Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phạm vi tranh chấp; cơ quan giảiquyết tranh chấp; Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp; Thi hành phán quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.27 KB, 17 trang )

Mở bài
Như chúng ta đã biết, ASEAN là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội
của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, đóng một vai trò quan trọng để liên kết
các nước trong khu vực này nhằm thúc đẩy sự phát triển của các nước thành viên trên
nhiều lĩnh vực khác nhau., trong đó có lĩnh vực kinh tế. ASEAN đóng một vai trò quan
trọng trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế - thương mại giữa các nước thành
viên, đây là điều mà ở các tổ chức quốc tế khác như WTO cũng có. Vậy có điểm gì
giống và khác nhau giữa ASEAN và WTO trong vấn đề này ? Để làm rõ, nhóm chúng
em xin được chọn phân tích đề tài: “So sánh cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại của Asean và WTO về các vấn đề: Phạm vi tranh chấp; cơ quan giải
quyết tranh chấp; Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp; Thi hành phán quyết”

1


I. Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của
ASEAN và WTO
1. Khái niệm cơ chế giải quyết tranh chấp
Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế trong đó các chủ thể của Luật quốc tế
có sự khác nhau về quan điểm và sự xung đột, mâu thuẫn về lợi ích, đòi hỏi phải được
giải quyết bằng biện pháp hòa bình và dựa trên các nguyên tắc, quy phạm của Luật
quốc tế nhằm ổn định các quan hệ quốc tế và duy trì hòa bình an ninh quốc tế.
Trên thế giới càng ngày càng có nhiều sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực mang tầm
khu vực và liên khu vực, kinh tế - thương mại là một trong những lĩnh vực nổi trội và
đặc biệt phức tạp. Đặc biệt trong thương mại Quốc tế, lĩnh vực mà các bên tham gia có
những đặc điểm về tập quán kinh doanh, ngôn ngữ và cả các đặc điểm văn hoá rất khác
nhau, thì tranh chấp lại càng lớn, cả về mặt quy mô và khả năng xảy ra tranh chấp.
ASEAN và WTO là hai tổ chức có sự hợp tác về mặt kinh tế thương mại rất
rộng. Vì thế nên khi các cuộc trao đổi - hợp tác diễn ra sẽ không tránh khỏi những
tranh chấp bất đồng trong quá trình đó. Nếu không có một cơ chế giải quyết phù hợp
thì những bất đồng trong kinh tế - thương mại sẽ dẫn đến sự bất hòa trong quan hệ giữ
các bên.


Từ “cơ chế” là chuyển ngữ của từ mécanisme của phương Tây. Từ điển Le Petit
Larousse (1999) giảng nghĩa “mécanisme” là “cách thức hoạt động của một tập hợp
các yếu tố phụ thuộc vào nhau”. Còn Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996)
giảng nghĩa cơ chế là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện”1.
Như vậy cơ chế giải quyết tranh chấp trong kinh tế - thương mại trong hai tổ
chức này là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện”. Tức là việc giải quyết tranh
chấp này sẽ được thực hiện theo quy trình được quy định tại văn bản pháp luật được
công nhận ở tổ chức đó. Đây được xem là văn bản pháp lý có cơ sở và có phạm vi áp
1

/>
2


dụng. Cơ chế giải quyết sẽ được thi hành bởi cơ quan chuyên giải quyết tranh chấp của
tổ chức và thủ tục giải quyết tranh chấp được ghi rõ trong văn bản. Như vậy, hiểu về
một cơ chế giải quyết tranh chấp nói chung, hay tranh chấp kinh tế - thương mại nói
riêng là cách thức giải quyết các tranh chấp đó theo trình tự mà tổ chức đó đã có quy
định trong văn bản pháp luật.
2. Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN
a. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển cơ chế giải quyết tranh
chấp kinh tế thương mại của ASEAN
Trong thập kỉ đầu mới thành lập, hoạt động của ASEAN chủ yếu tập trung vào
các vấn đề chính trị, văn hóa và tăng cường mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau để củng cố,
hợp tác phát triển mối quan hệ đoàn kết trong khu vực Đông Nam Á. Thời kì này
ASEAN chưa có một cơ chế giải quyết tranh chấp riêng trong khu vực. Tuyên bố
Bangkok năm 1967 ghi nhận khẳng định bước đầu của các nước ASEAN cùng nhau
thúc đẩy hòa bình, ổn định khu vực thông qua việc tôn trọng công lý, các nguyên tắc
pháp luật trong quan hệ giữa các quốc gia và Hiến chương của Liên hợp quốc. Tiếp
theo tuyên bố Bangkok, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á đã được kí kết

