Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân và thực tiến áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.06 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Bộ luật tố tụng dân sự ra đời quy định về thủ tục giải quyết các vụ việc dân
sự có nhiều điểm mới và tiến bộ hơn hẳn Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự trước đây. Bởi đây là luật hình thức chung cho pháp luật về dân sự trong đó
có cả Luật hôn nhân và gia đình. Trong các việc dân sự mà Bộ luật tố tụng dân sự
quy định có quy định về việc “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn”. Cơ sở pháp lý
của loại việc “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn” xuất phát từ Điều 90 Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2000 và được Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004
đã nghi nhận loại việc này tại khoản 2 Điều 28 về việc “yêu cầu công nhận thuận
tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”. Để làm rõ hơn về thủ tục giải quyết
yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn e xin đi vào giải quyết vấn đề: Thủ tục giải
quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân và thực tiến áp
dụng.

NỘI DUNG
1


I. Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
1. Cơ sở pháp lý của yêu cầu công nhận thuận tình lý hôn
Thuận tình ly hôn là một loại việc đặc biệt,do có mâu thuẫn vợ chồng , đời
sống chung không thể kéo dài nên họ đã phải yêu cầu tòa án chấm dứt hôn nhân,
đối với những cặp vợ chồng mà khi yêu cầu tòa án chấm hôn nhân mà trước đó họ
đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản và quyền nuôi con thì họ có quyền
yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
Cơ sở pháp lý của loại việc “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn” xuất phát từ
Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, theo đó: “Trong trường hợp vợ
chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai
bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoảthuận về việc chia tài sản, việc trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và
sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và


con....”. Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 đã nghi nhận loại việc này tại
khoản 2 Điều 28 về việc “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài
sản khi ly hôn”
2. Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
a. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Mục 2 Chương 3 BLTTDS quy định về thẩm quyền của tòa án các cấp, cụ thể là
tại khoản 2 Điều 33, khoản 1 Điều 34 và khoản 2 Điều 35. Trường hợp thuận tình
ly hôn (không có yếu tố nước ngoài), căn cứ điểm h khoản 2 Điều 35 BLTTDS, thì
đương sự có quyền thỏa thuận, lựa chọn nộp đơn kiện tại cơ quan có thẩm quyền
giải quyết: TAND quận (huyện) nơi cả hai bên có hộ khẩu thường trú, tạm trú; nếu
hai bên có hộ khẩu thường trú, tạm trú ở hai nơi khác nhau thì hai bên sẽ thỏa thuận
nộp đơn kiện tại TAND quận (huyện) nơi một trong hai bên có hộ khẩu

2


Đối với hôn nhân có yếu tố nước ngoài thẩm quyền giải quyết do TAND cấp
tỉnh,Thành phố trực thuộc trung ương giải quyết (Điều 34 BLTTDS) nơi đương sự
có hộ khẩu thường trú, tạm trú, hộ khẩu thường trú, tạm trú.
b. Hình thức yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Trong trường hợp hai bên thật sự tự nguyện ly hôn thì họ có quyền gửi đơn yêu
cầu tòa án công nhận sự thuận tình ly hôn. Đơn yêu cầu tòa án công nhận thuận
tình ly hôn phải có đủ các nội dung của đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự quy
định tại khoản 2 điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS). Theo đó, các đương
sự phải gửi đơn yêu cầu về tòa án có thẩm quyền giải quyết việc yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn. Bên cạnh đơn yêu cầu các đương sự còn phải gửi kèm theo đơn
các tài liệu chứng cứ như giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của các
con, giấy tờ chứng nhận sở hữu tài sản chung vợ chồng hoặc sở hữu riêng từng
người, chứng minh thư nhân dân của vợ/chồng và sổ hộ khẩu gia đình…
c. Thụ lý đơn yêu cầu

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình
ly hôn tòa án nơi đương sự gửi đơn yêu cầu sau khi nhận được đơn yêu cầu phải
tiến hành xem xét, kiểm tra tính hợp pháp của đơn yêu cầu. Trường hợp đơn yêu
cầu không đủ điều kiện về hình thức tòa án phải yêu cầu đương sự tiến hành sửa
đổi, bổ sung đơn yêu cầu hoặc trong trường hợp đơn yêu cầu giải quyết thuận tình
ly hôn không thuộc thẩm quyền của tòa án nơi đương sự nộp đơn thì tòa án phải trả
lại đơn hoặc chuyển đơn yêu cầu tới tòa án có thẩm quyền giải quyết. Đối với đơn
yêu cầu đủ điều kiện về hình thức và nội dung, tòa án phải tiến hành thụ lý vụ việc,
thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người nộp đơn
nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ việc.
d. Tiến hành hòa giải
Theo quy định của pháp luật, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được coi
là việc dân sự và đặc thù của việc dân sự đó chính là về mặt nội dung không có sự
3


