Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại điện tử TRÊN nền TẢNG DI ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.57 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN THU HẰNG

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG

Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý Hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2015


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Ngày nay, Thương mại điện tử phát triển với tốc độ nhanh
chóng và đang dần đi sâu vào hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề khác
nhau trong cuộc sống.
Thương mại điện tử trên nền tảng di động đã và đang trở thành là
xu hướng phát triển mới và góp phần không nhỏ trong hoạt động mua
bán, mang lại doanh thu và uy tín cho các đơn vị kinh doanh. Việc tiêu
thụ và sử dụng điện thoại không chỉ với mục đích liên lạc đơn thuần nữa
mà còn liên quan đến hầu hết các công việc, nhu cầu tất yếu hàng ngày
cho mọi cá nhân. Môi trường ứng dụng di động có sự tương tác phong
phú, hỗ trợ người sử dụng, do đó mang lại rất nhiều lợi ích. Những nhà
phát triển di động thường xây dựng theo các module, kế thừa nền tảng
có sẵn hoặc dùng các phương pháp tiếp cận nhanh để triển khai ứng


dụng. Thách thức đặt ra cho phát triển điện thoại di động khi đứng trước
nhu cầu cạnh tranh gay gắt trong thị trường thương mại điện tử di động
mà các dòng điện thoại di động lại tồn tại trong khoảng thời gian ngắn
ngủi (Trung bình khoảng sáu tháng sẽ có một phiên bản sản phẩm mới
ra đời). Chính vì vậy, thiết bị di động phải không ngừng thích ứng, đổi
mới trước áp lực của thị trường và công nghệ mới .
Như vậy, với những ưu thế và thuận lợi rõ rệt của thiết bị di động,
việc xây dựng những ứng dụng trên di động nhằm đưa các nghiệp vụ,
quy trình công việc trong thực tế nhằm giải quyết một cách nhanh
chóng và thuận tiện nhất trở thành vấn đề đáng quan tâm. Việc
nghiên cứu đề tài: “PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN
NỀN TẢNG DI ĐỘNG” là cần thiết
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung

1


- Đánh giá hiện trạng phát triển Thương mại điện tử trong giai
đoạn hiện nay và tương lai.
- Nghiên cứu tổng quan về phát triển Thương mại điện tử trên
nền tảng di động
- Nghiên cứu ứng dụng dịch vụ ví điện tử trên thiết bị di động tại
thế giới và Việt Nam
- Ứng dụng xây dựng chương trình thử nghiệm
- Đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng phát triển.
b. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu cụ thể của việc xây dựng và phát triển
Thương mại điện tử trên nền tảng di động nhằm tiếp cận việc đề xuất
xây dựng ứng dụng ví điện tử trên thiết bị di động tại Việt Nam.
Mang lại lợi ích và sự thuận tiện cho khách hàng khi thực hiện các

giao dịch và sử dụng các dịch vụ thanh toán nhanh chóng, an toàn
tại mọi thời gian, không gian địa điểm. Ứng dụng xây dựng và phát
triển dịch vụ ví điện tử trên di động mang lại lợi ích kinh tế cho các
cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản, bài báo, sách, tài liệu về
phát triển Thương mại di động, công nghệ thiết bị di động, ví điện tử
trên thiết bị di động… Các tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác
giả trong và ngoài nước.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu để áp dụng phát
triển Thương mại điện tử trên nền tảng di động (Cụ thể là dịch vụ ví
điện tử trên di động).
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan đến
Thương mại di động tại Việt Nam. Có thể thấy rằng, nghiên cứu tài
liệu thể hiện được đầy đủ và cho một cái nhìn chính xác nhất về hiện
trạng phát triển thương mại di động và đề xuất hướng phát triển cho
nước ta.

2


- So sánh, rút kinh nghiệm từ các dịch vụ đã triển khai trên thế
giới để có bài học đúng đắn trong triển khai dịch vụ ví điện tử trên di
động trong thanh toán tại Việt Nam. Để học hỏi kinh nghiệm và rút
ra bài học.
- Phân tích và tổng hợp: Từ những tài liệu thu thập được, tiến
hành phân tích và tổng hợp các nguồn thông tin đó để đánh giá hiệu quả
và đề xuất hướng phát triển.
5. Kết quả của đề tài

Luận văn trình bày kết quả của nghiên cứu việc phát triển
Thương mại điện tử trên nền tảng di động.
Luận văn trình bày tất cả các vấn đề cần thiết cho việc phát
triển và xây dựng website Thương mại điện tử phục vụ quá trình giao
dịch của khách hàng trên các trình duyệt web của điện thoại. Xây
dựng chương trình thực nghiệm từ đó đề xuất và đánh giá hiệu quả
của mô hình ứng dụng.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu gồm 5 phần (chương) chính trong đó:
Phần mở đầu: Giới thiệu các yêu cầu khách quan, chủ quan, cơ
sở thực tiễn nghiên cứu và xây dựng đề tài
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VÍ
ĐIỆN TỬ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO VIỆT NAM
Chương 3: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM VÍ
ĐIỆN TỬ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG
Phần kết luận: Kết luận tổng thể về luận văn

