N
ghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Phát triển kinh tế
hợp tác và Hợp tác xã là vấn đề hêt sức quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội. Chuyển đổi hợp tác xã kiểu cũ theo luật hợp tác xã đạt hiệu quả
thiết thực, Phát triển hợp tác xã kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành để sản
xuất hoặc kinh doanh dịch vụ tạo điều kiện mở rộng quy mơ sản xuất, kinh doanh phù hợp
với q trình cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa”. Theo đây, ta khẳng định nền kinh tế Việt
Nam dù trong thời kỳ bao cấp hay đổi mới thì hợp tác xã vẫn là nền tảng của nền kinh tế
phát triển bền vững. Do vậy, một vấn đề pháp lý quan trọng được đặt ra đó là phương thức
thành lập Hợp tác xã đúng theo pháp luật hiện hành. Để làm sáng tỏ vấn đề này nhóm
chúng tơi xin tập trung khai thác đề tài: “Tư vấn thành lập một Hợp tác xã kinh doanh
dịch vụ đại lý mua bán hàng hóa”. Đây là một ví dụ cụ thể nhằm giúp chúng ta định
hướng được cách thức khi thành lập một Hợp tác xã trên thực tế.
C
ũng như việc thành lập bất cứ tổ chức kinh tế nào, việc thành lập Hợp tác xã cần
phải đáp ứng những yêu cầu nhất định của pháp luật về điều kiện chủ thể, ngành,
nghề kinh doanh, thủ tục thành lập, đăng ký hoạt động,… Để tiến hành thành lập
một Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ đại lý mua bán hàng hóa, cần xác định những điều kiện
sau đây:
1. Điều kiện chủ thể
1.1. Điều kiện pháp lý về nhân thân và ý chí của chủ thể
áng lập viên phải là những người được quy định theo khoản 1 Điều 5 Nghị định số
S
177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 là “công dân Việt Nam, tuổi từ 18 tuổi trở lên,
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự; đại diện có
đủ thẩm quyền của hộ gia đình hoặc pháp nhân, có hiểu biết pháp luật về hợp tác xã và
khẳng định bằng cam kết sẽ xây dựng và phát triển hợp tác xã do mình khởi xướng thành
lập”. Điều kiện trở thành xã viên được quy định tại Điều 10 Nghị định số 177/2004/NĐCP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã và một số văn bản pháp lý
có liên quan.
1
1) Đối với cá nhân
Thứ nhất, công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ (1); không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù, khơng
bị Tịa án tước quyền hành nghề do phạm các tội theo quy định của pháp luật và không
trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh
(2)
; Đối với
người nước ngoài, muốn tham gia thành lập Hợp tác xã phải nhập quốc tịch Việt Nam (3);
Thứ hai, khơng có quan hệ trong một bàng hệ (4) đối với cán bộ, công chức quản lý
trực tiếp tới ngành, nghề mà hợp tác xã kinh doanh (5);
Thứ ba, không thuộc một trong các đối tượng bị cấm của Điều 94 Luật Phá sản năm
2004 (6);
Thứ tư, có đơn xin gia nhập hợp tác xã; tán thành Điều lệ, Nội quy, Quy chế của hợp
tác xã; góp vốn và góp sức theo quy định của Điều lệ hợp tác xã.
2) Đối với cá nhân sử dụng quyền lực nhà nước
Cá nhân sử dụng quyền lực nhà nước bao gồm cán bộ, công chức được quy định
trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (7); cá nhân có vị trí quan trọng trong lực lượng vũ
trang được quy định trong Luật Công an nhân dân năm 2005 và Luật Sĩ quan quân đội
nhân dân năm 2008. Cán bộ, công chức phải đáp ứng:
Thứ nhất, được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý cán
bộ, cơng chức;
Thứ hai, có đơn xin gia nhập hợp tác xã; tán thành Điều lệ, Nội quy, Quy chế của hợp
tác xã; góp vốn và góp sức theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
1()
xem Mục 1, chương III của Bộ luật Dân sự năm 2005
2()
Các sáng lập viên là người có quyền và lợi ích trực tiếp đối với Hợp tác xã. Vì vậy, người đang chấp hành án
phạt tù- người đang bị hạn chế một số quyền công dân (bị giam giữ, bị hạn chế một số quyền tự do cá nhân) đương
nhiên sẽ không thể tham gia vào các quan hệ kinh doanh cũng như khơng có điều kiện để thực được các quyền và
nghĩa vụ phát sinh.
