Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sự khác biệt giữa thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp trong việc xác định cha, mẹ, con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.48 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu.
Nội dung.
I. Dựa trên trạng thái huyết thống (sự kiện sinh đẻ)
1. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hôn nhân (trong giá thú)
2. Nguyên tắc xác định cha cho con ngoài hôn nhân (ngoài giá thú)
3. Xác định con cho cha mẹ
II. Dựa trên sự kiện nuôi con nuôi
1. Theo thủ tục hành chính
2. Theo thủ tục tư pháp
a) Điều kiện về phía người được nhận làm con nuôi
b) Điều kiện về phía người nhận nuôi con nuôi
c) Sự tự nguyện giữa người nhận nuôi con nuôi và người con nuôi
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo.


Mở đầu
Sự kiện sinh đẻ của người phụ nữ sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa
cha mẹ và con. Đó là mối quan hệ huyết hệ tự nhiên. Quyền làm cha, làm mẹ và
quyền làm con là những quyền thiêng liêng, vì vậy mà việc xác định cha, mẹ
cho con nhằm xác định thân phận và quan hệ huyết thống, đồng thời cũng xác
định rõ chủ thể của các quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ, con là hết sức quan
trọng, góp phần ổn định các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Để thực
hiện được việc đó cần phải trải qua và thỏa mãn các yêu cầu của thủ tục hành
chính cũng như thủ tục tư pháp trong việc chấp nhận mối quan hệ quyền làm
cha, mẹ, con. Tuy nhiên trong thực tế lại có rất nhiều trường hợp không phân
biệt được những điều cơ bản về vấn đề này khi có sự kiện pháp lý. Chính vì vậy
mà em quyết định chọn câu hỏi: “Sự khác biệt giữa thủ tục hành chính và thủ
tục tư pháp trong việc xác định cha, mẹ, con” để làm bài tập học kỳ. Với mục
đích làm rõ sự khác biệt giữa thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp nên em sẽ


tập trung phân tích một số vấn đề lý luận được quy định trong các văn bản pháp
lý và đã được áp dụng trong thực tiễn, do vậy cấu trúc bài làm của em sẽ có hình
thức so sánh các thủ tục cần thực hiện khi tiến hành thủ tục tư pháp hay thủ tục
hành chính. Trong quá trình làm bài sẽ còn nhiều thiếu sót do trình độ và kiến
thức còn hạn hẹp nên em mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô
giáo.


Nội dung
Trong thực tiễn đời sống, căn cứ để phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ,
con được dựa trên trạng thái huyết thống và dựa trên sự kiện nuôi con nuôi.
I. Dựa trên trạng thái huyết thống (sự kiện sinh đẻ).
1. Về nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hôn nhân (trong giá thú).
a) Thủ tục hành chính:
Thông thường, khi người vợ sinh con, đứa trẻ được khai sinh tại Ủy ban
nhân dân và người chồng của mẹ đứa trẻ được khai là cha của đứa trẻ thì việc
xác định cha cho con đã được thực hiện tại cơ quan hành chính Nhà nước. Con
trong hôn nhân là con của những người là vợ chồng hợp pháp. Do có sự kiện
sinh đẻ nên thông thường người ta đã xác định được mẹ cho con, vì vậy nên
phần sau của bài viết này chủ yếu đề cập đến việc làm cha cho con. Căn cứ vào
tình trạng hôn nhân của người mẹ đó để xác định cha cho con. Thời kỳ hôn nhân
được tính từ khi nam nữ kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt do vợ chông ky
hôn hoặc do một bên chết. Những đứa trẻ được sinh ra hoặc được thụ thai trong
khoảng thời gian này thì chồng của mẹ đứa trẻ được xác định là cha của đứa trẻ
Nếu người chồng của mẹ đứa trẻ không thừa nhận đứa trẻ là con của họ
thì họ phải đưa ra những chứng cứ nhằm xác thực rằng họ là chồng của mẹ đứa
trẻ nhưng không phải là cha đứa trẻ. Những chứng cứ đó có thể là: trong thời
gian người vợ có thể thụ thai đứa trẻ thì người chồng đi công tác xa, bị ốm đau
bệnh tật nặng mà không thể có khả năng quan hệ vợ chồng và có con hoặc người
chồng bị vô sinh. Đối với những trường hợp này phải có giấy chứng nhận cảu cơ

