Đánh giá những biểu hiện ban đầu hướng đến xã hội tiêu dùng bền vững tại TP.Hồ Chí Minh
TS. Lê Văn Khoa
Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
Tiêu dùng bền vững được xem như đối trọng của sản xuất bền vững hướng đến mô hình phát
triển bền vững của xã hội. Nhận thức về bảo vệ môi trường (BVMT) của cộng đồng càng cao dẫn
đến nhu cầu của họ trong việc thực hiện các giải pháp BVMT ngày càng tăng. Tại TP. Hồ Chí
Minh trong những năm gần đây, một số chương trình và hoạt động môi trường của cộng đồng liên
quan đến chủ đề tiêu dùng bền vững đã dần xuất hiện như: Ngày hội Tái chế chất thải, Tháng hành
động không sử dụng túi nhựa, Chiến dịch tiêu dùng sản phẩm Xanh. Những sự kiện này, ít nhiều
đã tạo những dấu ấn nhất định và thu hút sự quan tâm và tham gia ngày càng nhiều của cộng đồng.
Thông qua việc đánh giá những sự kiện này và phân tích vai trò của các nhóm liên quan (người
dân, doanh nghiệp và chính quyền) trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình trên, bài báo
đề xuất những giải pháp và định hướng chính sách để duy trì và phát triển một mô hình xã hội tiêu
dùng bền vững tại TP. Hồ Chí Minh.
1. Mở đầu
Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang phải trả giá cho những vấn đề môi trường bởi sản
xuất và tiêu dùng quá mức. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã thúc đẩy tiêu dùng trong
sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Ở các thành phố, nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường là sự
phát triển sản xuất, gia tăng tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân cùng với gia tăng lượng chất
thải (rắn, lỏng, khí, nguy hại). Tiêu dùng bền vững chính là cách phòng ngừa tốt nhất, đảm bảo lợi
ích cho hiện tại và tương lai. Tiêu dùng thế nào để các tài nguyên tái tạo có thể tái tạo được và
giảm thiểu sự lãng phí các nguồn tài nguyên không tái tạo. Do vậy, tìm kiếm, áp dụng và nhân
rộng các mô hình tiêu dùng bền vững trong điều kiện Việt Nam hiện nay là nhiệm vụ cần thiết và
ưn tiên của các nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp và của cả cộng đồng.
Nghiên cứu nhằm đánh giá các biểu hiện ban đầu hướng đến xã hội tiêu dùng bền vững tại
TP. Hồ Chí Minh. Qua đó đề xuất các giải pháp, định hướng chính sách nhằm phát triển mô hình
xã hội tiêu dùng bền vững.
Để giải quyết các mục tiêu trên, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài
liệu; Phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phân tích hành vi và khảo sát thực tế; Lấy ý
kiến chuyên gia và ý kiến của các nhóm liên đới về các vấn đề liên quan.
2. Kết quả và thảo luận
Ngày hội tái chế chất thải (NHTCCT)
Từ năm 2008, NHTCCT được tổ chức tại TP.HỒ Chí Minh do UBND Thành phố chỉ đạo
thực hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường (Quỹ Tái chế chất thải) phối hợp cùng Thành Đoàn, Hội
Phụ nữ Thành phố, các Sở, ban, ngành và doanh nghiệp tổ chức, với thông điệp "Tái chế hôm nay
- Bền vững mai sau". Mục tiêu của Ngày hội nhằm gia tăng mối quan tâm và nâng cao nhận thức
cộng đồng về hoạt động Tiết giảm, Tái sử dụng và Tái chế chất thải (3T), từ đó hướng đến thay
đổi hành vi của người dân trong việc BVMT, đưa 3T trở thành thói quen hàng ngày trong cuộc
sống của người dân Thành phố.
Ngày hội diễn ra với các hoạt động sôi nổi như Phối hợp với Đoàn Thanh niên và Hội Phụ
nữ thu gom chất thải nguy hại phát sinh trong sinh hoạt của các hộ gia đình như pin, bóng đèn cũ,
ắc quy, bình đựng hóa chất; Đổi chất thải nguy hại lấy quà; ca nhạc, kịch về phân loại, tái chế rác;
Gặp gỡ các nhân vật nổi tiếng... Cuối cùng, Ban Tổ chức thống kê lượng chất thải nguy hại từ hộ
gia đình thu gom được và xử lý lượng chất thải nguy hại này.
