Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tập trung vào người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.92 KB, 11 trang )

VẤN ĐỀ 4 + 5: CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ
(Tập trung vào người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài)

Hình thức
TG,
tổ chức
ĐĐ
dạy-học
LT

Nội dung chính

2 - Cách thức giải quyết xung
giờ đột pháp luật đối với năng lực
TC pháp luật và năng lực hành vi
của người nước ngoài;
- Các chế độ pháp lí dân sự
dành cho người nước ngoài.

Yêu cầu SV chuẩn bị
* Đọc:
- Chương III Giáo trình tư pháp quốc tế,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội, 2007, tr. 75 -118;
- Chương: Chủ thể trong tư pháp quốc tế,
Giáo trình tư pháp quốc tế, Khoa luật - Đại
học quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 90 – 133;
- Tư pháp quốc tế, Jean Derruppe,
Nhà pháp luật Việt - Pháp, H à
Nội, 2004, tr. 26 -104;


- Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ nhân
thân và tài sản trong tư pháp quốc tế, Kỉ
yếu hội thảo, Nhà pháp luật Việt - Pháp,
Hà Nội, 2005 (các bài tham luận có liên
quan đến chủ thể trong tư pháp quốc tế).
LVN

1 - Giải thích đặc điểm của các quy
giờ chế pháp lí dân sự dành cho
TC người nước ngoài;
- Phân tích và trao đổi các quy
định của pháp luật Việt Nam
về xác định năng lực pháp luật
và năng lực hành vi dân sự.

- Các nhóm được giao đề tài để chuẩn bị;
- Thảo luận, tranh luận với nhau giữa các
nhóm những vấn đề liên quan đến chủ đề
đã lựa chọn;
- Đọc tài liệu tham khảo đã được hướng
dẫn.

 Người nước ngoài

Hình thức
TG,
tổ chức
ĐĐ
dạy-học
LT


Nội dung chính

2 - Đặc điểm quy chế pháp lí
giờ dân sự của pháp nhân nước
TC ngoài;
- Cơ sở để quốc gia là chủ thể
đặc biệt của tư pháp quốc tế,
nội dung và việc áp dụng

Yêu cầu SV chuẩn bị
* Đọc:
- Chương III Giáo trình tư pháp quốc tế,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội, 2007, tr. 75 - 118;
- Chương: Chủ thể trong tư pháp quốc tế,
Giáo trình tư pháp quốc tế, Khoa luật Đại
1


quyền miễn trừ tư pháp của học quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 90 -133;
- Tư pháp quốc tế, Jean
quốc gia trên thực tế.
Derruppe, Nhà pháp lu ật Vi ệt
- Pháp, Hà N ội, 2004, tr. 26-104 ;

- Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ nhân
thân và tài sản trong tư pháp quốc tế, Kỉ
yếu hội thảo, Nhà pháp luật Việt - Pháp,
Hà Nội, 2005 (các bài tham luận có liên

quan đến chủ thể trong tư pháp quốc tế).
Seminar

LVN

1 - Giải thích đặc điểm của các
giờ quy chế pháp lí dân sự dành
TC cho pháp nhân nước ngoài;
- Bình luận các quy định của
pháp luật Việt Nam về cách
thức xác định quốc tịch của
pháp nhân nước ngoài;
- Phân tích và bình luận việc
áp dụng quyền miễn trừ tư
pháp của quốc gia trên thực tế.

- Các nhóm được giao đề tài để chuẩn bị;

1 Các nhóm làm việc theo các
giờ chủ đề, tình huống, BT hoặc
TC hồ sơ đưa ra về địa vị pháp lí
của người nước ngoài; pháp
nhân nước ngoài và quốc gia chủ thể đặc biệt.

- Đọc tài liệu, lập dàn ý;
- Các nhóm trình bày quan điểm và kết
quả làm việc của nhóm ;
- Sau khi LVN có báo cáo tóm lược kết
quả làm việc.


- Nhóm lập dàn ý v ề n ội dung
lựa chọn;

- Thảo luận, tranh luận giữa các nhóm với
nhau những vấn đề liên quan đến đề tài
được lựa chọn.

 Pháp nhân nước ngoài
1. Khái niệm
Chú ý:
Nhà nước cũng có tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Ví dụ:
di sản không người thừa kế sẽ thuộc về nhà nước, công ty ký kết hợp
đồng với nhà nước để thực hiện dự án công.
Chủ thể của tư pháp quốc tế là các chủ thể tham gia vào quan hệ
mà tư pháp quốc tế điều chỉnh. Chủ thể của tư pháp quốc tế thường thể
hiện yếu tố nước ngoài (một bên hay cả hai bên).

