Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.15 KB, 14 trang )

Những Nguyên lí cơ bản của
Chủ nghĩa Mác - Lênin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 7

A- Lời mở đầu
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vấn đề chất lượng đang ngày càng được
đánh giá cao so với hình thức bề ngoài của sự vật, hiện tượng. Ai trong số chúng ta
cũng đều quen thuộc với hai từ: chất - lượng. Chúng xuất hiện khắp nơi như trong
giáo duc, quảng cáo, … Các thông tin đại chúng liên tục quảng bá cho những sản
phẩm chất lượng cao, … nhưng xét đến cùng hai từ chất, lượng vốn là hai phạm trù
khác nhau ấy lại đang bị đánh đồng làm một. Dưới phương diện triết học, lượng và
chất là hai phạm trù khác biệt nhau, chúng chúng chỉ có mối quan hệ biện chứng,
mật thiết với nhau nhưng không thể được hiểu là một phạm trù duy nhất. Hai mặt
chất và lượng tồn tại thống nhất trong mỗi sự vật, hiện tượng. Sự biến đổi dần dần
về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất chính là cách thức phổ biến để các sự vật,
hiện tượng trong thế giới khách quan vận động, phát triển. Để hiểu sâu về sự lý thú
trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như những sự thay
đổi về lượng và chất trong bản thân chúng, nhóm em đã chọn đề tài nghiên cứu về
“Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại”. Chúng em sẽ tập trung phân tích ba tình huống trong lĩnh vực
tự nhiên, xã hội và tư duy để làm rõ nội dung và ý nghĩa của quy luật này. Do trình
độ hiểu biết và khả năng tư duy có hạn nên bài làm của chúng em không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Mong thầy cô và các bạn tích cực đóng góp để bài làm của
chúng em được hoàn thiện hơn và để chúng em rút ra kinh nghiệm những bài làm
sau.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !

B – NỘI DUNG
1




Những Nguyên lí cơ bản của
Chủ nghĩa Mác - Lênin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 7

I – Khái quát chung
1. Một số thuật ngữ chung của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về
lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
Với tư cách là một khoa học, phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật
phổ biến tác động trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Các quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật phản ánh sự vận động, phát triển dưới những phương
diện cơ bản nhất. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại cho biết phương thức của sự vận động và phát triển của
sự vật, hiện tượng. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng.
Hai mặt đó luôn thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng. Trong lịch sử
triết học đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm chất, lượng cũng như
quan hệ giữa chúng như: quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, khách quan;
quan điểm của chủ nghĩa duy vật chất phát, Chủ nghĩa duy vật siêu hình. Tuy nhiên,
với những quan điểm này chưa đem lại một quan điểm đúng đắn về khái niệm lượng,
chất và mối quan hệ của chúng. Cho tới khi phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa
Mác – Lênin ra đời thì những khái niệm này đã được hiểu theo đúng bản chất của nó.
a, Khái niệm chất :
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là
cái khác.
Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính
chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác. Thuộc tính của sự vật

là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật, … Đó là những
cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận
động và phát triển của nó. Tuy nhiên những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng
chỉ được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác.
Chúng ta có thể biết nhiệt độ cao hay thấp của không khí thông qua sự tác động qua lại
của nó với cơ quan xúc giác của chúng ta.
2


Những Nguyên lí cơ bản của
Chủ nghĩa Mác - Lênin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 7

Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự
vật. Do vậy, mỗi sự vật có rất nhiều chất. Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ,
không tách rời nhau. Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có
chất và không thế có chất nằm ngoài sự vật.
Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của nguyên tố tạo thành,
mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành bởi các yếu tố như nhau,
song chất của chúng lại khác. Ví dụ như, kim cương, than và chì đều có cùng thành
phần hóa học do các nguyên tố cácbon tao nên, nhưng do phương thức liên kết giữa
các nguyên tử cácbon là khác nhau vì thế chất của chúng hoàn toàn khác nhau. Kim
cương rất cứng, còn than chì thì lại rất mềm.
b, Khái niệm về lượng:
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như
các thuộc tính của sự vật.
Lượng là cái vốn có của sự vật, song lượng lại không làm cho sự vật là nó chưa

