Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Mối quan hệ của lạm phát và các yếu tố tiền tệ tại VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.2 KB, 13 trang )

Mối quan hệ của lạm phát và các yếu tố tiền tệ tại VN
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tìm hiểu chung về một số yếu tố tiền tệ
1.1.1 Tiền
1.1.1.1 Khái niệm về Tiền
Tiền tệ là một thuật ngữ quen thuộc trong đời sống chúng ta. Tuy nhiên, việc tìm
ra một định nghĩa thống nhất về tiền tệ lại rất khó khăn
Mác đã định nghĩa trừu tượng về tiền tệ là “tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt,
được tách ra khỏi thế giới hàng hóa, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng
hóa khác..”
Theo một số nhà kinh tế phái trọng tiền lại cho rằng tiền chỉ có chức năng làm
trung gian trao đổi nên tiền là tài sản không sinh lợi. Nó đại diện cho sức mua chứ
không tạo ra một khoản lợi tức nào như tài sản tài chính. Chính vì lý do này, họ cho
rằng định nghĩa tiền thích hợp nhất là khối tiền M1 bao gồm tiền mặt lưu thông và tiền
gửi ngân hàng không kì hạn.
Tuy nhiên ngày nay, không chỉ có tiền mặt, tiền gửi ngân hàng không kì hạn
được dùng để thanh toán mà còn có tiền tiết kiệm, tiền gửi kì hạn…(M2). Do đó các
nhà kinh tế hiện đại đã định nghĩa rằng tiền là bất cứ cái gì được chấp nhận chung
trong thanh toán để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ hay để trả nợ bao gồm khối tiền M2.
1.1.1.2 Cung tiền
Cung tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo đáp ứng
nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế.
Nói cách khác, mức cung tiền tệ là toàn bộ khối tiền đã được cung cấp cho nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Mức cung tiền tạo thành khối tiền tệ (Monetary
Block) và bao gồm các thành phần sau:
Tiền giao dịch (M1): Là khối tiền trực tiếp làm phương tiện lưu và phương tiện
thanh toán trong nền kinh tế. Khối tiền này có tính “lỏng” cao nhất trong các khối tiền,
nó bao gồm: Tiền mặt (Tiền pháp định/giấy bạc ngân hàng trung ương), tài khoản tiền
gửi không kỳ hạn, các thẻ thanh toán, ngoại tệ tự do chuyển đổi, Vàng, Séc các loại,
Các chứng từ có giá có khả năng thanh toán


1


Mối quan hệ của lạm phát và các yếu tố tiền tệ tại VN
Khối M2 là những phương tiện có tính “lỏng” thấp hơn khối tiền M1. Nó bao
gồm M1, tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi trong các quỹ tín dụng trong
thị trường tiền tệ.
Khối M3: Có tính lỏng thấp nhất. Nó bao gồm: M2, thương phiếu, tín phiếu và
cổ phiếu.
Lượng tiền được cung ứng vào nền kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lạm phát,
cán cân thanh toán, thặng dư ngân sách… do Ngân hàng trung ương, ngân hàng
thương mại và một số chủ thể khác quyết định.

1.1.1.3 Cầu tiền
Cầu tiền tệ là tổng khối lượng tiền mà các tổ chức và cá nhân cần có để thỏa mãn
các nhu cầu. Nhu cầu tiền tệ không trực tiếp quyết định mức tiền tệ cung ứng vì mức
tiền cung ứng nhiều hay ít phụ thuộc vào quyết định của NHTW, mà nó chỉ có tác
động gián tiếp đến mức cung tiền thông qua sự biến động về giá cả trên thị trường, lãi
suất…
Nhìn chung, trong nền kinh tế có hai nhu cầu lớn chi phối nhu cầu tiền đó là nhu
cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng. Rõ ràng, nền kinh tế muốn phát triển được đòi hỏi các
chủ thể cần gia tăng đầu tư, tạo thêm nhiều của cải vật chất. Khi nhu cầu đầu tư càng
tăng thì đòi hỏi nhu cầu tiền dành cho đầu tư càng lớn. Nhu cầu tiền dành cho đầu tư

