nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
Từ lí do trên, tôi chọn đề tài nghiêm cứu : “SƯU TẦM VÀ TỔ CHỨC
MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIA ĐÃ SƯU TẦM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6
TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON.”
2. Mục đích nghiên cứu
- Phát hiện thực trạng tổ chức sử dụng trò chơi dân gian cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
- Nhằm giúp giáo viên sử dụng trò chơi dân gian linh hoạt trong các hoạt
động hàng ngày của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sưu tầm và tổ chức một số trò chơi dân gian đã sưu tầm cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi ở trường mầm non.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục có hiệu quả đối với trẻ mẫu
giáo. Nếu sưu tầm được trò chơi dân gian và tổ chức cho trẻ chơi với trò chơi
dân gian thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường
mầm non.
5. Nhiệm vụ của đề tài
- Xây dựng cơ sở lý luận về tổ chức trò chơi dân gian dành cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.
- Điều tra thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong quá trình tổ chức
hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.
2
- Sưu tầm một số trò chơi dân gian.
- Tổ chức hướng dẫn một số trò chơi dân gian đã sưu tầm cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi.

6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Tổ chức một số trò chơi dân gian đã sưu tầm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non.
- Địa bàn: Trường Mầm non Họa Mi – Cầu Giấy – Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, hệ thống hóa các nguồn tài liệu
có liên quan đến đề tài nghiên cứu để làm tiền đề cho việc xây dựng cơ sở lý
luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
+ Quan sát và ghi chép hoạt động của trẻ kết hợp trao đổi để tìm hiểu hứng
thú, thái độ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ trong khi chơi trò chơi
dân gian.
+ Quan sát và ghi chép quá trình tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ của giáo
viên để có cơ sở đánh giá thực trạng về công tác tổ chức trò chơi dân gian trong
hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng An két
Sử dụng phiếu điều tra giáo viên về nhận thức, thái độ của họ về tổ chức
trò chơi dân gian và sự hiểu biết ý nghĩa, vai trò của trò chơi dân gian trong hoạt
động vui chơi của trẻ ở trường mầm non Họa Mi – Cầu Giấy – Hà Nội.
7.2.3. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi với giáo viên mầm non về việc tổ chức trò chơi dân gian trong
hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm thu thập thông tin để phát
hiện thực trạng và làm sáng tỏ các thông tin thu nhận được từ phương pháp điều
tra.
3
Trao đổi với trẻ trong quá chơi trò chơi dân gian nhằm tìm hiểu thái độ
chơi, kỹ năng chơi, kết quả chơi các trò chơi dân gian mà cô giáo cho trẻ, đồng
thời là cơ sở cho những đề xuất khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian.

7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm định hiệu quả giáo dục của các
trò chơi gian đã sưu tầm.
7.3. Phương pháp toán học thống kê
Sử dụng một số công thức toán học thống kê như tính tỷ lệ %, tính điểm
trung bình, đo độ lệch chuẩn, kiểm định giá trị t để xử lý số liệu nghiên cứu thực
tiễn.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội
dung chính của khóa luận được chia làm 3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận và thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5– 6
tuổi ở trường mầm non.
Chương II: Sưu tầm trò chơi dân gian và lựa chọn một số trò chơi dân gian thực
nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
Chương III: Thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm tổ chức một số trò
chơi dân gian đã sưu tầm cho trẻ 5– 6 tuổi ở trường mầm non.
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC HƯỚNG
DẪN TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Cơ sở lý luận về tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5– 6 tuổi ở trường
mầm non
1.1.1. Trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian xuất hiện gắn liền với các hoạt động văn hóa và tín ngưỡng
của con người thời tiền sử và sơ sử. Xuất phát từ những hành động mang tính
chất thần bí, cầu ước, phù yểm ma thuật, hay những hành vi mô phỏng các hoạt
động săn bắn và trồng trọt, những nghi thức đó được thể chế dần để trở thành
nghi thức tôn giáo trong hệ thống tín ngưỡng phồn thực. Cùng với sự phát triển

của xã hội, nhiều nghi thức tôn giáo mất dần ý nghĩa linh thiêng, chỉ còn giữ lại
mục đích vui chơi giải trí cho cộng đồng. Vì vậy các trò chơi dân gian phần lớn
gắn với hội làng diễn ra vào mùa xuân, mùa thu của chu kỳ sản xuất nông
nghiệp.
Trò chơi dân gian là một bộ phận của các hoạt động lao động sản xuất, tôn
giáo và hoạt động văn hóa xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu và giới thiệu trò chơi
dân gian sẽ làm sống lại không khí sinh hoạt cộng đồng của người xưa, quay lại
những cội nguồn xuất phát của văn hóa nhân loại.
Trò chơi dân gian được chia làm hai nhóm. Một là, các trò chơi truyền thống
ở thời kỳ sơ khai mang tính ồ ạt, thường đi đôi với tín ngưỡng phồn thực, luật
chơi thường chưa được quy định chặt chẽ, những người chơi có thể có thể sử
dụng mọi thủ đoạn để giành thắng lợi về phe mình. Hai là, những trò chơi có quy
tắc, thường gắn với hình thái thờ thần mặt trời, vì bản chất của đường đi giữa trái
đất với mặt trời vốn theo một quy tắc nhất định, do vậy các trò chơi diễn ra theo
một quy tắc nhất định. Do yêu cầu xác định kết quả của các cuộc thi và do ý
nghĩa tôn giáo dần mất đi, nên luật chơi cũng được quy định chặt chẽ hơn.
5
Trò chơi dân gian thường mang tính chất vừa hợp tác vừa ganh đua đó
phản ánh những cuộc đấu tượng trưng được tổ chức trong các xã hội thời tiền
sử, nhắc lại những quan niệm lưỡng hợp của tư duy nguyên thủy. Từ chỗ
ganh đua mang tính chất tượng trưng, dần dần chúng trở thành cuộc thi tài,
thi khéo… Những người chơi phải tuân thủ những quy tắc đề ra trong trò
chơi, nhất là trong yêu cầu của các cuộc thi ngày càng đòi hỏi những người
tham gia cuộc chơi phải phát huy sự khéo léo, thông minh, bản lĩnh và nghị
lực thi đấu… Đấy là một trong những cơ sở hình thành tinh thần thượng võ,
biến trò chơi dân gian thành hoạt động rèn luyện cơ thể và nghị lực.
Trò chơi dân gian chứa đựng những luật chơi, những quy tắc chơi đòi hỏi
người chơi phải tôn trọng. Chính vì thế mà dù trò chơi này mang tính chất
nào thì người tham gia vẫn tôn trọng luật chơi, đây là yếu tố quan trọng bảo
đảm cho cuộc chơi đạt kết quả mong muốn. Vì mọi trò chơi đều mang tính

