Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

VẤN ĐÈ LY HÔN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.38 KB, 15 trang )

PHẦN MỘT: LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam những năm gần đây, dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều về vấn đề
ly hôn, nhất là trong giới trẻ, với những lo ngại về sự đa dạng và mức độ của vấn đề
này. Thực chất, ly hôn không phải là vấn đề mới, nhưng ngày càng tăng với mức độ
chống mặt đều đó ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội Việt Nam.
Gia đình là tế bào của xã hội, là chốn để mổi con người được sống và lớn lên
ở đó, nhưng hiện nay không còn những mái ấm, ngôi nhà với rộn ràng tiếng cười vui
vẻ của những trẻ thơ bên Ông, Bà, Cha, Mẹ, mà thay vào đó là những căn nhà với
toàn là tiếng khóc của trẻ em, những tiếng cải vả, tiếng đánh nhau vì những mâu
thuẩn nhỏ nhặt tưởng đâu là vấn đề không lớn nhưng đây lại là những nguyên nhân
dẫn đến vấn đề ly hôn, làm sụp đổ các gia đình.
Đây là nguyên nhân chính mà nhóm học viên muốn tìm hiểu và tìm những
nguyên nhân và giải pháp để có thể kéo giảm vấn đề ly hôn nhất là trong giới trẻ
hiện nay.
Xong “ly hôn” đang là thực trạng “bức xúc” của xã hội bởi các nguyên nhân,
lý do như : Mâu thuẫn gia đình, không có con, ngoại tình, nghiện ma túy, một bên
can án, lý do về kinh tế… Kéo theo nó là biết bao gia đình tan nát, chia ly, vợ bỏ
chồng, chồng bỏ vợ, con cái bỏ học hư đốn… hậu quả để lại thật khôn lường, xã hội
phải gánh chịu bao gánh nặng.
Tỉnh Trà Vinh có diện tích hơn 2364 km2 và dân số khoảng hơn 96.000 người,
với ba dân tộc chính là Kinh, Khmer, Hoa. Phần đông sống bằng nghề nông là chủ
yếu. Trong những năm gần đây, Đảng và nhà Nhà nước có nhiều chính sách làm cho
kinh tế của Trà Vinh Có nhiều bước phát triển. Bên cạnh những bước phát triển về
kinh tế thì có kéo theo những hệ quả của nền kinh tế thị trường, nhất là tình hình ly


hôn, đó là vấn đề bức xúc hiện nay và ngày càng tăng về số vụ ly hôn và mức độ, độ
tuổi ngày càng trẻ.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Phân tích thực trạng vấn đề ly hôn hiện nay
Xây dựng những giải pháp phòng chống và hạn chế mức thấp nhất vấn đề ly


hôn.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Xác định nguyên nhân dẫn đến ly hôn
Đánh giá hậu quả của vấn đề ly hôn đến sự phát triển của phát triển xã hội.
Đề ra những giải pháp phòng chống và hạn chế thấp nhất vấn đề ly hôn trong
tình hình hiện nay.


