Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tình hình tội phạm là hiện tượng tâm – sinh lý – xã hội tiêu cực, mang tính lịch sử cụ thể và tính pháp lý hình sự với hạt nhân là tính giai cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.6 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Trang

I. LỜI MỞ ĐẦU:…………………………………………………………...1
II. NỘI DUNG:……………………………………………………………..1
1. Định nghĩa tình hình tội phạm:………………………………………1
2. Các quan điểm khác nhau về tình hình tội phạm:…………………...2
3. Các nội dung của tình hình tội phạm:
a) Thực trạng của tình hình tội phạm: ………………………………..4
b) Diễn biến của tình hình tội phạm: …………………………………8
c) Cơ cấu và tính chất của tình hình tôị phạm:………………………..9
III. KẾT LUẬN:…………………………………………………………..12
PHỤ LỤC:…………………………………………………………………13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:…………………………………….17

1


I. LỜI MỞ ĐẦU
Nhà Luật Hình sự ở ta xưa nay vẫn giảng dạy rằng: “Tội phạm là hiện tượng xã hội
có tính giai cấp và tính lịch sử… và trái pháp luật hình sự”, mà không hề nghĩ rằng, kiến
thức đó là kiến thức tội phạm học vốn có trong “kho tàng” kiến thức của nhà Luật Hình sự.
Khái niệm “tội phạm” được dùng ở đoạn vừa trích dẫn không phải là khái niệm tội phạm
trong Luật Hình sự. Bởi khoa học Luật Hình sự không nghiên cứu tội phạm với tính cách
là hiện tượng. Và nay, khi tội phạm học đã “đăng đàn”, nhà tội phạm học lại giải thích
chính nội dung trên, nhưng bằng lời lẽ rằng: “Tình hình tội phạm là hiện tượng tâm – sinh
lý – xã hội tiêu cực, mang tính lịch sử cụ thể và tính pháp lý hình sự với hạt nhân là tính
giai cấp…”, thì nhà Luật Hình sự nghe không quen và thậm chí phủ nhận. Thế nhưng,
trong sâu thẳm của nhận thức luận, hai “Nhà” đang nói ở đây đều giảng giải về cùng một
hiện tượng khách quan mà tội phạm học gọi là TÌNH HÌNH TỘI PHẠM – “Kriminalitaet”.
Sau đây, nhóm chúng em xin trình bày nhận thức của nhóm về tình hình tội phạm.


II. NỘI DUNG
1. Định nghĩa tình hình tội phạm:
“Tình hình tội phạm” là một thuật ngữ đặc thù của tội phạm học. Trong các tài liệu
tội phạm học, chúng ta thường nhìn thấy các thuật ngữ: tình hình tội phạm, tình hình các
tội phạm về ma túy, tình hình các tội phạm về tham nhũng, tình hinhd tội phạm giết người,
… Nghiên cứu về tình hình tội phạm giúp ta hiểu được “bức tranh” toàn cảnh về tội phạm
(hoặc nhóm tội phạm hoạc một tội nào đó trong một khoảng thời gian, không gian nhất
định).
Tình hình tội phạm là một nội dung quan trọng của tội phạm học bởi vì, việc hoạch
định các chính sách phòng ngừa tội pham nhằm kiểm soát tội phạm trước hết phải dựa trên
cơ sở nghiên cứu toàn diện về tình hình tội phạm; trên cơ sở những đặc trưng của tình hình
tội phạm, qua các thông số về thực trạng của tình hình tội phạm, diễn biến của tình hình tội
phạm, cơ cấu của tình hình tội phạm, tính chất của tình hình tội phạm để từ đó có giải pháp
phòng ngừa tương ứng, ngăn chặn kịp thời sự gia tăng tỉ lệ tội phạm, kiểm soát tội phạm
2


có hiệu quả. Tuy nhiên, trong các tài liệu tội phạm học lưu hành ở nước ta hiện nay còn có
nhiều quan điểm khác nhau khi tình bày vấn đề tình hình tội phạm. Điều này tất yếu dẫn
đến nhận thức không thống nhất ở người đọc và người học nhất là khi tài liệu đó là giáo
trình dùng cho các cơ sở đào tạo luật. Vì vậy, vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là hiểu thế
nào về tình hình tội phạm.
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt, “tình hình”được hiểu là: “Tổng thể nói chung những
sự kiện, hiện tượng có quan hệ với nhau, diễn ra trong một không gian, thời gian nào đó
cho thấy một tình trạng hoặc xu thế phát triển của sự vật”.
Nếu xem xét tình hình tội phạm trong xã hội, ta sẽ thấy nó không phải luôn luôn ở
trạng thái tĩnh mà ngược lại, tùy từng giai đoạn lịch sử, nó có thể ở trạng thái tăng hoặc
giảm với các mức độ khác nhau nghĩa là nó luôn ở xu thế động. Mặt khác khi tìm hiểu về
tình hình tội phạm học, ta sẽ thấy trong đó có nhiều sự kiện có quan hệ với nhau, ảnh
hưởng với nhau ở mức độ nhất định.