ước lệ, là chơi chứ không phải là thực. Thậm chí các trò chơi đều mang ganh
đua, nhưng bên thắng, bên thua đã được quy định sẵn nhằm thực hiện một
nghi thức lễ tiết nào đó.
Với ý nghĩa của trò chơi dân gian, nên việc tìm hiểu các trò chơi dân gian
truyền thống cần được đặt trong bối cảnh của hội làng. Bên cạnh ý nghĩa tôn
giáo, ý nghĩa thi tài, các trò chơi trong lễ hội còn có tác dụng giải thoát con
người khỏi những ràng buộc của xã hội.
Trò chơi dân gian được phổ biến rộng rãi vì nó mang tính chất quần
chúng, thu hút được nhiều người tham gia và sự động viên cổ vũ của đông
đảo người xem. Trong lễ hội, người tham gia cuộc chơi không đòi hỏi phải có
sự rèn luyện công phu mà chỉ cần sự chỉ định của làng hay giáp, tùy thuộc
vào thân phận của họ.
Trò chơi dân gian Việt Nam thật phong phú nhiều thể loại tiêu biểu như:
những trò chơi vui khỏe, giải trí, thi tài thu khéo, những trò chơi mang tính
chất nghi lễ, tính biểu diễn nghệ thuật. Nhìn chung những trò chơi trên đều
mang những nét chung phản ánh cuộc sống của dân cư lúa nước.
6
1.1.2. Trò chơi dân gian trẻ em
Trẻ em Việt Nam từ thời xa xưa, bên cạnh những trò chơi do người lớn nghĩ
ra để cho trẻ chơi, bản thân trẻ đã tự đáp ứng nhu cầu chơi của mình bằng cách
đã tạo ra nhiều cách chơi dựa trên cơ sở bắt chước những hoạt động của người
lớn, hướng dẫn cho nhau cách chơi, truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ
khác, từ vùng này sang vùng khác, nhờ có trò chơi dân gian được lưu truyền đến
ngày hôm nay.
Trò chơi dân gian trẻ em tuy là bắt chước những hoạt động của người lớn
trong xã hội, nhưng chúng không phụ thuộc một cách nghiêm ngặt vào sự thay
đổi của cuộc sống đang diễn ra hàng ngày mà phát triển theo những quy định
riêng, chúng tồn tại và phát triển ngay cả khi cuộc sống xã hội đã thay đổi khác
đi. Chẳng hạn, khi xã hội đã chuyển sang trồng trọt định cư, trẻ em không bắt
buộc phải học săn bắn, nhưng trò chơi săn bắn thì vẫn còn tiếp tục tồn tại cho

đến ngày nay. Nhờ đó, qua trò chơi của trẻ em, chúng ta vẫn có thể tìm lại những
hình ảnh của xã hội xa xưa.
Nhận đinh của Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam, nhận định: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò
chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa
đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi
dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư
duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình,
quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với
máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn
khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi
ngày trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành
phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với
các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”.
Tuỳ vào sở thích, lứa tuổi, điều kiện thời tiết mà trẻ em ngày xưa chọn trò
chơi phù hợp: nắng ráo có thể chơi ngoài trời, trời mưa hay buổi trưa nắng gắt
chơi trong nhà; chơi theo nhóm, theo cặp hay chơi một mình; chơi với đồ chơi
7
hoặc tay không... Rồng rắn lên mây, đánh trận giả, kéo co… là những trò đòi hỏi
sự khéo léo, nhanh nhẹn, phát huy tinh thần đoàn kết, óc sáng tạo, khả năng ứng
đối linh hoạt và tính tôn trọng kỉ luật. Đánh khăng, chơi chuyền, chơi ô ăn quan
giúp người chơi rèn luyện kỹ năng cá nhân, tư duy toán học, phán đoán chính
xác… Đặc biệt, nhiều trò chơi đi kèm một bài đồng dao trong sáng, nhẹ nhàng,
có vần điệu dễ nhớ.
Chẳng hạn, “Nu na nu nống/ Cái trống nằm trong/ Con ong nằm ngoài/ Củ
khoai chấm mật/ Phật ngồi Phật khóc/ Con cóc nhảy ra/ Con gà ú ụ/ Bà mụ thổi
xôi/ Nhà tôi nấu chè/ Tè he chân rụt…” được dùng làm nhịp đếm cho trò nu na
nu nống.
1.1.3. Đặc điểm của trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian xưa được xem là một hình thức giáo dục đơn giản, giúp

hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ nhỏ. Nó thường được
thể hiện là các hành vi bắt chước của trẻ nhỏ từ các hoạt động của người lớn hay
là sự truyền dạy của người lớn cho trẻ nhỏ. Cứ thế, các trò chơi dân gian được
lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác như một di sản văn hóa dân tộc.Trò
chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của
nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có
một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày
mà không thấy chán.
Đặc điểm chung của trò chơi dân gian - Trò chơi cổ truyền của trẻ em được
hình thành và lưu truyền theo phương thức của văn hóa dân gian. Việc sáng tạo
được thực hiện trong một quá trình lâu dài bao gồm: sáng tạo – lưu truyền – sử
dụng - điều chỉnh. Ở đây, chủ thể sáng tạo, sử dụng, lưu truyền và tái tạo các trò
chơi này chủ yếu là trẻ em. Dù bất cứ nơi đâu, trong gia đình, tại trường học hay
trên đường làng đều có thể tổ chức được các trò chơi dân gian phù hợp. Nếu sân
nhà nho nhỏ thì các em chơi ô ăn quan, chơi cờ, đánh chuyền, chặt cây dừa chừa
cây mận, bắt ve… Nếu diện tích rộng hơn thì có thể chơi rồng rắn lên mây, đá
8
cầu, trốn tìm, bịt mắt bắt dê… Ở những bãi cỏ lớn thì có thể tổ chức các trò cướp
cờ, đánh đu, đá gà, chồng bông sen, cờ chém…Người chơi thường là những trẻ
em ,túm tụm ngoài bãi cỏ, ngoài sân,… ngoài việc vui đùa, rèn luyện thân thể,
còn thể hiện nỗi khát khao chiến thắng tiềm ẩn trong mỗi đứa trẻ.
Do không lệ thuộc vào hình thức lễ hội như trò chơi của người lớn. Nên trò
chơi dân gian trẻ em có những đặc trưng cơ bản như:Trò chơi trẻ em dễ dàng
phổ biến rộng rãi, không chịu sự ràng buộc một cách nghiêm ngặt về không gian
và thời gian, trẻ có thể chơi bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Trong các lễ hội ở địa
phương, trẻ em vẫn có phần tham gia, nhưng nhìn chung hoạt động vui chơi của
trẻ thường được tổ chức riêng biệt bên ngoài lễ hội. Nếu như trò chơi của người
lớn chỉ được thể hiện ở một địa phương trong thời điểm nhất định như thường
vào xuân, hát quan họ ( ở Bắc Ninh), tung còn (ở Tâu Bắc)… thì trò chơi ở trẻ
em không bị những hạn chế đó. Trẻ em ở nhiều vùng, thậm chí khắp cả nước có