làm cho nó khác với những cái khác. Lượng tồn tại cùng với chất của sự vật và cũng
có tính khách quan như chất của sự vật.
Lượng của sự vật thường biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng ít hay
nhiều, quy mô lớn hay nhỏ, trình dộ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm, … Trong
thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể ( như
vận tốc ánh sáng 300000 km/s, một phân tử nước bao gồm hai nguyên tử Hidro liên
kết với một nguyên tử Oxi, …), bên cạnh đó lại có những lượng chỉ có thể biểu thị
dưới dạng trìu tượng và khái quát ( như trình độ tri thức của một người, ý thức trách
nhiệm cao hay thấp của một công dân … ), có những lượng biểu thị yếu tố quy định
kết cấu bên trong của sự vật ( số lượng nguyên tử tạo thành nguyên tố hóa học, số
lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội ), có những lượng vạch ra yếu tố quy định
bên ngoài của sự vât ( như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật ).
Chất và lượng là hai phương diện khác nhau của một sự vật, hiện tượng hay một
quá trình nào đó trong tự nhiên , xã hội và tư duy; hai phương diện này tồn tại khách
quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng trong quá trình nhận thức về sự vật
3


Những Nguyên lí cơ bản của
Chủ nghĩa Mác - Lênin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 7

chỉ có ý nghĩa tuong đối: Có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng
trong mối quan hệ khác lại là lượng. Ví dụ: số 4 trong mối quan hệ phân biệt với các số
nguyên dương khác ( 0, 1, 2, 3, …) thì nó được coi là chất. Nhưng trong mối quan hệ
số bốn có tổng bằng hai số 2 cộng lại thì nó được coi là lượng.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và

lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự
thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy
nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kì nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất. Ở
một giai đoạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất. Giới
hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất gọi là “độ”. Trong giới hạn của
độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng. Khi lượng thay đổi dẫn đến một giới hạn nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự thay
đổi về chất. Giới hạn đó chính là “điểm nút”. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm
nút, với những điều kiện nhất định sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là
“bước nhảy” trong quá trình vận động, phát triển của sự vật.
Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển cảu sự vật, hiện
tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được
quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy:
bước nhảy đột biến, bước nhảy dần dần, bước nhảy toàn bộ, bước nhảy cục bộ, bước
nhảy tự phát, bước nhảy tự giác, … Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động,
phát triển; đồng thời, đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoan mới, là sự gián đoan
trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật. Trong thế giới luôn luôn diễn
ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bươc nhảy về chất, tao ra một đường nút
vô tận, thể hiện cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao. Khi xem
xét một cách kỹ lưỡng nội dung của quy luật này, chúng ta có thể tự rút ra một điều
rằng, nếu biểu hiện quy luật này bằng hình vẽ, sơ đồ thì nó có thể được xem là một
hình bậc thang theo hướng đi lên. Ph.Ăngghen khái quát tính tất yếu này như sau:
“Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất dịnh, sẽ chuyển hóa thành
4


