Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Sự khác biệt giữa Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.75 KB, 3 trang )


Sự khác biệt giữa Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế

Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) có cơ chế hoạt động thoạt nhìn gần giống
nhau và lắm lúc gây khó khăn trong việc phân biệt. Thậm chí, John Maynard Keynes - một trong
những người đưa ra ý kiến sáng lập hai tổ chức trên và được xem là một trong những kinh tế gia
hàng đầu thế giới trong thế kỷ XX - cũng từng nhầm lẫn.
Được gọi chung với cái tên Các tổ chức Bretton Woods (Bretton Woods Institutions, lấy theo tên ngôi
làng thuộc bang New Hampshire, Mỹ, nơi phái đoàn 44 quốc gia tập trung để thống nhất việc thành lập
vào tháng 7/1944), WB và IMF là bộ cột đôi chống đỡ cấu trúc trật tự kinh tế và tài chính thế giới.
Trên bề mặt, WB và IMF có nhiều đặc tính giống nhau. Ban bệ cả hai đều được quản lý bởi chính phủ
các nước thành viên. Cả hai tổ chức đều chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan kinh tế và tập
trung việc củng cố cũng như phát triển nền kinh tế của nước thành viên. Viên chức cả hai tổ chức luôn
cùng xuất hiện tại các hội thảo kinh tế, phát biểu bằng thứ ngôn ngữ kinh tế và tài chính y hệt.
Trụ sở cả hai cũng đều ở Washington DC mà trước kia thậm chí còn ở chung “nhà” (hiện nay, hai trụ
sở nằm đối diện trên cùng con đường tại vị trí cách Nhà Trắng không xa). Tuy nhiên, bề sâu cơ chế
hoạt động của hai tổ chức trên có những điểm khác nhau khá rõ ràng mà cơ bản nhất nằm ở chỗ: WB là
tổ chức phát triển, trong khi IMF là tổ chức hợp tác với nhiệm vụ duy trì một cách trật tự cho hệ thống
chi trả giữa các quốc gia.
Mục đích
Tại Bretton Woods, các phái đoàn đã chỉ định hướng đến cho WB, thể hiện qua cái tên chính thức của
tổ chức này: Ngân hàng Kiến thiết và Phát triển quốc tế (International Bank for Reconstruction and
Development) với nhiệm vụ chủ yếu hỗ trợ tài chính cho sự phát triển kinh tế. Những khoản cho vay
đầu tiên của WB vào cuối thập niên 40 đã được trao cho các nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề ở Tây
Âu. Khi nền kinh tế Tây Âu hồi phục, WB chuyển đồng vốn cho các nước nghèo khác (được gọi chung
là “các nước đang phát triển”).
Cho đến nay, WB đã cho các nước thuộc khối đang phát triển vay khoảng 330 tỉ USD. Trong khi đó,
IMF ra đời với mục đích khác. Khi thành lập IMF, cộng đồng thế giới muốn phản ứng với nhiều vấn đề
tài chính không thể giải quyết được từng tạo ra cuộc Đại khủng hoảng vào thập niên 30. Đó là sự biến
động đột ngột, không tiên liệu nổi về giá trị hoán đổi tiền tệ giữa các quốc gia. Như thế, IMF trở thành
"bác sĩ" của nền kinh tế toàn cầu, chuyên chữa trị các ung nhọt nhức nhối trong hệ thống kinh tế - tài


