Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại điện tử TRÊN nền TẢNG DI ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN THU HẰNG

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN
NỀN TẢNG DI ĐỘNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN THU HẰNG

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN
NỀN TẢNG DI ĐỘNG

Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý Hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ CỒNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH VĂN DŨNG

Hà Nội - 2015




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự
hướng dẫn của thầy giáo Ts. Đinh Văn Dũng.
Các số liệu, kết luận và thông tin nghiên cứu được đưa ra trong luận
văn là chính xác, khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, Ngày
tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Hằng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này em không thể không nhắc đến thầy giáo hướng
dẫn Ts. Đinh Văn Dũng. Em xin chân thành cảm ơn về sự chỉ bảo tận tình, định hướng
nghiên cứu, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin cám ơn quý Thầy Cô Viện Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Hà
Nội đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm quý báu cho
em trong suốt quãng thời gian em theo học lớp Thạc sỹ tại Viện. Đây là những hành
trang quý báu để em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình ở đơn vị mình công tác và
những bước đi tiếp theo trên con đường sự nghiệp của bản thân.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Ts. Lê Quang Minh, thầy đã
không ngừng khuyến khích, chỉ bảo, động viên và giúp đỡ em trong quá trình hoàn
thiện luận văn.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của
các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp cơ quan và gia đình em trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Mặc dù đã rất nỗ lực và cố gắng, nhưng luận văn này chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót, em mong nhận được sự thông cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của quý
thầy cô và bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Hằng


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
Chương 1.....................................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG 3
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................................3
1.2. Thương mại di động, cuộc cách mạng trong Thương mại điện tử...................................4
1.3. Các phương pháp phát triển phần mềm...........................................................................8
1.3.1. Ứng dụng web...........................................................................................................8
1.3.2. Ứng dụng gốc............................................................................................................9
1.3.3. Ứng dụng lai............................................................................................................12
1.4. Nền tảng phát triển ứng dụng di động............................................................................12
1.4.1. Môi trường phát triển tích hợp................................................................................12
1.4.2. Phát triển dựa trên nền tảng điện toán đám mây.....................................................14
1.4.3. So sánh các nền tảng lập trình.................................................................................14
1.4.4. Nhà cung cấp, hỗ trợ các kho ứng dụng..................................................................15
1.5. Ứng dụng công nghệ điện thoại di động........................................................................16

1.5.1. Tương tác phần cứng...............................................................................................16
1.5.2. Lớp trung gian API.................................................................................................17
1.5.3. Modul hóa và phần cứng phụ thuộc........................................................................17
1.5.4. Quản lý phiên bản...................................................................................................18
1.6. Quá trình trải nghiệm của người dùng trên thiết bị........................................................19
1.6.1. Trang Web...............................................................................................................19
1.6.2. Trình quản lý thiết bị...............................................................................................20
1.6.3. Công nghệ cảm ứng tương tác................................................................................20
1.6.4. Ứng dụng nhập xuất thông tin bằng giọng nói........................................................21
1.6.5. Hệ thống cảm biến cử chỉ và chuyển động.............................................................22
1.6.6. Máy ảnh...................................................................................................................22
1.6.7. Bảo mật...................................................................................................................22
1.7. Kiểm thử.........................................................................................................................23
1.8. Các công nghệ xây dựng ứng dụng web trên di động....................................................25
1.8.1. HTML5...................................................................................................................25
1.8.2. JQuery.....................................................................................................................26
Chương 2...................................................................................................................................28
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG TẠI
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO VIỆT NAM..28
2.1. Giới thiệu về dịch vụ trung gian thanh toán ví điện tử trên thiết bị di động..................28
2.2. Thương mại di động và dịch vụ thanh toán ví điện tử trên di động tại một số nước trên
thế giới..................................................................................................................................33
2.2.1. Hoa Kỳ....................................................................................................................33
2.2.2. Ấn Độ......................................................................................................................41
2.2.3. Trung Quốc.............................................................................................................46
2.2.4. Kenya......................................................................................................................48
2.3. Kết quả thu được qua những điển hình trên...................................................................49
2.4. Thực trạng phát triển hệ thống ví điện tử trên thiết bị di động tại Việt Nam.................51
2.5. Định hướng phát triển mô hình thanh toán ví điện tử trên thiết bị di động tại Việt Nam
...............................................................................................................................................54

Chương 3...................................................................................................................................69
XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM VÍ ĐIỆN TỬ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG.......69
3.1. Mô tả bài toán................................................................................................................69
3.2. Biểu đồ chức năng hệ thống...........................................................................................69


iv
3.2.1. Biểu đồ ca sử dụng..................................................................................................69
3.2.2. Biểu đồ tương tác....................................................................................................74
3.2.3. Biểu đồ hoạt động...................................................................................................80
3.2.4. Biểu đồ trạng thái....................................................................................................82
3.3. Giao diện và chức năng chính của chương trình thử nghiệm........................................82
3.4. Lợi ích của việc thực hiện..............................................................................................84
KẾT LUẬN...............................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................88
PHỤ LỤC..................................................................................................................................90


v

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Tên viết tắt
1
App Store

Chú thích
Kho ứng dụng

2


CSDL

3

CSS

4

Client

Ngôn ngữ quy định cách trình
bày các thẻ html trên trang web.
Máy khách

5

Container

Hệ thống vận chuyển

6

ĐTDĐ

Điện thoại di động

7

GPRS


8

GSM

9

Hybrid App

10

Cơ sở dữ liệu
Cascading Style Sheets

General Packet Radio
Services
Global System for Mobile
Communications
Integrated Development
Environment

IDE

11

12
13
14

JDT


Java Development Tools

NFC

Near Field Communication

Native app
MVC

Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp
Hệ thống thông tin di động toàn
cầu
Ứng dụng lai
Môi trường phát triển tích hợp
Bộ công cụ phát triển ứng dụng
phần mềm trên nền tảng ngôn
ngữ Java
Công nghệ giao tiếp không dây
phạm vi tầm ngắn
Ứng dụng gốc
Mô hình Model-ViewController
Thương mại di động

15

MCommerce

16


OTP

17

OOP

18

PDA

Personal Digital Assistant

19

TSM

Trusted Service Manager

20

TMĐT

Thương mại điện tử

21

Web App

Ứng dụng web


22

Server

Máy chủ

23

SDLC

One Time Password
Object oriented
programming

Software Development
Life Cycle

Mật khẩu dùng một lần
Lập trình hướng đối tượng
Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá
nhân
Nhà quản lý dịch vụ tin cậy

Chu trình phát triển phần mềm

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ


vi


Bảng 2.1: Thống kê các quốc gia sử dụng dịch vụ ví di động theo mô hình của M Pesa.........49
Bảng 2.2: Một số tiêu chí phân tích..........................................................................................55
Bảng 2.3: Tác nhân và ca sử dụng hệ thống.............................................................................61