2


Mối quan hệ của lạm phát và các yếu tố tiền tệ tại VN
phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất tín dụng và tỷ suất sinh lời từ hoạt động đầu tư và chính
sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước. Đặc biệt, Nhà nước có thể khuyến khích

các chủ thể gia tăng đầu tư bằng việc sử dụng công cụ lãi suất và chính sách thuế,
chính sách chi tiêu công cộng. Việc nhà nước khuyến khích hay hạn chế nhu cầu đầu
tư còn tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế phát triển quá “nóng”
hoặc khi đang lạm phát cao thì cần hạn chế khối lượng tiền trong lưu thông. Điều này
có thể làm giảm nhu cầu đầu tư của các chủ thể.
Nhu cầu tiêu dùng tăng hay giảm cũng phụ thuộc nhiều vào mức thu nhập và lãi
suất. Nếu lãi suất cho vay tiêu dùng càng tăng thì nhu cầu tiêu dùng có xu hướng giảm
và ngược lại. Như vậy cầu về tiền tỷ lệ thuận với thu nhập và tỷ lệ nghịch với lãi suất
Hàm cầu tiền tổng quát:

Trong đó:
k(%) là hệ số co giãn của cầu tiền theo thu nhập Y
h (%) là hệ số co giãn của cầu tiền theo lãi suất i
1.1.2 Lãi suất:
1.1.1.1 Khái niệm:
Lãi suất(tỷ suất lợi tức) là tỷ số giữa lợi tức thu được (phải trả) so với vốn đầu tư
(vốnvay) trong một đơn vị thời gian.
Hay nói cách khác, lãi suất là giá mà người vay phải trả khi sử dụng tiền không
thuộc sở hữu của họ và là tỷ suất lợi tức mà người cho vay nhận được nhờ vào sự trì
hoãn chi tiêu.

1.1.1.2Vai trò:
Lãi suất có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế và là trung tâm trong chính
sách tiền tệ của Chính Phủ. Cụ thể là:

3


Mối quan hệ của lạm phát và các yếu tố tiền tệ tại VN
• Lãi suất nắm giữ vai trò phân bổ nguồn lực khan hiếm trong xã hội và là yếu tố

tiên quyết cho một quyết định đầu tư vào một kinh tế, dự án hay một tài sản.
• Lãi suất còn là công cụ hiệu quả trong việc điều chỉnh tỷ lệ tiền tiết kiệm và tiền
tiêu dùng trong thu nhập của các chủ thể kinh tế. Nếu lãi suất hấp dẫn sẽ thu hút lượng
tiền tiết kiệm càng nhiều, lượng tiền tiêu dùng vào lưu thông sẽ ít lại và ngược lại.
Điều này có ý nghĩa quan trọng trong chính sách điều hành của chính phủ.
•Đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì lãi suất là yếu tố đầu vào
rất quan trọng. Nếu lãi suất cao làm cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp cao. Khi chi
phí cao, doanh nghiệp không có lý do nào mà không đưa giá sản phẩm cao hơn. Trong
nền kinh tế hội nhập như ngày nay, giá sản phẩm trong nước cao sẽ làm mất khả năng
cạnh tranh so với các mặt hàng nước ngoài. Điều này làm việc sản xuất của doanh
nghiệp trở nên khó khăn, đời sống công nhân bị ảnh hưởng, tỷ lệ tiêu dùng han chế...
1.1.1.3 Nguyên tắc xác định lãi suất
•Căn cứ vào cơ chế lãi suất dương
Theo cơ chế lãi suất dương thì lãi suất xác định như sau:
Tỷ lệ lạm phát bình quân < lãi suất huy động bình quân ≤ tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Ngân hàng là trung gian tín dụng, là cầu nối cho vay giữa doanh nghiệp và dân cư.
Để có thể huy động được vốn từ dân cư, ngân hàng phải đồng ý chi trả một mức lãi
suất bình quân lớn hơn tỷ lệ lạm phát. Mặc khác, Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp
nên luôn muốn kinh doanh có lãi để duy trì hoạt động của ngân hàng và ổn định thị
trường tài chính quốc gia. Điểu này giải thích cho việc lãi suất cho vay bình quân luôn
lớn hơn lãi suất huy động bình quân. Một vấn đề cuối cùng được đề cập trong cơ chế
lãi suất dương đó là tại sao lãi suất cho vay bình quân lại nhỏ hơn tỷ suất sinh lợi bình
quân của doanh nghiệp. Việc ngân hàng cho doanh nghiệp vay được xem là một hoạt
động đầu tư gián tiếp của ngân hàng. Ngân hàng không trực tiếp tạo ra lợi nhuận mà
chỉ hỗ trợ đầu tư vốn để doanh nghiệp kinh doanh. Do đó, phần lợi tức doanh nghiệp
chia cho ngân hàng không được lớn hơn lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra. Tức là lãi suất
cho vay bình quân phải nhỏ hơn hoặc bằng tỷ suất sinh lợi bình quân
•Căn cứ quan hệ cung cầu về vốn


