Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng – và một số bàn luận về lỗi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181 KB, 19 trang )

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Một số khái quát về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
1.1 Khái niệm về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
BTTH còn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại. Ở nước ta trước đây thì
có thể tìm thấy trách nhiệm này trong các Bộ luật cổ như Luật Hồng Đức và
Luật Gia Long. Tại đây thì các quy định về trách nhiệm dân sự theo hình thức
tương tự nhưng không quy định riêng về trách nhiệm dân sự mà nằm trong các
quy định vừa mang tính chất hình phạt của hình sự vừa mang tính chất dân sự
theo hướng có lợi cho người bị thiêt hại như một khoản bồi thường. Mức độ bồi
thường thì phụ thuộc vào nhân thân người gây thiệt hại.
Các hình thức bồi thường xưa thường theo đúng nguyên tắc “ nợ máu phải trả
bằng máu” như ở trong Điều 466 BL Hồng Đức “ Sưng phù thì phải đền tiền
thương tổn 3 tiền, chảy máu thì phải 1 quan, gãy một ngón tay, một răng thì đền
10 quan, đâm chém bị thương thì 15 quan. Đọa thai chưa thành niên thì 30
quan, đã thành hình thì 50 quan, gãy một chân một tay, mù một mắt thì 50 quan,
đứt lưỡi và hỏng âm, dương vật thì đền 100 quan. Về người quyền quí thì phải
xử khác”. Bước phát triển tiếp theo của chế định bồi thường thiệt hại đánh dấu
bằng sự can thiệp mạnh mẽ hơn của Nhà nước bằng cách dự liệu những chế tài
về hình sự để trừng phạt những kẻ nào xâm phạm đến tài sản và nhân thân kẻ
khác. Ngoài việc phải chịu hình phạt kẻ phạm tội còn phải bồi thường thiệt hại
cho nạn nhân những thiệt hại mà họ đã gây ra. Vì mang tính chất hình phạt nên
số tiền bồi thường được ấn định gấp đôi, gấp ba, gấp bốn lần thiệt hại thực tế
xảy ra.
Với sự phát triển của nền kinh tế, các chế định pháp luật cũng dần thay đổi
trách nhiệm BTTH không còn được coi là hình phạt mà là nghĩa vụ, bổn phận
của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại nhằm phục hồi
tình trạng tài sản của người bị thiệt hại. Như vậy, trong trường hợp này nhà làm
luật đã đồng nghĩa trách nhiệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
với nghĩa vụ phát sinh do hành vi trái pháp luật. Trách nhiệm BTTH làm phát
1



sinh nghĩa vụ BTTH và từ nghĩa vụ BTTH tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng
với khái niệm nghĩa vụ được quy định tại Điều 280 BLDS: “Nghĩa vụ dân sự là
việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao
quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được
thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác”. Từ
quy định trên có thể định nghĩa về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm
pháp lý được phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định khi một chủ
thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm tài sản được đặt ra nhằm khôi
phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
áp dụng. Ngoài ra thì chế định này còn nhằm giáo dục mọi người ý thức tôn
trọng pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác.
1.2 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ( Điều 605 BLDS)
- Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa
thuận về mức độ bồi thường thiệt hại, hình thức bồi thường thiệt hại bằng
tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường
một lần hay nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà
gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của
mình
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại
hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường
1.3 Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là những yếu tố, cơ sở
để xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi
thường và mức độ bồi thường. Tuy nhiên, điều kiện phát sinh trách nhiệm

2


BTTH có sự khác nhau giữa trách nhiệm BTTH hại hành vi gây ra và do tài sản
gây ra.
a. Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại là những tổn thất về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự… do bị
một chủ thể khác xâm phạm. Với trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra thì thiệt
hại do tài sản gây ra chứ không phải do một chủ thể khác gây ra. Trong trách
nhiệm dân sự khi có thiệt hại xảy ra dù có nghiêm trọng hay không thì đều phải
bồi thường. Khoản 1 Điều 307 BLDS có quy định về trách nhiệm BTTH “ Trách
nhiệm BTTH bao gồm trách nhiệm BTTH về vật chất, trách nhiệm BTTH bù
đắp tổn thất tinh thần”, như vậy thiệt hại xảy ra có thiệt hại về vật chất; tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm uy tín; và thiệt hại về tinh thần. Việc xác
định thiệt hại cần chú ý:
- Thiệt hại phải được tính toán một cách cụ thể, không được suy diễn theo ý
chủ quan
- Thiệt hại có thể bao gồm thiệt hại trực tiếp nhưng cũng có thể có thiệt hại
gián tiếp.
b.Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại
Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản là một
quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Khoản 1 Điều 604 BLDS quy định
“Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh
dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường”. Tuy nhiên, trong trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra thì điều kiện này
không có mà thay vào đó là có sự kiện gây thiệt hại, khi có sự kiện này đã là
một trong số các điều kiện để xác định trách nhiệm BTTH
Hành vi gây thiệt hại có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không
hành động. Thông thường thì nó được thể hiện dưới dạng hành động. Hành vi