1

MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Ngày nay, Thương mại điện tử phát triển với tốc độ nhanh chóng và đang dần đi
sâu vào hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong cuộc sống như: Khoa học
máy tính, marketing, hành vi khách hàng, tài chính, kinh tế, hệ thống quản trị thông
tin, kế toán, ngân hàng …
Thương mại điện tử trên nền tảng di động đã và đang trở thành là xu hướng phát
triển mới và góp phần không nhỏ trong hoạt động mua bán, mang lại doanh thu và uy
tín cho các đơn vị kinh doanh. Việc tiêu thụ và sử dụng điện thoại không chỉ với mục
đích liên lạc đơn thuần nữa mà còn liên quan đến hầu hết các công việc, nhu cầu tất
yếu hàng ngày cho mọi cá nhân. Môi trường ứng dụng di động có sự tương tác phong
phú, hỗ trợ người sử dụng, do đó mang lại rất nhiều lợi ích. Những nhà phát triển di
động thường xây dựng theo các module, kế thừa nền tảng có sẵn hoặc dùng các
phương pháp tiếp cận nhanh để triển khai ứng dụng. Thách thức đặt ra cho phát triển
điện thoại di động khi đứng trước nhu cầu cạnh tranh gay gắt trong thị trường thương
mại điện tử di động mà các dòng điện thoại di động lại tồn tại trong khoảng thời gian
ngắn ngủi (Trung bình khoảng sáu tháng sẽ có một phiên bản sản phẩm mới ra đời).
Chính vì vậy, thiết bị di động phải không ngừng thích ứng, đổi mới trước áp lực của
thị trường và công nghệ mới .
Như vậy, với những ưu thế và thuận lợi rõ rệt của thiết bị di động, việc xây dựng
những ứng dụng trên di động nhằm đưa các nghiệp vụ, quy trình công việc trong thực
tế nhằm giải quyết một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất trở thành vấn đề đáng
quan tâm. Việc nghiên cứu đề tài: “PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN

NỀN TẢNG DI ĐỘNG” là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
- Đánh giá hiện trạng phát triển Thương mại điện tử trong giai đoạn hiện nay và
tương lai.
- Nghiên cứu tổng quan về phát triển Thương mại điện tử trên nền tảng di động
- Nghiên cứu ứng dụng dịch vụ ví điện tử trên thiết bị di động tại thế giới và Việt Nam
- Ứng dụng xây dựng chương trình thử nghiệm
- Đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng phát triển.
Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu cụ thể của việc xây dựng và phát triển Thương mại
điện tử trên nền tảng di động nhằm tiếp cận việc đề xuất xây dựng ứng dụng ví điện tử
trên thiết bị di động tại Việt Nam. Mang lại lợi ích và sự thuận tiện cho khách hàng khi
thực hiện các giao dịch và sử dụng các dịch vụ thanh toán nhanh chóng, an toàn tại
mọi thời gian, không gian địa điểm. Ứng dụng xây dựng và phát triển dịch vụ ví điện
tử trên di động mang lại lợi ích kinh tế cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.


2

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản, bài báo, sách, tài liệu về phát triển Thương
mại di động, công nghệ thiết bị di động, ví điện tử trên thiết bị di động… Các tài liệu,
công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu để áp dụng phát triển Thương mại
điện tử trên nền tảng di động (Cụ thể là dịch vụ ví điện tử trên di động).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể phân tích khách quan và khoa học, đưa ra được những quy trình hợp lý
và đúng đắn, các phương pháp được sử dụng:
- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan đến Thương mại di động tại
Việt Nam. Có thể thấy rằng, nghiên cứu tài liệu thể hiện được đầy đủ và cho một cái

nhìn chính xác nhất về hiện trạng phát triển thương mại di động và đề xuất hướng phát
triển cho nước ta.
- So sánh, rút kinh nghiệm từ các dịch vụ đã triển khai trên thế giới để có bài học
đúng đắn trong triển khai dịch vụ ví điện tử trên di động trong thanh toán tại Việt
Nam. Để học hỏi kinh nghiệm và rút ra bài học.
- Phân tích và tổng hợp: Từ những tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích và
tổng hợp các nguồn thông tin đó để đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng phát triển.
5. Kết quả của đề tài
Luận văn trình bày kết quả của nghiên cứu việc phát triển Thương mại điện tử
trên nền tảng di động.
Luận văn trình bày tất cả các vấn đề cần thiết cho việc phát triển và xây dựng
website Thương mại điện tử phục vụ quá trình giao dịch của khách hàng trên các trình
duyệt web của điện thoại. Xây dựng chương trình thực nghiệm từ đó đề xuất và đánh
giá hiệu quả.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu gồm 5 phần (chương) chính trong đó:
Phần mở đầu: Giới thiệu các yêu cầu khách quan, chủ quan, cơ sở thực tiễn
nghiên cứu và xây dựng đề tài
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN
NỀN TẢNG DI ĐỘNG
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ TRÊN
THIẾT BỊ DI ĐỘNG TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN CHO VIỆT NAM
Chương 3: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM VÍ ĐIỆN TỬ TRÊN
THIẾT BỊ DI ĐỘNG
Phần kết luận: Kết luận tổng thể về luận văn.


3


Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, công nghệ thiết bị di động đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc.
Với sự ra đời của rất nhiều các sản phẩm thiết bị di động mới. Các nhà sản xuất không
ngừng cạnh tranh và cho ra đời các tính năng cải tiến mới về giao diện và tương tác
người sử dụng. Trong khi đó các hệ thống máy tính và máy tính để bàn hầu hết tập
trung phát triển về giao diện cửa sổ, biểu tượng, văn bản, câu lệnh, đồ họa....Các nhân
viên văn phòng được đào tạo để có thể truy cập, sử dụng điều hành các hệ thống quản
lý kinh doanh, hỗ trợ khách hàng sử dụng các dịch vụ Thương mại điện tử trực tuyến.
MS Windows hiện đang là môi trường hệ điều hành phổ biến cho hầu hết các ứng
dụng thương mại điện tử trực tuyến kết hợp của ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
(HTML) và JavaScript. Trong điện toán di động, nhà sản xuất cung cấp phần cứng có
thể hỗ trợ nhiều hệ điều hành khác nhau, cung cấp các kết nối liên thông cao, tương tác
đa phương thức và một số tính năng khác biệt so với các hệ thống thông thường. Nhà
phát triển cần hiểu rõ lợi ích và hạn chế của các công nghệ được sử dụng trong thiết bị
di động. Ngoài ra, nhà mạng di động cần cung cấp các chế độ kết nối, ứng dụng tốt
hơn cho người sử dụng. Đây sẽ là cơ hội để phát triển thương mại di động hoạt động
hiệu quả trên nhiều thiết bị khác nhau.
Ứng dụng Thương mại điện tử đi cùng với sự phát triển của mạng Internet, nơi
mà mọi cá nhân tổ chức đều có thể truy cập và sử dụng. Sự phát triển của thương mại
điện tử trên nền tảng di động cần được theo dõi liên tục để điều chỉnh cho phù hợp với
thiết bị và tài nguyên mạng. Chẳng hạn như: Pin, băng thông mạng… Một ứng dụng di
động mà không được duy trì sẽ nhanh chóng mất thị phần và được thay thế bởi các đối
thủ mạnh hơn.
Nhà phát triển sẽ lựa chọn xây dựng và tối ưu duy nhất một nền tảng hoặc một
ứng dụng đa nền thực hiện trên nhiều nền tảng. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn công cụ
phát triển phù hợp vì nhiều nhà cung cấp phần cứng điện thoại di động cung cấp bộ
công cụ được thiết kế để phát triển các ứng dụng tối ưu hóa cho phần cứng của họ. Do

