Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phương pháp áp dụng trực tiếp một quy tắc xung đột pháp luật mà không dựa vào hệ thống luật quốc gia nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.14 KB, 13 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể thấy rằng việc quy định luật áp dụng cho hợp đồng rất quan trọng do đó quy
định trước luật áp dụng cho hợp đồng không thể bị coi nhẹ. Có thể nguy hiểm khi
luật áp dụng không được quy định trong hợp đồng: điều này không chỉ làm phức
tạp thêm việc giải quyết tranh chấp , mà đôi khi có thể dẫn đến phát sinh một tranh
chấp mới về luật áp dụng. Ngay khi xảy ra tình huống bất kỳ nào mà không được
quy định trong các điều khoản hợp đồng, hoặc nếu các điều khoản hợp đồng cần
được giải thích, những thiếu sót trong hợp đồng sẽ phải được bổ sung nhằm xác
định phạm vi nghĩa vụ của các bên trên cơ sở luật áp dụng. Khi tranh chấp được
đưa ra uỷ ban trọng tài, các bên trước tiên sẽ phải thuyết phục uỷ ban trọng tài về
luật mà họ coi là luật áp dụng, trước khi họ có thể bắt đầu tranh luận vụ việc. Rõ
ràng, không quy định luật áp dụng trong hợp đồng sẽ dẫn đến sự trì hoãn và làm
tăng các chi phí.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Xác định luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp theo sự thỏa thuận của
các bên.
Một hợp đồng ký kết giữa các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau có thể được
điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau (ví dụ: luật quốc gia của mỗi
bên ký kết, luật nơi thực hiện hợp đồng, luật nơi có tài sản là đối tượng của hợp
đồng, luật của quốc gia có truyền thống lâu đời về lĩnh vực đó, tập quán thương
mại trong lĩnh vực đó, v..v..). Vì vậy, để tránh những mâu thuẫn có thể xảy ra liên
quan đến vấn đề này, khi giao kết các hợp đồng dạng này các bên nên cùng thống
nhất lựa chọn một luật áp dụng cho hợp đồng. Nếu các bên đã thoả thuận được luật
áp dụng cho hợp đồng, uỷ ban trọng tài bắt buộc phải công nhận. Tuy nhiên, uỷ
ban trọng tài vẫn phải xem xét liệu có giới hạn đối với việc áp dụng luật đó không.
1


Xác đinh luật áp dụng cho nội dung tranh chấp phát sinh từ hợp đồng được hầu hết
các nước trên thế giới thừa nhận. Theo nguyên tắc này các bên được tự do xác định
luật điều chỉnh nội dung hợp đồng của họ. Các bên tự do lựa chọn luật mà họ cho


là gần gũi nhất, phù hợp với những nội dung của hợp đồng để điều chỉnh hơp đồng.
Khi xảy ra tranh chấp thì hội đồng trọng tài sẽ căn cứ vào sự thỏa thuận của các
bên trước đó áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Khoản 1 điều 28 luật mẫu quy
định: “Hội đồng trọng tài sẽ quyết định tranh chấp căn cứ vào nguyên tắc của luật
áp dụng cho nội dung tranh chấp mà các bên đã chọn. Bất kì sự chỉ rõ luật hoặc hệ
thống pháp lý của nước được chọn sẽ được giải thích trừ khi qui định khác như là
sự dẫn chiếu một cách trực tiếp tới luật nội dung của quốc gia đó và không dẫn
chiếu đến nguyên tắc xung đột luật của nước này”.
Điều 7 (1) công ước châu âu 1961 về TTTMQT quy định rằng “các bên tự do thỏa
thuận về việc xác định luật áp dụng mà trọng tài viên phải sử dụng đối với nội
dung tranh chấp”. Điều 1946 BLTTDS cộng hòa pháp cũng quy định: “ Trọng tài
viên sẽ giải quyết tranh chấp phù hợp với các quy định trong luật lựa chọn của các
bên”.
2. Xác định luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp, nếu không được các bên
quy định
Nếu các bên không quy định luật áp dụng, chính uỷ ban trọng tài sẽ xác định các
quy tắc áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp. Đây cũng là khuynh hướng chung
trong các điều ước quốc tế về trọng tài, trong các quy tắc của tổ chức trọng tài cũng
như trong luật của các nước về trọng tài. Điều 1946 bộ luật TTDS Pháp quy định: “
trọng tài viên sẽ quyết định tranh chấp theo pháp luật của các nước được các bên
lựa chọn hoặc trong trường hợp các bên không lựa chọn thì theo luật của nước mà
trọng tài viên thấy là phù hợp. Điều 7 CƯ châu âu 1961 về TTTMQT quy định:
“nếu không có bất kỳ sự quy định của các bên về luật áp dụng thì các trọng tài viên
2


