Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bình luận, đánh giá ưu điểm, hạn chế của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.52 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU:
Trong quá trình thực hiện hành vi thương mại, chủ sở hữu doanh nghiệp (DN)
phải chịu trách nhiệm tài sản bao gồm các khoản nợ và các nghĩa vụ về tài sản khác của
DN đó. Thực tiễn pháp lí đã biết đến hai chế độ trách nhiệm tài sản được áp dụng cho
các DN là: chế độ chịu trách nhiệm vô hạn và chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn. Mỗi chế
độ trách nhiệm tài sản có những ưu, nhược điểm khác nhau.
Để tìm hiểu rõ hơn về chế độ trách nhiệm tài sản nói chung và chế độ trách nhiệm
tài sản vơ hạn nói riêng, bài viết xin được làm rõ đề tài: Bình luận, đánh giá ưu điểm,
hạn chế của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (với tư cách là những doanh
nghiệp có chủ đầu tư chịu trách nhiệm tài sản vô hạn đối với các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp).
NỘI DUNG:
1. Khái quát về chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu Doanh nghiệp.
1.1. Khái niệm.
Trong lĩnh vực pháp lý thuật ngữ “trách nhiệm” được hiểu theo hai nghĩa. Thứ
nhất, trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ. Thứ hai, trách nhiệm được hiểu là phải gánh
chịu những hậu quả bất lợi vì đã vi phạm pháp luật.1
Trách nhiệm của chủ DN phải được hiểu theo nghĩa thứ hai, tức là chủ DN có
nghĩa vụ với các đối tác của DN về những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của DN.
Trách nhiệm của chủ sở hữu DN được phân ra làm hai loại là: chế độ trách nhiệm
vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn. Trong đó:
-

Trách nhiệm vơ hạn là nghĩa vụ của chủ DN phải chịu trách nhiệm bằng

tồn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của DN. Chế độ trách nhiệm vô hạn trong kinh
doanh của chủ sở hữu DN là chế độ mà ở đó chủ sở hữu DN phải chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của DN bằng tồn bộ tài sản của mình.
Theo pháp luật Việt Nam, có hai loại DN có chế độ trách nhiệm vô hạn là DN tư nhân
và CTHD.2
1



Trường Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật.

2

Bách khoa toàn thư mở - />
1


Chủ sở hữu DN tư nhân và thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm đến cùng về
mọi nghĩa vụ tài sản của DN mà không giới hạn ở phần tài sản chủ DN, các thành viên
hợp danh đã bỏ vào đầu tư kinh doanh tại DN tư nhân và CTHD. Điều này có nghĩa là
nếu tài sản của DN tư nhân và CTHD không đủ để thực hện các nghĩa vụ về tài chính
của DN khi các DN này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu
DN và các thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư vào DN để
thanh toán cho các khoản nợ của DN.1
-

Trách nhiệm hữu hạn là nghĩa vụ của chủ DN phải chịu trách nhiệm trong

phạm vi phần vốn đã góp về các khoản nợ và các nghĩa vụ của DN.


Như vậy, khi nói đến vấn đề trách nhiệm của chủ DN ta có thê ngầm hiểu

rằng có sự tồn tại một ranh giới giữa tài sản dân sự và tài sản thương mại (phần tài sản
đã góp vốn vào DN) của chủ DN. Nếu là trách nhiệm hữu hạn, thì chủ DN chỉ phải chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của DN trong phạm vi tài sản thương mại; còn nếu là trách
nhiệm vơ hạn thì chủ DN phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của
DN bằng tồn bộ khối tài sản của mình, bao gồm cả tài sản dân sự và tài sản thương mại

cho đến khi thanh toán hết.
1.2. Đặc điểm.
1.2.1. Việc xác định chế độ trách nhiệm vô hạn luôn gắn với chủ DN.
Khẳng định chế độ trách nhiệm vô hạn gắn với chủ DN mà không phải là DN bởi
lẽ chỉ có chủ DN mới xác định được rõ hai phần tài sản, tài sản dân sự thuộc sở hữu
riêng của chủ DN, không liên quan đến DN và tài sản thương mại, đã được chủ DN đầu
tư vào DN để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
Còn đối với bản thân DN, nguồn vốn hình thành chủ yếu là do các thành viên
trong DN đầu tư vào hay vay nợ từ các tổ chức, cá nhân khác. Và dù được hình thành
theo hình thức nào, thì nguồn vốn của DN cũng là một khối thống nhất, được quản lý và
sử dụng vào hoạt động của DN, không hề tồn tại khái niệm tài sản dân sự hay tài sản
thương mại của DN.
1.2.2. Loại chế độ trách nhiệm vô hạn chỉ gắn với cá nhân chủ DN.