3


Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, công nghệ thiết bị di động đang trong giai đoạn phát
triển vượt bậc. Với sự ra đời của rất nhiều các sản phẩm thiết bị di
động mới. Các nhà sản xuất không ngừng cạnh tranh và cho ra đời

các tính năng cải tiến mới về giao diện và tương tác người sử dụng.
Trong khi đó các hệ thống máy tính và máy tính để bàn hầu hết tập
trung phát triển về giao diện cửa sổ, biểu tượng, văn bản, câu lệnh,
đồ họa....Các nhân viên văn phòng được đào tạo để có thể truy cập,
sử dụng điều hành các hệ thống quản lý kinh doanh, hỗ trợ khách
hàng sử dụng các dịch vụ Thương mại điện tử trực tuyến. MS
Windows hiện đang là môi trường hệ điều hành phổ biến cho hầu hết
các ứng dụng thương mại điện tử trực tuyến kết hợp của ngôn ngữ
đánh dấu siêu văn bản (HTML) và JavaScript. Trong điện toán di
động, nhà sản xuất cung cấp phần cứng có thể hỗ trợ nhiều hệ điều
hành khác nhau, cung cấp các kết nối liên thông cao, tương tác đa
phương thức và một số tính năng khác biệt so với các hệ thống thông
thường. Nhà phát triển cần hiểu rõ lợi ích và hạn chế của các công
nghệ được sử dụng trong thiết bị di động. Ngoài ra, nhà mạng di
động cần cung cấp các chế độ kết nối, ứng dụng tốt hơn cho người sử
dụng. Đây sẽ là cơ hội để phát triển thương mại di động hoạt động
hiệu quả trên nhiều thiết bị khác nhau.
Ứng dụng Thương mại điện tử đi cùng với sự phát triển của
mạng Internet, nơi mà mọi cá nhân tổ chức đều có thể truy cập và sử
dụng. Sự phát triển của thương mại điện tử trên nền tảng di động cần
được theo dõi liên tục để điều chỉnh cho phù hợp với thiết bị và tài

4


nguyên mạng. Chẳng hạn như: Pin, băng thông mạng… Một ứng
dụng di động mà không được duy trì sẽ nhanh chóng mất thị phần và
được thay thế bởi các đối thủ mạnh hơn.
Nhà phát triển sẽ lựa chọn xây dựng và tối ưu duy nhất một nền
tảng hoặc một ứng dụng đa nền thực hiện trên nhiều nền tảng. Vấn

đề đặt ra là phải lựa chọn công cụ phát triển phù hợp vì nhiều nhà
cung cấp phần cứng điện thoại di động cung cấp bộ công cụ được
thiết kế để phát triển các ứng dụng tối ưu hóa cho phần cứng của họ.
Do đó một vấn đề lớn cho phát triển điện thoại di động là cho dù
phát triển ứng dụng dựa trên lớp phần cứng hay phát triển trên nền
web thì chủ yếu vẫn là phát triển về giao diện người dùng và thực
hiện xử lý rất ít dữ liệu. Phương pháp tiếp cận các ứng dụng dựa trên
nền web là phương pháp có lợi nhất có thể chạy trên các phiên bản
trình duyệt khác nhau trên máy tính để bàn hoặc laptop, còn trên thiết
bị di động chỉ cần chỉnh sửa lại giới hạn màn hình nhỏ đi cho phù
hợp. Tuy nhiên phần cứng thiết bị di động có nhiều tính năng chuyên
biệt chỉ được truy cập thông qua các mã được thiết kế riêng cho các
thiết bị, chính vì vậy các ứng dụng cần được thiết kế đặc biệt để tối
ưu hóa các nguồn lực khan hiếm trên thiết bị di động.
Giao diện người dùng trong các thiết bị di động sử dụng một loạt
các yếu tố đầu vào thuận tiện từ chính hoạt động của người sử dụng,
với màn hình cảm ứng được thiết kế để hỗ trợ tương tác giọng nói,
cử chỉ (lắc, điểm), và các đầu vào trực quan cho người sử dụng.
Ngoài ra, các thiết bị có thể thu thập dữ liệu về vị trí, khả năng tăng
tốc, và môi trường của người sử dụng tự động từ việc xây dựng các
bộ cảm biến của thiết bị. Ứng dụng Thương mại điện tử di động cần
phải được thiết kế để đáp ứng nhu cầu và khả năng đầu vào phong
phú từ các nguồn này. Giao diện người dùng cho các ứng dụng điện

5


thoại di động cần phải xây dựng và lựa chọn từ kinh nghiệm người
dùng chung trong một thị trường cạnh tranh cao.
1.2. Thương mại di động, cuộc cách mạng trong Thương mại

điện tử
Thương mại điện tử trên nền tảng di động là bất kỳ giao dịch nào liên
quan đến việc chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
hàng hoá và dịch vụ, được khởi xướng và/hoặc hoàn thành bằng cách
sử dụng truy cập di động vào mạng máy tính qua trung gian với sự
giúp đỡ của một thiết bị điện tử."
1.3. Các phương pháp phát triển phần mềm
Hiện nay, có một số phương pháp phát triển hệ thống theo mô
hình thác nước truyền thống của công nghệ SDLC như Scrum và
Extreme Programming. Ứng dụng di động được thiết kế để đáp ứng
với một thị trường phát triển nhanh chóng, trong đó nhấn mạnh về
khả năng tương tác phong phú với khách hàng, nhận định về vị trí, và
khả năng xử lý hiệu quả. Phương pháp Agile được sử dụng rộng rãi
trong các ứng dụng di động. Các mô hình D-mobile đề xuất vào năm
2004 có năm giai đoạn, và mỗi giai đoạn có 3 bước phát triển: Lập
kế hoạch, xây dựng và phát hành sản phẩm. Quá trình này là phù
hợp với các dự án cung cấp dữ liệu nhỏ trên điện thoại di động
1.3.1. Ứng dụng web
Web Application: Là ứng dụng chạy trên nền tảng web. Ứng dụng
này sẽ chạy trên trình duyệt hoặc các ứng dụng bản quyền của thiết
bị di động đó. Màn hình trình duyệt đã được tính toán và thiết kế phù
hợp cho điện thoại di động. Những website được thiết kế trên máy
tính để bàn thường có kết xuất kém, giao diện chưa thật sự thân
thiện, danh sách thả xuống và các nút là bất tiện khi sử dụng trên
điện thoại di động