sẽ áp dụng luật thích hợp theo nguyên tắc xung đột pháp luật mà trọng tài viên có
thể áp dụng. Khoản 2 Điều 28 luật mẫu UNCITRAL xác định : nễu các bên không
chọn luật hội đồng trọng tài sẽ áp dụng luật được xác định bởi các nguyên tắc xung
đột luật mà HĐTT thấy là thích hợp.

Một trọng tài viên quốc tế, không giống như một thẩm phán, không bắt nguồn từ
một cơ quan có thẩm quyền quốc gia nơi ông ta/bà ta làm việc, trọng tài viên
không tuân theo lex fori (luật của nơi xét xử). Vì vậy, trọng tài viên không có nghĩa
vụ áp dụng luật nội dung của nước diễn ra tố tụng trọng tài, nếu các bên không quy
định áp dụng luật nội dung này cho tranh chấp. Trọng tài viên cũng không phải áp
dụng quy tắc xung đột luật của nơi xét xử trọng tài. Qua các phán quyết trọng tài
đã được xuất bản, người ta thấy có rất nhiều phương pháp được các trọng tài viên
quốc tế sử dụng để xác định quy tắc luật áp dụng[1].
+ Phương pháp áp dụng trực tiếp một quy tắc xung đột pháp luật mà không dựa
vào hệ thống luật quốc gia nào.
Phương pháp trực tiếp nghĩa là ủy ban trọng tài trực tiếp tiến hành giải quyết tranh
chấp mà trước tiên không đặt ra vấn đề về các quy tắc xung đột luật áp dụng. Theo
phương pháp này, uỷ ban trọng tài xác định nhân tố liên hệ mà uỷ ban thấy có tính
quyết định hoặc quan trọng, giữa hợp đồng và luật mà uỷ ban quyết định áp dụng.
Nhân tố này có thể liên quan tới nơi thực hiện những nội dung chính của hợp đồng,
trọng tâm của hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng, nơi cư trú của người bán,v.v…
Các yếu tố này có thể rất đa dạng trong từng vụ việc cụ thể. Trọng tài sẽ sử dụng
riêng lẻ hoặc kết hợp giữa các yếu tố với nhau. Mục đích cuối cùng là tìm ra quốc
gia có quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng từ đó sử dụng luật nước này để điều
chỉnh nội dung của hợp đồn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể nguy hiểm và
gây tranh cãi, nếu tranh chấp liên quan đặc biệt tới hiệu lực của hợp đồng fhoặc các
vấn đề về thời hạn.
3


+ Phương pháp áp dụng quy tắc xung đột luật của các nước có mối quan hệ với
vụ tranh chấp được đưa ra trọng tài
Theo nguyên tắc này, uỷ ban trọng tài xem xét quy tắc xung đột luật của từng hệ
thống pháp luật liên quan tới tranh chấp (quy tắc của các nước mà các bên bắt
nguồn từ đó, của các nước nơi hợp đồng được ký kết hoặc thực hiện,v.v…). Ưu

