Bài tập lớn bồi thường nhà nước
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Pháp luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước của một số nước trên
thế giới
1.Pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Canada
2.Pháp luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức
3.Pháp luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước của Trung Quốc
4.Pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước của CHDCND Lào
5.Pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Nhật Bản
6.Pháp luật về trách nhiệm bồi thường Nhà nước ở Việt Nam
II.Một số khó khăn trong thực hiện việc bồi thường theo Luật
Trách nhiệm bồi thường của nhà nước
III.Ý kiến về xây dựng LBTNN của Việt Nam
KẾT LUẬN
Bài tập lớn bồi thường nhà nước
ĐẶT VẤN ĐỀ
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là đạo luật có ý nghĩa quan
trọng, quy định trách nhiệm của nhà nước đối với những thiệt hại do hành vi
trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra cho cá nhân, tổ chức. Luật
trách nhiệm bồi thường của nhà nước tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi bị người thi hành công vụ gây thiệt
hại đồng thời là cơ sở để xử lý nghiêm minh, kịp thời những vi phạm pháp
luật từ phía các cơ quan nhà nước, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cad
đạo đức của đội ngũ công chức nhà nước, giữ vững ổn định chính trị xã hội,
góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ViệtNam.
Để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt
Nam, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm lập pháp ở các nước khác trên Thế
Giới. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em xin được trình bày đề
bài: “Pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước của một số nước và một
số nước và kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi
thường của nhà nước".
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Pháp luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước của một số nước trên
thế giới
1. Pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Canada
Để hỗ trợ cho nạn nhân bị thương tật hoặc chết do hành vi tội phạm gây
ra (bao gồm cả tội phạm do công chức nhà nước gây ra trong khi thi hành
công vụ), ở các bang của Canada đã thiết lập các Quỹ đền bù cho nạn nhân
của tội phạm. Xét ở góc độ nhất định, đây cũng là một hình thức bồi thường
Nhà nước.
* Về phạm vi
Không có một sự hạn chế nào về phạm vi bồi thường nhà nước đối với
các lĩnh vực hoạt động của nhà nước là lập pháp, hành pháp hay tư pháp.
Theo quy định tại Điều 3 của luật này, thì Nhà nước chịu trách nhiệm đối với
Bài tập lớn bồi thường nhà nước
nhưng thiệt hại gây ra do lỗi của những cơ quan, công chức thực hành công
vụ mà không xác định đây là cơ quan, công chưc làm việc trong lĩnh vực nào.
Cũng theo Điều 8 của luật này, thì Nhà nước không phải chịu trách nhiệm
trong trường hợp vì mục đích bảo vệ đất nước hoặc hoạt động huấn luyện và
duy trì quân đội.
* Về chủ thể
Theo quy đinh tại điều 3 của luật thủ tục và trách nhiệm Nhà nước thì
trách nhiêm của nhà nước dường như được hiểu là trách nhiệm thay thế, mà
không phải là trách nhiêm trực tiếp đối với những hành vi sai trái của cơ
quan, công chức nhà nước.
Để xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì người khởi kiện
phải chứng minh có đủ căn cứ pháp lý để khởi kiện bản than cơ quan, công
chức nhà nước đã thực hiện hành vi sai trái. Trong lĩnh vực hình sự, khi một
người bị buộc tội oan, nhà nước liên bang và chính quyền các bang có thể
xen xét việc đền bù thiệt hại cho người bị oan. Riêng trường hợp nạn nhân bị
thương tật hoặc xâm phạm tính mạng do hành vi tội phạm của công chức nhà
nước gây ra thì có thể nói, Canada không thừa nhận trách nhiệm nhà nước
đối vơi các hành vi trái pháp luật này. Bản thân người có hành vi phạm tội
phải chịu trách nhiệm, nhà nước chỉ thành lập các quỹ để thực hiện chính
sách hỗ trợ cho nạn nhân mà thôi.
* Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường Nhà nước
Trong lĩnh vực hình sự, vấn đề đền bù hậu quả của các bản án có sai lầm
được thực hiện như một chính sách của Nhà nước, không phải là đối tượng
áp dụng của luật này. Người bị buộc tội oan nhưng sau đó được xác định là
vô tội thì có thể được nhà nước xem xét đền bù thiệt hại. Tuy nhiên trong
trường hợp công chức Nhà nước, trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử có
hành vi vi phạm pháp luật đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy tố ,
xét xử theo các tội phạm về chức vụ được quy định trong bộ LHS.