thể đánh chuyền, đánh khăng… nhiều trò chơi còn được truyền bá trên phạm vi
rộng hơn vượt ra ngoài lãnh phận địa phương, thậm chí còn vượt ra khỏi biên
giới quốc gia. Đây cũng là hiện tượng giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, giữa
các địa phương, giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trò chơi dân gian trẻ em đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập. Ở bất cứ đâu, trong
gia đình, lớp học hay ngoài ngõ xóm… đều có thể tổ chức các trò chơi phù hợp:
Sân nhà nhỏ thì em chơi: “ Ô ăn quan”, “Rải ranh”… Ngõ xóm là nơi chơi
“Trốn, tìm”, “Bịt mắt bắt dê”, “Bỏ giẻ”… Cánh đồng là nơi “Thả diều” , “Ném
còn” …Bãi cỏ là nơi “Đánh quay” , “Cướp cờ” …. Vật liệu để chơi trò chơi dân
gian trẻ em Việt Nam cũng rất đơn giản, dễ kiếm, dễ tìm ngay trong thiên nhiên
Việt Nam. Con khăng là đoạn tre, nắm sỏi cũng thành vật chơi “Ô ăn quan”, một
cục đất sét cũng thành quả pháo…
Trò chơi dân gian không chỉ mang tính học tập mà còn mang tính vận động.
Với những trò chơi dân gian chứa đựng nhiệm vụ học tập, trong khi chơi nhiệm
vụ nhận thức được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thoải mái. Điều đó giúp
trẻ nỗ lực tìm kiếm cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi. Trẻ tiếp nhận
9
nhiệm vụ trí tuệ như một nhiệm vụ chơi, chính điều đó góp phần phát triển trí
tuệ cho trẻ.
Xét về cấu trúc, với những trò chơi dân gian có mục đích học tập thường có
cấu trúc rõ ràng gồm 3 thành tố: nhiệm vụ chơi ( nội dung chơi), các hành động
chơi ( động tác chơi) và luật chơi (quy tắc). Trong đó, nhiệm vụ của trò chơi dân
gian chính là nội dung chơi có tính chất như một bài toán mà trẻ phải giải dựa
trên các điều kiện đã cho, chính nội dung trò chơi dân gian khêu gợi hứng thú
nhận thức cho trẻ. Hành động chơi là những động tác trẻ thực hiện trong lúc
chơi, có là một thành tố đặc trưng cho những trò chơi dân gian có tác dụng mạnh
mẽ đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Hành động chơi càng phong phú bao nhiêu
thì trẻ càng chơi tích cực bấy nhiêu. Khi tham gia chơi Trò chơi dân gian, trẻ
phải thực hiện những quy tắc đề ra trong trò chơi; phải phát huy sự khéo léo,
nhanh nhẹn, thông minh… nhưng trong quá trình chơi, tùy theo trình độ của

người chơi ở từng trò chơi, luật chơi có thể them bớt để trò chơi dân gian thêm
hấp dẫn. Do vậy, cùng một trò chơi mỗi lần chơi trẻ đều có thể chơi theo cách
của riêng mình.
Như vậy, nhiệm vụ nhận thức, các hành động chơi và luật chơi là những
thành tố bắt buộc của trò chơi dân gian có quy tắc, nếu thiếu một trong ba thành
tố trên thì không thể tiến hành trò chơi được. Tuy nhiên, trong thực tiễn tổ chức
trò chơi dân gian cho trẻ, luật chơi đồng thời cùng một lúc lại là các hành động
chơi.
Nét đặc biệt của trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam là hầu hết các trò chơi gắn
liền với các bài đồng dao. Đó là những câu vè ngắn ngọn, có nhịp điệu, âm thanh
được sử dụng trong khi chơi.
Đồng dao là để chỉ các bài hát của trẻ em khi vui chơi tập thể, có thường là
những câu mà ý nghĩa không rõ ràng, tản mạn được ghép lại với nhau, không
theo một logic nào cả, nhưng chình vì thế mà lại trở nên hấp dẫn đối với trẻ em.
Đồng dao trước hết là một trò chơi tập thể của trẻ em và nó chỉ có giá trị trong
một trò chơi cụ thể chứ không tồn tại độ lập ngoài trò chơi như bài dân ca khác.
Nó là ngôn ngữ bổ sung cho trò chơi. Đồng dao thường mang tính chu kỳ, tức là
10
lặp đi lặp lại mãi không bao giờ hết. Ngôn ngữ của nó nhiều khi rất kỳ quặc, là
những câu vui tai, gây thêm hào hứng cho trẻ khi chơi.
Cái logic của đồng dao chính là logic của trò chơi, không thể bắt nó phải tuân
theo logic của hiện thực. Chính cái ngôn ngữ kỳ quặc theo lối tư duy nhảy cóc
đó lại là yếu tố gắn bó với trò chơi để đưa trẻ vào thế giới trò chơi, khác hẳn với
thế giới bên ngoài, khác hẳn với thế giới bên ngoài. Nếu đồng dao được tổ chức
chặt chẽ như một bài dân ca, như một bài thơ thì yếu tố trò chơi, nhất là trò chơi
trẻ em không còn nữa. Cho nên ra dễ nhận thấy một biện pháp tu từ học rất tiêu
biểu cho đồng dao là biện pháp nói ngược, trái hẳn với logic thực tế, của cuộc
đời và chính sự đảo ngược như thế mới hấp dẫn, mới vui. Chẳng hạn, những câu
đồng dao mang tính ngược đảo sau đây đã làm chơ trò chơi không buồn tẻ được:
“ Châu chấu đuổi bắt chích chòe