tranh chấp giữa các đương sự. Do đó, quá trình giải quyết việc dân sự về nguyên
tắc khi không có tranh chấp giữa các đương sự thì không đặt ra vấn đề hòa giải.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 90 Luật hôn nhân và gia đình thì : Trong trường
hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét
thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly
hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng
của vợ và con... Như vậy, mặc dù BLTTDS không quy định thủ tục hòa giải trong
việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn nhưng Luật hôn nhân và gia
đình vẫn quy định tòa án khi giải quyết việc công nhận thuận tình ly hôn phải tiến
hành hòa giải giữa các bên. Việc hòa giải theo thủ tục giải quyết việc dân sự được
hiểu là hòa giải để vợ chồng đoàn tụ chứ không phải là hòa giải các tranh chấp về
ly hôn bởi bản chất việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là không có tranh
chấp. Bên cạnh đó mặc dù các bên đương sự thuận tình ly hôn nhưng có thể họ vẫn

còn tình cảm với nhau vì vậy tiến hành hòa giải để cho họ có cơ hội quay về với
nhau.
Sau khi tiến hành hòa giải, tùy vào kết quả hòa giải mà tòa án ra các quyết
định sau:
+/ Đối với trường hợp hòa giải đoàn tụ thành: người yêu có yêu cầu công
nhận thuận tình ly hôn rút đơn yêu cầu thì tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết
việc dân sự. Trong trường hợp người yêu cầu không rút đơn thì tòa án lập biên bản
hòa giải đoàn tụ thành, sau bảy ngày nếu các bên đương sự không thay đổi thì tòa
án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc hòa giải đoàn tụ
thành. Nếu sau bảy ngày mà các đương sự thay đổi ý kiến thì tóa án tiến hành mở
phiên họp giải quyết việc dân sự.
4


+/ Đối với trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành mà các đương sự thỏa
thuận được với nhau về tài sản và quyền nuôi con thì tòa án lập biên bản hòa giải
đoàn tụ không thànhvà ra quyết định mở phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn. Trường hợp mà các đương sự không thỏa thuận được với nhua về
tài sản cũng như quyền nuôi con thì tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc
dân sự đồng thời hướng dẫn các đương sự khởi kiện ra tòa án theo thủ tục giải
quyết vu án dân sự ( Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà
án nhân dân tối cao)
e. Phiên họp giải quyết việc dân sự
Theo quy định tại Điều 313 BLTTDS sau khi ra quyết định mở phiên họp
giải quyết việc dân sự tòa án phải gửi ngay quyết định này và hồ sơ việc dân sự cho
viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu. Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được
hồ sơ viện kiểm sát phải nghiên cứu hồ sơ, hết thời hạn trên viện kiểm sát phải trả
hồ sơ cho tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự. Theo quy định của
BLTTDS thì đối với việc dân sự viện kiểm sát phải tham gia 100% các phiên họp.
Tại phiên họp, các đương sự trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu tòa giải

quyết, lý do, mục đích và cẳn cứ của việc yêu cầu tòa giải quyết công nhận thuận
tình ly hôn. Thẩm phán xem xét các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ. Đại diện
viện kiểm sát phát biểu ý kiến của viện kiểm sát về việc giải quyết việc công nhận
thuận tình ly hôn. Căn cứ vào các tài liệu và chứng cứ có trong hồ sơ, lời trình bày
và xác nhận của các đương sự tại phiên họp, quan điểm của đại diện viện kiểm sát
tòa án sẽ ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc
công nhận thuận tình ly hôn.
d. Trường hơp công nhận thuận tình ly hôn theo thủ tục giải quyết vụ án
dân sự
5


Đối với vụ án dân sự, sau khi thụ lý vụ án, Toà án triệu tập các đương sự để
tiến hành hoà giải. Trong quá trình hòa giải nếu các bên đương sự tự nguyện thuận
tình ly hôn và họ đã thoả thuận được với nhau về việc nuôi con, chia tài sản khi ly
hôn thì Toà án ra biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành. Sau bảy
ngày nếu các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì Tòa án ra Quyết định công
nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự (Hướng dẫn tại Công văn
số 107/KHXX ngày 23/6/2006 của Toà án nhân dân tối cao). Quyết định này có
hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
II. Thực tiễn áp dụng thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly
hôn tại tòa án.
Từ khi Bộ luật tố tụng dân sự ra đời, những quy định về thủ tục giải quyết
các việc dân sự tại Toà án được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự, là những
quy định mới của pháp luật và một trong những quy định mới đó là việc dân sự
về “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” .Tuy
nhiên, thực tiễn hiện nay, việc thụ lý, giải quyết việc dân sự “yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” theo quy định tại khoản 2 Điều
28 BLTTDS của Toà án hầu như là rất ít. Để lý giải vì sao lại có sự bất cập này trên
thực tiễn, theo tôi, có nguyên nhân chính sau:

Xét trên khía cạnh các quy định của BLTTDS thì ưu điểm của thủ tục giải
quyết việc dân sự là đơn giản hơn, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, thời hạn mở
phiên họp ngắn hơn nhiều so với thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn mở
phiên toà đối với việc giải quyết vụ án dân sự nhưng thực tiễn cho thấy khi giải
quyết việc dân sự “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi
ly hôn” lại phức tạp và mất thời gian hơn so với việc thụ lý giải quyết vụ án sau đó

6


ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự. Bởi
lẽ:
Đối với việc dân sự, Viện kiểm sát phải tham gia 100% các phiên họp, đồng
nghĩa với việc Toà án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu trong thời
hạn luật định để Viện kiểm sát tham gia phiên họp. Ngoài ra, theo quy định tại Điều
90 Luật Hôn nhân và Gia đình thì trước khi mở phiên họp, Toà án vẫn phải tiến
hành hoà giải.
Đối với vụ án dân sự, trường hợp các đương sự cũng thuận tình ly hôn, thì
sau khi thụ lý vụ án, Toà án triệu tập các đương sự để tiến hành hoà giải. Xét thấy
các đương sự đã thật sự tự nguyện thuận tình ly hôn, Toà án hoà giải không thành
và họ đã thoả thuận được với nhau về việc nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
thì Toà án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các
đương sự (hướng dẫn tại Công văn số 107/KHXX ngày 23/6/2006 của Toà án nhân
dân tối cao). Quyết định này cũng có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
So sánh 2 cách giải quyết trường hợp thuận tình ly hôn bằng việc dân sự và
bằng vụ án dân sự như nêu trên thì thấy rằng: Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng
là Toà án và Viện kiểm sát, việc giải quyết theo thủ tục vụ án dân sự bằng quyết
định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự, sẽ tiết kiệm
hơn về mặt thời gian, không phức tạp về mặt thủ tục vì Viện kiểm sát không phải

tham gia phiên toà; đối với các đương sự thì cũng tiết kiệm được thời gian, quyết
định giải quyết của Toà án lại có hiệu lực thi hành ngay.
Như vậy, Luật nội dung không chỉ rõ thuận tình ly hôn sẽ được giải quyết
theo thủ tục nào nhưng Luật tố tụng lại đang tồn tại cùng một lúc song song hai loại
thủ tục tố tụng dân sự có thể giải quyết trường hợp thuận tình ly hôn theo quy định
tại Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 mà không thể hiện rõ ràng khi
7


nào là vụ án dân sự và khi nào là việc dân sự. Từ đây, dẫn đến tâm lý “ngại” thụ lý,
giải quyết các trường hợp thuận tình ly hôn theo thủ tục việc dân sự của Toà án vì
những lẽ như đã nói ở trên và cũng bởi lẽ khi ra quyết định công nhận sự tự
nguyện thoả thuận giữa các đương sự thì đối với Toà án và đối với Thẩm phán sẽ là
cách giải quyết ưu việt hơn cả về mọi phương diện. Chính vì tâm lý “ngại” thụ lý
mà trên thực tế có rất nhiều tóa án sau khi nhận đơn khởi kiện xin ly hôn của các
đương sự, mặc dù có nhiều trường hợp phải thụ lý giải quyết theo thủ tục việc dân
sự như quy định tại khoản 2 Điều 28 BLTTDS nhưng Toà án thường hướng các
đương sự sửa lại đơn khởi kiện theo hướng có tranh chấp với nhau hoặc theo hướng
ly hôn theo yêu cầu của một bên, để thụ lý giải quyết theo thủ tục vụ án dân sự.
Như vậy, ban đầu là thụ lý vụ án dân sự, sau đó, tiến hành hoà giải, hướng vụ án
theo trường hợp thuận tình ly hôn, có tính chất như việc dân sự (không có tranh
chấp) để vận dụng Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình ra quyết định công nhận
thuận tình ly hôn và sựthoả thuận giữa các đương sự.
Bên cạnh những bất cập đã phân tích ở trên, hiện nay có một số ý kiến cho
rằng không nên coi thuận tình ly hôn là việc dân sự mà nên coi đó là vụ án dân sự.
Theo cách giải thích của những người theo quan điểm này thì sở dĩ không nên coi
thuận tình ly hôn là việc dân sự bới các lý do sau:
Thứ nhất, Điều 89 LHNVGĐ quy định dù vợ chồng có thuận tình ly hôn
nhưng tòa chỉ giải quyết cho ly hôn khi xét thấy tình trạng hôn nhân đến mức trầm
trọng, mục đích hôn nhân không đạt được. Như vậy, bản chất quan hệ hôn nhân