1

Bách khoa toàn thư mở - />
2


Chủ DN có thể là cá nhân hoặc tổ chức, tuỳ từng loại hình DN mà pháp luật quy
định những đối tượng nào có thể trở thành chủ DN. Tuy nhiên, vấn đề trách nhiệm vô
hạn chỉ được đặt ra đối với cá nhân chủ DN mà không đặt ra đối với tổ chức. Lý giải cho
khẳng định này cũng giống như những phân tích ở trên.
Một tổ chức có thể tồn tại dưới nhiều tên gọi và hình thức khác nhau, có tổ chức
có tài sản riêng, độc lập với các thành viên (các pháp nhân), cũng có những tổ chức mà
tài sản khơng hồn tồn độc lập mà phụ thuộc vào các tổ chức, cá nhân khác (các tổ chức
sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước). Do đó, khơng dễ dàng để xác định tài
sản riêng của tổ chức và tài sản của tổ chức đã đầu tư vào DN.
Thêm nữa, giả sử một tổ chức phải chịu trách nhiệm vô hạn trong một DN nào đó,

theo nguyên tắc khi DN bị phá sản, tổ chức phải thanh tốn các nghĩa vụ của cơng ty
bằng toàn bộ tài sản của tổ chức, nếu tài sản đã góp vào DN đã hết, thì phải dùng tài sản
riêng của tổ chức, nhưng nếu đúng thời điểm đó tổ chức giải thể và chấm dứt hoạt động
thì vấn đề trách nhiệm ở đây được giải quyết như thế nào? Các thành viên của tổ chức
phải tiếp tục gánh chịu nghĩa vụ này hay không?
2. Khái quát về Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.
2.1. Công ty hợp danh.
2.1.1. Khái niệm:
Công ty hợp danh là loại hình cơng ty trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành
hoạt động thương mại dưới một hang chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về
mọi khoản nợ của công ty.1
Khoản 1 Điều 130 Luật DN năm 2005 lại đưa ra khái niệm CTHD thông qua việc
liệt kê các đặc điểm, dấu hiệu khác biệt của công ty so với các loại hình DN khác.
CTHD là DN trong đó:
a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung; ngoài các thành viên hợp dnah có thể có thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về các nghĩa vụ của cơng ty;
1

Trường Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình Luật Thương mại - Tập 1.

3


c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty.
Như vậy, khái niệm CTHD theo Luật DN Việt Nam có nội hàm giống như pháp
luật các nước. Song ngoại diên khái niệm CTHD có rộng hơn. Bởi lẽ, theo Điều 130
LDN thì CTHD bao gồm hai loại:

-

Thứ nhất, CTHD chỉ bao gồm các thành viên hợp danh (cùng liên đới chịu

trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của cơng ty);
-

Thứ hai, CTHD có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vồn, trong đó

thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty
2.1.2. Đặc điểm:
Theo quy định của LDN 2005 thì CTHD có các đặc điểm sau:
a. Chế độ trách nhiệm:
Trong CTHD có thể tồn tại hai loại chế độ trách nhiệm khác nhau:
-

Trách nhiệm vô hạn đối với các thành viên hợp danh;

Trách nhiệm hữu hạn trong CTHD là “liên đới chịu trách nhiệm vơ hạn”. Việc
liên đới chịu trách nhiệm có nghĩa, các chủ nợ có thể yêu cầu một trong các thành viên
hợp danh phải thanh toán tất cả các khoản nợ cho các thành viên hợp danh còn lại và
thành viên này sẽ được hoàn trả lại từ thành viên khác; hoặc trong trường hợp một thành
viên hợp danh mặc dù đã thanh tốn hết khoản nợ của mình (theo tỷ lệ giá trị phần vốn
góp) nhưng vẫn có trách nhiệm đối với khoản nợ của các thành viên hợp danh khác.
- Trách nhiệm hữu hạn đối với các thành viên góp vốn.
Chế độ trách nhiệm hữu hạn của thành viên góp vốn giới hạn trách nhiệm của các
thành viên này đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của cơng ty trong phạm vi số
vốn đã góp.
Mặc dù có thể có sự tồn tại hai chế độ trách nhiệm như trên, song chế độ trách
nhiệm chính, chủ đạo, chi phối hoạt động của công ty vẫn là chế độ trách nhiệm vô hạn.