6


1.3.2. Ứng dụng gốc

Hiện nay, có hơn một nửa lập trình viên di động chọn lập trình
trên ứng dụng gốc. Xu thế lập trình trên thế giới ngay càng hướng tới
di động trong đó ứng dụng gốc và ứng dụng web đang trở nên mạnh
mẽ hơn bao giờ hết. Về lịch sử thì ứng dụng gốc ra đời trước ứng
dụng web.
Native Application - Ứng dụng gốc là một ứng dụng được thiết kế
đặc biệt chỉ chạy được trên một hệ điều hành nhất định của một thiết
bị và thường phải điều chỉnh để chạy được trên các thiết bị khác
nhau
1.3.3. Ứng dụng lai
Ứng dụng lai là ứng dụng kết hợp của cả ứng dụng web và ứng dụng
gốc. Theo đó, các phần cơ bản của ứng dụng vẫn viết bằng ngôn ngữ
web, nhưng được đặt trong ứng dụng gốc để làm phong phú thêm sự
tương tác, nên vẫn có thể đưa lên các kho ứng dụng - App Store
1.4. Nền tảng phát triển ứng dụng di động
1.4.1. Môi trường phát triển tích hợp
Môi trường phát triển tích hợp (IDEs) cung cấp một nền tảng cho các
nhà phát triển để xây dựng và triển khai các ứng dụng nhiều tầng.
Eclipse là một nền tảng phát triển mã nguồn mở nổi tiếng chủ yếu
dựa trên Java, được thiết kế để có thể xây dựng các môi trường phát
triển tích hợp, ngoài ra còn có thể hỗ trợ phát triển trong nhiều ngôn
ngữ khác nhau.
1.4.2. Phát triển dựa trên nền tảng điện toán đám mây
Nhiều ứng dụng di động được phát triển dựa trên nền tảng
điện toán đám mây. Trong khi các ứng dụng điện toán đám mây có
thể được xây dựng từ mặt đất lên, bằng cách sử dụng một IDE độc
lập, thích hợp hơn để sử dụng nền tảng phát triển có mục tiêu cho các
dịch vụ di động dựa trên dịch vụ điện toán đám mây.

7



Điện toán đám mây (Cloud computing) là một lĩnh vực rất phổ
biến hiện nay, đây là mô hình tính toán phát triển trên máy tính có
kết nối với mạng Internet, cho phép người dùng có thể truy cập các
dịch vụ thông tin trên máy chủ áo hay được gọi là “Đám mây” mà nó
không hề cần quan tâm chi tiết đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công
nghệ đó.
1.4.3. So sánh các nền tảng lập trình
Các nhà cung cấp khác nhau cung cấp bộ công cụ có thể tạo thuận lợi
cho phát triển điện thoại di động. Bộ công cụ của họ chạy trên nền
tảng có sẵn để phát triển, và các có thể là các IDE có mục đích chung
hoặc các nền tảng điện thoại di động phát triển chuyên môn
1.4.4. Nhà cung cấp, hỗ trợ các kho ứng dụng
Nhiều nhà cung cấp thiết bị di động và các mạng viễn thông di động
cung cấp khả năng truy cập, duy trì kiểm soát các ứng dụng mà họ
cho phép và hỗ trợ trên nền tảng của họ. Việc kiểm soát chủ yếu thực
hiện thông qua một giấy cấp phép và phê duyệt quy trình cho việc cài
đặt các ứng dụng gốc trên phần cứng. Điều này trái ngược với máy
tính hoặc Desktop, nơi mà các ứng dụng có thể được phát triển và
tiếp thị bởi các nhà phát triển với rất ít can thiệp, hoặc lệ phí cấp giấy
phép từ phần cứng, hệ điều hành, hoặc nhà cung cấp mạng. Trong
trường hợp điện thoại di động các ứng dụng bằng cách sử dụng mã
nguồn gốc, các nhà cung cấp thường phải cắt giảm doanh thu, dao
động lên đến 30% thị phần của Apple. Ngoài ra, nhiều chủ sở hữu
nền tảng chẳng hạn như Apple, Microsoft, Google, hoặc duy trì ứng
dụng Blackberry các cửa hàng, nơi sản phẩm được chào bán
1.5. Ứng dụng công nghệ điện thoại di động
1.5.1. Tương tác phần cứng
Các nhà phát triển thích sử dụng một công cụ lập trình/ngôn ngữ cho

phép viết mã tập trung, để lại sự tương tác phần cứng cho hệ điều

8


hành. Trong trường hợp phát triển điện thoại di động, có rất nhiều
loại phần cứng và hệ điều hành khác nhau. Những nền tảng đạt được
hay mất thị phần, có phù hợp thị trường hay không. Một công cụ
phát triển phần mềm nên hỗ trợ mã nguồn mở để có thẻ dễ dàng triển
khai trên nhiều thiết bị.
1.5.2. Lớp trung gian API
Một giải pháp được cung cấp bởi công cụ phát triển ứng dụng
di động là tạo ra một lớp các công cụ mô phỏng phần cứng thiết bị,
ví dụ một công cụ giả lập màn hình. Các nhà phát triển sẽ viết code
để tương tác với màn hình mô phỏng. Các bộ công cụ phát triển sử
dụng công cụ riêng của mình, trong đó có các yêu cầu ứng dụng và
dịch chúng sang các thiết bị phần cứng cụ thể.
1.5.3. Modul hóa và phần cứng phụ thuộc
Một thách thức phải đối mặt với các nhà phát triển ứng dụng di động
là phạm vi rộng của phần cứng và hệ điều hành cho các thiết bị di
động. Tính năng phần cứng trong các thiết bị di động khác nhau là
khác nhau. Trong lĩnh vực máy tính để bàn, máy tính kinh doanh
thông qua các giao diện của hệ điều hành Microsoft trên các tập lệnh
chip Intel, và Windows, Icons, Mouse, Pointer (Wimpy), cung cấp
cho các nhà phát triển một giao diện chung cho các ứng dụng kinh
doanh
1.5.4. Quản lý phiên bản
Sự đa dạng của phần cứng và hệ điều hành, cũng như mức độ cao
của sự đổi mới trong lĩnh vực này, làm cho nó cần thiết cho các nhà
phát triển hệ thống điện thoại di động để xây dựng và duy trì các