tại Bali (Indonesia) ngày 23 – 24/2/1976. Mục đích của Hiệp ước này là duy trì nền hòa
bình vĩnh viễn, thúc đẩy sự thân thiện và hợp tác lâu bền, góp phần tăng cường tình
đoàn kết và quan hệ chặt chẽ giữa các nước tham gia Hiệp ước.
Sau khi thành lập khu vực mậu dịch tự do AFTA, sự cần thiết phải có một cơ
chế giải quyết tranh chấp thương mại hiệu quả trong khu vực trở nên rõ ràng. Tại cuộc
họp lần thứ ba vào tháng 12/1992, các thành viên ASEAN đã đưa ra cơ chế giải quyết
tranh chấp cho chương trình nghị sự của Hội đồng AFTA. Các nhà lãnh đạo ASEAN
đã nhất trí thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN bằng việc kí kết
thông qua Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp vào ngày 20/11/1996 tại
Manila (Philippin) đưa ra một cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của
ASEAN.
3


ASEAN được thành lập với nhiệm vụ bảo đảm hòa bình, an ninh và xây dựng
một nền kinh tế. Trong năm 2004, các nước thành viên ASEAN đã thông qua một Nghị
định thư mới về cơ chế giải quyết tranh chấp, thực hiện một bước quan trọng trong việc
tạo ra một hệ thống xét xử riêng biệt dựa trên các nguyên tắc mang tính pháp lý khác
với hệ thống tập trung vào việc hòa giải như trước đây. Ngày 20/11/2007 đánh dấu một
sự kiện quan trọng trong lịch sử ASEAN khi các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí thông qua
Hiến chương ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN 13 ở Singapo. Sự ra đời của Hiến
chương phản ánh sự trưởng thành của Hiệp hội, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm mạnh
mẽ của các nước thành viên nhằm mục tiêu xây dựng một ASEAN hòa bình, ổn định
và phát triển với vị thế mới hơn, liên kết chặt chẽ hơn và ràng buộc pháp lý hơn.
b. Khái niệm cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN
Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN là tổng thể thống
nhất các cơ quan giải quyết tranh chấp, cách thức, trình tự, thủ tục giải quyết tranh
chấp và việc thi hành phán quyết giải quyết tranh chấp.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp truyền thống của ASEAN đó là các tranh chấp
giữa các quốc gia thành viên cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không can

thiệp vào công việc nội bộ của nhau trên cơ sở hợp tác hiệu quả giữa các bên, tôn trọng
nguyên tắc thỏa thuận, kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi có
tranh chấp.
3. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Những tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên của WTO được giải
quyết theo những quy định về giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại này. Cơ
chế giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của WTO được ra đời từ sau vòng đàm
phán Uruguay và được chính thức áp dụng kể từ tháng 12 năm 1996. Theo đó, nền
tảng, cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của WTO được
thực hiện theo “Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh giải quyết tranh chấp
– gọi tắt là DSU” – được gọi là cơ chế giải quyết tranh chấp chung. Ngoài ra, WTO
4