điểm của phương pháp này là tính đến khả năng dự đoán phương thức giải quyết.
Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không có tác dụng trong trường hợp việc áp dụng
các quy tắc xung đột luật khác nhau không đưa đến sự lựa chọn một luật duy nhất.
+ Dựa trên những nguyên tắc chung của luật tư pháp quốc tế
Với phương pháp này, một số nguyên tắc chung hoặc được chấp nhận phổ biến
được rút ra từ những bộ quy tắc xung đột luật quan trọng nhất. Các trọng tài viên
thường sử dụng các nguyên tắc “trọng tâm” và “mối liên hệ mật thiết nhất”.
Mặc dù việc tham khảo các bộ quy tắc xung đột luật khác nhau có thể có sức
thuyết phục, phương pháp này có tác dụng đơn giản hoá. Các nguyên tắc nêu trên
không phải luôn luôn trùng khớp với các quy tắc xung đột luật được xem xét. Điều
này có thể giải thích tại sao một số uỷ ban trọng tài, nhằm thúc đẩy sự lựa chọn của
mình, dựa vào những công ước quốc tế như:
·

Công ước về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng (Rome, 1980) – The

Convention on the Law Applicable to Contractual Obligations;
·

Công ước về luật áp dụng cho mua bán hàng hoá quốc tế (La Hay ngày 15

tháng 6 năm 1955) – The Convention on the Law Applicable to the International
Sale of Goods; hoặc
·

Công ước về luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (La

Hay ngày 22 tháng 12 năm 1986) – The Convention on the Law Applicable to
Contracts for the International Sale of Goods.
+ Tập quán thương mại hoặc “thực tiễn”

4


Trong rất nhiều vụ, phán quyết của uỷ ban trọng tài không căn cứ vào luật của một
quốc gia mà căn cứ vào “tập quán thương mại” hoặc “thực tiễn” hoặc “các nguyên
tắc chung của luật”, hoặc thậm chí vào lex mercatoria. Và uỷ ban trọng tài đã làm
như vậy trong trường hợp họ có thẩm quyền xét xử trên cơ sở công bằng và trong
cả trường hợp họ không có thẩm quyền đó. Một số công ước quốc tế, Luật mẫu của
UNCITRAL về trọng tài và một số quy tắc tố tụng trọng tài quy định các trọng tài
viên sẽ xem xét cả tập quán thương mại, thậm chí cả khi họ áp dụng luật quốc gia.
Việc tham khảo tập quán thương mại thường có thể bổ sung những thiếu sót trong
luật áp dụng, bởi các tập quán trong thế giới thương mại quốc tế có thể phát triển
nhanh hơn luật. Tuy nhiên, trọng tài viên không thể sao lãng luật do các bên chọn
với lý do họ đang xem xét các tập quán thương mại. Nếu các bên đã không chọn
được luật áp dụng, thì các trọng tài viên đôi khi chỉ dựa trên các tập quán thương
mại để nêu ra những căn cứ pháp lý cho quyết định của họ. Nếu làm như vậy, các
trọng tài viên sẽ phải dựa vào các công ước quốc tế và/hoặc quy tắc tố tụng trọng
tài quy định các trọng tài viên có thể, hoặc sẽ, trong mọi trường hợp được dựa vào
thực tiễn thương mại.
Phương pháp áp dụng Lex mercatoria
Lex mercatoria được tranh cãi trong học thuyết về luật từ những năm 60 (do Giáo
sư Berhold Goldman và Giáo sư Clive Schmitthoff khởi xướng), mặc dù cho tới
nay vẫn chưa có định nào xác định rõ ràng khái niệm và dung hoà tất cả những
người có ý kiến khác nhau về vấn đề này. Trong luật án lệ trọng tài, rất ít phán
quyết được dựa trên lex mercatoria mà không áp dụng bất kỳ hệ thống pháp luật
quốc gia nào. Đối với một số phán quyết dạng này, đơn đề nghị huỷ phán quyết đã
được nộp cho các toà án quốc gia. Các toà án của Anh và Pháp đã bác những đơn
đề nghị đó, và cho rằng một trọng tài viên có thể ra các quyết định dựa trên các
nguyên tắc của luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng được quốc tế chấp nhận hoặc lex
mercatoria. Luật án lệ đó cũng như luật án lệ trọng tài cho thấy các bên có thể đưa