phiên bản khác nhau của các ứng dụng của họ

9


1.6. Quá trình trải nghiệm của người dùng trên thiết bị
1.6.1. Trang Web
Các ứng dụng Web được thiết kế để phân phối qua Internet. Mô hình
MVC thiết kế trong các ứng dụng web nhằm cung cấp giao diện
người dùng. Thông thường thiết kế của các ứng dụng web tập trung
trên máy tính để bàn và máy tính xách tay, cung cấp các nội dung
thông qua một trình duyệt. Khi người dùng kết nối với các ứng dụng
web thông qua các thiết bị di động, họ sử dụng một màn hình nhỏ
hơn nhiều để xem trang này
1.6.2. Trình quản lý thiết bị
Việc thiết kế các ứng dụng web trên thiết bị di động phụ thuộc vào
các yếu tố như kích thước màn hình, băng thông, kết nối di động.
Ngoài ra còn một yếu tố rất quan trọng nữa đó là tài nguyên thiết bị
di động. Khi chạy một ứng dụng sẽ tiêu tốn pin, sử dụng nguồn và
các tài nguyên trong một môi trường di động
1.6.3. Công nghệ cảm ứng tương tác
Các thiết bị di động thường có màn hình nhỏ chính vì vậy không
gian màn hình thường thiếu, để khắc phục vấn đề này các nhà sản
xuất thường kết hợp một loạt các định dạng đầu vào và đầu ra người
dùng tăng cường để cải thiện tương tác người dùng. Xu hướng tiêu
dùng mới của công nghệ thông tin là tích cực sử dụng công nghệ mới
trong các thiết bị di động và thường xuyên sử dụng trong môi trường
làm việc. Trước kia, các thiết bị điện toán di động thường có chi phí
cao và chỉ được giao cho các nhân viên dùng để phục vụ công việc
1.6.4. Ứng dụng nhập xuất thông tin bằng giọng nói

Nhập thông tin bằng giọng nói rất hữu ích trong các thiết bị di động.
Nhận dạng tiếng nói (và văn bản để nói) thường được thực hiện bởi
một ứng dụng riêng biệt sau đó chuyển dữ liệu đến các ứng dụng di
động. HTML Speech Incubator - Nhóm của W3C đã phát triển một

10


bản báo cáo về cách HTML có thể phát triển để chấp nhận đầu vào là
tiếng nói. Hiện nay, các nhà cung cấp sử dụng phương pháp tiếp cận
khác nhau để mã hóa và cung cấp số lượng giọng nói vào các ứng
dụng.
1.6.5. Hệ thống cảm biến cử chỉ và chuyển động
Hệ thống cảm biến cử chỉ Gesture có đầu vào nhận cử chỉ của con
người chủ yếu là từ bàn tay hay từ biểu hiện trên khuôn mặt. Nhận
dạng cử chỉ có thể mở rộng đến tư thế cơ thể và các chuyển động
khác. Thông tin phản hồi nhận dạng ở trên thiết bị như găng tay cảm
biến, các máy ảnh có khả năng thị giác và chuyển động cảm biến lập
thể nhúng trong các thiết bị di động. Việc nhận dạng cử chỉ không
liên quan đến công nghệ cảm ứng, thiết bị sẽ nhận dạng các vị trí
chuyển động trong không gian 3 chiều
1.6.6. Máy ảnh
Hầu hết các thiết bị di động có máy ảnh (camera). Máy ảnh
chất lượng đã được cải thiện, cả ở độ phân giải pixel và trong xử lý
tín hiệu kỹ thuật số của hình ảnh, trong đó tăng cường chất lượng
hình ảnh. Kích thước vật lý của các thiết bị di động ngày càng thu
nhỏ thì chất lượng quang học trong máy ảnh càng tiến bộ nhanh
chóng. Thiết bị cảm biến quang học và xử lý tín hiệu kỹ thuật số đã
kích hoạt việc sản xuất hình ảnh chất lượng cao hơn.
1.6.7. Bảo mật

Mật khẩu đã được sử dụng như một công cụ xác thực. Cơ chế xác
thực cần phải được cập nhật và đổi mới để bắt kịp với nhu cầu mới.
Việc xác thực chỉ dựa duy nhất vào hệ thống mật khẩu hiện tại không
còn phù hợp và đủ độ an toàn nữa nhất là đối với những cá nhân sử
dụng máy tính để bàn

11


1.7. Kiểm thử
1.8. Các công nghệ xây dựng ứng dụng web trên di động
1.8.1. HTML5
1.8.2. JQuery
Chương 2.
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
VÍ ĐIỆN TỬ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Giới thiệu về dịch vụ trung gian thanh toán ví điện tử
Thanh toán trên thiết bị di động và chuyển tiền từ người này
sang người khác được dự báo sẽ trở thành một trong những ứng dụng
điện thoại di động sử dụng nhiều nhất trong những năm tới. Việc
theo dõi sự tăng trưởng này sẽ là cơ hội kết nối tất cả các mạng di
động khác nhau nói cách khác sẽ có một “Hệ sinh thái” mới ra đời,
các ngân hàng cùng các dịch vụ ví điện tử cho phép các đối tác làm
việc cùng nhau trên toàn hệ thống, vượt qua mọi biên giới. Điều này
sẽ mở ra những hướng doanh thu mới cho các nhà khai thác mạng di
động, các thương gia và các đối tác trong khi làm tăng tính dễ tiếp
cận với các khoản thanh toán tiền cho người tiêu dùng.
Ví điện tử là một sản phẩm thanh toán/chấp nhận thanh toán
trực tuyến của cộng đồng Thương mại điện tử. Ví điện tử là dịch vụ

được sử dụng bởi người tiêu dùng để quản lý các khoản thanh toán
và chức năng liên quan. Ví điện tử là một hệ thống thanh toán an
toàn thuận tiện, dễ sử dụng và linh hoạt bởi khả năng thanh toán và
trả tiền với nhiều tùy chọn thông qua tài khoản ngân hàng và thẻ/Nợ
tín dụng.