Cỏ đầy đồng nội cắm đầy mõm trâu”
“ Núi thấp song cao
Bèo nặng chình chịch
Đá chao bập bềnh”…
Biện pháp nói ngược ngộ nghĩnh này rất hợp với không khí của trò chơi, vì nó
làm cho trẻ vui thích và kích thích tính tò mò, ham tìm hiểu ở chúng.
Đồng dao gợi nên tình yêu thiên nhiên của trẻ, những bài hát gọi mẹ, gọi nghé
của trẻ mục đồng, bài hát giới thiệu các loài chim muông, hoa quả hoặc những
sự vật xung quanh… vừa là đồng dao, vừa là kiểu lời hát trong trò chơi, các em
theo lời hát mà chỉ ra sự vật. Những bài đồng dao trong trò chơi cung cấp cho trẻ
những kiến thức về xã hội, giúp trẻ tiếp thu những điều hay lẽ phải, rèn những
thói quen cần thiết cho cuộc sống. Đồng dao đã thể hiện được cái nhìn của trẻ
thơ trong thế giới của trò chơi. Do đó, tìm hiểu trò chơi dân gian trẻ em Việt
Nam không thể không tìm hiểu các bài đồng dao.
Trò chơi dân gian là loại trò chơi nhân dân nghĩ ra và được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Người lớn dùng để dạy trẻ học nói, học đếm, học tính
toán… Trò chơi dân gian là một hình thức văn hóa phản ánh cuộc sống của mỗi
dân tộc, mỗi địa phương qua các thời kỳ lịch sử. Chính vì vậy, mỗi dân tộc, mỗi
11
địa phương đều có những trò chơi của dân tộc mình, các trò chơi đó lớn lên,
sống mãi theo thời gian với dân tộc mà ngày nay người ta gọi là trò chơi dân
gian.
1.1.4. Phân loại các trò chơi dân gian
Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam có nhiều trò chơi dân gian cổ
truyền dành cho trẻ em. Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam phong phú không chỉ
nhiều về số lượng mà còn đa dạng về thể loại, cố nhiều cách phân loại các trò
chơi dân gian như sau:
Căn cứ vào các cách phân loại của Giáo sư Vũ Ngọc Khánh (Viện văn hóa dân
gian), chia trò chơi dân gian làm 4 loại:
1.Trò chơi vận động

Gồm các trò chơi trẻ em vận động chân tay, chạy, nhảy, gây không khí vui
nhộn và sinh động như “ Lộn cầu vồng”, “Bịt mắt bắt dê” … Những trò chơi này
thường được chơi ở ngoài trời để tiếp xúc với thiên nhiên, nhằm tăng cường sức
khỏe và các tố chất về thể lực cho trẻ em.
2.Trò chơi học tập (Trò chơi rèn trí tuệ)
Đó là những trò chơi nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ em, dạy cho các cháu
biết quan sát, tính toán. Có khi chỉ là một bài đồng dao, trẻ em ngồi quay quần
bên nhau cùng hát, cùng đối thoại để giới thiệu các sự vật, hiện tượng xung
quanh. Cách chơi này giúp cho trẻ em hiểu về con người và hiện tượng thiên
nhiên xung quanh. Cách chơi này giúp cho trẻ em hiểu về con người và hiện
tượng thiên nhiên xung quanh mình, tiếp thu tri thức về cuộc sống. Có khi lại là
những trò chơi bày cách tính toán như : “Ô ăn quan” tập cho trẻ biết tính nhẩm,
biết các làm phép trừ, phép cộng… giúp phát triển trí tuệ cho trẻ.
3.Trò chơi sáng tạo
Có những trò chơi trong đó trẻ em tự tay làm nên những đồ vật bằng vật
liệu tự nhiên, như xếp lá dừa thành cái chong chóng, xé lá chuối thành con cào
cào, cọng rơm thành hình người… Những trò chơi nàu giúp cho các em khéo
tay, phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo, khơi dậy khiếu thẩm mỹ cần thiết cho
cuộc sống và lao động sau này.
12
4.Trò chơi mô phỏng
Là những trò chơi mà trẻ mô phỏng, bắt chước các sinh hoạt của người lớn
như làm nhà, cày ruộng, nấu ăn… Những trò chơi này có tác dụng phát huy
mạnh trí tưởng tượng của trẻ em: mẩu lá cũng được coi là món ăn ngon, vỏ sò,
vỏ hến cũng được coi là nồi niêu, bát đũa… Trong trò chơi này, trẻ hóa thân,
nhập thành những người lớn mà trẻ thích. Nhờ đó trẻ nhập vào các mối quan hệ
xã hội, học được cách ứng xử giữa người lớn với nhau, qua đó trẻ học làm người
lớn.
Sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối, vì có những trò chơi tác
động đến trẻ một cách toàn diện. Ví dụ: Trò chơi “Chuyền thẻ” là trò chơi về số

đếm, tính nhẩm, ngôn ngữ đồng thời đây cũng là một bài tập thể dục luyện cơ cổ
tay, cơ cánh tay.
Có thể phân loại theo tác giả Tiểu Kiều trong cuốn:
“Trò chơi dân gian của thiếu nhi”:
• Trò chơi có lời hát
• Trò chơi có đồ chơi
• Trò chơi tự thân vận động
• Trò chơi của con gái.
Cũng có thể phân loại theo hai tác giả : Trần Hòa Bình và Bùi Lương Việt
trong cuốn sách “ Trò chơi dân gian trẻ em”
• Trò chơi trí tuệ.
• Trò chơi thẩm mỹ
• Trò chơi thể lực.
Cách phân loại theo hai tác giả : Trần Hòa Bình và Bùi Lương là cách mà
chúng tôi chọn để cho trẻ tiếp cận với các trò chơi dân gian.
1.1.5. Một số đặc điểm nhận thức của trẻ 5-6 tuổi
Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi ham học hỏi, thích tìm tòi, khám phá và tìm hiểu về
thế giới xung quanh. Chúng thực sự là những chủ thể với những năng lực riêng,
có khả năng tư duy, sáng tạo và giao tiếp với mọi người. Chúng có kỹ năng
13
nghe, hiểu lời nói của người khác và nói cho người khác hiểu. Trẻ 5-6 tuổi chủ
động, độc lập, có sáng kiến, biết tự tìm kiếm các phương thức giải quyết các
nhiệm vụ đặt ra, tự kiểm tra … kết quả trong hoạt động học và chơi. Trẻ 5-6 tuổi
tập trung chú ý và nỗ lực, cố gắng giải quyết và hoàn nhiệm vụ đặt ra trong hoạt
động của chúng.
1.1.6. Trò chơi dân gian của trẻ 5-6 tuổi
Trẻ em dưới ba tuổi chỉ chơi một mình, chúng chưa biết hợp tác khi chơi và
cũng không chịu tuân theo những quy tắc của trò chơi. Nhưng đến 5 tuổi chúng
bắt đầu có nhu cầu hợp tác và chịu sự phân công của nhóm bạn chơi. Từ đó trò
chơi bắt đầu mang tính cộng đồng. Những trò chơi dân gian tập cho trẻ biết tuân