3()
Xem Luật Quốc tịch năm 2008
Bàng hệ: quan hệ ba đời bao gồm bố mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột, con cái.
5()
Xem Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005
4()
6()
Điều 94 Luật phá sản năm 2004 quy định: “Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp
danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh
nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh
nghiệp, hợp tác xã, không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba năm, kể
từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản”.
7()
Điều 4 Luật Cán bộ công chức năm 2008
2
Thứ ba, không được giữ các chức danh: Trưởng Ban quản trị, thành viên Ban quản trị;
Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm sốt; Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm hợp tác
xã; kế toán trưởng hoặc kế toán viên và các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của hợp tác xã;
Thứ tư, không làm việc trong các lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước;
Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng
vũ trang nhân dân không được là xã viên hợp tác xã.
3) Đối với hộ gia đình
Thứ nhất, có cùng tài sản chung để hoạt động kinh tế (8);
Thứ hai, có người đại diện (9) theo giấy ủy quyền (10).
4) Đối với pháp nhân
Thứ nhất, là các tổ chức, cơ quan theo quy định của Bộ luật Dân sự
(11)
và theo quy
định của Điều lệ hợp tác xã (trừ quỹ xã hội, quỹ từ thiện (12));
Thứ hai, có đơn xin gia nhập hợp tác xã theo hình thức đại diện ủy quyền (13); Góp
vốn, góp sức theo quy định của Điều lệ hợp tác xã.
1.2. Điều kiện pháp lý về số lượng chủ thể
Số lượng xã viên tối thiểu là 7 thành viên (14).
1.3. Điều kiện pháp lý về trình độ của chủ thể
Trước khi đăng kí thành lập Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ đại lý mua bán hàng hóa
việc lưu ý đến các ngành, nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề cũng rất quan trọng
như mua bán thuốc thú y, thú y thủy sản
(15)
; mua bán thuốc chữa bệnh
(16)
; buôn bán thuốc
bảo vệ thực vật (17); mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (18);…
1.4.
8()
Các điều kiện pháp lý về sức khỏe
Diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; những tài sản cố định khác phục vụ sản xuất,
kinh doanh của hộ gia đình
9()
Người đại diện của hộ phải có đủ các điều kiện như đối với cá nhân
10()
Phương thức ủy quyền tuân theo quy định của chương VII. Đại diện của Bộ luật Dân sự năm 2005
11()
Chương IV. Pháp nhân của Bộ luật Dân sự năm 2005
12()
Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 148/2007/NĐ-CP Về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện: “Quỹ thành
lập và hoạt động khơng vì lợi nhuận”. Mà Hợp tác xã lại là một tổ chức kinh tế.
13()
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân khác là người trong bộ máy lãnh đạo
của pháp nhân làm đại diện tham gia hợp tác xã nếu Điều lệ hợp tác xã không quy định khác
14()
Điểm a) khoản 3 Điều 11 Luật Hợp tác xã năm 2003
15()
Pháp lệnh thú ý năm 2004
16()
Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
17()
Quyết định 91/2002/QĐ-BNN ngày 11/10/2002 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
18()
Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa 2001
3
Một số loại hình bn bán địi hỏi chủ thể phải có điều kiện sức khỏe. Giấy chứng
nhận sức khỏe là căn cứ pháp lý quan trọng để chủ thể được phép tham gia vào hợp tác xã
đối với việc buôn bán các mặt hàng như đồ ăn, uống. Nhà nước nghiêm cấm: “Người mắc
bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm”
(19)
, “Người đang mắc bệnh
truyền nhiễm khơng được làm những cơng việc có liên quan trực tiếp đến thực phẩm, các
loại nước uống và rượu”
(20)
, việc buôn bán các mặt hàng tiếp xúc với nhiều người và dễ
lây truyền (21).