12


2.2. Thương mại di động và dịch vụ thanh toán ví điện tử trên di
động tại một số nước trên thế giới
2.2.1. Hoa Kỳ
Google Wallet, PayPal, Passbook, Lemon Wallet, Paypass,
Venmo. Ngoài ra còn có các hệ thống dịch vụ ví điện tử trên thiết bị
di động cũng hoạt động khá tốt tại Hoa Kỳ như: AlertPay,
Moneybookers, WebMoney, Liqpay, Perfect Money…
2.2.2. Ấn Độ
Ấn Độ đang trở thành một nước của điện thoại di động (với hơn
một tỷ kết nối di động) và internet (với khoảng 200 triệu người sử
dụng internet). Các ứng dụng này được sử dụng chủ yếu bởi người
sử dụng ví di động có trụ sở tại thành phố như Delhi, Mumbai,
Chennai và Bengaluru, các hoạt động bán lẻ trực tuyến (cổng thông
tin phổ biến e-commerce) đã phát triển và trưởng thành hơn cung cấp
cho khách hàng các tùy chọn 'gửi tiền' nhằm thu hút thêm nhiều
khách hàng.
Dưới đây là danh sách các công ty cung cấp dịch vụ ví di động
hàng đầu tại đất nước Ấn Độ:
Pay TM, MobiKwik, Oxigen, Citrus Pay, mRupee,
FreeCharge
2.2.3. Trung Quốc

Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có ngành thương mại điện
tử phát triển nhất. Hiện nay có khoảng 49% người tiêu dùng trực
tuyến sử dụng máy tính và 45% sử dụng các thiết bị di động để mua
hàng
Theo diễn đàn trực tuyến o2o, các ứng dụng di động đang bùng
nổ tại Trung Quốc, lĩnh vực thanh toán trực tuyến đang trở thành
điểm nóng của mọi hoạt động thương mại. Phương pháp thanh toán
truyền thống như tiền mặt và ngân hàng giao dịch đang dần dần bị bỏ

13


lại phía sau các kênh thanh toán của bên thứ ba. Đứng đầu trong số
đó là “BAT”, cụ thể gồm: Baidu, Alibaba, Tencent các công ty này
đã phát triển các nền tảng thanh toán trực tuyến cho riêng mình
2.2.4. Kenya
Dịch vụ ví di động M Pesa của đất nước Kenya là dịch vụ
chuyển tiền được đánh giá là thành công nhất thế giới. Nó cho phép
hàng triệu người dân được tiếp cận với một chiếc điện thoại di động,
nhưng không có hoặc chỉ có giới hạn truy cập vào một tài khoản
ngân hàng, gửi và nhận tiền, top-up đường truyền và thực hiện thanh
toán hóa đơn. Lý do khiến M Pesa thành công nhất ở Kenya có lẽ là
vì tại đất nước này dịch vụ ngân hàng rất ít do đó chuyển khoản rất
phức tạp và đắt tiền
2.3. Kết quả thu được qua những điển hình trên
Nhìn chung, các công ty cung cấp dịch vụ ví di động tại
những quốc gia trên đã tìm được hướng đi riêng, đặc trưng
không giống ai, và trên hết là dịch vụ đó phù hợp với đặc điểm,
và thực trạng, thói quen sử dụng tiêu dùng của người dân thuộc
từng quốc gia cụ thể. Rất nhiều bài học chúng ta đã tìm thấy qua

. Ngoài những tính năng thanh toán của ví di động thì mỗi công
ty cung cấp dịch vụ trên đều có những điểm ưu điểm vượt trội.
Chính vì vậy mà họ có thể tồn tại và không ngừng phát triển
2.4. Thực trạng phát triển hệ thống ví điện tử tại Việt Nam
Về dịch vụ thanh toán điện tử trên di động: Việt Nam có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển thanh toán trên di động, như có số
lượng người dùng di động lớn (148% dân số), người tiêu dùng có xu
hướng mua sắm trực tuyến cao.
2.5. Định hướng phát triển mô hình thanh toán ví điện tử trên
thiết bị di động tại Việt Nam

14


Để bất kỳ hệ thống nào hoạt động tốt trước tiên phải được đầu
tư, xây dựng các cơ sở hạ tầng mạng hiện đại, công nghệ cao, hoạt
động liên tục 24/7, mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp. Hệ thống
pháp luật TMĐT ở nước ta cần được mở rộng và hoàn thiện hơn, bảo
vệ quyền lợi chính đáng cho các bên tham gia giao dịch. Áp dụng các
chuẩn quốc tế về tài chính và công nghệ thông tin với hoạt động
thanh toán trên thiết bị di động.
Sự tăng trưởng của điện thoại thông minh chính là bước phát
triển dịch vụ ví trên di động, hầu hết các điện thoại thông minh hiện
này có khả năng sử dụng ví di động. Để đạt được lợi ích lâu dài, bền
vững, cạnh tranh trên thị trường thì việc tự sản xuất ra các dây truyền
điện thoại thông minh của Việt Nam là cần thiết. Hiện nay chúng ta
mới tự sản xuất được dòng điện thoại Bkav đầu tiên, tuy nhiên giá
thành và tính năng, kỹ thuật cần được nâng cao hơn nữa mới có thể
cạnh tranh được trên thị trường di động.
Hệ thống ví điện tử trên di động tại Việt Nam trước tiên phải

đạt được các chức năng mà bất kỳ một dịch vụ ví điện tử trên di động
nào trước kia đã xây dựng đều có được bao gồm: Nạp tiền, chuyển
tiền, thanh toán các hóa đơn dịch vụ…
Việc nạp và rút tiền phải dễ dàng, an toàn cho phép người
dùng xem các thẻ chọn phương thức thanh toán và loại hình thẻ mà
họ muốn sử dụng phải nhắm tới các đối tượng khác nhau (Đây chính
là khả năng “phân khúc thị trường”): Có tài khoản ngân hàng và
chưa có tài khoản ngân hàng, tức là đối tượng người sử dụng ở đây
bao gồm dân số ở các thành phố và cả ở nông thôn, miền núi (Nơi
mà các ngân hàng còn ít việc nhận, chuyển, gửi tiền còn khó khăn,
phức tạp do địa hình, vị trí địa lý…). Đòi hỏi phải đặt các đại lý ủy
quyền giao dịch ví điện tử trên di động tại nhiều địa điểm phù hợp để
khách hàng có thể trực tiếp đến và giao dịch. Có thể tích hợp luôn tại