không hành động có phải bồi thường thiệt hại hay không cũng đang là vấn đề
nhiều tranh luận. Về phương diện lý luận thì hành vi này vẫn bị coi là hành vi
3


trái pháp luật và có khi phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng khó có thể buộc
người đó BTTH. Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp nếu người
thực hiện hành vi đó theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc nghề nghiệp buộc họ phải
thực hiện các hành vi đó. Trong trường hợp này thì người gây ra thiệt hại không
có trách nhiệm BTTH. Những hành vi trong một số trường hợp như phòng vệ
chính đáng, trong tình thế cấp thiết hoặc có sự đồng ý của người bị thiệt hại thì
không đặt ra trách nhiệm BTTH. Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn của sự cho
phép đó thì vẫn phải có trách nhiệm BTTH.
c. Yếu tố lỗi.
Khoản 1 Điều 604 BLDS đã quy định “ Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý ….
mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường”. Vấn đề Lỗi sẽ được tìm hiểu sâu hơn ở
phần sau của bài viết
d. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái
pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Nguyên nhân bao giờ cũng là cái
có trước kết quả và kết quả là hậu quả của nguyên nhân. Trong trách nhiệm
BTTH do tài sản gây ra thì mối quan hệ nhân quả xem xét ở đây là mối
quan hệ nhân quả giữa thiệt hại do tài sản gây ra với sự kiện gây thiệt hại.
2. Lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng – và một số bàn luận về
lỗi
2.1. Lỗi – một trong số các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH
Trước hết như ở phần 1.3 đã phân tích lỗi là một trong bốn điều kiện phát sinh
trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Lỗi thuộc mặt chủ quan của chủ thể
có lỗi và được xem xét dưới nhiều yếu tố.
Hiểu theo góc độ tâm lí thì lỗi phản ánh yếu tố tâm lí của con người, là yếu tố

nội tâm của con người, diễn biến phức tạp và chi phối trực tiếp hành động của
con người. Lỗi được xem là thước đo của trách nhiệm dân sự, biểu hiện thái độ
và mức độ tiêu cực chống đối xã hội của chủ thể. Hành vi của 1 cá nhân là biểu
4


lộ tâm lí của người đó trong một hoàn cảnh không gian và thời gian nhất định.
Việc xác định lỗi của chủ thể gây ra thiệt hại có ý nghĩa quan trọng trong việc
xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Lỗi thuộc mặt chủ quan bên trong
của chủ thể vi phạm. Hoạt động tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm bao gồm
nhiều nội dung khác nhau: động cơ, mục đích, lỗi của chủ thể. Nhưng với trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng thì chỉ đặt ra vấn đề lỗi để xem xét là chủ yếu.
Trước khi là một khái niệm pháp lý thì lỗi là một khái niệm tôn giáo và đạo
đức. Học thuyết Planol định nghĩa “ Lỗi như là một sự vi phạm nghĩa vụ đã tồn
tại”. Định nghĩa này quá hẹp vì thực ra lỗi hoàn toàn có thể tồn tại ngoài một
nghĩa vụ đã có trước, chứ không đơn giản chỉ có lỗi khi không hoàn thành một
nghĩa vụ. Một định nghĩa khác về lỗi do Mazand và Chabas đưa ra “ Lỗi là một
sai lầm về ứng xử, mà nếu một người khác ở vào hoàn cảnh đó sẽ không mắc
phải”. Như vậy, thì một hành vi gây thiệt hịa cho xã hội sẽ bị coi là có lỗi nếu
hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi chủ
thể có điều kiện khách quan và chủ quan để tự do lựa chọn và quyết định một
xử sự khác phù hợp với các yêu cầy, lợi ích xã hội, nhà nước và các chủ thể
khác. Nhưng vì chủ thể đã lựa chọn và thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội
nên chủ thể đó sẽ bị coi là có lỗi trong hành vi gây thiệt hại của mình.
Khi đề cập tới vấn đề lỗi, người có hành vi có lỗi bao giờ cũng phải chịu hậu
quả bất lợi về tài sản hoặc về nhân thân hoặc cả tài sản và nhân thân. Các học
giả luật học có nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định yếu tố lỗi trong
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Về mặt hình thức, lỗi được thể hiện dưới
hai yếu tố là lý trí và ý chí. Trong đó, lý trí thể hiện năng lực nhận thức thực tại
khách quan, còn ý chí biểu hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở của sự

nhận thức. Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lý của lỗi mà chia lỗi thành lỗi cố
ý và lỗi vô ý. Họ phân biệt mức độ lỗi trong hình thức lỗi vô ý gồm vô ý nặng và
vô ý nhẹ.
Hành vi có lỗi được quy định tại Điều 308 BLDS “ Người không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi
5