2. Vốn điều lệ và vốn pháp định
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2003: “Vốn điều lệ của hợp tác xã là tổng số
vốn do các xã viên đóng góp và được ghi vào Điều lệ hợp tác xã”.
Mặc dù hợp tác xã không phải là một loại hình doanh nghiệp nhưng “hợp tác xã
hoạt động như một loại hình doanh nghiệp” (Điều 1 Luật Hợp tác xã 2003). Do đó, vốn
điều lệ càng được xác định và kê khai trước khi đăng kí thành lập Hợp tác xã. Tài sản góp
vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá
trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác. Các loại tài sản này
phải được liệt kê trong Điều 163 của Bộ luật Dân sự năm 2005
(22)
hoặc là tiền công lao
động theo Bộ luật Lao động năm 2007. Mức vốn góp tối đa của một xã viên do Điều lệ hợp
tác xã quy định, nhưng không vượt quá 30% vốn điều lệ của hợp tác xã tại thời điểm xã
viên góp vốn.
Vốn góp và định giá vốn góp của xã viên; tăng, giảm vốn điều lệ hợp tác xã được
quy định cụ thể trong Điều 14, NĐ 177/2004/NĐ-CP.
Đối với các ngành nghề đòi hỏi vốn pháp định thì vốn điều lệ khơng được thấp hơn
vốn điều lệ.
3. Dịch vụ đại lý bn bán hàng hóa
19()
Khoản 9 Điều 5 Luật an toàn thực phẩm năm 2010
Khoản 3 Điều 7 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989
21()
Khoản 2 Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2008
22()
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản
20()
4
D
ịch vụ đại lý mua bán hàng hóa (đại lý thương mại) được quy định tại Điều 166
Luật Thương mại năm 2005, là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý
và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng
hố cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để
hưởng thù lao
(23)
. Như vậy, có thể hiểu đơn giản dịch vụ mua bán hàng hóa là việc mua
bán có vận chuyển hàng hóa của đại lý từ nơi giao hàng hóa đến các nơi bn bán cơ sở.
Hàng hóa ở đây bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong
tương lai; những vật gắn liền với đất đai (Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005). Để
trở thành hàng hóa được Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ mua bán hợp pháp, hàng hóa phải
đáp ứng một số điều kiện nhất định như quy định về nhãn hiệu hàng hóa, chất lượng hàng
hóa. Pháp luật nước ta quy định rất rõ ràng nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để
phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của những cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.
Nhãn hiệu hàng hố có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện
bằng một hoặc nhiều mằu sắc. Tại Điều 5 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
có quy định: “Hàng hố lưu thơng trong nước, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi
nhãn theo quy định của Nghị định này….” Cịn về chất lượng hàng hóa (mức độ của các
đặc tính của sản phẩm hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy
chuẩn kỹ thuật tương ứng) được quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật chất lượng sản phẩm,
hàng hóa năm 2007: Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong q trình lưu thơng
hàng hóa hoặc tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng
của hàng hóa do mình bán”.