Bởi lẽ, Pháp luật quy định, CTHD phải có ít nhất từ hai thành viên hợp danh trở lên, có

4


thể có hoặc khơng có thành viên góp vốn. Do đó, về mặt bản chất, CTHD là một loại
hình cơng ty đối nhân.
Cũng chính từ hai chế độ trách nhiệm cho hai loại thành viên như trên đã làm phát
sinh những hệ quả pháp lý khác quy định đặc trưng của CTHD so với các loại hình DN
khác, mà đặc biệt là sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh và thành
viên góp vốn.
b. Thành viên:
-

CTHD phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; thành viên hợp danh phải là

cá nhân.
-

Việc quy định số lượng thành viên hợp danh tối thiểu nhằm phân biệt chế

độ trách nhiệm của CTHD và DNTN. Chế độ trách nhiệm trong CTHD là “liên đới chịu
trách nhiệm vô hạn”, tức là phải có sự liên đới chịu trách nhiệm của nhiều thành viên,
mà tối thiểu là từ hai thành viên trở lên.
-

Còn việc quy định thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân nhằm đảm bảo

phù hợp với đặc điểm của chế độ trách nhiệm vô hạn của các thành viên này như đã trình
bày ở phần một.

-

CTHD có thể có thêm thành viên góp vốn, thành viên góp vốn chịu trách

nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty.
Việc mở rộng loại thành viên của CTHD nhằm tạo ra nhiều ưu thế về thành viên,
về vốn hơn cho công ty, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư không muốn chịu trách
nhiệm vơ hạn.
c.

Tư cách pháp lý:

CTHD có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
2.2. Doanh nghiệp tư nhân.
2.2.1. Khái niệm:
Điều 141 Luật Doanh nghiệp định nghĩa: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh
nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về
5


mọi hoạt động của doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân khơng được phát hành bất kỳ
một loại chứng khốn nào; mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư
nhân”.
2.2.2. Đặc điểm:
a. Chế độ trách nhiệm: Chủ DNTN chịu trách nhiệm vơ hạn bằng tồn bộ tài
sản của mình về mọi hoạt động của DN.
Hầu như khơng có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của
DNTN và phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của chủ DNTN. Bởi lẽ, mặc dù chủ DNTN
có nghĩa vụ khai báo phần vốn của cơng ty với cơ quan đăng ký dinh doanh nhưng trong

quá trình hoạt động, chủ DNTN vẫn có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư.Vì vậy, gần
như khơng có tính độc lập, tách biệt giữa tài sản của DNTN với tài sản của chủ DNTN.
Do đó chủ DNTN - người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của DNTN
không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động của DN trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng
ký với cơ quan đăng ký kinh doanh mà phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của
mình trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng ký không đủ để trang trải các khoản nợ
của DN. Chính chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN quy định các đặc điểm pháp
lý khác của DNTN.
b. Thành viên: DNTN do một cá nhân làm chủ.
Xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN tư nhân nên DNTN nằm
trong số các DN do cá nhân làm chủ. Đồng thời, để phân biệt DNTN với các loại hình
DN khác mà chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn như CTHD hay các loại hình DN một
chủ khác nên pháp luật quy định DNTN chỉ do một cá nhân làm chủ.
Tính chất một cá nhân làm chủ được thể hiện rõ thông qua chế độ sở hữu về vốn,
chế độ tổ chức, quản lý và phân phối lợi nhuận trong DN. Theo đó, về cơ bản, việc tổ
chức, quản lý, phân phối lợi nhuận cũng như góp vốn, sử dụng nguồn vốn của DN đều
do chủ DNTN tự quyết định.
c. Tư cách pháp lý: DNTN khơng có tư cách pháp nhân.
Theo quy định của Luật DN năm 2005, DNTN là DN duy nhất khơng có tư cách
pháp nhân. Lý giải cho quy định này bởi, một trong các tiêu chuẩn để một tổ chức được
6


công nhận tư cách pháp nhân theo quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005 là tổ
chức đó phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài
sản đó. Trong khi đó, như đã phân tích ở trên, tài sản của DNTN khơng có sự độc lập
hồn tồn với tài sản riêng của DNTN.
3. Ưu điểm, hạn chế của Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân. (Với tư
cách là những DN có chủ đầu tư chịu trách nhiệm tài sản vô hạn đối với các hoạt
động kinh doanh của DN).

3.1.

Những ưu điểm, hạn chế của Công ty hợp danh.

3.1.1.


