Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nguyên tắc mọi thành viên trong xã hội đều có quyền hưởng an sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.39 KB, 14 trang )

ĐỀ BÀI SỐ 3
1.

Phân tích nguyên tắc mọi thành viên trong xã hội đều có quyền được

hưởng an sinh xã hội.
2.

Ông A vào làm việc tại nhà máy X từ tháng 9 năm 1987. Năm 1990,

ông chuyển sang làm việc tại công ty hóa chất Y (công việc phải tiếp xúc với hóa
chất). Tháng 6/2007, trong một lần nghỉ giải lao giữa ca làm việc, ông vận hành
thử một máy sản xuất hóa chất công ty mới nhập về. Không may trong lần đó, ông
bị tai nạn phải vào viện điều trị mất 20 ngày và được xác định là suy giảm 55% khả
năng lao động. Tháng 7/2010, do vết thương tái phát, ông lại phải vào viện điều trị
mất 2 tháng. Sau khi ra viện, ông đuợc xác định suy giảm 62% khả năng lao động.
Hỏi:
a. Tai nạn xảy ra đối với ông A có được coi là tai nạn lao động hay không?
Vì sao?
b. Giả sử sau khi ra viện, ông làm đơn xin nghỉ hưu. Hãy giải quyết chế độ
hưu trí cho ông A biết rằng lúc này ông mới 47 tuổi.
BÀI LÀM
I.

Nguyên tắc mọi thành viên trong xã hội đều có quyền hưởng an sinh xã

hội.
1. Khái quát chung về an sinh xã hội.
Ở Việt Nam, thuật ngữ an sinh xã hội được tiếp cận dưới nhiều tên gọi khác
nhau như : bảo trợ xã hội, bảo tồn xã hội, bảo đảm xã hội, trật tự an toàn xã hội. Có
quan điểm cho rằng ASXH trước hết là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên


của mình nhờ một loạt các biện pháp công cộng nhằm giúp đỡ chống lại sự thiếu
hụt về kinh tế mà họ có thể gặp phải do mất đi hoặc bị giảm quá nhiều nguồn thu
nhập bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. An sinh xã hội còn thể hiện sự giúp đỡ,
chăm sóc về văn hóa, ý tế và trợ giúp cho các gia đình góp phần ổn định và thúc
[1]


đẩy tiến bộ xã hội. Xuất phát từ ý nghĩa rộng lớn của an sinh xã hội nên hình thành
nhiều khái niệm khác nhau về an sinh xã hội:
An sinh xã hội là sự an toàn của cuộc sống con người, từ cá nhân đến cộng
đồng, tạo tiền đề và động lực cho sự phát triển của con người và xã hội. Do đó, an
sinh xã hội chính là những đảm bảo xã hội cho con người tồn tại như một con
người và phát triển các sức mạnh bản chất người.
An sinh xã hội bao hàm đảm bảo về an ninh để con người sống, làm việc ,
thực hiện được nhu cầu, lợi ích chính đáng; đảm bảo con người nhận được từ xã
hội những bảo đảm về cuộc sống, được bảo vệ trước những bất trắc, rủi ro đe dọa
đến cuộc sống và sự hưởng thụ của họ.
An sinh xã hội là cơ sở vật chất và tinh thần được nhà nước tạo dựng và xã
hội đóng góp để đảm bảo cho con người nguồn lực cần thiết để tồn tại và phát
triển, tái tạo sức lao động, tham gia vào các hoạt động để phát triển mình và đóng
góp cho xã hội.
Từ các khái niệm trên có thể hiểu an sinh xã hội một cách chung nhất đó là
sự bù đắp một phần thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi bị ốm đau, thai
sản, tai nạn, lao động , bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất hoặc có những sự kiện
pháp lý khác, cho người có công với cách mạng, cho người già cô đơn không nơi
nương tựa, cho trẻ em mồ côi, cho người tàn tật, cho những người gặp hoàn cảnh
khó khăn, gặp thiên tai, dịch bệnh và cho những người nghèo đói trong xã hội.
Đối tượng của an sinh xã hội rất rộng lớn, dành cho mỗi người và dành cho
tất cả mọi người, nhưng chủ yếu tập trung cho nhóm xã hội yếu thế do thiếu hoặc
không có điều kiện bình thường để phát triển, có cuộc sống khó khăn mà không thể