đó một vấn đề lớn cho phát triển điện thoại di động là cho dù phát triển ứng dụng dựa
trên lớp phần cứng hay phát triển trên nền web thì chủ yếu vẫn là phát triển về giao
diện người dùng và thực hiện xử lý rất ít dữ liệu. Phương pháp tiếp cận các ứng dụng
dựa trên nền web là phương pháp có lợi nhất có thể chạy trên các phiên bản trình duyệt
khác nhau trên máy tính để bàn hoặc laptop, còn trên thiết bị di động chỉ cần chỉnh sửa


4

lại giới hạn màn hình nhỏ đi cho phù hợp. Tuy nhiên phần cứng thiết bị di động có
nhiều tính năng chuyên biệt chỉ được truy cập thông qua các mã được thiết kế riêng
cho các thiết bị, chính vì vậy các ứng dụng cần được thiết kế đặc biệt để tối ưu hóa các
nguồn lực khan hiếm trên thiết bị di động.
Giao diện người dùng trong các thiết bị di động sử dụng một loạt các yếu tố đầu
vào thuận tiện từ chính hoạt động của người sử dụng, với màn hình cảm ứng được
thiết kế để hỗ trợ tương tác giọng nói, cử chỉ (lắc, điểm), và các đầu vào trực quan cho
người sử dụng. Ngoài ra, các thiết bị có thể thu thập dữ liệu về vị trí, khả năng tăng
tốc, và môi trường của người sử dụng tự động từ việc xây dựng các bộ cảm biến của
thiết bị. Ứng dụng Thương mại điện tử di động cần phải được thiết kế để đáp ứng nhu
cầu và khả năng đầu vào phong phú từ các nguồn này. Giao diện người dùng cho các
ứng dụng điện thoại di động cần phải xây dựng và lựa chọn từ kinh nghiệm người
dùng chung trong một thị trường cạnh tranh cao.
1.2. Thương mại di động, cuộc cách mạng trong Thương mại điện tử
Thương mại điện tử trên nền tảng di động là bất kỳ giao dịch nào liên quan đến
việc chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ, được
khởi xướng và/hoặc hoàn thành bằng cách sử dụng truy cập di động vào mạng máy
tính qua trung gian với sự giúp đỡ của một thiết bị điện tử." (Tiwari và Buse. 2007)
Thương mại di động ra đời vào năm 1997 khi mà hãng Cocacola cài đặt hai điện
thoại được kích hoạt trên máy bán hàng tự động đầu tiên đã được lắp đặt ở Phần Lan.
Các nhà phát triển đã sử dụng tin nhắn SMS trên điện thoại di động để gửi thanh toán

đến máy bán hàng tự động. Các nền tảng internet mCommerce đầu tiên đã được đưa ra
vào năm 1999 bởi một công ty Nhật Bản gọi là I-mode. I-Mode tương tự như giao diện
duyệt T-Mobile web2go cho phép người dùng khả năng duyệt net, xem email, tải trò
chơi và truy cập các dịch vụ khác. Trong năm 1997, các dịch vụ ngân hàng trên di
động cũng đã được đưa ra ở Phần Lan bằng cách sử dụng tin nhắn SMS. Khi nói đến
công nghệ di động Bắc Mỹ thường đứng sau hầu hết các thị trường châu Âu và châu Á
do thiếu cơ sở sản xuất chất bán dẫn, nền tảng di động và các tiêu chuẩn còn phổ thông
và tất nhiên các vấn đề liên quan đến lợi nhuận. Ví dụ, ở Mỹ không giới hạn sử dụng
điện thoại di động giữa các tàu sân bay lớn trong khi ở các thị trường châu Âu đã thực
hiện định mức sử dụng trong thực tế hoặc luật pháp quy định. Hay như ở Nhật Bản và
châu Âu triển khai 3G trong năm 2001, Mỹ đã không giới thiệu 3G cho đến năm 2003.
Một số thống kê thu được trên thế giới về Thương mại di động: Đất nước Trung
Quốc trở thành thị trường điện thoại di động lớn nhất thế giới với hơn 750 triệu thuê
bao. Ngày 08/4/2010 đã có 50 triệu chiếc iPhone đã được bán trong ngày. Trong năm
2013, số lượng người sử dụng ĐTDĐ ở Mỹ được dự đoán sẽ đạt 255 triệu, chiếm 80%
dân số. Brazil là quốc gia BRIC với số lượng thấp nhất của các thuê bao điện thoại di


5

động chỉ với 174 triệu trong năm 2009. IPhone đứng ở vị trí top 6 về số lượng bán.
MCommerce của Nhật Bản vượt quá 10 tỷ USD trong năm 2009, so với 1,2 tỷ USD
vào Mỹ.
Thương mại di động còn được gọi là mCommerce cho phép người tiêu dùng
thực hiện các dịch vụ thương mại, sử dụng một thiết bị di động ví dụ một chiếc điện
thoại di động, PDA, điện thoại thông minh và các thiết bị di động mới khác.
MCommerce đại diện một cơ hội rất lớn cho các chủ kinh doanh để tăng doanh
số bán hàng và lòng trung thành của khách hàng. Theo Nielsen thống kê, 80% người
Mỹ sở hữu một điện thoại di động, chỉ có 7% trong số họ đã mua hàng hóa hoặc dịch
vụ với điện thoại di động của họ, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng tỷ lệ mua hàng

trên di động của khách hàng. Năm năm kể từ khi iPhone xuất hiện và 2 năm kể từ ngày
iPad ra mắt, 2 thiết bị này đã dần định hình một nền kinh tế xung quanh những trải
nghiệm và thói quen mới.
Domino Pizza tại Mỹ cũng đạt được 13% doanh số đặt hàng trực tuyến đến từ
các thiết bị cầm tay. Điện thoại thông minh smartphone với màn hình nhỏ gọn được
khách hàng dùng để mua những mặt hàng giá trị vừa phải không quá lớn. Theo thống
kê tỉ lệ mua hàng trên máy tính bảng trên lượt truy cập đạt xấp xỉ 4% (so với 2,3% của
truy cập từ máy tính xách tay).
Một trang web thân thiện với điện thoại di động có thể làm tăng đáng kể doanh
số giao dịch trên mCommerce. Với một tỷ lệ lớn người tiêu dùng tích cực sử dụng điện
thoại di động của họ để tìm kiếm trên web và một tỷ lệ ngày càng tăng khi mua hàng
với điện thoại, điều quan trọng là cung cấp một điện thoại di động có phiên bản thân
thiện với trang web của người sử dụng.
Hai lợi ích chính của điện thoại di động để tăng doanh số bán hàng mCommerce
thông qua các kênh tiếp thị hiệu quả và chi phí. Mười năm trước đây nếu muốn quảng
cáo của mình đến thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ bị mắc kẹt với các phương
pháp truyền thống như truyền hình, phát thanh và báo in. Người dùng có thể không có
hiệu quả đo lường ROI (Đo lường lợi tức đầu tư, là tỷ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí
của người dùng) cho đến khi chiến dịch kết thúc. Sau đó, người dùng sẽ phải tìm ra
những nội dung mà người xem truy cập và sau đó thống kê con số bán hàng để đi vào
phân tích hiệu quả của chiến lược.
Với sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội và các thiết bị
không dây giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua tin nhắn văn bản SMS và
xem doanh số bán hàng trong thời gian thực thông qua các ứng dụng của bên thứ 3 và
widget. Dưới đây là một danh sách nhỏ của những ý tưởng tiếp thị có thể sử dụng để
tăng doanh số bán hàng mCommerce:
- Số hóa dữ liệu cá nhân và cung cấp thẻ khách hàng trung thành