PHẦN HAI : NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát về tình hình ly hôn tại Tỉnh Trà Vinh
1. Khái niệm hôn nhân và ý nghĩa của hôn nhân:
“ Những yếu tố chính làm nên hạnh phúc ở đời là có việc gì đó để làm, có ai
đó để yêu và có điều gì đó để hi vọng” ( C.Fericberg). Tình yêu làm người ta buồn
chán, mất ăn mất ngủ vì tình yêu rồi người ta lại hân hoan vui sướng vì tình yêu và
để giấc mộng vàng thành hiện thực người ta kết hôn và sống với nhau dưới mái nàh.
Nhưng khi sống chung trong căn nhà hạnh phúc, cả người đàn ông và người đàn bà
không hiểu phải làm những việc gì để chung lo cuộc sống, nhiệm vụ đó không chỉ
riêng ai, họ không có một chút khái niệm nào về hôn nhân củng như chưa từng đợc
dạy cách lấy vợ lấy chồng như thế nào, ăn ở với nhau ra sao, và theo cảm tính của
tình yêu họ ràng buộc nhau, bắt phải sống giống nhau, khi không còn chịu đựng áp
lực của nhau được nữa họ đành chia tay.
Vậy hôn nhân là gì?
Hôn nhân là sự tạo lập cuộc sống chung hoàn toàn của một người đàn ông và
một người đàn bà, sự sống chung hoàn toàn này gồm những thành phần vật chất ở
chung dưới một mái nhà, ăn cùng một mâm, hưởng chung những vui sướng vật chất,
đồng lao động khổ để trở nên hạnh phúc, cùng có đủ mọi nhu cầu của cuộc sống.
Nhờ đó tình yêu thương gắn bó nên những tiền của và những thắng lợi của chồng
cũng coi như của vợ và ngược lại. Họ cùng đồng lao cộng khổ với nhau, người này
lựoi người kia sung sướng. Do một sự ngẫu hợp của hoàn cảnh, họ ngẫu nhiên gặp
nhau và khi cảm thấy hợp nhau, yêu nhau họ sẻ dẫn đến cái tất nhiên là lấy nhau và

cùng ăn đời ở kiếm với nhau.
2. Nhận thức của Nam nữ về hôn nhân:


Hôn nhân có ý nghĩa gì và sự nhận thức của thanh niên nam nữ trước vấn đề hôn
nhân ra sao? Nếu hỏi bất cứ người nào trai hoặc gái về hôn nhân thì cũng sẻ nhận
được hai kiểu trả lời không biết hoặc hôn nhân tức là cưới xin. Đó là sự hiểu biết của
hầu hết các bạn trẻ về hôn nhân và ý nghĩa của hôn nhân bởi lẻ các bậc cha mẹ trong
gia đình và các thầy cô trong lớp học ít khi giải thích cho con cái và học trò hiểu biết
thế nào là hôn nhân, ý nghĩa của hôn nhân và mục đích của hôn nhân, thường thì khi
người con trai và người con gái đến tuổi dậy thì tự nhiên mơ ước sống chung với
người khác phái, củng có nhưỡng người bị kích thích bởi những ham muốn về tình
dục, vật chất và những phút yếu lòng, họ tự huỷ tương lai của mình bằng những điều
lầm tưởng, họ nghỉ sinh ra là của nhau dể khi có cơ hội họ thành lập gia thất và kết
cục trong một thời gian ngắn gọn họ lại nhận ra rằng họ sinh ra không phải để ăn đời
ở kiếp với nhau và rồi người con trai lại bỏ mặc người con gai ở nhà tủi phận khóc
thầm vì đã trót trao thân gủi phận vào một người mà mình không thể yêu được nữa.
Hối hận bây giờ thì đã muộn, họ đành cố chịu lẫn nhau, tự làm khổ nhau hoặc cam
chịu một gia đình tan nát hay không còn hạnh phúc qui chung cũng do sự ngộ nhận
của giới trẻ nghỉ về hôn nhân quá đơn giản, hoặc người con trai chưa hiểu được trách
nhiệm của mình hoặc người phụ nữ chưa làm tròn bổn phận của mình với gia đình,
gây ra hai đường đi, hai ngã.
3. Vấn đề ly hôn
Chúng ta đều biết rằng hôn nhân là mong muốn của nhiều người khi đến độ
tuổi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đó, quan hệ vợ chồng được thiết lập, vợ
chồng đều mong muốn được chung sức xây dựng gia đình ấm no tự do và hạnh phúc
đóng góp phần nào đó cho xã hội đúng như theo một triết gia nào đó đã nói “gia đình
là tế bào của xã hội”. Nhưng do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau ví như
(chồng cờ bạc rượu chè, đánh đập vũ phu, hoặc vợ chồng một trong hai bên ngoại