tự khắc phục được, hoặc những đối tượng thuộc diện đặc biệt có công với đất nước
hoặc có đóng góp cho đất nước.

[2]


2. Nguyên tắc mọi thành viên trong xã hội đều có quyền hưởng an sinh xã
hội.
a, Cơ sở hình thành nguyên tắc
Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng gặp may mắn và có
một cuộc sống ổn định, có thể vào lúc này hay lúc khác họ sẽ gặp phải rủi ro khó
lường trước mà bản thân họ không giải quyết được, chính vào những lúc như vậy
họ rất cần đến những sự trợ giúp giúp họ khắc phục khó khăn, từ đó làm cho xã hội
ổn định và bền vững. Xuất phát từ nhu cầu này nguyên tắc mọi thành viên trong xã
hội đều có quyền được hưởng an sinh xã hội đã được đưa vào các văn bản luật
nhằm mục đích thực thi một cách nghiêm túc nội dung đã đề ra.
Cơ sở của nguyên tắc xuất phát từ sự ra đời và mục đích của an sinh xã hội
là vì con người với tư cách là thành viên của xã hội. An sinh xã hội chỉ đạt được
mục đích của mình khi bảo vệ được tất cả các thành viên xã hội mà không có sự
phân biệt theo tiêu chí nào. Quyền hưởng an sinh xã hội không phải là đặc quyền
của cá nhân, tổ chức hay nhóm người xã hội nào mà là quyền của mỗi cá nhân
sống trong cộng đồng. Đây là một trong những quyền quan trọng trong lĩnh vực
rộng lớn quyền con người.
Quyền hưởng an sinh xã hội được qui định một cách cụ thể trong Tuyên
ngôn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10/12/1948 như sau: “Mỗi
người, vì là một thành viên xã hội, đều có quyền được bảo đảm an sinh xã hội và
được đảm bảo để được thực hiện các quyền không thể thiếu được về kinh tế, xã hội
và văn hóa, phẩm giá và sự phát triển tự do nhân cách cá nhân”(điều 22). Công
ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (16/12/1966) mà Việt Nam
phê chuẩn ngày 24/9/1982 đã một lần nữa ghi nhận: “các quốc gia thành viên của

công ước công nhận quyền của mọi người được hưởng an sinh xã hội, kể cả bảo
hiểm xã hội” (điều 9). Điều đó cho thấy quyền hưởng an sinh xã hội là quyền cơ
bản, quan trọng của mỗi cá nhân trong xã hội. Ở nước ta quyền này được ghi nhận
[3]