6


- Giảm giá giờ gửi tới khách hàng thông qua SMS
- Tặng phiếu mua hàng, phiếu giảm giá
- Tạo các ứng dụng liên quan giúp khách hàng có thể mua hàng một cách dễ
dàng, vui vẻ thoải mái.
- Khuyến khích khách hàng thông qua các chương trình bốc thăm trúng thưởng,
Thẻ tích điểm (thẻ VIP, khách hàng trung thành), ưu đãi dành cho hội viên, giảm giá
cho việc điền vào một cuộc điều tra, giảm giá khi mua nhiều sản phẩm, giảm giá theo
thời gian, bán hàng trọn bộ, giảm giá hàng tồn kho, hàng bán chậm, hàng lỗi, Khuyến
mại ra mắt sản phẩm mới, dịch vụ tư vấn miễn phí, khuyến mại vào những dịp đặc
biệt…
- Triển khai chỉ là một cuộc thi về điện thoại di động thương hiệu/ sản phẩm/
dịch vụ của người dùng để khách hàng có cơ hội để giành chiến thắng với giải thưởng.
Đây là một ý tưởng tuyệt vời cho khách hàng trong việc học kiến thức sản phẩm, thu
hút người tiêu dùng thông minh và cam kết thương hiệu. Sử dụng các cuộc thăm dò,
khảo sát, và các câu hỏi mà chỉ yêu cầu đánh dấu nút đơn giản.
MCommerce chắc chắn là kênh bán hàng kỹ thuật số của tương lai và có một vai
trò sống còn trong việc áp dụng các công cụ thanh toán di động thế hệ tiếp theo. Để
đảm bảo tiếp tục tăng trưởng trong thị trường này, giám đốc điều hành và các nhà cung
cấp dịch vụ phải tiếp tục đo số liệu cả về chất lượng (xu hướng) cũng như định lượng
(số liệu thống kê) cùng với các công cụ hỗ trợ đánh giá tiêu chuẩn, tốc độ tăng trưởng
thị trường, an ninh và công nghệ.
Với sự bùng nổ của điện thoại thông minh, các dịch vụ 3G, 4G và áp dụng dịch
vụ dữ liệu không giới hạn, các chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp có cơ hội để dễ
dàng kết nối với khách hàng của họ trong mọi thời gian, bất cứ khi nào và bất cứ nơi
nào họ có thể.
Theo báo cáo TMĐT trên nền tảng di động Việt Nam năm 2014: Thống kê thị
trường Việt Nam trong năm 2014 thể hiện tiềm năng rất lớn cho thương mại điện tử
trên nền tảng di động (Mobile E-commerce). [3]



7

Hình 1.1: Tỷ lệ dân số Việt Nam sử dụng Internet trên di động
Thời gian online bằng các thiết bị di động chiếm 1/3 tổng số thời gian online cả
ngày của người Việt Nam. (Số liệu U.S. Census Bureau)

Hình 1.2: Tỷ lệ thời gian Online trên thiết bị
Thương mại điện tử trên nền tảng di động tại Việt Nam đang trong giai đoạn
đầu tiên phát triển với nhiều dấu hiệu rất tích cực. Với tiềm năng thị trường lớn, đây
chắc chắn là xu hướng sẽ được các nhà đầu tư, nhà phát triển ứng dụng, doanh nghiệp
trong và ngoài nước quan tâm, khai thác. Đây là cơ hội lớn cho các nhà phát triển ứng
dụng cũng như các doanh nghiệp để mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ
nhưng đồng thời cũng là áp lực với các đơn vị để theo kịp được xu thế quan trọng của
thương mại điện tử. Các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực kinh tế và kinh nghiệm
chắc chắn sẽ có lợi thế trong khi các đơn vị trong nước vẫn còn đang trong giai đoạn
nghiên cứu, phát triển. Do đó, đòi hỏi các nhà phát triển ứng dụng và các doanh nghiệp
trong nước cần có sự trao đổi, hợp tác với nhau để cùng phát triển các sản phẩm phục
vụ cộng đồng người sử dụng với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ. Cuối
cùng, thương mại điện tử trên di động cũng không vượt ngoài khuôn khổ những giá trị
thương mại truyền thống khi chất lượng dịch vụ là cốt lõi. Các hạ tầng hỗ trợ cho
thương mại điện tử như thanh toán, chuyển phát cũng cần được các doanh nghiệp, cơ


8

quan quản lý nhà nước quan tâm, đầu tư phát triển. Trên cơ sở đó, thương mại điện tử
trên di động sẽ góp phần chắp cánh cho lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam.
1.3. Các phương pháp phát triển phần mềm
Hiện nay, có một số phương pháp phát triển hệ thống theo mô hình thác nước

truyền thống của công nghệ SDLC như Scrum và Extreme Programming. Ứng dụng di
động được thiết kế để đáp ứng với một thị trường phát triển nhanh chóng, trong đó
nhấn mạnh về khả năng tương tác phong phú với khách hàng, nhận định về vị trí, và
khả năng xử lý hiệu quả. Phương pháp Agile được sử dụng rộng rãi trong các ứng
dụng di động. Các mô hình D-mobile đề xuất vào năm 2004 có năm giai đoạn, và mỗi
giai đoạn có 3 bước phát triển: Lập kế hoạch, xây dựng và phát hành sản phẩm. Quá
trình này là phù hợp với các dự án cung cấp dữ liệu nhỏ trên điện thoại di động
Phương pháp phát triển hệ thống theo mô hình xoắn ốc dựa trên nhiều vòng lặp
giao diện đảm bảo khả năng sử dụng ứng dụng, hỗ trợ các dự án có mức độ rủi ro lớn
hơn, các tương tác người dùng phức tạp trên điện thoại di động.
Việc phát triển ứng dụng trên các thiết bị di động được phân thành ba phương
pháp chính bao gồm: Ứng dụng gốc (Native App), ứng dụng web (Web App) và ứng
dụng lai (Hybrid App).[10]
1.3.1. Ứng dụng web
Web Application: Là ứng dụng chạy trên nền tảng web. Ứng dụng này sẽ chạy
trên trình duyệt hoặc các ứng dụng bản quyền của thiết bị di động đó. Màn hình trình
duyệt đã được tính toán và thiết kế phù hợp cho điện thoại di động. Những website
được thiết kế trên máy tính để bàn thường có kết xuất kém, giao diện chưa thật sự thân
thiện, danh sách thả xuống và các nút là bất tiện khi sử dụng trên điện thoại di động.
Các giao thức truy cập không dây được phát triển để thích nghi với các trang web
thương mại điện tử và các kịch bản cho màn hình lớn được thiết kế lại để làm việc
hiệu quả trên màn hình nhỏ, đặc biệt là với các kết nối băng thông thấp. Các giao thức
sử dụng các máy chủ trung gian để lưu trữ và phục vụ các trang web lớn trong một
định dạng điện thoại di động. Các thiết bị di động hiện đại có đủ băng thông để cung
cấp các nội dung cho website cho thương mại điện tử, và trong hầu hết trường hợp, có
các trình duyệt có thể xử lý HTML, CSS, và JavaScript và các công nghệ cho các ứng
dụng dựa trên nền web. Đã có các xung đột giữa các nhà cung cấp với một số công
nghệ web chuyên ngành, chẳng hạn như Flash trên các thiết bị Apple.
Với kích thước màn hình nhỏ của thiết bị di động các nhà phát triển cần thiết kế
lại các định dạng cho các trang web. Ngoài ra các nhà phát triển ứng dụng cần thiết kế