3.1. Các mặt hàng cấm kinh doanh
23()
Việc kí kết hợp đồng đại lý cũng như quyền và nghĩa vụ của bên đại lý được quy định trong Điều 168, 174 và
175 Luật Thương mại năm 2005
5
K
hoản 1 Điều 7 Nghị định 102/2010/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết thi hành một
số điều của Luật Doanh nghiệp
(24)
quy định các ngành, nghề cấm kinh doanh,
theo Hợp tác xã kinh doanh dịch vu đại lý bn bán hàng hóa không được
buôn bán các mặt hàng sau:
Thứ nhất, các vũ khí quân sự, quân dụng dùng trong mục đích quốc phịng và an
ninh
Các vũ khí qn sự, qn dụng dùng trong mục đích quốc phịng và an ninh bao gồm
vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công
an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân
dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc
chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng. Nhà nước nghiêm cấm việc mua bán các
loại vũ khí này trong Điều 5 của Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ
khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ (25).
Thứ hai, các chất ma túy
24()
1. Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh (trích lược) gồm:
a) Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân
trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh
kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;
b) Kinh doanh chất ma túy các loại;
c) Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Cơng ước quốc tế);
d) Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân
cách;
đ) Kinh doanh các loại pháo;
e) Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trị chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khoẻ của
trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội;
g) Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được ch ế biến,
thuộc Danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hi ếm
thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng;
n) Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường;
o) Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành
và/hoặc sử dụng tại Việt Nam;
p) Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh và nghị định chuyên ngành.
25()
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm (trích lược)
2. Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật
liệu nổ, cơng cụ hỗ trợ.
...
10. Mua bán trái phép, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp các loại phế liệu, phế phẩm vũ
khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
6
Điều 61 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định: “Nghiêm cấm
sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma
t khác”. Dó đó, việc bn bán ma túy sẽ bị coi là tội phạm và bị truy tố theo pháp luật
hình sự (26).
Thứ ba, các hóa chất độc hại
Các hóa chất độc hại này có tên trong bảng 1 (theo Công ước quốc tế). Việc buôn
bán các loại hóa chất này sẽ vi phạm Khoản 1 Điều 7 Luật Hóa chất năm 2007. Hơn thế
nữa, đối với các loại hóa chất là thuốc bảo vệ thực vật thì cũng khơng được phép bn bán
các loại hóa chất có tên trong danh mục các hóa chất cấm sử dụng tại Thông tư số
10/2012/TT-BNNPTNT về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử
dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
Thứ tư, các sản phẩm phản động và phi văn hóa
Các sản phẩm phản động là những sản phẩm chứa đựng nội dung phi tiến bộ, chống
phá nhà nước xã hội Việt Nam dưới mọi biểu hiện, đi ngược lại với pháp luật. Cịn các sản
phẩm phi văn hóa là những sản phẩm mang tính đồi trụy, đi ngược lại với chuẩn mực văn
hóa cũng như pháp luật Việt Nam, gây ra những thói hư tật xấu, hoảng loạn, mê muội, mê
tín dị đoan.. Các sản phảm này có thể tồn tại dưới hình thức sách báo truyện, phim ảnh,
băng đĩa, trang phục,… Việc bn bán các loại hàng hóa này sẽ vi phạm các quy định của
pháp luật (27).
Thứ năm, các loại pháo nổ
Các loại pháo nổ là loại hàng hóa có tính nguy hiểm cao, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đối với sức khỏe cũng như tính mạng của con người. Việc kinh doanh pháo nổ là
hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Loại mặt hàng này bị cấm kinh doanh trong Nghị định
số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 về quản lý, sử dụng pháo (28).
Thứ sáu, các loại đồ chơi nguy hiểm, độc hại, phi giáo dục
Các đồ chơi nguy hiểm, độc hại, phi giáo dục là những đồ chơi của trẻ em nhưng lại
có tính sát thương cao, có chứa nhiều độc tố gây hại, thiếu tính nhân văn và ảnh hưởng tiêu
cực tới giáo dục nhân cách như dao, kiếm, súng, búp bê tình dục,...
26()
Điều 194 Bộ Luật Hình sự năm 2009
7
Thứ bảy, các loại động vật- thực vật hoang dã, quý hiếm
Nhà nước cấm buôn bán các loại động vật, thực vật trái với quy định của pháp luật
(29)
, đặc biệt là các loại động- thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Khoản 3 Điều 7
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 nghiêm cấm: “Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng
các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định”.