* Các loại thiệt hại được bồi thường
Bài tập lớn bồi thường nhà nước
Không thấy có một quy định nào hạn chế về các loại và mức thiệt hại
được bồi thường, ngoại trừ quy định giới hạn mức bồi thường trong trường
hợp xâm phạm bí mật cá nhân.
Luật về thủ tục và trách nhiệm nhà nước Canada không có quy định
khẳng định mang tính nguyên tắc chung cho trách nhiệm bồi hoàn của công
chức đối với Nhà nước.
2. Pháp luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước Cộng hòa Liên bang
Đức.
Ở CHLB Đức, pháp luật về bồi thường Nhà nước là một chế định pháp
luật hết sức phức tạp và thiếu vắng tính hệ thống. Hình thức tồn tại chủ yếu
của pháp luật về bồi thường Nhà nước đến nay vẫn là án lệ và được hình
thành trên cơ sở các quyền khởi kiện của công dân trước sự xâm hại của các
hành vi công quyền trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Cộng hoà liên bang Đức không có Luật liên bang về trách nhiệm bồi
thường nhà nước. Cơ sở pháp lý cho việc bồi thường nhà nước là những điều
khoản lẻ tẻ và không hệ thống được quy định rải rác trong Hiến pháp; Bộ luật
dân sự; Luật phòng, chống lây nhiễm; Luật bồi thường đối với các biện pháp
hình sự…Khi chủ thể của hành vi công quyền trong lĩnh vực luật công mà
hành vi của họ vi phạm quyền lợi của công dân, Hiến pháp Đức bảo đảm cho
công dân sự bảo vệ pháp lý khi công chức nhà nước có hành vi vi phạm
quyền lợi của họ. Theo đó, công dân khả năng được đề nghị thẩm định tính
hợp pháp của hành vi nói trên (bảo vệ pháp lý nguyên phát). Sự bảo vệ pháp
lý ấy còn được bổ sung bởi Luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước (ở một
số bang mới sáp nhập) vì bên cạnh việc thẩm định hành vi công quyền qua
Toà án, Luật này đưa ra khả năng đòi bồi thường hậu quả của sự vi phạm trên
(bảo vệ pháp lý thứ phát).
* Về quyền khởi kiện của công dân.
Vì ở Đức không có đạo luật về trách nhiệm nhà nước. Cơ sở pháp lý
quan trọng nhất của các quyền khởi kiện được quy định tại các điều khoản
riêng lẻ trong các luật chuyên ngành như:
Bài tập lớn bồi thường nhà nước
- Quyền khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi
vi phạm nghĩa vụ công vụ. Người bị thiệt hại có thể khởi kiện đòi bồi thường
toàn bộ thiệt hại, kể cả thu nhập (lãi) bị mất và tiền bồi thường cho thiệt hại
tinh thần.
- Quyền khởi kiện theo hợp đồng từ các quan hệ nghĩa vụ theo luật
công. Người bị thiệt hại có thể đòi bồi thường toàn bộ thiệt hại khi cơ quan
hành chính có hành vi được xem là bất hợp pháp và có lỗi khi vi phạm nghĩa
vụ từ quan hệ nghĩa vụ theo luật công nhất là khi vi phạm nghĩa vụ bảo vệ tài
sản và quyền lợi công dân. Thủ tục giải quyết sẽ tiến hành theo quy chế tố
tụng hành chính, được quy định trong Bộ luật dân sự và Luật thủ tục hành
chính
- Quyền khởi kiện yêu cầu xoá bỏ hậu quả bất lợi, nhằm bảo vệ các
quyền cơ bản. Người bị thiệt hại có thể yêu cầu khôi phục lại tình trạng ban
đầu trước khi bị vi phạm và hậu quả kéo dài bất hợp pháp (không xét tính bất
hợp pháp của sự vụ, chỉ xét tính bất hợp pháp của hậu quả), không phụ thuộc
vào lỗi của chủ thể, nhưng không được yêu cầu bồi thường về tiền và lãi suất
bị mất. Toà án giải quyết là toà án hành chính.
- Quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường khi trưng dụng, xuất phát điểm là
chế định bảo đảm quyền sở hữu. Nguời bị thiệt hại có thể yêu cầu đền bù đặc
biệt bằng tiền định hướng theo giá trị thị trường của thiệt hại nhưng không
được đền bù toàn bộ và không tính lãi suất. Toà án giải quyết là Toà án dân
sự, quy định trong Hiến pháp và theo án lệ
- Quyền yêu cầu bồi thường vì trở thành nạn nhân bị thiệt hại đến các
giá trị phi vật chất (mạng sống, sức khoẻ, tự do) bởi sự can thiệp của công
quyền (kể cả biện pháp hoạch định, dự phòng và xã hội của Nhà nước), được
quy định trong Luật cảnh sát của liên bang và tiểu bang, Luật hình sự, Luật
thủ tục hành chính của liên bang và tiểu bang, Bộ luật xã hội ...
3. Pháp luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước của Trung Quốc
Bài tập lớn bồi thường nhà nước
Cơ quan có nghĩa vụ bồi thường: Cơ quan nhà nước và nhân viên của cơ
quan nhà nước nào gây ra tổn hại cho cá nhân, pháp nhân hay tổ chức khác
thì cơ quan nhà nước đó có trách nhiệm bồi thường cho đối tượng bị tổn hại.
Việc bồi thường nhà nước được đặt ra trong hai lĩnh vực: hành chính và
hình sự (điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự). Đối với các thiệt hại do
các cơ quan nhà nước thực hiện trong các hoạt động tố tụng như xét xử và thi
hành án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại, hành chính gây ra,
việc bồi thường được áp dụng tương tự như trong lĩnh vực hình sự. Tuy
nhiên, Luật Bồi thường nhà nước Trung Quốc chưa đề cập đến các thiệt hại
do các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, lập quy gây ra.
Ở Trung Quốc, quy định cách xác định trách nhiệm bồi thường nhà
nước theo hình thức liệt kê. Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm bồi thường cho
những thiệt hại gây ra bởi những hành vi nhất định đã được quy định trong
Luật Nhà nước bồi thường thiệt hại.
Pháp luật Bồi thường Nhà nước của Trung Quốc quy định rất rõ các
loại thiệt hại được bồi thường cũng như hình thức bồi thường.
Điều 25 của Luật Nhà nước bồi thường thiệt hại của Trung Quốc quy
định, hình thức bồi thường chủ yếu sẽ là bồi thường bằng tiền. Trường hợp
tài sản bị thu giữ trái pháp luật vẫn còn hoặc có thể khôi phục nguyên trạng
được thì tài sản này sẽ được trả lại và khôi phục lại nguyên trạng.
Trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm thì tiền chi phí y tế và thu nhập bị
mất do không lao động được sẽ được bồi thường.
Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì mức bồi thường là 20 lần
tiền lương năm trung bình của người lao động trong năm trước đó. Tiền mà
người bị chết có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác cũng được bồi thường.
Theo quy định của Luật Nhà nước bồi thường thiệt hại của Trung
Quốc, cơ quan nào gây thiệt hại thì cơ quan đó có trách nhiệm bồi thường.
Cụ thể, trong lĩnh vực bồi thường hành chính, Luật quy định tại Điều 7 :
“Cơ quan hành chính hoặc cán bộ của các cơ quan hành chính trong khi thi
hành công vụ vi phạm quyền lợi hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, tổ chức
Bài tập lớn bồi thường nhà nước
khác dẫn đến tổn thất thì cơ quan hành chính đó là cơ quan có nghĩa vụ bồi
thường... Các tổ chức hoặc cá nhân được cơ quan hành chính uỷ quyền thực
thi quyền hành chính vi phạm quyền lợi hợp pháp của pháp nhân, tổ chức
khác mà gây tổn thất thì cơ quan hành chính là cơ quan có nghĩa vụ bồi
thường....’’ và Điều 14 Luật Nhà nước Bồi thường thiệt hại của Trung Quốc
quy định: “Cơ quan có nghĩa vụ bồi thường sau khi bồi thường xong có
quyền yêu cầu cán bộ, tổ chức hoặc cá nhân có hành vi cố ý hoặc vô ý gây
thiệt hại bồi hoàn một phần hoặc toàn bộ tiền bồi thường. Cơ quan hành
chính có quyền xử lý hành chính những cán bộ có hành vi cố ý hoặc vô ý gây
thiệt hại, nếu cấu thành tội phạm thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định của pháp luật”.