Ưu điểm.
Thứ nhất: Khả năng thu hút vốn đầu tư. Ngồi việc CTHD có chế độ trách

nhiệm tài sản hữu hạn, mà xuất hiện chế độ trách nhiệm tài sản vơ hạn chính là lợi thế
của cơng ty là khả năng dễ dàng thu hút vốn đầu tư của những nhà đầu tư cần tìm kiếm
một lá chắn an tồn trong kinh doanh (lá chắn đó là chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn),
lại vừa có thể dễ dàng thu hút khách hàng khi tham gia quan hệ với công ty này bởi lẽ
hoạt động của công ty này được đảm bảo bởi một chế độ trách nhiệm vô hạn của một số
thành viên hợp danh. Chế độ trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh không chỉ
tạo ra sự tin tưởng cho khách hàng mà tạo ra vô số thuận lợi rất cần thiết trong q trình
kinh doanh như với uy tín của các thành viên hợp danh, cơng ty có thể dễ dàng được các
ngân hàng, các đối tượng khác cho vay vốn hoặc hỗn nợ, bởi tính chịu trách nhiệm vơ
hạn đã là sự bảo đảm rồi.
Cũng do tính an tồn pháp lý đối với cơng chúng cao nên CTHD chịu ít quy định
pháp lý ràng buộc của pháp luật. Cũng có thể nói, chế độ trách nhiệm vơ hạn đã tạo ra sự
an tồn pháp lý cho khách hàng và chính vì vậy, khách hàng rất yên tâm và thích thú khi
quan hệ với CTHD. Như vậy cơ hội để phát triển CTHD với khả năng thu hút vốn là rất
dễ dàng, đồng thời cơ hội cạnh tranh trên thương trường bằng chính trách nhiệm vơ hạn
của các thành viên cũng đóng góp đáng kể cho sự phát triển của CTHD.


Thứ hai: CTHD được thành lập trên cơ sở chủ yếu là sự liên kết của những


người có quan hệ quen biết nhau, có cùng chí hướng, có cùng một ham mê nghề nghiệp
và thơng thường các bên liên kết có những hiểu biết khá đầy đủ về nhau (trên thực tế
CTHD này được thành lập trong dịng họ gia đình). Do tính chất liên đới chịu trách
7


nhiệm vô hạn nên các thành viên phải thực sự hiểu biết nhau, tin tưởng nhau “ sống chết
có nhau”. Vì thế mà một khi đã liên kết lại, họ có thể dựa vào nhau để phát huy hết thế
mạnh của từng thành viên trong một số nỗ lực chung là nhằm phát triển công ty.
Hơn nữa CTHD theo pháp luật Việt Nam là do các thành viên hợp danh trực tiếp
điều hành quản lí nên các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện cho cơng ty trước
pháp luật; mà những thành viên này lại là những người chịu trách nhiệm vơ hạn (bằng cả
tồn bộ tài sản có của mình) trước các khoản nợ của cơng ty. Chính vì thế cho nên, tuy
xét về góc độ khách quan thì tư cách thành viên hợp danh có vẻ như mang lại khá nhiều
rủi ro, nhưng xét trên góc độ chủ quan thì chính vì ý thức được về trách nhiệm vơ hạn
của mình mà mỗi thành viên hợp danh đều làm mọi cách để giảm thiểu rủi ro cho chính
mình trong q trình điều hành cơng ty. Đó cũng chính là việc các thành viên hợp danh
cùng nhau tìm ra phương án kinh doanh tốt nhất và ln đặt lợi ích chung nhất của
CTHD lên hàng đầu. Đây là ưu điểm khó có loại hình cơng ty đối vốn nào có được.
3.1.2.

Hạn chế.

Trách nhiệm tài sản của tất cả các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của
công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Vì trong CTHD khơng có sự phân biệt rõ ràng
giữa tài sản công ty với tài sản cá nhân. Sự chuyển dịch quyền sở hữu đối với khối tài
sản chung sang tài sản riêng là rất đơn giản và khó kiểm sốt. Cho nên các thành viên
hợp danh phải bằng tồn bộ tài sản của mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản
dân sự cá nhân) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.
Bên cạnh đó, ngay cả đối với thành viên hợp danh mới vào công ty dù chưa được

hưởng một chút lợi nhuận nào thì vẫn phải chịu trách nhiệm vơ hạn và liên đới giống
như các thành viên hợp danh còn lại. Vì vậy, khả năng rủi ro và nguy hiểm đối với từng
thành viên là rất lớn. Nếu công ty thua lỗ họ rất dễ bị khánh kiệt gia sản.
3.2.
3.2.1.