còn có hệ thống giải quyết tranh chấp chuyên biệt thực hiện theo các quy định trong
các Hiệp định cụ thể.
Việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của WTO được thực hiện trên cơ
sở nguyên tắc công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên
tranh chấp. Theo DSU, các bên tranh chấp có thể lựa chọn cho mình biện pháp giải
quyết tranh chấp khác nhau, như môi giới, hòa giải, tham vấn, trung gian hoặc có thể
lựa chọn thiết chế tài phán quốc tế khác để giải quyết như trọng tài quốc tế. Nếu các
biện pháp trên được các bên sử dụng mà vẫn chưa giải quyết được tranh chấp thì các
bên này có thể khiếu nại trước Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB ( Dispute
Settlement Body) của WTO. DSB không phải là cơ quan chuyên biệt để giải quyết
tranh chấp mà chính là Đại hội đồng của WTO – có thành viên là đại diện cấp đại sứ
của các thành viên WTO.
Khi các bên đệ trình tranh chấp lên DSB, Nhóm các chuyên gia PANEL được
DSB thành lập để giải quyết tranh chấp cụ thể này rồi giải thể sau khi thực hiện xong
nhiệm vụ. Nhóm chuyên gia PANEL có nhiệm vụ đánh giá khách quan các vấn đề
tranh chấp và tiến hành các điều tra khác rồi trình báo cáo lên DSB để giúp DSB đưa ra

các quyết định hay các khuyến nghị thích hợp. Các bên tranh chấp có quyền phải đối
báo các này và kháng cáo lên Cơ quan phúc thẩm - được thành lập bởi DSB. Cơ quan
phúc thẩm có quyền xem xét, để nguyên, thay đổi hoặc hủy bỏ kết luận trong báo cáo
của Nhóm chuyên gia PANEL. Báo cáo Cơ quan phúc thẩm được đệ trình lên DSB và
việc thông qua báo cáo này theo nguyên tắc đồng thuận. Các bên tranh chấp có nghĩa
vụ thực hiện vô điều kiện quyết định cuối cùng của DSB trên cơ sở báo cáo của Cơ
quan phúc thẩm. Nếu quyết định hoặc khuyến nghị của DSB không được bên thua kiện
thi hành thì bên thắng kiện được quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện
các biện pháp trả đũa thương mại.
II. Những điểm giống và khác nhau về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại của ASEAN so với WTO.

5


1. Phạm vi tranh chấp.
* Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN được quy định cụ thể
trong Nghị định thư về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp ngày 29/11/2004. Theo
đó phạm vi tranh chấp áp dụng cơ chế này được xác định như sau:
- Các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng các “thỏa thuận kinh tế”
trong khuân khổ ASEAN. Các thỏa thuận kinh tế này bao gồm các thỏa thuận về hợp
tác kinh tế - thương mại được nêu trong phụ lục I của Nghị định thư (như Hiệp định về
ưu đã thương mại ASEAN, Hiệp định về bảo vệ an ninh lương thực ASEAN,…) và các
thỏa thuận được hình thành trong tương lai.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp của Nghị định thư chỉ được áp dụng để giải quyết
tranh chấp kinh tế - thương mại giữa các quốc gia thành viên ASEAN.
* Các khiếu kiện có thể được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp trong
WTO được qui định tại Điều XXIII.1 GATT 1994 bao gồm:
- Khiếu kiện có vi phạm (violation complaint): khiếu kiện phát sinh khi một
quốc gia thành viên không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo qui định tại Hiệp định
(trong trường hợp này thiệt hại được suy đoán là đương nhiên)

- Khiếu kiện không vi phạm (non-violation complaint): là loại khiếu kiện phát
sinh khi một quốc gia ban hành một biện pháp thương mại gây thiệt hại (làm mất hay
phương hại đến) các lợi ích mà quốc gia khiếu kiện có được từ Hiệp định hoặc cản trở
việc thực hiện một trong các mục tiêu của Hiệp định - không phụ thuộc vào việc biện
pháp đó có vi phạm Hiệp định hay không
- Khiếu kiện dựa trên “sự tồn tại một tình huống khác” (“situation” complaint):
trong trường hợp này, quốc gia khiếu kiện cũng phải chứng minh về thiệt hại mà mình
phải chịu hoặc trở ngại gây ra đối với việc đạt được một mục tiêu của Hiệp định.
Như vậy ta có thể thấy, điểm giống nhau trong cơ chế giải quyết tranh chấp của
ASEAN và WTO chính là ở chỗ các cơ chế giải quyết này chỉ được áp dụng giữa các