15


các siêu thị, đại lý, hoặc các cửa hàng tiện ích, trung tâm mua sắm…
Hỗ trợ nhưng người nghèo không có tài khoản ngân hàng để họ được
tiếp cận các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán thông qua ví điện tử
trên di động. Vì thông thường chỉ có những người lao động làm
việc tại các công ty, doanh nghiệp hay đơn vị nhà nước mới sử
dụng thẻ ngân hàng vì họ thường được trả lương thông qua các
hệ thống thẻ tín dụng do sự liên kết giữa các cơ quan trên và
ngân hàng.
Đồng thời có các tính năng khác liên qua như: Đẩy mạnh
marketing, quảng cáo, Phiếu giảm giá, khuyến mại, thưởng, lòng
trung thành, thông tin sản phẩm…Các lệ phí ít nhất (FX, thấu chi),
ngưỡng để có thể "xoay hoặc quay vòng", phiếu giảm giá đặc
biệt/giảm giá, tiền thưởng chỉ được áp dụng, tối ưu hóa trong khả

năng cân nhắc. Và phải được kích hoạt tự động trong các ví để khách
hàng có thể lựa chọn hiệu quả nhất cho một khoản thanh toán cụ thể.
Các chính sách ưu đãi cho khách hàng, giảm thiểu chi phí giao dịch ở
hạn mức có thể.
Có thể đưa ví tiền của người sử dụng thành một tài khoản tiết
kiệm để khuyến khích người dùng. Người sử dụng để nhận tiền lãi
tùy theo mức độ trên khoản tiền gửi ví tiền của họ, thực hiện rút tiền
từ máy ATM.
Vấn đề quan trọng tiếp theo đó là an ninh và các chính sách
bảo mật an toàn cho mọi giao dịch thực hiện trên hệ thống. Hệ thống
phải có các tính năng như mã hóa các thông tin tài chính, thanh toán
thẻ tương thích, và các hạn mức chi tiêu. Sử dụng xác thực đa yếu tố,
Tăng cường các chính sách bảo mật. Để đảm bảo an toàn cho các kết
nối, trao đổi thông tin và ngăn chặn các kiểu tấn công cả từ bên trong
và bên ngoài hệ thống, giải pháp bảo mật tổng thể và các thiết bị an
ninh tích hợp cho hạ tầng công nghệ thông tin như: Hệ thống

16


Firewall (tường lửa) phải chuẩn và hoạt động liên tục, áp dụng
các hệ thống phòng chống xâm nhập IDS/IPS cho các vùng thông
tin quan trọng. Thiết lập và bảo vệ các kết nối trao đổi thông tin,
giao dịch sử dụng công nghệ SSL. Sử dụng công nghệ chữ ký điện
tử (Digital Signature) trong các giao dịch. Xây dựng các hệ thống
quản lý bảo mật thông tin. Thường xuyên phối hợp với các chuyên
gia an ninh trong và ngoài nước. Bảo mật đăng nhập tài khoản: Để
phòng chống các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đăng nhập sử
dụng chế độ xác thực thông qua mật khẩu một lần One-Time
Password(OTP) được gửi bằng tin nhắn SMS. Đây là một phương

pháp tương đối phổ biến trong các giao dịch điện tử. Xác thực
thông qua One-Time-Password bằng thiết bị như Token. Ngoài ra
có chính sách đảm bảo an toàn giao dịch.
Bên cạnh đó, một vấn đề tồn tại gây khó khăn cho sự phát
triển của ví điện tử trên di động tại nước ta đó là lo ngại về mức độ
bảo mật riêng tư khi việc để lộ thông tin mua sắm, giao dịch trên
mạng. Để phát triển ví điện tử trên di động ở Việt Nam cần rất nhiều
thời gian, không chỉ cần sự hỗ trợ ở cơ chế, chính sách của Nhà nước
mà còn cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa từ phía các doanh nghiệp,
thúc đẩy phát triển thanh toán qua ví điện tử trên di động phổ biến
hơn nữa, đem lại lợi ích đối với người tiêu dùng Việt Nam.
Cung cấp các dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng, tự động
gửi cho người dùng email thông báo khi mật khẩu tài khoản bị thay
đổi…Đồng thời tính toán, đánh giá và lường trước mọi xâm nhập tổn
hại có thể xảy ra, để kịp thời sửa chữa, khắc phục, giải quyết kịp thời
cho khách hàng. Những tổn hại mang tính hệ thống của công ty công
nghệ dựa trên ứng dụng phải được giới hạn trong phạm vi cho phép.
Xây dựng một cộng đồng sử dụng ví điện tử trên di động. Có
thể thấy rằng, hiện nay mạng xã hội đang trở thành “ngôi nhà thứ