Theo TS. Dương Tuyết Miên cho rằng, quan điểm của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa
về tình hình tội phạm đã lột tả đúng bản chất của tình hình tội phạm và giúp ta phân biệt
rõ ràng giữa tội phạm và tình hình tội phạm cũng như cách nhìn nhận về tình hình tội
phạm dưới góc độ tội phạm học. Kế thừa và phát triển quan điểm của GS.TS. Nguyễn
Ngọc Hòa, theo TS. Dương Tuyết Miên thì nên hiểu tình hình tội phạm như sau: “Tình
hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc
một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định.
Tình hình tội phạm được thể hiện thông qua thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của
tình hình tội phạm, trên cơ sở đó giúp cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng được các
biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp với thực tiễn”.
2. Các quan điểm khác nhau về tình hình tội phạm:
Hiện nay có khá nhiều quan điểm quan niệm khác nhau về tình hình tội phạm,
nhưng theo quan điểm của nhóm, nên xem xét tình thinh tội phạm qua cách nhận thức của
3 quan điểm lớn sau đây:
3


Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội pháp
lý mang tính tiêu cực, được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai cấp bao gồm tổng thể
thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và
trong khoảng thời gian nhất định”. Trong quan niệm về tình hình tội phạm này có bộc lộ
một cách nhìn nhận vấn đề không hợp lý, đó là: tình hình tội phạm mang tính giai cấp, trên
thực tế không phải bao giờ mọi tội phạm trong xã hội cũng đều phát sinh từ xung đột
quyền lợi giữa các giai cấp đối kháng - giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, vẫn có
những tội phạm phát sinh có thể là do những mục đích, động cơ, hay hoàn cảnh khác nhau
mà không thể quy chúng về cùng một nguyên nhân là mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi
ích giai cấp được. Tuy nhiên có thể nói ưu điểm của nhận định này là nhìn nhận tình hình
tội phạm trong một khoảng thời gian và không gian nhất định là khá phù hợp bởi vì như
vậy sẽ phù hợp với quy luật vận động của tự nhiên dựa trên quan điểm duy vật biện chứng,
vì rằng tình hình tội phạm không hề bất biến mà nó luôn vận động, luôn thay đổi theo thời

gian và không gian nhất định. Và nếu xem xét tình hình tội phạm dưới góc độ pháp lý cũng
là một điểm hợp lý của quan niệm này.
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực,
trái pháp luật hình sự, mang tính giai cấp và thay đổi theo quá trình lịch sử được thể hiện
ở tổng hợp các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong một khoảng thời gian nhất
định”. Theo quan niệm này, dường như tác giả đã có sự đồng nhất giữa tình hình tội phạm
và khái niệm tội phạm . Ở đây cần có sự phân biệt rõ rằng tình hình tội phạm là một thuật
ngữ của tội phạm học và tìm hiểu về tình hình tội phạm phải dưới góc độ nghiên cứu của
tội phạm học chứ không phải là dưới góc độ của luật hình sự; và trên thực tế, luật hình sự
cũng chỉ đề cập đến tội phạm và các vấn đề liên quan như hình phạt và các chế định liên
quan đên tội phạm và hình phạt chứ không hề đề cập đến khái niệm tình hình tội phạm,
cho nên không thể đánh giá tình hình tội phạm mang tính trái pháp luật được. Ngoài ra,
quan niệm này cũng thể hiện sự hạn chế khi đánh giá tình hình tội phạm mang tính giai cấp
(vì lý do như đã phân tích ở trên). Ưu điểm của quan điểm này cũng là ở chỗ: khi xem xét

4


tình thình tội phạm là xem xét nó trong một không gian và thời gian nhất định, phù hợp
với quy luật phát triển chung.
Quan điểm thứ ba cho rằng: “Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động
của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc loại tội phạm) đă xảy ra trong đơn vị không
gian và đơn vị thời gian xác định. Tình hình tội phạm được thực hiện thông qua thực
trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tinh hình tội phạm, trên cơ sở đó giúp cho các cơ
quan có thẩm quyền xây dựng được biện pháp phòng ngừa sát với thực tiễn” . Quan điểm
này đã đưa ra cách nhìn nhận đầy đủ nhất về tình hình tội phạm dưới góc độ tội phạm học.
3. Các nội dung của tình hình tội phạm:
Các nội dung – bộ phận hợp thành của tình hình tội phạm có quan hệ, ảnh hưởng
đến nhau ở mức độ nhất định, tạo nên bức tranh tổng thể về tội phạm – tình hình tội phạm.
Các bộ phận hợp thành của tình hình tội phạm bao gồm: Thực trạng của tình hình tội