lại giao diện các ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động để có thể phù hợp
với các điều kiện môi trường ánh sáng, tiếng ồn đường phố và có thể thích ứng cho
người dùng sử dụng điện thoại trong mọi điều kiện khác nhau.


9

1.3.2. Ứng dụng gốc
Hiện nay, có hơn một nửa lập trình viên di động chọn lập trình trên ứng dụng
gốc. Xu thế lập trình trên thế giới ngay càng hướng tới di động trong đó ứng dụng gốc
và ứng dụng web đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Về lịch sử thì ứng dụng gốc
ra đời trước ứng dụng web.
Native Application - Ứng dụng gốc là một ứng dụng được thiết kế đặc biệt chỉ
chạy được trên một hệ điều hành nhất định của một thiết bị và thường phải điều chỉnh
để chạy được trên các thiết bị khác nhau. Ứng dụng gốc được viết cho các thiết bị di
động, chạy trên từng nền tảng (iOS, Android, RIM-OS, QNX…) và các thiết bị khác
nhau để thực hiện một chức năng cụ thể như: Danh bạ, lịch, phần mềm nghe nhạc,
xem video trên điện thoại/máy tính bảng… và đa số các trò chơi trên thiết bị di động
đều là ứng dụng gốc.
Ví dụ cụ thể: Một game Angry bird download trên kho ứng dụng - AppStore tức
là chúng phải chỉ chạy trên IOS, nếu cài đặt trên hệ điều hành khác thì nó không thể
hiểu được.
Các ứng dụng gốc cung cấp độ trễ thấp hơn, đối phó với hiện tượng mất kết nối
trong tình huống quá độ và có thể được tối ưu hóa cho phần cứng cụ thể. Trong ứng
dụng web tương tác người dùng được xử lý trên máy chủ từ xa nên thường xảy ra trễ
trong quá trình phản hồi thông tin yêu cầu từ người dùng.
JavaScript là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP) được hỗ trợ nhiều nhất,
tất cả các trình duyệt web đều hỗ trợ Javascrip. JavaScript được coi là thành phần căn
bản của web: HTML, CSS và JavaScript có vai trò tương tác động. Java Script gồm 2
mảng là client-server thực hiện lệnh trên máy của end-user và web-server. JavaScript

có cú pháp khá dễ sử dụng, vì vậy mất ít thời gian để viết và có thể dễ dàng kiểm tra
kết quả thực hiện khi lập trình JavaScript, và cũng không cần tới quá nhiều công cụ
phát triển như các ngôn ngữ khác. Nói chung, nếu muốn tạo ra các trang web động
nhiều chức năng, JavaScript là lựa chọn bắt buộc. Javascript đã có những cập nhật và
đổi mới để thích nghi với thời cuộc, hiện nay đang trở thành một ngôn ngữ đầy đủ
mọi chức năng cho nhà phát triển. Javascript được sử dụng chủ yếu để viết ứng dụng
gốc trên các thiết bị di động.
Trong thời đại phát triển, việc áp dụng mô hình ứng dụng client-server đều dựa
trên quyết định của khách hàng, người phát triển phải dựa vào đặc điểm của từng mô
hình để đưa ra quyết định đúng đắn trong việc chọn mô hình phù hợp cho ứng dụng.
Hiện nay thì phần cứng thiết bị điện thoại di động được phát triển cung cấp nhiều
tính năng hơn, với bộ nhớ và sức mạnh xử lý vượt trội so với máy tính để bàn. Tuy
nhiên, các thiết bị di động lại bị tụt hậu so với máy tính xách tay hiện tại và phần cứng
máy tính để bàn cả về phần cứng, băng thông mạng có dây và sự giới hạn năng lượng


10

pin. Ứng dụng di động cần phải được tối ưu hóa để hoạt động hiệu quả dưới phần
cứng, băng thông, và những hạn chế năng lượng pin. Điều này cho thấy sự cần thiết
phải xây dựng các phiên bản phần cứng cụ thể tùy chỉnh các ứng dụng di động, tập
trung vào các nguồn lực hạn chế.
Khung phát triển ứng dụng di động đề xuất một nguyên tắc phân loại của các ứng
dụng di động dựa trên phương tiện truyền thông di động, các vị trí dữ liệu nhạy cảm,
giao dịch kinh doanh, mô tả sự phát triển và duy trì phương pháp tiếp cận với từng loại
ứng dụng.
Tuy nhiên cần phải duy trì các ứng dụng gốc đang phát triển. Khi một phiên bản
mới của một hệ thống điều hành điện thoại (OS) là phát hành, hoặc khi phần cứng của
điện thoại mới được giới thiệu, các ứng dụng gốc cần nhiều thay đổi hơn so với một
ứng dụng web.

Điểm mạnh của ứng dụng gốc dễ dàng thu phí và an toàn với các phương thức
thanh toán như iTunes và Google Checkout, dễ dàng quảng cáo và giới thiệu trên các
chợ ứng dụng như App Store và Google market. Ứng dụng gốc chạy nhanh hơn hầu
hết các phương pháp khác. Hiện tại, với dòng game thì ứng dụng gốc đang đứng vị trí
số một và thắng tuyệt đối. Về tính năng thì ứng dụng gốc có khả năng truy cập các
phần cứng (như camera, GPS, thiết bị thu âm … ) và có thể truy cập đến các quyền
như: Sao chép, tạo, ghi, đọc tập tin (trên bộ nhớ của di động). Ở chế độ offline: Ứng
dụng gốc có lợi thế so với ứng dụng web (luôn phải chạy online). Ở offline-mode, ứng
dụng gốc sẽ dùng những dữ liệu mà người sử dụng đã thực hiện truy cập trước đó ở lần
sau nhất. Người dùng không cần phải nhớ rõ địa chỉ .
Bên cạnh ngôn ngữ gốc (native language) Obj-C cho iOS; đối với Android sử
dụng ngôn ngữ lập trình Java và Eclipse hoặc là Android Studio mới, đi cùng với
Android SDK, thời gian qua cũng chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các công
nghệ xuyên nền tảng (cross platform) như HTML5, Titanium, Xamarin… với tư duy
lập trình một lần chạy trên nhiều nền tảng.
Giới trẻ hiện nay đều sở hữu cho riêng mình một điện thoại Smartphone chạy hệ
điều hành IOS, Android hoặc Windowphone. Các cửa hàng điện thoại di động được
bày bán cũng hầu hết là Smartphone và chiếm khoảng trên 70% sản phẩm bày bán.
Theo thống kê của hãng Nielsen vào đầu năm nay cho thấy người dùng đang ít dùng
web để truy cập các dịch vụ trực tuyến thay vào đó họ dùng các ứng dụng trên
Smartphone, ví dụ như Youtube, Facebook, Amazon,….Hầu hết mọi người đều có khả
năng sử dụng các ứng dụng trên smartphone.
Mỗi một hệ điều hành đều có kho ứng dụng riêng của mình. Chẳng hạn như kho
ứng dụng cho IOS của Apple, Google Play của Android Của Google, Window Store
cho Window Phone của Microsoft hay Blackberry của Blackberry… Tỷ lệ lập trình