Những Nguyên lí cơ bản của
Chủ nghĩa Mác - Lênin


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 7

những sự khác nhau về chất”. Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của
sự vật. Chất mới tác động tới lượng của sự vật trên nhiều phương diện như: làm thay
đổi kết cấu, qui mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.
Như vậy, qua phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất, chúng ta có
rút ra nội dung của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại như sau: Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và
chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự
thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự
thay đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không
ngừng phát triển, biến đổi.
II – Các ví dụ cụ thể về quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
Qui luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất
và ngược lại đang hằng ngày diễn ra trong những sự vật, hiện tượng xung quanh ta ở
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ tự nhiên, xã hội, đến tư duy của con người.
1. Lĩnh vực tự nhiên
Quá trình loài vượn cổ tiến hóa thành loài người tối cổ và sau đó là loài người
hiện đại có thế xem là một ví dụ tiêu biểu cho quy luật chuyển hóa từ những sự thay
đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại trong lĩnh vực tự nhiên.
Chúng ta đều biết, để tiến hóa thành loài người tối cổ và sau đó là người hiện
đại, loài vượn cổ đã phải trải qua một thời gian tích lũy về lượng trong hàng triệu năm.
Đó là một quá trình lâu dài và rất phức tạp. Khoa học đã chứng minh được, loài vượn
cổ Ardipithecus ramidus đã xuất hiện cách đây 4,4 triệu năm; thời kì này chúng còn
sống phụ thuộc vào thiên nhiên nhờ nguồn thức ăn dồi dào, sẵn có. Tuy nhiên, đây là
khoảng thời gian Trái Đất xảy ra nhiều biến động quan trọng vì đang còn trong giai
đoạn Cổ kiến tạo nên lớp vỏ chưa được định hình ổn đinh. Chính những biến động này
đã ảnh hưởng hưởng không nhỏ tới các hệ sinh thái trên Trái Đất. Một số loài động,

thực vật bị tuyệt chủng, số còn lại phải tự tìm cho mình một cách riêng để thích nghi
với môi trường mới, trong đó có loài Ardipithecus ramidus. Từ chỗ quen hái lượm
5


Những Nguyên lí cơ bản của
Chủ nghĩa Mác - Lênin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 7

thức ăn sẵn có trong tự nhiên, chúng phải lao động bằng nhiều hình thức khác nhau để
kiếm những nguồn thức ăn mới. Mà lao động chính là nguồn gốc trực tiếp quan trọng
nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức. Nhờ quá trình lao động loài vượn cổ
hình thành cho mình những tri thức về thế giới xung quanh; đồng thời, chính nhờ làm
một công việc nhất định trong một thời gian dài nên hình dáng của chúng cũng dần
được thay đổi, lưng thẳng dần, hai tay trước linh hoạt hơn … Quá trình này là một sự
tích lũy về lượng, nó diễn ra trong một thời gian rất dài trong hàng triệu năm, sự tích
lũy về lượng nếu chưa đủ thì loài vượn cổ chưa thể tiến hóa thành loài người. Phải đến
khi cách đây khoảng 2,4 triệu năm, khi đã trải qua 2 triệu năm lao động qua hàng triệu
thế hệ khác nhau, loài vượn cổ từ chỗ mang tâm lý động vật mới có thể hình thành nên
ý thức con người. Tức là chúng đã tiến hóa thành loài người tối cổ. Đây chính là một
điểm nút của quá trình tiến hóa từ loài vượn cổ thành loài người như ngày nay. Khi sự
tích lũy về lượng ( tri thức, thể tích họp sọ, …) đạt đến điểm nút, chất “vượn cổ” mới
có thể chuyển hóa thành chất “người tối cổ”. Khoảng thời gian cách đây 2,4 triệu năm
là điểm nút bởi tại thời điểm đó, sự thay đổi về lượng đã đủ làm chất “vượn cổ” phải
thay đổi và đó cũng là lúc mà loài vượn cổ thực hiện bước nhảy trong quá trình tiến
hóa của mình. Đây là loại bước nhảy dần dần vì nó thực hiện từ từ, từng bước bằng
cách tích lũy dần dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần
dần mất đi. Chẳng hạn, trong quá trình tiến hóa từ loài vượn thành loài người tối cổ,

trong khoảng thời gian từ 4,4 triệu năm đến cách đây 2,4 triệu năm, loài vượn đã loại
bỏ dần những nhân tố của chất cũ như: đi bằng bốn chân, hộp sọ bé, chưa có ý thức, …
để tiếp thu những nhân tố mới của chất mới như: đứng thẳng lưng, có ý thức, … Đây là
loại bước nhảy mang tính cục bộ bởi nó chưa làm thay đổi hoàn toàn chất của toàn bộ
các mặt, các yếu tố cấu thành nó. Và khoảng thời gian từ lúc cách đây 4,4 triệu năm
đến cách đây hơn 2,4 triệu năm được gọi là một độ bởi trong thời gian này, loài vượn
cổ đang có sự tích lũy dần dần về lượng chứ chưa đủ để đạt đến điểm nút và thực hiện
bước nhảy của mình. Chỉ khi đạt đến điểm nút, chúng mới có thể thực hiện được bước
nhảy thành chất mới: chất “ người tối cổ”.
Tuy nhiên, khi chất mới ra đời, chúng lại có sự tác động trở lại với lượng đã thay
đổi của sự vật, làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ … của sự phát triển của sự vật.
6