tình, lý do về kinh tế, một bên đi vắng lâu ngày không trở về...) điều đó dẫn tới mâu
thuẫn gia đình ngày càng lớn, không thể giải quyết được tất yếu dẫn tới ly hôn.
4. Thực trạng ly hôn ở Tỉnh Trà Vinh.
Tại Tỉnh Trà Vinh, hàng năm số liệu chưa chính xác thì số lượng án ly hôn rất
phổ biến, chiếm tỷ lệ cao từ 42 - 45% tổng số vụ án thụ lý của 1 năm, và liên tục
tăng sau mỗi năm, đặc biệt có tới 60% số vụ án ly hôn thuộc về các gia đình trẻ, tuổi
của vợ chồng dưới 30 và phần lớn ly hôn khi mới chung sống cùng nhau được từ 1-7
năm, hầu hết đang có con nhỏ, mỗi năm toàn tỉnh có khoảng 3-4 ngàn đôi bạn trẻ tổ
chức kết hôn, xây dựng tổ ấm gia đình. Tuy nhiên do yêu vội, cưới gấp, kết hôn theo
trào lưu không chuẩn bị kỹ càng trước khi bước vào cuộc sống lứa đôi, nhiều cặp vợ
chồng trẻ đã phải “dắt” nhau ra tòa sau một thời gian ngắn chung sống, thực trạng
này thực sự trở nên báo động đối với toàn xã hội.
Ly hôn là hiện tượng xã hội rất phức tạp bởi hậu quả của nó thật khôn lường
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, hạnh phúc của vợ chồng, ảnh hưởng không nhỏ
đến sự hình thành nhân cách của con trẻ khi sống thiếu mẹ hoặc thiếu cha, ảnh
hưởng rất lớn đến lợi ích của gia đình và toàn xã hội. Việc ly hôn là do một trong hai
bên vợ chồng yêu cầu hoặc do sự thỏa thuận của cả hai bên, kết quả có thể do tòa án
sẽ đưa ra một quyết định công nhận sự thỏa thuận của hai bên hoặc quyết định theo
yêu cầu của vợ, của chồng hoặc của cả hai vợ chồng.
Trong những năm gần đây, theo số liệu báo cáo tổng kết năm của nghành Tòa
án nhân dân thì tại Tỉnh Trà Vinh, tỷ lệ ly hôn có chiều hướng ngày một gia tăng.
Xem xét tình trạng ly hôn tại Tỉnh Trà Vinh một vài năm trở lại đây ta thấy rõ được
điều nay:
Năm 2009 các Tòa án nhân dân thuộc Tỉnh Trà Vinh thụ lý hơn 100 vụ,
Năm 2010 tăng 34 vụ so năm 2009.
Năm 2011 tăng gần gấp đôi năm 2009.


Như vậy qua thu thập các số liệu cụ thể án ly hôn của từng năm tại Tỉnh Trà

Vinh, chúng ta có thể nhận thấy số lượng án ly hôn tăng từng năm và ta cũng thấy
rằng số án ly hôn của giới trẻ đặc biệt tăng nhanh chóng trong vài năm gần đây.
Chương II: Nguyên nhân dẫn đến ly hôn và căn cứ giải quyết ly hôn
1/ Nguyên nhân.
Trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn tăng một cách đáng kể và đang
trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Việt nam nói chung và Trà Vinh nói riêng cũng
không nằm ngoài quy luật đó. Có một nhà nghiên cứu đã nói rằng ở Việt Nam cứ ba
đôi kết hôn thì có một đôi xin ly hôn.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của các ngành chức năng thì chúng ta đều nhận
thấy rằng số vụ án do đánh đập ngược đãi trong gia đình lại chiếm khá lớn mặc dù
xã hội hiện nay đang có chủ trương không có bạo lực trong gia đình .Vậy vì sao có
tình trạng số vụ án ly hôn do ngược đãi và do tính tình không hợp nhau cũng như do
những nguyên nhân khác lại có tỷ lệ cao như thế khi mà trong xã hội nay những
người tri thức của ta rất nhiều, tầm nhận thức về quan hệ gia đình của họ rất lớn?
Phải chăng là do ngày nay, khi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như con
cái với bố mẹ, vợ chồng với nhau có phần xuống cấp trong một bộ phận không nhỏ
của dân cư, bởi xã hội này mọi người chủ yếu quan tâm tới yếu tố kinh tế và quên đi
việc chăm lo tới gia đình mình. Sự quan tâm chăm sóc giữa các thành viên trong gia
đình giờ đây được thay thế bằng việc tính toán làm ăn kinh tế , đôi khi là chơi bời
trụy lạc ... đã làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình không còn
chặt chẽ. Sự cách biệt giữa thu nhập của vợ chồng, sự ảnh hưởng của yếu tố văn hóa
ngoại lai, sự xâm nhập của những quan hệ không đúng đắn sự nhận thức không đầy
đủ và không thấu đáo về hậu quả ly hôn giữa các cặp vợ chồng... Đó là một số các
nguyên nhân trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng ly hôn ở Việt Nam nói
chung và ở Trà Vinh nói riêng gia tăng đáng kể? Còn với lý do ly hôn ta có thể thấy