11

viên lựa chọn sử dụng loại ứng dụng gốc hiện nay chiếm khoảng 63%, trong khi lựa

chọn ứng dụng web là 8%, ứng dụng khác là 29%.
Ở nước ta lập trình di động đã bước đầu khẳng định vị trí của mình. [3]

Hình 1.3: Tỷ lệ doanh thu từ ứng dụng trên di động
Trong các hình thức kinh doanh ứng dụng trên thiết bị di động, trò chơi di động
là ứng dụng đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp, doanh thu lên đến 60%
tổng doanh thu của các ứng dụng Việt. Quảng cáo trong ứng dụng đem lại doanh thu
tới 27%, trong khi thanh toán trong ứng dụng (IAP – InApp Purchase) cũng đem lại
doanh thu là 13%. So với năm 2013, thị trường trò chơi di động tại Việt Nam đạt
doanh thu lên đến 210 triệu USD, tăng đến 75% trong năm 2014. Tuy nhiên, mức độ
tăng trưởng của thị trường được dự báo sẽ chậm dần lại và đạt mức 410 triệu USD
trong năm 2017.

Hình 1.4: Biểu đồ tăng trưởng của thị trường trò chơi di động tại Việt Nam
– Nguồn: APPOTA 2014


12

Flappy bird của Nguyễn Hà Đông, đã đạt mốc kỷ lục về số lượt download trên
App Store, có doanh thu xấp xỉ 50.000 USD/ngày. Nó trở thành một dòng game
chuyên biệt cho rất nhiều nhà phát triển tại Việt Nam.

Hình 1.5: Game Flappy Bird
Ngoài ra một số ứng dụng di động khác như: Captain Strike, Ninja
Revenge, Manga Rock, Whiteboard, Freaking Math, NOTES PLUS…
1.3.3. Ứng dụng lai
Ứng dụng lai là ứng dụng kết hợp của cả ứng dụng web và ứng dụng gốc. Theo
đó, các phần cơ bản của ứng dụng vẫn viết bằng ngôn ngữ web, nhưng được đặt
trong ứng dụng gốc để làm phong phú thêm sự tương tác, nên vẫn có thể đưa lên các

kho ứng dụng - App Store.
Ứng dụng lai thường được xây dựng trên bộ công cụ phát triển điện thoại di động
cho phép các nhà phát triển để sử dụng JavaScript chuẩn trong phát triển, với các ứng
dụng tùy chỉnh giao diện lập trình (API) kêu gọi các tính năng cụ thể. Nhiều ứng dụng
điện thoại di động sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây để lưu trữ các dữ liệu, thông
báo và tương tác người dùng.
1.4. Nền tảng phát triển ứng dụng di động
1.4.1. Môi trường phát triển tích hợp
Môi trường phát triển tích hợp (IDEs) cung cấp một nền tảng cho các nhà phát
triển để xây dựng và triển khai các ứng dụng nhiều tầng. Eclipse là một nền tảng phát
triển mã nguồn mở nổi tiếng chủ yếu dựa trên Java, được thiết kế để có thể xây dựng
các môi trường phát triển tích hợp, ngoài ra còn có thể hỗ trợ phát triển trong nhiều
ngôn ngữ khác nhau. Đây là nền tảng có thể được dùng để tạo ra các phương pháp tính
toán phong phú cho nhiều môi trường thi hành. Eclipse được hãng IBM đề xướng vào
tháng 11/2001.


13

Eclipse đi kèm với một bộ các trình cắm thêm tiêu chuẩn, trong đó có bộ công
cụ phát triển Java (JDT). Ví dụ: Công cụ phát triển Android (ADT) phát triển phần
mềm (SDK) có thể được cắm vào mã nguồn mở Eclipse IDE để phát triển ứng dụng
android, mà sẽ chạy trên các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android. Việc phát
triển độc quyền các nền tảng được hỗ trợ bởi các nhà cung cấp, người thúc đẩy các nền
tảng như một cách thuận tiện để phát triển các ứng dụng cho các thiết bị của họ.
Eclipse cung cấp nhiều nền tảng độc quyền có giao diện bóng bẩy, tùy chỉnh gắn thêm
plug- in làm giảm công việc lập trình, và hỗ trợ tối ưu hóa mã cho thiết bị.
Các nhà phát triển tập trung vào một nền tảng cụ thể, chẳng hạn iPhone sẽ thích
sử dụng Xcode IDE, và chương trình sử dụng các ngôn ngữ mục tiêu C, để phát triển
các ứng dụng tối ưu hóa cho iOS của Apple. Của Microsoft Visual Studio là một IDE

sử dụng rộng rãi cho nhiều ngôn ngữ và rất thích hợp cho việc phát triển các ứng dụng
Windows trên điện thoại bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình C Sharp.
Visual Studio add-ons có sẵn để phát triển các ứng dụng Android và các ứng
dụng làm việc trên các nền tảng khác. Google sẽ cung cấp Android Studio IDE, một
phiên bản tùy biến của IDEA IDE IntelliJ.
Kiến trúc của Eclipse bao gồm hai thành phần cơ bản đó là: Thành phần nền tảng
(core) và các thành phần gắn thêm (plug-in).
Các tính năng được cung cấp bởi các môi trường phát triển tích hợp bao gồm:
(1) Biên tập bố trí với các tính năng kéo và thả để vị trí và kích thước các thành
phần giao diện người dùng.
(2) Dựa trên mẫu cơ sở để tạo ra thiết kế phổ biến
(3) Các công cụ tài liệu hiệu quả ứng dụng vào phần cứng
(4) Khả năng nhanh chóng xây dựng các ứng dụng chạy trên các phiên bản khác
nhau của hệ điều hành.
Môi trường phát triển tích hợp IDE cũng phát triển nhiều ứng dụng dựa trên nền
tảng điện toán đám mây, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu dựa trên nền tảng điện toán đám
mây, các thành phần phía máy chủ xử lý quy trình kinh doanh, và các tính năng khác
như tin nhắn.
Ứng dụng trên điện thoại di động cũng giống như nhiều ứng dụng dựa trên web
khác đều sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên mô hình Model- view - controller
(MVC). MVC là mô hình thiết kế kiến trúc hệ thống đang phát triển rất rộng rãi hiện
nay.