theo những quy ước của cuộc chơi. Trẻ buộc phải chấp nhận sự “được” và
“thua”, chịu phạt khi bị thua, đồng thời chịu phục tùng những trẻ cầm đầu. Trẻ
nào vi phạm những quy ước đó thì bị coi là “ăn gian” và bị loại ra khỏi cuộc
chơi.
Nhiệm vụ của trò chơi dân gian ở trẻ 5 tuổi rất đa dạng, để giải quyết được
nhiệm vụ của trò chơi đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm về các sự vật,
hiện tượng trong cuộc sống, trẻ phải biết phân tích, biết tổng hợp, biết lien hệ
các sự vật hiện tượng để thực hiện trò chơi của mình. Các hành động chơi của trẻ
mẫu giáo 5 tuổi đòi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự. Nhiều trò chơi đòi hỏi
phải suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện động tác chơi như chơi “ Ô ăn quan”, “Cờ
đi đường” … đây là cơ sở để phát triển tư duy logic cho trẻ.
Trẻ mẫu giáo 5 tuổi nắm được ngôn ngữ cảnh và ngôn ngữ mạch lạc, do vậy
trẻ rất thích những trò chơi kết hợp với những bài đồng dao. Trong trò chơi trẻ
vừa được hát, đọc những bài đồng dao mà chúng yêu thích và thưc hiện những
hành động chơi, do vậy trò chơi dân gian càng hấp dẫn với trẻ. Bên cạnh đó, do
vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ ngày càng phong phú, nên trẻ rất
thích thú với những nguyên vật liệu chơi, thích tìm kiếm và dùng các vật liệu
khác nhau để làm đồ chơi phục vụ trò chơi của mình.
14
Mối quan hệ cô giáo và trẻ 5 tuổi trong trò chơi dân gian ngày càng gần gũi.
Cô giáo vừa như người bạn cùng chơi với trẻ vừa như người hướng dẫn trẻ chơi,
chính nhờ sự giúp đỡ của cô giáo mà trẻ có tự lựa chọn nguyên vật liệu để làm
đồ chơi, tự chọn trò chơi và có thể tự tổ chức các trò chơi dân gian mà mình yêu
thích.
1.1.7. Ý nghĩa của trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá
trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng.
Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo kiểu
“vừa học, vừa chơi”, qua những bài đồng dao theo cách nói vần, và đồng dao đã
làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ.

Qua các trò chơi cổ truyền của trẻ em, ta có thể rút ra được thế nào là những
trò chơi thích hợp với nhu cầu nguyện vọng và tâm lý của trẻ em, xét ở nhiều
phạm vi như: lời đồng dao, động tác chơi, qui trình tổ chức chơi, chủ định chơi,
các luật chơi.
Các trò chơi dân gian VN thường giảm tiện, không cầu kỳ, tốn kém nên có
thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong
tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi chúng có thể nhặt trong vườn,
dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi.
Trò chơi dân gian là một hoạt động có tác động mạnh mẽ đến trẻ em, nó là
phương tiện giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non. Trò chơi dân gian
cung cấp cho các em những kiến thức xã hội cần thiết cho cuộc sống của trẻ: Tập
mua bán, tập lao động, làm quen với các nghề nghiệp trong xã hội…
Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục trẻ em có thái độ đúng đắn trong
các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên.
15
Trò chơi dân gian giúp cho trẻ phát triển trí tưởng tượng, cũng là phương tiện
phát triển ngôn ngữ có hiệu quả. Khi tham gia chơi, trẻ được ca hát, nhảy múa,
đối đáp… Qua đó, vốn từ của trẻ được phong phú, ngôn ngữ mạch lạc.
Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ một cách có hiệu
quả. Khi tham gia vào các trò chơi vận động dân gian, các vận động cơ bản của
trẻ được rèn luyện, nhờ đó mà trẻ trở nên nhanh nhẹn, kéo léo, hoạt bát trong
hoạt động.
Trò chơi dân gian còn có ý nghĩa trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.
Đặc biệt đối với trẻ em Việt Nam, trò chơi dân gian còn góp phần hình thành
nhân cách văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
1.2. Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5– 6 tuổi ở trường mầm non
1.2.1. Vai trò của cô giáo trong quá trình tổ chức trò chơi dân gian ở trường
mầm non
Trong công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra
rằng, quá trình tổ chức sư phạm trong đó có việc tổ chức trò chơi cho trẻ mẫu có

ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát triển tâm lý của trẻ, nhờ quá trình sư phạm ấy đẫ
tạo nên nền tảng hình thành những phẩm chất trí tuệ cần thiết chuẩn bị cho trẻ
vào trường phổ thong. Việc dạy trẻ các thao tác trí tuệ sẽ giúp trẻ lĩnh hội những
tri thức mới, thong tin về mỗi trường xung quanh. Hiệu quả quá trình lĩnh hội tri
thức phụ thuộc vào óc quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,
tính tự lập, đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực của hoạt động trí tuệ.
Muốn đứa trẻ bộc lộ được những phẩm chất trên, giáo viên phải luôn tạo điều
kiện cho trẻ được tham gia vào trò chơi, trẻ được tích cực, chủ động khám phá
đối tượng dưới sự hướng dẫn của giáo viện, có như vậy trò chơi mới phát huy
được vai trò giáo dục của mình.
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ dựa trên lý thuyết “vùng phát
triển gần” của L.X. Vưgôtxki, nhờ sự giúp đỡ của người lớn, trong đó việc tổ
chức không đi sau sự phát triển, phụ họa cho sự phát triển, mà việc tổ chức phải
16
đi trước sự phát triển, kéo theo sự phát triển. Tuy nhiên, vai trò của người lớn
phải thể hiện để không lấn át vai trò chủ thể của trẻ khi tham gia chơi cùng trẻ.
Các nhà sư phạm phương Tây, Liên Xô… đã khái quát vai trò của giáo viên
bằng hình tượng “điểm tựa”, “thang đỡ” trong trò chơi của trẻ. Giáo viên là
người lên kế hoạch chơi, đảm bảo môi trường chơi và sự an toàn cho trẻ trong
khi chơi, là người làm mẫu, là người cộng tác dàn xếp, điều phối cổ vũ khuyển
khích, tọa điều kiện giúp đỡ trẻ thực sự trong khi chơi, kịp thời giải quyết mâu
thuẫn giữa trẻ… Như vậy, người lớn là người tổ chức, tạo điều kiện giúp đỡ và
dẫn dắt trẻ trong khi chơi.
Trong trò chơi dân gian trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi luôn là chủ thể hoạt động tích
cực, thích khám phá và tìm hiểu môi trường xung quanh, trẻ được tự lựa chọn
tìm kiếm các phương thức tối ưu để giải quyết nhiệm vụ nhận thức, tự kiểm tra
đánh giá kết quả chơi của mình. Mặc dù trong trò chơi không có những yêu cầu
khắt khe của người lớn, nhưng vẫn cần dạy trẻ chơi, bởi vì nếu không có tác
động sư phạm của người lớn thì trò chơi sẽ không phát hhuy hết vai trò của mình
trong giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.