17


hai” của hầu hết giới trẻ. Nắm bắt được xu hướng đó hệ thống ví điện
tử trên di động thiết kế như một trang mạng xã hội, có thể cho phép
người sử dụng ngoài việc đăng ký tài khoản do hệ thống ví cung cấp
vừa có thể thực hiện đăng nhập bằng địa chỉ Facebook, Twitter,
zalo… hay dùng một địa chỉ email để bắt đầu sử dụng. Việc này sẽ
thúc đẩy sự gắn kết và làm gia tăng tính tương tác cũng như thời gian
lưu trang trên mạng xã hội. Khi một người dùng một giao dịch, chi

tiết giao dịch sẽ được chia sẻ trên New feed của người dùng và được
chia sẻ trên trang mạng xã hội của bạn bè. Thông thường thói quen
hầu hết người dùng không thay đổi các tùy chọn cài đặt bảo mật mặc
định, nên thông tin nghiễm nhiên sẽ được chia sẻ với tốc độ nhanh
chóng và rộng rãi nhất. Phương pháp này trên thế giới cũng đã được
sử dụng và đem lại hiệu quả tích cực. Nhưng cũng cần tăng cường
các chính sách bảo mật hơn nữa khi thông tin về giao dịch của khách
hàng lại trở thành kênh quảng cáo.
Mặt khác có thể thực hiện phân đối tượng khách hàng sử dụng
thành những nhóm cộng đồng có chung mục đích sử dụng, hoặc
chung sở thích mua sắm, thực hiện một số chính sách ưu đãi riêng
khi các nhóm sử dụng tham gia giao dịch tích cực.
Thực hiện liên kết các hệ thống ví điện tử trên di động khác
nhau để người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ tại các
điểm khác nhau.
Vấn đề quan trọng nhất là tích hợp ví điện tử trên di động vào
hệ thống các cửa hàng, đại lý, các công ty doanh nghiệp, các ngân
hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại cũng như các công ty
cung cấp giải pháp ở khắp các địa điểm trong cả nước.Có thể đưa ví
dần dần thay thế chức năng của thẻ ngân hàng, nhân viên ngoài việc
sử dụng thẻ có thể nhận trả lương thông qua dịch vụ ví điện tử trên di

18


động. Điều này đòi hỏi hệ thống phải liên kết chặt chẽ với công ty,
doanh nghiệp.
Vấn đề cuối cùng đó là việc tạo dựng lòng tin, uy tín và
thương hiệu của hệ thống dịch vụ đối với người sử dụng. Để đa số
của khách hàng có thể sẵn sàng sử dụng dịch vụ ví di động được

cung cấp bởi nhà cung cấp phi ngân hàng.Vấn đề này sẽ quyết định
sự thành công hay thất bại của dịch vụ, nó đòi hỏi thời gian và trải
nghiệm lâu dài của người sử dụng. Đối tượng mà chúng ta nhắm đến
chính là những khách hàng trẻ tuổi vì họ rất bị cuốn hút bởi công
nghệ cao, khả năng mua sắm mới, nhanh chóng tuyệt vời, tối ưu hóa
thanh toán.
Chương 3.
XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM VÍ ĐIỆN TỬ TRÊN
THIẾT BỊ DI ĐỘNG
3.1. Mô tả bài toán
Ứng dụng ví điện tử trên thiết bị di động được cài đặt dựa trên
nền tảng hệ điều hành Android, ngôn ngữ lập trình Java. Android là
hệ điều hành được xây dựng trên một nền tảng mở, và một bộ thư
viện đa năng, mạnh mẽ với nguyên lý mở.
Ứng dụng sẽ cung cấp cho người sử dụng ba chức năng cơ
bản: Mua sắm, chuyển tiền và xem thông tin tài khoản. Trong đó
chức năng mua sắm tập trung vào nạp tiền tiện ích và mua thẻ cho
thuê bao di động hoặc game trực tuyến. Thông qua ứng dụng ví điện
tử trên điện thoại di động, thuê bao có thể chọn mục Nạp tiền hoặc
mua thẻ cho thuê bao di động, chọn số tiền cần nạp và thực hiện xác
thực để thanh toán. Khách hàng có thể chọn nhiều kênh khác nhau để
nạp tiền cho thuê bao di động mà không cần phải mua thẻ cào.
3.2. Biểu đồ chức năng hệ thống
3.2.1. Biểu đồ ca sử dụng

19


Tác nhân(Actor): Người sử dụng, Quản trị hệ thống, Nhà cung
cấp dịch vụ viễn thông

Ca sử dụng (Use case): Đăng ký/Đăng nhập, Mua sắm, chuyển
tiền, Cập nhật thông tin tài khoản
Biểu đồ Use case mức phân rã
Đặc tả ca sử dụng chính:
3.2.2. Biểu đồ tương tác
- Biểu đồ trình tự chức năng Đăng ký
- Biểu đồ cộng tác chức năng đăng ký
- Biểu đồ cộng tác chức năng đăng nhập
- Biểu đồ trình tự chức năng mua sắm
- Biểu đồ cộng tác chức năng mua sắm
- Biểu đồ trình tự chức năng Chuyển tiền
- Biểu đồ cộng tác chức năng chuyển tiền
- Biểu đồ trình tự chức năng Cập nhật thông tin tài khoản
- Biểu đồ cộng tác chức năng cập nhật thông tin tài khoản
3.2.3. Biểu đồ hoạt động
- Biểu đồ hoạt động đăng nhập hệ thống
- Biểu đồ hoạt động mua sắm
- Biểu đồ hoạt động chuyển tiền
3.2.4. Biểu đồ trạng thái
- Biểu đồ trạng thái lớp tài khoản ví điện tử của khách hàng
3.3. Giao diện và chức năng chính của chương trình thử nghiệm
Chương trình thực nghiệm cung cấp cho người sử dụng ba
chức năng cơ bản: Mua sắm, chuyển tiền và xem thông tin tài khoản.
Trong đó chức năng mua sắm tập trung vào nạp tiền và mua thẻ cho
thiết bị di động hoặc game trực tuyến