Những Nguyên lí cơ bản của
Chủ nghĩa Mác - Lênin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 7

Nói cách khác, chất mới ra đời quy định một lượng mới tương ứng với chất đó. Loài
Homohabilis ( người tối cổ ) có chiều cao 1,5m, nặng trung bình 45kg, hộp sọ cỡ
660cm3, hơn hẳn loài Ardipithecus ramidus, và khả năng nhận thức về thế giới xung
quanh cũng vượt xa loài Ardipithecus ramidus.
Tương tự như vậy, quá trình từ loài Homohabilis tiến hóa thành loài Homo
sapiens sapiens ( người hiện đại ) cũng tuân theo quy luật chuyển hóa từ những sự thay
đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. Loài Homohabilis sau khi
được tiến hóa từ loài vượn cổ vẫn tiếp tục phải trải qua một quá trình lao động để hoàn
thiện trình độ nhận thức và ngoại hình bản thân. Trong quá trình lao động, chúng đã
biết cải thiện thế giới khách quan để phục vụ cho mục đích của mình và nhờ thế mà

nắm rõ được những quy luật của tự nhiên. Trong khoảng thời gian tích lũy về lượng
này, chúng đã hình thành nên những tri thức mới, ý thức mới và có khả năng tác động
mạnh trở lại đối với tự nhiên. Sự tích lũy nãy diễn ra một cách từ từ, liên tục đến tận
khi cách đây 120 nghìn năm, loài Homohabilis mới vượt qua điểm nút và thực hiện
bước nhảy của mình, tiến hóa thành loài người hiện đại như ngày nay, khoảng thời
gian cách đây 2,4 triệu năm đến trước lúc cách đây 120 nghìn năm được xem là một độ
bởi lúc này loài người tối cổ chưa tích lũy đủ lượng để đạt tới điểm nút của quá trình
tiến hóa. Khi lượng ý thức về thế giới khách quan và khả năng cải biến tự nhiên được
thay đổi, tăng lên dần dần và đạt tới điểm nút, loài Homohabilis mới thực hiện được
bước nhảy từ loài người tối cổ thành loài người hiện đại. Khi chất người hiện đại mới
được ra đời, nó cũng tác động trở lại với những lượng đã tạo nên chất đó. Loài người
hiện đại có kích thước hộp sọ lên tới 1850cm 3, gấp ba lần loài người tối cổ, lông trên
người thưa hẳn, lưng đứng thẳng hơn, trán co bớt ra sau, tay linh hoạt hơn ( loài Homo
sapiens sapiens còn được gọi bằng tên khác là “ người khéo tay “ ) … Quá trình thực
hiện bước nhảy này phải diễn ra trong hàng vạn năm và rất phức tạp.
Tóm lại, quá trình tiến hóa từ loài vượn cổ thành loài người hiện đại là một quá
trình thay đổi lâu dài về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và chất mới ấy lại có tác
động trở lại đối với những lượng đã thay đổi của sự vật. Chất mới ra đời có tác dụng
làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự
vật, loài người tối cổ có trình độ cao hơn loài vượn cổ nên khả năng nhận thức đúng
7


Những Nguyên lí cơ bản của
Chủ nghĩa Mác - Lênin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 7

đắn về thế giới khách quan sẽ cao hơn, tạo điều kiện cho loài người tối cổ tiến lên trình