có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có
quy định khác”. Mà nghĩa vụ dân sự được hiểu theo Điều 280BLDS: “ Nghĩa vụ
dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển
giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện một công việc nhất định vì lợi
ích của một bên hoặc nhiều chủ thể khác”. Vậy khi nghĩa vụ dân sự không được
đảm bảo trên thực tế do lỗi vô ý hoặc cố ý thì đều phải chịu trách nhiệm dân sự
Khoản 1 Điều 308 nói trên quy định lỗi do hành vi không thực hiện nghĩa vụ
dân sự thì người có hành vi đó bị coi là có lỗi. Theo quy định của khoản 2 Điều
308 thì nội dung của khoản này có ý nghĩa viện dẫn trực tiếp trong việc xác định
trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Khoản 2 Điều 308 quy định: “Cố ý gây thiệt
hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho
người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng
để mặc cho thiệt hại xảy ra”.
Về mặt khách quan thì quy định trên đã dự liệu trường hợp người gây thiệt
hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực
hiện, cho dù người đó mong muốn hoặc không mong muốn hậu quả xảy ra
nhưng đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu trách
nhiệm dân sự về hành vi có lỗi cố ý của mình
Về mặt chủ quan: người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi gây hại luôn nhằm
mục đích gây thiệt hại cho người khác và được thể hiện dưới hai mức độ:
- mong muốn có thiệt hại xảy ra
- không mong muốn có thiệt hại xảy ra

Mức độ thể hiện ý chí – hành vi của người có cố ý gây thiệt hại trong
trường hợp người đó nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người
khác mà vẫn thực hiện, thì phải chịu trách nhiệm dân sự do lỗi cố ý là nguyên
nhân của thiệt hại. Theo nội dung của khoản 2 Điều 308 BLDS thì cần thiết phải
làm rõ những quan hệ và yếu tố có liên quan đến phạm vi lỗi của người gây thiệt
hại. Một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác
mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng có để mặc cho
6


hậu quả xảy ra thì thì lỗi của người gây thiệt hại là lỗi cố ý. Những yếu tố liên
quan đến hình thức lỗi cố ý gây thiệt hại được thể hiện những mức độ khác
nhau, do biểu lộ ý chí của chủ thể đã là yếu tố quyết định hình thức lỗi. Mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi có ý thức của người gây thiệt hại với trong tâm
thức của người đó mong muốn thiệt hại xảy ra cho là người khác đã làm phát
sinh trách nhiệm dân sự của người đó. Hành vi do lỗi cố ý gây thiệt hại có ba
dấu hiệu sau: nhận thức của người gây thiệt hại; hành vi trái pháp luật và thiệt
hại mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu
quả xảy ra. Trong đó, từ nhận thức của người gây thiệt hại làm phát sinh hành vi
trái pháp luật. Và do đó, hậu quả xảy ra là thiệt hại xảy ra hoặc để mặc cho hậu
quả xảy ra. Ba yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, nếu thiếu một trong ba
yếu tố trên thì không thể xác định lỗi cố ý gây thiệt hại ngoài hợp đồng
Lỗi “vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của
mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại
sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho
rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”. Người gây thiệt hại
đã không mong muốn, không để mặc cho thiệt hại xảy ra mà là do không kiểm
soát được diễn biến của sự kiện do hành vi vô ý của mình tạo ra thì người có
hành vi đó phải bồi thường. Trong luật hình sự Lỗi vô ý được chia thành hai loại
là: Vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin. Trong luật dân sự thì không cần thiết

phải phân chia như vậy, bởi dù hình thức vô ý do cẩu thả hay vô ý vì quá tự tin
thì cũng đều phải chịu trách nhiệm BTTH chung. Do đó, sự đặt ra phân loại lỗi
vô ý là không cần thiết nữa.
Khi xác định và phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng,
cần thiết phải đặt yếu tố lỗi đó trong mối liên hệ với những sự kiện pháp lý
khác, mà rõ nét hơn cả là sự biến pháp lý tuyệt đối và sự biến pháp lý tương đối
là những căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.
Sự biến pháp lý tương đối là một sự kiện pháp lý mà sự khởi phát của nó do
hành vi của con người tác động dưới hình thức lỗi vô ý, do vậy người có hành vi
7


tạo ra sự kiện đó phải bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại
toàn bộ thiệt hại. Trong khoa học pháp lý, các nhà luật học đều thừa nhận sự
biến pháp lý tương đối là sự biến do con người tác động, còn sự thay đổi, chấm
dứt của nó con người không kiểm soát được. Như vậy, hành vi tạo ra sự biến
pháp lý tương đối là hành vi có lỗi và là hành vi trái pháp luật. Khi xác định,
phân tích sự biến pháp lý phải làm rõ sự biến pháp lý tuyệt đối không chứa đựng
yếu tố lỗi dưới bất kỳ hình thức nào. Bởi theo nhận thức của các nhà nghiên cứu
luật về lý luận thì sự biến pháp lý tuyệt đối là sự biến phát sinh, thay đổi và
châm dứt không phụ thuộc vào ý thức của con người – ý thức của con người
không kiểm soát được sự kiện đó. Sự biến pháp lý tuyệt đối có ý nghĩa pháp lý
đặc thù, bởi vì sự biến đó được đặt trong mối quan hệ về thời gian và không gian
cụ thể, theo đó trách nhiệm dân sự không phát sinh đối với một hoặc hai bên chủ
thể của quan hệ đó. Như vậy, có thể nhận định rằng lỗi vô ý luôn tồn tại trong sự
biến pháp lý tương đối, còn lỗi thuộc mọi hình thức không thể tồn tại trong sự
biến pháp lý tuyệt đối. Sự nhận thức trên có ý nghĩa về mặt lý luận trong việc
xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
* Lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do tài sản gây ra
Việc xem xét lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do tài sản gây ra