2


Chủ thể phổ biến của tư pháp quốc tế là các thể nhân và pháp
nhân, ngoài ra nhà nước cũng có thể tham gia quan hệ trong những
trường hợp cụ thể cá biệt.
2. Các nhóm chủ thể của tư pháp quốc tế
(Nghị định 138/2006/NĐ- CP hướng dẫn thi hành phần quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài)
2.1.

Cá nhân- Người nước ngoài


Người nước ngoài là người không có quốc tịch của quốc gia sở tại
(nơi cơ quan có thẩm quyền đang giải quyết vấn đề), bao gồm:
1) Người có quốc tịch nước ngoài (có thể đa quốc tịch nhưng phải
không có quốc tịch Việt nam)
2) Người không có quốc tịch, không có liên hệ mật thiết với một
hệ thống pháp luật của một quốc gia nào, phải xác định theo các nguyên
tắc chung: nơi sinh, nơi sinh sống,…
Ngoài ra, chủ thể người nước ngoài còn được hiểu theo nghĩa rộng
là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bao gồm người có quốc tịch
Việt Nam và người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Thứ nhất, các chế độ pháp lý với người nước ngoài
Quy chế pháp lý áp dụng cho người nước ngoài: dựa trên các chế
độ đối xử cơ bản như:
• Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT)
Người nước ngoài khi sinh sống tại quốc gia sở tại sẽ có địa vị
pháp lý ngang hoặc tương đương với địa vị pháp lý mà công dân nước sở
tại đang hưởng và sẽ hưởng trong tương lai.
Mục đích: Chống phân biệt đối xử để tạo ra sự bình đẳng giữa các
chủ thể.

3


Căn cứ:
- Theo quy định pháp luật nước sở tại
- Theo quy định điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên
- Theo nguyên tắc có đi có lại
Ngoại lệ:
Để bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, quốc gia sở tại có quyền áp
dụng hạn chế đối với người nước ngoài. Ví dụ như quyền bầu cử, ứng cử,

hành nghề liên quan tới bí mật quốc gia.
Chú ý:
Pháp luật Pháp cho phép người nước ngoài ứng cử vào cấp cơ sở.
• Chế độ tối huệ quốc (NFN)
Người nước ngoài được hưởng chế độ pháp lý, các ưu đãi mà nước
sở tại đã, đang và sẽ dành cho bất cứ công dân nào của nước thứ ba.
Mục đích: Chống sự phân biệt đối xử đối với những người nước
ngoài với nhau sinh sống trên quốc gia sở tại, đảm bảo bình đẳng trong
quan hệ.
Phạm vi áp dụng:
Chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, thủ tục hải quan, thuế và lệ
phí.
Căn cứ:
- Theo quy định pháp luật nước sở tại
- Theo quy định điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên
- Theo nguyên tắc có đi có lại
• Chế độ có đi có lại

4


Quốc gia A đối xử tốt với công dân của B tương tự quốc gia B đối
xử tốt với công dân của A, theo nghĩa tích cực.
Có đi có lại thực chất và có đi có lại hình thức (áp dụng phổ biến)
• Chế độ báo phục quốc
Cũng chính là nguyên tắc có đi có lại nhưng theo nghĩa tiêu cực,
dùng để trả đũa lẫn nhau. Thường được sử dụng trong thương mại.
• Chế độ đãi ngộ đặc biệt
Nhân viên ngoại giao hưởng các quyền và nghĩa vụ đặc biệt.
Thứ hai, địa vị pháp lý của người nước ngoài

Tổng thể quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài được hưởng tại
quốc gia sở tại
• Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài
- Năng lực pháp luật
Năng lực của cá nhân là khả năng cá nhân cá nhân có quyền và
nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật.
Năng lực pháp luật của người nước ngoài sẽ được xác định theo
pháp luật nước sở tại (Điều 761 BLDSVN 2005). Năng lực dân sự của
người nước ngoài sẽ xác định theo pháp luật của người đó mang quốc
tịch. Nếu người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam thì năng lực pháp luật
dân sự của người nước ngoài được xác định như công dân Việt Nam, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
Lấy ví dụ khoản 1 Điều 761 BLDSVN 2005
- Năng lực hành vi dân sự
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng
hành vi của mình mà xác lập thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.