tại Hiến pháp năm 1992 với các nội dung cụ thể về quyền hưởng bảo hiểm xã hội
(điều 59), về ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội (điều 67), chăm sóc ý tế, bảo vệ sức
khỏe…
b, Nội dung nguyên tắc
Được hưởng ASXH là quyền của công dân và được thực hiện bình đẳng
giữa các thành viên xã hội là một nguyên tắc quan trọng. Trong xã hội hiện đại khi
mà chính sách con người trở thành vấn đề có tính chiến lược, chủ nghĩa nhân đạo
trở thành mục tiêu của xã hội thì an sinh xã hội ngày càng được chú trọng. Một
trong những điều kiện tiên quyết là muốn có nền kinh tế xã hội phát triển thực sự
và mang tính bền vững thì điều cần thiết trước tiên là phải tạo ra sự ổn định đời
sống của mọi tầng lớp dân cư. Tất cả những điều đó đòi hỏi nước ta phải từng bước
xây dựng nhằm mục tiêu giải quyết tất cả các chính sách xã hội đối với các thành
viên của cộng đồng.
Các chính sách an sinh xã hội phải đảm bảo tính xã hội, không được loại trừ
bất cứ đối tượng nào nằm trong diện cần giúp đỡ. Việc xây dựng và vận hành hệ
thống chính sách về an sinh xã hội phải đảm bảo có sự tham gia đông đảo của tất
cả các tầng lớp nhân dân.
Tuy rằng có sự bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội nhưng ở mỗi
cộng đồng, mỗi quốc gia khác nhau, trong những giai đoạn, hoàn cảnh kinh tế-xã
hội khác nhau thì mức độ thực hiện có sự khác nhau.nhất định
Nguyên tắc đảm bảo quyền hưởng an sinh xã hội thể hiện rõ ở việc qui định
phạm vi đối tượng áp dụng của an sinh xã hội. Theo đó mọi thành viên của xã hội
khi gặp phải biến cố, rủi ro, bất hạnh… đều được trợ giúp, bảo vệ bởi mạng lưới
các chế độ an sinh xã hội mà không có sự phân biệt về địa vị, kinh tế, giới tính, tôn

giáo, thành phần xã hội... Nói cách khác, không ai có thể trù liệu cho những rủi ro,
bất hạnh mà mình sẽ gặp phải bất kể hộ có kinh tế, sức khỏe, công việc… do vậy,
[4]


sự phân biệt đối xử với các thành viên bất kể theo tiêu chí nào để xác định quyền
hưởng an sinh xã hội cũng đều là bất hợp lí.
Tuy nhiên cũng không thể nhìn nhận sự trợ giúp của hệ thống pháp luật an
sinh xã hội theo kiểu cào bằng của chủ nghĩa bình quân. Đây vừa là trách nhiệm,
vừa là tình cảm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong cộng đồng và đứng dưới góc độ
hưởng thụ thì đây còn là quyền cơ bản của con người trong xã hội. Vì vậy, trợ cấp
an sinh xã hội cũng phải tính đến yếu tố công bằng, căn cứ vào điều kiện khó khăn
cụ thể để xác định chế độ, mức hưởng phù hợp. Tức là để được hưởng một chế độ
trợ giúp cụ thể nào đó thì đối tượng được trợ giúp phải thỏa mãn những điều kiện
nhất định. Ví dụ: đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội phải là người lao động và
phải đóng bảo hiểm xã hội theo qui định. Đối tượng được hưởng trợ cấp cứu trợ xã
hội phải là người đang gặp hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh mà bản thân không thể tự
khắc phục được. Tương tự như vậy, người được hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội phải
là những người đã có những cống hiến, hi sinh cho sự nghiệp cách mạng của dân
tộc.
c, Ý nghĩa của nguyên tắc
Trước hết, nguyên tắc tạo nên cơ sở pháp lí vững chắc để người dân thực
hiện quyền hưởng an sinh, đảm bảo quyền lợi cho mọi người trong xã hội. Đảm
bảo cho các đối tượng “yếu thế” nói riêng và người lao động nói chung được chăm
sóc, bảo vệ khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt; tạo cho những người bất
hạnh có thêm những điều kiện cần thiết để khắc phục những rủi ro, có cơ hội để
phát triển, có cơ hội hoà nhập vào cộng đồng. An sinh xã hội với các chức năng
của mình, kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người, hướng tới những
chuẩn mực của chân thiện mỹ. An sinh xã hội nhằm hướng tới những điều cao đẹp
trong cuộc sống, hoà đồng mọi người không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân

tộc, giới tính... vào một xã hội nhân ái, công bằng, và an toàn cho mọi thành viên.
[5]


Thứ hai, nguyên tắc thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương
thân tương ái giữa những con người trong xã hội. Sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
trong cộng đồng là một trong những nhân tố để ổn định và phát triển xã hội đồng
thời nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người giúp cho xã hội phát
triển lành mạnh.
Thứ ba, an sinh xã hội dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện
công bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và biện pháp
khác nhau. Do đó, đóng vai trò tích cực đối với sự ổn định tình hình chính trị của
đất nước.
Thứ tư, an sinh xã hội góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, giáo dục, duy trì các
truyền thống tốt đẹp của xã hội.
II.