còn có rất nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Có quan điểm cho rằng phải xem
xét lỗi, lỗi bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu, có quan điểm lại cho rằng không
cần phải xác định phải yếu tố lỗi trong trường hợp này. Tuy nhiên, cả hai quan
điểm trên vẫn chưa chính xác. Nếu tìm hiểu về đặc điểm của từng trường hợp
gây thiệt hại do tài sản gây ra thì chỉ ngoài lỗi trong trách nhiệm BTTH do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là không cần xem xét yếu tố lỗi còn các trường
hợp khác thì vẫn phải xem xét yếu tố lỗi một cách khách quan, chính xác để đảm
bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại.
2.2. Ý nghĩa của việc phân chia lỗi thành lỗi lỗi vô ý và lỗi cố ý trong trách
nhiệm pháp lý nói chung và trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói
riêng.
8


Vấn đề lỗi trong luật dân sự được giải quyết khác với lỗi trong luật hình sự.
Trong luật hình sự, mức độ lỗi có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh và
quyết định mức hình phạt nên bắt buộc phải có sự phân biệt chi tiết các mức độ
khác nhau của hình thức lỗi.Trong luật dân sự, thì dù có lỗi cố ý hay vô ý đều
phải chịu trách nhiệm BTTH . Thậm chí trong một số trường hợp dù không có
lỗi cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường, nếu pháp luật có quy định. Khoản 2
Điều 604 BLDS “ Trong trường hợp pháp luật có quy định người gây thiệt hại
phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”.
Việc phân biệt lỗi có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi
thường thuộc về ai. Ví dụ trong trường hợp lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt
hại thì không đặt ra vấn đề BTTH cho người gây ra thiệt hại. Ngoài ra, việc phân
biệt lỗi còn có ý nghĩa trong trường hợp giảm mức BTTH tại khoản 2 Điều 605
“Người gây thiệt hại có thể được giảm mức BTTH, nếu do lỗi vô ý mà gây
thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”
Qua nghiên cứu thực tiễn về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có nhiều ý
kiến khác nhau trong việc phân biệt mức độ lỗi, chẳng hạn có ý kiến nêu lên: cần

phải phân biệt rõ hơn nữa lỗi vô ý thành vô ý nặng và vô ý nhẹ. Ý kiến trên thực
chất cũng không có ý nghĩa lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn giải quyết vấn
đề trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Một vấn đề quan trọng luôn cần phải chú
ý là việc xác định đúng mức độ lỗi của các bên trong trách nhiệm BTTH, đặc
biệt là trong các vụ tai nạn phức tạp không rõ nguyên nhân hoặc trong trường
hợp lỗi hỗn hợp mà cả hai bên đều có lỗi đối với nhau.
2.3 Lỗi trong một số trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và ví dụ minh
họa
Có rất nhiều trường hợp đặt ra trách nhiệm BTTH. Tại Mục 3 XXI – Trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đã đưa ra trách nhiệm BTTH trong một số trường
hợp cụ thể. Do giới hạn có hạn, nên bài viết xin đề cập tới yếu tố lỗi trong một
số trường hợp mà việc xác định lỗi có ý nghĩa quan hết sức quan trọng: Lỗi với
sự kiện bất ngờ; lỗi trong trách nhiệm BTTH do vượt quá giới hạn phòng vệ
9


chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; lỗi trong trách nhiệm BTTH
do người bị thiệt hại có lỗi; lỗi trong trách nhiệm BTTH do pháp nhân gây ra; lỗi
trong trách nhiệm BTTH do người chưa thành niên, người dưới mười lăm tuổi
gây ra; lỗi trong trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
2.3.1 Lỗi trong sự kiện bất ngờ
Khi xác định lỗi cố ý gây thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải phân biệt với
những hành vi gây thiệt hại khác, không thuộc hành vi do lỗi cố ý hoặc vô ý gây
ra. Đó là hành vi gây thiệt hại được xem là sự kiện bất ngờ được quy định tại
Điều 11 BLHS năm 1999 “người thực hiện hành vi gây hậu quả cho xã hội do sự
kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải
thấy trước hậu quả của hành vi đó thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Điều luật này không những chỉ có ý nghĩa với luật hình sự mà còn có ý nghĩa
trong lĩnh vực xác định trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại ngoài hợp đồng. Sự
kiện bất ngờ được hiểu là sự kiện pháp lý nhưng hậu quả của nó không làm phát