nó là cái cớ mà đương sự dựa vào đó để yêu cầu tòa án cho ly hôn (thường do lỗi của
bị đơn). Như vậy lý do ly hôn thường trùng với nguyên nhân gây mâu thuẫn vợ
chồng, mà thực tế cho thấy người đứng đơn cho mỗi vụ ly hôn thường là người phụ

nữ, với các lý do như: chồng ngoại tình, chồng cờ bạc rượu chè…
Những nguyên nhân, lý do dẫn tới ly hôn rất đa dạng và khá phức tạp. Vì vậy
muốn giải quyết ly hôn chính xác, để vừa đảm bảo quyền tự do ly hôn chính đáng
của vợ chồng, vừa đảm bảo lợi ích của gia đình và xã hội, cán bộ thẩm phán cần nắm
rõ quy định của pháp luật, tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn vợ chồng. Đồng
thời lưu ý đặc điểm kinh tế - chính trị, xã hội tác động vào quan hệ ly hôn trong thời
điểm giải quyết vụ án để quyết định đúng đắn đường lối chính sách của Đảng & nhà
nước đối với việc giải quyết từng án kiện ly hôn, bởi quyết định này có ảnh hưởng
sâu sắc đến thành viên trong gia đình cũng như xã hội. .
2/ Căn cứ giải quyết cho ly hôn.
Trước hết cũng như theo quy định của pháp luật thì thủ tục hòa giải được áp
dụng đối với các vụ kiện ly hôn do TAND tiến hành là thủ tục pháp lý bắt buộc, bởi
vậy Tòa án nhân dân Tỉnh Trà Vinh rất coi trọng công tác điều tra và hòa giải. Mục
đích cuối cùng và quan trọng nhất mà cán bộ hòa giải hướng tới giúp cho cuộc hôn
nhân có nguy cơ tan vỡ tránh được đổ vỡ, vợ chồng đoàn tụ. Sau mỗi lần hòa giải,
tòa án sẽ lập ra biên bản hòa giải, hòa giải thành gia đình trở về đoàn tụ, hòa giải
không thành tòa án lập biên bản hòa giải không thành và đưa ra xét xử vụ kiện ly
hôn, chỉ khi nào thấy quan hệ vợ chồng thực sự đến mức “tình trạng trầm trọng, đời
sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được” thì Tòa án giải
quyết cho ly hôn; Theo Đ89 - LHN & GĐ năm 2000 quy định.
Và khi xem xét giải quyết ly hôn Tòa án nhân dân Tỉnh Trà Vinh thực hiện triệt
để theo các quy định về điều kiện hạn chế ly hôn. Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 ghi nhận “ vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc
ly hôn” Quyền này gắn liền với quyền nhân thân của vợ, chồng, không thể chuyển


giao, không ai có thể đệ đơn xin ly hôn thay vợ, chồng. Tuy nhiên để bảo vệ quyền
lợi bà mẹ và trẻ em, khoản 2 điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy
định điều kiện hạn chế ly hôn đối với người chồng “ Trong trường hợp vợ có thai
hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly

hôn” Người chồng bị hạn chế quyền ly hôn không phân biệt người vợ có thai với ai.
Trong trường hợp vợ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, xét thấy mâu thuẫn
vợ chồng rất trầm trọng, nếu duy trì quan hệ hôn nhân sẽ không có lợi cho sức khỏe
của mình, của thai nhi hoặc đứa bé mới sinh mà người vợ có yêu cầu ly hôn thì tòa
án vẫn thụ lý đơn yêu cầu xin ly hôn của người vợ và giải quyết vụ án theo thủ tục
chung.
3/ Đường lối giải quyết án ly hôn
Luật Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định rõ: Cơ quan có thẩm quyền xét
xử ly hôn là Tòa án nhân dân. Cũng như tòa án nhân dân ở các địa phương khác, Tòa
án nhân dân Tỉnh Trà Vinh tiến hành giải quyết vụ việc ly hôn theo đúng trình tự
pháp luật. Khi nhận được yêu cầu ly hôn của vợ hoặc chồng, hay cả hai vợ chồng tòa
án xem xét thấy hợp lý sẽ thụ lý và giải quyết theo trình tự, thủ tục luật định. Theo
nguyên tắc chung, tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn căn cứ quy định của bộ luật tố
tụng dân sự, trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì tòa án
tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng ( khoản 1 điều 11 Luật hôn nhân và gia
đình).
Chương III: Hậu quả pháp lý của ly hôn
Vẫn biết rằng khi ly hôn thì vấn đề đầu tiên cần bàn tới là vấn đề quan hệ nhân
thân giữa vợ và chồng. Tuy nhiên ở bài viết này tôi xin được đề cập tới vấn đề con
trẻ sau khi cha mẹ chúng ly hôn trước.“Trẻ em như búp trên cành”, trẻ em là thế hệ
mầm non tương lai của đất nước, nhưng con trẻ lại là những người gánh chịu hậu
quả rõ rệt nhất sau những phán quyết ly hôn của tòa án . Mỗi năm tại Trà Vinh có rất
nhiều trẻ em thiếu cha hoặc mẹ do gia đình tan vỡ, có biết bao trẻ em lang thang cơ


nhỡ, có biết bao trẻ em vì lý do đó mà đã quyên sinh. Dưới góc độ xã hội, gia đình là
tế bào của xã hội, bởi vậy khi gia đình tan vỡ kéo theo những hậu quả khó lường.
Trẻ em trong gia đình có vợ chồng ly hôn thường bị chấn động tâm lý ( học tập sa
sút, dễ phạm tội, dễ mắc bệnh trầm cảm... ) và có thể nói ở một chừng mực nào đó
khi tòa án giải quyết ly hôn điều mà tòa án có thể làm đối với những mầm non tương

lai của đất nước để thực hiện bảo vệ quyền lợi cho con cái tránh trẻ em hư hỏng dẫn
tới phạm tội do thiếu sự giáo dục của cha mẹ. Đó là Tòa luôn xem xét tư cánh đạo
đức của cha mẹ, kinh tế, bên nào có điều kiện tốt hơn sẽ giao cho người đó nuôi
dưỡng. Xong không nhất thiết cứ phải giao con cái cho bố mẹ chăm sóc, tòa án có
thể linh động giải quyết theo cách khác. Trong trường hợp đặc biệt cả hai bên cha
mẹ đều không đủ tư cách hoặc không có điều kiện thực tế chăm sóc nuôi
dưỡng...con cái thì tòa án quyết định giao con cho người thân thích nuôi dưỡng, cha
mẹ không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Dưới góc độ pháp lý, ly hôn làm chấm dứt quan hệ vợ chồng, nẩy sinh vấn đề
chia tài sản, nghĩa vụ cấp dưỡng vợ chồng, quyền lợi nghĩa vụ cha mẹ với con cái
sau khi ly hôn, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.
Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Theo luật định, khi bản án quyết định ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật
thì quan hệ vợ chồng được chấm dứt, đi kèm với ly hôn là việc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng. Người vợ, chồng đã ly hôn có quyền kết hôn
với người khác. Tuy nhiên nếu xét thấy hai vợ chồng có thể đoàn tụ lại được (tái
hợp) thì phải đi đăng kí kết hôn lại tại UBND xã, phường.
Vấn đề chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Để đảm bảo chia công bằng và hợp lý tài sản, tòa án khuyến khích vợ chồng tự thỏa
thuận với nhau. Trường hợp không thỏa thuận được, tòa án điều tra quan hệ tài sản
vợ chồng: đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung, xác định nguồn gốc giá trị....Sau
đó áp dụng nguyên tắc quy định tại điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để