14

1.4.2. Phát triển dựa trên nền tảng điện toán đám mây
Nhiều ứng dụng di động được phát triển dựa trên nền tảng điện toán đám mây.
Trong khi các ứng dụng điện toán đám mây có thể được xây dựng từ mặt đất lên, bằng
cách sử dụng một IDE độc lập, thích hợp hơn để sử dụng nền tảng phát triển có mục

tiêu cho các dịch vụ di động dựa trên dịch vụ điện toán đám mây.
Điện toán đám mây (Cloud computing) là một lĩnh vực rất phổ biến hiện nay,
đây là mô hình tính toán phát triển trên máy tính có kết nối với mạng Internet, cho
phép người dùng có thể truy cập các dịch vụ thông tin trên máy chủ áo hay được gọi
là “Đám mây” mà nó không hề cần quan tâm chi tiết đến các cơ sở hạ tầng phục vụ
công nghệ đó.
Nền tảng cho phát triển điện toán đám mây dựa trên các ứng dụng di động cung
cấp bộ công cụ cho các tính năng phổ biến nhất, tạo điều kiện cho một sự phát triển
kéo và thả nhanh chóng của các mẫu ứng dụng di động.
Nhiều ứng dụng điện thoại di động sử dụng các tính năng phổ biến cho điện toán
di động như mạng xã hội, dựa trên dịch vụ lưu trữ dữ liệu điện toán đám mây cho cả
dữ liệu của khách hàng và dữ liệu kinh doanh, và đẩy dịch vụ thông báo để cung cấp
thông tin cập nhật tới khách hàng.
Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ của họ theo
ba mô hình cơ bản: IaaS, PaaS, SaaS
Ngoài ra, một số dịch vụ hỗ trợ khác như: NaaS, StaaS, SECaaS, DaaS, DbaaS,
TeaaS, APIaaS, BaaS, IpaaS.
Các nhà phát triển bằng cách sử dụng một Baas dựa trên đám mây có thể nhanh
chóng truy cập vào các nguồn tài nguyên và xây dựng các ứng dụng của họ. Hiện nay,
nhiều nhà cung cấp Baas cung cấp một mô hình freemium để khuyến khích các nhà
phát triển ứng dụng sử dụng nền tảng của họ để phát triển. Đây là mô hình kinh doanh
hoạt động sẽ cung cấp miễn phí các dịch vụ/sản phẩm với các chức năng cơ bản
(freemium) nếu muốn sử dụng các chức năng cao cấp hơn thì phải trả một khoản phí
hay còn gọi là premium. Những chi phí mô hình freemium cho các dịch vụ chỉ khi nhu
cầu tăng lên trên một ngưỡng đặt trước. Do đó, một mô hình nguyên mẫu có thể được
xây dựng và triển khai với chi phí thấp, với chi phí tích lũy chỉ sau khi doanh nghiệp
chọn lên.
1.4.3. So sánh các nền tảng lập trình
Các nhà cung cấp khác nhau cung cấp bộ công cụ có thể tạo thuận lợi cho phát
triển điện thoại di động. Bộ công cụ của họ chạy trên nền tảng có sẵn để phát triển, và

các có thể là các IDE có mục đích chung hoặc các nền tảng điện thoại di động phát
triển chuyên môn.


15

Cần lưu ý rằng các công cụ phát triển liên tục và bất kỳ tính năng thiết lập nào
được trình bày trong một nghiên cứu cần phải được sửa đổi nhanh chóng với điều kiện
hiện tại. Việc so sánh hiệu quả khi sử dụng các nền tảng lập trình khác nhau sẽ giúp
cho nhà phát triển lựa chọn được công cụ hợp lý nhất cho ứng dụng của mình.
Chẳng hạn như sử dụng Html5 và javascript thì thường sử dụng nhiều thời gian
trong quá trình xây dựng nên người ta thường cung cấp sẵn những khung phần mềm Framework và các Tool để hỗ trợ . Hay như Nodejs cung cấp khả năng lập trình server
side tương đương với ngôn ngữ javascript…
1.4.4. Nhà cung cấp, hỗ trợ các kho ứng dụng
Nhiều nhà cung cấp thiết bị di động và các mạng viễn thông di động cung cấp
khả năng truy cập, duy trì kiểm soát các ứng dụng mà họ cho phép và hỗ trợ trên nền
tảng của họ. Việc kiểm soát chủ yếu thực hiện thông qua một giấy cấp phép và phê
duyệt quy trình cho việc cài đặt các ứng dụng gốc trên phần cứng. Điều này trái ngược
với máy tính hoặc Desktop, nơi mà các ứng dụng có thể được phát triển và tiếp thị bởi
các nhà phát triển với rất ít can thiệp, hoặc lệ phí cấp giấy phép từ phần cứng, hệ điều
hành, hoặc nhà cung cấp mạng. Trong trường hợp điện thoại di động các ứng dụng
bằng cách sử dụng mã nguồn gốc, các nhà cung cấp thường phải cắt giảm doanh thu,
dao động lên đến 30% thị phần của Apple. Ngoài ra, nhiều chủ sở hữu nền tảng chẳng
hạn như Apple, Microsoft, Google, hoặc duy trì ứng dụng Blackberry các cửa hàng,
nơi sản phẩm được chào bán.
Kho ứng dụng là các trung tâm độc quyền, để chia sẻ doanh thu được thực thi,
chủ sở hữu các nền tảng phải hạn chế các chức năng và nội dung của ứng dụng để đảm
bảo an ninh và kiểm soát mối tương tác giữa các ứng dụng tải về và phần cứng máy
tính. Ngoài ra, các ứng dụng được kiểm tra để đảm bảo họ không vượt quá mức tài
nguyên hoặc ngăn chặn các ứng dụng khác từ thực hiện hoạt động của họ. Phát triển

hệ thống điện thoại di động cần phải xem xét sự chậm trễ trong việc triển khai khi lập
kế hoạch tiến độ triển khai cho sản phẩm của họ. Thông thường, sử dụng nền tảng phát
triển theo quy định của chủ sở hữu nền tảng, sau nguyên tắc mã hóa theo quy định, hạn
chế và mã để sử dụng các tính năng chỉ có thẩm quyền sẽ đủ để đáp ứng những yêu
cầu chính.
Một yếu tố quan trọng nội dung của ứng dụng là ứng dụng có thể phải đối mặt
với sự chậm trễ trong phê duyệt và từ chối nếu nó vi phạm nguyên tắc nội dung đặt ra
bởi các chủ sở hữu nền tảng như một điều kiện tiên quyết chính. Lưu ý rằng các ứng
dụng không được chấp thuận không thể được cài đặt trên các thiết bị, và nhiều nền
tảng khóa thiết bị của họ. Vi phạm các quy tắc khóa thiết số tiền dân sự và hình sự vi
phạm luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số (DCMA).