Thứ tám, các loại thuốc chữa bệnh
Các loại thuốc chữa bệnh nhằm phục hồi sức khỏe của con người. Việc kinh doanh
các loại thuốc này phải đáp ứng những điều kiện pháp định.
Thứ chín, các bộ phận cơ thể người
Khoản 3 Điều 11 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
năm 2006 nghiêm cấm: “Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác”. Việc mua
bán này sẽ bị coi là tội phạm.
Thứ mười, các phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm
Các phế liệu nhập khẩu không những gây ô nhiễm môi trường mà ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Các phế liệu nhập khẩu này có thể khơng cịn
tính năng sử dụng, có chứa nhiều các chất phóng xạ độc hại và nguy hiểm. Khoản 8 Điều 7
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cấm việc bn bán và nhập khẩu máy móc, thiết bị,
phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường.
Thứ mười một, các loại lương thực, thực phẩm, nước uống của con người, thức ăn
vật nuôi độc hại
27()
Điều 10 Luật Xuất bản năm 2008
Điều 253 Bộ luật Hình sự năm 2009
Điều 9 Nghị định số 54/2010/NĐ-CP quy định chi tiết về Luật Điện ảnh
Điều 12 Luật Công nghệ thông tin năm 2006
28()
Điều 4 (trích lược) của Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 về quản lý, sử dụng pháo quy định các
hành vi sau đây bị nghiêm cấm:
- Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo
nổ.
- Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc
pháo hoa.
- Mua bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong
quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.
29()
Khoản 9 Điều 12 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
8
Đối với các loại lương thực thực phẩm, nhà nước “nghiêm cấm sản xuất, lưu thông,
xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng lương thực, thực phẩm, các loại nước uống và rượu
không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh”
(30)
, nghiêm cấm việc mua bán các loại thực phảm
không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng; các loại lương thực thực phẩm chứa các
chất phụ gia không rõ nguồn gôc, quá hạn hoặc gây độc hại; động vật chết do bệnh dịch
hoặc không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để kinh doanh thực phẩm; buôn bán kinh doanh
các loại lương thực, thực phẩm bị biến chất, nước uống có nhiều độc tố, chưa qua khử
trùng,… (31).
Thứ mười hai, các loại hàng hóa khơng đạt tiêu chuẩn chất lượng
Các loại hàng hóa khơng đạt tiêu chuẩn chất lượng là những hàng hóa được phép
kinh doanh xong lại khơng đáp ứng được những thông số kĩ thuật, nguồn gốc, xuất xứ,
nhãn mác và tính năng sử dụng. Do việc sử dụng các loại hàng hóa này có xác suất gây hại
cao đối với con người cho nên nhà nước không cho phép kinh doanh các loại mặt hàng
này. Khoản 8 Điều 10 Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2009 nghiêm cấm: “Tổ chức,
cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khơng bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính
mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng”, “sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy
hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây
dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép”
(32)
. Chẳng hạn, nhà nước cấm
việc kinh doanh các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng, xe cơ giới khơng đảm bảo an tồn
kĩ thuật cũng như môi trường khi tham gia giao thông (33).
30()
31
Khoản 2 Điều 7 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989
()
Điều 5 Luật an toàn thưc phẩm năm 2010
Điều 7 Luật bảo vệ môi trường năm 2005
33()
Khoản 4 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008
32()
9
32. Các mặt hàng hạn chế kinh doanh
Các mặt hàng hạn chế kinh doanh sẽ được nhà nước kiểm soát bằng cách thu thuế.