chia, kết hợp từng trường hợp cụ thể quy định tại điều 96, 97, 98 nhằm bảo vệ quyền
lợi chính đáng về tài sản của mỗi bên vợ chồng, cũng như thành viên khác trong gia
đình. Về nguyên tắc phần của vợ, chồng trong khối tài sản chung của vợ chồng là
bằng nhau. Tuy vậy trong mỗi trường hợp cụ thể, để đảm bảo quyền lợi chính đáng
của mỗi bên tòa án có thể quyết định khác với nguyên tắc đó, chia theo công đóng
góp, hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên cho công bằng và hợp lý. Việc chia tài sản của vợ

chồng khi ly hôn thì khó khăn phức tạp hơn cả là tài sản nhà ở và quyền sử dụng đất.
Khi giải quyết tòa án cần chú ý điều tra, xác định rõ đó có phải là tài sản chung của
vợ chồng hoặc không, nguồn gốc xây dựng, mức độ quản lý tu sửa


PHẦN BA: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1.Nhận xét
Trong năm qua nhìn chung các nhiệm vụ trọng tâm công tác của ngành tòa án
nhân dân Tỉnh Trà Vinh cơ bản hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, chất
lượng giải quyết xét xử các loại án được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật
đặc biệt việc giải quyết các loại án về dân sự, hôn nhân gia đình, Tòa án nhân dân
Tỉnh đã áp dụng đúng các quy định của BLTTDS, BLDS, Luật HN và GĐ cũng như
các văn bản hướng dẫn áp dụng của TANDTC , nên về cơ bản đảm bảo được đường
lối xét xử. Ngoài ra công tác hướng dẫn các văn bản pháp luật mới được thực hiện
kịp thời tới các đơn vị nghiệp vụ. Trong công tác xây dựng ngành, đội ngũ cán bộ
Thẩm phán và được củng cố kiện toàn, hơn nữa trong quá trình giải quyết Tòa án
nhân dân Trà Vinh có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban nghành liên quan,
chính quyền địa phương, đặc biệt luôn chú trọng công tác hòa giải, đảm bảo quyền
tự định đoạt của đương sự, do vậy giảm đến mức thấp nhất các vụ bị cải sửa, hủy
theo trình tự phúc thẩm, góp phần gìn giữ đoàn kết trong quần chúng nhân dân, ổn
định trật tự an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đã đạt được hoạt động
công tác của ngành còn những khuyết điểm hạn chế, thiếu sót cần rút kinh nghiệm:
Chất lượng giải quyết án của số Thẩm phán chưa đạt yêu cầu, vẫn còn những bản án
quyết định bị hủy, sửa do lỗi của Thẩm phán như xác minh điều tra chứng cứ chưa
đầy đủ hoặc vi phạm thủ tục tố tụng…
2.Một số kiến nghị về việc hạn chế ly hôn tại địa phương
- Phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật về hôn nhân gia đình.
Nâng cao dân chí nói chung, nâng cao ý thức pháp luật nói riêng là