NHTCCT được tổ chức khá thành công, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng về vấn đề
tái chế nói riêng cũng như BVMT nói chung. Sự thành công đó phải kể đến các yếu tố: Tính đa
dạng và tính mới của các hoạt động, tạo sức hút cho cộng đồng; Phù hợp xu thế quản lý môi
trường bền vững và Đáp ứng quyền lợi của các thành phần trong cộng đồng, do vậy nhận được sự
đồng thuận của xã hội.
Tháng hành động không sử dụng túi ni lông
Chương trình Tháng sử dụng túi thân thiện với môi trường do Sở TN&MT phối hợp Sở
KH&CN phát động nhằm vận động các nhà bán lẻ và người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố
giảm sử dụng túi ni lông thông qua các hoạt động cụ thể: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác
hại của túi ni lông đối với môi trường; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hợp lý túi ni lông,
thay thế túi ni lông bằng các loại túi đựng hàng thân thiện môi trường; Vận động các doanh nghiệp
(siêu thị, trung tâm thương mại) giảm sử dụng túi ni lông góp phần BVMT đồng thời xây dựng
hình ảnh thân thiện môi trường của doanh nghiệp.
Tháng sử dụng túi thân thiện với môi trường được triển khai tại các hệ thống siêu thị Coop
Mart, Satra, Big C, Maximark, Fivimart, Lotte trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh từ ngày 1-30/11/2010
cùng với sự hỗ trợ của Công ty bao bì Kim Nhật (tài trợ túi vải không dệt); Công ty Phúc Lê Gia
(tài trợ túi ni lông tự hủy); Công ty Giấy Sài Gòn (tài trợ giấy để xếp túi giấy) và Nhóm Tình
nguyện viên Hoa hướng dương (hỗ trợ xếp túi giấy).
Mặc dù lần đầu tiên được tổ chức, không sử dụng ngân sách nhà nước cũng như gặp nhiều
khó khăn trong kêu gọi tài trợ, chương trình đã vận động được hầu hết các hệ thống bán lẻ lớn trên
địa bàn thành phố tham gia chương trình, tạo được sự chú ý của giới truyền thông và sự ủng hộ
của cộng đồng. Kết quả khảo sát cho thấy, Chương trình thu hút được sự chú ý và có tác động đến
nhận thức của cộng đồng về tác hại của túi ni lông, đồng thời góp phần hình thành thói quen sử
dụng túi thân thiện với môi trường thay cho túi ni lông. Hình 3 và 4 là kết quả khảo sát ý kiến 100
khách hàng vào ngày 25/11/2010, do Quỹ Tái chế thực hiện “Chiến dịch tiêu dùng sản phẩm xanh”
Chiến dịch tiêu dùng sản phẩm xanh (TDSPX) là hoạt động thường niên (bắt đầu từ năm
2010) do UBND Thành phố chỉ đạo thực hiện, báo Sài Gòn giải phóng (SGGP) phối hợp cùng Sở
Công Thương và Hợp tác xã thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) tổ chức với thông điệp
"Hãy sử dụng sản phẩm xanh vì sức khỏe của chính bạn". Chiến dịch hướng đến mục đích định
hướng thói quen tiêu dùng, thông qua đó thực thi quyền được sử dụng các sản phẩm an toàn của
người tiêu dùng, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với cộng đồng và
môi trường. Chiến dịch TDSPX năm 2011 diễn ra với các hoạt động: Đạp xe tuyên truyền (diễu
hành kết hợp phát cẩm nang); Khu phố Xanh (lồng ghép định hướng về sống xanh, tiêu dùng
xanh...); Mua sắm xanh cùng người nổi tiếng; Khuyến khích TDSPX tại hệ thống siêu thị CO.OP-
MART...