5


tranh chấp ra xét xử theo lex mercatoria chứ không theo luật quốc gia cụ thể. Quan
điểm này được ủng hộ bằng cách tham khảo “các quy tắc của luật” trong Luật mẫu
của UNCITRAL (Điều 28) và trọng luật trọng tài của nhiều quốc gia cũng như các
quy tắc tố tụng trọng tài khác nhau. Khi phải xác định các quy tắc lex mercatoria,
hoặc của các nguyên tắc chung của luật về mua bán hàng hoá quốc tế, các trọng tài
viên thường phải dựa trên: Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế ký tại Viên ngày 10 tháng 4 năm 1980. Nguyên tắc Hợp đồng
thương mại quốc tế của UNIDROIT. Nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc tế
của UNIDROIT
Lời nói đầu của Nguyên tắc UNIDROIT dc ghi nhận như sau: Nguyên tắc được áp
dụng khi các bên đã thoả thuận rằng hợp đồng của họ được điều chỉnh bởi Nguyên
tắc này. Nguyên tắc có thể được áp dụng khi các bên đã thoả thuận rằng hợp đồng
của họ được điều chỉnh bởi “các nguyên tắc chung của luật”, ” lex mercatoria”,
hoặc những gì tương tự như vậy. Nguyên tắc có thể cung cấp giải pháp cho một
vấn đề phát sinh khi chứng minh được rằng không thể xác định quy tắc của luật áp
dụng liên quan. Nguyên tắc cũng có thể sử dụng để giải thích hoặc bổ sung các văn
kiện luật thống nhất quốc tế. Nguyên tắc có thể làm mẫu cho các nhà lập pháp
quốc gia và quốc tế.
Nguyên tắc của UNIDROIT chắc chắn sẽ đóng góp vào việc mang lại cho lex
mercatoria một nội dung được định nghĩa rõ hơn. Về mặt này, Nguyên tắc của
UNIDROIT là một công cụ hữu ích để có thể sử dụng và áp dụng trong trọng tài
thương mại quốc tế.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Luật áp dụng quy định phạm vi trách nhiệm tương ứng của các bên và sẽ giúp bổ
sung những chỗ khuyết trong các điều khoản hợp đồng. Tầm quan trọng của việc
quyết định trước trong hợp đồng luật áp dụng cho hợp đồng đã được nhấn mạnh.
6



Không làm như vậy sẽ dẫn đến tình trạng không rõ ràng và nguy hiểm. Vấn đề luật
nào sẽ được áp dụng cho hợp đồng không chỉ phát sinh khi có tranh chấp. Vấn đề
này cũng phát sinh khi hợp đồng đang được ký kết – và đôi khi thậm chí còn trước
đó -bởi luật áp dụng sẽ xác định giá trị pháp lý của các quyền và nghĩa vụ của các
bên trong hợp đồng. Khi thực hiện hợp đồng, các bên cần phải biết luật nào áp
dụng cho hợp đồng, các điều kiện chọn luật

[3]

bởi các điều khoản hợp đồng không

phải lúc nào cũng quy định đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên.

PHỤ LỤC
[1] PHÁN QUYẾT SỐ 37
TRANH CHẤP VỀ THÙ LAO TRONG HỢP ĐỒNG
KHẢO SÁT THIẾT KẾ
Các bên:
7


Nguyên đơn : Kiến trúc sư người Mỹ
Bị đơn

: Công ty thuê thiết kế Arập Xê-út

Các vấn đề được đề cập:



Luật áp dụng cho tranh chấp



Lựa chọn luật trực tiếp



Lex mercatoria



Các tập quán thương mại

Tóm tắt vụ việc:
Năm 1976 Nguyên đơn và Bị đơn ký kết với nhau hai thoả thuận (Thoả
thuận Dịch vụ giai đoạn I và Thoả thuận Dịch vụ giai đoạn II) theo đó Nguyên đơn
thực hiện các công việc chuẩn bị các bản vẽ và các tài liệu xây dựng liên quan khác
cũng như liên hệ với các nhà thầu xây dựng chính cho một dự án xây dựng ở
Jeddah, Arập Xê-út. Các bên thoả thuận đưa các tranh chấp có thể phát sinh ra
trước trọng tài ICC tại Geneva để giải quyết. Trong các thoả thuận này không đề
cập gì đến việc chọn luật áp dụng.
Khi tranh chấp phát sinh giữa các bên về mức phí khảo sát thiết kế, Nguyên
đơn khởi kiện ra trọng tài. Bị đơn kiện lại với lý do mình đã phải trả cho Nguyên
đơn mức phí quá cao.
Phán quyết này được tuyên năm 1985 giải quyết vấn đề luật áp dụng cho
tranh chấp.
Nguyên đơn thì cho rằng luật áp dụng cho tranh chấp phải là Luật của bang
Georgia, Mỹ bởi tất cả các công việc chính qui định trong các thoả thuận đều được

thực hiện tại bang này. Nguyên đơn cũng cho rằng có thể lựa chọn luật của Thuỵ
Sỹ, luật của nơi có chủ thể xét xử (lex fori), hay lex mercatoria cũng có thể được
8


áp dụng. Cuối cùng, Nguyên đơn còn dựa vào “các qui tắc luật quốc tế tương tự
qui định về các dịch vụ kỹ thuật theo đó nếu không có thoả thuận ngược lại, mối
quan hệ giữa các bên sẽ được điều chỉnh bởi luật của nơi cư trú của kỹ thuật viên
chứ không phải là luật nơi cư trú của người thuê dịch vụ kỹ thuật”.
Bị đơn thì lại cho rằng cần áp dụng luật của Arập Xê-út bởi các nghĩa vụ của
Nguyên đơn được thực hiện một phần tại bang Georgia, một phần tại Arập Xê-út,
trong khi đó tất cả các nghĩa vụ về phí a Bị đơn lại được thực hiện tại Arập Xê-út.
Hơn nữa, theo Thoả thuận Dịch vụ giai đoạn II, tất cả các nghĩa vụ của Nguyên
đơn sẽ được thực hiện tại Arập Xê-út. Về các tập quán thương mại, Bị đơn cho
rằng không tồn tại bất kỳ một tập quán nào qui định trực tiếp về các dịch vụ kiến
trúc do một kiến trúc sư Mỹ cho một dự án tại Arập Xê-út. Cuối cùng, Bị đơn cho
rằng cả luật Thuỵ Sỹ lẫn lex mercatoria đều không thể được áp dụng.
Phán quyết của trọng tài:
Uỷ ban trọng tài quyết định trong trường hợp này phải áp dụng luật bang
Georgia vì các lý do sau đây:
1. Rõ ràng là các bên đã không lựa chọn luật.
2. Căn cứ vào chứng cứ được trình ra trước Uỷ ban trọng tài thì vấn
đề luật điều chỉnh không hề được các bên bàn bạc đến khi ký kết hợp đồng, và rõ
ràng là các bên cũng không đạt được một thoả thuận ngầm hay hiểu ngầm nào về
vấn đề này. Do không có bất kỳ chứng cứ nào về một thoả thuận hay một ý định
thực tế nào của các bên, Uỷ ban trọng tài cho rằng không thể tuyên bố là các bên
đã chọn luật thực chất của Thuỵ Sỹ hay lex mercatoria. Uỷ ban trọng tài cho rằng
để lựa chọn luật áp dụng thì cần có một thoả thuận của các bên về vấn đề này và
trong vụ việc đang xem xét thì không có một thoả thuận như vậy.