phạm, diễn biến (động thái) của tình hình tội phạm, cơ cấu của tình hình tội phạm, tính
chất của tình hình tội phạm. Các bộ phận hợp thành này có hai loại:
+ Đặc điểm về lượng của tình hình tội phạm bao gồm: thực trạng và diễn biến của
tình hình tội phạm.
+ Đặc điểm về chất của tình hình tội phạm bao gồm: cơ cấu và tính chất của tình
hình tội phạm.
a) Thực trạng của tình hình tội phạm:
Thực trạng của tình hình tội phạm là tổng hợp các số liệu về vụ phạm tội đã xảy ra,
số lượng người thực hiện các tội đó và số lượng người được coi là nạn nhân trên một địa
bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định.
Để có cái nhìn khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng của tình hình tội
phạm, người nghiên cứu trước hết cần phải đồng thời phải dựa vào số liệu về tội phạm rõ
và số liệu về tội phạm ẩn. Sở dĩ phải có sự kết hợp này vì không phải mọi tội phạm xảy ra
trên thực tế đều bị phát hiện và bị xử lý hình sự. Có khá nhiều tội phạm xảy ra trên thực tế

5


nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên không bị phát hiện và do vậy, không bị xử lý
về hình sự.
• Vấn đề thứ nhất – Tội phạm rõ:
Hiện nay, nhin chung, đa phần các tài liệu tội phạm học lưu hành ở Việt Nam đều
cho rằng tội phạm rõ là tội phạm đã bị điều tra, truy tố, xét xử về hình sự và có trong thống
kê hình sự. Như vậy, thời điểm để xác định tội phạm rõ là khi tội phạm bị đưa ra xét xử về
hình sự và có trong thống kê hình sự hay nói cách khác, con số về tội phạm được thống kê
chính thức bởi cơ quan Tòa án là tội phạm rõ. Số liệu này được cơ quan Tòa án thống kê
hàng năm. Sở dĩ có quan điểm về thời điểm xác định tội phạm rõ như vậy là vì các tài liệu
này đều cho rằng thống kê xét xử hình sự của Tòa án có tính chính xác cao, ổn định vì đây
là giai đoạn cuối cùng của quá tình chứng minh. Mặt khác, thực tế cũng cho thấy số người
bị Tòa án xử oan là hãn hữu.

Tuy nhiên, theo TS. Dương Tuyết Miên lại có quan điểm khác về tội phạm rõ mà
thực chất chính là thời điểm xác định tội phạm rõ. Thời điểm được coi là tội phạm rõ khá
sớm ngay từ khi cơ quan cảnh sát nhận được tin báo về tội phạm và có sự xác nhận của cơ
quan cảnh sát hoặc cơ quan áp dụng luật khác là hành vi đó vi phạm pháp luật. Sở dĩ xác
định thời điểm tội phạm rõ như vậy vì Tiến sĩ cho rằng thống kê của cơ quan cảnh sát phản
ánh đầy đủ, bao quát hơn số liệu xét xử hình sự của Tòa án vì nhân tố quan trọng phản ánh
thực trạng của tình hình tội phạm chính là số vụ án hình sự xảy ra trên thực tế.
Mặc dù số liệu xét xử của Tòa án có hạn chế nhất định nhưng khi đánh giá về thực
trạng về tình hình tội phạm vẫn cần tham khảo số liệu này để thấy rõ sự chênh lệch về số
vụ án xảy ra trên thực tế và số vụ án được đưa ra xét xử hình sự. Từ đó, cơ quan chức năng
sẽ đánh giá về hiệu quả hoạt động của mình để có những cải cách cần thiết thúc đẩy công
tác phát hiện tội phạm cũng như hoạt động điều tra, truy tố, xét xử có hiệu quả.
• Vấn đề thứ hai – Tội phạm ẩn:
Thuật ngữ tội phạm ẩn do Adolphe Quetelet, nhà thiên văn học, toán học, xã hội
học của Bỉ đưa ra lần đầu tiên vào năm 1830. Chính Adolphe Quetelet là người đầu tiên đã

6


đưa ra thuật ngữ “dark figure of crime” và là người dày công nghiên cưu tội pham ẩn cũng
như vấn đề thống kê tội phạm.
Nghiên cứu về thực trạng của tình hình tội phạm không chỉ dựa vào con số về tội
phạm rõ mà còn phải dựa vào việc đánh giá về tội phạm bởi số liệu tội phạm rõ chỉ phản
ánh được phần nào tình hình tội phạm. Nhiều nhà tội phạm học cho rằng, số lượng tội
phạm ẩn lớn hơn 6 đến 10 lần tội phạm rõ. Điều này có nghĩa là số lượng tội phạm “nằm
trong bóng tối” không bị trừng trị bởi pháp luật chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng số tội pham,
dẫn đến việc các nhà tội phạm học và xã hội học đưa ra thuật ngữ tội phạm ẩn và nghiên
cứu về nó.
Có nhiều quan niệm về tội phạm ẩn nhưng đa số nhắc tới hai đặc tính của nó. Đó là:
+ Chưa được tường thuật hoặc chưa bị phát hiện;