6


thành viên của tổ chức, các chủ thể không phải là thành viên của ASEAN hay của
WTO thì không thể áp dụng các cơ chế này để giải quyết tranh chấp.
Về điểm khác nhau, phạm vi tranh chấp là đối tượng của cơ chế giải quyết tranh
chấp của ASEAN bị bó hẹp trong các thỏa thuận kinh tế đã hoặc sẽ được hình thành
giữa các thành viên của ASEAN còn đối với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO lại
có sự khác biệt, đó là: tranh chấp trong khuôn khổ WTO không nhất thiết phải phát
sinh từ một hành vi vi phạm các qui định tại các Hiệp định của tổ chức này của một
hoặc nhiều quốc gia thành viên (thông qua việc ban hành/thực thi một biện pháp
thương mại vi phạm nghĩa vụ của quốc gia đó theo WTO). Tranh chấp có thể phát sinh
từ một “tình huống” khác hoặc khi một biện pháp thương mại do một quốc gia thành
viên ban hành tuy không vi phạm qui định của WTO nhưng gây thiệt hại cho một hoặc
nhiều quốc gia thành viên khác. Như vậy, nếu như với cơ chế giải quyết của ASEAN
thì đối tượng áp dụng phải là tranh chấp phát sinh trong phạm vi các thỏa thuận kinh tế
thì tranh chấp là đối tượng của cơ chế giải quyết của WTO lại có thể phát sinh từ một
tình huống khác ngoài các Hiệp định của tổ chức này.
3.Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN có

nhiều điểm tương đồng và khác biệt so với trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp
kinh tế - thương mại của WTO như sau:
Về trình tự giải quyết tranh chấp:
ASEAN giải quyết tranh chấp thông qua 6 giai đoạn: Tham vấn (Bước 1); Dàn xếp,
Trung gian hoà giải (Bước 2); Hội nghị các Quan chức Kinh tế Cao cấp ("SEOM") (Bước
3); Ban hội thẩm (Bước 4); Kháng nghị (Bước 5); Đền bù và trả đũa (Bước 6)2. Trong khi
đó trình tự giải quyết tranh chấp của WTO gồm 11 bước: Tham vấn( Bước 1); DBS thành
lập Ban hội thẩm ( Bước 2); Môi giới, trung gian, hòa giải ( Bước 3) ; Xem xét của Ban hội
thẩm ( Bước 4); Giai đoạn rà soát giữa kì ( Bước 5); Báo cáo của Ban hội thẩm được gửi
tới các bên( Bước 6); Báo cáo của Ban hội thẩm được gửi tới DBS( Bước 7); DBS thông
2

Xem: Tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội 2011. Tr 266.

7


qua báo cáo( Bước 8); Thực thi (Bước 9); Các bên đàm phán bồi thường ( Bước 10); Trả
đũa.( Bước 11).
Như vậy, cả ASEAN và WTO đều đảm bảo cho tất cả các tranh chấp có thể thông
qua tham vấn và các biện pháp hòa giải. Cả hai tổ chức này đều đề cao nguyên tắc hòa bình
giải quyết các tranh chấp. Trong trường hợp các biện pháp này không có hiệu quả thì mới
cần đến sự xem xét của Ban hội thẩm. Điểm khác biệt ở chỗ Assean chỉ có 6 bước sơ sài
thì WTO có đến 11 bược chặt chẽ và nghiêm ngặt. Sự khác biệt này dẫn đến việc trên thực
tế Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN đã được thiết lập từ năm 1996 nhưng chưa một
lần nào được áp dụng mặc dù có rất nhiều trường hợp các nước thành viên vi phạm cam kết
và nghĩa vụ3. Bên cạnh đó, cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN chưa đảm bảo đựợc
tính minh bạch, công khai. Theo các nghị định thư thì ban hội thẩm phải họp kín, các bên
có liên quan và có quan tâm đến tranh chấp chỉ có mặt trong các cuộc họp của Ban hội
thẩm khi được Ban hội thẩm mời. Theo đó sẽ làm các nước thành viên nghi ngờ sự vô tư,