9


3. Dựa vào các chứng cứ do các bên trình ra liên quan đến các dịch vụ mà
Nguyên đơn phải cung cấp cho Bị đơn theo thoả thuận thì rõ ràng là phần lớn các
công việc được thực hiện tại bang Georgia. Một vài chuyến công tác để điều tra
thực tế và để liên hệ của các đại diện của Bị đơn đến Arập Xê-út không thể làm
cho trung tâm công việc chính được chuyển từ bang Georgia sang Arập Xê-út. Uỷ
ban trọng tài cho rằng trọng tâm và phần công việc cơ bản của Nguyên đơn (được
trả phí là 5.135.997 đồng Rial Saudi) được tiến hành và thực hiện tại bang Georgia,
Mỹ.
Uỷ ban trọng tài cho rằng trong vụ việc này không nhất thiết phải xác
định một qui tắc luật xung đột cụ thể nào để xác định luật áp dụng cho hợp đồng
bởi hầu hết các qui tắc luật này qui định luật được áp dụng là luật của nơi tiến hành
phần công việc chủ yếu, mà theo quan điểm của Uỷ ban trọng tài thì không còn gì
nghi ngờ rằng phần công việc cơ bản và chủ yếu theo thoả thuận đã được thực hiện
tại bang Georgia.
Uỷ ban trọng tài cũng lưu ý rằng quyết định áp dụng luật của bang
Georgia cũng phù hợp với các qui tắc luật quốc tế liên quan đến cung cấp dịch vụ
kỹ thuật.
Uỷ ban trọng tài cho rằng không cần phải xem xét trường hợp giả định là
luật nào sẽ được áp dụng nếu Giai đoạn dịch vụ II đã được tiến hành. Rõ ràng là
các bên có lựa chọn ký hai thoả thuận riêng rẽ liên quan đến công việc của Nguyên
đơn trong dự án này và rõ ràng là Giai đoạn Dịch vụ II chưa bắt đầu và ít nhất là
trong tố tụng trọng tài này các bên chưa hề viện dẫn đến sự tồn tại của bất kỳ nghĩa
vụ hay trách nhiệm nào phát sinh từ Thoả thuận Dịch vụ Giai đoạn II. Theo Uỷ ban
trọng tài thì không nhất thiết là hai thoả thuận dịch vụ này phải được điều chỉnh
bởi cùng một luật. Do vậy, luật điều chỉnh Thoả thuận Dịch vụ Giai đoạn II không
thể là cơ sở chắc chắn để xác định luật điều chỉnh Thoả thuận Dịch vụ giai đoạn I
10



mà Uỷ ban trọng tài đang phải quyết định. Theo nhiều qui tắc xung đột luật thì việc
xác định luật áp dụng chủ yếu dựa vào các tình tiết thực tế và công việc cơ bản
theo các hợp đồng đã được thực hiện. Trong trường hợp cụ thể này thì phần công
việc Giai đoạn Dịch vụ II chưa được thực hiện, nên Uỷ ban trọng tài chỉ cần xem
xét các tình tiết thực tế của vụ việc chứ không xem xét đến phần công việc trong
tương lai, phần sẽ được điều chỉnh bởi một thoả thuận riêng rẽ khác mà chưa được
thực hiện.
[2] Một luật sư Thuỵ Sĩ có thể nói rằng luật Thuỵ Sĩ thường được chọn làm luật
trung lập trong giao dịch thương mại quốc tế. Bởi vì luật Thuỵ Sĩ phù hợp với các
điều kiện đặt ra ở trên, ít nhất đối với những nước theo hệ thống luật La Mã – Đức
(thường gọi là những nước theo hệ thống luật lục địa), ở châu Âu lục địa, Mĩ
Latinh, Bắc Phi và nước châu Phi cận Sahara nói tiếng Pháp, và Inđônêxia. Luật
Thuỵ Sĩ được tổ chức rất hệ thống, dễ tiếp cận cả về về nội dung và ngôn ngữ bởi
vì nó được viết bằng ba ngôn ngữ chính của quốc gia này (tiếng Đức, Pháp, ý) và
thường được dịch ra tiếng Anh. Luật của Pháp cũng phù hợp với các điều kiện nêu
trên, mặc dùng nó ít được sử dụng ít rộng rãi hơn bởi không thường được dịch ra
các ngôn ngữ khác. Đối với những nước theo luật Anh – Mĩ, có thể tham khảo các
ý kiến của tư vấn pháp lý khi quyết định luật áp dụng. Ví dụ, luật Anh thường được
lựa chọn trong các hợp đồng hàng hải và bảo hiểm hơn là trong các lĩnh vực khác.
3. Điều kiện chọn luật áp dụng
- Luật được xem xét để chọn làm luật áp dụng phải dễ tiếp cận.
Điều này có nghĩa là dễ dàng tiếp cận nội dung của nó bằng các phương tiện thông
thường (các bộ luật, luật án lệ và các điều ước sẵn có trong các thư viện luật, hiệu
sách, qua Internet hoặc qua liên lạc thư tín). Như vậy, cần phải hiểu ngôn ngữ dùng
trong luật. Hơn nữa, luật được xem xét nên có kết cấu đầy đủ.
11