+ Không có trong thống kê hình sự chính thức.
Theo quan điểm của TS.Dương Tuyết Miên thì tội phạm ẩn được hiểu như sau: Tội
phạm ẩn là số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực hiện trên thực tế nhưng không
được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện (một cách chính
thức) và do vậy chưa bị đưa ra xét xử, chưa có trong thống kê hình sự chính thức.
Để xác định tội phạm ẩn, các nhà tội phạm học trên thế giới thường tiến hành hai
phương pháp điều tra sau đây:
- Điều tra về tội phạm tự tường thuật (offender self – report surveys). Để tiến hành các
cuộc điều tra loại này, các nhà nghiên cứu phải cam kết giữ bí mật danh tính của người
tham gia tự tường thuật về tội phạm đã thực hiện, đảm bảo để họ không phải lo lắng về sự
tiết lộ thông tin với người tiến hành điều tra cũng như không sợ hãi sẽ bị bắt giữ và bị xử
lý về hình sự do đã thực hiện tội phạm.
Đối tượng mà các nhà nghiên cứu hướng tới là người trẻ tuổi. Kết quả thu được từ
Điều tra về tội phạm tự tường thuật cho thấy số tội phạm xảy ra trên thực tế cao hơn rất
nhiều so với số tội phạm có trong thống kê chính thức. Tuy nhiên, phương pháp này cũng
có một số hạn chế. Cụ thể là do đối tượng được nghiên cứu thường nhầm vào người trẻ
tuổi – diện nghiên cứu còn chưa rộng và sự tự tường thuật của một số người có thể không
7


trung thực hoặc do tội phạm xảy ra đã lâu so với thời điểm tự tường thuật, do vậy có thể
đưa tới kết quả nghiên cứu chỉ mang tính chính xác tương đối.
- Điều tra về nạn nhân của tội phạm học (the victimization survey). Với loại điều tra
này, nhà nghiên cứu cũng phải cam kết giữ bí mật danh tính của nạn nhân tham gia tự
tường thuật bởi vì sự tiết lộ danh tính của họ trong nhiều trường hợp có thể gây bất lợi cho
nạn nhân (nhất là đối với nạn nhân của nhóm tội xâm phạm tình dục, tội phạm bạo lực gia
đình). Điều cần chú ý là việc thiết kế mẫu điều tra về nạn nhân của tội phạm phải khác với
mẫu điều tra về tội phạm tự tường thuật vì đây là những đối tượng nghiên cứu khác nhau.
Hạn chế của phương pháp này không phải là nạn nhân nào cũng tường thuật đúng sự thật
do e ngại bị ảnh hưởng đến đời sống riêng tư hoặc do thái độ bất hợp tác,… Mặt khác, diện

nghiên cứu của phương pháp này có thể không bao quát được hết tất cả các nạn nhân của
tội phạm, do vậy kết quả nghiên cứu theo phương pháp này cũng chỉ có tính chính xác
tương đối. Bên cạnh đó còn có một số tội phạm không có nạn nhân, do vậy trường hợp này
không thể tiến hành phương pháp Điều tra về nạn nhân của tội phạm.
Ngoài hai phương pháp trên, để xác định tội phạm ẩn còn có thể dựa vào một số
nguồn khác như: số liệu từ bệnh viện, trạm y tế để xác định tội phạm ẩn đối với một số tội
như tội phạm giao thông, tội cố ý gây thương tích. Số liệu từ các trung tâm tư vấn, trợ giúp
pháp lý, trung tâ hỗ trợ nạn nhân, nhà tam lánh để xác định tội phạm ẩn đối với một số tội
như nhóm tội phạm tình dục, tội phạm gia đình.
Khi nghiên cứu về thực trạng của tình hình tội phạm, ngoài việc làm sáng tỏ tội
phạm rõ và tội phạm ẩn, người nghiên cứu còn phải làm sáng tỏ các vẫn đề sau:
+ Chỉ số tội phạm: Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến tội phạm
trong dân cư. Khi đánh giá tình trạng của tình hình tội phạm không thể bỏ qua chỉ số tội
phạm, nhất là khi đánh giá thực trạng của tình hình tội phạm qua các khoảng thời gian
khác nhau trên một địa bàn hoặc ở các địa bàn khác nhau trong cùng khoảng thời gian nhất
định, Chỉ số tội phạm được tính theo tỉ lệ số tội phạm (hoặc vụ phạm tội) trên 100.000
người dân (hoặc 10.000 dân). Cần lưu ý là chỉ số tội phạm luôn được xác định gắn liền với
một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định. Ví dụ số vụ phạm tội cướp tài
8


