Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Vi phạm nguyên tắc hôn nhân 1 vợ, một chồng. Thực trạng nguyên nhân và biện pháp xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.4 KB, 16 trang )

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 –
NHÓM 1 - NO4

A. LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội trong đó hôn nhân là cơ sở. Hôn nhân một
vợ một chồng xuất hiện trong xã hội dân chủ, nam nữ bình quyền. Hiện nay,
trong luật hôn nhân và gia đình 2005 cũng quy định nguyên tắc hôn nhân là hôn
nhân một vợ - một chồng. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn không tránh khỏi những
tình trạng hôn nhân trái pháp luật vi phạm nguyên tắc kết hôn một vợ một
chồng. Vậy nguyên nhân vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng là do
đâu, và liệu có biện pháp nào để xử lý sự vi phạm này? Để có thể hiểu rõ vân đề
này nhóm đã tìm hiểu về vấn đề “Vi phạm nguyên tắc hôn nhân 1 vợ, một
chồng. Thực trạng nguyên nhân và biện pháp xử lý”
B. NỘI DUNG
1. Khái quát chung về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
1.1 Một số thuật ngữ và khái niệm chung
Trước tiên chúng ta cần phải hiểu chế độ hôn nhân và gia đình là gì? kết hôn là
gì và thế nào là kết hôn trái pháp luật.
Theo điều 8, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì:
− Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết
hôn, ly hôn, nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các
thành viên khác trong gia đình, cấp dưỡng, xác định cha, mẹ, con, con nuôi,
giám hộ, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề
khác liên quan đến hôn nhân và gia đình;
− Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp
luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn;
− Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn
nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định.
Khoản 1 điều 2 Luật hôn nhân gia đình 2000 quy định: “hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.”
1




BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 –
NHÓM 1 - NO4

Ta có thể hiểu nguyên tắc một vợ một chồng là nguyên tắc cơ bản và cần thiết
để xây dựng hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình tiến bộ với quan
điểm rõ ràng: bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ. Nguyên tắc này phủ
nhận hoàn toàn chế độ hôn nhân đa thê được thừa nhận từ rất lâu trong lịch sử
xã hội Việt Nam nói chung và nhiều nước trên thế giới nói riêng, gây bất bình
đẳng giới, hạ thấp vị trí của người phụ nữ trong gia đình, mặt khác đi ngược lại
với bản chất của hôn nhân.
1.2. Phân tích nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
Trên cơ sở điều 64 Hiến pháp 1992, đoạn 1 điều 39 Bộ luật dân sự, điều 2 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000, quy định này là sự kế thừa và cụ thể hóa các
nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình – nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng. Đó là quy định hết sức cần thiết, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của
luật Hôn nhân và gia đình là xóa bỏ chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, xóa
bỏ sự đối xử bất bình đẳng đối với người phụ nữ, xây dựng chế độ hôn nhân
tiến bộ xã hội chủ nghĩa.
Pháp luật phong kiến Việt Nam từng quy định người đàn ông có thể lấy nhiều
vợ (Điều 79, 80 Dân luật Bắc kỳ). Pháp luật của nhà nước tư sản cũng quy định
hôn nhân theo nguyên tắc một vợ một chồng nhưng trên thực tế nguyên tắc này
đã bị phá vỡ do nạn ngoài tình và mại dâm công khai. Do đó xét về bản chất
“hôn nhân của giai cấp tư sản là chế độ cộng thê”. Ngược lại, bản chất hôn nhân
xã hội chủ nghĩa là hôn nhân một vợ một chồng như Ph.Ăngghen đã từng chỉ
rõ : “Vì bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ cho nên hôn nhân dựa trên
tình yêu của nam và nữ do ngay bản chất của nó là một vợ một chồng.”
Mục 1 điểm c.1 Nghị quyết số 02/2002/NQ – HĐTP thì “người đang có vợ có
chồng” được hiểu là :



Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về

hôn nhân và gia đình nhưng chưa li hôn.
2


BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 –
NHÓM 1 - NO4



Người đang chung sống với người khác như vợ chồng từ trước ngày

03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết
hôn.