Để giải quyết tốt nhất các khó khăn về pháp lý có thể phát sinh trong quá trình thực
hiện hợp đồng, luật được xem xét để chọn làm luật áp dụng cũng nên phù hợp với
hoạt động thương mại cụ thể mà các bên dự kiến trước[2].
Ví dụ, bởi ấn Độ sử dụng hệ thống luật Anh – Mĩ, một công ty ấn Độ làm ăn với
một công ty Inđônêxia sẽ có thể cảm thấy thuận lợi khi chọn luật của úc (hệ thống
luật Anh – Mĩ) làm luật áp dụng cho hợp đồng.
Đối với một công ty chủ yếu giao dịch thương mại quốc tế với một công ty ở nước
khác, công ty này nên tăng cường sự hiểu biết về pháp luật của quốc gia đó và áp
dụng luật của quốc gia đó cho các hợp đồng bất kể khi nào nó không thể, hoặc
không muốn, áp dụng luật của quốc gia mình – bởi luật của quốc gia đó dễ tiếp cận
và phù hợp với các hoạt động thương mại của công ty hơn. Việc này sẽ tạo thuận
lợi cho các giao dịch hợp đồng của công ty.
-Chỉ áp dụng luật được lựa chọn khi hợp đồng quy định thiếu, không đầy đủ,
không rõ ràng
- Chú ý đến điều khoản bảo lưu của quốc gia
Các bên có thể bảo lưu việc áp dụng luật quốc gia cho những vấn đề không quy
định trong hợp đồng. Ví dụ, theo cách diễn đạt dưới đây:
Đối với tất cả các vấn đề không được quy định trong hợp đồng, luật quốc gia … sẽ
được áp dụng.
luật do các bên quy định sẽ chỉ can thiệp khi hợp đồng không quy định đầy đủ hoặc
thiếu điều khoản quy định về một vấn đề cụ thể. Trường hợp như vậy thường
không xảy ra khi hợp đồng đã được đàm phán chi tiết.
-Có thể chọn đồng thời nhiều luật áp dụng với điều kiện các luật được chọn
phải phù hợp với nhau
Một giải pháp khác có tính chia nhỏ (dépecage). Giải pháp này sẽ hình thành một
hợp đồng được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau cùng một lúc. Thông thường,
giải pháp này phù hợp với nguyện vọng của một trong các bên muốn giữ những
12



điểm quan trọng nhất của hợp đồng chỉ trong phạm vi điều chỉnh của một luật quốc
gia duy nhất. Tuy nhiên, điều này không dễ dàng thực hiện và rất dễ gây ra tranh
chấp đối với vấn đề luật áp dụng cho một vấn đề cụ thể.
Các bên cũng có thể áp dụng các quy tắc không mang tính chất quốc gia cho hợp
đồng của mình, như các tập quán thương mại quốc tế, lex mercatoria hoặc các
Nguyên tắc của UNIDROIT. Nhiều bộ luật hiện hành đã đề cập đến khả năng này
(Bộ luật tố tụng dân sự mới của Pháp, Đạo luật Thuỵ Sĩ về Luật tư pháp quốc tế,
Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại, v.v…)

13



×