5


Đối với các quốc gia trên thế giới, để xác định năng lực hành vi
dựa trên các nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: xác định theo luật quốc tịch
Nguyên tắc 2: Xác định theo luật nơi người đó cư trú
Nguyên tắc 3: Kết hợp hai nguyên tắc trên
Điều 762 BLDSVN 2005, năng lực hành vi của người nước ngoài
được xác định trong hai trường hợp:
+ Xác định theo luật người đó là công dân
+ Xác định khi người đó giao dịch tại Việt Nam thì theo pháp luật
Việt Nam

Lấy ví dụ Điều 762 BLDSVN 2005
Chú ý:
Trong một số trường hợp năng lực hành vi dân sự của người nước
ngoài sẽ được xác định theo luật mà người đó mang quốc tịch và theo
luật Việt Nam
Ví dụ: Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, SĐBS năm
2011
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi còn được xác định theo Điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Điều 19 HĐTTTP Việt Nam và
Nga, Điều 17 HĐTTTP giữa Việt Nam và Lào)
Điều kiện:
Người nước ngoài phải tham gia vào quan hệ tư pháp quốc tế
Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
Người nước ngoài khi cư trú, sinh sống tại Việt Nam thì được nhà
nước dành cho các quyền sau: chế độ đố xử quốc gia, chế độ tối huệ
quốc, chế độ có đi có lại và chế độ ưu đãi đặc biệt. Các chế độ này được

6


xác định theo pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam
tham gia kí kết hoặc gia nhập.
• Quyền
Các quyền dân sự như học tập, lao động, sản xuất
Ngoại lệ:
Không được hưởng các quyền bầu cử, ứng cử, quyền hành nghề
trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, quyền cư trú (luật cư trú), quyền sở
hữu bất động sản.
Nghị định 51/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Nghị quyết 19 cho
phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt Nam, bao gồm:

- Nhà đầu tư tại Việt Nam, có giấy phép đầu tư
- Cá nhân người nước ngoài kết hôn tại Việt Nam
- Cá nhân có công với Việt Nam
- Cá nhân người nước ngoài đang làm việc trong lĩnh vực kinh
tế- xã hội, có trình độ đại học hoặc tương đương trở lên
Điều kiện:
Họ được phép cư trú tại Việt Nam từ 01 năm trở lên, không thuộc
diện nhân viên ngoại giao, lãnh sự
Sở hữu nhà ở, căn hộ ở chung cư thời hạn là 50 năm
• Nghĩa vụ
Người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam phải tuân thủ Hiến pháp
và pháp luật Việt Nam thì họ sẽ có nghĩa vụ tương ứng.
Người nước ngoài vi phạm thì họ có thể bị trục xuất (Tòa án trục
xuất hoặc Bộ trưởng Bộ Công an trục xuất).
Đối với nhân viên lãnh sự- ngoại giao, trục xuất theo con đường
ngoại giao.

7


2.2.

Pháp nhân nước ngoài

Quốc tịch của pháp nhân là mối quan hệ lâu dài, bền vững giữa
pháp nhân và quốc gia nhất định.
Xác định quốc tịch của pháp nhân là xác định sự tồn tại của pháp
nhân, quy chế pháp lý của pháp nhân giúp quốc gia sở tại kiểm soát được
pháp nhân, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.
Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân không mang quốc tịch Việt

nam
Quốc tịch của pháp nhân thường được xác định theo
• Nơi đăng ký thành lập (Việt Nam): dễ xác định, tính ổn định
cao, người thành lập pháp nhân có thể thành lập quốc tịch
cho pháp nhân
• Nơi đặt trụ sở chính (Pháp, Đức, Anh, Mỹ): tránh lạm dụng
trong việc lựa chọn quốc tịch pháp nhân, tính ổn định không
cao, trụ ở trong điều lệ có thể khác với trụ sở thực tế
• Nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh chính (các nước ở
Trung đông): hạn chế tối đa hiện tượng lẩn tránh pháp luật,
tính ổn định lại bấp bênh
Chú ý:
Cũng có trường hợp quốc gia xác định theo quốc tịch của chủ tịch
công ty, người có cổ phần cao nhất.
Pháp nhân cũng có thể có nhiều quốc tịch (nghĩa vụ tăng lên, phải
đóng thuế nhiều lần, thường lợi bất cập hại, và gây khó khăn trong việc
quản lý, xử lý pháp nhân)
Việt Nam không quy định cụ thể nguyên tắc xác định quốc tịch cho
pháp nhân nhưng có thể tìm hiểu qua những quy định pháp luật sau đây:
Điều 5 Nghị định 138/2006/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 765 BLDSVN 2005,