Đối với bồi thường hình sự, Điều 23 quy định: “Cơ quan có nghĩa vụ
bồi thường sau khi bồi thường có quyền yêu cầu cán bộ thuộc một trong các
trường hợp sau phải bồi hoàn một phần hoặc toàn bộ tiền bồi thường: Có
hành vi bạo lực như bức cung, đánh đập hoặc sai người khác dùng các hành
vi bạo lực như đánh đập dẫn đến công dân bị thương tích hoặc tử vong; Sử
dụng vũ khí, máy móc trái pháp luật dẫn đến công dân bị thương tích hoặc
tử vong; Trong khi xử lý vụ án có hành vi tham ô nhận hối lộ, mưu lợi cá
nhân, xét xử trái pháp luật. Ngoài ra, đối với cán bộ có các hành vi nêu trên
còn phải xử lý hành chính theo quy định của pháp luật, nếu cấu thành tội
phạm thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự”.
4. Pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước của CHDCND
Lào
Trách nhiệm, quyền hạn và chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được
quy định trong hiến pháp và các luật có liên quan.
Ở CHDCND Lào chưa có luật chuyên biệt về trách nhiệm bồi thường
của các cơ quan nhà nước khi các cơ quan này thực hiện các quyền và nghĩa
vụ được quy định trong hiến pháp và pháp luật. cho đến nay chưa có văn bản
nào quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính đối với thiệt hại gây ra cho
Bài tập lớn bồi thường nhà nước
nhà nước , xã hội và công dân do lỗi hoặc do không thực hiện nghĩa vụ của
cơ quan hành chính.
Cho đến nay tòa án chưa nhận được hoặc xét xử bất kì khiếu kiện nào
của công dân về trách nhiệm của nhà nước. Tuy nhiên tất cả những thiệt hại
do Nhà nước gây ra và bị công dân khiếu kiện hiện nay được cơ quan hành
chính giả quyết tùy từng trường hợp cụ thể và bằng các biện pháp hành
chính.
Nhà nước đã xây dựng một hệ thống pháp luật riêng biệt về chế độ trách
nhiệm này để đảm bảo niềm tin của công dân.
5. Pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Nhật Bản
Bản chất của trách nhiệm BTNN: BTNN được hiểu là bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng và đa số học giả Nhật Bản cho rằng trách nhiệm BTNN
mang bản chất của pháp luật dân sự. Do vậy, cơ chế giải quyết bồi thường là
cơ chế dân sự, tức là thông qua việc thương lượng hoặc giải quyết các vụ
kiện theo trình tự thủ tục dân sự.
Cơ quan đại diện cho Nhà nước thực hiện trách nhiệm bồi thường: Luật
về trách nhiệm BTTH không quy định về nội dung này mà nội dung này
được quy định trong Luật về nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tư pháp trong các
vụ việc liên quan đến lợi ích của Nhà nước và Bộ luật Tố tụng dân sự.
Người bị hại muốn được bồi thường thì phải có đơn gửi tới Bộ trưởng
Bộ Tư pháp thông qua Ban thư ký tranh tụng dân sự thuộc Ban thư ký Bộ
trưởng. Nếu như vụ kiện phải đưa ra Toà án để giải quyết thì Bộ trưởng Bộ
Tư pháp là người đại diện cho Nhà nước để tham gia tranh tụng. Sở dĩ quy
định cho Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ này là vì, các chuyên gia Nhật Bản
cho rằng: Bộ Tư pháp là cơ quan quản lý nhà nước vê các vấn đề pháp lý,
thực thi pháp lý, vì vậy, Bộ là cơ quan có chuyên môn pháp lý tốt nhất; Bộ
Tư pháp tham gia tố tụng sẽ bảo đảm yêu cầu khách quan của vụ kiện vì Bộ
hoàn toàn độc lập với cơ quan quản lý công chức gây ra thiệt hại và người bị
hại.
Bài tập lớn bồi thường nhà nước
Kinh phí bồi thường được lấy từ ngân sách nhà nước và đã có trong dự
toán. Trường hợp công chức của địa phương gây thiệt hại thì kinh phí bồi
thường lấy từ ngân sách địa phương; nếu công chức của cơ quan Trung ương
gây thiệt hại thì lấy từ ngân sách Trung ương.