Giải quyết tình huống.
1. Tai nạn xảy ra với ông A là tai nạn lao động.
Căn cứ pháp lý:
Điều 105 Bộ luật lao động quy định về tai nạn lao động như sau: “Tai nạn

lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể
người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với
việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”.
Điều 19 Nghị định 152/ 2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về
bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao
động theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: “1. Bị
tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả trong thời gian nghỉ giải lao,
ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.

2. Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc
theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

[6]


3. Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời
gian và tuyến đường hợp lý.
Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc
trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến
đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi
làm việc và ngược lại”.
Như vậy, tai nạn lao động là tai nạn gắn liền với quá trình người lao động
làm việc, mang tính khách quan và vì mục đích làm việc. Khi xem xét một tai nạn
có phải là tai nạn lao động hay không thì phải xem xét tổng thể các phương diện
như nơi xảy ra tai nạn, thời gian xảy ra tai nạn, nguyên nhân gián tiếp và nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn, các yếu tố khác như mục đích thực hiện công việc…
chứ không chỉ đơn thuần xét một khía cạnh. Từ đó có thể thấy điểm quan trọng
nhất để phân biệt tai nạn lao động với tai nạn rủi ro là ở chỗ tai nạn đó gắn liền với
việc thực hiện công việc nhiệm vụ của người lao động hay không. Chỉ được coi là
tai nạn lao động khi tai nạn đó xảy ra trong quá trình người lao động đó thực hiện
các nghĩa vụ lao động được pháp luật quy định, nội quy, quy chế của đơn vị sử
dụng lao động quy định hoặc do sự thỏa thuận của hai bên trong thỏa ước lao động
tập thể, hợp đồng lao động… Những trường hợp khác đều được coi là tai nạn rủi ro
và áp dụng chế độ bảo hiểm ốm đau để giải quyết quyền lợi của người lao động.
Xét tình huống, tháng 6/2007, trong một lần nghỉ giải lao giữa ca làm việc,
ông A vận hành thử một máy sản xuất hoá chất công ty mới nhập về. Không may
trong lần đó, ông bị tai nạn. Tai nạn của ông A được coi là tai nạn lao động vì:
Thứ nhất, tai nạn xảy ra tại công ty Y, nơi ông A làm việc.
Thứ hai, sự việc xảy ra làm cho ông A là công nhân của công ty Y bị thương

suy giảm 55% khả năng lao động. Vì vậy, theo quy định Điều 105 Bộ luật Lao
động thì tai nạn này là tai nạn lao động.
[7]


Thứ ba, thời điểm ông bị tai nạn được pháp luật coi là thời gian trong quá
trình lao động. Theo Điều 19 Nghị định 152/2006/NĐ – CP hướng dẫn Luật bảo
hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng quy định về điều kiện hưởng chế độ
tai nạn lao động theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như
sau: “1. Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả trong thời gian nghỉ
giải lao, ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc”. Như vậy dù tai nạn
có xảy ra vào giờ nghỉ giải lao của công nhân, nhưng vẫn được tính là thời gian của
quá trình lao động.
Thứ tư, việc ông vận hành máy móc dù không theo yêu cầu của công ty,
nhưng không mang mục đích cá nhân mà mang mục đích sử dụng vì mục đích cho
tập thể.
2. Giả sử sau khi ra viện ông làm đơn xin nghỉ hưu. Hãy giải quyết chế độ
hưu trí cho ông A biết rằng lúc này ông mới 47 tuổi.
• Đối tượng áp dụng
Căn cứ vào Điều 49 – Luật BHXH:
“Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1
Điều 2 của Luật này.”
Theo dữ kiện đề bài ta thấy ông A làm việc cho nhà máy X từ năm 1987 rồi
chuyển chỗ làm mới cho đến tháng 6/2007 mới bị tai nạn trong thời gian nghỉ giải
lao. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 141 Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ
sung thì “Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn
từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ở những
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao động, người lao động phải
đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 149 của Bộ luật này và người lao