Từ ngày 6/6 - 3/7/2011, hệ thống 46 siêu thị Co.op Mart áp dụng nhiều chương trình khuyến
mại khuyến khích tiêu dùng xanh như: Khách mua hàng trong thời gian này nếu có hóa đơn thanh
toán trên 200.000 đồng, sử dụng túi thân thiện môi trường và mua một hoặc nhiều sản phẩm của
doanh nghiệp xanh thì được tặng một coupon tiêu dùng xanh trị giá 10.000 đồng. Nhiều đơn vị
được chứng nhận doanh nghiệp xanh như Vinamilk, Kido, Unilever Vietnam, Colgate, Pal-molive
Việt Nam cũng đã cam kết bán giảm giá các sản phẩm xanh trong thời gian diễn ra Chiến dịch.
Ngoài ra, Co.op Mart cũng đã tặng 300.000 phiếu tiêu dùng xanh cho cộng đồng (10.000 đ/phiếu),
phát hành 1.000.000 cẩm nang mua sắm tăng cường quảng bá về sản phẩm xanh trong hệ thống
đến khách hàng [3]. Kết thúc Chiến dịch, theo Saigon Co.op, doanh thu của sản phẩm xanh tăng
30-40% so với tuần bình thường, cho thấy người tiêu dùng đã bắt đầu chấp nhận tiêu dùng sản
phẩm xanh và sản phẩm của doanh nghiệp xanh nếu được tuyên truyền, thông tin đầy đủ và nhận
được chế độ khuyến mại hợp lý. Có thể thấy rõ sự hưởng ứng của cộng đồng sẽ khiến các doanh
nghiệp phải có trách nhiệm hơn với cộng đồng. Đồng thời, các doanh nghiệp xanh cũng phải tìm
cách giảm giá thành ở mức cạnh tranh để duy trì bền vững sự TDSPX của cộng đồng.
Chương trình giảm sử dụng túi ni lông tại hệ thống siêu thị Metro Việt Nam
Đầu tháng 11/2007, với mục đích hạn chế lượng túi ni lông thải ra môi trường, hệ thống
Metro Cash&Carry Việt Nam tiến hành thực hiện chương trình "Metro cùng khách hàng BVMT".
Theo đó, các siêu thị Metro trên toàn quốc sẽ ngừng cung cấp miễn phí túi xốp đựng hàng như
trước đây. Khách hàng có thể mua loại túi xách Me tro để đựng hàng. Đây là loại túi sử dụng nhiều
lần được làm bằng sợi pp được bán ngay tại quầy thu ngân. Giá bán những chiếc túi này là 6.000
đồng/chiếc loại nhỏ và 7.000 đồng/chiếc loại lớn. Sau hơn 2 tháng chính thức triển khai, Chương
trình, lượng túi sử dụng nhiều lần Metro bán ra ổn định ở mức khoảng 80.000 túi trên toàn hệ
thống. Đồng thời, lượng túi ni lông phát miễn phí cho khách hàng hoàn toàn bằng không. Có thể
thấy, việc Metro triển khai thành công Chương trình "Túi sử dụng nhiều lần" là một dấu hiệu tốt
đối với việc nhân rộng chương trình trong tương lai. Các hệ thống siêu thị với quy trình khép kín
hoàn toàn có thể triển khai các biện pháp giảm sử dụng túi ni lông tương tự. Tuy nhiên, hình thức
và biện pháp lựa chọn cần được cân nhắc sao cho phù hợp với đặc trưng của từng hệ thống siêu thị
và đối tượng khách hàng.
3. Đề xuất và kết luận
Để giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, tránh những tổn thất môi trường và nâng cao hiệu
suất sử dụng các nguồn tài nguyên hướng đến một nền sản xuất và tiêu dùng bền vững (SPC), việc
xây dựng và thực hiện Chiến lược SCP tại Việt Nam cần dựa trên phương pháp luận vòng đời sản
phẩm. Quan điểm này vượt qua sự tập trung truyền thống lên nơi sản xuất và các quá trình sản
xuất mà hướng đến những tác động kinh tế, xã hội và môi trường của sản phẩm và dịch vụ trên
toàn bộ vòng đời sản phẩm. Từ đó, trong suốt vòng đời sản phẩm (quá trình thiết kế, sản xuất, tiêu
dùng và thải bỏ) ít phát sinh chất thải thì ít chi phí xử lý và hạn chế ô nhiễm môi trường thì càng
nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên. Có thể thấy rằng, tại Việt Nam, áp dụng cách tiếp cận 3R
(giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải) trong các hoạt động sản xuất và tiêu dùng là cần thiết
trong quá trình phát triển hướng đến SCP. Trước mắt, cần tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên chính
và sẽ mở rộng dần các mục tiêu SCP trong tương lai.