sản trên địa bản tỉnh N là 535 vụ trong năm 2007. Dân cư của tỉnh N năm 2007 lad
320.000 người. Do đó chỉ số cướp tài sản trên địa bàn tỉnh N năm 2007 sẽ là: (535 x
100.000) : 320.000 = 1.66.
+ Thông số về nạn nhân: Thông số về nạn nhân đóng vai trò quan trọng trong việc mô tả
thực trạng của tình hình tội phạm. Để làm sáng tỏ thông số về nạn nhân cần làm rõ các vấn
đề sau đây: Số lượng nạn nhân; Thông tin về đặc điểm nhân thân của nạn nhân; Thiệt hại
mà nạn nhân phải gánh chịu như thiệt hại về thể chất, vật chất, tâm lý; Tình huống trở
thành nạn nhân. Những thông tin này rất quan trọng đối vói cơ quan hoạch định chính sách
phòng ngừa nhằm giúp các cơ quan này đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tế cũng

như phải có biện pháp cảnh báo người dân để họ chủ động phòng tránh không trở thành
nạn nhân của tội phạm.
b) Diễn biến của tình hình tội phạm:
Khái niệm: Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi thực trạng của tội phạm xét về
mức độ và tính chất theo thời gian trong đơn vị thời gian xác định.
Diễn biến tội phạm là một trong những nội dung của tình hình tội phạm mà việc phân tích
nội dung này cho phép dự đoán xu hướng vận động của tội phạm trong thời gian tiếp theo.
Diễn biến của tìn hình tội phạm có thể là diễn biến của tội phạm nói chung hay diễn biến
của một nhóm tội cụ thể hay một tội phạm cụ thể nào đó.
Yếu tố tác động: Diễn biến của tình hình tội phạm có thể bị thay đổi do tác động
của hai loại yếu tố:
- Các yếu tố xã hội: sự tăng trưởng hay thoái hóa của nền kinh tế, vấn đề di dân, sự gia
tăng dân số ở các thành phố lớn, sự chênh lệch mức sống của người dân…
- Sự thay đổi về mặt pháp lí trong đó, sự thay đổi của pháp luật hình sự trong việc mở rộng
hoặc thu hẹp tội phạm cũng như biện pháp xử lí hình sự cũng ảnh hưởng đáng kể đến xu
hướng vận động của tội phạm.
Phương pháp đánh giá diễn biến tình hình phạm tội: Khi đánh giá tình hình tội
phạm phải đánh giá tình hình tội phạm thực, bao gồm cả tội phạm rõ và tội phạm ẩn. Đặc
9


biệt, khi đánh giá diễn biến của tội phạm lại càng phải chú ý điều này. Đánh giá diễn biến
của tội phạm khi dựa trên số liệu tội phạm rõ chỉ đảm bảo độ chính xác khi độ ẩn có sự ổn
định tương đối.
Hiện nay, khi nói đến diễn biến của tội phạm, các tác giả nghiên cứu thường chỉ đề cập đến
sự diễn biến về mức độ. Theo đó, các số liệu được dùng để đánh giá diễn biến chỉ được bó
hẹp trong hai loại số liệu là số liệu về tổng tội phạm đã xảy ra và tổng người phạm tội đã
thực hiện các tội phạm đã xảy ra đó.
Nghiên cứu diễn biến của tội phạm, ngoài việc đánh giá xu hướng vận động của tội phạm
xét về đặc điểm định lượng còn đòi hỏi phải so sánh các số liệu phản ánh thực trạng của tội

phạm xét về tính chất (đặc điểm định tính). Đây là đòi hỏi phức tạp hơn nhưng cũng quan
trọng hơn. Khi nghiên cứu diễn biến của tội phạm xét về đặc điểm định lượng, chỉ cần
đánh giá hai loại số liệu - số liệu về tổng tội phạm và số liệu về tồng người phạm tội. Đó
là yêu cầu chung của tất cả các trường hợp được nghiên cứu. Nhưng khi nghiên cứu diễn
biến của tội phạm xét về đặc điểm định tính thì vấn đề không đơn giản như vậy. Người
nghiên cứu phải tự dự kiến các dữ liệu phản ánh thực trạng của tội phạm xét về tính chất
cần được so sánh – so sánh để thấy được xu thế vận động. Đó có thể là các số liệu hàng
năm trong phạm vi nghiên cứu về loại tội (tỉ lệ tội cố ý, tỉ lệ tội rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng…); về hình thức phạm tội (tỉ lệ vụ phạm tội với hình thức đồng phạm, đồng
phạm có tổ chức), về công cụ, phương tiện phạm tội (tỉ lệ các vụ phạm tội sử dụng vũ khí,
vũ khí nóng…), về thủ đoạn phạm tội (tỉ lệ vụ phạm tội có sử dụng quyền hạn, chức vụ…)
c) Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm:
Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm là những đặc điểm về chất của tình hình
tội phạm. Giữa cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm có quan hệ mật thiết với nhau.
Trên cơ sở tìm hiểu về cơ cấu theo những tiêu chí khác nhau thì người nghiên cứu có thể
rút ra những đặc điểm đặc trưng, có tính chất nổi bật của tình hình tội phạm.
Nghiên cứu cơ cấu của tình hình tội phạm thực chất là tìm hiểu nội dung bên trong
của tình hình tội phạm, tìm ra những điểm riêng biệt của nó. Cơ cấu của tình hình tội phạm
10