[8]


động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất”.
• Xác định thời gian đóng bảo hiểm của ông A
Do đề bài không đề cập tới việc đóng bảo hiểm của ông A cho nên trong
trường hợp này ta mặc nhiên coi công ty X đã đóng bảo hiểm cho bà A từ năm
1987.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động thì người lao
động làm việc tại một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi thôi việc (việc thôi việc
này phải theo đúng quy định của pháp luật hoặc được hai bên thoả thuận) thì người
sử dụng lao động làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động và
giải quyết các chế độ cho người lao động; Đồng thời làm thủ tục chuyển sổ bảo
hiểm xã hội của người lao động sang nơi làm việc khác hoặc giao cho người lao
động.
Sổ bảo hiểm xã hội là loại giấy tờ được cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp cho
người lao động để quản lý quá trình làm việc và đóng bảo hiểm của người lao
động, sổ này là căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Khi người lao động có sự thay đổi nghề nghiệp, nơi làm việc, mức lương đóng bảo
hiểm xã hội thì phải ghi vào Sổ Bảo hiểm xã hội
Theo qui định tại Điểm 7, Mục II Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày
12/03/2003 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều
của Nghị định 01/2003/NĐ-CP ngày 9/01/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày
26/01/1995 của Chính phủ, khi các bên chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp
phải có trách nhiệm cùng với cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian mà
người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trong Sổ bảo hiểm xã hội của người lao
động.

[9]


Sau đó, doanh nghiệp giao sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động để người
lao động nộp cho doanh nghiệp mới mà người lao động sẽ làm việc, doanh nghiệp
này tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thời gian đóng bảo hiểm ở
doanh nghiệp cũ được tính vào tổng thời gian đóng bảo hiểm của người lao động
khi làm thủ tục hưu trí sau này.
Do đó, trong tình huống trên khi ông A chuyển sang làm việc tại công ty hóa
chất Y thì đương nhiên phải chuyển sổ bảo hiểm sang công ty X để làm căn cứ tính
hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Như vậy, thời gian đóng bảo
hiểm xã hội của ông A là 23 năm (kể từ năm 1987 đến năm 2010).
Đối với việc ông A làm đơn xin nghỉ hưu ở tuổi 47, ta cần xem xét những
điều kiện như sau:
− Ông A đã đóng bảo hiểm xã hội được 23 năm, như trên đã phân tích,
trong đó có 20 năm làm công việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất
− Ông A bị suy giảm 62% khả năng lao động.
• Xác định chế độ hưu trí cho ông A.
Thứ nhất, ông A không được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng đầy đủ.
Căn cứ vào Điều 50 Luật BHXH: “1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c
và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở
lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;”
Như vậy, điều kiện để hưởng chế độ hưởng hưu trí hàng tháng đầy đủ căn cứ:
thời gian đóng bảo hiểm từ đủ 20 năm trở lên và đủ tuổi theo quy định trên.
Với trường hợp của ông A: năm 2010, do vết thương tái phát, ông A làm đơn
xin về hưu . Lúc này ông 47 tuổi và thời gian đóng bảo hiểm bắt buộc là 23 năm (từ
1987 đến 2010). Do đó ta thấy, ông A không đủ 60 tuổi (chưa đủ điều kiện về độ
tuổi), mặc dù thời gian đóng bảo hiểm 23 năm (đủ điều kiện về thời gian đóng bảo
hiểm) nên không đáp ứng yêu cầu hưởng hưu trí hàng tháng đầy đủ.