Các mặt hàng này khi đem vào sử dụng có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường, ảnh hưởng
đến sức khỏe hoặc là phương tiện để hình thành các tệ nạn, thói hư tật xấu trong xã hội nên
nhà nước khơng khuyến khích các loại hàng hóa này. Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
năm 2008 quy định các loại hàng hóa hạn chế kinh doanh, bao gồm: Thuốc lá điếu, xì
gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm
(34)
; Rượu
(35)
; Bia;
Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng gh ế trở
lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; Xe mô tô
hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3; Tàu bay, du thuyền; Xăng
các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác
để pha chế xăng; Điều hồ nhiệt độ cơng suất từ 90.000 BTU trở xuống; Bài lá; Hàng mã.
Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010 bổ sung các loại hàng hóa thuộc diện hạn chế kinh
doanh: Xăng, dầu, mỡ nhờn (Xăng, trừ etanol; Nhiên liệu bay; Dầu diezel; Dầu hỏa; Dầu
mazut; Dầu nhờn; Mỡ nhờn); Than đá (Than nâu; Than antraxit; Than mỡ); HCFC; Túi
nilon thuộc diện chịu thuế; Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; Thuốc trừ mối thuộc
loại hạn chế sử dụng; Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng; Thuốc khử
trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
2.3. Các mặt hàng kinh doanh có điều kiện
Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện chủ yếu là các ngành, nghề yêu cầu chủ
thể có chứng chỉ hành nghề, có vốn pháp định hoặc có sự bảo lãnh của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền như xăng, dầu, khí đốt (chủ yếu là gas); thuốc chữa bệnh; các sản phẩm in
ấn, báo chí; các cổ vật lịch sử,…
34()
Xem Thông tư số 02/2011/TT-BTC quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh
thuôc lá
35()
Xem Nghị định số 40/2008/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu
10
Các chủ thể muốn thành lập Hợp tác xã để có thể kinh doanh được dịch vụ đại lý
mua bán hàng hóa một cách thuận lợi và hiệu quả, cần tìm hiểu kĩ càng về các chính sách
ưu đại thuế, chính sách khuyến khích đầu tư, bn bán các mặt hàng ở địa phương,…
4. Các điều kiện tối thiểu khác
Khi đã đáp ứng các điều kiện trên, việc thành lập Hợp tác xã còn phải đáp ứng các
điều kiện khác theo quy định của pháp luật thương mại như tên Hợp tác xã (tên Hợp tác xã
không được trùng hay gây nhầm lẫn với Hợp tác xã khác đã đăng kí, phải đáp ứng đầy đủ
các điều kiện theo Thơng tư số 05/2005/TT-BKH ngày 15/12/2005 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về việc hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 87/2005/NĐ-CP), trụ sở Hợp
tác xã (trụ sở chính của Hợp tác xã là địa điểm liên lạc, giao dịch của Hợp tác xã, phải ở
trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên
xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)),…
5. Thủ tục thành lập Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ đại lý buôn bán hàng hóa
Bước 1: sáng lập viên đưa ra ý tưởng thành lập Hợp tác xã
Một người, một nhóm người,một tổ chức, doanh nghiệp hay một cơ quan chức năng
ở địa phương có thể tập hợp lại với nhau để đưa ra kế hoạch thành lập Hợp tác xã. Những
người này phải cùng có nhu cầu hợp tác, thấy được lợi ích của Hợp tác xã, họ có kiến thức
về lĩnh vực hoạt động dự tính, họ có ý tưởng, chiến lược, định hướng về khả năng phát
triển Hợp tác xã, họ sẽ tuyên truyền vận động thành lập Hợp tác xã.
Bước 2: thực hiện nghiên cứu tính khả thi của đề án thành lập Hợp tác xã
Cần đánh giá các cơ hội thành công của đề án thành lập Hợp tác xã thơng qua nghiên
cứu tính khá thi về sự phát triển và tồn tại lâu dài .