4


Mối quan hệ của lạm phát và các yếu tố tiền tệ tại VN
Lãi suất được coi là giá cả của hàng hóa đặc biệt - tiền tệ. Vì vậy, theo cơ chế thị
trường, lãi suất cũng được xác định bởi quan hệ cung cầu về tiền tệ.

Nhìn vào đồ thị về quan hệ cung cầu tiền tệ, chúng ta có thể thấy khi cung tiền tệ
MS0 cân bằng với cầu tiền tệ LP0 thì lãi suất được ổn định tại mức i0.
Sự dịch chuyển của đường cung tiền hay cầu tiền trong đồ thị làm thay đổi điểm
cân bằng lãi suất i0 theo 2 trường hợp:
• Khi NHTW tác động đến lượng cung tiền giả sử như bán trái phiếu hay tăng
dự trữ bắt buộc làm cung tiền giảm từ MS 0 đến MS1. Điều này làm lượng cung tiền
thiếu hụt trong so với lượng cầu tiền tệ cần trong lưu thông nên lãi suất i 0 tăng lên
nhằm điều chỉnh lượng cầu tiền tệ cho tương ứng.
• Khi thu nhập thực GNP tăng lên làm nhu cầu tiền giao dịch tăng lên. Điều này
làm lượng cầu tiền LP0 dịch chuyển thành LP1. Với lượng cung tiền không đổi MS1, lãi
suất tiếp tục thay đổi từ i1 sang i2.
•Căn cứ vào thời gian:
1.1.1.4 Một số loại lãi suất thông thường
•Lãi suất trên thị trường mở: là lãi suất mà Ngân hàng nhà nước(NHNN)
bơm vốn cho Ngân hàng thương mại (NHTM) trong thị trường mở, được giao dịch
thông qua việc mua bán ngắn hạn tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân
hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện

5


Mối quan hệ của lạm phát và các yếu tố tiền tệ tại VN
chính sách tiền tệ quốc gia. Đây là dạng lãi suất vay “nóng” (qua đêm) nên thường cao

hơn lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu.
•Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất được sử dụng trong trường hợp NHNN
cấp tín dụng có bảo đảm cho các NHTM nhằm cung ứng vốn ngắn hạn.
•Lãi suất tái chiết khấu là hình thức lãi suất tái cấp vốn được áp dụng khi
NHNN tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác cho các tổ chức tín
dụng. Nó đồng thời là công cụ điều tiết lượng cung tiền của NHNN thông qua mối
quan hệ giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất thị trường:
Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì ngân hàng thương
mại sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép
vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ NHNN mà không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào.
Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các ngân hàng thương mại không
thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải
dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ NHTM với lãi suất cao hơn lãi suất thị
trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng.
Như vậy, với một tiền cơ sở nhất định, bằng cách quy định lãi suất chiết khấu cao hơn
lãi suất thị trường, NHNN có thể buộc các ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền mặt
bổ sung khiến cho số nhân tiền tệ giảm xuống (vì bội số của tiền gửi so với tiền mặt
giảm) để làm giảm lượng cung tiền. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm xuống thì
các ngân hàng thương mại có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và do vậy số nhân tiền tệ
tăng lên dẫn đến tăng lượng cung tiền.

•Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở
cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước,
lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho nội tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho
các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản là lãi suất thấp nhất
được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị
trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng
và xu hướng biến động cung cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không
được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.
Theo quy định của NHNN thì 4 lãi suất trên được sắp xếp theo trình tự như sau:


6


Mối quan hệ của lạm phát và các yếu tố tiền tệ tại VN

•Lãi suất bình quân liên ngân hàng là lãi suất vay mượn qua lại nhằm
đảm bảo tính thanh khoản liên tục giữa các ngân hàng với nhau.
Lãi suất bình quân liên ngân hàng biến động liên tục tùy thuộc vào thời điểm trong
ngày và tùy thuộc vào khả năng thanh toán của từng ngân hàng.
1.1.3 Tỷ giá:
1.1.3.1 Khái niệm:
Trong nền kinh tế toàn cầu, việc trao đổi mua bán, đầu tư giữa các quốc gia hay các
nhóm quốc gia với nhau là điều tất yếu. Do đó, nhu cầu sử dụng, trao đổi tiền tệ của
nhau là hiển nhiên. Từ những nhu cầu đó, thuật ngữ tỷ giá hối đoái đã ra đời. Theo
những quan điểm khác nhau thì tỷ giá hối đoái được định nghĩa như sau:
Theo quan điểm kinh tế học, tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế quan trọng trong
thương mại, đầu tư quốc tế. Tỷ giá ảnh hưởng tới giá cả và tác động đến các hoạt động
kinh tế xã hội trong và ngoài nước.
Theo các nhà kinh doanh, tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai
đồng tiền phát sinh trong các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu
tư, giao dịch tài chính quốc tế… Hoặc tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị
bằng số lượng đơn vị tiền tệ khác.
Vd: Tỷ giá hối đoái của một số ngoại tệ so với VND ngày 23/2/2012 như sau:

MÃ NT

TÊN NGOẠI TỆ

7


GIÁ


Mối quan hệ của lạm phát và các yếu tố tiền tệ tại VN
USD
GBP
EUR

US DOLLA
POUND STERLING
EURO

20.850
27.694
32.745

1.1.3.2 Sự hình thành tỷ giá:
Tỷ giá hối đoái của ngoại tệ so với đồng nội tệ được xem là giá cả của hàng hóa
đặc biệt. Đó là tiền tệ trên thị trường ngoại hối. Do đó, tỷ giá được hình thành theo quy
luật cung cầu ngoại tệ
•Cầu ngoại tệ:
Cầu ngoại tệ được hình thành từ nhu cầu người trong nước mua hàng hóa, tài sản,
dịch vụ từ nước ngoài. Do đó, đường cầu ngoại tệ được hình thành từ cầu hàng hóa
nhập khẩu
Hàm cầu hàng hóa nhập khẩu được xem là hàm số của giá nhập khẩu hàng hóa
được tính bằng nội tệ. Như vậy, hàm cầu hàng hóa nhập khẩu(Qm) có dạng:
Qm =α0-α1*Pm
Trong đó: α0, α1 là hệ số dương không đổi
Pm là giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ

Với Pm=S*Pm’
Pm’ là giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
S là tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với nội tệ
Từ trên, chúng ta thấy được hàm cầu hàng hóa theo tỷ giá hối đoái và giá hàng hóa
tính bằng ngoại tệ như sau: Q(m) =α0-α1*S*Pm’
Nếu Giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ là không đổi, thì Cầu hàng hóa
nhập khẩu tỷ lệ nghịch với tỷ giá hối đoái. Tức là khi tỷ giá hối đoái tăng hàng hóa
nhập khẩu trở nên đắc hơn trong mắt người tiêu dùng trong nước nên cầu về hàng hóa
nhập khẩu sẽ giảm và ngược lại.

Từ sự thay đổi của tỷ giá và cầu hàng hóa nhập khẩu, chúng ta sẽ vẽ đường cầu ngoại
tê. Đường cầu ngoại tệ là tập hợp những điểm có tọa độ là các mức tỷ giá và lượng cầu
ngoại tệ tương ứng. Đường cầu ngoại tệ là đường thằng dốc xuống từ trái sang phải.