Người chung sống với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến

trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống như vợ chồng mà có đủ điều kiện
kết hôn nhưng không đăng kí kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng từ ngày nghị
quyết này có hiệu lực cho đến 01/01/2003)
Theo pháp luật Việt Nam, chỉ có những người chưa kết hôn hoặc những
người tuy đã kết hôn nhưng vợ hoặc chồng đã chết hoặc hai người đã li hôn thì
mới có quyền kết hôn với người khác. Quy định cấm những người đang có vợ
có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhằm xóa
bỏ tận gốc chế độ đa thê phong kiến đảm bảo hạn phúc và sự bền vững gia đình
Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn chế độ một chồng hai vợ tồn tại ở Việt

Nam và được nhà nước, pháp luật thừa nhận. Đó là những quan hệ hôn nhân
được xác lập trước Nghị quyết 76 ngày 25/3/1977 của Quốc hội về việc thống
nhất hai miền Nam Bắc có hiệu lực thì pháp luật vẫn công nhận một số trường
hợp đa thê. Đó là đối với trường hợp những người là cán bộ Miền Nam tập kết
ra Bắc thì theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/2/1978 của TANDTC về việc
hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc
mà lấy vợ, lấy chồng khác vẫn có hiệu lực. Đây được coi là những tồn tại do
thực tế lịch sử và nhà nước vẫn chấp nhận tình trạng đa thê của họ.
Và ta cũng cần phải lưu ý đến trường hợp người bị tòa án tuyên bố là đã chết
theo điều 91 Bộ luật dân sự 2005. Sau khi tuyên bố chết của Tòa án có hiệu lực
thì vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố chết có quyền kết hôn với người khác.
Trong trường hợp này nếu người bị tuyên bố chết trở về, tòa án hủy bỏ tuyên bố
chết mà vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn
nhân được xác lập sau vẫn có hiệu lực pháp luật; nếu vợ hoặc chồng chưa kết
hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục.
3


BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 –
NHÓM 1 - NO4

2. Thực trạng vi phạm hôn nhân một vợ một chồng.
2.1. Các trường hợp vi phạm trong thực tế.
Hôn nhân một vợ một chồng đã được xây dựng thành một trong những
nội dung của nguyên tắc hiến định về hôn nhân và gia đình và được Luật hôn
nhân và gia đình 2000 khẳng định là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và
gia đình. Tuy nhiên trên thực tế, hiện tượng vi phạm nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng vẫn xảy ra, biểu hiện ở các trường hợp ngoại tình, ở hiện tượng
những người đã có vợ, có chồng chưa ly hôn nhưng đã chung sống với người
khác như vợ chồng. Những hiện tượng này không phải là hiếm gặp mà ngày

càng trở nên phổ biến ở nhiều địa phương và ngoại tình đã trở thành nguyên
nhân chính của nhiều cuộc li hôn. Trong công tác xét xử của Toà Án Nhân Dân
thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh năm 2009 cho thấy số vụ ly hôn vì ngoại
tình là 36 vụ trên tổng số 323 vụ ly hôn, chiếm 11%.
Theo số liệu tìm hiểu được, năm 2000 ở Hà Nội có 152 trường hợp vi
phạm nguyên tắc hôn nhân 1 vợ 1 chồng; Kiên Giang là 1.450 trường hợp
và ở Thành Phố Hồ Chí Minh con số này lên tới 4.418 trường hợp. Đặc biệt
tại các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có dân trí thấp thì tình
trạng đa thê đa thiếp vẫn còn tồn tại ở thế kỷ 21.
Ví dụ: vụ án đang gây nhiều tranh cãi một ông ba bà. Ông N quê ở xã Tân
Bửu - Bến Lức - Long An cưới người vợ đầu tiên năm 1994 (có đăng ký kết
hôn), sau một thời gian, đường ai nấy đi. Năm 1996, khi chưa ly hôn, ông N đã
làm đám cưới rồi chung sống không hôn thú với bà vợ hai. Một năm sau, họ
sinh được một con chung. Rồi do mâu thuẫn, họ xin ly hôn. Lẽ ra phải xác định
đây là hôn nhân trái pháp luật thì năm 1999, TAND huyện Bến Lức lại cho ông
N ly hôn bà vợ hai và giải quyết các yêu cầu về tài sản chung, quyền nuôi con,
cấp dưỡng. Năm 2000, ông N lại tổ chức đám cưới và sống chung với bà vợ ba,
có một con chung, đến năm 2004 thì được chính xã Tân Bửu cho đăng ký kết
hôn.