Bước 3: xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch hoạt động
11
Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch hoạt động phải: thể hiện rõ các mục tiêu
cần đạt được; mô tả các biên pháp nhằm đạt được mục tiêu; xác định nguồn tài chính và
nhân lực cho hoạt động của Hợp tác xã; mơ tả cách thức tìm được các nguồn này; dự báo
các kết quả sẽ đạt được.
Bước 4: báo cáo với UBND cấp xã nơi dự định đặt trụ sở chính
Theo quy định tại Điều 10 Luật Hợp tác xã năm 2003, sáng lập viên phải báo cáo
bằng văn bản với UBND cấp xã nơi dự định đặt trụ sở chính các vấn đề: ý tưởng thành lập
Hợp tác xã, dự kiến nơi đặt trụ sở chính; phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch hoạt
động của Hợp tác xã; dự kiến thời gian tổ chức hội nghị thành lập Hợp tác xã.
Bước 5: tiến hành các hoạt động tuyên truyền, vận động
Để khuyến khích các thể nhân pháp nhân các hộ gia đình và các công chức tham gia
Hợp tác xã, sáng lập viên tuyên truyền và vân động các vấn đề: sự cần thiết phải thành lập
Hợp tác xã; giới thiệu đề án xây dựng Hợp tác xã, phương án sản xuất kinh doanh, kế
hoạch hoạt động của Hợp tác xã; giải thích các nguyên tắc và giá trị Hợp tác xã; nội dung
của Luật Hợp tác xã và các văn bản pháp luật; chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
và chính quyền địa phương về phát triển Hợp tác xã
Bước 6: xây dựng dự thảo điều lệ Hợp tác xã
Điều lệ Hợp tác xã được xây dựng phù hợp với quy định tại Điều 12 Luật Hợp tác xã
năm 2003, dựa trên cơ sở theo mẫu hướng dẫn xây dựng điều lệ Hợp tác xã do chính phủ
ban hành trong Nghị định 77/2005/NĐ-CP ngày 09/06/2005, không trái với quy định của
pháp luật có liên quan.
Bước 7: chuẩn bị và tiến hành Hội nghị thành lập Hợp tác xã
Chuẩn bị Hội nghị thành lập Hợp tác xã: chuẩn bị địa điểm, thời gian; xác định
thành phần tham gia Hội nghị thành lập: các sáng lập viên, khách mời, danh sách thành
viên hoặc danh sách đại biểu; xây dựng chương trình và nội dung Hội nghị thành lập Hợp
tác xã theo quy định Điều 11 Luật Hợp tác xã năm 2003. Tiến hành Hội nghị thành lập
12
Hợp tác xã, thảo luận và biểu quyết theo đa số các vấn đề theo quy định tại Điều 3 khoản 3
Luật Hợp tác xã năm 2003.
Bước 8: đăng kí kinh doanh
Sau hội nghị thành lập Hợp tác xã, người đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã sẽ
lập hoàn chỉnh các văn bản, lập và nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh tại cơ quan đăng kí kinh
doanh: phịng đăng kí kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư hoặc phịng được giao
nhiệm vụ đăng kí kinh doanh thuộc UBND huyện. Tùy điều kiện cụ thể, Hợp tác xã có thể
chọn cơ quan đăng kí kinh doanh tại cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi Hợp tác xã dự định đặt
trụ sở chính. Cơ quan Đăng kí kinh doanh phải xem xét giải quyết cấp giấy chứng nhận
đăng kí cho Hợp tác xã trong thời hạn15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ,
nếu từ chối thì phải thơng báo cho Hợp tác xã biết căn cứ theo quy định tai Điều 14, 15
Luật Hợp tác xã năm 2003.
Trình tự:
1) Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã hoặc người đại diện theo uỷ quyền
nộp 01 bộ hồ sơ theo qui định tại Bộ phận đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư.
Khi nhận hồ sơ Bộ phận đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
2) Bộ phận đăng ký kinh doanh kiểm tra hồ sơ: Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ
phận đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người nộp hồ sơ trong vòng 01 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ.