8


Mối quan hệ của lạm phát và các yếu tố tiền tệ tại VN
Điều này giải thích rằng cầu ngoại tệ tỷ lệ nghịch với tỷ giá hối đoái. Khi đồng ngoại
tệ tăng giá so với nội tệ, nếu giá hàng hóa nhập khẩu theo ngoại tệ không đổi thì nhu
cầu hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài giảm xuống kéo theo nhu cầu về lượng tiền
ngoại tệ trong nước giảm theo( Với điều kiện các yếu tố liên quan khác không đổi).
Ps’ không đổi, S tăng

Qm giảm

Cầu ngoại tệ giảm

• Cung ngoại tệ:
Cung ngoại tệ xuất phát từ nhu cầu hàng hóa xuất khấu của người nước ngoài. Do đó,

cung ngoại tệ được xác định dựa vào nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của người nước
ngoài đối với sản phẩm trong nước.
Hàm cầu hàng hóa xuất khẩu của người nước ngoài là hàm theo giá xuất khẩu tính
bằng ngọai tệ nên có dạng: Qx = β0 - β1*Px’
Trong đó:

β0, β1 là các hằng số dương không đổi
Px’ là giá hàng hóa xuất khẩu tính theo ngoại tệ

Với Px’ = Px/S thì ta có hàm cầu hàng hóa xuất khẩu theo tỷ giá hối đoái như sau:
Qx = β0 - β1* Px/S
Như vậy, Khi giá hàng hóa xuất khẩu theo nội tệ không đổi(Px) thì tỷ giá hối đoái tăng
sẽ làm cho cầu hàng hóa xuất khẩu của người nước ngoài đối với hàng trong nước tăng
lên. Điều này được giải thích rằng: Khi tỷ giá hối đoái tăng lên làm hàng hóa xuất
khẩu sang nước nước ngoài trở nên rẻ hơn trong mắt người nước ngoài. Vì thế họ có
nhu cầu nhiều hơn về hàng hóa xuất khẩu này. Điều này kéo theo lượng ngoại tệ do
xuất khẩu mang về trong nước sẽ nhiều hơn hay lượng cung ngoại tệ tăng lên.

9


Mối quan hệ của lạm phát và các yếu tố tiền tệ tại VN
Px không đổi, S

Qx

Cung ngoại tệ

Như vậy, sau khi thiết lập 2 mô hình cung cầu ngoại tệ thì chúng tôi dễ dàng thiết lập
đô thị kết hợp giữa cung ngoại tẹ và cầu ngoại tệ. Đồ thị kết hợp cho ta thấy được tỷ

giá hổi đoán tại điểm cân bằng (S0) nên mà cung ngoại tệ (Sf) bằng cầu ngoại tệ (Df)

1.1.3.3 Phân loại tỷ giá hối đoái:

10


Mối quan hệ của lạm phát và các yếu tố tiền tệ tại VN
Trong thị trường tài chính, tỷ giá hối đoái thường xuyên được nhắc đi nhắc lại
nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên ở những lúc khác nhau thỉnh thoảng tỷ giá lại được
gọi những tên khác nhau. Nguyên nhân của vấn đề này là do có nhiều cách phân loại
khác nhau về tỷ giá hối đoái. Sau đây là một số cách phân loại thông dụng:
•Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối:
Tỷ giá điện hối là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng.

Đó

là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở để xác

định các loại tỷ giá khác.
Tỷ giá thư hối:tức là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Tỷ giá thư
hối thường thấp hơn tỷ giá điện hối.

•Căn cứ vào đối tượng xác định:
Tỷ giá chính thức là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước

đó xác định. Trên cơ sở của tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức
tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi.
Tỷ giá thị trường là tỷ giá được hình thành trên thị trường ngoại
hối, không có các sự can thiệp của chính phủ và NHTW

•Căn cứ vào cơ chế quản lí:
Tỷ giá thả nổi là tỷ giá biến động theo cung cầu ngoại tệ không có
hoặc ít có sự can thiệp của chính phủ.
Tỷ giá cố định là tỷ giá hối đoái mà được giữ cố định trong một thời gian
dài với biên độ dao động nhỏ ở mức cho phép. Thông thường, đồng nội tệ sẽ được xác
định TGHDCD với một đồng ngoại tệ mạnh (USA,GBP.JPY,UREO,CAD.....) hoặc
với vàng và được giữ cố định trong một khoảng thời gian dài nhất định.
•Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
Tỷ giá mua là tỷ giá hối đoái mà Ngân Hàng Thương Mại mua
ngoại hối cho khách hàng
Tỷ giá bán là tỷ giá hối đoái mà Ngân Hàng Thương Mại bán
ngoại hối cho khách hàng.