4


BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 –
NHÓM 1 - NO4

Theo nội dung của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, những người
vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng có thể có hai trường hợp sau:
Thứ nhất, người đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp vi phạm nguyên tắc
hôn nhân một vợ một chồng.

Người đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp là người đã kết hôn với người
khác theo đúng quy định của pháp luật về HN&GĐ và chưa ly hôn. Người đó
đang trong tình trạng là đang có vợ hoặc có chồng nghĩa là hôn nhân của họ
chưa bị chấm dứt do ly hôn hoặc do một trong hai bên chết hoặc bị tòa án tuyên
bố là đã chết. Cơ sở pháp lý để xác định người đang có vợ, có chồng là dựa vào
giấy chứng nhận đăng kí kết hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp vẫn
còn có hiệu lực.
Theo Luật HN&GĐ, người đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp vi phạm
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng xảy ra trong hai trường hợp:
- Người đang có vợ, có chồng mà lại kết hôn với người khác.
Việc kết hôn của người đang có vợ, có chồng với người khác mặc dù có
đăng kí kết hôn tại cơ quan đăng kí kết hôn nhưng đã vi phạm điều kiện kết hôn
(Khoản 3 – Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2000) và thuộc một trong những trường
hợp cấm kết hôn tại điều 10 Luật HN&GĐ. Do đó, việc kết hôn giữa những
người đang có vợ hoặc đang có chồng với người khác là vi phạm nguyên tắc
hôn nhân một vợ một chồng.
- Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ, chồng với người
khác.
Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ không có đăng kí kết hôn
nhưng về chung sống với nhau như vợ, chồng. Việc chung sống với nhâu như
vợ chồng với người đang có vợ, có chồng trong trường hợp này bao gồm:
những người đang có vợ, có chồng cùng chung sống với nhau như vợ, chồng (cả
hai bên đều trong tình trạng đang có vợ, có chồng); người đang có vợ, có chồng,
chung sống với người chưa có vợ, có chồng (chỉ một bên chung sống là người
đang có vợ, có chồng). Việc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ
5


BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 –
NHÓM 1 - NO4


hoặc có chồng bất kể là công khai hay không công khai thì đều là vi phạm
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
Thứ hai, nam nữ chung sống như vợ chồng, được coi là có quan hệ vợ
chồng nhưng vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
Việc nam nữ chung sống như vợ chồng được công nhận là có quan hệ vợ
chồng khi mà cả hai bên nam, nữ chung sống dựa trên cở sở tình yêu thương,
muốn chăm sóc, giúp đỡ nhau và thực sự mong muốn thành vợ chồng, cùng
nhau xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc; đồng thời họ đã chung sống công
khai, cùng nhau thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhau như vợ chồng và
được họ hàng, xã hội sung quanh thừa nhận là vợ chồng.
Theo quy định của luật HN&GĐ, người đang chung sống như vợ chồng
được coi là có quan hệ vợ chồng vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng khi họ kết hôn hoặc lại chung sống như vợ, chồng với người thứ ba. Bởi
vì, mặc dù trong quan hệ đầu tiên, giữa nam và nữ chỉ chung sống như vợ chồng
và không có đăng kí kết hôn nhưng nó đã thỏa mãn các yếu tố của một cuộc hôn
nhân, được pháp luật công nhận và bảo hộ như các quan hệ vợ chồng hợp pháp
khác. Vì thế, giữa nam và nữ chung sống như vợ chồng cũng nảy sinh quyền và
nghĩa vụ đối với nhau nên phải tuân thủ nguyên tắc một vợ một chồng. Do đó,
khi họ kết hôn thì lần kết hôn đó là vi phạm nguyên tắc này và được coi là trái
pháp luật.
Một số trường hợp đặc biệt: hiện nay, vẫn tồn tại một số trường hợp một
chồng hai vợ hoặc một vợ hai chồng. Đó là các trường hợp của cán bộ, bộ đội
miền Nam đã có vợ hoặc chồng ở miền Nam, tập kết ra Bắc lại xây dựng gia
đình. Theo hướng dẫn của thông tư 60/DS ngày 22/2/1978 của tòa án nhân dân
tối cao thì đây là trường hợp đặc biệt, là hậu quả chiến tranh, một vấn đề phức
tạp. Do vậy, mặc dù là vi phạm nhưng những trường hợp này không phải do ảnh
hưởng của chế độ hôn nhân phong kiến mà là do ảnh hưởng của chiến tranh.
2.2 Thực trạng giải quyết các trường hợp vi phạm.