khách quan, công bằng của cơ chế giải quyết tranh chấp, làm giảm lòng tin của các nước
thành viên vào cơ chế giải quyết tranh chấp này. ASEAN cũng chưa có các quy định cụ thể
về trình tự thủ tục và quy tắc cho từng giai đoạn, làm cho việc áp dụng trên thực tế gặp khó
khăn. Hơn nữa, các nước ASEAN thường có xu hướng giải quyết vấn đề theo “cách của
ASEAN - ASEAN way” trong “gia đình ASEAN” và không đưa tranh chấp ra giải quyết theo
quy trình DSM. Các nước ASEAN cũng thường có xu hướng “chính trị hoá” các vấn đề
như: trường hợp hoãn thực hiện CEPT đối với ô tô của Malaysia là ví dụ điển hình4. Trong
khi WTO giải quyết một cách triệt để mọi vẫn đề một cách công bằng và thuyết phục.
Về thời gian giải quyết tranh chấp: Tổng thời gian giải quyết tranh chấp của
ASEAN mới chỉ gần 15 tháng, trong khi đó tổng thời gian giải quyết của WTO là hơn 20
tháng (chưa tính thêm thời gian gia hạn trong một số trường hợp). Thiết nghĩ, thời gian giải
3



4 4

, xem “Công văn số 3784/TM-ĐB ngày 20/08/2003 của Bộ Thương mại về việc Cơ chế giải quyết tranh chấp
của ASEAN”

8


quyết tranh chấp của ASEAN như vậy là còn quá ngắn. Điều này khiến cho vi phạm không
được giải quyêt triệt để gây tốn kém và thiệt hại cho bên vi phạm và cả bên bị vi phạm.
Nhìn chung, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của ASEAN đã được mô phỏng
theo trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO; bên cạnh một vài nét khác biệt được
thay đổi phù hợp với ASEAN, có thể nói: ASEAN có xu hướng để tạo thành một mô hình
cơ chế giải quyết tranh chấp thu nhỏ của WTO. Do vậy, việc bổ sung các cơ chế mới có
những quy định chi tiết hơn về quy trình thủ tục, mang tính chất ít ràng buộc pháp lý hơn

nhưng tạo ra áp lực thực hiện là cần thiết để hoàn thiện quy trình giải quyết tranh chấp hiện
có nhằm tăng cường việc tuân thủ cam kết của các nước, từ đó tăng cường quá trình hội
nhập kinh tế của ASEAN5
4. Thi hành phán quyết.
Do việc tuân thủ ngay tập tức các kết luận và khuyến nghị trong báo cáo của
Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm đã được SEOM thông qua có vai trò cốt yếu để
đảm bảo giải quyết tranh chấp có hiệu quả, Bên bị yêu cầu thực hiện phải tuân thủ các
kết luận và khuyến nghị trong báo cáo của Ban hội thẩm đã được thông qua trong vòng
60 ngày kể từ ngày SEOM thông qua báo cáo. Tuy nhiên đây không phải là khoảng
thời gian cố định các bên tranh chấp có thể kéo dài thực hiện khuyến nghị trong các
trường hợp cụ thể và có sự xem xét thỏa đáng đối với tính phức tạp của các hành động
cần thực hiện để tuân thủ các kết luận và khuyến nghị trong Báo cáo của Ban hội thẩm
và Cơ quan phúc thẩm đã được SEOM thông qua.
Tại Khoản 7 Điều 16 Nghị định thư năm 2004 có quy định rằng nếu nước thành
viên liên quan phản đối mức độ tạm ngừng ưu đãi được đề nghị hoặc khiếu nại về việc
các nguyên tắc và thủ tục tại Khoản 3 Điều này không được tuân thủ khi bên khiêu nại
yêu cầu cho phép tạm ngừng các ưu đãi hoặc nghĩa vụ khác theo khoản 3(b) hoặc (c),
vấn đề sẽ được giải quyết bằng trọng tài. Việc giải quyết bằng trọng tài như vậy sẽ
được thực hiện bởi Ban hội thẩm ban đầu, nếu các thành viên có thể tham gia được
hoặc bằng một trọng tài viên do Tổng thư ký ASEAN chỉ định và được hoàn thành
5