độ cao hơn nữa. Qua đây, ta cũng thấy rằng: chất được thay đổi khi và chỉ khi đã có
một sự tích lũy đầy đủ về lượng và đạt tới điểm nút để thục hiện bước nhảy từ chất này
sang chất khác. Mặt khác khi lượng đã được tích lũy đến điểm nút thì ngay lập tức phải
thực hiện bước nhảy, tránh chần trừ, bảo thủ, trì trệ.
2. Về mặt xã hội
Trong xã hội cũng như trong lịch vực tự nhiên và lĩnh vực tư duy, bất kỳ sự vật,
hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Nói đến
lĩnh vực xã hội, Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai, dựa trên nền tảng của
Nhà nước chủ nô bị diệt vong. Đó là một minh chứng cho quy luật chuyển hóa từ
những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
Nhà nước chủ nô – tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô tồn tại và phát
triển dựa trên quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ. Những quan hệ sản xuất này được xây
dựng trên cơ sở chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và cả lực
lượng sản xuất là nô lệ. Do sự bóc lột không có giới hạn và độc chiếm quyền hạn của
chủ nô đã làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô với giai cấp nô lệ ngày càng trở nên
gay gắt. Giai cấp nô lệ không muốn bị áp bức, bóc lột về sức lao động, thể xác, tinh
thần vì thế mà họ đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp chủ nô đòi thay đổi chế độ
chiếm hữu nô lệ. Những người nô lệ ở đây, họ chỉ không muốn bị bóc lột sức lao động,
không muốn bị áp bức như trước nữa. Ngoài ra còn được quyết định bởi mâu thuẫn,
tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Trong nhà nước chủ nô đang có mâu thuẫn diễn
ra. Chế độ chiếm hữu nô lệ làm cho những người nô lệ họ phải đứng lên đấu tranh đòi
lại quyền lợi, đòi lại ruộng đất cho riêng mình. Điểm nút thực sự trong quá trình này là
khi phía giai cấp chủ nô họ cũng nhận thấy rằng không thể tiếp tục cai trị, áp bức, bóc
lột nô lệ như cũ được nữa và họ đã đáp ứng nhu cầu về quyền sở hữu nô lệ; giai cấp
chủ nô buộc phải giải phóng nô lệ và giao đất, giao vùng canh tắc cho nô lệ, rồi tiến
hành thu thuế. Bước nhảy để chuyển từ nhà nước chủ nô sang nhà nước phong kiến
thực sự được thực hiện khi ở trong xã hội chủ nô đã tích đủ lượng – tức là đầy đủ cả về
những tiền đề kinh tế và xã hội. Thật vậy, Về mặt kinh tế, lực lượng sản xuất trong thời
kỳ này đã thật sự phát triển, với sự ra đời của hàng loại những công cụ mới , phương
8



Những Nguyên lí cơ bản của
Chủ nghĩa Mác - Lênin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 7

thức sản xuất và canh tác mới làm cho năng suất lao động không ngừng tăng lên. Về
mặt xã hội, cùng với thời gian, nhận thức của con người trong xã hội chủ nô cũng được
nâng cao, họ nhận thức được không thể chấp nhận được sự bóc lột như xã hội cũ được,
mâu thuẫn giữa giai cấp nô lệ và chủ nô đã đạt tới mức gay gắt nhất và không thể điều
hòa được nữa, đồng thời cũng trong thời gian này, ngay trong chính bản thân xã hội
chủ nô đã xuất hiện những tầng lớp người mới tiến bộ, họ là tiền thân của giai cấp
phong kiến sau này. Khi những yếu tố đó được hợp thành thì một điều tất yếu sẽ xảy ra
là việc thực hiện một bước nhảy để chuyển từ một hình thái kinh tế xã hội này sang
một hình thái kinh tế xã hội khác, từ một nhà nước này sang một nhà nước khác - Nhà
nước phong kiến đã ra đời. Người nô lệ đã không còn bị áp bức như trước nữa, họ đã
chuyển sang chế độ phong kiến sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất cũng
như chính việc đấu tranh của những người nô lệ đã dẫn đến sự chuyển hóa từ phương
thức sản xuất phong kiến và một sự chuyển hóa tát yếu trong quá trình này cũng là kết
thúc cho một giai đoạn vận động, phát triển chính là chế độ phong kiến và nhà nước
phong kiến ra đời. Đây cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn
trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật. Trong quy luật người ta gọi đó
là bước nhảy. Một cái mới được sinh ra trên sự thay đổi của cái cũ, không bị mất đi mà
chỉ vận động, phát triển … chế độ chiếm hữu nô lệ dần từng bước bị diệt vong, thay
vào đó là Nhà nước phong kiến ra đời thay thế cho Nhà nước chủ nô. Quá trình này
diễn ra những biến đổi tuần tự, liên tục không ngừng vận động đi lên, phát triển sự
xuất hiện của nhà nước đánh dấu một bước phát triển mới của xã hội loài người, nó đã
tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội mà đặc biệt là xóa