11


Mối quan hệ của lạm phát và các yếu tố tiền tệ tại VN
Sau đây là một số tỷ giá mua và tỷ giá bán của một số ngoại tệ so với VND ngày
24/2/2012:
Kí hiệu ngoại tệ
USD
EUR
GBP

Tỷ Giá Mua
20,810.00
27,591.67
32,365.97

Tỷ Giá Bán

20,870.00
28,046.90
33,032.50

1.2 Lý thuyết về các mối quan hệ giữa lạm phát và tiền tệ:
1.2.1 Mối quan hệ giữa lạm phát và tiền:
Mối quan hệ giữa tiền tệ và lạm phát cũng như mối quan hệ về tiền tệ và giá cả
luôn là đề tài hấp dẫn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế học. Do đó, từ những
năm 50 cho đến nay các nhà kinh tế học không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra
các lý thuyết về mối quan hệ giữa chúng. Để có thể hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa
lạm phát và tiền tệ tại Việt Nam, chúng ta cần nhìn lại một số công trình nghiên cứu
của các nhà kinh tế học nổi tiếng sau đây:
1.2.1.1Thuyết số lượng tiền tệ của Irving Fisher:
Một loạt Thuyết số lượng tiền tệ về quan hệ giữa lưu lượng tiền tệ và mức giá cả ra
đời. Vì thế có thể nói, TSLTT là lí luận quyết định mức vật giá. Bôđanh (J. Bodin,
người Pháp), theo chủ nghĩa trọng tiền thế kỉ 16, là người đề xuất sớm nhất TSLTT; ông
đã từng sử dụng sự biến động của lượng lưu thông tiền tệ để giải thích sự dao động của
vật giá ở Châu Âu thế kỉ 16. Ông cho rằng: "cuộc cách mạng giá cả" là kết quả của việc
số lượng lớn vàng bạc chảy vào, lượng lưu thông tiền tệ tăng thêm. Lôckơ (J. Locke) và
Hium (D. Hume), người Anh thế kỉ 18 phát triển thêm một bước thuyết này. Ricađô
(Ricardo), nhà kinh tế học cổ điển Anh cũng là nhà lí luận về số lượng tiền tệ. Đầu thế kỉ
20, Fisơ (I. Fisher), nhà kinh tế học Hoa Kì, đề ra phương trình Fisơ về số lượng tiền tệ
(x. Phương trình Fisơ). Phương trình Fisơ nhấn mạnh chức năng của tiền tệ với tính
cách là môi giới của trao đổi, từ góc độ trao đổi, chứng minh quan hệ giữa số lượng tiền
tệ và mức giá cả, cho nên còn gọi là phương trình trao đổi.
1.2.1.2 Thuyết số lượng tiền tệ của Friedman
1.2.1.3 Lý thuyết của Phái trọng tiền hiện tại ở Mỹ

12



Mối quan hệ của lạm phát và các yếu tố tiền tệ tại VN
1.2.2 Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất:
1.2.2.1 Hiệu ứng fisher
1.2.2.2 Quy tắc Taylor
1.2.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá(lý thuyết ngang giá sức mua)
1.3 Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và các yếu tố tiền tệ trên thế giới:
1.3.1 kết quả kiểm định mối quan hệ giữa tiền và lạm phát:
1.3.2 kết quả kiểm định mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát:
1.3.3 kết quả kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát:
Chương II MỐI QUAN HỆ CỦA LẠM PHÁT VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ TIỀN

TỆ KHÁC TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
2.1. Sơ lược về lạm phát tại Việt Nam
2.1.1 Nguyên nhân
2.1.2 Thực Trạng
2.2. Mối quan hệ giữa lạm phát và tiền tệ tại Việt Nam
2.2.1 Phân tích mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát tại Việt Nam
2.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa cầu tiền và lạm phát tại Việt Nam
2.3 Phân tích mối quan hệ lạm phát và lãi suất tại Việt Nam
2.4 Phân tích mối quan hệ lạm phát và tỷ giá tại việt nam
CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1Kết luận
3.2 Một số kiến nghị được rút ra về giải pháp kiềm chế lạm phát
3.2.1 Đánh đổi lãi suất để kiềm chế lạm phát
3.2.2 Phải quản lí chặt chẽ việc thu đổi ngoại tệ trên thị trường
3.2.3 Nới lỏng tỷ giá
3.2.4 Quản lí hiệu quả việc chi tiêu công của Chính Phủ

13




×