3) Trong quá trình thẩm định và giải quyết, nếu hồ sơ có vướng mắc phịng đăng ký
kinh doanh ra thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ.
4) Nhận kết quả tại bộ phận đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư. Khi đến
nhận kết quả, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải ký vào Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của hợp tác xã tại bộ phận một cửa.
Hồ sơ đăng kí kinh doanh
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
1) Đơn đăng ký kinh doanh Hợp tác xã theo mẫu
2) Điều lệ hợp tác xã
13
3) Số lượng xã viên, danh sách Ban quản trị, Ban Kiểm sốt hợp tác xã
4) Biên bản đã thơng qua tại Hội nghị thành lập Hợp tác xã
5) Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực
của thành viên Ban quản trị, hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác theo qui định
của pháp luật
6) Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với
Hợp tác xã kinh doanh ngành nghề mà theo qui định của pháp luật phải có vốn
pháp định
7) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề cuả ít nhất một người trong Ban quản trị
Hợp tác xã đối với Hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề mà theo qui định của pháp
luật phải có chứng chỉ hành nghề
8) Bản kê khai thông tin đăng ký thuế
Q
ua phần tư vấn trên, nhóm tơi đã đưa ra cách thức tiến hành, cũng như các cở sở
pháp lý cần thiết đối với những người muốn thành lập Hợp tác xã kinh doanh dịch
vụ đại lý mua bán hàng hóa. Qua đây giúp chúng ta có cái nhìn trực quan về hợp
tác xã cũng như ảnh hưởng tích cực của nó đến nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa của nước ta hiện nay. Đây là một loại hình kinh doanh không kiếm phần quan
trọng trong gam màu phát triển của bức tranh kinh tế thị trường.
14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Hợp tác xã năm 2003
2. Nghị định 177/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Hợp tác xã năm 2003
3. Dự án hỗ trợ thể chế phát triển hợp tác xã tại miền bắc Việt Nam, Sổ tay thành lập
Hợp tác xã
NXB GTVT, Hà Nội, 2009
4. Bộ luật Dân sự năm 2005
5. Luật Quốc tịch năm 2008
6. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005
7. Luật phá sản năm 2004
8. Luật Cán bộ công chức năm 2008
9. Luật Công an nhân dân năm 2005
10.Luật Sĩ quan quân đội nhân dân năm 2008
11. Nghị định số 148/2007/NĐ-CP Về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
12.Pháp lệnh thú y năm 2004
13. Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Dược
14.Quyết định 91/2002/QĐ-BNN ngày 11/10/2002 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
15.Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 quy định chi tiết một số điều của
Luật Di sản văn hóa 2001
16.Luật an toàn thực phẩm năm 2010
15
17.Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989
18.Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2008
19. Luật Thương mại năm 2005
20. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
21.Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007
22.
Nghị định 102/2010/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật
Doanh nghiệp
23.Luật Hóa chất năm 2007
24. Thơng tư số 10/2012/TT-BNNPTNT về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực
vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
25.Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng
cụ hỗ trợ
26.Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001
27.Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 về quản lý, sử dụng pháo
28.Luật Xuất bản năm 2008
29.Bộ luật Hình sự năm 2009
30.Nghị định số 54/2010/NĐ-CP quy định chi tiết về Luật Điện ảnh
31.Luật Công nghệ thông tin năm 2006
32.
Luật bảo vệ môi trường năm 2005
33.Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006
34.
Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2009
35.
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
36.
Luật giao thông đường bộ năm 2008
37.
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008
38.Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010
39.
Thông tư số 05/2005/TT-BKH ngày 15/12/2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
việc hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 87/2005/NĐ-CP
16
40.Nghị định 77/2005/NĐ-CP ngày 09/06/2005
41.Thông tư số 02/2011/TT-BTC quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP về
sản xuất, kinh doanh thuôc lá
42.Nghị định số 40/2008/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu
17