Khi có phán quyết của toà án buộc Nhà nước phải bồi thường thì cơ
quan quản lý công chức phải bỏ kinh phí ra để bồi thường. Sau đó công chức
gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn nếu như gây ra thiệt hại nghiêm
trọng.
6. Pháp luật về trách nhiệm bồi thường Nhà nước ở Việt Nam
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là trách nhiệm pháp lý, theo đó
Nhà nước phải bồi thường cho các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi
trái pháp luật của cán bộ, công chức gây ra trong khi thi hành công vụ.
Việc Quốc hội ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc trong việc khẳng
định chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện các
mục tiêu xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đồng thời góp phần
nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán
bộ, công chức ở nước ta hiện nay.
* Phạm vi
Về nguyên lí, trong bất cứ lĩnh vực nào, quyền lực cũng có thể bị sử
dụng không đúng hoặc bị lạm dụng gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức và do
đó, làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong cả ba lĩnh vực
lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá những đặc
điểm và điều kiện chính trị- kinh tế- xã hội cụ thể của đất nước trong giai
đoạn hiện nay cũng như tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong việc xây
dựng và hoàn thiện chế định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật
TNBTNN 2009 đã xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
trong 3 lĩnh vực – hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án,
Bài tập lớn bồi thường nhà nước
nghĩa là chỉ loại trừ trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực xây
dựng pháp luật.
* Đối tượng
Mọi cá nhân, tổ chức bị thiệt hại trong các trường hợp thuộc phạm vi
trách nhiệm bồi thường nhà nước theo quy định của Luật này thì được Nhà
nước bồi thường.
* Quyền yêu cầu bồi thường
Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường nhà
nước thực hiện việc giải quyết bồi thường khi cho rằng mình bị thiệt hại do
hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra mà hành vi đó đã
được xác định tại văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bị oan
trong hoạt động tố tụng hình sự.
Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của
người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại
cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với
phần lỗi của người thi hành công vụ.
* Về xác định chủ thể trực tiếp thực hiện trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước.
Một trong những biểu hiện rõ nét của trách nhiệm Nhà nước tôn trọng
và bảo đảm thực thi quyền được bồi thường của cá nhân, tổ chức chính là ở
việc Luật TNBTNN 2009 đã xác định ngay trong Luật chủ thể trực tiếp phải
thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, đặc biệt là trong các trường
hợp dễ gây tranh cãi, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước, gây
khó cho người dân thực hiện quyền của mình, ví dụ: trường hợp cơ quan
quản lý người thi hành công vụ đã được chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị
giải thể; người thi hành công vụ gây thiệt hại đã chuyển sang cơ quan khác;
nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại thuộc các cơ quan khác nhau
(cả ở trung ương và địa phương). Đồng thời, Luật cũng giao cho cơ quan
quản lý nhà nước về bồi thường nhà nước trách nhiệm hướng dẫn người bị
Bài tập lớn bồi thường nhà nước
thiệt hại về chủ thể trực tiếp thực hiện trách nhiệm bồi thường trong trường
hợp họ không xác định được chính xác cơ quan phải bồi thường.
Về trình tự, thủ tục thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước:
Trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước, quyền tư pháp trao cho toà án
phải được độc lập để bảo vệ pháp luật, bảo đảm các quyền và tự do của con
người và quyền công dân. Sự độc lập của quyền tư pháp là một trong những
yếu tố cơ bản của Nhà nước pháp quyền nhằm hạn chế sự tuỳ tiện của hành
pháp, lập pháp, bởi vì trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật được coi là có
vị trí tối thượng mà Toà án là cơ quan phán xét về các vi phạm pháp luật, vi
phạm các quyền công dân từ phía cá nhân, tổ chức khác và cả từ phía Nhà
nước; Toà án cũng là nơi phán xét các quyết định của các cơ quan hành pháp
nếu có biểu hiện vi phạm quyền công dân hoặc vi phạm thẩm quyền của các
cơ quan khác. Tất cả các bản Hiến pháp của nước ta đều khẳng định nguyên
tắc xét xử độc lập.