quan y tế.
b) Thủ tục tư pháp:
Việc xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học
do Chính phủ quy định. Đối với trường hợp con được sinh ra trước ngày đăng
ký kết hôn thì theo nguyên tắc, người con đó không phải là con chung của vợ
chồng. Tuy nhiên, nếu vợ chồng cùng thừa nhận thì đứa trẻ đó là con chung của


họ. Còn trong trường hợp hôn nhân của họ là hợp pháp mà người chồng không
không thừa nhận đứa trẻ là con họ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án xác định.
2. Về nguyên tắc xác định cha cho con ngoài hôn (ngoài giá thú).
Con ngoài giá thú là con mà cha mẹ nó không phải là vợ chồng hợp pháp.
Con ngoài giá thú thường do người mẹ không có chồng sinh ra hoặc tuy người
mẹ đang có chồng nhưng người chồng đã chứng minh trước Tòa án rằng người
con đó không phải là con của họ. Việc xác định cha cho con ngoài giá thú có thể
được tiến hành theo hai cách sau:
a) Theo thủ tục hành chính:
Người đàn ông tự nhận là cha của đứa trẻ đến Ủy ban nhân dân khai nhận
là cha của đứa trẻ và được Ủy ban nhân dân công nhận, cán bộ hộ tịch ghi vào
Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh, ghi rõ họ tên người đàn ông đó vào
phần cha của đứa trẻ.
b) Theo thủ tục tư pháp:
Trong trường hợp cha của đứa trẻ không tự nhận con thì việc xác định
cha cho con được tiến hành tại Tòa án. Theo quy định tại điều 65 và 66 Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 thì những người sau đây có quyền yêu cầu Tòa án
xác định cha cho con ngoài giá thú: con ngoài giá thú đã thành niên; Mẹ, cha
hoặc người giám hộ của con chưa thành niên, con mất năng lực hanhh vi dân sự;
Viện kiểm sát nhân dân; Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Hội liện hiệp phụ
nữ. Ngoài ra, các các nhân, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem
xét, yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con mất năng lực

hành vi dân sự.
3. Xác định con cho cha, mẹ.
Để bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam đã quy định việc xác định con cho cha mẹ.
a) Thủ tục hành chính:
Khi một người yêu cầu Tòa án xác định họ là cha hoặc là mẹ của con thì
phải có nghĩa vụ chứng minh. Việc chứng minh có thể dựa vào tình trạng hôn


nhân của họ khi người con được thụ thai hoặc được sinh ra. Cũng có thể chứng
minh bằng sự kiện sinh người con như được sinh ra ở đâu?khi nào?ai là người
làm chứng?... hoặc bằng giấy chứng sinh (nếu có).
Tùy từng trường hợp cụ thể mà người được khai là cha hoặc mẹ của người
con đưa ra những chứng cứ nhằm chứng minh họ không phải là cha hoặc mẹ của
người con đó. Chẳng hạn, người chồng không thừa nhận đứa trẻ do vợ họ sinh ra
là con của mình thì họ phải chứng minh họ đã đi xa, ốm đau bệnh tật nặng…
trong thời gian người vợ có thể thụ thai đứa trẻ. Nếu các thủ tục khác không
không đạt hiệu quả hoặc đương sư yêu cầu thì có thể tiến hành giám định gien.
Người yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định đó (Nghị quyết số
02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-2-2000 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao).
b) Thủ tục tư pháp:
Theo quy định tại điều 64 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì cha,
mẹ có quyền yêu cầu Tòa án xác định một người là con của mình khi họ không
được khai là cha, mẹ của người con đó hoặc có quyền không nhận một người là
con của mình khi họ được khai là cha, mẹ của người con đó.
Trong trường hợp người cha hoặc người mẹ bị mất năng lực hành vi dân
sự thì người giám hộ của người đó, Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ
nữ, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em có quyền yêu cầu xác định con cho người

đó. Trong trường hợp một người được khai là cha, mẹ của người con nhưng lại
không thừa nhận người đó là con của họ thì họ cũng có quyền yêu cầu Tòa án
xác định rằng họ không phải là cha, mẹ của người con đó và phải có nghĩa vụ
chứng minh. Nếu có sự tranh chấp về việc xác định cha, mẹ, con thì các đương
sự có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ tiến hành xét xử theo các thủ
tục tố tụng thông thường.