bỏ ách nô lệ cho những người lao động nâng cao năng suất lao động trong xã hội. Sự
thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất đã tạo ra những cái mới, tốt đẹp hơn, phát
triển hơn trên nền tảng kế thừa những cái cũ.
Trong nhận thức và thực tiễn càng cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả
khuynh chỉ là hành động bất chấp tính tất yếu của quy luật chủ quan duy ý chí, không
tích lũy về lượng mà chỉ chú trọng việc thực hiện những bước nhảy hiện tại về chất.
Mặt khác cũng cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực
hiện. Theo tính tất yếu của quy luật thì khi lượng đã tích lũy giới hạn điểm nút sẽ tất
9


Những Nguyên lí cơ bản của
Chủ nghĩa Mác - Lênin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 7

yếu có khả năng diễn ra bước nhảy về chất của sự vật cần khắc phục tư tưởng bảo thủ,
trì trệ , không dám thực hiện bước nhảy mặc dù lượng đã tích lũy tới điểm nút và quan
niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự biến hóa về lượng bước nhảy của sự việc hết sức
phong phú và đa dạng. Do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng
linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp voi từng điều kiện từng lĩnh vực cụ
thể trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách
quan của con người mà phụ thuộc cả vào nhân tố chủ quan của con người
Việc ra đời của nhà nước phong kiến và chế độ phong kiến dựa trên sự đấu tranh
của giai cấp nô lệ và diệt vong của chế độ chủ nô và nhà nước chủ nô là một ví dụ cụ
thể cho sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất một quá trình vận động, phát
triển và điều kiện của mỗi sự vật.
3.Về mặt tư duy
Sự biến đổi về lượng và chất không chỉ xảy ra trong tự nhiên, xã hội mà diễn ra

ngay cả trong tư duy nhận thức của mỗi con người. Chẳng hạn: Quá trình tích lũy tư
duy kiến thức từ khi ta sinh ra đến khi ta học xong đại học.
Từ khi ta sinh ra, ta được sống trong sự chăm sóc, nuôi dạy của cha mẹ và
người thân. Quá trình nhận thức của chúng ta từ con số không được phát triển tích lũy
dần dần. Từ con số không thông qua sự giáo dục của gia đình trong nhận thức cảu
chúng ta có sự biến đổi giữa chất và lượng. Thông qua sự giáo dục, dạy bảo ngay từ
khi ra đời, biết nhận thức, lượng của ta ngày càng được tích lũy ( biết nói, biết cười,
…). Trong giới hạn từ khi sinh ra đến khi và học lớp mẫu giáo, lượng được tích lũy,
tạo ra một “ độ” mà ở đây chất chưa biến đổi. Sau khi, tích lũy đủ lượng có dự thay đổi
về tư duy, bắt đầu có những suy nghĩ, nhận thức về các đồ vật và biết chủ động trong
môi trường xung quanh. Ở đây, chất đã có sự biến đổi thành chất mới thông qua bước
nhảy ( từ 1 tuổi  5 tuổi ).
Từ khi 6 tuổi  10 tuổi ta bước vào tiểu học, sự tiếp nối về tư duy của chúng ta
dần hình thành, bắt đầu một quá trình tích lũy mới. Thông qua các lớp 1, 2, 3, 4 và 5
lượng ( kiến thức ) của chúng ta ngày càng nhiều, tư duy được bồi đắp thêm. Trong
giới hạn từ lớp 1 đến lớp 5, lượng biến đổi dần qua từng lớp học đạt đến giới hạn cuối
cùng là điểm nút. Ở đây lượng biến đổi nhưng chưa làm thay đổi về chất. Sau khi ta
10