giữa hai vợ chồng vẫn có tranh chấp, bất đồng. Việc thuận tình ly hôn lúc này chỉ là
một trong những giải pháp mà họ lựa chọn để giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, nếu BLTTDS coi thuận tình ly hôn là việc dân sự mà khi giải quyết
vẫn quy định tòa phải tổ chức hòa giải thì tự nhiên lại thành mâu thuẫn. Bởi lẽ bản
8


chất của việc dân sự là giữa hai bên đương sự không có yếu tố tranh chấp. Mà đã
không có tranh chấp thì không cần hòa giải.
Thứ ba, thực tiễn cho thấy khi giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly
hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn bằng thủ tục việc dân sự lại phức tạp và mất
thời gian hơn nhiều so với thủ tục vụ án.
Tuy nhiên, em đồng ý với quan điểm cho rằng vẫn phải giải quyết thuận tình
ly hôn theo thủ tục việc dân sự bởi các lý do sau:
Thứ nhất, xét về bản chất thuận tình ly hôn là không có tranh chấp về cả ba
mối quan hệ là hôn nhân, vấn đề con chung và tài sản. Giữa vợ và chồng đều thỏa
thuận được các quan hệ nói trên và chỉ nhờ tòa ra quyết định công nhận. Tính chất
“tranh chấp” ở đây phải được hiểu là một bên muốn ly hôn nhưng bên kia không
đồng ý hoặc đồng ý ly hôn nhưng có tranh chấp về con chung và tài sản chứ không
phải tranh chấp là vợ chồng có mâu thuẫn, bất đồng trong chuyện tình cảm... như
bài viết đã phân tích.
Thứ hai, việc hòa giải về ly hôn được hiểu theo hai nghĩa: một là hòa giải để
vợ chồng đoàn tụ, hàn gắn tình cảm vợ chồng; hai là hòa giải theo hướng để các
bên thuận tình ly hôn khi hòa giải đoàn tụ không thành. Việc hòa giải theo thủ tục
giải quyết việc dân sự được hiểu là hòa giải để vợ chồng đoàn tụ chứ không phải là
hòa giải các tranh chấp về ly hôn bởi bản chất việc yêu cầu công nhận thuận tình ly
hôn là không có tranh chấp.
Thứ ba, vấn đề đặt ra đối với việc giải quyết thuận tình ly hôn theo thủ tục vụ
án là phải xác định một trong hai bên ai là “nguyên đơn” và ai là “bị đơn”. Thực tế
là trong hầu hết các vụ ly hôn các đương sự đều không muốn mang tiếng là người

9


bỏ vợ hoặc bỏ chồng. Và với những trường hợp đương sự không đồng ý “đổi đơn”
thì tòa cũng buộc phải thụ lý giải quyết theo thủ tục việc dân sự.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Từ những đánh giá,phân tích trên đây có thể thấy việc giải quyết yêu cầu
thuận tình ly hôn theo thủ tục việc dân sự quy định tại khoản 2 Điều 28 BLTTDS
vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Mặc dù BLTTDS quy định thủ giải quyết việc dân sự
10


là nhằm rút ngắn thủ tục tố tụng, rút ngắn thời gian giải quyết vụ việc dân sự, tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho các đương sự. Tuy nhiên, từ thực tiễn giải quyết yêu
cầu thuận tình ly hôn đã cho thấy việc giải quyết theo thủ tục việc dân sự lại phức
tạp và mất thời gian hơn so với việc thụ lý giải quyết vụ án. Theo em các nhà làm
luật nên xem xét sửa đổi hoặc có những hướng dẫn cụ thể để khắc phục tình trạng
này, tránh gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
2. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
3. Công văn số 107/KHXX ngày 23/6/2006 của Toà án nhân dân tối cao
11


4. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP-TANDTC
5. Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP-TANDTC

6. giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam
7. website:
/>p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=18652134&article_details=1
/> /> />
MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1

NỘI DUNG
I. Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
1. Cơ sở pháp lý của yêu cầu công nhận thuận tình lý hôn
2. Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
12

2
2
2


a. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
b. Hình thức yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

2
3

c. Thụ lý đơn yêu cầu

d. Tiến hành hòa giải

3

e. Phiên họp giải quyết việc dân sự

3

d. Trường hơp công nhận thuận tình ly hôn theo thủ tục giải
quyết vụ án dân sự

5
6

II. Thực tiễn áp dụng thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận
tình ly hôn tại tòa án

6

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

13



×