16

Một mối quan tâm cho các nhà phát triển di động là các giới hạn được đặt trên
các ứng dụng đang hoạt động trên mạng di động. Các nhà cung cấp mạng di động có
kiểm soát nhiều hơn đối với lưu lượng truy cập băng thông rộng của họ hơn so với các
ISP cung cấp truy cập có dây. Kết quả là, các nhà cung cấp điện thoại di động có thể
chọn để tắt các ứng dụng hoặc thông qua thỏa thuận hợp tác với các nhà sản xuất thiết
bị di động hoặc bằng các gói ứng dụng và điều tiết băng thông bất kỳ ứng dụng mà họ
cho là không phù hợp. Điều này có thể bao gồm các ứng dụng xung đột với nhu cầu
kinh doanh khác của họ, chẳng hạn như việc sử dụng các ứng dụng VoIP qua hệ thống
điện thoại di động làm giảm việc sử dụng thông tin liên lạc bằng giọng nói.
1.5. Ứng dụng công nghệ điện thoại di động
1.5.1. Tương tác phần cứng
Các nhà phát triển thích sử dụng một công cụ lập trình/ngôn ngữ cho phép viết
mã tập trung, để lại sự tương tác phần cứng cho hệ điều hành. Trong trường hợp phát
triển điện thoại di động, có rất nhiều loại phần cứng và hệ điều hành khác nhau.
Những nền tảng đạt được hay mất thị phần, có phù hợp thị trường hay không. Một

công cụ phát triển phần mềm nên hỗ trợ mã nguồn mở để có thể dễ dàng triển khai trên
nhiều thiết bị. Điều này là cần thiết để thực hiện những thay đổi nhỏ cho mỗi thiết bị
do công nghệ cập nhật liên tục. Nhiệm vụ bảo trì mã code được duy trì trong quá trình
phát triển cho nhiều thiết bị, đảm bảo chỉ có thay đổi nhỏ cho các tính năng đặc biệt.
Lớp trừu tượng phần cứng Windows NT (HAL) đề cập đến một lớp phần mềm
liên quan trực tiếp với phần cứng máy tính. Chúng nằm ở giữa phần cứng vật lý của
máy tính và những phần mềm chạy trên máy tính. Chức năng của nó là che giấu đi sự
khác biệt về phần cứng trong hầu hết các nhân của hệ điều hành. Như vậy, các mã viết
ở chế độ nhân không cần phải thay đổi để chạy được trên hệ thống với những thiết bị
phần cứng khác. HAL cho phép những lập trình viên viết những chương trình Driver
cho thiết bị mà không phụ vào chi tiết của phần cứng. HAL sẽ cung cấp những lời gọi
hàm tới phần cứng để có thể thực hiện những công việc theo yêu cầu.
Rất nhiều hệ thống máy tính đời đầu không cung cấp HAL. Ở thời điểm đó đòi
hỏi người lập trình phải hiểu rõ xem cách thức các thiết bị phần cứng liên kết với nhau
ra sao, vấn đề này gây ra khó khăn lớn cho các nhà phát triển bởi vì họ cần phải biết
tất cả thiết bị phần cứng hoạt động như thế nào trên hệ thống và phải đảm bảo về sự
tương thích. Với HAL, sự khó khăn này gần như đã được loại bỏ. Bởi vì các HAL
hoạt động ở một mức độ giữa phần cứng và Windows NT dịch vụ điều hành, các ứng
dụng và trình điều khiển thiết bị không cần được nhận thức bất kỳ thông tin đặc trưng
cho phần cứng. HAL cung cấp thói quen mà kích hoạt trình điều khiển thiết bị duy
nhất để hỗ trợ thiết bị vào khác nhau nền tảng phần cứng, làm cho phát triển trình điều
khiển thiết bị dễ dàng hơn nhiều. Nó ẩn phần cứng phụ thuộc chi tiết như I/O giao


17

diện, làm gián đoạn bộ điều khiển, và cơ chế sự giao tiếp. Các ứng dụng và điều khiển
thiết bị không còn được cho phép để đối phó với phần cứng trực tiếp và phải thực hiện
các cuộc gọi đến HAL thói quen để xác định phần cứng thông tin cụ thể. Do đó, thông
qua các bộ lọc được cung cấp bởi HAL, cấu hình phần cứng có thể được truy cập theo

cùng một cách.
Sự lan tràn nhanh chóng của các tính năng phần cứng mới như máy ảnh với các
tính năng mới như chụp ảnh 3D, hệ thống GPS, gia tốc phát hiện tốc độ chuyển động
và phương hướng và thông tin liên lạc mới các công nghệ như NFC đặt ra yêu cầu cần
thiết cho các nhà phát triển duy trì nhiều phiên bản của ứng dụng thông qua các tính
năng mới. Ngoài ra còn có sự khác biệt giữa các sản phẩm được cung cấp bởi các nhà
cung cấp khác nhau. Một thiết bị Android thường sử dụng API của Google Android
cho giao diện, các thiết bị của Apple sử dụng các API CocoaTouch, điện thoại
Windows sử dụng Silverlight, và một ứng dụng web bằng cách sử dụng một trình
duyệt di động sử dụng khung HTML5/JavaScript. Có rất nhiều các tiêu chuẩn cho điện
thoại di động phát triển kịch bản, chẳng hạn như thẻ trang web trong HTML5 là tiêu
chuẩn W3C. Tiêu chuẩn bao gồm các nguồn jQuery tiêu chuẩn mở cho kịch bản và
độc quyền các khuôn khổ cung cấp tính năng tiên tiến để nhanh chóng phát triển các
ứng dụng di động như Sencha Touch và Appcelerator Titanium.
1.5.2. Lớp trung gian API
Một giải pháp được cung cấp bởi công cụ phát triển ứng dụng di động là tạo ra
một lớp các công cụ mô phỏng phần cứng thiết bị, ví dụ một công cụ giả lập màn hình.
Các nhà phát triển sẽ viết code để tương tác với màn hình mô phỏng. Các bộ công cụ
phát triển sử dụng công cụ riêng của mình, trong đó có các yêu cầu ứng dụng và dịch
chúng sang các thiết bị phần cứng cụ thể.
Trong khi phương pháp này mang lại lợi ích cho các nhà phát triển, các ứng dụng
chậm hơn và ít phản ứng hơn các ứng dụng gốc. Ngoài ra, bộ công cụ phát triển cần
được liên tục cập nhật cho phần cứng mới và các hệ điều hành API. Các nhà phát triển
phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ của nhà cung cấp để lại các ứng dụng không được hỗ
trợ. Tiêu chuẩn cho các API trung gian đã được đề xuất để cho phép việc tạo ra các
ứng dụng thiết bị độc lập. Khung MODIF đề xuất giao diện người sử dụng (UI) , các
API thống nhất cho các giao diện thiết bị và các mô hình chuyển đổi kết nối các API.
1.5.3. Modul hóa và phần cứng phụ thuộc
Một thách thức phải đối mặt với các nhà phát triển ứng dụng di động là phạm vi
rộng của phần cứng và hệ điều hành cho các thiết bị di động. Tính năng phần cứng

trong các thiết bị di động khác nhau là khác nhau. Trong lĩnh vực máy tính để bàn,
máy tính kinh doanh thông qua các giao diện của hệ điều hành Microsoft trên các tập
lệnh chip Intel, và Windows, Icons, Mouse, Pointer (Wimpy), cung cấp cho các nhà


×