Những Nguyên lí cơ bản của
Chủ nghĩa Mác - Lênin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 7

tích lũy đủ về lượng ( kiến thức ) sẽ thực hiện bước nhảy là thi tốt nghiệp lớp 5 để vào
lớp 6 (bước vào THCS). Sau khi thực hiện bước nhảy này thành công, chất của chúng
ta biến đổi: từ chất học sinh tiểu học thành chất mới là học sinh trung học.
Sự biến đổi trong tư duy là cả quá trình nên từ bậc học tiểu học lượng kiến thức

của ta được tích lũy nhiều, ta đã biết được rất nhiều thứ. Tuy nhiên, khi thực hiện bước
nhảy về chất từ học sinh tiểu học lên học sinh trung học. Chân trời tri thức mới lại rộng
mở hơn, buộc ta phải thực hiện quá trình tiếp thu mới, nhận thức tư duy của ta cũng
phải mở rộng để đón tri thức mới này. Từ lớp 6 đến lớp 9, ta lại thực hiện quá trình
tích lũy về lượng (kiến thức lớp 6, 7, 8 và 9). Sau khi ta tích lũy đủ lượng sẽ tiến hành
bước nhảy là thi tốt nghiệp lớp 9. Sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay chất của ta
lại biến đổi. Tư duy, kiến thức của ta giờ lại biến đổi thành chất mới. Nhưng đỉnh cao
của quá trình tích lũy tư duy này là ta tiến hành thi vào cấp 3. Cuộc thi này là một bước
nhảy lớn.
Vào cấp 3, những nhận thức về kiến thức trước đây lại là nền tảng, để ta thực
hiện quá trình tiếp thu kiến thức mới. Bước chân vào cấp 3 là bước chân tới tri thức
mới, ở đây ta được phát huy hết kiến thức đã tích lũy trước và bắt đầu một quá trình
tích lũy mới. Thông qua các lớp 10, 11,và 12 ta nâng cao dần lượng kiến thức ( lượng
được tích lũy ). Trong phạm vi độ đó từ lớp 10 đến lớp 12 quá trình tư duy của ta mở
rộng. Đến đây lượng đã đủ, ta không thể không thực hiện bước nhảy để tạo ra chất
mới. Tiến hành thi tốt nghiệp cấp 3 ( bước nhảy ). Khi đã thực hiện bước nhảy thành
công cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp cấp 3, chất của ta biến đổi: Từ học sinh THPT
 tú tài.
Từ đây, ta phải thực hiện ôn luyện những kiến thức đã học, đồng thời mở rộng
tư duy để chuẩn bị cho bước nhảy lớn – thi đại học.Những người tích lũy đầy đủ kiến
thức sẽ thực hiện thành công bước nhảy trở thành sinh viên đại học. Chất của họ biến
đổi từ chất cũ là học sinh THPT thành sinh viên đại học. Những sinh viên này lại tiếp
tục quá trình biến đổi về chất và lượng trong tư duy: từ chất học sinh thành chất sinh
viên. Họ lại tích lũy lượng ( kiến thức ) trong giới hạn ( độ ) suốt bốn năm đại học.
Lượng tích lũy dần từ sinh viên năm đầu đến sinh viên năm cuối. Quá trình tích lũy từ
năm thứ nhất đến năm thứ tư tạo thành một độ. Độ đạt đến cực đại khi ta tích lũy đủ số
11