sinh trách nhiệm dân sự của người có hành vi tạo ra sự kiện đó. Một sự kiện
pháp lý có đủ ba yếu tố sau thì được coi là sự kiện bất ngờ: hành vi gây thiệt hại,
thiệt hại, không thuộc hành vi trách pháp luật, người gây thiệt hại không có lỗi.
Mối liên hệ giữa các yếu tố trên không thể làm phát sinh trách nhiệm dân sự
ngoài hợp đồng do thiếu yếu tố lỗi của người gây thiệt hại và hành vi gây thiệt
hại không phải là hành vi trái pháp luật. Không có mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi trái pháp luật và thiệt hại. Nói cách khác, người có hành vi liên quan đến
thiệt hại không phải là người gây thiệt hại do nhận thức rõ hành vi của mình sẽ
gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, đồng thời người có hành vi đó
không thể hiện ý chí mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc cho
thiệt hại xảy ra. Như vậy, người có hành vi thuộc trường hợp sự kiện bất ngờ
thì hành vi của người đó không có lỗi tồn tại ở hình thức này hay hình thức
khác, ở mức độ này hay mức độ khác. Theo quy định của pháp luật thì người
có hành vi đó không chịu trách nhiệm dân sự.
2.3.2 Lỗi trong trách nhiệm BTTH do vượt quá giới hạn của phòng vệ
10


chính đáng và vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
Điều 613 BLDS có quy định về trách nhiệm BTTH do vượt quá giới hạn của
phòng vệ chính đáng
1. Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi
thường cho người bị thiệt hại
2. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng thì phải
bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trước tiên cần phải hiểu được khái niệm phòng vệ chính đáng là gì? Theo
Điều 15 của BLHS năm 1999 là “hành vi của người vì muốn bảo vệ…. mà
chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm tới các lợi ích
nói trên”. Vậy vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là “ hành vi chống trả rõ
ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho

xã hội của hành vi xâm hại”.
Như vậy, lỗi trong trường hợp vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng
là chủ thể đã có hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết với hành vi
cần phải chống trả. Khi đó, sự chống trả đó là không cần thiết nữa và nó lại trở
thành một hành vi có lỗi mới. Vì thế nên người nào ở có hành vi vượt quá giới
hạn của phòng vệ chính đáng thì đều phải có trách nhiệm BTTH cho người bị
thiệt hại
Ví dụ: Do có mâu thuẫn, nên A đã đánh B, trước tình thế đó B đã tìm cách
chống lại. Sau đó, A biết mình không đánh lại được B nên có ý định chạy thoát.
Thế nhưng, B đã cố tình đuổi theo và đánh A làm cho A bị gãy chân. Như vậy,
việc B cố tình đuổi theo để đánh và làm A bị gãy chân thì đây là hành vi vượt
quá giới hạn của phòng vệ chính đáng. B sẽ phải có trách nhiệm BTTH do hành
vi vượt quá của mình.
Khoản 2 Điều 614 BLDS quy định “Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt
quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần
thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt
hại”. Cũng như phân tích ở trên thì trước tiên ta cần hiều được khái niệm của
11


tình thế cấp thiết. Điều 16 BLHS đưa ra định nghĩa “Tình thế cấp thiết là tình thế
của một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của nhà
nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác
mà không còn cách nào khác là phải gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần
ngăn ngừa”. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là người
“có hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”
Trong luật dân sự chỉ coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và người gây
thiệt hại không phải BTTH khi có đầy đủ các yếu tố sau:
- Có một nguy cơ thực tế đang đe dọa tới khách thể được luật dân sự bảo vệ,

và nguy có đó phải có thực, tức là phải đang bắt đầu, đang diễn ra và chưa
kết thúc
- Nguy cơ đang đe dọa lợi ích hợp pháp, tức là lợi ích được này phải được
pháp luật bảo vệ
- Việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là cần thiết để ngăn chặn nguy cơ
thực tế đang đe dọa. Thiệt hại xảy ra ở đây phải là thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại
đang thực tế xâm phạm tới các khách thể cần được pháp luật bảo vệ.
Trong trường hợp người gây ra thiệt hại đánh giá sai lầm về hậu quả và thiệt hại
sẽ xảy ra của hành vi trong tình thế cấp thiết nên đã gây ra một thiệt hại lớn hơn
thiệt hại cần ngăn ngừa thì phải có trách nhiệm BTTH. Lỗi ở đây được xác
định là lỗi đối với phần vượt quá nên họ chỉ phải BTTH phần vượt quá của
mình.
Ví dụ: A, B, C, D là bốn nhà ở gần nhau. Khi đó A đi vắng và nhà A bị cháy có
khả năng lan sang nhà B gây hỏa hoạn. Trước tình thế đó, thì D đã vào để dập
đám cháy. Thực tế thì chỉ cần phá nhà B để ngăn chặn đám cháy nhà A là được.
Thế nhưng do thù tức với nhà C, nên khi đám cháy gần được dập tắt D viện cớ
nó vẫn có khả năng lan sang nhà mình nên đã phá luôn nhà của C để dập đám
cháy.