chính.
Một trong những điều luật quan trọng nhất của IMF là buộc các nước thành viên phải để đồng tiền
mình được trao đổi tự do với các đơn vị tiền tệ nước ngoài; và trong mọi trường hợp, phải báo cáo với
IMF mọi sự thay đổi trong các chính sách tài chính - kinh tế nước mình, nhằm tránh gây ảnh hưởng cho
nền kinh tế các nước thành viên. Hơn nữa, thành viên phải hiệu chỉnh các chính sách liên quan đến tài
chính - kinh tế theo lời khuyên IMF để phù hợp với nhu cầu của toàn bộ khối nằm chung trong tổ chức.
Để hỗ trợ các nước thành viên tuân theo nguyên tắc trên, IMF cho vay tiền khi thành viên nào gặp rắc
rối về tài chính. Bởi vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi IMF luôn can thiệp đôi khi khá thô bạo vào nền
kinh tế một nước đang cần viện hỗ trợ của họ. Nói tóm lại, mục tiêu IMF là duy trì sự ổn định, mà theo
họ, muốn ổn định thì phải có trật tự, trong khi đó, muốn tái lập trật tự từ mớ hỗn độn thì buộc phải cắn
răng chịu đánh đổi một số mất mát.
Cấu trúc
Nhân sự IMF gồm 2.600 người và IMF không hề có chi nhánh như WB. Hầu hết ban bệ IMF làm việc
tại Washington DC và số còn lại làm việc tại ba văn phòng nhỏ ở Paris, Geneva và Liên Hiệp Quốc ở
New York. Nhân sự IMF là tinh hoa của giới kinh tế học thế giới.
Cấu trúc WB có phần phức tạp hơn. Bản thân WB chứa đựng hai tổ chức chính: Ngân hàng Kiến thiết
và Phát triển quốc tế (IBRD) và Hiệp hội Phát triển quốc tế (International Development Association -
IDA). Ngoài ra, WB còn có những tổ chức sau (thuộc WB nhưng tách biệt về mặt tài chính và pháp lý):
Công ty Tài chính thế giới (cung cấp vốn cho các công ty tư nhân ở các nước đang phát triển), Trung
tâm ổn định và giải quyết mâu thuẫn đầu tư quốc tế và Cơ quan bảo vệ đa phương.
Nhân sự tổng cộng WB có khoảng hơn 7.000 người và tuy có 40 văn phòng trên khắp thế giới nhưng
95% nhân viên đều làm việc tại trụ sở chính ở Washington DC. Nhân sự WB gồm các chuyên gia lão
luyện thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: nhà kinh tế học, kỹ sư, nhà hoạch định chương trình phát triển
đô thị, nông nghiệp học, thống kê học, luật gia, chuyên viên dự án và chuyên viên khác trong lĩnh vực
giao thông, phát triển nông thôn, giáo dục, năng lượng, dân số, y tế, truyền thông, cung cấp nước và cả
kỹ sư cầu cống
Nguồn vốn
WB là ngân hàng đầu tư, đứng trung gian giữa nhà đầu tư và người vay, tức là vay của người này để
cho kẻ khác mượn. Các ông chủ WB là 181 quốc gia thành viên với tiền góp vốn bằng nhau. Quỹ của
IBRD thu từ việc phát hành trái phiếu cho hơn 100 quốc gia còn Quỹ IDA có được từ sự đóng góp hảo

tâm của các nước. WB còn thu tiền từ việc bán trái phiếu trực tiếp cho các chính phủ, tổ chức và ngân
hàng trung ương của các nước. Sau đó, WB dùng đồng vốn này cho các nước đang phát triển vay với
mức lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các dự án tài chính cũng như chính sách cải tổ có triển vọng thành
công.
IMF không phải là ngân hàng và không đứng trung gian giữa nhà đầu tư và người mượn. Nguồn vốn
IMF thu được từ tiền đăng ký quota (quota subscription), giống như phí thành viên (membership fee),
của 182 nước thành viên. Nước đóng góp cho IMF nhiều nhất hiện là Mỹ (chiếm 18,25%), kế đến là
Đức (5,67%), Nhật (5,67%), Pháp (5,10%), Anh (5,10%). Khoản đóng góp này dựa theo nguyên tắc
nước giàu đóng nhiều, nước nghèo đóng ít, 5 năm thì tính sổ lại một lần.
Điều kiện vay tiền
WB thường chỉ cho vay với đối tượng các nước đang phát triển. Nước càng nghèo càng dễ vay. Các
nước đang phát triển mà GNP/đầu người vượt quá 1.305 USD thì có thể gõ cửa xin vay ở IBRD và
phải hoàn trả trong 12-15 năm. Các nước cực nghèo mà GNP/đầu người dưới 1.305 USD thì vác túi
đến xin vay ở IDA và trả sau 35-40 năm. Trong thực tế, các khoản cho vay của IDA thường đến với
các nước có thu nhập đầu người hàng năm dưới 865 USD.
Trái lại, IMF cho phép mọi nước thành viên, bất luận giàu nghèo, đều có thể nhận được sự hỗ trợ tài
chính. Như đã nói, nhiệm vụ IMF là duy trì trật tự và ổn định. Vì thế, khi chính sách kinh tế lệch hướng
hay hệ thống tiền tệ trong nước gặp biến động (chẳng hạn giá đơn vị tiền tệ tụt giảm và giá hàng hóa
tăng nhanh), nước thành viên có quyền nhờ IMF hỗ trợ và can thiệp. Tiền nhận được từ IMF phải hoàn
trả trong thời gian 3-5 năm hoặc chậm nhất là 10 năm (lãi suất thấp hơn tỉ giá thị trường một chút)

×