Những Nguyên lí cơ bản của

Chủ nghĩa Mác - Lênin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 7

lượng tín chỉ, … Sau khi tích lũy đủ số tín chỉ, ta cần thực hiện một bước nhảy quyết
định là tiến hành bảo vệ khóa luận (đồ án). Sau khi tiến hành thành công bước nhảy
này, chất của ta biến đổi từ chất sinh viên năm đầu trở thành cử nhân, kỹ sư sau khi
cầm tấm bằn trên tay.
Con đường nhận thức về một chân lý mới, bắt đầu từ “cảm giác”, mức độ của
con người. Con người có thể phản ánh được các thuộc tính của sự vật, hiện tượng là do
nó có một hệ thống hết sức phức tạp của các cơ quan kích thích như hình dáng, màu
sắc, sự vật. Như một đứa bé năm tuổi nhìn một cái bàn, chỉ biết có hai chân, làm bằng
gỗ, dùng để đặt sách … Nó chỉ biết được cái đơn giản, các kích thích này tác động lên
các giác quan sau đó mã hóa, chuyển tới não bộ. Tại vỏ não các thông tin này được xử
lí và con người có được cảm giác. Chính sự lao động xã hội, rèn luyện, hoạt động của
con người là những phương thức đặc thù của xã hội giúp hình thành và phát triển cảm
giác. Cảm giác là mắt xích đầu tiên trong mối quan hệ con người – môi trường và cảm
giác chỉ phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bên ngoài sự vật, hiện tượng.
Lênin nói: “cảm giác là nguồn gốc duy nhất của hiểu biết”. Cảm giác giúp con người
cơ hội làm giàu tâm hồn, thưởng thức thế giới diệu kỳ xung quanh chúng ta. Cảm giác
sờ vào các đồ chơi thấy cứng hay mềm, thấy nhẵn nhụi hay sằn sùi, … Nó là cơ sở
hình thành nên tri giác. Tri giác phản ánh của con người về những biểu hiện của sự
việc khách quan, cụ thể, cảm tính, hình thành một nhận thức cao hơn, đầy đủ, phong
phú về sự vật. Tri giác giúp cho con người định hướng được hành vi, hoạt động của
con người như em bé mẫu giáo, cô giáo cho các em làm quen với đồ vật, bảng chữ cái,
biết trang trí, ngụy trang để hình thành nhận thức mới, có sự truyền đạt ngôn ngữ được
đầy đủ, chuẩn xác trong giảng dạy. Có tri giác, con người biết được sự thay đổi hình
dạng, kích thước, màu sắc của các sự vật. Tri giác còn ảnh hưởng kinh nghiệm trong
quá khứ và nhu cầu hiện tại hay tình cảm hiện tại.

Thông qua tư duy mà con người tích lũy một lượng kiến thức trong quá trình
học tập cũng như trong thực tiễn đời sống xã hội. Từ cuộc đời của con người sinh ra và
lớn lên trải qua sự vận động, nhận thức là một minh chứng cho sự biến đổi từ lượng
thành chất. Những hoạt dộng của con người, quá trình nhận thức giúp cho sự phát triển
về mọi mặt, giúp ích rất nhiều trong thực tiễn.
12


Những Nguyên lí cơ bản của
Chủ nghĩa Mác - Lênin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 7

C – Tóm lại
Thông qua các tình huống cụ thể trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, và tư
duy ta đã hiểu rõ được nội dung và ý nghĩa của quy luật từ những thay đổi về
lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại. Từ đó giúp ta có thể vận dụng quy
luật này một cách linh hoạt và đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập, cũng như
ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Danh mục các tài liệu tham khảo

1. Bộ giáo dục và đào tạo, giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin, NXB – chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
2. Bộ giáo dục và đào tạo, giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB –
chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 ( lời mở đầu ).
3. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ
môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởn Hồ Chí Minh, giáo trình triết
học Mác – Lênin, NXB – chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.

13


Những Nguyên lí cơ bản của
Chủ nghĩa Mác - Lênin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 7

4. Hỏi và đáp Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin,
NXB – chính trị hành chính, Hà Nội, 2010.
5. Hỏi và đáp Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin,
NXB. Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, 2009.
6. Đại học Luật Hà Nội giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB –
Công an nhân dân, Hà Nội 2007.
7. Trường đại học Luật Hà Nội – Giáo trình Lý luận Nhà nước và
pháp luật.

14



×