là tỉ trọng, mối tương quan giữa nhân tố bộ phận và tổng thể của tình hình tội phạm trong
khoảng thời gian nhất định và trên địa bàn nhất định. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà
người nghiên cứu có thể xác định nhân tố bộ phận cũng như tổng thể là gì đê từ đó tìm ra
tỷ trọng cũng như mối tương quan tương ứng. Cơ cấu của tình hình tội phạm có thể dược
xác định theo những tiêu chí sau:
+ Cơ cấu của THTP theo tên chương các tội phạm cụ thể của BLHS: loại cơ cấu sẽ
được tính theo tỷ trọng giữa các tội của từng chương đã xáy ra với tổng số các tội phạm đã
xảy ra. Loại cơ cấu này thường dùng để xác định THTP nói chung.
+ Cơ cấu của THTP theo tội danh cụ thể của BLHS: loại cơ cấu này thường được

xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm của nhóm tội nào đó.
+ Cơ cấu của THTP theo phân loại tội phạm – tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm
trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng (Điều 8 khoản 3 BLDS). Loại cơ cấu
này xác định từng loại tội phạm chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng số các 4 lọai tội phạm
nói trên. Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu số người phạm từng loại tội chiếm tỷ lệ như thế
nào trong tổng số người phạm 4 loại tội đó. Loại cơ cấu này được xác định khi nghiên cứu
tình hình tội phạm nói chung hoặc tình hình tội phạm của nhóm tội hoặc một tội danh cụ
thể nào đó.
+ Cơ cấu của THTP theo hình thức lỗi. Theo loại cơ cấu này, sẽ xác định loại tôi
phạm cố ý, vô ý xảy ra chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy ra; cũng như số
người phạm tội cố ý hoặc vô ý chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số người phạm tội của
các tội với các hình thức lỗi khác nhau. Loại cơ cấu này thường được xác định khi nghiêm
cứu tình hình tội phạm nói chung hoặc tình hình tội phạm của một nhóm tội nào đó.
+ Cơ cấu của THTP theo hình thức phạm tội. Theo loại cơ cấu này, sẽ xác định tội
phạm xảy ra dưới hình thức đồng phạm, đơn lẻ và nhất là phạm tội có tổ chức chiểm tỉ lệ
bao nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy ra. Loại cơ cấu này được xác định khi nghiêm cứu
tình hình tội phạm nói chung hoặc tình hình tội phạm của nhóm tội phạm một tội danh cụ
thể nào đó.

11


+ Cơ cấu của THTP theo địa bàn phạm tội. Theo loại cơ cấu này, sẽ xác định tội
phạm xảy ra ở thành phố lớn, tội phạm xảy ra ở nông thôn chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong
tổng số tội phạm xảy ra trên thực tế, … Loại cơ cấu này được xác định khi nghiên cứu tình
hình tội phạm nói chung hoặc tình hình tội phạm của nhóm tộ hoặc một tội cụ thể nào đó.
+ Cơ cấu của THTP theo loại hình phạt áp dụng cho người phạm tội. Loại cơ cấu
này xác định từng loại hình phạt được áp dụng chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số hình
phạt được áp dụng, Loại cơ cấu này được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói
chung hoặc tình hình tội phạm của nhóm tội hoặc một tội danh cụ thể.

+ Cơ cấu của THTP theo dạng thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra . Theo loại cơ
cấu này xác định thiệt hại về thể chất, tài sản chiềm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số các vụ
án đã xảy ra. Loại cơ cấu này được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung.
+ Cơ cấu của THTP theo đặc điểm về nhân thân của người bị kết án. Loại cơ cấu
này được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội phạm của
một nhóm tội hoặc của một tội danh cụ thể nào đó.
+ Cơ cấu của THTP theo động cơ phạm tội. Loại cơ cấu này được xác định khi
nghiên cứu tình hình tội phạm của nhóm tội hoặc một tội cụ thể nào đó.
+ Cơ cấu của THTP theo đặc điểm của công cụ, phương tiện, thời gian phạm tội.
Loại cơ cấu này được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm của một tội danh nào đó.
+ Cơ cấu của THTP theo đặc điểm mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội .
Loại cơ cấu này được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm của một tội danh cụ thể
nào đó.
Để biểu đạt cơ cấu của THTP được sinh động, rõ nét, người nghiên cứu nên sử dụng
các bảng thống kê và đặc biệt là biểu đồ thống kê phù hợp. Điều này sẽ giúp cho người đọc
dễ dàng nhận biết được cơ cấu của tình hình tội phạm theo tiêu chí đánh giá. Tính chất của
tình hình tội phạm được làm sáng tỏ sau khi đã có sự nghiên cứu cơ cấu của tình hình tội
phạm. Chỉ khi cơ cấu của tình hình tội phạm một cách kĩ lưỡng theo các tiêu chí khác nhau
thì tính chất của tình hình tội phạm càng định hình rõ nét, “bức tranh” về tội phạm càng
thêm được sáng tỏ.
12