12


Như vậy, lỗi ở đây là D đã cố tình đập luôn nhà của C do lấy lí do là đám cháy
có thể lan sang nhà mình. Mà thực tế thì không cần phải phá nhà của C mà chỉ
cần phá nhà của B là đủ. Do đó, lỗi trong trường hợp này là lỗi cố ý và D đã
vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, nên D vẫn phải có trách nhiệm BTTH
Khoản 3 Điều 614 BLDS quy định “người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn
đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người gây thiệt hại”. Lỗi trong
trường hợp này được xác định là người đó đã tạo ra “nguy cơ đe dọa gây
thiệt hại” cho các khách thể mà được pháp luật bảo vệ, do đó cũng cần phải

có trách nhiệm BTTH.
Ví dụ: Đang đi trên đường quốc lộ với tốc độ đúng quy định của pháp luật thì
đột nhiên A lao nhanh qua đầu xe máy của B làm B bị bất ngờ nên đã đánh lay
lái sang bên phảii và đâm vào một chiếc xe máy đỗ bên đường, làm chiếc xe
máy đó bị hỏng gần như hoàn toàn
Tình huống trên được coi là tình thế cấp thiết, B đã gây thiệt hại nhưng nhỏ
hơn với thiệt hại có nguy cơ thực tế xảy ra, vì B đã cố gắng đánh tay lái sang
phải bởi nếu đánh tay lái sang trái thì có nguy cơ gây tai nạn lớn hơn cho người
tham gia các phương tiện giao thông khác. Lỗi trong tình huống trên được xác
định là lỗi của A do A lao nhanh qua đầu xe của B và đã gây ra một tình thế cấp
thiết. Như vậy, trách nhiệm BTTH cho chiếc xe máy được đặt ra với A chứ
không phải là B
2.3.3. Lỗi trong trách nhiệm BTTH do người bị thiệt hại có lỗi
Điều 617 BLDS có quy định trách nhiệm hỗn hợp nhưng trách nhiệm hỗn hợp
được loại trừ “nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, thì
người gây thiệt hại không phải bồi thường”. Theo quy định trên, hình thức lỗi
của người bị thiệt hại không cần phải xác định, mà lỗi hiểu theo nghĩa hoàn
toàn thuộc về người bị thiệt hại. Áp dụng quy định này trong việc giải quyết
việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phù hợp với hoàn cảnh luật định, thì
còn cần phải làm rõ những vấn đề sau:

13


Thứ nhất, thiệt hại xảy ra hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại, thì người gây
thiệt hại không phải bồi thường. Lỗi của người bị thiệt hại có thể là lỗi vô ý hoặc
cố ý nhưng phải xác định được lỗi đó hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại, theo
đó người gây thiệt hại phải là người hoàn toàn không có lỗi thuộc hình thức này
hay hình thức khác, ở mức độ này hay mức độ khác thì người đó không phải bồi
thường. Người gây thiệt hại phải chứng minh được là mình hoàn toàn không có

lỗi, mà lỗi hoàn toàn thuộc về phía người bị thiệt hại. Mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra luôn luôn xác định được trong một
thiệt hại cụ thể. Nhưng trách nhiệm pháp lý có phát sinh ở người có hành vi gây
thiệt hại hay không còn tùy thuộc vào sự kiện xảy ra hoàn toàn hay không hoàn
toàn do lỗi của người bị thiệt hại để có cơ sở quy trách nhiệm dân sự cho người
có hành vi gây thiệt hại. Nếu người gây thiệt hại và người bị thiệt hại có cùng lỗi
gây ra thiệt hại, thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng với mức độ
lỗi của mình.
Thứ hai: Trong BLDS năm 2005 không có điều luật nào quy định về mức độ
lỗi mà chỉ quy định tại Điều 308 với hai hình thức là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Việc áp
dụng Điều 617 BLDS trong việc giải quyết trách nhiệm dân sự hỗn hợp được
dựa trên mức độ lỗi như thế nào? Lỗi không tự nó có vị trí độc lập với các yếu tố
khác trong việc xác định TNDS ngoài hợp đồng. Hình thức lỗi cũng không phải
là không thể xác định. Theo nguyên tắc chung của TNDS ngoài hợp đồng thì
hình thức lỗi nếu xét về người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại không ảnh
hưởng tới mức độ và trách nhiệm bồi thường của người đó. Người gây thiệt hại
dù có lỗi cố ý hay vô ý khi gây thiệt hại cho người khác thì người đó cũng phải
bồi thường toàn bộ do hành vi có lỗi của mình gây ra.
Ví dụ: A là một thanh niên thích đua xe máy. Tối hôm dó, do đường vắng nên
A đã phóng xe rất nhanh để “tập luyện”. Đến đoạn đường có một số người
đang đi dạo trên đường, A đã không làm chủ được tay lái của mình nên đã
phanh xe gấp kẻo đâm phải chị B. A bị thương khá nặng, bị chấn thương nặng ở
đầu và còn bị gãy chân.
14


Ta thấy, lỗi ở đây hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại – A. Do A đã không
cẩn thận khi tham gia giao thông, đến đoạn đường có người qua lại mà vẫn
phóng nhanh. Chị B đã hoàn toàn không có lỗi trong việc xảy ra thiệt hại cho
anh A, vì thế nên trách nhiệm BTTH trong tình huống này không đặt ra cho chị