9


trong vòng 60 ngày hoặc thời hạn được các bên nhất trí theo quy định tại Điều 15.
Không được phép tạm ngừng các ưu đãi hoặc nghĩa vụ khác trong thời gian giải quyết
bằng trọng tài. Quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng và các bên tranh chấp
không được yêu cầu trọng tài khác giải quyết được vấn đề SEOM sẽ phải được thông
báo kịp thời về quyết định của trọng tài, và trên cơ sở yêu cầu, sẽ cho phép tạm ngừng

các ưu đãi hoặc nghĩa vụ khác nếu yêu cầu đó phù hợp với các quyết định của trọng tài,
trừ khi SEOM đồng thuận quyết định từ chối yêu cầu đó.
Khác với cơ chế thi hành phán quyết của ASEAN, cơ chế thi hành phán quyết
của WTO: khi báo cáo được thông qua xác định một biện pháp của một Bên là vi phạm
quy định của WTO, cơ quan Báo cáo phải đưa ra khuyến nghị nhằm buộc bên có biện
pháp vi phạm phải tuân thủ quy định của WTO ( yêu cầu bị đơn rút lại hoặc sửa đổi
biện pháp lien quan) và có thể đưa ra các gợi ý (không bắt buộc) về cách thức thực hiện
khuyến nghị đó.
Trường hợp khiếu kiện không vi phạm, Bên thua kiện không phải rút lại biện
pháp lien quan (vì không có vi phạm) nhưng Báo cáo có thể khuyến nghị Bên thua thực
hiện các dàn xếp nhất định để thỏa mãn các bên lien quan (Báo cáo có thể đưa ra
những gợi ý về biện pháp dàn xếp thỏa đáng, ví dụ: bồi thường).
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Thông qua báo cáo, bên Thua phải thông báo ý
định về việc thi hành khuyến nghị tại buổi họp của DSB triệu tập. Nếu không được
thực hiện ngay, Bên đó có thể được gia hạn thực hiện trong một khoảng thời gian hợp
lý (thời hạn này do DSB quyết định dựa trên cơ sở của các bên hoặc do các bên tranh
châp thỏa thuận trong vòng 45 ngày kể từ ngày thông qua khuyến nghị hoặc theo phán
quyết trọng tài tiến hành trong vòng 90 ngày kể từ ngày thông qua khuyến nghị).
Nếu bên thua kiện tạm thời không thể thực hiện khuyến nghị của cơ quan giải
quyết tranh chấp, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận về khoản bồi thường. Việc bồi
thường phải được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện và phù hợp với hiệp định có liên
quan. Nếu các bên không đạt được thỏa thuận về việc bồi thường trong vòng 20 ngày
kể từ khi hết hạn thực hiện khuyến nghị, Bên thắng kiện có thể yêu cầu Cơ quan giải
quyết tranh chấp cho phép áp dụng biện pháp trả đủa song song hoặc trả đũa chéo.
10


Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về: xác định thời hạn thực hiện khuyến nghị
trong trường hợp bên thua không thể thực hiện ngay khuyến nghị: xác định mức độ trả
đũa, các bên có thể sử dụng thủ tục Trọng tài theo Điều 226 DSU.

Các Bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn cơ chế trọng tài độc lập để giải
quyết tranh chấp của mình mà không cần sử dụng đến cơ chế của DSU (Thủ tục trọng
tài theo Điều 25 DSU). DSU chỉ cho phép sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh
chấp trong đó vấn đề tranh chấp được các bên xác định một cách rõ rang và thống nhất.
Trong trường hợp này quyết định lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài độc lập
phải được các Bên tranh chấp thông báo đến tất cả các thành viên WTO trước khi thủ
tục tố tụng được bắt đầu. Các thành viên WTO chỉ có thể tham gia thủ tục tố tụng nếu
được các Bên tranh chấp đồng ý.
III.Phương hướng hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại
của ASEAN
Trải qua quá trình thành lập, hợp tác và phát triển lâu dài , ASEAN ngày càng
hoàn thiện có tiếng nói trên trường quốc tế. Với cơ chế giải quyết các tranh chấp nói
chung, tranh chấp kinh tế - thương mại nói riêng không ngừng được hoàn thiện đã tạo
một nền tảng quan trọng và bền vững trong việc hội nhập kinh tế toàn cầu, đảm bảo
cho hòa bình, an ninh ổn định ở khu vực Đông Nam Á.
Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại được hoàn thiện dần từ “Nghị
định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN năm 1996”,
tiếp đến là “Nghị định thư Tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN năm
2004”, Hiến chương ASEAN và mới nhất là Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh
chấp được kí thông qua ngày 08/04/2010 (sẽ có hiệu lực khi được các thành viên phê
chuẩn), chính là một bước hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp theo Điều 25 Hiến
chương ASEAN.
Nghị định thư năm 1996 về cơ bản đã ghi nhận và tạo ra cơ chế giải quyết tranh
chấp dành riêng cho lĩnh vực kinh tế - thương mại của ASEAN và được hi vọng sẽ giải
quyết những thiếu sót trong AFTA. Nghị định thư năm 2004 đã sử dụng nguyên tắc
đồng thuận phủ quyết cho việc thành lập Ban hội thẩm (BHT), thông qua báo cáo của
11