6


BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 –
NHÓM 1 - NO4

Ở nước ta, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là một nguyên tắc hiến
định và dần trở thành nguyên tắc của cuộc sống gia đình, là nền tảng để xây dựng
một xã hội văn minh, phát triển bền vững. Tuy nhiên trong thực tế, tình trạng
ngoại tình, nam nữ chung sống như vợ chồng ngày càng phổ biến ở nhiều địa
phương, nhất là các thành phố lớn.
Việc giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng trong thực tế có nhiều vấn đề còn tồn tại. Cụ thể:
Thứ nhất, các vụ việc vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng trên thực tế
xảy ra với số lượng không hề nhỏ, xong số vụ được đưa ra xét xử còn rất hạn
chế, thông thường được giải quyết bằng sự thoả thuận giữa các bên hoặc bỏ qua
hành vi vi phạm, hai bên vẫn tiếp tục chung sống…
Theo thống kê giải quyết và thụ lý các vụ án về Hôn nhân và Gia đình
của Toà Án nhân dân thành phố Hạ Long năm 2009, Toà án chỉ giải quyết
không công nhận quan hệ vợ chồng là 9 vụ trong tổng số 761 vụ việc toà đã giải
quyết, chiếm 1.8% và không có trường hợp nào toà án ra quyết định huỷ kết hôn
trái pháp luật. Con số này chưa thể phản ánh đúng tình hình trên thực tế các vụ
án vi phạm.
Thứ hai, khi người có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ kết hôn trái
pháp luật hoặc không công nhận quan hệ vợ chồng đối với quan hệ nam nữ, toà
án sẽ không ra quyết định ngay mà sẽ tiến hành công tác điều tra xem quan hệ đó
có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng hay không? Tuy nhiên quá
trình điều tra, xác minh gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Do tính chất của
quan hệ vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là quan hệ riêng tư,
mang tính tình cảm, cá nhân nên các quan hệ này thường ít bộc lộ ra bên ngoài.

Không những thế, các đương sự thường có tâm lý muốn che đậy, giấu diếm phần
vì họ ngại dư luận xã hội, muốn giữ cho gia đình yên ấm, con cái hòa thuận, phần
vì “xấu chàng hổ ai..”
Thứ ba, hiện nay, tình trạng nam nữ chung sống với nhau mà không có
đăng ký kết hôn diễn ra ngày càng phổ biến, được coi là bình thường, nhất là ở
7


BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 –
NHÓM 1 - NO4

các thành phố lớn. Đặc biệt ở các vùng núi, vùng dân tộc ít người tình trạng nam
nữ chung sống như vợ chồng xuất hiện ngày càng diễn biến phức tạp, khó kiểm
soát. Các trường hợp vi phạm không có chiều hướng giảm mà ngày càng tăng
xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một phần là do hoàn cảnh xã
hội. Ở nước ta do tác động từ nền kinh tế thị trường đã hình thành trong xã hội
một bộ phận dân cư khá giỏi, có lối sống tiêu xài. Cùng với đó là lối sống gấp,
sống thực dụng, buông thả trong tầng lớp thanh niên làm cho các trường hợp vi
phạm nguyên tắc một vợ một chồng xuất hiện ngày càng phức tạp, với nhiều biến
tướng như: góp gạo thổi cơm chung, chấp nhận làm cô vợ hờ không thân phận
chỉ để được bao ăn ở. Tuy nhiên đáng buồn là hiện tượng này đang dần trở nên
bình thường, vốn thế; đó cũng là vấn đề bức xúc hiện nay của xã hội.
Thứ tư, một thực tế cho thấy là hiện nay có quan hệ hôn nhân hợp pháp vẫn
ngang nhiên có quan hệ ngoài hôn nhân. Vì thế, làm cho người còn lại trong quan
hệ hôn nhân hợp pháp cảm thấy căng thẳng, đời sống vợ chồng không thể tiếp
tục, nên chính họ - người không vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
lại đâm đơn yêu cầu ly hôn. Chính điều này đã giải thoát cho người vi phạm
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng tiếp tục được thực hiện hành vi vi phạm,
thậm chí hợp lý hóa quan hệ pháp luật của mình theo quy định tại Nghị quyết
02/2000/NQ-HĐTP

Thứ năm, công tác xét xử còn mềm dẻo, không mang tính răn đe đối với
các trường hợp vi phạm. Điều 147 – Bộ Luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm
2009 quy định mức hình phạt cao nhất đối với các trường hợp vi phạm chế độ
hôn nhân một vợ một chồng có thể lên đến ba năm tù. Tuy nhiên, trong thực tế thì
hầu như không có trường hợp nào bị xử phạt tù, các hình phạt chỉ dừng lại ở mức
phạt tiền và buộc chấm dứt quan hệ phạm pháp đó.
3. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục:
3.1. Nguyên nhân:
Trong thực tế xã hội hiện nay, việc vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng diễn ra tương đối phổ biến, xuất phát từ một số nguyên nhân sau
đây:
8


BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 –
NHÓM 1 - NO4

Nguyên nhân thứ nhất: Xã hội hiện nay vẫn tồn tại tư tưởng phong kiến
còn nặng nề, trình độ dân trí nhiều nơi còn thấp. Trong thời kì hiện nay, vẫn
còn có một số gia đình còn mang nặng tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ,
muốn có con trai và phải có bằng được con trai để nối dõi tông đường. Do vậy,
khi người vợ không thể làm được điều đó, người chồng có thể tìm đến người
phụ nữ khác để giúp họ thực hiện ước nguyện này. Hiện tượng này diễn ra rất
phổ biến ở các vùng nông thôn. Còn ở một số vùng núi, vùng đồng bào dân tộc
ít người, do trình độ văn hóa thấp, không hiểu biết pháp luật nên dẫn đến tình
trạng vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng còn khá phổ biến.
Nguyên nhân thứ hai: Chưa tìm hiểu nhau kỹ trước khi đi tới quyết
định hôn nhân. Một người nam và một người nữ khi đi tới quyết định hôn nhân
họ thường có thời gian tìm hiểu nhau để hiểu nhau và biết được họ có yêu nhau
thật hay không. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, việc đó lại bị xem nhẹ. Các

bên đương sự dành ít thời gian để tìm hiểu nhau và rồi mau chóng đi tới quyết
định sẽ kết hôn với nhau, nó có chút gì đó bồng bột, hời hợt. Việc đó dẫn đến họ
chưa hiểu nhau, chưa tìm được những tiếng nói chung trong đời sống vợ chồng,
dễ tạo nên tư tưởng ngoại tình.
Nguyên nhân thứ ba: Ngoại tình. Ngày nay người ta đề cao cái tôi cá
nhân đến độ ích kỉ. Trong đời sống hôn nhân sự ích kỉ làm cho các cặp vợ
chồng khó chấp nhận những sai phạm, những khuyết điểm của nhau. Họ thiếu
sự hi sinh cho nhau, thiếu đi sự lắng nghe và thấu hiểu nhau điều đó làm cho
những mâu thuẫn trở nên khó giải quyết. Họ sẽ hướng tới chuyện đi tìm một
người khác biết lắng nghe và chia sẻ với họ khi học gặp những khó khăn, rắc rối
trong cuộc sống. Trong trường hợp đó đã dẫn đến hiện tượng ngoại tình. Cũng
có những khi người ta ngoại tình khi cuộc sống hôn nhân trở nên quá nhàm
chán và đơn điệu, hoặc không may nếu vợ, chồng vì công tác phải xa nhau trong
một thời gian dài khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc chia sẻ những niềm
vui, nỗi buồn và nhiều khi “xa mặt cách lòng”. Khi đó gặp những cái mới họ dễ
dàng bị hấp dẫn và không thể chối từ.
9


BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 –
NHÓM 1 - NO4

Nguyên nhân thứ tư: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng không phải vì
tình yêu mà là vì một mục đích khác. Hiện nay, có nhiều trường hợp các đôi
nam nữ kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không phải vì
tình yêu mà là vì một mục đích khác như: do cha mẹ, họ hàng hai bên ép buộc;
vì tài sản; vì ham muốn vật chất... Có những cô gái do muốn tìm một cuộc sống
đầy đủ hơn mà đã chấp nhận là vợ hờ của các đại gia. Do không xuất phát từ
tình yêu thương thực sự và mong muốn được cùng nhau xây dựng gia đình nên
khi chung sống, hai bên dễ gặp phải những mâu thuẫn và do vậy, họ dễ dàng rời

bỏ người này mà tìm đến với người khác có tiêu chí họ cần.
Nguyên nhân thứ năm: Đời sống chăn gối không hòa hợp. Trong đời
sống vợ chồng quan hệ sinh học cũng mang một ý nghĩa quan trọng dể duy trì
hạnh phúc giữa vợ và chồng. Nhiều trường hợp bên vợ hoặc chồng sinh lý
không thỏa mãn được bạn đời khiến cho họ đi tìm đến người khác để thỏa mãn.
Đây là một nguyên nhân rất tế nhị nhưng thường gặp ở hầu hết các cặp vợ
chồng, làm cho nhiều cặp vợ chồng vi phạm tới nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng.
Nguyên nhân thứ sáu: Hiện nay, các trường hợp vi phạm chưa được xử
lý nghiêm và chưa có tính răn đe. Trên thực tế, vẫn còn có trường hợp các cơ
quan chức năng quản lí, giải quyết vấn đề về hôn nhân gia đình một cách máy
móc, tắc trách, để lọt những trường hợp vi phạm. Khi xử lý vi phạm thì chưa
nghiêm khắc nên không có tính răn đe. Hiện tượng này đã cản trở việc thực hiện
và xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
3.2. Giải pháp khắc phục:
Thứ nhất, cần hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về vấn
đề hôn nhân một vợ một chồng để hạn chế và giải quyết trình trạng vi phạm
hiện nay:
Một là, cần tăng cường hoàn thiện các quy định pháp luật về việc giải
quyết các trường hợp vi phạm, ví dụ như:
10


BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 –
NHÓM 1 - NO4

Đối với trường hợp ngoại lệ, người đang có vợ, có chồng kết hôn với
người khác và lần kết hôn sau được công nhận là hợp pháp theo Nghị quyết số
02/2000/NQ – HĐTP cần có hướng dẫn cụ thể quan hệ vợ chồng đầu tiên thế
nào là “đang trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân

không đạt được”. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan xét xử áp dụng
pháp luật để giải quyết các trường hợp vi phạm trong thực tế, đồng thời tránh
việc các đương sự lợi dụng quyết định này để hợp pháp các quan hệ trái pháp
luật.
Ngoài ra, pháp luật cần phân định rõ: Trường hợp nam, nữ chung sống
như vợ, chồng trước ngày 3/1/1987 theo nghị quyết 35/2000/NQ – QH 10 mà vi
phạm một trong các điều kiện hôn nhân như giữa người có quan hệ cùng dòng
máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, người đang có vợ,
đang có chồng sống với người khác…thì không thể công nhận là có quan hệ vợ
chồng.
Hai là, cần sửa đổi các quy định về hình phạt đối với các trường hợp vi
phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
Theo Điều 8 nghị định 87/2001/NĐ – CP của chính phủ, mức xử phạt
hành chính đối với các trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
là từ 100.000 đồng – 500.000 đồng. Với điều kiện kinh tế ngày nay, mức xử
phạt đó còn nhẹ và hầu như không có ý nghĩa ngăn đe đối với vi phạm.
Ba là, việc xử lý đối với những hành vi vi phạm nguyên tắc chế độ hôn
nhân một vợ một chồng cần được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện nghiêm
túc, kịp thời và đúng pháp luật để phát huy tác dụng giáo dục ý thức tuân thủ
pháp luật hôn nhân và gia đình.
Mục đích của những biện pháp xử lý không phải là trừng phạt, bắt người
vi phạm phải chịu chế tài của pháp luật mà nhằm giáo dục đối với người có
hành vi vi phạm pháp luật để họ không tiếp tục vi phạm pháp luật, đồng thời
giáo dục những cá nhân khác có ý thức tôn trọng pháp luật, từ đó không vi
phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Có như vậy, pháp luật mới phát huy hết
11


BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 –
NHÓM 1 - NO4


tác dụng và chức năng của mình đó là răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm
nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng trong tương lai. Từ đó nâng cao ý thức
của người dân trong việc tôn trọng và tuân thủ nguyên tắc hôn nhân một vợ, một
chồng.
Bốn là, hoàn thiện công tác đăng ký hộ tịch và đổi mới về tổ chức và hoạt
động của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các án tranh chấp hôn nhân và
gia đình.
Trong công tác đăng ký hộ tịch, việc xem xét các yêu cầu của nhân dân
phải được tiến hành nhanh chóng, chính xác. Một số tờ khai đăng ký hộ tịch cần
được thay đổi lại cho phù hợp để hạn chế những sai sót có thể xảy ra. Trong
công tác giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình, nên thành lập Tòa
chuyên trách về hôn nhân và gia đình. Do quan hệ hôn nhân và gia đình có
những đặc thù riêng nên đòi hỏi những người giải quyết các tranh chấp về loại
này phải có những phẩm chất, năng lực và kinh nghiệm cần thiết.
Năm là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng một đội ngũ cán bộ
tư pháp, thẩm phán có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu giải quyết kịp thời,
chính xác các tranh chấp về hôn nhân và gia đình.
Hoạt động của các cán bộ tư pháp và thẩm phán là những khâu rất quan
trong việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Họ vừa
là người thay mặt Nhà nước kiểm soát việc thực hiện các quan hệ hôn nhân và
gia đình trong xã hội, vừa là người tuân thủ nguyên tắc đó trong quá trình kiểm
soát. Trong tình hình hiện nay, củng cố đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là cán bộ
tư pháp ở cấp xã và thẩm phán ở Tòa án nhân dân cấp huyện là việc làm cần
phải được chú trọng. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân, bởi họ là người đại diện của
nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử tại Tòa án, có quyền ngang với thẩm
phán.