Tính chất của tình hình tội phạm phản ánh những đặc điểm đặc trưng, nổi bật nhất
trong cơ cấu của tình hình tội phạm. Trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ có định
hướng tập trung trong việc tìm ra nguyên nhân của tội phạm cũng như có giải pháp phòng
ngừa tội phạm sát với thực tế. Ví dụ qua tìm hiểu cơ cấu của tình hình tội phạm về ma túy
(trên địa bàn tỉnh X) theo hình thức phạm tội, người nghiên cứu sẽ phát hiện được tội
phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm chiếm tỉ lệ 75%, tội phạm thực hiện dưới
hình thức đơn lẻ là 25%, từ đó rút ra tính chất của tình hình tội phạm về ma túy là đặc

trưng bởi hình thức đồng phạm, từ đó có những giải pháp phòng ngừa tập trung đối với các
băng nhóm tội phạm ma túy.
III. KẾT LUẬN
Tình hình tội phạm là hiện tượng cũng giống như bao hiện tượng khác của thế giới
khách quan, khi hình thành và tồn tại trong xã hội thì nó là một chỉnh thể, tức là bao giờ
cũng có hai mặt: Mặt bản chất và mặt bộc lộ bản chất đó. Đây là thuộc tính của thế giới vật
chất. Qua nghiên cứu về tình hình tội phạm là đã nghiên cứu phần nào về tội phạm học.

13


PHỤ LỤC
MỘT SỐ SÔ LIỆU, BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
Phụ lục 1. BIỂU ĐỒ: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ BỊ BẮT GIỮ GIAI
ĐOẠN 1994 - 2001

Năm

1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Số tội phạm ma
8179 3998 6651 14266 18772 22835 19500 21103
tuý bị bắt giữ
Số vụ phạm tội
về ma tuý bị bắt 2778 2584 3813 7025 9110 11768 10300 12811
giữ
Nguồn: Văn phòng Thường trực Phòng chống ma túy - Bộ Công an.
Báo cáo sơ kết công tác phòng chống ma tuý 6 tháng đầu năm 2002.

14



Phụ lục 2: Số vụ cũng như số bị cáo phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và
bảo vệ rừng so sánh với tội phạm nói chung của từng năm, từ năm 2005 đến năm
2009

Nhóm tội
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng cộng

Tội
VPCQĐVKTVBVR
(1)
Số vụ/ Số bị cáo
133/140
71/75
161/186
140/160
176/202
681/763

Tội phạm nói
chung (2)
Số vụ/ Số bị cáo


Tỷ lệ %
(1) so với (2)

55.237/91.224
62.116/103.733
62.793/107.518
63.040/109.338
65.462/114.344
308.648/526.15
7

0,24%/0,15%
0,11%/0,07%
0,25%/0,17%
0,22%/0,14%
0,26%/0,17%
0,22%/0,14%

Phụ lục 3: Tổng quan theo giai đoạn 3 năm của THTP ở Việt Nam từ 1986 đến 2008
Giai đoạn
1986-1988
1989-1991
1992-1994
1995-1997
1998-2000
2001-2003
2004-2006
2006-2008

Tổng số án phải xét xử sơ

thẩm hình sự
Vụ
Bị cáo
66.896
119.770
68.185
114.570
79.003
127.776
130.239
209.305
163.719
256.443
153.348
230.119
181.753
303.349
197.282
342.135

Số trung bình năm
Vụ
22.299
22.728
26.334
43.413
54.573
51.116
60.584
65.761


15

Bị cáo
39.923
38.190
42.592
69.768
84.481
76.706
101.116
114.045

Tỉ lệ bị cáo/vụ
%
179,04
168,03
161,74
160,71
156,64
150,06
166,90
173,42


Phụ lục 4: THTP giai đoạn 1986 - 1988 với các tội danh có mức độ phạm tội cao nhất,
từ 4 con số trở lên

Tội danh
Giết người

Cố ý gây thương tích
Cướp tài sản
Trộm cắp
Lừa đảo
Đánh bạc
Tham ô
Trốn đi*
Tổng số