BHT và cơ quan phúc thẩm. Đây là một cải tiến so với Nghị định thư năm 1996, nó

đảm bảo cho tất cả các tranh chấp được giải quyết tại BHT. Ngoài ra, Nghị định thư
năm 2004 cũng thiết lập khoảng thời gian thời gian chặt chẽ cho mỗi bước trong tiến
trình giải quyết tranh chấp và quy định các biện pháp mang tính pháp lý hơn ở các giai
đoạn thực thi.
Từ những quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của
ASEAN, có thể thấy rõ rằng, bên cạnh một vài nét khác biệt được thay đổi để phù hợp
với ASEAN thì Nghị định thư năm 2004 rất giống với cơ chế giải quyết tranh chấp
theo “Bản thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO”. Như
vậy, ASEAN có xu hướng tạo một mô hình cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại thu nhỏ của WTO ở Đông Nam Á với những đặc điểm riêng của khu vực.
Tuy nhiên, như đã đề cập, chính vì là mô hình thu nhỏ gần như hoàn toàn của
WTO, chỉ có sự thay đổi mà không có sự sáng tạo trong cơ chế giải quyết tranh chấp
kinh tế - thương mại nên cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN cũng chứa đựng
những hạn chế mà Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) gặp phải. Chẳng
hạn như quy định về khung thơi gian giải quyết tranh chấp là quá dài với tổng thời gian
giải quyết tranh chấp lên đến 15 tháng (chưa kể thời gian được gia hạn), điều này có
thể sẽ gây thiệt hại cho bên bị vi phạm, đồng thời khiến các bên liên quan tốn kém về
mặt thời gian và tài chính. Quy định các cuộc họp của BHT phải được giữ kín cũng
khiến cho cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN thiếu tính
công khai, minh bạch, điều đó có thể dẫn tới sự sụt giảm lòng tin của các nước thành
viên. Cơ quan phúc thẩm chỉ xem xét khía cạnh giải thích và áp dụng pháp luật cũng
cho thấy phạm vi thẩm quyền của cơ quan này khá hẹp và chưa rõ ràng.
Đa số các nước ASEAN đều là những nước đang phát triển, nhưng vẫn còn
chênh lệch rất lớn về trình độ phát triển kinh tế. Do đó, biện pháp đền bù và tạm ngừng
ưu đãi hay thực hiện nghĩa vụ để bảo các bên thi hành phán quyết đươc đưa ra thực sự
không đem lại hiệu quả, bởi, nó rất khó áp dụng đối với nhóm nước kém phát triển khi
họ là một bên trong tranh chấp. Hơn nữa, các biện pháp thi hành phán quyết là vậy,
nhưng không có những đảm bảo mang tính bắt buộc nào, không có một cơ quan cưỡng
12