12



BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 –
NHÓM 1 - NO4

Thứ hai, cần phổ biến, tuyên truyền, giáo dục Luật Hôn nhân và gia
đình đến với nhân dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu
số.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng chỉ có thể phát huy được hiệu
quả điều chỉnh khi được tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi
người dân tuân thủ một cách triệt để. Muốn vậy, việc phổ biến, tuyên truyền,
giáo dục Luật hôn nhân và gia đình phải được tiến hành nghiêm túc tới mọi đối
tượng. Luật hôn nhân và gia đình cần sớm được đưa vào trong chương trình
giáo dục ở phổ thông. Tuy nhiên cần chú ý việc giáo dục pháp luật đối với
những đối tượng này phải đồng thời với việc giáo dục đạo đức, truyền thống
trong gia đình. Việc tuyên truyền, phổ biến Luật hôn nhân và gia đình cần được
tiến hành song song với việc vận động nhân dân đấu tranh chống lại những tàn
dư của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, xóa bỏ những phong tục, tập
quán lạc hậu, tự giác chấp hành những quy định của Luật.
Thứ ba, cần sử dụng có hiệu quả những chuẩn mực đạo đức và dư
luận xã hội bên cạnh những quy định pháp luật để ngăn hạn chế tối đa hiện
tượng vi phạm này.
Từ xưa đến nay, xã hội luôn lên án gay gắt tình trạng vi phạm hôn nhân
một vợ một chồng và cho đó là hiện tượng cần bài trừ trong xã hội. Do vậy, có
thể sử dụng dư luận xã hội như một kênh thông tin để có thể vận động, tuyên
truyền chống vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, đồng thời qua đó
phát hiện được các trường hợp vi phạm để kịp thời xử lí.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý
thức của người dân về việc chấp hành quy định của pháp luật hôn nhân gia
đình trong đó có nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.

Cần tuyên truyền cho các thanh niên, các đôi nam nữ đang còn yêu nhau
biết được lợi ích của việc kết hôn một vợ một chồng, hậu quả khi kết hôn với
nhiều người, để từ đó các bạn trẻ nhận thức được những điều nên làm và không
nên làm. Khi hai bên nam nữ xác định đi đến hôn nhân phải dựa trên tình yêu
13


BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 –
NHÓM 1 - NO4

chân chính, trong sáng, không vì lợi ích cá nhân, trong tình yêu là sự chung thủy
của cả hai bên, chấp nhận những điểm xấu cũng như điểm không tốt của cả hai.
Nhằm đảm bảo tính khả thi trong các quyết định xử lý các trường hợp vi phạm,
cần nâng cao ý thức của chính người vợ, người chồng trong quan hệ hôn nhân
hợp pháp, để họ tham gia phối hợp vào việc giám sát, nhắc nhở các cá nhân vi
phạm, ngăn chặn các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng lại tiếp tục xảy ra. Đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, nơi mà nhận thức của người dân còn hạn chế và những hủ tục
lạc hậu như chế độ đa thê vẫn còn tồn tại phổ biến, tiến tới xóa bỏ những hủ tục
lạc hậu này.
C. KẾT LUẬN
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển mạnh mẽ. Không
chỉ nâng cao tiềm năng kinh tế của đất nước, chúng ta phải đồng thời nâng cao
trình độ văn hóa, đời sống văn minh, hiện đại. Nó cũng thể hiện ở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng “Vì bản chất của tình yêu là không thể chia
sẻ được cho nên hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu do ngay bản chất của nó là
hôn nhân một vợ một chồng” Mong rằng trong thời gian tới luật hôn nhân sẽ
sửa đổi, chặt chẽ hơn và thiết thực hơn với tình hình xã hội

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt
14


BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 –
NHÓM 1 - NO4

Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
2. Luật hôn nhân và gia đình 1959, 1986, 2000
3. Các nghị định, thông tư, nghị quyết:
- Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP.
- Thông tư 60/DS ngày 22/2/1978.
- Nghị quyết 35/2000/NQ – QH 10.
- Nghị định 87/2001/NĐ – CP.
4. Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2010, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
5. Khóa Luận tốt nghiệp: Các trường hợp cấm kết hôn – cơ sở lý luận và thực
tiễn áp dụng pháp luật, Tô Thị Thu Trang, Người hướng dẫn TS.Nguyễn Văn
Cừ, Hà Nội 2011.
6. Khóa luận tốt nghiệp: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc giải quyết
các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, Trần Thị Thu
Huyền, Người hướng dẫn TS.Nguyễn Phương Lan, Hà Nội 2010.
7. Các website:
www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com
www.diendansinhvienluat.vn

15


BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 –

NHÓM 1 - NO4
MỤC LỤC
2. Thực trạng vi phạm hôn nhân một vợ một chồng.............................................................................4
2.1. Các trường hợp vi phạm trong thực tế...........................................................................................4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................14

16



×