Luật TNBTNN 2009 quy định trình tự, thủ tục để cá nhân, tổ chức bị
thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước thực hiện trách nhiệm bồi thường
theo 2 bước: bước 1- yêu cầu theo thủ tục hành chính và do chính cơ quan
nhà nước có trách nhiệm bồi thường giải quyết; bước 2- kiện ra toà dân sự và
giải quyết theo pháp luật tố tụng dân sự nếu sau khi đã thương lượng về yêu
cầu bồi thường mà cơ quan nhà nước không ra quyết định giải quyết hay giải
quyết không thoả đáng. Quy trình này đảm bảo tôn trọng quyền chủ động của
người bị thiệt hại; tôn trọng ý chí và khuyến khích sự thoả thuận giữa các
bên- người bị thiệt hại và cơ quan có trách nhiệm bồi thường đồng thời đảm
bảo nguyên tắc khi người dân có yêu cầu, vụ việc phải được xét xử bằng một
toà án độc lập theo thủ tục tố tụng tư pháp công khai, minh bạch, bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Đó cũng chính là một cách thức
để thực hiện sự phân công, kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện quyền hành
pháp và tư pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và Nhà
nước đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phụng công thủ pháp
của công chức, viên chức nhà nước.
Bài tập lớn bồi thường nhà nước
II.Một số khó khăn trong thực hiện việc bồi thường theo Luật Trách
nhiệm bồi thường của nhà nước
Việc triển khai pháp luật về trách nhiệm bồi thường Nhà nước của cơ
quan, đơn vị cũng còn một số hạn chế nhất định:
Khó khăn về kinh phí: Hiện nay, kinh phí bồi thường theo quy định
của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước tùy theo từng trường hợp.
Ngân sách nhà nước được tạo thành chủ yếu từ tiền thuế do nhân dân đóng
góp. Vì vậy, nếu dùng một phần ngân sách này để đảm bảo việc bồi thường
mà không được hoàn trả lại hoặc hoàn trả không bằng mức cơ quan nhà nước
đã bồi thường thì suy cho cùng, đó chính là đang làm giảm đi một phần ngân
sách mà lẽ ra có thể dùng để phát triển đất nước.
Khó khăn về nhân sự: phần lớn các ngành đều đang gặp khó khăn
chung là cán bộ làm công tác giải quyết bồi thường thiệt hại phải kiêm nhiệm
những công việc khác, khối lượng công việc lớn, chưa có kinh nghiệm về
giải quyết bồi thường nên công tác này còn nhiều hạn chế; chưa có văn
bản hướng dẫn nào về tổ chức, bộ máy, biên chế phụ trách vấn đề bồi thường
trong từng cơ quan. Ngoài ra, bắt đầu từ ngày 1.7.2011, Luật Tố tụng hành
chính có hiệu lực thi hành đã đã đặt ra cho các cơ quan nhà nước nhiều áp
lực trong việc tham gia tố tụng tại tòa án để giải quyết các vụ kiện hành
chính và yêu cầu bồi thường.
Khó khăn về văn bản hướng dẫn: Chính phủ đã giao trách nhiệm ban
hành 6 thông tư hướng dẫn thuộc về các Bộ Tư pháp, Công an, Tài chính,
TANDTC và VKSNDTC, để hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục giải quyết
yêu cầu bồi thường trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ ban
hành được 1 trong 6 thông tư hướng dẫn, đó là Thông tư liên tịch số
19/TTLT- BTP-BTC-TTCP.
Các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước về
công chức nói chung còn phân tán, thiếu hệ thống và đều là những văn bản
dưới luật, có hiệu lực pháp lý thấp nên tính bắt buộc thực hiện không cao.
Bài tập lớn bồi thường nhà nước
Cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường được thiết lập còn phân
tán. Trong thực tế thường thì oan, sai xảy ra lại do nhiều cơ quan gây ra nên
dẫn đén tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng đùn đẩy trách nhiệm cho
nhau.
Pháp luật chưa quy định thống nhất về tủ tục giải quyết bồi thường.
Trách nhiệm hoàn trả của công chức chưa được quy định cụ thể , rõ rang nên
chưa phát huy được tác dụng giáo dục đối với công chức.
Quy định chưa hợp lí:
- Xét theo qui định của Luật bồi thường Nhà nước, trách nhiệm gây thiệt
hại cho người dân và doanh nghiệp là của cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức nhà
nước.