B. A phải tự mình chịu mọi rủi ro do hành vi của mình gây ra.
2.3.4. Lỗi trong trách nhiệm BTTH do người của pháp nhân gây ra
Pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, tuy nhiên việc tham gia
vào quan hệ dân sự, kinh tế… của pháp nhân luôn thông qua hành vi của người
đại diện, thông qua hành vi của các thành viên trong pháp nhân đó. Nếu thành
viên của pháp nhân đó gây thiệt hại trong quá trình thực hiện công việc được
pháp nhân giao cho thì pháp nhân đó phải BTTH.
Trách nhiệm BTTH của pháp nhân được quy định tại Điều 618 BLDS. Theo
đó, “Pháp nhân phải BTTH do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm
vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã BTTH thì có quyền yêu cầu người có
lỗi phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”
Như vậy, lỗi của pháp nhân chỉ là lỗi gián tiếp, còn lỗi trực tiếp phải là lỗi
của thành viên được pháp nhân giao cho nhiệm vụ đó. Bởi như ở trên đã nói,
mọi hoạt động của pháp nhân đều thông qua người đại diện, thành viên của pháp
nhân. Chính vì thế nên khi tham gia vào quan hệ pháp luật thì những thành viên
được giao nhiệm vụ đó sẽ là người thay mặt pháp nhân đó để có tư cách tham
gia. Việc họ để xảy ra thiệt hại khi tham gia vào các quan hệ pháp luật là do
chính lỗi của họ chứ không phải của cả pháp nhân. Nếu pháp nhân là người
đứng ra BTTH thì sau đó người được giao nhiệm vụ gây thiệt hại lại phải có
nghĩa vụ hoàn trả một số tiền theo pháp luật quy định. Việc quy định pháp nhân
phải bồi thường là nhằm tăng cường cao hơn ý thức quản lí các thành viên của
pháp nhân, vì đây chính là một trong số các nhiệm vụ quan trọng để pháp nhân
có thể tồn tại. Hơn nữa, việc pháp nhân có trách nhiệm BTTH là đảm bảo lợi ích
của người bị thiệt hại, đảm bảo nguyên tắc bồi thường là toàn bộ và kịp thời, do

15


pháp nhân luôn luôn tồn tại một khối lượng tài sản độc lập nên dễ dàng có thể
bồi thường cho người bị thiệt hại hơn.

Nếu người của thành viên đó có lỗi trong việc để xảy ra thiệt hại mà pháp nhân
đó đã bồi thường thì có trách nhiệm hoàn trả một khoản tiền cho pháp nhân chứ
không quy định hoàn tả toàn bộ số tiền mà pháp nhân đã đứng ra bồi thường
Việc xác định trách nhiệm BTTH do người của pháp nhân gây ra cần chú ý một
số điểm sau:
- Chủ thể phải bồi thường là pháp nhân, do đó cần xác định rõ tư cách pháp
nhân theo quy định tại Điều 84 BLDS, đó là các điều kiện “ được thành lập
hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ
chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia
các quan hệ pháp luật một cách độc lập”
- “người của mình” theo quy định tại Điều 618 BLDS được hiểu là bất cứ
thành viên nào pháp nhân. Thành viên này có thể được pháp nhân tuyển
dụng vào làm việc theo các quan hệ hợp đồng dài hạn, ngắn hạn…
- Thiệt hại do thành viên của pháp nhân gây ra theo đó pháp nhân phải bồi
thường cho người bị thiệt hại là liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ mà pháp
nhân giao cho thành viên đó thực hiện
Ví dụ: anh A là nhân viên chính thức của một cơ quan X, anh A được giao
nhiệm vụ chở lô hàng lụa tơ tằm tới cho một công ty Y. Trên đường đi, A hút
thuộc lá do không cẩn thận A đã để tàn thuốc làm cháy mất gần một nửa lô
hàng gây thiệt hại cho công ty Y do không có hàng kịp thời. Thiệt hại là
10.000.000 (đồng).
Trong tình huống trên thì A đã được giao nhiệm vụ chở hàng tới cho công ty Y,
nhưng đã để thiệt hại xảy ra. Ở đây A có lỗi vô ý do A đã không thấy trước hành
vi cỉa mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù A phải biết được thiệt hại sẽ xảy
ra nhưng lại cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, trách nhiệm BTTH
lại do cơ quan X, theo Điều 618 BLDS.