chế thi hành nào và như vậy, quốc gia thua kiện có thể sẽ không thi hành phán quyết.
Tất cả những hạn chế trên đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp khắc phục manh tính
tích cực hơn.
Để tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại trong ASEAN
cần áp dụng và triể khai một số kiến nghị, giải pháp sau:
Thứ nhất: cần xem xét các điều kiện cụ thể của các quốc gia Đông Nam Á về
ngôn ngữ, hệ thống pháp luật, văn hóa, tôn giáo và chính trị, để tử đó tìm ra một biện
pháp thích hợp để có thể dung hòa lợi ịch giữa nhóm nước phát triển, đang phát triển
và kém phát triển trong tổng thể lợi ích chung của cả ASEAN, có như vậy, việc bổ
sung hay đưa ra một cơ chế mới cho việc giải quyết tranh chấp mới có hiệu quả.
Thứ hai: duy trì yếu tố đa dạng về các cơ chế giải quyết tranh chấp trên tất cả
các lĩnh vực, trong đó có kinh tế - thương mại đã được ghi nhận trong Hiến chương
ASEAN và cụ thể hóa hơn nữa các quy định đó khi áp dụng trên thực tế.
Thứ ba: xem xét sửa đổi, bổ sung các biện pháp bảo đảm tính thực thi của các
phán quyết mà cơ quan giải quyết tranh chấp của ASEAN đưa ra cho phù hợp với tình
hình thực tế trong khu vực. Mặt khác, để các biện pháp này có giá trị trên thực tế cần
thành lập bộ máy cưỡng chế thi hành phán quyết.
Thứ tư: xây dựng các quy tắc xử sự cho BHT và cơ quan phúc thẩm để đảm bảo
tính công khai, minh bạch trong việc giải quyết các tranh chấp.
Thứ năm: có những quy định rõ ràng hơn về phạm vi hoạt động cũng như thẩm
quyền của Cơ quan phúc thẩm. Chẳng hạn: trong trường hợp phát hiện có tình tiết mới
liên quan đến nội dung vụ tranh chấp, cơ quan phúc thẩm có quyền xem xét và bổ sung
đối với quyết định của mình.
Thứ sáu: tăng cường thu hút, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao để phục
vụ tốt nhất cho công tác giải quyết tranh chấp, nâng cao hiệu quả công tác này.
Thứ bảy: thiết lập và tăng cường phát huy vai trò của các diễn đàn khu vực đẻ
giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên, thông qua các diễn đàn này các nước
ASEAN sẽ tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và với các nước khác trên thế

13



giới, góp phần thúc đẩy sự hợp tác khu vực và quốc tế, ngăn ngừa các tranh chấp và bất
đồng có thể phát sinh.

Kết bài

14


Qua những gì đã phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng trong cơ chế giải quyết
tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN có những điểm giống với WTO về các
vấn đề: Phạm vi tranh chấp; cơ quan giải quyết tranh chấp; Trình tự thủ tục giải quyết
tranh chấp; Thi hành phán quyết song cũng có những khác biệt để phù hợp với tính
chất riêng biệt của ASEAN và các nước thành viên. Việc so sánh cơ chế giải quyết
tranh chấp kinh tế - thương mại của Asean và WTO có một ý nghĩa quan trọng, bởi từ
đó các nước trong ASEAN có thể tìm ra những thiếu sót trong cơ chế giải quyết tranh
chấp kinh tế - thương mại của mình, tiếp thu có chọn lọc từ cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO, nhằm ngày một hoàn thiện hơn. Đây là một yếu tố quan trọng góp
phần vào sự phát triển của ASEAN trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

15


 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb.CAND, Hà Nội,
2004.
 Ths.Nguyễn Thị Kim Ngân – Ths. Chu Mạnh Hùng (Đồng chủ biên), Giáo
trình Luật Quốc tế, Nxb.GDVN, Hà Nội, 2010.

 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2007.
 Đại học quốc gia Hà Nội – Khoa Luật, Giáo trình luật thương mại quốc tế,
Nxb.ĐHQGHN, Hà Nội, 2005.
 Trường đại học Luật Hà Nội, Phạm Thị Hậu, Cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO nhìn từ góc độ các ngước đang phát triển, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội2011.
 Trần Thị Thu Hà, Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội – 2011.
 Kiều Thị Huyền, “Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN”, Khóa luận tốt
nghiệp, Hà Nội, 2010.

 /> “Công văn số 3784/TM-ĐB ngày 20/08/2003 của Bộ Thương mại về việc Cơ
chế giải quyết tranh chấp của ASEAN”

16


MỤC LỤC

17



×