Những ưu điểm, hạn chế của Doanh nghiệp tư nhân.
Ưu điểm.
Thứ nhất: Tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và tạo ra được uy tín

DN có thể dễ dàng được các ngân hàng, các đối tượng khác cho vay vốn hoặc hỗn nợ,
bởi tính chịu trách nhiệm vơ hạn đã là sự bảo đảm rồi và giúp cho DN ít chịu sự ràng
buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình DN khác. Bên cạnh đó, các DN với quy
8


mô kinh doanh nhỏ nên vốn đầu tư không nhiều, khả năng thu hồi vốn nhanh, rất thích
hợp cho phần đơng các chủ đầu tư ở Việt Nam.


Thứ hai: Quy định chế độ trách nhiệm vơ hạn cho DNTN có ý nghĩa rất

quan trọng trong kinh doanh. Với quy định này, khả năng an toàn về tài sản của các nhà
đầu tư khơng cao nhưng độ an tồn cho cơng chúng lại cao, dẫn đến việc dễ dàng hơn
cho DNTN trong việc hợp tác kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng. Các quy chế pháp lý ràng
buộc hoạt động của DNTN cũng khơng nhiều như đối với các DN khác vì nó khơng gây
nguy hiểm cho cơng chúng là mấy, tạo điều kiện cho DN thuận lợi trong quá trình cạnh
tranh trên thương trường.
3.2.2.



Hạn chế.
Do tính chất độc lập về tài sản của DN khơng có nên chủ DNTN sẽ phải

chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của DN và chịu chế độ trách nhiệm vô hạn
mà không thể yêu cầu người khác gánh đỡ những rủi ro này. Tức là chủ DNTN không
chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của DN trong phạm vi phần vốn đầu tư đã
đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng ký không đủ để trang trải các khoản
nợ của DNTN. Đây cũng là điểm hạn chế lớn, là nguyên nhân khiến cho khơng ít các
nhà đầu tư khơng muốn kinh doanh dưới hình thức DNTN.


Theo quy định tại khoản 2 Điều 143 Luật DN 2005, đối với trường hợp

chủ sở hữu DNTN thuê người khác quản lý DN thì chủ DNTN vẫn phải chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của DN dưới sự quản lý, điều hành của người được
th và khơng có sự phân chia rủi ro với ai. Giới hạn trách nhiệm được phân chia giữa
chủ DN và người được thuê quản lý thông qua một hợp đồng ràng buộc nghĩa vụ pháp
lý hay bằng những biện pháp bảo đảm khác theo thỏa thuận trước. Nhưng về cơ bản,
người chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và các bên thứ ba (các bạn hàng làm
ăn, các lao động của DN…) đối với hoạt động kinh doanh của DN vẫn là chủ DNTN.
Như vậy cho thấy trách nhiệm đối với chủ sở hữu DN phải gánh vác rất lớn nếu công ty
xảy ra thua lỗ thì người gánh chịu duy nhất là chủ sở hữu DN.
4.

Sự khác nhau về chế độ chịu trách nhiệm tài sản vô hạn đối với các hoạt

động kinh doanh của Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.

9


Mặc dù cùng chịu chế độ trách nhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ của DN song, cũng
có sự khác nhau giữa chế độ trách nhiệm của chủ DNTN và thành viên hợp danh của
CTHD.


Thứ nhất: Theo Điều 141LDN thì chủ DNTN là cá nhân duy nhất làm chủ

DN và đồng thời gánh chịu những rủi ro từ hoạt động kinh doanh của DN. Đó là trách
nhiệm vơ hạn đối với một cá nhân duy nhất.
Căn cứ Khoản 1 Điều 137 LDN thì tất cả các thành viên hợp danh của CTHD (mà
tối thiểu là hai thành viên) là người đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt
động hàng ngày của công ty. Tức là các thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của
công ty có đầy đủ các quyền điều hành và quản lý cơng ty (khác thành viên góp vốn).
Đồng thời với những quyền chung như vậy thì Điểm đ Khoản 2 Điều 134 LDN cũng quy
định nghĩa vụ của thành viên hợp danh phải “liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số
nợ cịn lại của cơng ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty”.