II. Dựa trên sự kiện nuôi con nuôi.
Nuôi con nuôi là việc một người nhận nuôi dưỡng một đứa trẻ (trừ trường
hợp đặc biệt có thể người được nhận làm con nuôi là người đã thành niên)
không do họ sinh ra nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi
con nuôi và người được nhận làm con nuôi; bảo đảm cho người được nhận làm
con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức
xã hội. (điều 67 khoản 1 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).
1. Về thủ tục hành chính:
Để xác định cha, mẹ, con thì việc nuôi con nuôi phải được đăng kí tại cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền và ghi vào sổ hộ tịch (Điều 72 Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000).
Theo quy định tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của
Chính phủ về đăng kí hộ tịch thì thủ tục đăng kí nhận con nuôi phải được tiến
hành như sau:
- Người nhận con nuôi phải nộp và xuất trình cho cơ quan đăng kí nuôi
con nuôi (Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu việc nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài) các giấy tờ sau: Đơn xin nhân con nuôi; giấy
thỏa thuận về đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của cha, mẹ đẻ, người giám hộ, cơ
sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng hoặc của người từ chín tuổi trở lên làm con nuôi;
Giấy khai sinh của người nhận nuôi con nuôi và của người được nhận làm con
nuôi; Chứng minh nhân dân của người nhận nuôi; Sổ hộ khẩu gia đình cảu một
trong các bên.

- Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng kí nuôi con nuôi tiến hành xác
minh, nếu thấy có nghi vấn thì phải niêm yết công khai việc xin nhận con nuôi.
Nếu thấy đủ điều kiện của việc nuôi con nuôi thì cơ quan đăng kí nuôi con nuôi
thông báo cho các bên biết về ngày đăng kí (Điều 37 Nghị định số 83/1998/NĐCP).
- Lễ giao nhận con nuôi: Tại lễ giao nhận con nuôi, bên giao, bên nhận và
người được nuôi phải cùng có mặt, bên giao, bên nhận cùng kí tên vào sổ đăng


kí nhận nuôi con nuôi và biên bản giao, nhận con nuôi. Chủ tịch Ủy ban nhân
dân kí trao mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận nuôi con nuôi và giải
thích cho bên nhận nuôi và con nuôi về quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ nuôi và
con nuôi theo Luật hôn nhân và gia đình (Điều 38 Nghị định số 83/1998/NĐCP).
Việc nuôi con nuôi phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện trên mới có giá trị
pháp lý. Theo yêu cầu của cha, mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định việc thay đổi họ tên của con nuôi (điều 75 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000).
2. Thủ tục tư pháp:
Các điều kiện để việc nuôi con nuôi là hợp pháp:
a) Về phía người được nhận làm con nuôi
Theo quy định tại điều 68 khoản 1 luật hôn nhân và gia đình năm 2000
thì người được nhận làm con nuôi phải là người từ mười lăm tuổi trở xuống.
Nếu các em ở độ tuổi này rơi vào tình trạng không còn cha mẹ, không xác định
được cha, mẹ hoặc cha, mẹ rơi vào tình trạng không có khả năng lao động hoặc
mất năng lực hành vi dân sự thì các em có quyền được nhận làm con nuôi để
cha, mẹ nuôi chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.
Trong trường hợp đặc biệt người được nhận làm con nuôi có thể trên
mười lăm tuổi nếu người đó là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực
hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn (điều 68 khoản 1
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Theo khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 thì người được nhận làm con nuôi chỉ có thể có một người là

cha nuôi hoặc một người là mẹ nuôi hoặc hai người này là cha và mẹ nuôi nếu
hai người này là vợ chồng của nhau.
b) Về phía người nhận nuôi con nuôi
Theo quy định tại điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì người
nhận nuôi con nuôi phải có đủ điều kiện sau:


- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Theo quy định của Bộ luật dân sự
năm 1995 thì người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người thành niên và
không bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự .
- Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên. Quy định sự chênh lệch độ tuổi
giữa người nuôi và con nuôi là phù hợp với sự chênh lệch độ tuổi giữa cha mẹ
và con phát sinh trên sự kiện sinh đẻ. Thông thường sau khi kết hôn, vợ chồng
chung sống và người vợ mang thai sinh con thì vợ chồng hơn con của họ ít nhất
là khoảng 19-20 tuổi. Đồng thời, quy định sự chênh lệch về độ tuổi này sẽ đảm
bảo cách ứng xử trong gia đình hợp với lẽ sống, truyền thống văn hóa và đặc
biệt là để cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi đạt hiệu quả.
- Có tư cách đạo đức tốt. Đây là yếu tố cần thiết để bảo đảm cho người
con nuôi được sống trong môi trường gia đình lành mạnh,bảo đảm cho sự hình
thành và phát triển tốt về nhân cách cho người con nuôi, bảo đảm cho cha, mẹ
nuôi là tấm gương sáng phản chiếu tới người con nuôi, bảo đảm cho việc nuôi
con nuôi đạt được mục đích của nó và phù hợp với ý nghĩa của việc nuôi con
nuôi.
- Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con nuôi. Các điều kiện thực tế có thể là: điều kiện về sức khỏe, điều
kiện về thời gian, điều kiện về kinh tế…Người con nuôi chỉ được chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục tốt khi người nuôi có sức khỏe tốt, có đủ thời gian để quan
tâm chăm sóc người con nuôi về mọi mặt và có khả năng về kinh tế.
- Không phải là người bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con

chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố
ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược
đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cháu người có công nuôi
dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp;
mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ
em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức


xã hội. Quy định này trước hết là nhằm đảm bảo cho người con nuôi được sống
trong môi trường gia đình lành mạnh, đồng thời cũng tránh những ảnh hưởng
không tốt của cha mẹ đối với con nuôi, ngăn chặn những khả năng xấu có thể
xảy ra đối với người con nuôi do sự lệ thuộc của người con nuôi vào cha, mẹ
nuôi.
c) Sự tự nguyện giữa người nhận nuôi con nuôi và người con nuôi.
Trước hết đó là sự đồng ý của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người
con nuôi chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Sự đồng ý đó phải
được thể hiện bằng văn bản (Điều 71 khoản 1 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000). Luật hôn nhân và gia đình không có điều luật quy định cụ thể vấn đề này
nhưng thông qua các quy định chung của Luật hôn nhân và gia đình và các quy
định tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ về đăng
kí hộ tịch cho thấy rõ điều này. Điều 36 của Nghị định nêu trên quy định về thủ
tục đăng kí nhận con nuôi đã chỉ rõ: “người xin nhận nuôi con nuôi phải nộp
đơn xin nhận nuôi con nuôi”. Nếu người nhận nuôi con nuôi đang có vợ hoặc
chồng thì đơn xin nhận nuôi phải có chữ kí của cả vợ và chồng (Điều 36 Nghị
định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ về đăng kí hộ tịch). Và
cuối cùng là sự đồng ý của người con nuôi nếu người đó đã đủ từ chín tuổi trở
lên (Điều 71 khoản 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Điều 36 Nghị định
số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ về đăng kí hộ tịch).



Kết luận
Trong giới hạn xác định quyền làm cha, mẹ, con, các thủ tục hành chính
và các thủ tục tư pháp đã trợ giúp đắc lực cho các cơ quan chức năng giải quyết
vấn đề này. Qua đó nó cũng thể hiện sự chặt chẽ, logic trong hệ thống quản lý
của bộ máy nhà nước. Phân biệt được thủ tục hành chính và thủ tục pháp lý
không chỉ giúp ta hiểu hơn về cơ chế hoạt động trong quản lý đất nước mà còn
giảm bớt những vướng mắc trong quá trình tiếp nhận và xử lý các lĩnh vực liên
quan. Đặc biệt trong phạm vi của hôn nhân và gia đình, thì việc nhận nuôi con
nuôi cũng khá phổ biến; hiểu và phân biệt được thủ tục hành chính và thủ tục
pháp lý trong việc xác định cha, mẹ, con không những giúp chúng ta rút ngắn
thời gian trong quá trình tiến hành, tránh được những nhầm lẫn thiếu sót do
thiếu hiểu biết mà còn ý thức được trách nhiệm của người nhận nuôi hay người
con nuôi; không những vậy ta còn biết được quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
tham gia khi gặp phải sự kiện này.


Danh mục tài liệu tham khảo
1- Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình trường đại học Luật Hà Nội
2009
2- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm
2000
3- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
4- Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-2-2000 Hướng dẫn áp dụng
một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
5- Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ về đăng
kí hộ tịch
6- www.vanban.chinhphu.vn
7- www.luathonnhangiadinh.com




×