định hướng chiến lược của Đảng và nhà nước ta, nhất là trong công cuộc hội nhập
kinh tế quốc tế ngày nay. Các cặp vợ chồng hiểu được quyền cũng như trách nhiệm
của mình đối với gia đình thì cần phải có những hình thức tuyên truyền, phổ biến
luật hôn nhân và gia đình một cách phù hợp như phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các
ngành, các đoàn thể quần chúng với các cơ quan chuyên môn, có như vậy công tác
tuyên truyền mới đạt hiệu quả cao.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân..
Đẩy mạnh phát triển kinh tế là một giải pháp có vai trò rất quan trọng trong
việc hạn chế tình trạng ly hôn tại địa phương. Bởi kinh tế có tác động không nhỏ đến
cuộc sống gia đình và mâu thuẫn gia đình cũng từ đó mà nảy sinh, trong những năm
gần đây ly hôn do nguyên nhân về kinh tế ngày càng cao.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng gia đình văn hoá, làng bản văn hoá.
Đây là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây, các
cấp uỷ Đảng cần phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể và các hộ gia đình để
xây dựng gia đình văn hoá, làng bản văn hoá. Có như vậy mới phát huy được vai trò
của gia đình trong việc giáo dục truyền thống cho các thế hệ con cháu.
--Tuyên truyền về kiến thức cuộc sống gia đình về sức khoẻ sinh sản vị thành niên.
Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng cần được các cấp các ngành quan tâm một
cách sát sao làm sao cho mỗi người, mỗi gia đình đều có những hiểu biết nhất định
có những kiến thức sâu sắc về quan hệ hôn nhân gia đình. Cần nhấn mạnh cho các
cặp vợ chồng biết được hậu quả khôn lường của việc ly hôn đối với mỗi thành viên
trong gia đình cũng như đối với toàn xã hội.


PHẦN BỐN: KẾT LUẬN
Ly hôn là vấn đề mang tính chất xã hội rõ rệt và sâu sắc, ly hôn bao giờ và ở
đâu cũng vậy để lại những hậu quả pháp lý thật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến gia
đình và toàn thể xã hội. thực trạng ly hôn ở mỗi địa phương diễn ra một cách khác
nhau. Riêng Tỉnh Trà Vinh, dù là một Tỉnh nhỏ có ít dân nhưng thực trạng ly hôn ở
nơi đây cũng diễn ra phức tạp, mang những nét đặc thù của một địa phương , chủ

yếu là trong giới trẻ mà nguyên nhân ly hôn chiếm tỷ lệ cao, đó là do: mâu thuẫn gia
đình, đánh đập ngược đãi. Thực trạng ly hôn diễn ra muôn hình, muôn vẻ là vậy.
Tuy nhiên đường lối giải quyết vụ việc ly hôn thì tòa án nào cũng phải tuân theo quy
định của pháp luật, để một mặt đảm bảo cho việc giải quyết ly hôn được chính xác,
Xuất phát từ tình hình thực tế là vấn đề ly hôn đang ngày càng trở nên “bức
xúc” nhất là tình trạng này đang diễn ra mạnh mẽ ở giới tri thức trẻ của chúng ta, đã
mang lại cho xã hội biết bao gánh nặng, bởi thế đây là vấn đề vô cùng cấp thiết đối
với xã hội nói chung, ngành tòa án nói riêng cần giải quyết, nên đề tài “vấn đề ly hôn
và một số giải pháp hạn chế ly hôn tại Tỉnh Trà Vinh” đã được đề cập đến trong bài
viết này của nhóm. Mong rằng viết về đề tài này, bài viết của nhóm đã phản ánh
được một cách chân thực, khách quan nhất về thực trạng ly hôn của một xã hội thu
nhỏ, giúp mọi người phần nào đó thấu hiểu được hậu quả khôn lường của việc ly
hôn đã và đang đe dọa mỗi gia đình và trở thành gánh nặng cho toàn xã hội.
Hết


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các văn bản hướng dẫn luật hôn nhân và gia đình năm 2000
2. Hồ sơ các vụ án về hôn nhân gia đình
3. Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000
4. http: tailieu.vn


Mục Lục
PHẦN MỘT: LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................1
3. Vấn đề ly hôn..........................................................................................................................4
Chương II: Nguyên nhân dẫn đến ly hôn và căn cứ giải quyết ly hôn...........................................6
1/ Nguyên nhân...........................................................................................................................6

PHẦN BA: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................11

1.Nhận xét.....................................................................................................................................11

PHẦN BỐN: KẾT LUẬN..............................................................................................13



×