Nhưng theo cơ chế hoạt động của Việt Nam, do tập thể điều hành quản lý,
cá nhân phụ trách. Những sai sót gây ra không thể qui trách nhiệm cho cá nhân,
trong khi các quyết định thi hành đều do lãnh đạo ký. Những trường hợp như
vậy có thuộc phạm vi xử lý của Luật này hay không?
- Người bị thiệt hại còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện quyền
yêu cầu bồi thường do các quy định của Luật TNBTCNN, do sự chồng chéo
giữa các Luật. Điều 4 Luật TNBTCNN quy định người bị thiệt hại chỉ có
quyền yêu cầu bồi thường khi có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ. Vì thế,
mặc dù đã có thiệt hại thực tế xảy ra nhưng người bị thiệt hại không có quyền
yêu cầu bồi thường ngay mà phải thực hiện các thủ tục để có được văn bản
xác định nêu trên. Nhưng để có được văn bản xác định hành vi trái pháp luật
của người thi hành công vụ, người bị thiệt hại còn phải vượt qua biết bao
"cửa ải” thủ tục nữa và phải mất nhiều thời gian, tiền bạc. Mặt khác quy định
về thời hiệu yêu cầu bồi thường của Luật TNBTCNN là 2 năm kể từ ngày có
văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ nhưng
quy định của pháp luật dân sự thì thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại là 2
năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân bị xâm
phạm. Nên có trường hợp người bị thiệt hại còn đang thực hiện thủ tục xác
Bài tập lớn bồi thường nhà nước
định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ cũng không thể thực
hiện quyền yêu cầu bồi thường do đã hết thời hiệu giải quyết khiếu nại hoặc
thời hiệu giải quyết vụ án hành chính.
- Việc triển khai Luật TNBTCNN bất cập còn do cơ quan có trách
nhiệm bồi thường lúng túng trong hoạt động giải quyết bồi thường, chi trả
tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả. Công chức được giao công
tác bồi thường nhà nước chưa nắm vững các quy định của pháp luật về thủ
tục giải quyết BTNN... Qua thực tế triển khai trên địa bàn TP.HCM, ông
Trần Thật - Trưởng phòng Kiểm sát điều tra án kinh tế chức vụ (Viện Kiểm
sát TP.HCM), đề nghị có quy định cụ thể trường hợp bồi thường đối với
người bị oan là doanh nghiệp, người nước ngoài… việc xác định thu nhập bị
mất ra sao, bồi thường về thiệt hại phi vật chất (uy tín, thương hiệu, tổn thất
tinh thần…) cụ thể như thế nào? Đồng thời kiến nghị cần ban hành quy định,
xây dựng cơ chế để buộc trách nhiệm của người thực hiện công vụ để ngăn
chặn tình trạng do sợ trách nhiệm dẫn đến bỏ lọt tội phạm, cũng như các
chính sách đãi ngộ tương xứng liên quan đến việc thi hành Luật TNBTCNN.
III. Ý kiến về xây dựng LBTNN của Việt Nam
Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở nước ta, việc nghiên cứu và xây dựng LBTNN Việt Nam là cần
thiết và khẩn trương. Bên cạnh những khó khăn chúng ta đưa ra những giải
pháp đề sớm hoàn thiện pháp luật hơn:
Thứ nhất, nhiệm vụ quan trọng nhất của LBTNN là phải bảo vệ được
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân và các tổ chức khác – đó
cũng chính là đảm bảo cho sự phát triển không ngừng của quốc gia. Song
song với việc tạo cơ chế bảo vệ quyền của công dân, tổ chức, luật bồi thường
nhà nước cũng cần tạo cơ chế hiệu quả , tạo hành lang pháp lý an toàn cho cơ
quan hay nhân viên của cơ quan nhà nước trong quá trinh thực thi công vụ.
Thứ hai, việc xây dựng chế độ bồi thường Nhà nước cũng là việc quy
định trách nhiệm của Nhà nước đối với các hành vi của mình nếu làm tổn hại
đến quyền và lợi ích của công dân, pháp nhân, tổ chức, khi đó Nhà nước
Bài tập lớn bồi thường nhà nước
phải tiến hành các biện pháp làm giảm bớt tổn thất, xoa dịu mâu thuẫn giữa
công quyền và lợi ích tư, phục hồi lại trật tự quản lý xã hội nhừm đạt được
mục tiêu là toàn xã hội cùng phát triển bền vững.