16



2.3.5. Lỗi trong trách nhiệm BTTH do người chưa thành niên dưới mười
lăm tuổi gây ra
Tại Điều 606 BLDS có quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá
nhân. Theo đó thì người chưa thành niên gây ra thiệt hại thì cha, mẹ của người
chưa thành niên có trách nhiệm BTTH. Trong trường hợp, nếu người chưa thành
niên gây thiệt hại có người giám hộ thì người giám hộ phải BTTH, nếu người
giám hộ chứng minh được mình không có lỗi thì không phải lấy tài sản của mình
để bồi thường. Mặc dù, người có nghĩa vụ BTTH cho người chưa thành niên
không phải là người chưa thành niên, nhưng với hành vi gây thiệt hại của
người chưa thành niên thì họ là người có lỗi chứ không phải cha, mẹ hay
người giám hộ. Cha, mẹ hay người giám hộ chỉ có lỗi trong việc quản lí,
chăm sóc người chưa thành niên để người chưa thành niên gây ra thiệt hại
chứ không có lỗi trong hành vi gây thiệt hại của người chưa thành niên. Và
do người chưa thành niên không có khả năng đầy đủ để có thể BTTH cho người
bị thiệt hại nên mới đặt ra trách nhiệm BTTH cho cha, mẹ hay người giám hộ để
đảm bảo nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Điều 621 cũng có quy định về trách nhiệm BTTH do người dưới mười lăm
tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian học tại trường
học, bệnh viên, tổ chức khác trực tiếp quản lí gây ra
“ 1. Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại
thì trường học phải BTTH xảy ra
2. […]
3. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu trường
học, … chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người
giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải
bồi thường”
Trường hợp này cũng giống như sự phân tích trên, lỗi với thiệt hại xảy ra
trong trường hợp này là lỗi của người dưới mười lăm tuổi. Nhà trường có
lỗi trong việc quản lý học sinh của mình để người dưới mười lăm tuổi gây
17



ra thiệt hại, vì thế nên nhà trường sẽ phải BTTH nếu nhà trường có lỗi trong
quản lý. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp người dưới mười lăm tuổi
gây ra thiệt hại khi đang trong thời gian học tại trường học thì trường học cũng
phải bồi thường, nên tại khoản 3 Điều này đã quy định cụ thể, nếu lỗi không
thuộc về nhà trường thì trách nhiệm BTTH lại được xác định thuộc về cha, mẹ
hoặc người giám hộ.
Ví dụ: A 12 tuổi đang là học sinh lớp 6 của trường Y. Hôm đó, khi đang trong
tiết học A có mâu thuẫn với B và đã dùng thước sắt đánh mạnh vào đầu của B
làm B bị thương khá nặng, qua kết quả khám nghiệm thì thấy B bị chấn thương
và phải nằm viện điều trị hết 5.000.000 đồng.
Tình huống này thuộc trách nhiệm BTTH do người dưới mười lăm tuổi gây ra
trong thời gian đang học tại trường. A là người có lỗi trong việc gây ra hậu quả
của mình hay nói cách khác A đã có lỗi với hành vi dùng thước sắt đánh vào đầu
B làm B bị chấn thương. Tuy nhiên, ở đây cũng xuất hiện lỗi của nhà trường
trong việc để xảy ra thiệt hại trên. Nhưng đó là lỗi trong việc quản lý lớp học,
quản lý A. Căn cứ vào Điều 621 BLDS thì trách nhiệm BTTH thuộc về nhà
trường
2.3.6 Lỗi trong trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Đây là loại trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra như đã nói ở phần điều kiện
phát sinh trách nhiệm BTTH. Điều 623 BLDS có quy định về trách nhiệm
BTTH. Tuy nhiên, trong các loại trách nhiệm dân sự có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm
không cần đến điều kiện lỗi. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ hoặc người
chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại mặc dù không thể
hiện hành vi gây thiệt hại nhưng có sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật phát sinh.
Ví dụ: A đang lái một chiếc ô tô vận tải trở hàng gỗ. Chiếc xe vẫn thường
xuyên được mang ra đại lý để bảo dưỡng và kiểm tra. Hôm đó, trước khi đi A
cũng đã kiểm tra toàn bộ hệ thống phanh, lốp thấy không có vấn đề gì cả. Đang


18


đi trên đường thì bỗng nhiên chiếc xe bị nổ lốp bánh trước và khiến cho xe đâm
vào một bà cụ đang đi trên đường.
Tình huống trên là sự kiện gây thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. A
đã có trách nhiệm chăm sóc, bảo dưỡng cho chiếc ô tô tải của mình, thế nhưng
vẫn xảy ra sự kiện gây thiệt hại. Trong tình huống này không cần xác định yếu
tố lỗi của A mà A vẫn phải có trách nhiệm BTTH.
3. Một số nhận xét về lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
Trước tiên, việc quy định về lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng của
BLDS là khá đầy đủ, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo nguyên tắc bồi
thường toàn bộ và kịp thời cho người bị thiệt hại.
Việc quy định về lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hành vi gây
ra thì đã cụ thể, nhưng lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do tài sản
gây ra thì vẫn có nhiều quan điểm khác nhau. Các nhà làm luật cần đưa ra quy
định cụ thể về vấn đề này để tránh sự áp dụng sai, bởi lỗi trong dân sự có thể suy
đoán nhưng cũng không thể suy đoán bừa bãi mà cần đặt nó trong tổng thể các
điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH. Có như vậy, mới có thể đảm bảo
những quyền lợi của người bị thiệt hại
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm BTTH cũng cần có sự chuẩn xác
hơn nữa. Ví dụ như quy định về trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra cần phải đưa ra một khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khái
quát hơn chứ không nên đi vào dạng liệt kê như Điều 623 BLDS

19




×