[10]


Thứ hai, ông A không được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng mức thấp.
Căn cứ vào điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng mức thấp như sau:
− Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên
− Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên
− Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên (Điều 51
Luật BHXH)
Chiếu theo trường hợp ông A ta thấy: Ông A đã đóng 23 năm bảo hiểm xã
hội (đủ thời gian đóng bảo hiểm), mức suy giảm khả năng lao động là 62% (đủ
điều kiện là mức suy giảm khả năng lao động là 61% trở lên) nhưng ông A nghỉ
hưu ở độ tuổi 47 (chưa đủ 50 tuổi như theo quy định) nên không được hưởng chế
độ hưu trí hàng tháng mức thấp.
Thứ ba, ông A không được hưởng bảo hiểm hưu trí một lần. Căn cứ vào
Điều 55 - Luật BHXH ta thấy điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi
thuộc một trong các trường hợp sau:
− Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật
này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
− Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm
đóng bảo hiểm xã hội;
− Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có
yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã
hội;

− Ra nước ngoài để định cư.
Như đã phân tích trên ông A đóng bảo hiểm đủ 20 năm, mức suy giảm khả

năng lao động đủ điều kiện, tuy nhiên, độ tuổi lại chưa đủ vì vậy không rơi vào
trường hợp đủ tuổi mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, không thuộc trường

hợp suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm
xã hội và cũng không thuộc trường hợp ra nước ngoài để định cư nên ông A không
đáp ứng đủ điều kiện để hưởng hưu trí 1 lần theo Điều 55 Luật BHXH.

[11]


Thứ tư, ông A được hưởng chế độ bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã
hội. Căn cứ Điều 57 Luật BHXH: “Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều
kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 hoặc chưa hưởng
bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này thì
được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo đó, ông C tuy chưa đủ tuổi về hưu (chưa đủ 60 tuổi) nên có thể tiếp tục
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chờ đến khi đủ tuổi về hưu để hưởng chế độ hưu
trí hàng tháng.
Thứ năm, ông A đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng. Căn cứ dữ kiện
đề bài đưa ra, đồng thời căn cứ điều 51 luật bảo hiểm xã hội năm 2006: “Điều 51.
Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của
Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng
lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều
kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;
2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và
Bộ Y tế ban hành”
Ông A được xác định là bị suy giảm 62% khả năng lao đông. khi làm đơn
xin về hưu ông A mới được 47 tuổi, nhưng ông có 20 năm làm việc trong điều kiện
hóa chất độc hại vì vậy ông được hưởng lương hưu hàng tháng.

Mức hưởng lương hưu được tính theo điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội. Điều
52 luật bảo hiểm xã hội quy định: “1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao
động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức
bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58,
Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm
[12]


xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với
nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều
51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm
nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%”
Theo đó, mức lương hưu mà ông A được hưởng hàng tháng là:
45% + (23 – 15) x 2% - (55 – 47) x 1% = 53% mức bình quân tiền lương,
tiền công hàng tháng đóng BHXH.

[13]


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Bảo hiểm xã hội
2. Luật Lao động sửa đổi, bổ sung.
3. Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12/03/2003 của Bộ Lao động
Thương binh Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
01/2003/NĐ-CP ngày 9/01/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều
lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995
của Chính phủ.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật An sinh xã hội, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2009.

5. Lê Thị Thanh Thảo, “Chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí ở Việt Nam - Thực
trạng và phương hướng hoàn thiện”, Khóa luận Tốt nghiệp – Người hướng dẫn:
TS. Trần Thị Thúy Lâm, Hà Nội, 2009.
6. Nghị định 152/ 2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội
bắt buộc.

[14]



×