Phạm vi bồi thường Nhà nước nên xây dựng theo phương pháp khái
quát chung, không nên quy định theo phương pháp liệt kê. Tuy nhiên cũng
càn kết hợp phương pháp quy định liệt kê trong một số trường hợp đặc biệt.
Thứ ba, đồng thời xây dựng Luật BTNN, cần phải xem xét mối quan hệ
tương hỗ trong tổng thể các quy định, các cơ chế, chính sách của Nhà nước.
Ngoài ra nếu nhà nước không thể bồi thường một cách kịp thời thì sẽ làm cho
ngwoif bị hại không tin tưởng vào Nhà nước, như vậy sẽ làm tăng thêm mâu
thuẫn giữa quyền lực công và lợi ích tư.
Thứ tư, việc quy định thủ tục thương lượng – hòa giải trong luật bồi
thường nhà nước Việt Nam là một chế định đươc coi là rất tiến bộ. Nhưng
quy định thủ tục thương lượng hào giải phải giải quyết 3 vấn đề: một là, phải
đảm bảo được nguồn kinh phí đầy đủ, hai là, người giả quyết thương lượng
hòa giải vụ kiện bồi thường phải được giao cho thẩm quyền một cách đầy đủ;
ba là, quy định rõ mức tiền bồi thường, các việc được phép thương lượng hòa
giải..nếu luật bồi thường Nhà nước Việt Nam không đáp ứng được 3 điều
kiện nêu trên, thì việc quy định thủ tục thương lượng hòa giải cũng chỉ mang
tính hình thức.
Thứ năm, trách nhiệm bồi hoàn của nhân viên công vụ không nên quy
định quá nặng, quá tỷ mỉ. Trách nhiệm bồi hoàn của nhân viên công vụ có
thể quy định thành các nguyên tắc chung, trong đó chỉ nên nhấn mạnh yếu tố
lỗi do cố ý chủ quan và sơ xuất để xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì mới bồi
hoàn.
Thứ sáu, cần xác định rõ mức bồi thường nhà nước. Phải có cán bộ có
trình độ luật pháp khá tốt để xử lý đơn từ, hồ sơ khiếu kiện, đủ năng lực xác
định thẩm quyền để biết tiếp nhận giải quyết hay từ chối ngay và hướng dẫn
cụ thể người khiếu nại đến đúng cơ quan thẩm quyền giải quyết, để không
làm lãng phí thời gian của người hoặc tổ chức có yêu cầu bồi thường.
Bài tập lớn bồi thường nhà nước
Thứ bảy, Luật Bồi thường nhà nước Việt Nam nên nghiên cứu kỹ để thành lập
hệ thống cơ quan bồi thường nhà nước theo mô hình tập trung, nghĩa là nên quy định
cho một hệ thống hoặc một số ít cơ quan thực hiện xử lý việc bồi thường nhà nước
(như dự thảo Luật Bồi thường nhà nước Việt Nam).
Thứ tám, để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giải quyết bồi
thường, trong thời gian tới cần mở các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà
nước về công tác bồi thường và thực hiện giải quyết yêu cầu bồi thường theo
quy định của Luật Trách nhiệm về bồi thường của Nhà nước. Đồng thời, cần
có văn bản hướng dẫn việc xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức có
hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại trong khi thi hành công vụ.
KẾT LUẬN
Việc Quốc hội ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là
một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc trong việc khẳng định chính sách
của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện các mục tiêu xây dựng Nhà
nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ
chức, đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực thi công
vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài tập lớn bồi thường nhà nước
1. Tập bài giảng luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
2. Đề tài nghiên cứu cấp bộ 2007 ‘’trách nhiệm bồi thường Nhà nướcthực tiễn thi hành và giải pháp’’.
3.
4. Bộ Luật Dân sự 2005
5. PGS Tiến sĩ Nguyễn Như Phát, Một số vấn đề lí luận về trách nhiệm
bồi thường nhà nước, tạp chí số 4, trang 26.
6. Nghị định số 47/CP của Chính phủ ngày 03/5/1997 về việc giải quyết
bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền
của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.