Như vậy, khác với chủ DNTN (trách nhiệm vô hạn đối với một cá nhân duy

nhất.), thành viên hợp danh của CTHD chịu chế độ trách nhiệm vô hạn với tính chất liên
đới.
Tính chất liên đới của trách nhiệm vô hạn đem lại nhiều ưu thế hơn cho chế độ
trách nhiệm này. Bởi lẽ, chế độ trách nhiệm vô hạn liên đới đảm bảo quyền của chủ nợ
có thể yêu cầu một trong số các thành viên hợp danh phải thanh toán tất cả khoản nợ của
các thành viên khác hay một thành viên hợp danh khơng chỉ có trách nhiệm đối với phần
nợ của mình, mà cịn có trách nhiệm đối với khoản nợ của các thành viên khác. Do đó,

trong q trình kinh doanh các thành viên hợp danh phải tự giám sát lẫn nhau và việc
liên kết giữa các thành viên này phải dựa vào sự tin tưởng nhau là chủ yếu (đây cũng có
thể voi là một trong những nguyên nhân lý giải cho việc xếp CTHD vào loại hình cơng
ty đối nhân), bởi nếu một thành viên không trung thực và tẩu tán tài sản khi cơng ty có
khả năng lâm vào tình trạng phá sản, thì hậu quả là việc các thành viên hợp danh khác
phải gánh chịu thay.
Như vậy, có thể nói rằng, nhờ chế độ trách nhiệm vô hạn liên đới nên khả năng trả
nợ của CTHD là cao hơn DNTN, do đó, tính an tồn pháp lý của CTHD là cao hơn hẳn
DNTN. Tuy nhiên, gắn liền với những ưu điểm đó thì trách nhiệm của thành viên hợp
10


danh cũng nặng nề hơn, chịu rủi ro cao hơn so với chủ DNTN vì ngồi trách nhiệm với
khoản nợ của mình họ cịn phải có trách nhiệm với khoản nợ của các thành viên khác.


Thứ hai: Sự độc lập giữa tài sản DN và tài sản chủ DN.

Ở DNTN, hầu như khơng có sự độc lập giữa tài sản của chủ DNTN và tài sản của
DN. Bởi lẽ theo quy định tại Điều 142 LDN, vốn đầu tư của chủ DNTN do chủ DN tự
đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Song trong quá trình hoạt động, chủ DNTN có
quyền tăng hoặc giảm vốn điều lệ tùy ý mà không phải đăng ký, chỉ trong trường hợp
giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì phải đăng ký lại với cơ quan
đăng ký kinh doanh trước khi giảm vốn. Đồng thời, pháp luật chỉ quy định nghĩa vụ kê
khai các loại tài sản góp vốn chứ khơng bắt buộc phải chuyển quyền sở hữu sang cho
DN.
Còn đối với CTHD, việc tăng hay giảm vốn điều lệ của công ty phải được Hội
đồng thành viên quyết định (điểm b, c, d, e khoản 3 Điều 135 LDN), sửa đổi nội dung
Điều lệ công ty (khoản 2 Điều 22 LDN) và tiến hành đăng ký lại với cơ quan đăng ký
kinh doanh (khoản 1 Điều 26 LDN). Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 132

LDN thì khi góp vốn vào CTHD các thành viên góp vốn phải thực hiện việc chuyển
quyền sở hữu tài sản góp vốn cho cơng ty. Do vậy, so với DNTN thì tài sản của CTHD
có sự độc lập và tách biệt hẳn với khối tài sản của thành viên công ty, đây cũng là một
trong những ưu điểm lớn của CTHD.
Khác biệt này là do sự tồn tại hai chế độ trách nhiệm trong CTHD. Ở DNTN chủ
DNTN chịu chế độ trách nhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ của công ty, do vậy pháp luật
không hạn chế quyền quản lý phần góp của chủ DN trong DNTN. Cịn ở CTHD, ngồi
thành viện hợp danh chịu chế độ trách nhiệm vơ hạn thì cịn tồn tại thành viên góp vốn
với chế độ trách nhiệm hữu hạn. Do vậy pháp luật phải quy đỉnh việc quản lý cũng như
phân định rạch ròi phần tài sản mà mỗi thành viên góp vào cơng ty để làm căn cứ xác
định trách nhiệm của các thành viên góp vốn đối với các nghĩa vụ của cơng ty.
5. Bình luận, đánh giá chung về chế độ chịu trách nhiệm tài sản vô hạn đối với
các hoạt động kinh doanh của Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.
5.1. Ưu điểm:
11




Chế độ trách nhiệm vô hạn là một ưu thế lớn giúp chủ sở hữu DN có thể dễ

dàng vay các khoản tín dụng lớn từ ngân hàng. Khi cung cấp tín dụng, ngân hàng có thể
căn cứ vào tài sản của chủ DN chứ không chỉ căn cứ vào tài sản của cơng ty. Tồn bộ tài
sản của chủ DN là một bảo đảm cho việc thanh toán các khoản nợ của DN.