Giáo viên mầm non có vai trò “điểm tựa”, “thang đỡ”, là người bạn chơi của
trẻ có thể sử dụng các biện pháp tổ chức cho trẻ chơi dưới hình thức gián tiếp
hoặc trực tiếp nhằm giúp trẻ nắm được những tri thức, kỹ năng mới trên cơ sở đó
hình thành cho trẻ thế giới quan và năng lực nhận thức mới.
1.2.2. Khái niệm biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo
- Biện pháp là cách cụ thể, cách giải quyết một vấn đề cụ thể hay hướng tới
giải quyết nhiệm vụ từng phần cụ thể. Trong một số trường hợp biện pháp cũng
có thể giải quyết được các nhiệm vụ khác nhau như một phương pháp.
- Tổ chức có nghĩa là làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào
đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất, đó còn là sự sắp xếp theo trình tự, nề nếp,
làm thành một chỉnh thể một cấu trúc có những chức năng chung nhất định.
Trong tổ chức bao hàm có cả sự hướng dẫn, chỉ bảo, dẫn dắt cho biết phương
hướng, cách thức tiến hành một hoạt động cụ thể nào đó.
17
Trên cơ sở xác định khái niệm biện pháp và tổ chức, chúng tôi xác định khái
niệm biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ như sau:
Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian là tổng hợp những cách thức tổ chức cụ
thể trong hoạt động cùng nhau của cô và trẻ nhằm thực hiện mục đích giáo dục
đã đặt ra trong trò chơi.
Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ, một mặt tổ chức, tạo điều kiện
cho từng cá nhân trẻ cũng như toàn thể nhóm chơi đạt được mục đích và thỏa
mãn nhu cầu chơi, nhu cầu nhận thức của mình. Mặt khác, dựa vào hoạt động
thực tiễn của mình và kinh nghiệm của đồng nghiệp, giáo viên sẽ tích lũy được
nhiều biện pháp tổ chức chơi đa dạng, sử dụng chúng một cách có hệ thống
nhằm phát huy tính tích cực nhận cho trẻ trong trò chơi dân gian.
Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ luôn có tính mục đích, tính cấu
trúc gắn với nội dung chơi, chúng luôn bị chi phối bởi nội dung và ảnh hưởng
trở lại làm nội dung ngày càng phong phú, tạo điều kiện cho trẻ thực hiện hành
động chơi và đánh giá kết quả chơi của trẻ ở trường mầm non.
1.2.3. Một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo

Cần đảm bảo những yêu cầu sau:
1.2.3.1. Không áp đặt
Trước hết, trò chơi phải hấp dẫn, gây hứng thú cho trẻ. Vui là một thuộc tính
cơ bản của chơi. Khác với học tập và lao động, chơi là một hoạt động không
mang tính bắt buộc. Trẻ đến với trò chơi hoàn toàn tự nguyện, thích mà chơi chứ
không ai ép buộc được. Tổ chức cho trẻ chơi điều cần nhớ là không áp đặt, gò
bó, đặt ra nhiều quy định buộc trẻ phải tuân theo.
1.2.3.2. Trẻ được chơi tự do
Tổ chức cho trẻ chơi tức là gợi ý, hướng dẫn sao cho trẻ tự chơi. Phát huy
tính tự lực, chủ động của trẻ, không làm thay làm hộ. Vì chơi là một hoạt động
độc lập của trẻ. Được độc lập trong khi chơi, trẻ sẽ dễ dàng phát huy nhiều sáng
kiến nỗ lực vượt qua mọi khó khăn và biết khắc phục mọi trở ngại trong quá
trình chơi, qua đó trưởng thành về mặt ý chí.
18
1.2.3.3. Thiết lập mối quan hệ giữa cô với trẻ và trẻ với các bạn
Ở lứa tuổi mẫu giáo, một cái “xã hội trẻ em” đang được hình thành, thì các
mối quan hệ bạn bè cũng trở nên phức tạp hơn, nếu không tổ chức tốt thì có thể
dẫn tới xung đột.Cần giữ cho được không khí hòa thuận, thân ái, bảo đảm cho
cuộc chơi thành công.
1.2.3.4. Trò chơi có lợi nhất đối với sự phát triển của trẻ
Muốn vậy, trước hết trò chơi phải có nội dung lành mạnh bổ ích, có tác dụng
rèn luyện và phát triển các chức năng sinh lí và tâm lý.
1.2.3.5. Tạo tình huống chơi, trò chơi phong phú
Trò chơi phong phú thỏa mãn nhu cầu phát triển về nhiều mặt của trẻ. Tránh
tình trạng để trẻ chỉ biết chơi có một số trò, lặp đi lặp lại ngày qua ngày một
cách đơn điệu nghèo nàn, làm trẻ chóng chán và không thúc đẩy sự phát triển
của chúng.
1.3. Thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5– 6 tuổi ở trường mầm
non
1.3.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng

Phát hiện thực trạng tổ chức sử dụng trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi ở trường mầm non.
Tìm hiểu các trò chơi dân gian thường sử dụng ở trường mầm non và biện
pháp hướng dẫn tổ chức các trò chơi dân gian của các cô giáo mầm non hiện
nay.
1.3.2. Vài nét về trường mầm non Họa Mi – Cầu Giấy – Hà Nội
Chúng tôi chọn Trường Mầm non Họa Mi, quận Cầu Giấy để tiến hành
thực nghiệm. Đây là trường được thành lập từ tháng 4/1983 đến nay tròn 26
năm. Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành trường mầm non Họa
mi không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng.
Đến nay trường có 15 nhóm lớp với 2 cơ sở. Tổng số cán bộ giáo viên và
nhân viên là 61 cô, tổng số học sinh 730 trẻ. Đội ngũ giáo viên đa số có bề
19
dày kinh nghiệm và nhiệt tình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Giáo
viên ở đây có trình độ nghiệp vụ từ trung cấp trở lên cho đến đại học.
Qua điểu tra cho thấy đội ngũ giáo viên đa số có bề dày kinh nghiệm và nhiệt
tình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Có hơn 55% giáo viên có thâm niên
công tác từ 6-20 năm trở lên, gần 45% giáo viên có năm công tác từ 1-5 năm.
Qua điểu tra cho thấy gần 90 % đội ngũ giáo viên của trường đã tham gia chăm
sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Chỉ có hơn 9% giáo viên chưa có kinh nghiệm dạy
trẻ mẫu giáo lớn.
1.3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
* Nội dung
- Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Họa Mi– Cầu Giấy – Hà Nội.
- Tìm hiểu các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian và kết quả chơi của trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Họa Mi – Cầu Giấy – Hà Nội.
* Phương pháp
- Quan sát hoạt động của cô và trẻ trong khi tổ chức trò chơi dân gian.
- Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường

mầm non Họa Mi – Cầu Giấy – Hà Nội.
- Trao đổi với giáo viên về việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 -
6 tuổi.
- Phân tích các kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian.
1.3.4. Kết quả nghiên cứu
1.3.4.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tổ chức trò chơi dân gian cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Họa Mi– Cầu Giấy – Hà Nội
* Nhận thức của giáo viên mầm non về sự cần thiết của trò chơi dân gian
trong quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Họa Mi– Cầu
Giấy – Hà Nội
Qua trao đổi, thu thập số liệu từ phiếu trưng cầu ý kiến đối với giáo viên
mầm non trường mầm non Họa Mi, chúng tôi thấy nhận thấy đa số giáo viên đều
20
thấy được sự cần thiết của trò chơi dân gian trong quá trình giáo dục trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi. Kết quả cụ thể:
- Có 68,18 % số ý kiến cho rằng trò chơi dân gian giữ rất vị trí quan trọng.
- Có 31.82 % ý kiến cho là quan trọng.
Kết quả điều tra trên chứng tỏ giáo viên đã nhận thức đúng vị trí quan trọng
của trò chơi dân gian đối với quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
* Nhận thức của giáo viên mầm non về vai trò của trò chơi dân gian đối với
sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Họa Mi– Cầu Giấy –
Hà Nội
Kết quả điều tra cho thấy giáo viên hiểu được vai trò của trò chơi dân gian
đối với sự phát triển của trẻ 5- 6 tuổi, cụ thể: Có 95.45% ý kiến giáo viên cho
rằng trò chơi dân gian là phương tiện dùng để giải trí cho trẻ, 86.36 % cho rằng
trò chơi dân gian phát triển thể chất cho trẻ, 81.82 % ý kiến cho rằng trò chơi
dân gian tạo điều kiện để trẻ học đếm, 100% ý kiến khẳng định vai trò của trò
chơi dân gian dùng để phát triển ngôn ngữ và mở rộng vốn hiểu biết xung quanh.
Bên cạnh đó có một số ý kiên khác chiếm 18.18 % cho rằng trò chơi dân gian
giúp trẻ hiểu thêm về lịch sử, phong tục tập quán, bảo tồn những văn hóa của

dân tộc. Theo họ trò chơi dân gian tác động mạnh mẽ đến trẻ em, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển nhân cách toàn diện ở trẻ mầm non.
* Nhận thức của giáo viên mầm non về thời điểm tổ chức trò chơi dân gian
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Họa Mi– Cầu Giấy – Hà Nội
Kết quả khảo sát việc lựa chọn thời điểm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
trong ngày cho thấy trò chơi dân gian được vận dụng linh hoạt vào trong các
hoạt động và vào các thời điểm khác nhau trong ngày như: Giờ đón trẻ, trả trẻ;
Trẻ chơi tự do; Chơi trong giờ thể dục sáng; Chơi trong giờ hoạt động góc, ngoài
trời … Cụ thể như sau:
- 40.91% ý kiến cho rằng thời điểm tổ chức trò chơi dân gian vào giờ đón
trẻ, trả trẻ.
21
- 31.8% cho rằng trẻ chơi tự do các trò chơi dân gian không phụ thuộc thời
điểm nhất định.
- 63.64% ý kiến cho rằng thời điểm tổ chức trò chơi dân gian vào giờ thể dục
sáng.
- 100% cho rằng thời điểm tổ chức trò chơi dân gian tốt nhất là trong giờ hoạt
động góc, ngoài trời.
- 36.36 % ý kiến là tổ chức trò chơi dân gian vào thời điểm giữa hai tiết học
điều này khiến cho trẻ có cảm giác thoải mái bước vào tiết học tiếp theo.
- 63.64% ý kiến cho rằng thời điểm tổ chức trò chơi dân gian trong chính
những giờ học chủ đích.
Kết quả này cũng cho thấy các giáo viên chưa chú tâm vào việc cho trẻ chơi
tự do. Phần lớn là áp đặt trẻ chơi theo một giờ nhất định như giờ hoạt động góc,
chơi trong các giờ hoạt động học có chủ đích. Điều này đã tạo tâm lý không
thoải mái, thụ động, thờ ơ khi chơi các trò chơi dân gian.
* Nhận thức của giáo viên mầm non về sự cần thiết của các biện pháp tổ chức
trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Họa Mi– Cầu
Giấy – Hà Nội
Kết quả khảo sát biện pháp của giáo viên khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ

5-6 tuổi là cần sử dụng những biện pháp như lập kế hoạch, sử dụng phương pháp
dùng lời, trực quan… Cụ thế:
- Có 86.36 % ý kiến cho rằng cần lập kế hoạch và 81.82 % lựa chọn trò chơi
trước khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Có 40.9 % ý kiến cho rằng cho trẻ chơi tự do.
- 90.91 % ý kiến sử dụng phương pháp trực quan.
- Có 100% ý kiến sử dụng phương pháp dùng lời.
- Có 86.36% ý kiến xây dựng môi trường chơi.
Qua trao đổi, thu thập số liệu từ phiếu trưng cầu ý kiến đối với giáo viên
mầm non trường mầm non Họa Mi, chúng tôi thấy nhận các giáo viên chưa coi
22
trọng phương pháp cho trẻ chơi tự do. Họ chưa nhận thức đầy đủ về vai trò chủ
thể tích cực trong quá trình chơi là trẻ.
* Nhận thức của giáo viên mầm non về những khó khăn khi tổ chức trò chơi
dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Họa Mi– Cầu Giấy – Hà
Nội
Kết quả điều tra cho thấy giáo viên gặp không ít khó khăn khi tổ chức trò
chơi dân gian. Cụ thể:
- Có 40.91 % cho rằng khó khăn là do thiếu nguồn trò chơi
- Có 54.55% ý kiến thấy rằng số lượng trẻ đông cũng là trở ngại khi tổ chức
chơi.
- 30.82 % cho rằng thiếu thời gian trong khi tổ chức trò chơi dân gian .
- 36.36% ý kiến cho rằng không đầy đủ về vật chất nên tổ chức trò chơi dân
gian cho trẻ khó khăn.
Nhưng số liệu trên cũng phản ánh rõ đội ngũ giáo viên chưa thực sự khắc
phục khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, hạn chế trong việc tìm kiếm, sưu tầm
các trò chơi dân gian.
* Những nguồn trò chơi dân gian thường hay sử dụng:
Kết quả điều tra cho thấy giáo viên hay sử dụng nguồn trò chơi dân gian có
trong:

Chương trình giáo dục mầm non, tuyển tập trò chơi giáo dục mầm non. Báo
Nhi Đồng, Họa Mi, kinh nghiệm bản thân.
* Những trò chơi dân gian thường tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi:
Nhảy lò cò, mèo đuổi chuột, chi chi chành chành, tập tồng vông, lộn cầu
vồng, rồng rắn lên mây, nu na nu nống, thả đỉa ba ba, bao bố…
Điều tra cho thấy phần lớn giáo viên sử dụng các trò chơi dân gian có sẵn
trong chương trình giáo dục mầm non, bị phụ thuộc nhiều vào tài liệu hướng
dẫn, hạn chế sư tầm và lựa chọn trò chơi phù hợp để tổ chức trò chơi dân gian
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
 Nhận xét chung :
23
Qua kết quả khảo sát, điều tra nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của
việc sử dụng, tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm
non Họa Mi– Cầu Giấy – Hà Nội chúng tôi có một vài nhật xét sau:
Phần lớn giáo viên đều thấy được sự cần thiết của trò chơi dân gian trong
quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Theo họ trò chơi dân gian tác động
mạnh mẽ đến trẻ em, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách toàn
diện ở trẻ mầm non. Họ thấy rằng trò chơi dân gian có thể được vận dụng linh
hoạt vào trong các hoạt động và tổ chức ở mọi thời điểm khác nhau trong ngày.
Giáo viên sử dụng những biện pháp như lập kế hoạch, sử dụng phương pháp
dùng lời, trực quan... để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ. Tuy nhiên, các cô giáo
vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chủ thể của trẻ trong quá trình trẻ chơi, chưa có
ý thức cải thiện những khó khăn. Hạn chế trong thời điểm tổ chức chơi, sự thiếu
nhiệt tình, tâm huyết tìm kiếm sư tầm các nguồn trò chơi dân gian phù hợp với
trẻ. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên:
- Do đời sống của giáo viên còn nhiều khó khăn do mức lương chưa hợp
lý, thời gian làm việc quá nhiều, luôn căng thẳng.
- Số trẻ trong một lớp quá đông nên các cô giáo chưa quan tâm được đầy
đủ đến từng trẻ, chưa xây dựng được kế hoạch tổ chức cho trẻ vui chơi một cách
đầy đủ và kỹ lưỡng .

- Do cơ sở vật chất còn hạn chế, diện tích lớp học nhỏ. Các đồ dùng đồ
chơi cũ, thiếu và không gây được hứng thú cho trẻ chơi.
- Các cô giáo chưa chủ động tìm kiếm nguồn trò chơi, vẫn chỉ hạn chế ở
những trò chơi có sẵn trong chương trình nên khi tổ chức các trò chơi dân gian
bị lặp lại, thiếu sự đổi mới khiến trẻ không tập trung, thấy nhàm chán.
- Thời điểm để trẻ chơi trò chơi dân gian thì ít và chỉ những khi có hoạt
động, sự kiện có liên quan như : Hội khỏe, hội thi, các ngày lễ tết… thì trẻ mới
được chơi với thời gian và số lượng các trò chơi tương đối. Những thời điểm còn
24
lại phần lớn là trẻ tự chơi ít sự chỉ dẫn chu đáo của giáo viên khiến các trò chơi ít
nhiều sai lệch, kém hứng thú.
1.3.4.2. Thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non Họa Mi– Cầu Giấy – Hà Nội
Qua điều tra thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi của các giáo viên trường mầm
non Họa Mi– Cầu Giấy – Hà Nội chúng tôi nhận thấy giáo viên thường hay sử dụng nguồn trò
chơi dân gian có sẵn như: Chương trình giáo dục mầm non, tuyển tập trò chơi giáo dục mầm
non. Báo Nhi Đồng, Họa Mi, kinh nghiệm bản thân. Những trò chơi thường giáo viên thường
hay sử dụng: Nhảy lò cò, mèo đuổi chuột, chi chi chành chành, tập tồng vông, lộn cầu vồng,
rồng rắn lên mây, nu na nu nống, thả đỉa ba ba, bao bố… Các biện pháp họ thường sử dụng để
tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ :
Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian trong các buổi chơi tự
do, trong chế độ sinh hoạt hàng ngày
Khi được hỏi thì có 86.36 % ý kiến cho rằng cần lập kế hoạch tổ chức trò
chơi dân gian trong các buổi chơi tự do, trong chế độ sinh hoạt hàng ngày và có
đến 13.64 % cho rằng không cần thiết phải lập kế hoạch chơi tự do, trong chế độ
sinh hoạt, chỉ nên lập kế hoạc tổ chức các tiết học trong đó có trò chơi dân gian.
Khi tìm hiểu kỹ về các kế hoạch chơi mà các cô giáo lập ra thì phần lớn là sơ sài,
chủ yếu chú ý đến hoạt động của cô còn hoạt động của trẻ thì không nhấn mạnh.
Biện pháp 2: Sưu tầm và lựa chọn trò chơi dân gian
Có 81.82 % ý kiến cho rằng cần lựa chọn trò chơi trước khi tổ chức trò chơi

dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Khi xem kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian
của họ chúng tôi thấy số lượng trò chơi sưu tầm đó xuất hiện rất ít, nếu có thì
trong phần lập kế hoạch không ghi cụ thể mục đích, hình thức chơi.Còn 18.18%
không thường xuyên lựa chọn trò chơi trước khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi, họ chủ yếu sử dụng các tài liệu có sẵn trong chương trình, ít
sử dụng các nguồn tài liệu khác. Khi được hỏi vì sao không sử dụng các nguồn
trò chơi dân gian khác để làm phong phú hoạt động vui chơi của trẻ thì nhiều cô
giáo trả lời không có thời gian, số khác thì cho rằng không cần phải sưu tầm, họ
25

×