8


khoản 20 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005, khoản 1 Điều 16 Luật
Thương mại 2005.
• Quy chế pháp lý dân sử của pháp nhân nước ngòai
Pháp nhân luôn phải chịu tác động đồng thời của hai hệ thống pháp
luật:
- Pháp luật của quốc gia sở tại: Chi phối các hoạt động cụ thể của

pháp nhân được tiến hành trên lãnh thổ quốc gia sở tại (phạm vi
hoạt động, các quyền và nghĩa vụ pháp lý)
- Pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch: Các vấn
đề pháp lý của pháp nhân : sáp nhập, chia tách, giải thể phá sản,
… sẽ do pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch
chi phối
Chú ý:
Pháp luật của quốc gia sở tại tuyệt đối không thể can thiệp vào
các vấn đề pháp lý của pháp nhân. Trong khi đó pháp luật của quốc gia
mà pháp nhân mang quốc tịch có thể chi phối các hoạt động cụ thể của
pháp nhân
Quy chế pháp lý áp dụng cho pháp nhân sẽ dựa trên chế độ tối huệ
quốc (quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn)
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định tại Điều 765
BLDSVN.
2.3.

Quốc gia- chủ thể đặc biệt của Tư pháp quốc tế

9


Quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế: là chủ thể có chủ
quyền- Pháp luật các nước đều thừa nhận các quyền miễn trừ của quốc
gia:
Quyền miễn trừ tư pháp:
• Quốc gia không thể bị xét xử bởi bất kỳ tòa án của bất kỳ
quốc gia nào (nếu không có sự đồng ý của chính quốc gia
đó)
• Quốc gia không bị áp dụng các biện pháp pháp lý trong quá

trình tố tụng; Ví dụ phong tỏa tài khoản;
• Quốc gia được miễn trừ áp dụng các biện pháp thi hành án
Quyền bất khả xâm phạm về tài sản:
• Không có chủ thể nào được xử lý tài sản quốc gia (nếu
không có sự đồng ý của chính quốc gia đó)
• Không có hệ thống pháp luật nào được xử lý (quốc gia tự xử
lý, theo quy định của pháp luật quốc gia )
Mục đích
Nhằm bảo vệ chủ quyền của quốc gia và các quốc gia có tư cách
pháp lý bình đẳng nhau. Miên trừ tư pháp được quy định trong Công ước
về quyền mien trừ tài phán và tài sản của Quốc gia của Liên hợp quốc
thông qua ngàu 02/12/2004. Nhưng trong thực tế, quốc gia thường phải
từ bỏ một hay toàn bộ những quyền trên để có thể thực hiện ký kết, giao
dịch.
• Nội dung quyền miễn trừ tư pháp
Quyền miễn trừ tư pháp là quyền năng nên quốc gia có quyền
khước từ
- Quy định rõ trong Điều ước quốc tế
10


- Pháp luật quốc gia
- Trong hợp đồng
Nội dung các quyền miễn trừ tư pháp độc lập với nhau, quốc gia có
thể từ bỏ một hoặc nhiều quyền. Nghị định 60/1997 (đã hết hiệu lực quy
định) tài sản quốc gia sử dụng vào mục đích knh doanh sẽ không được
hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
Khoản 4 Điều 2 Luật TTDS: cá nhân, tổ chức nước ngoài được
hưởng ưu đãi về miễn trừ ngoại giao thì mọi tranh chấp sẽ giải quyết theo
con đường ngoại giao.

Khoản 4 Điều 12 Luật Đầu tư: tranh chấp giữa nhà đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam liên quan tới đầu tư tại Việt Nam sẽ được giải quyết
tại trọng tài hoặc tòa án Việt Nam.
SEMINAR
1. Tại sao không quy định năng lực hành vi dân sự của pháp nhân
nước ngoài?
2. Người nhiều quốc tịch theo khoản 2 Điều 760 BLDSVN?
3. Một bang của một nước có được coi là nhà nước?
4. Trường hợp nào quốc gia có quyền từ chối miễn trừ tư pháp?
5. Tại sao pháp luật nước sở tại lại không can thiệp được vào tổ
chức của pháp nhân nước ngoài?
6. Điều 761 được áp dụng trong trường hợp nào? Cho ví dụ
7. Tại sao tài sản quốc gia dùng trong mụ đích kinh doanh lại
không được miễn trừ tư pháp?
8. Cách xác định quốc tịch của pháp nhân nước ngoài?

11



×