Chế độ trách nhiệm vơ hạn tạo sự tin tưởng, uy tín cho đối tác, khách hàng

và chủ nợ. Nhờ vào chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN và các thành viên hợp
danh của CTHD nên hai loại hình DN này có tính an tồn pháp lý cao tạo được uy tín

lớn đối với chủ nợ và đối tác. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN và thành viên
hợp danh của CTHD được thể hiện ở chỗ, trong trường hợp DN lâm vào tình trạng phá
sản thì pháp luật quy định, tài sản của DN khi lâm vào tình trạng phá sản bao gồm tài
sản thuộc sở hữu của DNTN và tài sản của chủ DNTN, thành viên hợp danh (khối tài sản
dân sự) mà không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh của DNTN và CTHD. Cịn
đối với những loại hình DN khác có chủ sở hữu chịu chế độ trách nhiệm hữu hạn về
những nghĩa vụ của DN như Công ty trách nhiệm hữu hạn hay Công ty cổ phần thì phần
tài sản của cơng ty khi lâm vào tình trạng phá sản chỉ gồm những tài sản thuộc sở hữu
của cơng ty.
Chính vì lẽ đó, các khoản nợ của DNTN và CTHD được đảm bào thanh toán bằng
cả tài sản của DN và chủ DN, làm giảm tỷ lệ phải gánh chịu rủi ro của chủ nợ và các đối
tác của DN.


DN ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình DN khác.

Xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của các chủ đầu tư nên tính an tồn pháp lý của
hai loại hình DN này là rất lớn. Cùng với nó là sự đơn giản về tổ chức và tham gia của
các thành viên trong DN nên pháp luật đã nới lỏng sự quản lý và trao quyền tự quyết
định các vấn đề của DN cho các chủ đầu tư. Do vậy, so với Cơng ty TNHH và Cơng ty
cổ phần thì tổ chức và hoạt động của DNTN và CTHD rất đơn giản, gọn nhẹ và khá tự
do.


Chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh

doanh của DN. Chủ sở hữu có quyền quyết định mọi vấn đề của DN, nếu DN làm ăn
phát đạt thì được hưởng tồn bộ số lãi từ hoạt động kinh doanh. Ngồi ra, chế độ này
cũng tạo được lịng tin từ những nhà đầu tư vì phần vốn họ bỏ ra có khả năng thu hồi
cao, ít thất thốt. Bên cạnh đó, chủ sở hữu DN hồn tồn chủ động trong việc quyết

12


định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của DN. Điều đó đem đến sự thống
nhất tuyệt đối, tránh tình trạng phân hóa ý chí trong nội bộ DN bởi sự khác nhau giữa
quyền và lợi ích của mỗi bên chủ sở hữu. Điều này phù hợp với tâm lý kinh doanh của
người Việt: thích kinh doanh một mình, khơng muốn chia sẻ lợi ích và khơng có niêm
tin vào đối tác.
5.2. Hạn chế:
- Mức độ rủi ro cao, chủ thể kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài
sản của DN và của mình chứ không giới hạn số vốn mà chủ thể kinh doanh đã đầu tư
vào DN. Chủ DNTN và CTHD có nghĩa vụ gánh chịu mọi rủi ro trong kinh doanh của
DN bằng cả khối tài sản đã đầu tư vào DN (tài sản thương mại) và tài sản thuộc sở hữu
cá nhân mình (tài sản dân sự). Chính vì lẽ đó, nếu DN bị lâm vào tình trạng phá sản, mà
tổng khoản nợ lớn hơn tổng số tài sản hiện có của cơng ty thì rất có khả năng, chủ DN sẽ
trắng tay vì phải dung tất cả số tài sản cá nhân của mình để thanh tốn các nghĩa vụ của
DN.


Khơng khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư trực tiếp vào kinh doanh

và họ không dám đầu tư vào lĩnh vực mạo hiểm. Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra khả
năng phải chịu rủi ro rất lớn của chủ DN, nhất là khi DN có khả năng lâm vào tình trạng
phá sản thì chủ DN phải nhập tất cả số tài sản hiện có của cá nhân mình vào khối tài sản
của DN phá sản. Chính vì lẽ đó, mặc dù có được nhiều đặc quyền, song khi đầu tư vào
các DN này, các nhà đầu tư cũng ngần ngại trước trách nhiệm vô hạn phải gánh chịu.
Đồng thời với đó, Quy mơ của DN thường ở dạng vừa và nhỏ.
DNTN chỉ do duy nhất một cá nhân làm chủ nên vấn đề tham gia của các thành
viên khác với quy mô lớn hay nhỏ không thể đề cập đến ở đây.
Đối với CTHD mặc dù pháp luật không hạn chế cố lượng thành viên tham gia