20


3.4. Lợi ích của việc thực hiện

Thương mại di động mang đến những cơ hội mới cho người sử
dụng cũng như các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp:
- Cung cấp cho người tiêu dùng thói quen và hành vi giao dịch
mua sắm mới
- Điện thoại di động và các trang web cung cấp cho người
dùng khả năng kết nối tuyệt vời nhất.
- Công nghệ di động cho phép cung cấp dịch vụ theo hướng
kiến trúc hướng dịch vụ SOA, giúp khách hàng thấy những gì hệ
thống làm được và có thể chỉnh sửa hệ thống để đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của người tiêu dùng cá nhân. Khi người tiêu dùng phản ứng tích
cực nhà phát triển cũng dành nhiều thời gian để hiểu được nhu cầu
và cung cấp dịch vụ tuyệt vời hơn.
- Góp phần thay đổi cách thức hoạt động kinh doanh
- Công nghệ di động cho phép đối thoại hai chiều giữa chủ sở
hữu thương hiệu và người tiêu dùng tạo ra một mối quan hệ với
người tiêu dùng.
- Ứng dụng và dịch vụ góp phần gia tăng giá trị cho các giao
dịch và các nhãn hiệu và đi xa hơn giới hạn trước đây áp dụng
- Các vấn đề kinh doanh hiện tại (như chiến dịch phiếu giảm
giá không hiệu quả) có thể được giải quyết một cách hiệu quả bằng cách
sử dụng công nghệ di động.
Ưu điểm của ví điện tử chính là ở tính đơn giản, thuận tiện
trong thao tác trên thiết bị di động. Với việc đăng ký và sử dụng một
tài khoản ví điện tử, người dùng sử điện thoại di động để thực hiện
giao dịch với người bán hàng. Khi sử dụng dịch vụ ví điện tử trên di
động, nhà cung cấp dịch vụ sẽ xác định được lượng tiền đã được
người mua chuyển sang ví của mình và được các ngân hàng đảm
bảo. Do đó, nếu phát triển tốt, ví điện tử được kỳ vọng sẽ sớm trở

21



thành bước nhảy vọt trong TMĐT và đây cũng là cơ hội cho các
ngân hàng mở rộng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán của mình.
Mang lại lợi ích và sự thuận tiện cho khách hàng khi thực hiện
các giao dịch. Giúp khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán
nhanh chóng, an toàn tại mọi thời gian, không gian địa điểm. Ứng
dụng xây dựng và phát triển dịch vụ ví điện tử mang lại lợi ích kinh
tế cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Với rất nhiều tiện ích trực tuyến, những khách hàng, người
dùng cá nhân giờ đây có thể thực hiện mua sắm và sử dụng hầu hết
các dịch vụ tiết kiệm chi phí, thời gian và tốn ít công sức hơn, giúp
khách hàng yên tâm hơn khi mua sắm trực tuyến và đặt cọc hàng
hóa trên mạng; thanh toán phí các dịch vụ trực tuyến; đóng phí thành
viên trên website ưa thích, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền và nhận
tiền giữa các hệ thống ví điện tử khác nhau một cách dễ dàng, thuận
tiện, nhanh chóng và an toàn … Đối với doanh nghiệp, dịch vụ
trung gian thanh toán ví điện tử là cầu nối hỗ trợ cho các hoạt động
thương mại điện tử: Mở rộng các hình thức thanh toán bảo đảm; liên
kết công ty, doanh nghiệp với tất cả người sử dụng có xác thực và
liên kết các doanh nghiệp , xóa tan mọi rào cản kinh tế, kỹ thuật,
thương mại thường gặp trong kinh doanh trực tuyến ở nước ta.
Góp phần loại bỏ hoàn toàn đơn đặt hàng giả. Mở rộng, phát triển thị
trường với hình thức thanh toán nhanh chóng, dễ dàng, không bị giới
hạn địa lý. Tiết kiệm nhân lực và chi phí quản lý của doanh nghiệp
KẾT LUẬN
Luận văn trình bày kết quả của nghiên cứu phát triển ứng dụng
trên nền tảng di động . Luận văn trình bày tất cả các vấn đề và công
nghệ cần thiết cho việc phát triển và xây dựng ứng dụng trên nền
tảng di động tại một số nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói

riêng.

22


Luận văn đã ứng dụng xây dựng demo thử nghiệm một số chức
năng cơ bản cho hệ thống ví điện tử. Với những tiện ích, ưu điểm của
các sản phẩm bán hàng và thanh toán trực tuyến cho thấy việc phát
triển dịch vụ này tại các Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay là
tất yếu. Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ ví điện tử hiện đại này cũng
cần có sự hiểu biết, chấp nhận của khách hàng, đồng thời vấn đề về
pháp lý và công nghệ cũng góp phần không kém trong việc triển khai
thành công dịch vụ ví điện tử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Đặng Văn Đức (2002), Phân tích thiết kế hướng đối tượng
bằng UML, Nhà xuất bản Giáo dục
[2]. Nguyễn Đăng Hậu (2004), Kiến thức Thương mại điện tử,
Viện đào tạo công nghệ và quản lý quốc tế
[3] Báo cáo Thương mại điện tử trên nền tảng di động tại Việt
Nam (2014), www.vecita.gov.vn, Cục Thương mại điện tử và Công
nghệ thông tin - Bộ Công Thương
Tiếng Anh
[4] Brent Clark (2001), Electronic wallets: Past, present and
future, Gpayments pty ltd
[5] Beyond, (2012), Inside the Mobile Wallet: What It Means
for Merchants and Card Issuers, A First Data White Paper
[6] D. Kosivr (1997), Understanding Electronic Commerce:
How Online Transactions Can Grow your Business, Microsoft Press
[7] Donald L. Amoroso1 and Rémy Magnier-Watanabe,

(2011), Building a Research Model for Mobile Wallet Consumer

23


Adoption: The Case of Mobile Suica in Japan, University of
Tsukuba, Graduate School of Business Sciences, Tokyo, Japan
[8] Daniel Gottlieb, (2012), Payments wave, commerce ocean:
The arrival of the mobile wallet, Kausik Rajgopal
[9] Infosys, (2014), Banking on the mobile wallet, Kausik
Rajgopal
[10] June Wei (2009), Mobile Electronic Commerce:
Foundations - Development and Applications, Taylor & Francis
Group - LLC CRC Press is an imprint of Taylor & Francis Group,
an Informa business
[11] J. Zhang (2006), “Analyzes based on the SET agreement
electronic commerce safety mechanism,” Netinfo Security, vol. 10,
pp. 9-11
[12] Gabriel Svennerberg (2010), Beginning Google Maps
API 3, NXB Apress.

24


×