1986

1987

1988

Bị cáo

Bị cáo

Bị cáo

Cộng

%

1.032
1.811
1.321
11.417
1.422

1.787
2.352
1.403
22.545

924
3.336
1.212
11.452
1.503
1.701
2.305
1.320
23.753

1.084
3.727
1.655
13.578
1.584
1.585
2.187
1.879
27.270

3.040
8.874
4.188
36.447
4.509

5.073
6.835
4.602
73.568

3,09
9,02
4,26
37,04
4,58
5,16
6,95
4,68
74,77

Phụ lục 5: THTP giai đoạn 2001 - 2003 với các tội danh có mức độ phạm tội cao nhất,
từ 4 con số trở lên

Tội danh
Giết người
Cố ý gây thương tích
Hiếp dâm + Hiếp dâm trẻ em
Cướp tài sản
Cướp giật
Trộm cắp
Lừa đảo
Lạm dụng tín nhiệm
Mua bán, … ma túy
Gây rối trật tự công cộng
Đánh bạc + tổ chức

Vi phạm giai thông đường bộ
Chứa mại dâm + Môi giới
Tổng số

2001

2002

2003

Bị cáo

Bị cáo

Bị cáo

Cộng

%

1.534
4.992
1.376
3.279
2.605
16.265
2.088
1.308
9.810
1.264

1.202
3.203
1.264
50.190

1.487
5.126
1.383
3.287
2.756
16.117
2.174
1.545
11.486
875
2.218
3.843
1.125
53.422

1.911
5.567
1.282
4.232
2.577
16.301
2.597
1.384
11.765
1.109

4.646
4.376
1.295
59.042

4.932
15.685
4.041
10.789
7.938
48.683
6.859
4.237
33.061
3.248
8.066
11.422
3.684
162.654

2,64
8,38
2,16
5,77
4,24
26,01
3,67
2,26
17,67
1,74

4,31
6,10
1,97
86,92

16


Phụ lục 6: Mức độ của THTP ở Việt Nam hiện nay xét theo những tội danh có mức
độ phạm tội cao hơn cả (từ 4 con số trở lên)
2004

2005

2006

2007

2008

Tổng

TT

Điều
luật

Bị cáo

Bị cáo


Bị cáo

Bị cáo

Bị cáo

Bị cáo

Tỷ phần
%

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17


93
104
133
135
136
138
139
140
143
194
202
231
245
248
249
254
257

3.377
9.210
5.552
1.157
3.264
20.859
3.113
1.412
1.051
12.825
6.061
388

1.312
7.248
2.702
1.159
1.032

3.302
8.905
4.882
1.211
3.397
24.300
2.803
1.520
1.444
13.282
5.633
645
1.438
8.357
2.593
971
1.280

3.542
9.936
5.628
1.340
3.793
26.405

3.144
1.539
1.701
13.848
5.728
958
1.395
9.337
2.307
1.016
1.242

3.320
10.913
6.049
1.284
5.216
25.454
3.227
1.581
2.520
13.160
6.588
2.153
1.454
13.144
3.705
1.034
1.235


3.587
10.761
6.117
1.184
5.182
30.239
3.053
1.365
2.439
14.459
6.416
1.822
1.333
14.893
4.018
852
1.393

17.128
49.725
28.228
6.176
20.852
127.257
15.340
7.417
9.155
67.574
30.426
5.966

6.932
52.979
15.325
5.032
6.182
471.694
526.334

3,25
9,45
5,36
1,17
3,96
24,18
2,91
1,41
1,74
12,84
5,78
1,13
1,32
10,07
2,91
0,96
1,17
89,62%
100%

17



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Khái niệm tình hình tội phạm với những hệ lụy của sự dễ tính trong khoa
học”, TS. Phạm Văn Tỉnh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11 (259)/2009, tr.6165.
2. “Khái niệm tội phạm và tình hình tội phạm dưới góc độ của tội phạm học”,
TS. Phạm Văn Tỉnh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2007, tr. 73-79.
3. “Bàn về tình hình tội phạm”, TS. Dương Tuyết Miên, Tạp chí Tòa án nhân
dân, số 24, tháng 12/2007, tr.5-12.
4. “Giáo trình Tội phạm học”, TS, Dương Tuyết Miên (chủ biên), Nxb. Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội, 2010.
5. “Giáo trình Tội phạm học”, GS-TS. Võ Khánh Vinh, Nxb. CAND, Hà Nội,
2008.
6. “Giáo trình Tội phạm học”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2012.
7. “Giáo trình Tội phạm học”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2003.
8. TS. Dương Tuyết Miên, “Tội phạm học nhập môn”, Nxb.CAND, Hà Nội,
2009.
9. Thạc sĩ Phạm Văn Tỉnh, ”Một số vấn đề lý luận tình hình tội phạm Việt
Nam”, Nxb. Tư pháp, 2007.
10. Bộ nội vụ, tổng cục cảnh sát nhân dân, đề tài KX. 04. 14, ”Tội phạm ở Việt
Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, Nxb. CAND, 1994
11. Hocvientuphap.edu.vn.
12.

/>
toi-pham-o-Viet-Nam-qua-so-lieu-thong-ke-tu-nam-1986---2008.html

18




×