song có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc thành lập một CTHD với số lượng thành viên
lơn là khó có thể xảy ra. Điều này xuất phát từ chính chế độ trách nhiệm của các thành
viên công ty. Một là khơng có nhiều cá nhân muốn gánh chịu chế độ trách nhiệm vơ hạn
liên đới nên việc có số lượng lớn thành viên hợp danh tham gia công ty là khó. Cịn đối
với thành viên góp vốn, mặc dù có thể có nhiều cá nhân muốn tham gia CTHD song việc
tham gia này phải có sự đồng ý của Hội đồng thành viên trong đó có các thành viên hợp
13


danh, mà chắc chắn một điều rằng các thành viên này khơng muốn q nhiều thành viên
góp vốn tham gia vì đồng nghĩa với nó là trách nhiệm vơ hạn liên đới mà họ phải gánh
chịu cũng tăng lên.
Chính vì thế một CTHD hay DNTN có quy mơ lớn như một cơng ty cổ phần là
điều khó xảy ra.


Hạn chế về thành lập và tham gia DN: Khoản 2 Điều 12 Nghị định số

102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 quy định mỗi cá nhân chỉ được quyền
đăng ký thành lập một DNTN hoặc làm thành viên hợp danh của một CTHD, trừ trường
hợp các thành viên hợp danh còn lại thỏa thuận khác. Trong khi các thành viên của công
ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn không bị hạn chế về việc tham gia và thành
lập các DN.
Hạn chế này xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DN. Một cá nhân
không thể đồng thời chịu hai chế độ trách nhiệm vô hạn của hai DN, bởi lẽ, giả sử cả hai
DN cùng phá sản thì tài sản cá nhân của chủ DN được xử lý như thế nào, không thể chia
đôi cho cả hai DN được, vì như vậy là làm sai lệch bản chất của chế độ trách nhiệm vô
hạn.



Như vậy: trong các loại hình DN được quy định trong luật DN 2005 thì có

2 loại hình DN có chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn: DNTN và CTHD. Chủ DNTN và
các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về các
nghĩa vụ của DN. Danh thế và khả năng tài chính của những “ơng chủ” này có ý nghĩa
hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến việc các chủ thể kinh doanh khác có sự lựa chọn hợp
tác với DN hay khơng. Khi lựa chọn ‘‘làm ăn” vào DNTN hay CTHD, các đối tác yên
tâm là các ông chủ phải chịu trách nhiệm về hoạt động của DN không chỉ bằng tài sản
của DN (vốn, tài sản đưa vào sản xuất – kinh doanh) mà cịn bằng cả các tài sản khác
của mình. Các ông chủ phải chịu trách nhiệm về hoạt động của DN “ đến mảnh áo cuối
cùng của mình”. Tuy nhiên, DNTN thì có một ơng chủ, cịn CTHD có nhiều ơng chủ
(gồm các thành viên hợp danh, ít nhất 2 thành viên). Ở DNTN khơng có sự hùn vốn, chỉ
có một cá nhân là chủ sở hữu nên bỏ ra 100% vốn và chịu trách nhiệm bằng cả “gia tài”
của mình.

14


Muốn mở rộng quy mô kinh doanh, tăng thêm vốn kinh doanh thì chủ DNTN chỉ
có thể bằng cách dùng khả năng tài chính của mình hoặc vay vốn (ở các tổ chức tín
dụng) . Cịn CTHD thì ngồi những cách kể trên ra cịn có thể huy động thêm phần vốn
góp của các thành viên góp vốn hoặc kết nạp thêm thành viên (những thành viên mới sẽ
góp thêm vốn vào công ty). Như vậy luật DN đã mở rộng thêm các loại hình DN, tạo sự
linh hoạt, thuận lợi hơn trong sản xuất – kinh doanh.
KẾT LUẬN:
Qua những phân tích, đánh giá về DNTN và CTHD như trên, ta có thể thấy rằng,
mặc dù cùng có chủ đầu tư chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản song hai loại hình DN này
có rất nhiều điểm khác biệt, khác biệt ngay cả trong chế độ trách nhiệm vô hạn. Đứng ở
những phương diện khác nhau thì tính ưu việt của hai loại hình DN này là khác nhau.
Nếu đứng ở phương diện nhà đầu tư thì tất nhiên việc thành lập DNTN là thuận tiên, đơn

giản và có nhiều ưu thế hơn. Song, nếu đứng ở phương diện đối tác của DN thì việc hợp
tác với một CTHD là an toàn hơn rất nhiều.

15



×