Trong thực tế ở nhiều nước, hoạt động SCP được giám sát bởi ủy ban Tư vấn hoặc Hội đồng
quốc gia bao gồm các chuyên gia từ Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Nhóm
công tác này thường là mở rộng của các Hội đồng môi trường và phát triển bền vững quốc gia
trước đó. Việc triển khai chương trình SCP do những nhóm liên đới chính đa ngành thực hiện do
bản chất đa ngành của các mô hình sản xuất và tiêu dùng và mối liên quan của rất nhiều các nhân
tố trong các vòng đòi sản phẩm và dịch vụ. Từ đó, các quan điểm và mục tiêu của chương trình sẽ
được ủng hộ rộng rãi. Tuy nhiên, những giải pháp này cần được các nhà chính trị chấp thuận để
được ưu tiên trong nghị trình chính sách của Chính phủ và địa phương.
Việc chọn các công cụ chính sách cho chương trình phụ thuộc lớn vào các mục tiêu và các
ưu tiên chính. Một số quốc gia thiên về các công cụ tự nguyện hơn là cưỡng chế. Một số nước
khác dựa vào cả công cụ tự nguyên và truyền thống. Các công cụ tự nguyện có thể kể như nhãn
sinh thái, thiết kế sinh thái và các hệ thống quản lý môi trường (EMS). Các công cụ truyền thống
như các tiêu chuẩn, quy định cưỡng chế, giáo dục và tập huấn cũng như các sắp xếp thể chế như
mua sắm công bền vững cũng thường được sử dụng. Công cụ kinh tế như thuế và trợ cấp cũng cần
thiết (tại Việt Nam, Luật thuế Môi trường đã có hiệu lực từ đầu năm 2012).
Két luận
Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng đang và sẽ phải trả giá cho những vấn đề
môi trường bởi sự tiêu dùng (sản xuất và cá nhân) quá mức. Để hạn chế nguy cơ này, sản xuất và
tiêu dùng phải hài hòa với BVMT, nhằm hướng đến việc giảm phát thải. Tại TP. Hồ Chí Minh
trong thời gian qua, một số các chương trình như Ngày hội tái chế chất thải, Tháng hành động
không sử dụng túi nylon, Chiến dịch Tiêu dùng sản phẩm xanh đã thu hút sự chú ý, quan tâm và
tham gia của cộng đồng, có thể xem là các biểu hiện ban đầu rất đáng khích lệ của tiêu dùng bền
vững. Các chương trình này phải được duy trì và nhân rộng thông qua các chính sách và thể chế hỗ
trợ phù hợp. Phương pháp tiếp cận đúng và hiểu biết chính xác về các nguyên tắc tiêu dùng bền
vững, nguyên tắc BVMT dựa vào cộng đồng,... cùng với sự gắn kết chặt chẽ và tạo cơ hội cho
những nhóm liên quan (người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà đầu tư, người tái chế và
xử lý rác, các tổ chức xã hội, báo đài và chính quyền) tham gia, sẽ giúp chúng ta lựa chọn và phát
triển thành công các mô hình tiêu dùng bền vững thích hợp cho Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Khoa - Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường tại TP.HCM-
Kinh nghiệm tổ chức Ngày hội tái chế chất thải TP.HCM, Hội thảo quốc tế "Nhận thức về nhu cầu
BVMT: Vai trò của giáo dục Đại học", ĐH Hoa Sen & ĐH An Giang, 21-23/7/2010.
2. Quỹ Tái chế chất thải - Báo cáo tổng kết Tháng sử dụng túi thân thiện với môi
trường TP.HCM tháng 11 năm 2010, TP.HCM, 2010.
3. Ái Vân - Người dân hướng đến tiêu dùng xanh, Báo Sài Gòn Giải Phóng,
07/7/2011.